Trên thế giới các hợp tác xã (HTX) đã hình thành hơn 150 năm. Ở nhiều nước có thể chế độ chính trị xã hội khác nhau, hiện nay các hợp tác xã vẫn tồn tại và một số nước đang có xu hướng mở rộng.
Ở Việt Nam, trong quá trìn0h thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng khơi xưởng và lãnh đạo, cơ chế quản lý tập trung bao cấp từng bước bị xóa bỏ, cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước hình thành và ngày càng được hoàn thiện để điều tiết các quan hệ kinh tế trong nền kinh tế quốc dân. Trong những năm qua, các HTX tổ chức theo mô hình cũ đối mặt với khó khăn và thác thức nghiêm trọng vì không thích ứng được với cơ chế kinh tế mới. Đại bộ phận các HTX tồn tại một cách hình thức, không có phương hướng và nội dung hoạt động dẫn đến nhiều hợp tác xã đã tan rã.
Trong tiến trình đổi mới nền kinh tế Nhà nước đã ban hàng nhiều chủ trương chính sách nhằm tạo điều kiện cho các hộ nông dân trở thành đơn vị kinh tế tự chủ. Chính sách đất đai đã quy định : Nhà nước giao cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài. Người sử dụng đất có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp và cho thuê và được bồi thường thiệt hại trong trường hợp đất bị thu hồi. Sự biến đổi về quan hệ ruộng đất cũng đã tạo ra cơ sở và động lực cho sự tự chủ của người nông dân, trên cơ sở đó góp phần dân chủ hóa đời sống kinh tế, xã hội ở nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Việc thực hiện các chính sách khác như phát triển các thành phần kinh tế, chính sách thị trường, chính sách đầu tư và nhiều mối quan hệ giữa Nhà nước và nông dân đã có những thay đổi cơ bản, tạo cơ sở và động lực phát triển lực lượng sản xuất (LLSX), chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Nhờ vậy, nông nghiệp và cơ cấu kinh tế nông thôn của nước ta trong hơn thập kỷ qua đã đạt được những thành tựu nổi bật, tạo ra những bước chuyển biến quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội ở nông thôn.
Cả nước nói chung và huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định nói riêng từ khi các hợp tác xã kiểu cũ được tiến hành chuyển đổi thành lập các HTX kiểu mới hoạt động theo luật thi các ngành nông nghiệp và cơ cấu kinh tế nông thôn đã có sự chuyển biến lớn, tạo thuận lợi để chuyển sang nền kinh tế hàng hoá. Trong khi điều kiện huyện mới được thành lập sau một năm bắt đầu thực hiện luật HTX. Từ đó cho đến nay nền kinh tế của huyện đã đạt được kết quả khả quan. Đặc biệt là HTX nông nghiệp ngoài ra còn có HTX khác cũng đang trên đà tiến chuyển.
90 trang |
Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1395 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và phát triển các mô hình hợp tác xã kiểu mới ở huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1
I.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trên thế giới các hợp tác xã (HTX) đã hình thành hơn 150 năm. Ở nhiều nước có thể chế độ chính trị xã hội khác nhau, hiện nay các hợp tác xã vẫn tồn tại và một số nước đang có xu hướng mở rộng.
Ở Việt Nam, trong quá trìn0h thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng khơi xưởng và lãnh đạo, cơ chế quản lý tập trung bao cấp từng bước bị xóa bỏ, cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước hình thành và ngày càng được hoàn thiện để điều tiết các quan hệ kinh tế trong nền kinh tế quốc dân. Trong những năm qua, các HTX tổ chức theo mô hình cũ đối mặt với khó khăn và thác thức nghiêm trọng vì không thích ứng được với cơ chế kinh tế mới. Đại bộ phận các HTX tồn tại một cách hình thức, không có phương hướng và nội dung hoạt động dẫn đến nhiều hợp tác xã đã tan rã.
