Đề tài Nghiên Cứu Thị Trường Thịt Heo Tại Thành Phố Hồ Chí Minh

Cùng với quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, tiến trình đô thị hóa

cũng diễn ra rất nhanh chóng, làm cho quỹ đất trống của thành phố càng ngày

càng ít dần và giá đất cũng ngày một tăng cao. Vì vậy nếu tính hiệu quả kinh tế

đầu tư trên một diện tích đất, ngành chăn nuôi heo tỏ ra thuaxa các ngành công

nghiệp mũi nhọn của thành phố. Chính vì lẽ đó mà việcđầu tư phát triển theo

chiều rộng ngành chăn nuôi heo tại một thành phố có quỹ đất hạn hẹp và giá đất

cao nhất nhì cả nước là không hợp lý. Bên cạnh đó, việc phát triển chăn nuôi

xen lẫn với khu dân cư là không hợp lý về mặt vệ sinh môi trường.

Tuy nhiên với thế mạnh của mình là nơitập trung phần lớn các viện,

trường, trung tâm nghiên cứu và đặc biệt là đội ngũ hùng mạnh các nhà khoa

học, Tp. HCM nên chỉ chú trọng vào việc sản xuất con giống có năng suất và

chất lượng cao để cung cấp cho các nhà chăn nuôi tại các tỉnh. Việc tập trung

chuyên canh như thế này tiếtkiệm được quỹ đất sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế

và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Phát triển thị trường thịt heo

