Cây lạc (Arachis hypogaea L) là cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị kinh tế cao ở nước ta và nhiều nước trên thế giới. Bên cạnh giá trị kinh tế ,lạc còn là cây họ đậu có tác dụng làm tốt đất. Lạc là cây trồng cổ truyền, được trồng ở hơn 100 nước trên thế giới. Trong số 25 nước trồng lạc ở Châu Á, Việt Nam đứng hàng thứ 5 về diện tích sau ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia và Myanma (Vũ Công Hậu, Ngô Thế Dân, 1995) [17]. ở nứơc ta hiện nay lạc là cây công nghiệp ngắn ngày đứng đầu về giá trị hàng hoá xuất khẩu với khoảng 80- 120 ngàn tấn hạt lạc/năm (Hoàng Quốc Việt và CS, 1995) [3]. Sản phẩm từ lạc cũng được sử dụng hết sức đa dạng như ép dầu, làm bánh kẹo, nước chấm, sử dụng trực tiếp từ hạt. để đáp ứng nhu cầu của con người. Hạt lạc có giá trị dinh dưỡng cao với hàm lượng Lipít 51-53%, Protein 27,6%. Ngoài ra hạt lạc còn chứa Gluxit, Tinh bột, đường, chất xơ, tro và kali. Bên cạnh giá trị dinh dưỡng, giá trị kinh tế, lạc còn là cây trồng dễ tính, có thể trồng xen, trồng gối với những cây trồng khác góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng nông nghiệp tăng thêm nguồn thu nhập cho nông dân.
Mặt khác lạc là cây có tác dụng cải tạo đất tốt do cây lạc có khả năng cố định N2 tự do trong khí trời nhờ sự cộng sinh với vi khuẩn Rhizobium vigna trong các nốt sần ở rễ lạc [14]. Từ các nốt sần cung cấp một lượng đạm đáng kể cho cây và những cây trồng vụ sau nhờ vậy cây lạc là góp phần cải tạo và sử dụng lâu dài nguồn tài nguyên đất đai. Diện tích trồng lạc ở Việt Nam nhìn chung ngày càng được mở rộng và tăng từ 97,1 ngàn ha năm 1975 lên . . năm 2001. [7]. Sản lượng lạc cũng không ngừng tăng lên từ 259,3 ngàn tấn năm 1993 lên .năm 2001. Năng suất lạc giữa các vùng chênh lệch khá lớn. Nhìn chung ở đồng bằng cao hơn trung du và miền núi.
( Cục thống kê Bộ Nông Nghiệp và Công Nghiệp thực phẩm, 1997. [2])
Nhà nước ta đã đặt ra chỉ tiêu đưa diện tích cây lạc lên 400 ngìn ha vào năm 2005 với năng suất bình quân 1,5- 2,0 tấn/ha. [7]. Mặc dù đất đai ,thời tiết khí hậu nước ta thuận lợi cho cây lạc song sản suất lạc ở nước ta vẫn gặp nhiều khó khăn. Năng suất lạc còn thấp so với tiềm năng. Một trong những nguyên nhân chính hạn chế năng suất và sản xuất lạc là do bệnh hại. Trong đó đáng chú ý là bệnh lan truyền qua đất (Trần Văn Lài, 1991) [11], (Ngô Thế Dân và CS, 1993) [53]. Bệnh hại lạc là một trong những yếu tố quan trọng làm giảm năng suất và chất lượng lạc ở nước ta và nhiều nước trên thế giới. Trong các bệnh hại lạc ở Việt Nam, bệnh héo xanh vi khuẩn ( do vi khuẩn Raltonia solaracearum E F. Smith) gây ra tác hại rất nguy hiểm ( Mehan, Nguyễn Xuân Hồng, 1994) [60]. Theo các tác giả ước tính ở nước ta có khoảng 105 ngàn ha lạc bị nhiễm bệnh bệnh héo xanh vi khuẩn. Nhiều nơi bệnh nặng tới mức không thể trồng tiếp được nữa. Bên cạnh chết do bệnh héo xanh vi khuẩn hiện tượng chết rạp cây còn do các nấm bệnh khác nhau làm giảm năng suất. Một số bệnh còn làm giảm phẩm chất lạc nhất là bệnh mốc vàng do nấm Aspergillus flavus gây ra. Nấm này tiết ra độc tố Aflatoxin có khả năng gây ung thư cho người và động vật. Nấm A. flavus có khả năng lan truyền qua đất, không khí và hạt giống. Theo Mehan (1994) thì trong các mẫu đất thu thập từ các ruộng lạc của các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá, Bắc Giang, đều có sự hiện diện của nấm A. flavus. ở các vùng đất dốc của tỉnh Hoà Bình nói chung và ở Nông trường Thanh Hà nói riêng những năm trước có dùng lạc làm cây trồng xen song diện tích trong thời gian gần đây giảm hẳn do giống địa phương năng suất thấp và đặc biệt là bệnh hại rất nặng nên năng suất lạc thấp thậm chí không cho thu hoạch. Để góp phần giải quyết khó khăn trên cho vùng đất dốc Thanh Hà nói riêng và toàn tỉnh Hoà Bình nói chung chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiờn cứu một số bệnh chớnh hại lạc và biện phỏp phũng trừ tổng hợp trờn vựng đất dốc Nông trường Thanh Hà- Kim Bôi- Hoà Bỡnh.