Trong tiến trình đổi mới nền kinh tế Nhà nước đã ban hàng nhiều chủ trương chính sách nhằm tạo điều kiện cho các hộ nông dân trở thành đơn vị kinh tế tự chủ. Chính sách đất đai đã quy định : Nhà nước giao cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài. Người sử dụng đất có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp và cho thuê và được bồi thường thiệt hại trong trường hợp đất bị thu hồi. Sự biến đổi về quan hệ ruộng đất cũng đã tạo ra cơ sở và động lực cho sự tự chủ của người nông dân, trên cơ sở đó góp phần dân chủ hóa đời sống kinh tế, xã hội ở nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Việc thực hiện các chính sách khác như phát triển các thành phần kinh tế, chính sách thị trường, chính sách đầu tư và nhiều mối quan hệ giữa Nhà nước và nông dân đã có những thay đổi cơ bản, tạo cơ sở và động lực phát triển lực lượng sản xuất (LLSX), chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Nhờ vậy, nông nghiệp và cơ cấu kinh tế nông thôn của nước ta trong hơn thập kỷ qua đã đạt được những thành tựu nổi bật, tạo ra những bước chuyển biến quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội ở nông thôn.
Cả nước nói chung và huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định nói riêng từ khi các hợp tác xã kiểu cũ được tiến hành chuyển đổi thành lập các HTX kiểu mới hoạt động theo luật thi các ngành nông nghiệp và cơ cấu kinh tế nông thôn đã có sự chuyển biến lớn, tạo thuận lợi để chuyển sang nền kinh tế hàng hoá. Trong khi điều kiện huyện mới được thành lập sau một năm bắt đầu thực hiện luật HTX. Từ đó cho đến nay nền kinh tế của huyện đã đạt được kết quả khả quan. Đặc biệt là HTX nông nghiệp ngoài ra còn có HTX khác cũng đang trên đà tiến chuyển.
Tuy nhiên kết quả bước đầu đã đạt được như vây. Song để cho quá trình hoạt động của HTX trong các bước tiếp theo mang lại hiệu quả kinh tế cao cả về số lượng và chất lượng và theo cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước thì việc nghiên cứu một số nội dung, điều kiện chuyển đổi và phát triển các hình thức hợp tác và tổ hợp tác trong nông thôn là rất có ý nghĩa và mang tính cấp thiết. Chính vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài : "Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và phát triển các mô hình hợp tác xa kiểu mới ở huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định".
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.
Để góp phần giải quyết vấn đề bức xúc cấp thiết trên, đề tài nhằm vào các mục đích sau:
- Nghiên cứu đặc điểm, điều kiện hình thành các hình thức hợp tác và tổ hợp tác trước khi áp dụng luật HTX ở huyện Vụ Bản - tỉnh Nam Định.
- Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và phát triển các hình thức hợp tác và tổ hợp tác qua ba năm từ khi áp dụng luật hợp tác xã ở huyện Vụ Bản - tỉnh Nam Định.
- Góp phần đề xuất phương hướng phát triển các mô hình HTX ở huyện Vụ Bản - tỉnh Nam Định.
III. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu quá trình chuyển đổi và phát triển các mô hình HTX ở huyện Vụ Bản - tỉnh Nam Định. Trong phạm vi nghiên cứu luận văn, với khả năng và thời gian có hạn, đề tài tập trung nghiên cứu quá trình chuyển đổi và phát triển một số mô hình HTX vận tải (HTXVT), HTX nông nghiệp (HTXNN). Trên cơ sở lý luận về HTX trước khi chuyển đổi, trong, sau chuyển đổi và quá trình phát triển của nó để từ đó đề xuất một số biện pháp phát triển KTHT ở huyện Vụ Bản - tỉnh Nam Định.
PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỔI MỚI HTX
Việt nam đã trải qua hơn 10 năm đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp, trên cơ sở xác định hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ. Kinh tế gia đình đã phát triển với nhiều loại hình hợp tác trong sản xuất và lưu thông hàng hoá, thực chất là sự trở lại tư tưởng của những nhà sáng lập ra chủ nghĩa xã hội (CNXH) khoa và và những học giả khác trong lịch sử về chế độ HTX. Điều đó xuất phát từ nhu cầu cấp bách phải cải tổ, đổi mới mô hình kinh tế quốc dân cũng như đổi mới chế độ hợp tác trong nông nghiệp.
I. NHỮNG LUẬN ĐIỂM CƠ BẢN VỀ KINH TẾ HỢP TÁC VÀ HTX
1. Một số khái niệm HT, HTX và HTXNN.
- Hợp tác (HT) được mô tả như là một nhóm người cùng nhau làm việc và hướng về một mục đích và lợi ích chung.
