Chương trình nghị sự 21 đã khuyến nghị các quốc gia nghiên cứu, xây dựng các mô hình phát triển bền vững cộng đồng phù hợp với đặc thù của quốc gia mình. Năm 1993 tại hội nghị quốc tế về phát triển bền vững trên cơ sở làng ấp ở Collins đã đưa ra mô hình làng sinh thái. Đây được coi như là một phương pháp để đối phó với nghèo đói hướng tới phát triển bền vững.
Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đã trở thành đặc trưng cơ bản của thời đại và là quốc sách của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Việt Nam coi phát triển bền vững là sự nghiệp của toàn dân trong đó “Phát triển bền vững nông thôn miền núi” được đặc biệt quan tâm và trở thành chính sách ưu tiên. Việc xây dựng mô hình làng sinh thái là một trong những yếu tố đảm bảo cho sự phát triển bền vững nông thôn Việt Nam.
Mô hình làng sinh thái đã được xây dựng ở nhiều quốc gia cũng như ở Việt Nam; đã có rất nhiều mô hình làng sinh thái được xây dựng ở nhiều địa phương trên toàn quốc với những đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội khác nhau như : mô hình làng sinh thái đất dốc ở Ba Vì - Hà Tây; mô hình làng sinh thái trên vùng cát ven biển ở Triệu Vân - Triệu Phong - Quảng Trị; mô hình làng sinh thái vùng úng ngập ở Xuân Lâm -Tĩnh Gia - Thanh Hoá.
Thực tế đã cho thấy rõ ràng lợi ích về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và môi trường mà các mô hình này đem lại. Mục đích khi xây dựng làng sinh thái là tạo môi trường trong lành cho sức khoẻ của con người như: nâng cao chất lượng nước, không khí cảnh quan, chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư đồng thời góp phần vào việc giáo dục, nâng cao ý thức của người dân trong công tác bảo vệ môi trường.
Thôn Tùng Ruộng - xã Xuân Đám - huyện Cát Hải - Hải Phòng là một địa điểm được chọn để xây dựng mô hình làng sinh thái cho khu vực miền núi và ven biển. Việc thực hiện mô hình ở dây có thể trở thành mô hình điểm để nhân rộng cho các vùng khác trên cả nước. Việc thực hiện mô hình là thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về xã hội hoá bảo vệ môi trường trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thực hiện mục tiêu xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Vì vậy việc thực hiện đề tài “Bước đầu đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội môi trường của mô hình làng sinh thái tại xã Xuân Đám thuộc huyện Cát Hải- thành phố Hải Phòng” là rất cần thiết nhằm nghiên cứu, đánh giá một cách đúng đắn hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường của mô hình để có thể nhân rộng mô hình trên cả nước một cách hiệu quả nhất.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mô hình làng sinh thái với những đặc trưng, vai trò trong việc giải quyết vấn đề phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường cho một cộng đồng dân cư trên khu vực miền núi và ven biển.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là thôn Tùng Ruộng-xã Xuân Đám- huyện Cát Hải- thành phố Hải Phòng. Mô hình bước đầu sẽ được nhân rộng ra toàn xã Xuân Đám
Nội dung nghiên cứu của đề tài là: Nghiên cứu mô hình làng sinh thái ở thôn Tùng Ruộng - xã Xuân Đám-huyện Cát Hải- Hải Phòng và đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội môi trường của mô hình.
Các phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu em đã sử dụng một số phương pháp sau:
- Thu thập tài liệu số liệu về mô hình từ các
- Phân tích và tổng hợp lại tài liệu, số liệu.
- Khảo sát thực tế tại thôn Tùng Ruộng - xã Xuân Đám - huyện Cát Hải - Hải Phòng.
- Phương pháp đánh giá chi phí - hiệu quả.
Kết cấu của đề tài gồm có 4 chương:
Chương I: Những lí luận chung
Chương II: Mô hình làng sinh thái tại thôn Tùng Ruộng xã Xuân Đám - Cát Hải - Hải Phòng.