84 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1569 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Nghiên cứu một số bệnh chính hại lạc và biện pháp phũng trừ tổng hợp trờn vựng đất dốc Nông trường Thanh Hà- Kim Bôi- Hoà Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu
1.Tính cấp thiết của đề tài
Cây lạc (Arachis hypogaea L) là cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị kinh tế cao ở nước ta và nhiều nước trên thế giới. Bên cạnh giá trị kinh tế ,lạc còn là cây họ đậu có tác dụng làm tốt đất. Lạc là cây trồng cổ truyền, được trồng ở hơn 100 nước trên thế giới. Trong số 25 nước trồng lạc ở Châu á, Việt Nam đứng hàng thứ 5 về diện tích sau ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia và Myanma (Vũ Công Hậu, Ngô Thế Dân, 1995) [17]. ở nứơc ta hiện nay lạc là cây công nghiệp ngắn ngày đứng đầu về giá trị hàng hoá xuất khẩu với khoảng 80- 120 ngàn tấn hạt lạc/năm (Hoàng Quốc Việt và CS, 1995) [3]. Sản phẩm từ lạc cũng được sử dụng hết sức đa dạng như ép dầu, làm bánh kẹo, nước chấm, sử dụng trực tiếp từ hạt... để đáp ứng nhu cầu của con người. Hạt lạc có giá trị dinh dưỡng cao với hàm lượng Lipít 51-53%, Protein 27,6%. Ngoài ra hạt lạc còn chứa Gluxit, Tinh bột, đường, chất xơ, tro và kali. Bên cạnh giá trị dinh dưỡng, giá trị kinh tế, lạc còn là cây trồng dễ tính, có thể trồng xen, trồng gối với những cây trồng khác góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng nông nghiệp tăng thêm nguồn thu nhập cho nông dân.
Mặt khác lạc là cây có tác dụng cải tạo đất tốt do cây lạc có khả năng cố định N2 tự do trong khí trời nhờ sự cộng sinh với vi khuẩn Rhizobium vigna trong các nốt sần ở rễ lạc [14]. Từ các nốt sần cung cấp một lượng đạm đáng kể cho cây và những cây trồng vụ sau nhờ vậy cây lạc là góp phần cải tạo và sử dụng lâu dài nguồn tài nguyên đất đai. Diện tích trồng lạc ở Việt Nam nhìn chung ngày càng được mở rộng và tăng từ 97,1 ngàn ha năm 1975 lên…………. . năm 2001. [7]. Sản lượng lạc cũng không ngừng tăng lên từ 259,3 ngàn tấn năm 1993 lên………….năm 2001. Năng suất lạc giữa các vùng chênh lệch khá lớn. Nhìn chung ở đồng bằng cao hơn trung du và miền núi.
( Cục thống kê Bộ Nông Nghiệp và Công Nghiệp thực phẩm, 1997. [2])
Nhà nước ta đã đặt ra chỉ tiêu đưa diện tích cây lạc lên 400 ngìn ha vào năm 2005 với năng suất bình quân 1,5- 2,0 tấn/ha. [7]. Mặc dù đất đai ,thời tiết khí hậu nước ta thuận lợi cho cây lạc song sản suất lạc ở nước ta vẫn gặp nhiều khó khăn. Năng suất lạc còn thấp so với tiềm năng. Một trong những nguyên nhân chính hạn chế năng suất và sản xuất lạc là do bệnh hại. Trong đó đáng chú ý là bệnh lan truyền qua đất (Trần Văn Lài, 1991) [11], (Ngô Thế Dân và CS, 1993) [53]. Bệnh hại lạc là một trong những yếu tố quan trọng làm giảm năng suất và chất lượng lạc ở nước ta và nhiều nước trên thế giới. Trong các bệnh hại lạc ở Việt Nam, bệnh héo xanh vi khuẩn ( do vi khuẩn Raltonia solaracearum E F. Smith) gây ra tác hại rất nguy hiểm ( Mehan, Nguyễn Xuân Hồng, 1994) [60]. Theo các tác giả ước tính ở nước ta có khoảng 105 ngàn ha lạc bị nhiễm bệnh bệnh héo xanh vi khuẩn. Nhiều nơi bệnh nặng tới mức không thể trồng tiếp được nữa. Bên cạnh chết do bệnh héo xanh vi khuẩn hiện tượng chết rạp cây còn do các nấm bệnh khác nhau làm giảm năng suất. Một số bệnh còn làm giảm phẩm chất lạc nhất là bệnh mốc vàng do nấm Aspergillus flavus gây ra. Nấm này tiết ra độc tố Aflatoxin có khả năng gây ung thư cho người và động vật. Nấm A. flavus có khả năng lan truyền qua đất, không khí và hạt giống. Theo Mehan (1994) thì trong các mẫu đất thu thập từ các ruộng lạc của các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá, Bắc Giang, đều có sự hiện diện của nấm A. flavus. ở các vùng đất dốc của tỉnh Hoà Bình nói chung và ở Nông trường Thanh Hà nói riêng những năm trước có dùng lạc làm cây trồng xen song diện tích trong thời gian gần đây giảm hẳn do giống địa phương năng suất thấp và đặc biệt là bệnh hại rất nặng nên năng suất lạc thấp thậm chí không cho thu hoạch. Để góp phần giải quyết khó khăn trên cho vùng đất dốc Thanh Hà nói riêng và toàn tỉnh Hoà Bình nói chung chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiờn cứu một số bệnh chớnh hại lạc và biện phỏp phũng trừ tổng hợp trờn vựng đất dốc Nụng trường Thanh Hà- Kim Bụi- Hoà Bỡnh.