- Hợp tác xã (KTX) là tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
- Hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) là tổ chức kinh tế tự chủ do nông dân và những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho kinh tế hộ gia đình xã viên và kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và kinh doanh ngành nghề ở nông thôn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
2. Cơ sở lý luận về kinh tế hợp tác và hợp tác xã
HTX là sản phẩm của lịch sử. Nó có từ trước khi chủ nghĩa Mác - Lênin ra đời. Lúc đầu khi phê phán nghiên cứu các nhà CNXH không tưởng, Mác và Ăngghen chưa thấy được vai trò to lớn của HTX đối với hình thái kinh tế xã hội. Sơ dĩ như vậy là do hai ông cho rằng có thể chuyển trực tiếp từ chủ nghĩa tư bản (CNTB) lên CNXH mà không cần có những bước quá độ trung gian. Nhưng từ giữa thập kỷ 60 chú ý đến thực tiễn của lịch sử về sự hình thành của các "HTX công nhân".
Sau cuộc cách mạng dân chủ tư sản ở Châu Âu (1848 - 1894). Mác và Ăngghen đã dần thấy được triển vọng của chế độ HTX trong xã hội tương lai. Trong tuyên ngôn độc lập hội liên hiệp công nhân quốc tế (Quốc tế I) Mác và Ăngghen đã đi đến thống nhất vai trò to lớn của HTX sau khi giai cấp công nhân giành chính quyền. Vào năm 1886, Mác và Ăngghen khẳng định rõ "khi chuyển sang nền kinh tế cộng sản chủ nghĩa hoàn toàn chúng ta phải ứng dụng rộng rãi nền sản xuất hợp tác hoá (HTH) làm khâu trung gian".
Tư tưởng HTH của các nhà kinh điển bao trùm tất cả đời sống kinh tế xã hội mới, trong đó nông nghiệp có những nét đặc thù nào? vấn đề này còn xem xét sự phát triển của tư tưởng của Mác, Ăngghen và LêNinh trong quá trình xã hội hóa nền nông nghiệp.
Thấy được vai trò to lớn của "Nông trại gia đình" đối với "nghề nông hợp lý" song điều đó không có ý nghĩa là Mác tuyệt đối hóa tính chất bền vững của nền kinh tế tiểu nông. Mác nhận thấy rằng đối với "Nghề nông hợp lý" phải có "bàn tay của người tiểu nông sống bằng lao động của mình" hoặc là phải có "Sự kiểm soát của những người sản xuất có liên kết với nhau". Đây là cơ sở đầu tiên về một chế độ hợp tác trong nông nghiệp mà Mác chưa kịp hoàn chỉnh. Hơn nữa, đối với nông dẫn, Cac Mác và Ăngghen đều tỏ một thái độ hết sức thận trọng. Chính vì thế mà Ăngghen nêu luận điểm "Cần để cho người nông dẫn suy nghĩ trên luống cày của họ". Ăngghen đã khẳng định một điều kiên quyết rằng khi giai cấp vô sản giành được chính quyền thì tuyệt đối không được tước đoạt những người tiểu nông dù bất kỳ dưới hình thức gì nhưng buộc phỉa làm đối với những chủ đâtài sản lớn. Nhà nước vô sản phải bằng những biện pháp hết sức tỷ mỉ, khuyến khích họ "Liên hợp kinh tế của họ với hiệp hội, mà trong đó có thể ngày càng giảm bớt sự bóc lột làm thuê, những hiệp hội đó dần dần sẽ chiếm được đa số áp đảo trong những bộ phận cấu thành của hiệp hội sản xuất toàn xã hội vĩ đại với quyền lợi và nghĩa vụ bình đẳng.
Chính sự phát triển LLSX của kinh tế hộ nông dân đã dẫn đến nhu cầu hợp tác phong phú và đa dạng. Kế thừa các tổ chức HTX truyền thống đã ra đời hàng thế kỷ trước. Ngày nay ở hầu hết các nước TBCN phát triển, các hình thức kinh tế hợp tác (KTHT) giữa nông hộ, nông trại vẫn được duy trì, phát triển và ngày càng phát huy tác dụng tích cực trong "Nghề nông hợp lý" ở trình độ cao.