Chương III: Đánh gia hiệu quả kinh tế-xã hội-môi trường của mô hình
Chương IV: kết luận và kiến nghị
58 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1394 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Nghiên cứu mô hình làng sinh thái ở thôn Tùng Ruộng - Xã Xuân Đám-huyện Cát Hải- Hải Phòng và đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội môi trường của mô hình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần mở đầu
Chương trình nghị sự 21 đã khuyến nghị các quốc gia nghiên cứu, xây dựng các mô hình phát triển bền vững cộng đồng phù hợp với đặc thù của quốc gia mình. Năm 1993 tại hội nghị quốc tế về phát triển bền vững trên cơ sở làng ấp ở Collins đã đưa ra mô hình làng sinh thái. Đây được coi như là một phương pháp để đối phó với nghèo đói hướng tới phát triển bền vững.
Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đã trở thành đặc trưng cơ bản của thời đại và là quốc sách của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Việt Nam coi phát triển bền vững là sự nghiệp của toàn dân trong đó “Phát triển bền vững nông thôn miền núi” được đặc biệt quan tâm và trở thành chính sách ưu tiên. Việc xây dựng mô hình làng sinh thái là một trong những yếu tố đảm bảo cho sự phát triển bền vững nông thôn Việt Nam.
Mô hình làng sinh thái đã được xây dựng ở nhiều quốc gia cũng như ở Việt Nam; đã có rất nhiều mô hình làng sinh thái được xây dựng ở nhiều địa phương trên toàn quốc với những đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội khác nhau như : mô hình làng sinh thái đất dốc ở Ba Vì - Hà Tây; mô hình làng sinh thái trên vùng cát ven biển ở Triệu Vân - Triệu Phong - Quảng Trị; mô hình làng sinh thái vùng úng ngập ở Xuân Lâm -Tĩnh Gia - Thanh Hoá...
Thực tế đã cho thấy rõ ràng lợi ích về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và môi trường mà các mô hình này đem lại. Mục đích khi xây dựng làng sinh thái là tạo môi trường trong lành cho sức khoẻ của con người như: nâng cao chất lượng nước, không khí cảnh quan, chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư đồng thời góp phần vào việc giáo dục, nâng cao ý thức của người dân trong công tác bảo vệ môi trường.
Thôn Tùng Ruộng - xã Xuân Đám - huyện Cát Hải - Hải Phòng là một địa điểm được chọn để xây dựng mô hình làng sinh thái cho khu vực miền núi và ven biển. Việc thực hiện mô hình ở dây có thể trở thành mô hình điểm để nhân rộng cho các vùng khác trên cả nước. Việc thực hiện mô hình là thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về xã hội hoá bảo vệ môi trường trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thực hiện mục tiêu xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Vì vậy việc thực hiện đề tài “Bước đầu đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội môi trường của mô hình làng sinh thái tại xã Xuân Đám thuộc huyện Cát Hải- thành phố Hải Phòng” là rất cần thiết nhằm nghiên cứu, đánh giá một cách đúng đắn hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường của mô hình để có thể nhân rộng mô hình trên cả nước một cách hiệu quả nhất.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mô hình làng sinh thái với những đặc trưng, vai trò trong việc giải quyết vấn đề phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường cho một cộng đồng dân cư trên khu vực miền núi và ven biển.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là thôn Tùng Ruộng-xã Xuân Đám- huyện Cát Hải- thành phố Hải Phòng. Mô hình bước đầu sẽ được nhân rộng ra toàn xã Xuân Đám
Nội dung nghiên cứu của đề tài là: Nghiên cứu mô hình làng sinh thái ở thôn Tùng Ruộng - xã Xuân Đám-huyện Cát Hải- Hải Phòng và đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội môi trường của mô hình.