pdf77 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1122 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Nghiên Cứu Thị Trường Thịt Heo Tại Thành Phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ùc, xuất hiện tự phát khắp nơi, bán thịt không rõ nguồn gốc, rất nguy hiểm cho sức khỏe của người tiêu dùng. Hơn thế nữa, các hộ kinh doanh bán lẻ thường không tuân thủ các quy định của nhà nước về vệ sinh thực phẩm. Họ dùng mọi thủ đoạn để lừa người tiêu dùng như cân thiếu, bơm nước vào thịt, ướp hàn the... bất chấp những hậu quả cho sức khỏe của người tiêu dùng. Bản thân những người trực tiếp đứng bán cũng không được đào tạo về mặt chuyên môn. Bên cạnh đó công tác kiểm tra của nhân viên thú y còn rất lơ là đã làm cho tình hình càng nghiêm trọng hơn, nguy cơ xảy ra ngộ độc thực phẩm rất lớn. - Hệ thống các siêu thị và cửa hàng thực phẩm sạch: Hệ thống này mới ra đời từ khi có hệ thống siêu thị và hiện nay cung cấp khoảng 3 – 5% nhu cầu thịt cho thành phố. Tuy nhiên, nó đã thể hiện được tính vượt trội về việc đảm bảo các điều kiện vệ sinh thực phẩm so với các chợ bán lẻ, mặc dù giá cả ở đây có cao hơn. Thịt heo được bán tại đây có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng tốt, được nhập từ các cơ sở chính thức hoặc nhập khẩu. Các phương tiện vận chuyển và quầy bán hàng đều trang bị hệ thống bảo ôn, đảm bảo cho thịt luôn luôn tươi sống không bị mất phẩm chất. Có thể nói đây là hình thức kinh doanh hiện đại, đảm bảo các yêu cầu về an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Và thực tế, hệ thống này ngày càng được người tiêu dùng tín nhiệm. 2.4.9 Công tác quản lý nhà nước về kinh doanh, giết mổ và vận chuyển gia súc Hiện nay, văn bản có giá trị pháp lý cao nhất về thú y là Pháp lệnh Thú y. văn bản này được ban hành ngày 29/4/2004 thay thế cho Pháp lệnh Thú y ban hành ngày 4/02/1993. Ngoài ra, Chính phủ, các Bộ có liên quan và Ủy ban Nhân dân Thành phố cũng ban hành các chỉ thị, thông tư nhằm hướng dẫn, quy định, kiểm tra các hoạt động, kinh doanh, giết mổ và vận chuyển thịt heo. Nhìn chung, các văn bản pháp lý khá nhiều, tập trung vào mọi lĩnh vực thú y. Tuy nhiên, trong thực tế việc kiểm tra, giám sát và thực thi các quy định của pháp luật không đạt được như mong muốn. Chính quyền thành phố chỉ quản lý được khoảng 70% hệ thống giết mổ gia súc, số còn lại nằm ngoài sự quản lý của nhà nước. Các văn bản pháp luật đôi khi không được áp dụng một cách hiệu quả. Ngoài ra, hàng ngày các cơ sở giết mổ trên địa bàn thành phố phải tiếp nhận một lượng lớn heo hơi từ 40 tỉnh, thành phố khác (chiếm khoảng 90% tổng lượng heo giết mổ). Trong khi đó, công tác phối hợp quản lý giữa Chi cục Thú y thành phố và Chi cục Thú y các tỉnh tỏ ra rất lỏng lẻo. Hiện nay, các trạm kiểm dịch động vật tại các cửa ngõ thành phố không đủ khả năng về con người và phương tiện kỹ thuật để kiểm soát chất lượng heo lưu thông vào nội thành. Vì vậy, tất cả các lò mổ đều có nguy cơ trở thành ổ dịch khi các tỉnh khác xảy ra dịch bệnh. Nguyên nhân của tình trạng trên là do sự yếu kém trong quản lý của các cơ quan chức năng. Các văn bản pháp luật đôi khi không sát với thực tế, thiếu khoa học, lòng vòng, chồng chéo, gây khó khăn trong việc áp dụng. 2.5. Một số nhận xét chung về thị trường thịt heo tại Tp. HCM Từ việc phân tích về tình hình thị trường thịt heo tại Tp. HCM trên đây, một số nhận xét về phía cung và phía cầu được đưa ra như sau: Nhận xét về phía cầu Tp. HCM là địa phương có lượng cầu thịt heo cao nhất nước. Lượng heo được nuôi tại thành phố chỉ cung cấp 10% nhu cầu của người dân, phần còn lại được nhập từ các tỉnh khác. Vì vậy làm cho số lượng