ý nghĩa khoa học thực tiễn của đề tài.
ý nghĩa khoa học của đề tài.
Đề tài này góp phần xác định thành phần bệnh chính hại lạc ở vùng đất dốc đặc biệt là các loài nấm gây bệnh qua đất, hạt,cũng như xác định nòi và Biovar vi khuẩn héo xanh.
Nghiên cứu biến động số lượng của nấm mốc, vi khuẩn héo xanh trong đất ở các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây lạc với các phương thức canh tác,quản lý tổng hợp khác nhau.
Tìm biện pháp phòng trừ tổng hợp để giảm sự tích luỹ, phát triển của nguồn bệnh trong đất và hạn chế tác hại của bệnh hại lạc chính.
ý nghĩa thực tiễn
Kết quả đề tài sẽ đề xuất biện pháp phòng trừ bệnh tổng hợp có hiệu quả và có thể áp dụng trong sản xuất để góp phần hạn chế bệnh hại nhằmỉtồng lạc bền vững và tăng năng suất, chất lượng lạc cho vùng đất dốc nông trường Thanh Hà nói riêng và toàn tỉnh Hoà Bình nói chung.
Mục tiêu của đề tài.
Đề tài tiến hành nhằm đạt những mục tiêu sau:
+ Nghiên cứu xác định được thành phần bệnh chính hại lạc trồng trên vùng đất dốc nông trường Thanh Hà- Kim Bôi- Hoà Bình.
+ Nghiên cứu xác định được sự tích luỹ phát triển của tổng số vi khuẩn héo xanh và nấm mốc trong đất ở các công thức thí nghiệm khác nhau trong các giai đoạn phát triển của cây lạc.
+ Nghiên cứu biện pháp phòng trừ tổng hợp một số bệnh chính hại lạc trồng trên vùng đất dốc nông trường Thanh Hà- Kim Bôi- Hoà Bình.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu là nấm mốc và vi khuẩn héo xanh gây chết cây lạc.
Phạm vi thu thập nguồn bệnh trong đất, trên cây ở các công thức thí nghiệm khác nhau bố trí tại nông trường Thanh Hà- Kim Bôi- Hoà Bình
Các thí nghiệm trong phòng được thực hiện ở Bộ Môn Di Truyền Miễn Dịch Thực Vật, Bộ môn Vi Sinh Vật,Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp Việt Nam và Khoa Vi Sinh Vật Viện 69 , Bộ tư lệnh lăng.
chương I. Tổng quan tài liệuTình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về bệnh hại lạc
1.1 cơ sở khoa học của nghiên cứu thành phần bệnh hại lạc do nấm và vi khuẩn héo xanh.
Như nhiều loại cây trồng khác,cây lạc bị nhiều loại vi sinh vật gây hại, vi sinh vật gây hại xâm nhập vào cây và giữa chúng hình thành mối quan hệ ký sinh- ký chủ giữa loài gây hại và cây trồng. Vi sinh vật xâm nhập vào cây và chúng gây nên rối loạn sinh lý ở cây làm cây bị huỷ hại từng phần hoặc gây nên ảnh hưởng lên toàn cây làm cây giảm năng suất hoặc cây chết không cho thu hoạch. Những vi sinh vật gây hại sống dưới đất thường xâm nhập vào cây gây nên triệu chứng héo, hiện tượng chết héo lạc do nhiều loại vi sinh vật gây nên.