Các phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu em đã sử dụng một số phương pháp sau:
Thu thập tài liệu số liệu về mô hình từ các
Phân tích và tổng hợp lại tài liệu, số liệu.
Khảo sát thực tế tại thôn Tùng Ruộng - xã Xuân Đám - huyện Cát Hải - Hải Phòng.
Phương pháp đánh giá chi phí - hiệu quả.
Kết cấu của đề tài gồm có 4 chương:
Chương I: Những lí luận chung
Chương II: Mô hình làng sinh thái tại thôn Tùng Ruộng xã Xuân Đám - Cát Hải - Hải Phòng.
Chương III: Đánh gia hiệu quả kinh tế-xã hội-môi trường của mô hình
Chương IV: kết luận và kiến nghị
Chương I : Những lí luận chung
I. Phát triển bền vững.
Sau 20 năm tìm tòi nghiên cứu, Hội nghị quốc tế của Liên Hợp Quốc về môi trường sống, tại Stôckhôm năm 1972 đã nêu lên sự đe doạ của môi trường sống với cuộc sống của nhân loại. Hội nghị nguyên thủ các quốc gia của hơn 170 nước trên thế giới họp vào tháng 6/1992 tại Rio de Janeiro ( Brazin ) đã nhất trí lấy “phát triển bền vững” làm mục tiêu của nhân loại trong thế kỷ XXI.
1. Khái nịêm về phát triển bền vững.
Theo Hội đồng Thế giới về môi trường và phát triển thì “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại khả năng của các thé hệ tương lai trong đáp ứng các nhu cầu của họ”.
Phát triển bền vững là mục tiêu của tăng trưởng kinh tế làm giảm nghèo đói và khai thác tài nguyên cho phát triển đồng thời ngăn ngừa được sự suy thoái môi trường trong tương lai.
Phát triển bền vững là phát triển để cải thiện nâng cao sức khoẻ, giáo dục và phúc lợi xã hội. Một thành phần quan trọng của phát triển bền vững là sự công bằng xã hội và công bằng đối với các thế hệ tiếp theo, thế hệ đương đại không được hưởng các tài nguyên thiên thiên nhiên hoặc các sản phẩm kinh tế và xã hội một cách thái quá làm ảnh hưởng dến thế hệ mai sau.
Phát triển bền vững là quan hệ tổng hợp giữa xã hội kinh tế và môi trường.
Hình 1: Tiếp cận phát triển bền vững
Xã hội
Môi trường Kinh tế
Cực môi trường: Cũng giống như sự phát triển của sinh vật, sự phát triển xã hội phải giải đáp được bài toán do môi trường đặt ra. Trong bất kì phương án phát triển nào theo hướng bền vững cũng đều phải tính toán kỹ mối tác động qua lại giữa con người và thiên nhiên sao cho sự phát triển kinh tế - xã hội không làm suy thoái hoặc huỷ diệt môi trường, bảo tồn tài nguyên, ngăn chặn ô nhiễm.
Cực kinh tế: Theo quan của trường phái phát triển bền vững thì sinh lực kinh tế của một xã hội tuỳ thuộc vào khả năng giải quyết vấn đề giá trị thặng dư bằng cách sử dụng giá trị thặng dư để trao đổi và bù đắp những thiệt hại do sự phát triển kinh tế đơn thuần gây ra. Giá trị thặng dư có thể được tạo ra bằng cánh nâng cao công suất, đổi mới công nghệ.Trong cực này phải đảm bảo sự tăng trưởng, hiệu quả và ổn định.
Cực xã hội: Sự phát triển kinh tế phải đi đôi với phát triển xã hội, nghĩa là nâng cao chất lượng cuộc sống cho tất cả mọi người. Đó cũng là sự phát triển tự sinh do chính xã hội ấy chủ động thực hiện, chứ không phải là một sự phát triển ngoại sinh, sống nhờ hoàn toàn vào nguồn lực từ bên ngoài, muốn vậy phải giảm đói nghèo, thường xuyên xây dựng thể chế tốt và bảo tồn di sản văn hoá dân tộc.