cung ứng cũng như chất lượng thịt không ổn định. Về tập quán tiêu dùng, hiện nay người dân có thói quen sử dụng thịt nóng trong chế biến thức ăn, chưa quen sử dụng thịt đông lạnh hoặc thịt đã chế biến sẵn. Vì thịt nóng khó bảo quản hơn và thời gian tồn tại không lâu nên khó chủ động được lượng cung. Vào các tháng 6,7, nông dân các tỉnh Đồng bằng sông Cửu long tranh thủ bán heo để “chạy lũ”, dẫn đến lượng cung tăng, trong khi lượng cầu vẫn không biến động, làm cho tình trạng cung vượt cầu. Trái lại vào các dịp lễ, tết lượng cầu thịt heo tại thành phố tăng đột biến, trong khi lượng cung từ các tỉnh không tăng nhiều dẫn đến tình trạng cầu vượt cung. Trong các loại thịt thì thịt heo được ưa chuộng nhất, do đó được tiêu thụï nhiều nhất. Người dân hiện chưa có ý thức chọn mua thịt heo sạch, có nguồn gốc từ các đơn vị có uy tín; ở đâu cũng có thể mua được, ở chợ, tiệm bán gần nhà, vỉa hè… Trong các sản phẩm thay thế cho thịt heo thì cá được nhiều người sử dụng nhất. Về sở thích, đa phần người dân thích thịt nạc và xương, không thích thịt mỡ. Về các yếu tố ảnh hưởng đến cầu, việc kiểm nghiệm thực tế bằng mô hình kinh tế lượng cho thấy rằng các yếu tố giá thịt heo, thu nhập của người dân, sở thích, dân số có ảnh hưởng đến cầu thịt heo. Đối với yếu tố giá cả hàng hóa thay thế, việc kiểm định thực tế đã không được như mong đợi, lý do là quá trình lấy mẫu đã không bao quát hết được nội dung cần nghiên cứu. Ngoài ra kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng thịt heo là hàng hóa thiết yếu, có độ co dãn của cầu theo giá và theo thu nhập nhỏ hơn 1. Nên khi thu nhập tăng hoặc giá giảm thì lượng cầu thịt heo sẽ tăng nhưng mức tăng không bằng mức tăng của thu nhập hoặc mức giảm của giá. Với việc nghiên cứu thực tế các yếu tố ảnh hưởng đến cầu, ta thấy rằng trong những năm tới khi dân số và thu nhập tăng lên thì lượng cầu thịt heo chắc chắn sẽ tăng theo. Nhận xét về phía cung Hiện nay, thành phố có 3 hệ thống chăn nuôi cơ bản. Hệ thống chăn nuôi tập trung của nhà nước tuy có quy mô nhỏ nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp con giống, kỹ thuật cho các hệ thống khác. Hệ thống chăn nuôi thương phẩm gia đình, tồn tại dưới dạng các trang trại có quy mô lớn. Do đó hệ thống này có điều kiện áp dụng khoa học kỹ thuật, đảm bảo vệ sinh thú y. Hệ thống chăn nuôi nhỏ gia đình mang tính chất “bỏ ống”, hiệu quả không cao, không có điều kiện áp dụng khoa học kỹ thuật, nên chất lượng cũng như công tác đảm bảo vệ sinh không được thực hiện tốt. Đàn heo thành phố tuy chỉ cung ứng khoảng 10% lượng cầu tiêu thụï, nhưng đàn heo ở đây được chăm sóc tốt nên có chất lượng và đạt yêu cầu về vệ sinh thực phẩm cao hơn với đàn heo từ các tỉnh. Hệ thống chuồng trại của thành phố hiện đã xuống cấp, không đảm bảo vệ sinh. Nước thải được xả trực tiếp vào hệ thống sông ngòi gây ô nhiễm. 90% lượng heo giết mổ hàng đêm tại các cơ sở giết mổ được nhập từ các tỉnh. Tuy nhiên, chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa Chi cục Thú y thành phố và Chi cục Thú y các tỉnh. Vì vậy, nguy cơ dịch bệnh bắt nguồn từ các tỉnh là rất lớn. Về hiệu quả chăn nuôi heo, do chi phí thức ăn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí chăn nuôi nên mỗi khi giá TĂGS biến động đã ảnh hưởng đến hiệu quả của việc chăn nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hộ chăn nuôi. Về lĩnh vực giết mổ, hệ thống các lò mổ của thành phố hầu hết không đảm bảo vệ sinh theo đúng yêu cầu quy định của nhà nước. Phần lớn hệ thống này đều của tư nhân hoặc tư nhân mượn danh nhà nước để hoạt động. Ngoài ra, hệ thống này nằm rải rác không tập trung làm cho cơ quan chức