Đề tài Nghiên cứu và dạy - Học lịch sử địa phương ở Việt Bắc

- Tài liệu trưng bày.

Cần bám sát nhiệm vụtrung tâm và những hoạt động

hỗtrợcho việc thực hiện nhiệm vụ đó ở đơn ở địa phương

đểsưu tầm tài liệu Ban tổchức sưu tầm và xây dựng phòng

truyền thống cần phải liên hệchặt chẽvới cơquan văn hoá,

các tổchức quần chúng ở địa phương (đoàn thanh niên, hội

phụnữ) hoặc các đơn vịcơquan chức năng (tỉnh đội,

huyện đội, cơquan công an, phòng lao động thương binh

xã hội.) các bộphận lưu trữ(thuộc huyện uỷ ủy ban nhân

dân.) đểsưu tập tài liệu. Đặc biệt cần liên hệvà khai thác

tài liệu ởnhững cán bộcông tác lâu năm trong nhà trường,

cơquan, địa phương và trong quảng đại quần chúng.

Tài liệu đểtrưng bày trong phòng truyền thống rất đa

dạng vềthểloại chẳng hạn nhưtranh, ảnh vềcác hoạt động

của đơn vị địa phương, cờthưởng, huân chương, huy

chương, kỉniệm chương, bằng khen, giấy khen, mô hình,

sa bàn, bản đồ, biểu đồ, tập hồi kí, nhật kí, sổghi cảm

tưởng, thưtừgìn về đơn vị, những bài báo, tập san viết về

cơquan, địa phương v.v.

Ởmỗi đơn vị, tài liệu có thểkhác nhau, chẳng hạn ở

trường học thì tài liệu phản ánh nhiệm vụtrung tâm là dạy

và học ngoài ra còn lao động xây dựng trường, hoạt động

phục vụcông tác chiến đấu, lao động sản xuất v. v.