Trong nhóm vi sinh vật gây bệnh chết héo thường gặp do vi khuẩn héo xanh (Raltonia solanacearum) gây ra. Bệnh héo xanh do vi khuẩn gây ra rất phổ biến ở các nước trồng lạc trên thế giới và gây thiệt hại rất nghiêm trọng. Bệnh héo xanh có mặt hầu hết các khu vực, ở đâu có trồng các cây thuộc họ cà (Solanaceae) như: cà chua, cà, khoai tây, thuốc lá..... lạc là người ta tìm thấy sự có mặt vi khuẩn (R.solanacearum) này. Mức độ gây hại của chúng rất nguy hiểm. Tỷ lệ bệnh cao nhất hại lạc có thể đến 90% (M.machmuch1986,1992) [34] [45]. Cùng với bệnh héo xanh vi khuẩn bệnh nấm phổ biến gây hại nghiêm trọng tới năng suất và phẩm chất lạc. Nguồn bệnh gây hại chủ yếu có sẵn trong hạt, trong đất do vậy việc phòng trừ hết sức khó khăn. Nấm Aspergillus flavus trên lạc có thể sản sinh độc tố Aflatoxin gây độc cho người và gia súc. Bệnh hại lạc đã được nghiên cứu từ những ngày đầu của sản xuất lạc thương phẩm. Khi cây lạc trở nên có tầm quan trọng trong nền nông nghiệp thế giới, từ việc đầu tư tối thiểu đến tăng đầu tư dể tăng năng suất và chất lượng hạt. Khi giá trị đem lại từ cây lạc lên cao thì sản xuất cũng được nâng lên vì thế cả bệnh cũ và có nhiều bệnh mới xuất hiện trên lạc (Porter, D.H; Smith, D.H; 1989) [22]. Sự phát phiển và mức độ phổ biến của bệnh chính hại lạc phụ thuộc vào tương tác ký chủ và vi sinh vật gây bệnh với môi trường. Do đó việc tìm những biện pháp nhằm hạn chế tác hại của bệnh đối với lạc là rất quan trọng.
Rất nhiều nhà nông học cho rằng tính nhiễm bệnh của cây trồng tăng lên là vì chúng bị suy yếu do kết quả thiếu các nguyên tố dinh dưỡng khoáng trong đất. Trong thời gian gần đây nhiều nghiên cứu đã cho thấy độ mầu mỡ của đất rõ ràng có ảnh hưởng đến mức phổ biến của bệnh cây nhưng chỉ là một trong nhiều yếu tố quyết định mức độ nhiễm bệnh của cây đối với nấm và vi khuẩn [14]. Trong đất trồng trọt có sự cân bằng nhất định giữa vi sinh vật sống phụ sinh (hoại sinh) và vi sinh vật sống ký sinh. Qua quá trình trồng trọt liên tục một số cây trồng, trạng thái cân bằng bị phá vỡ và một thời gian dài đất bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh. Quan hệ giữa các vi sinh vật trong đất rất phức tạp, trong đó mật độ quần lạc vi sinh vật gây bệnh cây ở những điều kiện tương ứng có thể tăng lên hay ngược lại giảm đi. Trong trường hợp này quan hệ cạnh tranh giữa các vi sinh vật về thức ăn, phản ứng của đất, thế năng oxi hoá khử của nó và sự có mặt của các chất đặc biệt nhất là chất kháng sinh do vi sinh vật hoaị sinh tiết ra giữ một vai trò quan trọng. Riinmuth E(1968) cho biết là bằng những biện pháp kỹ thuật nông nghiệp nhất định có thể trực tiếp hoặc gián tiếp tác động lên ký sinh và một phần làm yếu khả năng gây bệnh của chúng đối với ký chủ, hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật đối kháng với chúng. Ngoài ra, trong những điều kiện nhất định thì đã có các vật chất hữu cơ dễ phân giải, vi sinh vật gây bệnh có thể chuyển hóa dinh dưỡng từ ký sinh thành hoại sinh. Phân đạm bón dưới dạng vô cơ sẽ thúc đẩy quá trình xâm nhập của nấm vào mô tế bào ký chủ. Theo Baker R. 1968, vật chất hữu cơ (Glucoza) kéo dài giai đoạn hoại sinh của nấm và làm giảm bệnh. Phân hữu cơ, phân chuồng, phân xanh làm tăng hàm lượng mùn trong đất và làm thay đổi tính chất hoá lý của đất, tăng khả năntg hút các các chất dinh dưỡng trong đất của cây. Phân hữu cơ tác động trực tiếp lên vi sinh vật gây bệnh lan truyền qua đất bằng cách thay đổi quần lạc nômg sinh. Lượng mùn trong đất làm tăng khả năng giữ nước, cải thiện cấu trúc và hạn chế xói mòn của đất. Theo Winter A.G will Loke (1952) đã xác định là trong các chất hữu cơ phân huỷ yếu có chứa các chất kìm hãm sinh trưởng cuả vi sinh vật gây bệnh [22]. Theo Snyder W.C và các cộng tác viên: đã bón vào đất tàn dư thực vật với tỷ số C: N khá rộng làm cho đậu tương giảm bệnh do nấm Fusarium solani phaseoli, Rhizoctonia solani [22]. theo Reinmuth E,Boechow H. (1960) đã xác định là bón vào đất một lượng nhiều phân ủ là giảm bệnh cây trồng do nấm Pythium. Sở dĩ như vậy là vì khi lượng chất hữu cơ trong đất tăng lên thì vi sinh vật đất có tác dụng kìm hãm lên nấm Pythium cũng tăng lên [16].