năng khó kiểm soát hết tất cả. Bên cạnh đó, phương pháp giết mổ còn thủ công, lạc hậu dẫn đến khó đảm bảo vệ sinh và chất lượng thịt. Vì các điều kiện về vệ sinh thực phẩm trong nước chưa được đảm bảo tốt, các siêu thị đã phải nhập một lượng thịt heo từ nước ngoài đảm bảo vệ sinh hơn để cung cấp cho các khách sạn, nhà hàng. Về lĩnh vực kinh doanh, phân phối, thành phố hiện có hệ thống các chợ đầu mối, chợ bán lẻ và các siêu thị. Bên cạnh hệ thống phân phối chính thức còn có hệ thống giết mổ lậu bán ở vỉa hè, lòng lề đường mà chính quyền không kiểm soát hết. Đối với hệ thống chợ đầu mối và các chợ bán lẻ, điều kiện cơ sở vật chất chưa đảm bảo vệ sinh, phương tiện chuyên chở chủ yếu bằng xe tải, xích lô, ba gác, xe máy không có phương tiện bảo ôn nên không đảm bảo an toàn. Đối với hệ thống siêu thị, việc kinh doanh thịt heo tỏ ra chuyên nghiệp, nguồn thịt cung cấp có nguồn gốc rõ ràng, có phương tiện bảo quản cũng như vận chuyển đạt yêu cầu. Do đó hệ thống này ngày càng được người tiêu dùng tín nhiệm. CHƯƠNG III MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM ĐỊNH HƯỚNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ THỊT HEO TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1 Một số quan điểm định hướng cơ bản đối với thị trường thịt heo tại Tp. HCM trong thời gian tới Chỉ tập trung sản xuất heo giống có năng suất và chất lượng cao Cùng với quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, tiến trình đô thị hóa cũng diễn ra rất nhanh chóng, làm cho quỹ đất trống của thành phố càng ngày càng ít dần và giá đất cũng ngày một tăng cao. Vì vậy nếu tính hiệu quả kinh tế đầu tư trên một diện tích đất, ngành chăn nuôi heo tỏ ra thua xa các ngành công nghiệp mũi nhọn của thành phố. Chính vì lẽ đó mà việc đầu tư phát triển theo chiều rộng ngành chăn nuôi heo tại một thành phố có quỹ đất hạn hẹp và giá đất cao nhất nhì cả nước là không hợp lý. Bên cạnh đó, việc phát triển chăn nuôi xen lẫn với khu dân cư là không hợp lý về mặt vệ sinh môi trường. Tuy nhiên với thế mạnh của mình là nơi tập trung phần lớn các viện, trường, trung tâm nghiên cứu và đặc biệt là đội ngũ hùng mạnh các nhà khoa học, Tp. HCM nên chỉ chú trọng vào việc sản xuất con giống có năng suất và chất lượng cao để cung cấp cho các nhà chăn nuôi tại các tỉnh. Việc tập trung chuyên canh như thế này tiết kiệm được quỹ đất sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Phát triển thị trường thịt heo phải đảm bảo các yêu cầu về chất lượng sản phẩm cũng như bảo vệ môi trường Việc tổ chức các hoạt động chăn nuôi, giết mổ, phân phối thịt heo phải trên cơ sở đảm bảo vệ sinh, chất lượng sản phẩm cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó vấn đề ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước, cũng cần được quan tâm đúng mức nhằm đáp ứng các yêu cầu của một thành phố văn minh. Các công đoạn từ chăn nuôi, giết mổ đến phân phối thịt heo cần phải được cải tiến theo hướng ngày càng hiện đại, tiến tới xóa bỏ các hình thức thủ công, lạc hậu gây ô nhiễm môi trường và nguy cơ truyền bệnh. Phát triển thị trường thịt heo trên cơ sở định hướng thói quen tiêu dùng tiến bộ cho người dân Phát triển thị trường thịt heo trong những năm tới cần quan tâm đến việc định hướng tiêu dùng cho người dân theo hướng hiện đại, phù hợp với một đô thị văn minh và cuộc sống công nghiệp. Cuộc sống công nghiệp đòi hỏi mọi người phải làm cật lực, thời gian dành cho công việc nội trợ tại gia đình sẽ ít đi. Do đó, những loại thực phẩm nào cần ít thời gian chế biến nhưng vẫn đảm bảo thành phần dinh dưỡng và hợp vệ sinh có lẽ phù hợp nhất. Định hướng phát triển thị trường thịt heo phải