pdf162 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1338 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Nghiên cứu và dạy - Học lịch sử địa phương ở Việt Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
) đã thu hút sự chú ý và có mặt của các thế hệ thầy, trò ở khắp các địa phương. Đó thực sự là nét đẹp văn hoá, và cũng là điều cần được duy trì, cải tiến hình thức tổ chức cho phù hợp hơn. Không phải chỉ đợi đến những dịp đó chúng ta mới ôn lại truyền thống của nhà trường và cung không phải chỉ những học sinh cũ (nay đã trưởng thành ở nhiều lĩnh vực khác nhau) mới nhớ lại trường xưa, nhắc tới những kỉ niệm của một thời học tập và rèn luyện. Điều cần thiết hơn cả là để cho những học sinh hiện tại hiểu được mình đang học tập ở một ngôi trường có truyền thống ra sao, biết cần phải làm gì cho chính mình và sự rạng danh của ngôi trường mình đang học. Cả những thế hệ trước đô đều nhắc đến bằng những tình cảm trân trọng và biết ơn sâu sắc. Chính điều đó đang đặt ra những yêu cầu bức xúc đối với việc cần thiết phải xây dựng lịch sử nhà trường, xây dựng phòng lịch sử và phòng truyền thống ở các trường học hiện nay, nhất là các trường có rèn tuôn bây lâu nay trong lịch sử phát triển của ngành giáo dục đào tạo. a) xây dựng lịch sử nhà trường - Công tác tổ chức nghiên cứu lịch sử nhà trường. Không hoàn toàn giống việc nghiên cứu lịch sử địa 112 phương, công tác nghiên cứu lịch sử nhà trường vừa có nét chung vừa có nét riêng (chẳng hạn về lực lượng nghiên cứu, nguồn tài liệu nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu v.v... Mặc dầu vậy, công tác tổ chức nghiên cứu vẫn phải bám sát những nguyên tắc cơ bản của nó, cách sưu tầm, xử lí tư liệu cũng không vượt khỏi khung giới của phương pháp nghiên cứu lịch sử địa phương. Công việc đầu tiên của hoạt động nghiên cứu lịch sử nhà trường là thành lập ban chỉ đạo. Thông thường trưởng ban chỉ đạo là hiệu trưởng, hoặc phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, chủ nhiệm khoa (ở các trường đại học chuyên nghiệp) và sự tham gia của giáo viên bộ môn lịch sử, bí thư đoàn thanh niên nhà trường. Ban chỉ đạo sẽ thông qua kế hoạch tổng thể: Thời gian tiến hành, các bước tiến hành, dự trù kinh phí, yêu cầu đối với công việc và mục tiêu cuối cùng của hoạt động đó. Dựa vào kế hoạch chung đó, cán bộ phụ trách chuyên môn sẽ lập kế hoạch sưu tầm tư liệu để chuẩn bị cho công tác biên soạn. ra có thể tập hợp một số học sinh có năng lực ham thích tìm hiểu lịch sử nhà trường, phân công công việc sưu tầm tư liệu theo để cương sưu tầm của ban chỉ đạo đã thông qua. Việc sưu tầm tài liệu có thể căn cứ vào những nguồn chủ yếu sau đây: + Nghiên cứu các loại văn bản, hồ sơ về việc thành lập trường. + Nghiên cứu các biên bản cuộc họp các bản báo cáo 113 tổng kết, nhiệm vụ năm học của nhà trường qua các năm, các thời kì khác. + Các bài viết về trường nhân dịp kỉ niệm, hoặc bài đăng trên các báo địa phương, Trung ương (nếu có). + Gặp gỡ trao đổi, khai thác tư liệu ở những người thầy giáo đã từng công tác ở trường lâu năm, hoặc những học sinh cũ thuộc các thế hệ khác nhau của trường. Những loại tài liệu thành văn (chủ yếu các văn bản, bài viết) thường được lưu giữ tại trường, ở văn phòng uỷ ban các cấp địa phương (huyện, xã, tỉnh) hoặc ở cơ quan ngành dọc (Sở Giáo dục, Bộ Giáo dục đào tạo, v.v...). Một phần (rất ít) có thể khai thác trong những cuốn hồi ký của các thầy, cô giáo đã công tác nhiều năm ở trường, hoặc ở bộ phập quản lý ngành. Cần triệt để khai thác tài liệu qua những nhân chứng