Theo Gassner G và Niemann E, (1955) cho biết bào tử nấm T. controversa chết hàng loạt trong khoảng thời gian 6 tháng dưới tác dộng tích cực của các vi sinh vật đối kháng do lượng phân chuồng cao gây ra [14]. Do đó việc áp dụng phân bón hợp lý và sử dụng phân chuồng cho lạc là hết sức cần thiết hạn chế bệnh hại và tăng năng suất lạc. Không khí bao quanh cây trồng chính là các điều kiện khí tượng bao gồm :độ chiếu sáng, nhiệt độ, mưa, bức xạ, độ bốc hơi nước và áp lực không khí. Mỗi yếu tố đều ít nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh cây nhưng quan trọng nhất và có ý nghĩa giới hạn là nhiệt độ và ẩm độ từ đó cần nghiên cứu kỹ thuật trồng để giảm bệnh hại. Bên cạnh kỹ thuật canh tác, thuốc hoá học, chăm sóc, việc sử dụng giống kháng bệnh cũng hết sức có ý nghĩa trong phòng chống bệnh hại.
Do đó nghiên cứu bệnh hại chính và tìm ra biện pháp phòng trừ tổng hợp có hiệu quả là việc làm hết sức cần thiết. Xuất phát từ thực tiễn trên , chúng tôi tiến hành nghiên cứu những bệnh chính hại lạc và tìm ra biện pháp phòng trừ tổng hợp có hiệu quả nhằm hạn chế bệnh hại cho vùng đất dốc nông trường Thanh Hà- Kim Bôi- Hoà Bình.
1.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về một số bệnh hại lạc.
1.2.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.
1.2.1.1 Bệnh mốc vàng .
Bệnh mốc vàng do nấm Aspergillus flavus gây ra. Nấm A. flavus tồn tại trên hạt lạc, trong đất và trong không khí. Nấm xâm nhiễm và phát triển sớm hơn trên lạc giai đoạn còn non, trên quả lạc và hạt lạc trong đất trong giai đoạn thu hoạch và bảo quản (22),(24). Hội chứng độc Aflatoxin do Aspergillus flavus sản sinh ra đã được tìm thấy đầu tiên ở Anh vào năm 1960 trên gà tây con. Nó được đặc trưng ở chổ con vật bị chết nhanh chóng bằng sự tổn thương ở gan. Người ta đã ghi nhận được thành phần độc tố là B1, B2, G1, G2. Độc tố Aflatoxin do A.flavus sản sinh ra có tính ổn định cao đối với tác dụng của các yếu tố vật lý và hoá học khác nhau. Vì vậy việc loại bỏ hay huỷ hoại độc tố trong các thực phẩm là việc làm hết sức khó khăn. Nhiệt độ cao, tia gama, tia tử ngoại hay tăng độ axit ,độ kiềm đều không đem lại hiệu quả gì [13] . Do đó bệnh mốc vàng là bệnh được tất cả các nước trồng lạc quan tâm cũng như các nước tiêu thụ.
Nấm Aspergillus flavus gây bệnh mốc vàng có thể sinh trưởng ở trong khoảng nhiệt độ từ 17- 420C .Tuy nhiên nhiệt độ cho nấm phát triển tốt nhất là 25- 350C và độ ẩm thấp. Nấm sẽ phát triển trên quả và hạt lạc nhanh chóng trong điều kiện khô…Song độ ẩm của hạt lạc từ 7- 9% lại không thích hợp cho sự xâm nhiễm và phát triển của A.flavus (Goldblast, L.A.1977) [30]. Lạc sau khi thu hoạch càng để lâu độ nhiễm A.flavus càng tăng (Harold Epattee, Clyde T. Young USA 1982) [31].
Biện pháp phòng trừ :Nghiên cứu về biện pháp phòng trừ bệnh mốc vàng, Dicken.J.W 1997 [24] đã chỉ ra rằng: lạc trồng sớm để có độ ẩm thích hợp cho cây lạc sinh trưởng tránh thời kỳ khô hạn và sâu hại trong mùa gieo trồng sẽ có tác dụng hạn chế sự xâm nhiễm của A.flavus ; Trồng những giống lạc chống chịu với bệnh thối quả, tuyến trùng, sâu hại và những nấm sản sinh độc tố khác; áp dụng biện pháp luân canh cây trồng, sử dụng phân bón thích hợp để giảm sự gây hại của vi sinh vật truyền qua đất. Thu hoạch kịp thời khi đa số quả lạc vừa tới độ chín, phơi lạc đạt độ ẩm 8- 9% để hạn chế sự xâm nhập và phất triển của nấm ở hạt lạc trong thời gian bảo quản.
Tại Viện Nghiên Cứu cây trồng cạn quốc tế coi biện pháp lai tạo giống kháng với nấm A.flavus là chiến lược quan trọng trong phòng chống sự nhiễm Aflatoxin trên lạc (Mehan, V.K; and Donal, M.C. 1984) [48]. Biện pháp này đã được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới.
1.2.1.2 Bệnh thối đen cổ rễ hay gọi là thối vòng .
Bệnh thối đen ở rễ do nấm Aspergillus niger Vantiegh gây ra. Nấm Aspergillus niger tồn tại trong hạt giống và trong đất (Ashwopth, L.J 1964) [62]. Bệnh được phát hiện đầu tiên ở Sumatra năm 1926. Ngày nay bệnh thối đen cổ rễ trở thành một đối tượng quan trọng ở tất cả diện tích trồng lạc trên thế giới. ở nhiều nơi năng suất lạc giảm tới 50% do sự gây hại của bệnh (Wadsworth D.F,1984)[57].