phù hợp với quy hoạch phát triển chung về kinh tế – xã hội của thành phố Việc phát triển của thị trường thịt heo trong những năm tới không thể tách rời với những bước phát triển kinh tế – xã hội của thành phố. Không thể phát triển chăn nuôi, giết mổ tràn lan gây ô nhiễm môi trường khi mà mục tiêu phát triển chung là đưa thành phố trở thành một trung tâm kinh tế, văn hoá, tài chính trong khu vực. Vì vậy, cần phải bám sát các kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của thành phố và của từng quận, huyện, từ đó mới có thể quy hoạch các hoạt động chăn nuôi, giết mổ, vận chuyển và kinh doanh phân phối thịt heo một cách phù hợp. 3.2. Một số giải pháp nhằm định hướng sản xuất và tiêu thụ thịt heo trong thời gian tới Trên cơ sở những phân tích trong chương 2 và một số quan điểm định hướng trên đây, tôi xin đưa ra một số giải pháp nhằm định hướng sản xuất và tiêu thụ thịt heo tại Tp. HCM trong thời gian tới như sau: 3.2.1. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng thịt Đời sống của người dân ngày càng cải thiện, đòi hỏi chất lượng thịt heo cũng ngày càng cao. Để đáp ứng những yêu cầu ngày càng khắt khe hơn từ phía người tiêu dùng, cần phải thực hiện đồng bộ những giải pháp sau: Tập trung nghiên cứu lai tạo con giống có năng suất và chất lượng cao Mục tiêu của giải pháp này nhằm nâng cao chất lượng thịt heo bắt đầu từ việc nâng cao chất lượng con giống nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe và đa dạng của người tiêu dùng. Với thế mạnh của mình là nơi tập trung đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật hùng mạnh, các cơ quan nông nghiệp, các viện, trường… Tp. HCM cần tập trung nhiều hơn nữa trong việc phát triển con giống có năng suất và chất lượng cao. Muốn làm được như vậy, cần phải đầu tư vốn cho các nhà khoa học, các viện, trường để nghiên cứu lai tạo những giống heo tốt, tỷ lệ nạc cao để phổ biến đến các nhà chăn nuôi tại các tỉnh. Nâng cao ý thức cho người bán và người tiêu dùng về sản phẩm sạch Việc sử dụng bừa bãi thuốc tăng trọng, thuốc kháng sinh của người chăn nuôi; sử dụng hàn the và các hóa chất của người kinh doanh trong thời gian qua đã ảnh hưởng rất lớn đến niềm tin của người tiêu dùng. Do vậy, mặc dù lượng thịt trong nước đủ cung cấp cho nhu cầu tiêu thụ nhưng các khách sạn vẫn phải nhập thịt sạch từ nước ngoài. Cho nên cần phải nâng cao ý thức về an toàn thực phẩm cho họ, bằng cách giáo dục và quy định các tiêu chuẩn cụ thể bắt buộc họ phải tuân theo. Ngoài ra, cũng cần phải tăng cường kiểm tra, giám sát họ trong việc thực hiện những quy định này. Có kế hoạch di chuyển các lò mổ tập trung ra ngoại thành Mục tiêu của giải pháp này nhằm từng bước xoá bỏ tình trạng các lò mổ nằm xe lẫn với khu dân cư gây ô nhiễm môi trường, xây dựng các cơ sở giết mổ hiện đại đảm bảo vệ sinh. Để thực hiện giải pháp này, chính quyền thành phố cần có kế hoạch di dời các lò mổ hiện tại ra ngoại thành để đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm. Tuy nhiên hiện tại việc giết mổ vẫn phải giao cho một số đơn vị có khả năng trong nội thành đảm nhiệm, nhưng phải đặt ra lộ trình di dời cụ thể cho từng lò mổ. Bên cạnh đó cần đầu tư xây dựng mới các lò mổ hiện đại thay thế cho các lò mổ ngưng hoạt động, có quy mô phù hợp để có thể cung cấp thịt heo cho từng khu vực cụ thể trong thành phố. Đầu tư xây dựng mới một cơ sở giết mổ đáp ứng các yêu cầu về mặt vệ sinh, đặc biệt là hệ thống xử lý nước thải rất tốn kém. Chỉ có một số đơn vị có quy mô lớn, có đủ khả năng tài chính mới có thể làm được, còn các đơn vị vừa và nhỏ rất khó thực hiện. Do đó, để thực hiện giải pháp này, nhà nước cần có sự hỗ trợ về mặt tài chính cho các đơn vị vừa và nhỏ để giúp họ xây dựng cơ sở giết mổ mới. Về cách thức hỗ trợ, có thể nhà nước cho các doanh nghiệp vay vốn với lãi suất ưu đãi hoặc có thể góp vốn liên doanh với điều kiện các đơn vị phải cam kết thực hiện đúng những cam kết về vệ sinh thực phẩm cũng như vệ sinh môi trường do các cơ quan chức năng đề ra. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về vệ sinh thực phẩm Các cơ quan chức năng cần rà soát, sửa chữa các văn bản pháp luật quy định còn chồng chéo, thiếu thực tế gây khó khăn trong quá trình thực hiện. Việc phân công trách nhiệm quản lý phải rõ ràng đối với từng cá nhân cụ thể, tránh tình trạng đổ lỗi cho nhau. Chi cục Thú y thành phố cần tăng cường phối hợp hơn nữa với các Chi cục Thú y các tỉnh trong việc kiểm tra, kiểm soát nguồn heo được nhập từ các tỉnh; phải thống nhất với nhau các vấn đề như: - Các điều kiện, tiêu chuẩn của gia súc cũng như các phương tiện vận chuyển nào có thể được nhập vào thành phố - Phương pháp kiểm dịch và tái kiểm dịch tại các tỉnh và tại Tp. HCM - Cách thức phối hợp phối hợp giữa Chi cục Thú y thành phố và Chi cục thú y các tỉnh trong trường hợp phát hiện dịch Bên cạnh đó, công tác kiểm tra tại các địa điểm giết mổ, kinh doanh gia súc cần phải được tiến hành thường xuyên và mạnh mẽ hơn nữa thì vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm mới có thể được cải thiện. 3.2.2. Nhóm giải pháp hạ giá thành sản phẩm Phát triển hệ thống phân phối thịt heo theo hướng chuyên nghiệp Tình hình phân phối thịt heo hiện nay tại Tp. HCM rất manh mún và phức tạp do tư thương đảm trách. Thịt heo hàng ngày đổ về các chợ đầu mối có nhiều nguồn gốc khác nhau, chính thức có, không chính thức cũng có. Cơ quan thú y không thể nào kiểm soát hết. Do đó, khi xảy ra ngộ độc thực phẩm khó xác định được nguồn gốc từ đâu. Trong thời gian tới cần nghiên cứu thí điểm giao cho một số đơn vị có chức năng đứng ra thu mua và phân phối thịt heo tại các chợ đầu mối. Các đơn vị này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nguồn gốc và chất lượng thịt phân phối bán cho người dân. Việc tập trung thu mua và phân phối như thế này mới có điều kiện đảm bảo kiểm soát chất lượng thịt và hạ giá bán. Hạn chế sự dao động của giá TĂGS Giá TĂGS chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá thành thịt heo. Vì vậy việc biến động giá TĂGS sẽ ảnh hưởng lớn đến chăn nuôi. Do đó trong thời gian tới nhà nước cần có biện pháp hạn chế sự dao động và hạ giá TĂGS. Nhà nước có thể hỗ trợ các doanh nghiệp để họ phát triển vùng nguyên liệu hoặc phối hợp với nông dân để bao tiêu sản phẩm chế biến TĂGS. Như thế mới có thể tránh được nguy cơ biến động giá TĂGS do thời vụ và hạ giá TĂGS. 3.2.3. Nhóm giải pháp định hướng tiêu thụ Định hướng sử dụng dạng thịt đông lạnh và các sản phẩm chế biến từ thịt heo cho người dân Thịt đông lạnh và các sản phẩm từ thịt heo có lợi thế dễ bảo quản và thời gian tồn tại lâu hơn nhiều so với thịt tươi. Việc khuyến khích người dân sử dụng nhiều sản phẩm này sẽ tránh được ảnh hưởng của thời vụ lên giá cả thịt heo. Hơn thế nữa, sử dụng thịt đông lạnh và các sản phẩm chế biến sẵn rất phù hợp với xu thế của cuộc sống hiện đại, cần ít thời gian cho công việc nội trợ. Điều này sẽ làm thay đổi thói quen hiện tại của người tiêu dùng nên không thể thành công nhanh được mà cần phải có thời gian. Để làm việc này, nhà nước có thể hỗ trợ các doanh nghiệp để họ đa dạng hóa sản phẩm cho phù hợp với từng loại thị hiếu của người tiêu dùng và hạ giá bán so với thịt tươi, từ đó sẽ khuyến khích người tiêu dùng ngày càng sử dụng các dạng thịt này nhiều hơn. Phát triển các hệ thống