sống, đó là những cán bộ địa phương phụ trách công tác văn xã, gần gũi và am hiểu tình hình nhà trường, các đồng chí cán bộ quản lí giáo dục, đặc biệt là đối với các thầy cô giáo đã công tác lâu năm (có người đã công tác từ ngày thành lập trường). Tuy vậy sưu tầm tài liệu qua các thầy, cô giáo và học sinh cũ của trường nhiều khi cũng gặp phải không ít khó khăn vì họ có thể không còn công tác ở địa phương, hoặc nhớ chưa thật chính xác. Những trường hợp như vậy cần phải tìm được địa chỉ và có thời gian liên lạc trao đổi (có thể bằng thư từ). Càng liên hệ được nhiều người cung cấp tư liệu thì việc sưu tầm 114 và xử lí tư liệu càng thuận lợi (có cơ sở so sánh, đối chiếu tài liệu). - Khi đã có tài liệu, cần lập ban biên soạn lịch sử của trường. Ban biên soạn trước hết là giáo viên bộ môn lịch sử, và có thể mời giáo viên bộ môn văn cùng tham gia công tác này. Cũng như biên soạn các công trình lịch sử địa phương, ban biên tập phải có kế hoạch cụ thể để hoàn thành nhiệm vụ của mình. - Phương bướng biên soạn lịch sử nhà trường. + Yêu cầu chung Việc biên soạn lịch sử nhà trường phải gắn mục tiêu đào tạo cụ thể của nhà trường với nhu cầu phát triển văn hoá giáo dục của địa phương. Cuốn lịch sử nhà trường được biên soạn không phải chỉ có tác dụng giáo dục đối với thầy và trò của nhà trường mà còn là việc ghi nhận sự giúp đỡ tích cực của địa phương, phản ánh tình cảm nguyện vọng và trách nhiệm của nhân dân địa phương đối với việc phân phối chặt chẽ hoạt động xây dựng nhà trường và thống nhất quan điểm, biện pháp giáo dục thế hệ trẻ. Chính vì vậy biên soạn lịch sử nhà trường qua mỗi thời kỳ (kể từ khi thành lập đến nay) phải thông qua trình bày các sự kiện, đánh giá một cách toàn diện nó, làm nổi bật sự phát triển của nhà trường trong quá trình xây dựng, trưởng thành. Tính toàn diện khách quan, chính xác của lịch sử nhà trường mới có ý nghĩa thuyết phục và tác dụng giáo dục học sinh sâu sắc. Cuốn lịch sử nhà trường nhất thiết phải 115 nhằm tới mục tiêu giáo dục truyền thống tốt đẹp của nhà trường cho học sinh, các em biết trân trọng phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường, biết nhìn nhận đánh giá những hạn chế còn tồn tại trong quá trình phát triển. Không chỉ vậy các em cần phải hiểu rõ những cố gắng, nỗ lực to lớn của địa phương đối với nhà trường trong quá trình xây dựng và phát triển... Cuốn lịch sử nhà trường phục vụ trực tiếp cho đối tượng đông đảo là học sinh vì vậy cách biên soạn không nên viết bằng thể văn chính luận mà trình bày dưới dạng nhẹ nhàng, mềm mại uyển chuyển hơn. + Gợi ý bố cục, nội dung của cuốn lịch sử nhà trường. Phần đầu của cuốn lịch sử nhà trường cần xác định thời gian thành lập trường, địa điểm đầu tiên mà trường đóng, nhu cầu và truyền thống học tập của địa phương, những biện pháp giúp đỡ và tình cảm của địa phương đối với nhà trường trong buổi đầu thành lập: Phác hoạ hình ảnh (bộ mặt) nhà trường trong những ngày đầu. Những người thầy có công khai lập trường, những thầy cô đã có mặt từ buổi đó đến giờ. Những gương mặt tiêu biểu của lớp học trò đầu tiên v.v... - Phần nội dung trình bày sự phát triển của nhà trường cần chú ý những mặt hoạt động chủ yếu của nhà trường qua các thời kì lịch sử. Chẳng hạn công tác dạy và học, hoạt động lao động sản xuất ở nhà trường và địa phương, công tác phục vụ chiến đấu tham gia nhiệm vụ chính trị ở địa phương. 