Bằng phương pháp biện chứng Macxit và bằng hoạt động thực tiễn của mình Lenin đã có những đóng góp quan trọng vào việc phát triển những luận điểm của Mác và Ăngghen. Năm 1908 khi bàn về việclựa chọn con đường phát triển của nông nghiệp nước Nga, Lênin đã nhận thấy rằng : Không thể phát triển nông nghiệp theo con đường CNTB, CNTB phổ vì đó là kiểu phát triển kém hiệu quả mà phải là kiểu "Một chủ trại tự do trên mảnh đất tự do, nghĩa là mảnh đất đó được dọn sạch tàn tích trung cổ. Đó là kiểu Mỹ".
Lenin cho rằng : Causky đã đặt vấn đề rất chính xác và đúng đắn khi nói rằng nông nghiệp không phát triển theo cùng một kiểu với chủ nghĩa. Thực cho đến ngày nay càng khẳng định sự thắng thế của con đường khác với kiểu "Nông trại kỹ nghệ ở Anh" hoặc điền trang "kiểu phổ" mà Mác, Lênin phê phán ở nhiều nước, trong đó có những nước thuộc khu vực chúng ta.
Lênin nhìn nhận những hình thức hợp tác như vậy có vai trò gì trong chế độ mới? Điều này có liên quan đến quan niệm về mô hình kinh tế mới qua sự phát triển về lý luận của từng người trong từng giai đoạn lịch sử.
Trong hệ thống kinh tế mới (NEP), Lênin đã thừa nhận rằng: "Những HTX, với tư cách là đơn vị kinh tế độc lập, hạch toán kinh tế, gắn sự trao đổi là một trong những hình thức kinh tế hết sức quan trọng của Nhà nước TBCN". Điều này đã được khẳng định rõ hơn khi Lênin thừa nhận kinh tế HTX - Nhà nước. Năm 1921, Lênin lo ngại rằng những HTX như vậy "Sẽ nhất định sinh ra những quan hệ tư bản, tiểu tư sản, góp phần phát triển những quan hệ ấy, đẩy những nhà tư bản lên hàng đầu và mang lại cho họ những lợi ích lớn nhất". Sở dĩ như vậy Lênin cho rằng việc sử dụng những quan hệ hàng hoá - tiền tệ nhất định sẽ nảy sinh ra các quan hệ sản xuất TBCN.
Theo Lênin, HTX là thiết chế kinh tế xã hội nhờ đó kinh tế nông dân hoạt động trong mạng lưới của nền kinh tế xã hội, thực hiện quá trình xã hội hóa nền kinh tế của họ. Lênin cũng cho rằng, đây là khâu trung gian mà Nhà nước vô sản cầm nắm lấy để chuyển nông dân từ chỗ là người nông dân riêng lẻ vào quỹ đạo của CNXH. Lênin cho rằng HTX của nông dân là con đường tất yếu, uyển chuyển dễ chấp nhận đối với nông dân để đưa họ lên CNXH.
Trong HTH phải giải quyết mối quan hệ giữa ba lợi ích (lợi ích xã hội, lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân) mà nổi cộm lên là lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân, tất yếu phát sinh của nền kinh tế hàng hoá, đó là quan hệ CNTB, các HTX mang tính chất TBCN. Trái lại, trong Nhà nước vô sản HTX là hình thức CNTB - Nhà nước. Lênin cho rằng: "Chế độ của những xã viên HTX văn minh là chế độ CNXH" và khả năng này thông qua kiểu tổ chức kinh tế đó để Nhà nước giúp đỡ, kiểm soát và hướng dẫn nông dân xây dựng chế độ kinh tế mới. Kiểu tổ chức HTX như vậy đem lại khả năng kết hợp được những nguyên tắc dường như trái ngược nhau giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội đảm bảo cho "lợi ích cá nhân" phục tùng "lợi ích chung", điều mà trước đây nan giải đối với CNXH. Trong sự kết hợp đó không được xóa bỏ quyền sở hữu tư nhân về vật phẩm tiêu dùng và TLSX của nông dân. Nhà lý luận HTX Nga - Tchayanoy (1889 - 1939) đã có nhiều công trình nghiên cứu về nông thôn - nông nghiệp được Lênin đánh giá cao. Ông đã