siêu thị và cửa hàng thực phẩm sạch Việc phát triển các hệ thống này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có thể mua thịt tại những nơi có chất lượng đảm bảo. Đây cũng là xu hướng mà các nước trên thế giới hiện nay đang áp dụng. Tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của người dân về vấn đề vệ sinh thực phẩm Những đợt tuyên truyền rất “quyết liệt” về dịch cúm gia cầm vừa qua đã ảnh hưởng rất lớn đến hành vi của dân chúng. Khác với trước đây, phần lớn người dân bây giờ, khi mua thịt gia cầm, đã quan tâm nhiều hơn đến chất lượng và nguồn gốc của chúng. Từ đó có thể nói rằng công tác tuyên truyền có tác động rất lớn đến ý thức của mọi người. Do đó đối với mặt hàng thịt heo, nhà nước cũng cần tích cực tuyên truyền nhiều hơn nữa trên các phương tiện báo, đài về nguy cơ dịch bệnh từ thịt heo không đảm bảo vệ sinh. Làm như vậy sẽ làm cho người dân quan tâm nhiều hơn đến vấn đề vệ sinh cũng như nguồn gốc của thịt heo. 3.2.4. Nhóm giải pháp ổn định nguồn cung Như đã phân tích ở chương 2, lượng cầu thịt heo có quan hệ đồng biến với thu nhập và dân số. Do đó trong những năm tới khi thu nhập và dân số thành phố tăng lên thì lượng cầu thịt heo chắc chắn sẽ tăng theo. Để đảm bảo nguồn cung có thể đáp ứng cho lượng cầu ngày càng tăng thêm, cần thực hiện các giải pháp sau: Liên kết thu mua với các nhà cung ứng tại các tỉnh khác Để đảm bảo nguồn cung thịt heo hiện nay và trong những năm tới, Tp. HCM nhất thiết phải nhập một lượng lớn thịt heo từ các tỉnh khác. Do đó, nhà nước cần khuyến khích và có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp có quy mô lớn ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các trại, trạm và xí nghiệp chăn nuôi ở các tỉnh khác, đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long. Về phương thức hỗ trợ, nhà nước có thể giảm thuế, trợ giúp tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc cho các doanh nghiệp vay vốn ưu đãi. Thí điểm thực hiện quy trình “chăn nuôi – giết mổ khép kín” Nhà nước nên khuyến khích các đơn vị giết mổ liên kết với các trang trại ở các tỉnh để hình thành quy trình “chăn nuôi – giết mổ khép kín”. Trong đó, các cơ sở giết mổ tại thành phố trên cơ sở nắm bắt được các quy định của nhà nước về vệ sinh thực phẩm, thị hiếu của người tiêu dùng về các sản phẩm thịt heo, sẽ yêu cầu các trang trại chăn nuôi phải thực hiện đúng các quy định đề ra nhằm tạo ra sản phẩm đúng như mong muốn. Và lượng heo được chăn nuôi theo đúng những yêu cầu của các đơn vị giết mổ phải được các đơn vị này mua hết. Làm như vậy sẽ góp phần hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm. KẾT LUẬN Thị trường thịt heo tại Tp. HCM trong những năm qua đã có những dấu hiệu yếu kém mà các cơ quan chức năng đã không thể giải quyết triệt để. Với sự quan tâm đến lĩnh vực này, trong luận văn chúng tôi đã giải quyết một số vấn đề sau: - Tìm hiểu đặc điểm và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến cầu thịt heo tại Tp. HCM - Phân tích tình hình cung ứng, giết mổ, phân phối thịt heo trên địa bàn thành phố - Đưa ra một số giải pháp định hướng sản xuất và tiêu thụ trong thời gian tới - Luận văn là một tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý có liên quan Mặt hàng thịt heo có ý nghĩa rất lớn trong bữa ăn hàng ngày của người dân thành phố. Vì vậy chúng tôi mong rằng luận văn sẽ có ích cho các cơ quan chức năng. Với khả năng và thời gian có hạn, luận văn khó tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Một lần nữa, rất mong nhận được những ý kiến chân thành từ phía người đọc.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf44191.pdf
Tài liệu liên quan