Biện pháp phòng trừ:Do nấm Aspergillus niger tồn tại trong đất, trên hạt giống do vậy để phòng chống bệnh này ngoài việc sử dụng giống kháng cần dùng thuốc hoá học để xử lý hạt giống trước khi gieo trồng. Việc hạn chế nguồn bệnh do nấm A. ngier trong đất cần có công thức luân canh thích hợp cùng với việc sử dụng phân bón và chăm sóc hợp lý.
1.2.1.3 Bệnh héo vàng.
Bệnh héo vàng do nấm Fusarium gây ra, cũng như nấm A.flavus và A.niger nấm Fusarium spp có mặt ở tất cả các loại đất trồng lạc, chúng còn được phân lập từ mô rễ, từ hạt (jofse, A.Z. 1993) [35].
Có 17 loại Fusarium đã được phân lập từ đất xung quanh vùng rễ, quả(Garcia, R.and Mitchell, D.G 1975 )[28]. Các tác giả xác định có 4 loài gây bệnh trên lạc gồm:
+ Fusarium solani f.sp phaseoli (Burkh).
+ Fusarium oxysporium (Shlechtend. Emend Snyder & Hans).
+ Fusarium roseum.
+ Fusarium tricinetum.
Fusarium spp sống hoại sinh ở đất và tàn dư cây trồng. Đây chính là nguồn bệnh để lây lan cho vụ sau (Joffe, A.Z.1973) [35]. Bệnh do nấm Fusarium spp xuất hiện trên bộ rễ dưới dạng các chấm nhỏ kéo dài có viền mầu nâu đậm. Vết bệnh khi đã lớn 1- 2cm vỏ rễ cây bị phá huỷ và rễ bị khô dẫn tới cây héo và chết.
Biện pháp phòng trừ:Nấm Fusarium spp là loại đa thực [10] do đó việc phòng trừ gặp nhiều khó khăn. Nghiên cứu các biện pháp phòng trừ bệnh, các tác giả chỉ ra biện pháp luân canh cây trồng có ý nghĩa giảm bệnh . Nâng cao độ phì của đất bằng bón phân hữu cơ có thể giảm bệnh Fusarium gây nên. Xử lý đất bằng Metansodium hoặc phơi ải đất có tác dụng giảm mật độ Fusarium và tăng năng suất lạc (Kranz, G., and Pucci, E. 1963) [39]. Bên những biện pháp trên, khi chăm sóc lạc nên tránh gây thương tích cho cây, nhổ bỏ cây bệnh và rắc vôi bột vào chỗ bị bệnh, bón vôi khi đất bị chua nhằm hạn chế bệnh Fusarium spp gây bệnh héo ở lạc.
1.2.1.4 Bệnh thối thân lạc .
Bệnh gây ra do nấm Sclerotium rolfsii (saccardo). Bệnh được phát hiện ở hầu hết các nước trồng lạc trên thế giới. Năng suất giảm do bệnh có thể lên tới 80% ở những vùng bệnh nặng. Đây là một trong những loại bệnh gây hại lạc nhiều nhất ở Mỹ (Jackson, C.R 1962) [39]. Nghiên cứu về vi sinh vật gây bệnh, các tác giả cho rằng nấm Sclerotium rolfsii sản sinh một lượng lớn axít oxalic.Độc tố được sản sinh làm biến đổi mầu hạt và gây nên những đốm chết hoại của lá ở giai đoạn đầu phát triển. (Garxren, K.H 1959) [29].
Biện pháp phòng trừ: Nấm Sclerotium rolfsii gây bệnh tồn tại từ năm này qua năm khác ở tầng đất bề mặt nhưng không thể tồn tại nhiều năm trong đất ngập sâu, do vậy luân canh cây trồng từ 2- 4 năm làm giảm khả năng xâm nhiễm của bệnh. Cùng với luân canh cây trồng ta sử dụng thuốc hoá học thích hợp để phòng trừ.
1.2.1.5 Bệnh thối cây con.
Bệnh do nấm Pytium gây ra. Hầu hết các loài Pytium có thể gây chết cây con, gây thối rễ và thối quả lạc (Frank, Z.R 1972) [25]. Pythium myriotylum Drechs được xem là đối tượng gây nên bệnh thối quả nghiêm trọng ở miền bắc Carolina, Viginia và những vùng trồng lạc khác (Porter D.M. 1970)[51].
Nấm Pythium tồn tại trong đất và có phạm vị kí chủ rộng, ở trong đất nó có thể như 1 loại nấm hoại sinh (Garcia, R., and Mitchell, D.G 1975) [28].
Nấm Pythium xâm nhiễm vào mô cây có liên quan chặt chẽ với độ ẩm đất, nhiệt độ đất, PH, thành phần Cation, độ chiếu sáng.... (Frank, Z.R 1972) [25]. Nhiệt độ thích hợp cho nấm phát triển là 350C (Bell, D.K 1976) [25]. Các tác giả chỉ ra mối tương quan có ý nghĩa giữa việc nâng cao độ ẩm đất và sự gây hại của Pythium. Tưới H2O thường xuyên ở đất cát làm tăng mức độ phổ biến của bệnh. Các tác giả cũng cho rằng tuyến trùng Meloidogynearenaria làm tăng sự gây hại của bệnh thối quả lạc và chết cây con do nấm Pythium myritium gây nên ở Florida (Gacia, R., and Mitchell, D.G 1975 )[28].