nghiên cứu tỉ mỉ sự gắn bó, dung hợp, tác động qua lại lẫn nhau giữa kinh tế hộ nông dân với kinh tế HTX. Năm 1927, ông đã đưa ra định nghĩa về HTX như sau: "HTX là hiệp hội các hộ nông dân. HTX chỉ là xã hội hóa một phần sản xuất, chính phần của sản xuất lớn có ưu thế hơn sản xuất nhỏ. Quá trình này có thể thực hiện mà không phá hoại nông dân lao động, bằng cách tổ chức các ngành và hoạt động mà sự liên hiệp lại trên nguyên tắc sao cho có hiệu quả kinh tế. HTH là một quá trình xã hội hóa từng bước kinh tế nông dân, kinh tế HTX ra đời và phát triển không phá vỡ kinh tế gia đình nó tách dần một số lĩnh vực và một số công việc và nếu làm ở gia đình không có lợi bằng HTX là sự bổ sung cho kinh tế hộ nông dân, phục vụ cho nó, mà vì thế thiếu kinh tế nông nghiệp thì HTX không có ý nghĩa gì cả". Sự tách rời này diễn ra trước hết và phổ biến ở những khâu những quá trình cách xa công việc trực tiếp của người nông dân với sinh vật. Ông đề xuất tập chung hóa tối thiểu ở những quá trình sinh học, dần dần từng bước tập trung ở những lĩnh vực có liên quan từ gần đến xa từ những khâu trong quá trình lưu thông, chế biến nông sản dịch vụ kỹ thuật…
Sự tách rời và kết hợp lại như vậy sẽ biến đổi dần nền kinh tế nông dân, tạo ra những nhân tố của nền sản xuất XHCN. Con đường đó sẽ từng bước chuyển nền kinh tế nông dân biệt lập sang hình thức cao nhất của sản xuất xã hội. Sự chuyển biến đó dài hay ngắn còn tùy thuộc vào trình độ phát triển của LLSX. Sự tích tụ trong sản xuất nông nghiệp đi liền với sự phát triển của những hình thức HTH theo chiều từ dưới lên trên. Sự hình thành phát triển chế độ HTX như thế là quá trình tự nguyện của kinh tế hộ nông dân.
Nhà lý luận về HTX Mỹ - Rmelianov (1942) cho rằng HTX không phải là một doanh nghiệp tập thể. HTX có điểm giống như công ty cổ phần vì vốn do nhiều người góp lại. HTX có thể có cổ phần ở đây chỉ có nghĩa là các xã viên cùng góp một số vốn vào để cùng hoạt động. Cổ phần mang tính chất cá nhân rõ rệt chứ không phải mang tính vô danh như trong các công ty cổ phần mang tính chất hạn chế. Các hộ nông dân tham gia vẫn giữ được tính độc lập của họ. Do hộ nông dân tham gia vào HTX với những phần không đều nhau nên phải đảm bảo tính công bằng của phần dịch vụ phí không sử dụng (lãi) phải chia theo số lượng dịch vụ mà HTX đã thực hiện cho các hộ, nghĩa là doanh số dịch vụ.
Về nguyên tắc: HTX đã được 28 người thợ dệt ở Rochdadale (Anh) thành lập HTX tiêu thụ đầu tiên năm 1844 đề ra trong đó có nguyên tắc :Tự do gia nhập; kiểm soát quản lý dân chủ, thể nhiện bằng quy tắc mỗi người một phiếu; trả lãi dịch vụ phí thừa tỉ lệ với doanh số do HTX thực hiện… Những nguyên tắc này đã được thử thách thực tế ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Vấn đề này, Mác và Ăngghen đều tỏ thái độ hết sức thận trọng đối với nông dân, coi đây là phương hướng, nguyên tắc của HTX.
Từ Đại hội VIII, Đảng cộng sản Nga, tháng 3 năm 1919, Lênin đã phê phán gay gắt "ở đây dùng bạo lực thì có nghĩa là làm nguy hại đến toàn bộ sự nghiệp. ở đây cần phải làm công tác giáo dục lâu dài… và không được dùng mệnh lệnh". "Chỉ những HTX do những người nông dân điều hành theo sáng kiến của họ và lợi ích của các HTX ấy được kiểm nghiệm trên thực tế mới có giá trị".