116 Khi trình bày những mảng hoạt động đó cần chú ý những nội dung cụ thể sau đây: + Đội ngũ giáo viên qua các thời kì, số lượng, chất lượng. + Sự phát triển học sinh, các khối lớp cả về số lượng và chất lượng đào tạo. + Những biến động của đội ngũ thầy, trò trong quá trình phát triển. + Những kết quả đạt được trong các mảng công tác (chất lượng dạy - học, đội ngũ giáo viên giỏi, học sinh giỏi, thành tích trong lao động xây dựng cơ sở vật chất nhà trường, lao động ở địa phương, chiến đấu phục vụ chiến đấu, tham gia công tác văn hoá xã hội ở địa phương v.v...) Đề cập những nội dung đó, có thể nêu tên những tấm gương tiêu biểu của thầy và trò trong từng mảng hoạt động. Cũng cần phải trình bày những hạn chế, nhược điểm của các hoạt động đó, biện pháp khắc phục, kết quả của những biện pháp đó. Một số trường có những hoạt động đối ngoại có hiệu quả cũng cần được để cập. - Phần cuối của cuốn sử có thể đánh giá chung về sự phát triển toàn diện của nhà trường, rút ra những kinh nghiệm, bài học từ chính sự thành công và thất bại của các hoạt động đó. Đánh giá vị trí những đóng góp của nhà trường đối với ngành giáo dục và đối với địa phương, đề xuất phương hướng phát triển tiếp tục của nhà trường trong giai đoạn tới. Những thuận lợi, khó khăn cần khắc phục để 117 thực hiện nhiệm vụ tiếp theo. Tóm lại, cuốn sử nhà trường phải đúng ý nghĩa là cuốn sử của thầy và trò của những phụ huynh học sinh và những người có công lao đối với sự phát triển mọi mặt của ngôi trường đó. b) Công tác xây dựng phòng lịch sử Xây dựng phòng lịch sử có ý nghĩa quan trọng đối với việc dạy học lịch sử nói chung, đối với việc học lịch sử địa phương nói riêng. Phòng lịch sử là nơi lưu giữ và thể hiện sinh động, trực quan lôgic những tài liệu phục vụ cho các bài học lịch sử. Chẳng hạn các hiện vật khảo cổ có thể đã phục chế) các tranh, ảnh lịch sử các sơ đồ biểu đồ, bản đồ, sa bàn, phim đèn chiếu, phim nhựa, vi deo v.v... Bài học lịch sử được tiến hành trong phòng lịch sử được chuẩn bị chu đáo, tổ chức tốt sẽ đem lại hiệu quả dạy - học cao. Trong phương pháp dạy, học hiện đại, lấy đối tượng giáo dục làm trung tâm, phát huy tối đa năng lực nhận thức độc lập, sự chủ động, sáng tạo trong quá trình lĩnh hội kiến thức của học sinh thì phòng lịch sử càng đóng vai trò quan trọng. Chính vì lẽ đó, ở các nước tiên tiến phòng lịch sử được coi trọng và có sự đầu tư thoả đáng để xây dựng thành nơi dạy học hộ môn lịch sử. Vấn để đó được đặt tương ngang như là việc xây dựng các phòng thí nghiệm của các bộ môn khoa học tự nhiên. Bài học lịch sử tiến hành trên lớp không chỉ bị hạn chế về thời gian mà còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận và sử dụng tài liệu phục vụ học tập. Phòng lịch sử sẽ góp phần khắc phục hạn chế 118 đó. Vậy nhưng việc xây dựng phòng lịch sử ở nước ta hiện nay hầu như chưa được tiến hành. Ở những trường phổ thông lâu năm, quy mô lớn và ngay cả ở các trường đại học có chuyên ngành lịch sử vẫn chưa xây dựng được phòng lịch sử. Một số nơi mới xây dựng được phòng tư liệu, nhưng đó cũng chỉ là một thư viện nhỏ kiêm lưu giữ một số hiện vật, đồ dùng dạy học. Để xây dựng được một phòng lịch sử cần phải khắc phục một số những khó khăn sau đây: - Cần có những nhận thức, quan niệm đúng đắn về vị trí của phòng lịch sử đối với việc giáo dưỡng và giáo dục học sinh qua học tập bộ môn. Nét đặc trưng của bộ môn lịch sử là không thể tái tạo quá khứ bằng phương pháp thí nghiệm song lại có thể khôi phục bức tranh của quá khứ bằng những biểu tượng lịch sử sinh động, những biểu tượng đó trước hết và chủ yếu được tạo nên bởi những tài liệu lịch sử đa dạng và phong phú. Cần có sự đầu tư hợp lí cho việc sưu tầm, tập hợp