Biện pháp phòng trừ: Kết quả cho thấy hầu hết các giống lạc trồng ở Virgina được ghi nhận là kháng đối với Pythium myriotylum. Những thuốc trừ nấm có phổ tác động rộng hoặc sử dụng 1 số thuốc trừ nấm để phòng trừ bệnh này là cần thiết đối với những vùng bệnh lây nhiễm nặng(Garcia, R. and Mitchell, D.G 1975) [28]. Các tác giả đều cho rằng phòng trừ bệnh Pythium của lạc trên đồng ruộng là hết sức khó khăn, biện pháp luân canh cũng tỏ ra ít hiệu quả tuy nhiên những nơi trồng lạc liên tục nhiều vụ bệnh này sẽ nặng hơn những vùng lạc được trồng luân canh với cây trồng khác.
1.2.1.6 Bệnh héo xanh vi khuẩn.
Bệnh héo xanh vi khuẩn do vi khuẩn Raltonia solanacearum gây ra có mặt ở hầu khắp trên thế giới, cũng như ở Việt Nam. ở đâu có trồng các loại cây thuộc họ cà (Solanaceae) như: cà chua, thuốc lá, khoai tây.... là thấy sự có mặt của vi khuẩn héo xanh. Ngoài ra nó còn ký sinh trên 200 loài thực vật khác (He 1990) [42]. Hội nghị quốc tế đầu tiên về héo xanh vi khuẩn tổ chức ở miền bắc Carolina năm 1976 đã nhấn mạnh tầm quan trọng của bệnh này. Hội nghị khẳng định bệnh héo xanh vi khuẩn là 1 trong những bệnh quan trọng trên thế giới (L.sequeira và CS, 1992) [41]. Mức độ gây hại của chúng cũng rất nguy hiểm: ở cà chua có thể làm giảm năng suất tới 90%, cây cà 80%, thuốc lá 50% (T.A.Agati 1949) [54]. Bệnh có thể làm giảm 70% năng suất khoai tây (L.Ciampi và CS 1989) [40]. Trên lạc tỷ lệ cây bị hại có thể đến 90% (M.Machmud ,1986- 1992) [44] [45]. Bệnh héo xanh vi khuẩn xuất hiện trong suốt thời kỳ sinh trưởng phát triển của lạc trồng trên đồng ruộng song chủ yếu ở giai đoạn 2-3 tuần sau trồng. Dấu hiệu đầu tiên của bệnh là 1 vài lá non héo đi, hơi rũ xuống, lúc đầu cây có thể phục hồi về ban đêm và khi thời tiết râm mát trong ngày. Giai đoạn sau đo bộ lá và thân cây bị héo nhanh chóng. Bộ lá héo rũ xuống nhưng vẫn giữ được mầu xanh tiếp theo cây bị khô và chết. Đối với giai đoạn cây già hoặc ở những giống kháng với vi khuẩn mà bị bệnh thì quá trình héo diễn ra chậm hơn song cuối cùng toàn bộ cây bị héo và chết đi. Cắt ngang rễ chính hoặc bổ dọc và phần dưới thân cây bị bệnh thấy có mầu nâu đậm của mô gỗ có dịch vi khuẩn nhầy. Khi nhổ cây bị bệnh héo xanh lên thường được toàn bộ bộ rễ. Chúng ta có thể chuẩn đoán nhanh bệnh do vi khuẩn héo xanh theo phương pháp sau: Rửa sạch rễ chính cây bị bệnh bằng nước sạch, cắt đi một phần rễ chính sau đó nhúng phần còn lại của rễ vào 1 cốc thuỷ tinh có chứa nước sạch chỉ 1 vài phút sau ta thấy dòng vi khuẩn mầu trắng sữa tuôn ra từ vết cắt (Hiện tượng này không xẩy ra nếu cây bệnh bị héo do nấm). Nguyên nhân gây bệnh được xác định là Pseudommonas solanacearum và gần đây trong báo cáo tại hội nghị chuyên đề về vi khuẩn gây bệnh héo xanh tổ chức tại Pháp ngày 22- 27 tháng 6 năm 1997 (Kelman, 1997) tất cả các nhà khoa học nghiên cứu bệnh này đã thống nhất đổi tên vi khuẩn này thành Ralstonina solanacearum [39]. Vi khuẩn R.solanacearum phân bố phổ biến ở vùng nhiệt đới có khí hậu ẩm, ẩm. Đặc biệt bệnh phổ biến ở những nước thuộc Đông và Đông Nam á như: Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, Malaysia và Việt Nam.
Sự phân bố và tầm quan trọng củabệnh héo xanh vi khuẩn lạc trên thế giới.
(S.pande, C.J.Johansen và J.Narayana Rao [52])
Tên nước
Tỉnh vùng
Tầm quan trọng
(Tỷ lệ bệnh)
Trung Quốc
Liaoning, Shandong, Hubei, Jiangsu, Anhui, Henan.