Những luận điểm cơ bản trên đây cũng như lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin được chủ tịch Hồ Chí Minh nhận thức sâu sắc và vận dụng thành công trong hoạt động thực tiễn ở Việt Nam. Người cho rằng khi xem xét vấn đề nông dân phải kết hợp chặt chẽ vấn đề chính trị với vấn đề gốc rễ là vấn đề kinh tế nông nghiệp. Việc quan tâm hàng đầu của người khi giành chính quyền là độc lập dân tộc là người cày có ruộng. Trong "Đường cách mệnh" (1927), Hồ Chí Minh viết : "Đảng cộng sản cầm quyền tổ chức ra Chính phủ công, nông, binh phát đất cho nông dân người cày có ruộng… ra sức tổ chức kinh tế mới". Trong giai đoạn phát triển kinh tế đất nước, lợi ích của nhân dân và nông dân được đặt lên hàng đầu. Chính trị là sự biểu hiện trong luận điểm "Nếu nước độc lập mà dân không hướng mục đích tự do thì độc lập chẳng có ý nghĩa gì". Trong thời kỳ đất nước khôi phục và phát triển kinh tế nhiều thành phần, bắt đầu từ nông nghiệp đã có thắng lợi to lớn để chứng minh tư tưởng ấy. Người đã tiếp cận tư tưởng Mác về "Nghề nông hợp lý", đã đóng góp hoàn thiện và áp dụng trong điều kiện cụ thể tại Việt Nam. Người đặc biệt nhấn mạnh đặc điểm to lớn của nước ta trong thời kỳ quá độ là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên CNXH. Hồ Chí Minh đã hiểu rõ sức mạnh của sự hợp tác, liên kết, nhưng làm thế nào để tổ chức ra sự tổ chức và liên kết đó, nhất là trong nông thôn lạc hậu, nông nghiệp manh mún ở nước ta. Theo người "Sửa chữa cái xã hội ấy mấy ngàn năm (trì trệ, lạu hậu nhân dân không có ruộng, canh tác manh mun…), làm xã hội mới XHCN ấy mới là khó khăn. Nhưng biết làm đồng tâm hợp lực thì chắc chắn làm được".
Về mục đích: Của các tổ hợp tác tuy cách làm thì khác nhau rất nhiều nhưng mục đích thì nước nào cũng như nhau, đó là mưu lợi của những người tham gia HTX, giúp đỡ tương trợ nhau, hạn chế bóc lột CNTB và đế quốc.
Về lý luận: Người sử dụng ngay tục ngữ Việt nam "Nhóm lại thành giầu chia ra thành khổ"… Người nói: "Muốn làm hòn núi cao phải vào tổ đổi công và HTX vì nhiều người hợp lại thì sẽ làm được nhiều và tốt hơn".
Về loại hình: Người đưa ra bốn loại hình HTX: Một là HTX tín dụng, hai là HTX mua bán, ba là HTX sản xuất, bốn là HTX vận tải. Và giải thích HTX khác với hội buôn vì hội buôn lợi riêng, HTX lợi chung và tuy HTX là để giúp đỡ nhau nhưng không giống các hội buôn từ thiện. Theo Người, ngoài nguyên tắc chung của HTX là tự nguyện, cùng có lợi, dân chủ, còn mang tính tương trợ giúp đỡ lẫn nhau và chống sự bóc lột. HTX tín dụng là ngân hàng của dân, là nơi cung cấp vốn cho sản xuất và đời sống hoạt động phải có hiệu quả và tạo được uy tín tín dụng trong nông thôn. Vai trò tác dụng của mua bán là mang tính chất hợp tác nhằm có lợi cho nông dân đi mua bán, chứ chưa nhấn mạnh tính chất kinh doanh thuần túy. Đối với HTX sản xuất Người đưa ra ví dụ: "Người trồng bông khôn gcó bàn đánh bông, không có đồ kéo sợi, cho nên phải bán bông rẻ. Nếu góp nhau làm HTX, mua đủ đồ ra mà làm thì ít công mà lợi nhiều". Có thể nói thiên tài của Người không chỉ đưa ra một lý thuyết về kinh tế hợp tác mà còn thể hiện tầm nhìn xa, với một tinh thần thân ái, nhân văn sâu sắc đối với người nông dân. Có lẽ vậy, ngay từ khi viết "Đường cách mệnh" để tuyên truyền tư tưởng cách mạng giành độc lập dân tộc, Hồ Chí Minh đã chuẩn bị con đường phát triển kinh tế - xã hội trong nông nghiệp - nông thôn là HTX.
Về phương châm: Theo Người chỉ cần phát triển đổi công từng vụ việc tiến tới đổi công thường xuyên mùa này sang mùa khác.