tài liệu, xây dựng hệ thống đồ dùng dạy học lịch sử (tranh ảnh, sơ đồ, biểu đồ, sa bàn, phim đèn chiếu, vi deo v.v...) Khắc phục những khó khăn đó là một vấn đề còn nan giải, phức tạp, nó đòi hỏi phải có sự thống nhất trong nhận thức, hành động của nhiều cấp, ngành, cơ quan, đơn vị trường học. Nhưng dù sao chăng nữa chừng nào chúng ta chưa xây dựng được phòng lịch sử thì chừng đó hiệu quả dạy học bộ môn lịch sử còn hạn chế, chưa thể đáp ứng mục tiêu đào tạo của nhà trường. Xây dựng phòng lịch sử đang và sẽ còn 119 là những đòi hỏi bức thiết để giải quyết thực trạng của giáo dục qua bộ môn lịch sử. Ở những nơi mà điều kiện cho phép, xây dựng phòng lịch sử cần chú ý một số yêu cầu sau đây: - Về tài liệu: Tài liệu để xây dựng phòng lịch sử phải nhằm phục vụ trực tiếp cho bài học lịch sử. Những tài liệu đó nhất thiết phải được xử lí thận trọng để đảm bảo tính khoa học, vừa sức, tính tư tưởng v.v... - Về xây dựng: Tài liệu được trình bày trong phòng lịch sử phải đảm bảo tính đa dạng, phong phú, được cấu trúc trong bố cục hợp lí hệ thống, lôgic và lịch sử. Mặt khác các loại tài liệu vừa phải đảm bảo tính trực quan vừa có ý nghĩa thẩm mĩ sư phạm. c) Công tác xây dựng phòng truyền thông nhà trường và địa phương. Phòng truyền thống của nhà trường hoặc nhà truyền thống địa phương của các đơn vị sản xuất, chiến đấu v.v... là nơi lưu giữ và tưng bày nhiều hiện vật, tài liệu phản ánh thành tích toàn diện của các đơn vị đỏ. Chính vì vậy phòng truyền thống có tác dụng giáo dục tốt đối với học sinh, cán bộ nhân viên và nhân dân địa phương. Hiện nay ở một số trường học, cơ quan, địa phương đã xây dựng được phòng truyền thống và phát huy tác dụng giáo dục trong đơn vị của mình. Tuy nhiên để đẩy mạnh việc xây dựng phòng truyền thống và phát huy vai trò giáo dục của nó cần phải nắm được những nguyên tắc cơ bản 120 trong sưu tầm tài liệu và xây dựng, trưng bày hiện vật. - Tài liệu trưng bày. Cần bám sát nhiệm vụ trung tâm và những hoạt động hỗ trợ cho việc thực hiện nhiệm vụ đó ở đơn ở địa phương để sưu tầm tài liệu Ban tổ chức sưu tầm và xây dựng phòng truyền thống cần phải liên hệ chặt chẽ với cơ quan văn hoá, các tổ chức quần chúng ở địa phương (đoàn thanh niên, hội phụ nữ) hoặc các đơn vị cơ quan chức năng (tỉnh đội, huyện đội, cơ quan công an, phòng lao động thương binh xã hội...) các bộ phận lưu trữ (thuộc huyện uỷ ủy ban nhân dân...) để sưu tập tài liệu. Đặc biệt cần liên hệ và khai thác tài liệu ở những cán bộ công tác lâu năm trong nhà trường, cơ quan, địa phương và trong quảng đại quần chúng. Tài liệu để trưng bày trong phòng truyền thống rất đa dạng về thể loại chẳng hạn như tranh, ảnh về các hoạt động của đơn vị địa phương, cờ thưởng, huân chương, huy chương, kỉ niệm chương, bằng khen, giấy khen, mô hình, sa bàn, bản đồ, biểu đồ, tập hồi kí, nhật kí, sổ ghi cảm tưởng, thư từ gìn về đơn vị, những bài báo, tập san viết về cơ quan, địa phương v.v... Ở mỗi đơn vị, tài liệu có thể khác nhau, chẳng hạn ở trường học thì tài liệu phản ánh nhiệm vụ trung tâm là dạy và học ngoài ra còn lao động xây dựng trường, hoạt động phục vụ công tác chiến đấu, lao động sản xuất v. v... Nhưng ở địa phương thì tài liệu phản ánh nhiệm vụ cơ bản của địa phương theo từng thời kì (lao động sản xuất, chiến đấu và 121 phục vụ chiến đấu, phát triển kinh tế văn hoá xã hội v.v...) Điều cơ bản là tài liệu phải làm nổi bật thành tích của đơn vị, tập thể và cá nhân có tác dụng nêu gương bồi dưỡng lòng tự hào cho quần chúng, để họ có ý thức trân trọng biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của địa phương, của đơn vị mình. Đối với việc sưu tập hiện vật để xây dựng phòng truyền thống của nhà trường, người ta thường lưu ý một số loại sau đây: + Tranh ảnh, hoặc tài liệu viết về nhà trường những buổi đầu mới thành lập, những người có công lao xây dựng nhà trường, những gương mặt của đội ngũ thầy, trò qua các khoá học. + Tranh ảnh hoặc tài liệu phản ánh những hoạt động chủ yếu của nhà trường qua các giai đoạn, hồi kí, hoặc tham gia những ngày kỉ niệm truyền thống (ngày thành lập trường, ngày đại hội, gặp mặt, kỉ niệm 20/11, 8/3 v.v...) + Các loại đồ dùng học tập, những cải tiến, sáng kiến của thầy và trò trong công tác giảng dạy và học tập, nghiên cứu khoa học. + Các loại giấy khen, bằng khen, giấy chứng nhận v.v... đánh giá thành tích của nhà trường, các đơn vị, cá nhân trong trường ở tất cả các hoạt động dạy, học, văn nghệ, thể thao, phục vụ chiến đấu và sản xuất ở địa phương, công tác đối ngoại giao lưu trao đổi công tác giữa các trường ở trong và ngoài nước. 122 + Các loại tranh, ảnh phản ánh thành tích nổi bật của những đơn vị và cá nhân tiêu biểu. Cũng có thể sưu tập những cuốn sổ tay, nhật kí, những bài viết, cảm tượng của học sinh khi ra trường hoặc ở nơi công tác gửi về trường. Để học sinh có thể dễ hình dung những vị trí, quy mô của trường qu8 mỗi giai đoạn lịch sử có thể minh hoạ qua sơ đồ quy hoạch phát triển hoặc vị trí của trường trên bản đồ địa phương. Nếu nhà trường đã biên soạn được lịch sử thì cuốn sử đó cũng nên trình bày trong phòng truyền thống. - Yêu cầu đối với việc xây dựng phòng truyền thống. + Việc trước hết là lựa chọn địa điểm xây dựng phòng truyền thống hoặc nhà truyền thống địa phương phải là nơi trung tâm, tiện đi lại, dễ quan sát, phong quang, trang trọng hoặc gắn với di tích lịch sử tiêu biểu ở địa phương. Vị trí tiện lợi cho việc tổ chức những hoạt động tập thể, gắn với kiến trúc tống thể của khu vực một cách hài hoà, tuyệt đối tránh xây dựng ở nơi trũng thấp lụt úng hoặc tách rời đơn lẻ lạc lõng. + Tài liệu có thể trưng bày theo từng chủ đề, mảng hoạt động hoặc cũng có thể trình bày theo các giai đoạn phát triển của nhà trường cơ quan, địa phương. Có thể thay đổi sự trưng bày hiện vật theo chủ đề của các dịp kỉ niệm, ngày lễ hội. + Nên có sự cân nhắc lựa chọn hiện vật trưng bày sao cho hợp lí tránh tham lam, ôm đồm, trưng bày quá nhiều tài liệu làm cho phòng truyền thống trở nên chật chội, rườm rà. 123 Tài liệu phải phản ánh tính toàn diện và tiêu biểu, điển hình có ý nghĩa giáo dục. + Cách bài trí vừa đảm bảo tính trực quan, thẩm mĩ vừa toát hiện ý nghĩa trân trọng tạo nên cảm giác dễ gây ấn tượng, hồi tưởng và ngẫm suy. 124 PHẦN PHỤ LỤC HƯỚNG DẪN BIÊN SOẠN MỘT SỐ BÀI GIẢNG VỀ LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT BẮC BÀI l: VĂN HOÁ BẮC SƠN (LẠNG SƠN) 1. Sự xuất hiện nền văn hoá Bắc Sơn. Xứ Lạng từ xưa vốn nổi tiếng là một miền quê sơn thuỷ hữu tình. Nơi đây có những dãy núi đá vôi trùng điệp, ẩn chứa nhiều hang động, nhiều thung lũng bằng phẳng, màu mỡ và sông suối trong lành đầy nước quanh năm. Điều kiện tự nhiên đó đã góp phần tạo nên nền văn hoá Bắc Sơn nổi tiếng trong lịch sử dân tộc và khu vực Đông Nam Á. Nền văn hoá Bắc Sơn xuất hiện cách ngày này khoảng từ 9 đến 7.000 năm, nhưng mãi đến đầu thế kỉ XX nó mới được phát hiện. Năm 1906 nhà địa chất học người Pháp là H.Mansuy đã tiến hành khai quật hang Thẩm Khoách (Bình Gia - Lạng Sơn), thu được những công cụ bằng đá và phát hiện được xương người - chủ nhân của những công cụ đó. Những