Hunan, Sichuan, Guizhou. Hubei,
Jiangxi, Fuiang, Guangxi, Quảng Đông, Hainan
Bệnh có chiều hướng gia tăng tỷ lệ bệnh quan sát < 20%.
Quan trọng
tỷ lệ bệnh quan sát >30%
Indonesia
Irian, Jaya, Kalimantan
Quan trọng, tỷ lệ bệnh 10- 30%
Malaysia
kedah, Ipoh
Bệnh có chiều hướng tăng. Tỷ lệ bệnh <10%
Kelantan, Terengganu, selangor
Bệnh quan trọng tỷ lệ bệnh >30%
Việt Nam
Miền Bắc: Vĩnh Phú
Bệnh có chiều hướng gia tăng, tỷ lệ bệnh <10%
Bắc Thái, Bắc Giang, Hà Tĩnh, Thanh Hoá, Nghệ An.
Miền Nam: Long An, Tây Ninh
Bệnh quan trọng, tỷ lệ bệnh > 30%
Héo xanh vi khuẩn( R. solanacearum) là bệnh lây lan chủ yếu qua đất. Trong số các vi khuẩn hại cây, R.solanacearum vững bền nhất trong đất (V.P. Izrainxki) [22]. Vi khuẩn R.solanacearum có thể sống sót trong đất bỏ hoá vài năm thậm chí cả khi không có cây xanh trên đất đó (Smith1944, Granada và Sequcira 1983) [51]. Vi khuẩn tồn tại trong đất và tiếp tục gây bệnh cho vụ sau trên cây có cùng ký chủ và cả những cây cỏ dại khác. Do đó luân canh lạc với các cây có cùng ký chủ làm tăng mức độ bệnh. Vi khuẩn R.solanacearum lây lan chủ yếu qua đất nhưng cũng dễ dàng truyền theo nguồn nước qua mưa gió , qua những vết thương cơ giới do con người gây ra trong chăm sóc cũng có thể qua vết thương của rễ do côn trùng đất và tuyến trùng gây ra( Li và CS 1981) [43]. Bệnh héo xanh vi khuẩn còn có thể truyền qua hạt của những cây lạc bị bệnh (Middleton và CS, 1990) [36]. Theo Li và CS ,1981 [43] thì mật độ vi khuẩn R.solanacearum trong đất có liên quan trực tiếp tới tỷ lệ bệnh và mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh, khi mật độ vi khuẩn 108/ml tỷ lệ bệnh là 10% trong các thí nghiệm nhân tạo khi mật độ vi khuẩn là 6 x 108/ml và 1,5 x 109 tế bào vi khuẩn/ml tỷ lệ bệnh là 21,4% và trên 50% (Liwenrong và cộng sự 1981) [43]. + ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đến phát sinh và phát triển của bệnh héo xanh vi khuẩn trên lạc: Sự phát triển của bệnh héo xanh vi khuẩn lên quan chặt tới các yếu tố, độ ẩm, mưa gió, độ PH đất, phân bón, kết cấu đất... Nhiệt độ thích hợp cho vi khuẩn phát triển từ 25- 350C, nhiệt độ tối thiểu là 100C và tối đa la 410C. PH thích hợp 7,0-7,2( Kelman và cộng sự, 1994) [38].
Nhiệt độ đất trên 250C ở độ sâu đất trồng 5cm cùng với độ ẩm đất cao thuận lợi cho bệnh phát triển, (Wang và cộng sự, 1983) [58]. Bệnh phát triển cao điểm khi nhiệt độ đất trên 300C, nhiệt độ không khí trên 250C trong vòng 10 ngày (Tan và Liao, 1990, theo Smith1944, Granada và Sequcira 1983) [61]. Bệnh nhẹ hoặc không phát triển khi chế độ nhiệt ngày đêm là 25/200c và 20/150c (Subandiayah và Hayward, 1990) [53]. Độ ẩm của đất và các vi sinh vật đối kháng là quan trọng hơn cả tính chất đất. Độ ẩm của đất đã quyết định độ lớn của quần thể vi sinh vật đối kháng và chúng đến lượt mình làm tổn thương tới sự tồn tại và phát triển của vi khuẩn R.solanacearum trong đất. Vi khuẩn tồn tại tốt ở đất đủ ẩm và thoáng khí. Đất khô, đất ngập nước ảnh hưởng bất lợi đến vi khuẩn làm hạn chế sự phát triển của bệnh (Yeh, 1990) [61]. Bệnh héo xanh vi khuẩn ít phổ biến ở đất giầu chất hữu cơ hơn là đất ngèo dinh dưỡng.
Nghiên cứu ở Trung Quốc cho thấy rằng mưa nhiều và mưa rào có ảnh hưởng tới bệnh héo xanh lạc. Khi đất và nhiệt độ không khí thích hợp bệnh phát triển thì trời mưa to sau đó khô hoặc bỗng nhiên thời tiết nóng sau mưa to sẽ thuận lợi cho bệnh phát triển (Tan và các cộng sự)[59]. Cũng theo (Yeh, 1990) [61] cho rằng nhìn c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3- Benh cay lac-84.doc