Về nguyên tắc : Một là, không được cưỡng bức ai hết; hai là, làm sao cho những gia đình trong tổ đổi công đều có lợi; ba là, quản trị phải dân chủ và phương pháp tổ chức đổi công là: không nên làm ham, làm mau, làm rầm rộ, mà phải đi bước nào vững chắc bước ấy; phải thiết thực; phải làm từ nhỏ đến lớn. Tư tưởng này cho thấy, Người đã vận dụng khéo léo các nguyên tắc HTH của chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh thực trạng nông thôn Việt Nam lúc đó. Theo người muốn xây dựng tổ đổi công và HTX được tốt, phải đoàn kết, phải làm cho mọi người tham gia và phải bàn bạc dân chủ và tính toán cho công bằng hợp lý.
Về quy mô : Theo Người không nhất thiết phải làm theo địa giới hành chính. Việc lập một hay nhiều HTX tùy thuộc vào yêu cầu và các điều kiện cụ thể từng nơi. Đây là tư tưởng liên hiệp HTX, vừa là kết quả vừa là tiền đề tất yếu về mặt tổ chức trong sự phát triển HTHT trong nông thôn, trên cơ sở đa dạng hóa nền kinh tế nhiều thành phần.
Như vậy, đối với Hồ Chí Minh, kinh tế hợp tác và HTX không phải là mục đích mà chỉ là phương tiện thúc đẩy kinh tế phát triển. Hồ Chí Minh đã thấy được trình độ non yếu trong công tác quản lý của cán bộ ta, nhất là tư tưởng nóng vội, chủ quan, duy ý chí trong việc phát triển KTHT ở nông thôn. Hồ Chí Minh nói "Nông dân cần trông thấy lợi ích bộ phận và lợi ích toàn cuộc. Cho nên việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh". Mục đích của việc xây dựng và phát triển của HTX là nhằm cải thiện đời sống cho nhân dân.
Tóm lại, các luận điểm cơ bản của các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học về chế độ kinh tế môi trường và HTX tập trung chủ yếu vào vấn đề sau:
Do đặc điểm của ngành sản xuất nông nghiệp kiểu tổ chức trang trại gia đình có hiệu quả cao, ưu việt hơn những trang trại có quy mô lớn và không thể tổ chức theo kiểu xí nghiệp công nghiệp.
HTX chỉ là phương tiện đưa nông dân đến sự ấm no, văn minh, chống sự bóc lột và cũng là con đường đơn giản nhất, dễ tiếp thu nhất đối với nông dân trong quá trình xây dựng chế độ mới.
Sự ra đời của chế độ hợp tác p;hải dựa vào trên cơ sở tự nguyện của người tham gia, theo yêu cầu sản xuất của người kinh doanh , cũng từ đó sẽ đảm bảo được các nguyên tắc HTH và HTX hoạt động có hiệu quả hơn. các quan hệ hợp tác nẩy sinh trên cơ sở của nhu cầu kinh tế gia đình, kinh tế nông trại, dù bất kỳ hình thức nào cũng không được dùng mệnh lệnh cưỡng bức nông dân vào HTX hoặc tước đoạt TLSX của nông dân.
Chế độ KTHT và HTX phải giải quyết hài hoà các quan hệ lợi ích giữa nông dân với xã hội và giữa hộ nông dân với các tổ chức kinh tế hợp tác và HTX.
2. Hợp tác hóa nhìn từ kinh nghiệp của các nước trên thế giới.
2.1. Hợp tác xã nông nghiệp ở Trung Quốc
Ở Trung Quốc, sau cách mạng năm 1919, ở nông thôn do nhu cầu sản xuất đã thể hiện các hình thức hợp tác đơn giản; đổi công, tương trợ, các HTX cấp thấp về sản xuất, tiêu thụ, vận chuyển, tín dụng… Từ năm 1955 đến năm 1957 có 87% hộ nông dân và 800.000 HTX, thực tế đó là các công xã nhân dân với quy mô cao nhất là tập trung cao độ về ruộng đất và lao động phân phối theo ngày công. Hình thức tổ chức HTX ở đây áp dụng hình thức công xã giống như trong quân đội. Đội sản xuất là đơn vị cấp cơ sở gồm 30 hộ trở nên với diện tích canh tá từ 15 đến 20 ha. Trên đội sản xuất là đại đội, mỗi đại đội gồm 10 đội, trên đại đội là trung đoàn sản xuất bao gồm khoảng 10 đại đội. Nhiệm vụ của các trung đoàn là xây dựng các kết cấu hạ tầng cơ sở, thủy lợi, xưởng thủ công và xí nghiệp nông thôn. Trên trung đoàn là công xã gồm khoảng 50.000 lao động, nhiệm vụ chủ yếu làm chức năng hành chính. Sản phẩm của công xã nộp cho Nhà nước (thuế, giá bán do Nhà nước quy định…) sau đó Nhà nước phân phối lại theo chế độ khẩu phần. Trong công xã, những gia đình nghèo được phân phối không theo kết quả lao động. Thực chất tổ chức mô hình công xã như vậy là xóa bỏ quan hệ hàng hoá tiền tê, thực hiện chế độ bao cấp gần như hoàn toàn. Trong sản xuất mọi sáng kiến và động lực cá nhân không được khuyến khích đã kìm hãm sản xuất. Trước tình hình đó từ năm 1978 các công xã sản xuất bị giải thể, thực hiện giao khoán dài hạn cho hộ nông dân tổ chức sản xuất theo từng hộ gia đình và đang phát triển các hình thức liên kết kinh tế mới, các hình thức HTX dịch vụ cho các nông hộ.