di cốt này thuộc sơ kì đồ đá mới. Từ năm 1922 – 1925, những cuộc khai quật tiếp theo của H.Mansuy và M. Côlani đã phát hiện thêm 43 di tích ở Bắc Sơn. Những tài liệu được công bố đã thu hút sự chú ý của các nhà khảo cổ học trên thế giới. 125 Trong những năm 60 của thế kỉ này, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã tiến hành khảo cứu, khai quật một số di tích ở Thẩm Khuyên, Thẩm Hai, Kéo Lẻng v.v... thu được nhiều di vật giá trị: những mảnh xương, răng người, xương động vật, công cụ bằng đá mảnh gốm v.v... Đặc biệt ở đây đã tìm thấy nhiều loại rìu mài lưỡi, được gọi là "Rìu Bắc Sơn" (Hache Bacsoniens) cùng với những phiến thạch nhỏ, dài, trên thân có nhiều vết lõm hình máng úp rộng từ 3 - 8 cm, sâu từ 1 - 3 cm (gọi là dấu Bắc Sơn")( )1 . Những hiện vật khảo cổ đó được coi là tiêu biểu của nền văn hoá Bắc Sơn xuất hiện vào loại sớm nhất ở châu Á. Văn hoá Bắc Sơn không chỉ tập trung dày đặc ở trong sơn khối Bắc Sơn của Xứ Lạng, mà còn xuất hiện ở nhiều nơi như: Bắc Thái, Cao Bằng, và cả ở vùng Đông Nam Á. Những loại Rìu mài lưỡi kiểu Bắc Sơn còn được tìm thấy ở Xiêng Ray (Thái Lan), Laquadelba (Phi líp pin), Malang (Inđônexia) v.v.. Những tài liệu thu được đã chứng tỏ rằng nền văn hoá Bắc Sơn là dấu vết của tổ tiên loài người trong thời tiền sử. 2. Đời sống của cư dân nguyên thủy. Dựa vào các hiện vật khảo cổ, cảnh quan thiên nhiên, của vùng sơn khối đá vôi những dấu tích còn lưu lại trong các hang động, ta có thể hình dung được cuộc sống của bầy người nguyên thuỷ - chủ nhân của nền văn hoá Bắc Sơn. (1) về công dụng của hiện vật này cũng còn nhiều ý kiến. Có giả thuyết cho rằng đấy là một loại bàn mài. 126 Trong buổi đầu của thời kì tiền sử, đời sống của người nguyên thuỷ lệ thuộc chặt chẽ vào thiên nhiên. Họ sống thành từng bầy, lang thang hái lượm và săn bắt, trú ẩn trong các hang động tự nhiên. Thức ăn chủ yếu là các loại rau quả hoang dã, thịt thú rừng, cá, tôm, trai ốc v.v... ( )1 . Qua quá trình phát triển lâu dài, người nguyên thuỷ đã đã tích luỹ được những kinh nghiệm chế tác công cụ. Họ đã tạo ra các loại rìu dài, rìu hạnh nhân, đặc biệt là rìu mãi lưỡi và một số công cụ đào bới khác. Những cải tiến đó giúp họ thoát dần sự lệ thuộc chặt chẽ vào thiên nhiên. Từ hái lượm những sản phẩm sẵn có, cư dân nguyên thuỷ đã biết cách trồng trọt. Ban đầu là những loại bầu, bí, rau củ sau đó là những cây có hạt, cây ăn quả. Từ sự cải tiến công cụ, việc săn bắt và săn bắn cũng có hiệu quả hơn. Ngoài những cầm thú nhỏ như nhím, gà, chồn, cáo, họ còn bắt được những thú lớn như hươu, nai, thậm chí cả thú dữ như hổ, gấu, lợn rừng. Những chiếc răng, xương của thú rừng tìm thấy cùng các di tích của người trong cùng tầng văn hoá Bắc Sơn đã nói lên điều đó. Những cầm thú săn bắt được, cư dân nguyên thuỷ đã giữ lại nuôi làm thức ăn dự trữ, một số loài được thuần dưỡng (chó, mèo, gà, lợn). Như vậy cùng với Hoà Bình, cư dân Bắc Sơn đã có kĩ (1). Qua việc khai quật các hang động ở Bắc Sơn đã phát hiện những đống vỏ ốc lớn (cả óc núi và ốc suối) có chiều dày từ 1m - 3m, chứng tỏ đây là nguồn thức ăn quan trọng của họ. Người nguyên thuỷ cũng lưu lại khá lâu ở những nơi dễ kiếm ăn. 127 thuật mài đá tạo ra những lưỡi rìu sắc. Đó là những công cụ tiện lợi, hữu ích, làm giảm cường độ lao động, tăng tính hiệu quả của việc làm. Chính vì lẽ đó các nhà khảo cổ đã khẳng định rằng: "Cái rìu tầm thường đã đưa đến cả một cuộc cách mạng"( )1 . Từ "cách mạng” trước hết là công cụ dẫn tới cách mạng trong nông nghiệp với sự ra đời của trồng trọt và