2.2. Hợp tác xã nông nghiệp ở Thái Lan.
Ở Thái Lan, HTX đầu tiên được thành lập từ năm 1916 với 16 thành viên, mục đích của HTX là giúp đỡ nông dân trang trải những món nợ và bảo vệ quyền canh tác trên ruộng đất đi thuê. Do hoạt động có hiệu quả cao cùng với sự giúp đỡ của Nhà nước nên chỉ 2 năm sau đã có hơn 60 HTX nông nghiệp được thành lập ở hầu hết các tỉnh trong cả nước. Cho đến nay HTX nông nghiệp ở Thái Lan vẫn giữ vai trò quan trọng trong hệ thống HTX cả nược. Hoạt động của các HTX nông nghiệp rất đa dạng, có thể kể đến một số hoạt động chính của HTX như : cho xã viên vay vốn, nhận tiền gửi tiết kiệm của xã viên, thu mua nông sản của xã viên để kinh doanh, cung ứng vật tư, máy móc nông nghiệp, hạt giống cho xã viên, cung ứng các loại dịch vụ cho xã viên.
Hệ thống tổ chức HTX nông nghiệp theo 3 cấp : HTX cấp huyện, tỉnh và quốc gia. HTX cấp huyện do một ban thường trực quản lý, thành viên của ban này gồm đại diện của tất cả các Hiệp hội nông dân cấp xã trong phạm vi huyện, để giúp đỡ các HTX có một ban cố vấn bao gồm chủ yếu là các quan chức Nhà nước do người đứng đầu huyện làm chủ tịch, ba hoặc nhiều HTX cấp huyện hợp thành HTX cấp tỉnh. Các HTX nông nghiệp ở Thái Lan được hình thàn từ những người nông dân tự nguyện liên kết lại với nhau. Cơ quan quyền lực cao nhất của HTX là đại biểu đại hội xã viên hay đại hội đại biểu xã viên, đại hội bầu ra hội đồng ban quản trị, hội đồng ban quản trị chỉ định chủ nhiệm, chủ nhiệm lập và điều hanh bộ máy quản lý HTX.0
2.3. Hợp tác xã nông nghiệp ở Liên Xô.
Ở Liên Xô cũ, do nền sản xuất hàng hoá TBCN phát triển chậm hơn nên các hình thức HTX cũng phát triển muộn hơn so với các nước TBCN. Các hình thức HTX trong nông nghiệp phát triển chủ yếu vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Các HTX được hình thành một cách tự nguyện của những hộ nông dân trong các lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, tín dụng…
Cách mạng tháng 10 thành công, Nhà nước Sô Viết thực hiện khẩu hiệu "Người cày có ruộng". Sau đó trong những năm nội chiến (1918 - 1920), về cơ bản nông nghiệp nước Nga vẫn là cá thể. Cũng trong giai đoạn này, tư tưởng tả khuynh nảy nở. Họ cho rằng tập thể hóa (TTH) và HTX càng nhanh càng sớm thì càng nhanh có chủ nghĩa xã hội, từ đso kinh tế tiểu nông đã bị xóa bỏ, đưa nông dân vào các doanh nghiệp nông nghiệp Nhà nước và cho đó là làm ăn lớn. Tiến hành phong trào TTH tuyệt đối đại bộ phận nông dân t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NNo06.docx