chăn nuôi. Ngoài những công cụ lao động, cư dân nguyên thuỷ ở Bắc Sơn còn biết làm đồ gốm. Những mảng gốm thô, nặn bằng tay, độ nung thấp, được tìm thấy trong một số di tích văn hoá Bắc Sơn (Đồng Thuộc, Đồng lầy, Làng Vạc v.v...). Dẫu còn rất thô sơ, nhưng đồ gốm đã giúp cư dân cải thiện dần đời sống. Đồ gốm đựng nước, cất thức ăn dự trữ, làm cho cuộc sống, sinh hoạt của họ được chủ động hơn xưa. Cùng với việc phát triển đời sống văn hoá vật chất là sự xuất hiện văn hoá tinh thần. Những công cụ của nền văn hoá Bắc Sơn được tìm thấy ở nhiều nơi, cả trong và ngoài nước, những vỏ ốc biển được tìm thấy trong các di chỉ ở Bắc Sơn chứng ta cư dân nguyên thuỷ ở đây đã có sự giao lưu rộng rãi. Người ta còn tìm thấy những vỏ ốc biển được mài nhẵn phần lưng để làm đồ trang sức (di chỉ Thẩm Kho ách, làng Lôi) chứng tỏ rằng từ buổi xa xưa, cư dân nguyên thuỷ Bắc Sơn đã có đời sống tinh thần phong phú. (2) xem GS. Hoàng Xuân Chinh: Xứ Lạng - Quê hương văn hoá Bắc Sơn. Tuyển tập luận văn. Hội nghị khoa học về Xứ Lang - Lạng Sơn. Sở Văn hoá thông tin Lạng Sơn 1988. 128 3. Ý nghĩa của nền văn hoá Bắc Sơn. Nên văn hoá Bắc Sơn có ý nghĩa quan trọng đối với việc khảo cứu thời kì nguyên thuỷ ở Việt Nam và thế giới. Từ chiếc răng của người tối cổ cách ngày nay hàng chục vạn năm, đến những di cất của người vượn ở Trung Kì Cánh Tân cách ngày nay khoảng 250.000 năm, đặc biệt các hộp sọ ở thời kì đá mới cách đây khoảng từ 9000 - 7000 năm v.v... đã chứng tỏ Bắc Sơn là một trong những chiếc nôi xuất hiện loài người. Những hoá thạch ở Kéo Lèng, Thẩm Khuyên, Thẩm Hai cùng với di tích Hang Hùm (Yên Bái) đã chứng minh rằng từ thời đồ đá cũ, ở Việt Nam đã xuất hiện người Vượn (Hono erectus) người khôn ngoan (Hono sapiens) và sau nữa là người khôn ngoan thực sự (Homo sapiens sapiens). Việc cư dân Bắc Sơn sáng tạo ra những chiếc rìu mài lưỡi được coi là cuộc cách mạng đá mới sớm nhất trên thế giới. Đồ gốm xuất hiện cùng với đồ trang sức bằng vỏ sò đã chứng tỏ trình độ phát triển cao của chủ nhân nền văn hoá Bắc Sơn so với bối cảnh chung của thế giới lúc bấy giờ. Chính vì vậy, văn hoá Bắc Sơn không chỉ có sức sống bền lâu mà còn toả ảnh hưởng mạnh mẽ sang các vùng trong và ngoài nước. Văn hoá Bắc sơn mở đầu cho thời kì đá mới với nét đặc trưng là phát triển văn hoá nông nghiệp, giúp con người bớt dần sự lệ thuộc vào tự nhiên. Trên cơ sở đó cư dân, nguyên thuỷ tiến xuống các triền sông, đồng bằng, ven biển để lại những di tích như Soi Nhụ (Quảng Ninh) tiếp sau cư dân Hoà Bình tạo ra văn hoá Đa Bút nổi tiếng (ven biển Thanh Hoá). Hàng mấy ngàn năm sau, đến những di chỉ của văn hoá Phùng Nguyên, người ta vẫn tìm thấy những công cụ đặc trưng của nền Văn hoá Bắc Sơn. Điều đó càng chứng tỏ trình độ phát triển và sức sống mạnh mẽ của nền văn hoá này. Những chứng tích đó đã bác bỏ những quan điểm của một số học giả phương Tây, cố tình đánh giá thấp, coi nhẹ sự phát triển của nền văn hoá ở Việt Nam và Đông Nam Á. - Vì sao nói những điều kiện tự nhiên đã góp phần tạo ra nền Văn hoá Bắc Sơn - Miêu tả đời sống của cư dân nguyên thuỷ Bắc Sơn ? ? - Phân tích ý nghĩa của nền Văn hoá Bắc Sơn? Đọc thêm: MỘT SỐ DI TÍCH KHẢO CỔ Ở BẮC SƠN 1. Hang Thẩm khoách: thuộc núi Cai Kinh, cách Bình gia (Lạng Sơn) 400 m về phía Tây. Năm 1906 nhà địa chất học, người Pháp H.Mansuy đã khai quật và thu được ở đây 7 bộ xương người (5 bộ xương người lớn, 2 bộ xương trẻ em). Nghiên cứu các hộp sọ, các nhà khảo cổ cho rằng đó là sọ người

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdoc (33).pdf