Một xã hội phát triển bền vững là một xã hội phát triển với một nền môi trường trong lành và xã hội văn minh. Xã hội phát triển bền vững dựa trên một hệ thống cấu trúc quan hệ biện chứng giữa kinh tế - xã hội - môi trường. 2. Các chỉ số phát triển bền vững.
Các quốc gia trên thế giới hiện nay đang có xu hướng tiếp cận với phát triển bền vững song do điều kiện kinh tế khác nhau, trình độ phát triển khác nhau dẫn tới sự khác nhau giữa các nước. Nhưng thống nhất là đều có nhu cầu về một cuộc sống ấm no dễ chịu, điều kiện sống ngày một nâng cao, tính đa dạng sinh học và năng suất sản xuất của tự nhiên.
Để đo lường phát triển bền vững có nhiều chỉ tiêu khác nhau, có nhiều chỉ tiêu định lượng được nhưng có những chỉ tiêu khó định lượng được chỉ dừng lại ở mức độ định tính. Để đánh giá phát triển bền vững thì có rất nhiều các chỉ tiêu song hiện nay chỉ có hai nhóm chỉ tiêu chủ yếu sau được vận dụng nhiều nhất.
2.1.Chỉ số về sinh thái.
Chỉ số này rất khó lượng hoá vì tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên của từng lãnh thổ. Để đo lường chỉ tiêu này trên một lãnh thổ cụ thể thường người ta căn cứ vào sự đa dạng sinh học, mức độ khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên tái sinh và không có khả năng tái sinh.
2.2. Chỉ số phát triển con người (HDI).
Chỉ số HDI là thước đo tổng hợp về sự phát triển của con người trên phương diện sức khoẻ, tri thức và thu nhập.
2.2.1.Chỉ số phát triển giáo dục.
Đối với một vùng hay mỗi nước thứ k, trình dộ giáo dục D được cấu thành bởi hai thành tố: Tỷ lệ người lớn biết chữ..và tỷlệ nhập học các cấp giáo dục tiểu học, trung học và đại học. Ta có chỉ tiêu tổng hợp:
DIk = a x Tỷ lệ người lớn biết chữ (Dik) + b x Tỷ lệ nhập học các cấp (Dik).
Trong đó: a, b là hai hệ số dương a= 2/3 và b= 1/3
Đối với chỉ tiêu thành phần, chỉ số phát triển giáo dục DIk của nước (hay vùng) thứ k được tính theo công thức:
Trong đó:
Dik:: Chỉ số thành phần.
Dk : Giá trị thực.
Dmin:Giá trị tối thiểu.
Dmax: Giá trị tối đa.
2.2.2. Chỉ số tuổi thọ bình quân.
Trong đó:
EIk : Chỉ số tuổi thọ trung bình.
Ek : Tuổi thọ bình quân tiính từ khi sinh.
Emin : Tuổi thọ tối thiểu của dân cư.
Emax : Tuổi thọ tối đa của dân cư
2.2.3. Chỉ số thu nhập đầu người.
Trong đó:
IIk: Chỉ số thu nhập đầu người nước (hay vùng) thứ k.
Ik: GIá trị thu nhập đầu người tối đa ở nước (hay vùng) thứ k.
Imin: Giá trị thu nhập đầu người tối thiểu ở nước (hay vùng) thứ k.
Chỉ số phát triển con người tổng hợp HDI của nước (hay vùng) thứ k được tính như sau: HDIk = DIk1/3 + EIk1/3 + IIk1/3.
II. Kinh tế sinh thái
1. Hệ sinh thái
Hệ sinh thái là một quần thể sinh vật cùng sống và cùng phát triển trong một môi trường nhất định có quan hệ tương tác với nhau và với môi trường đó.
2. Kinh tế sinh thái.
2.1. Khái niệm
Kinh tế sinh thái là sự kết hợp hữu cơ giữa các lĩnh vực kinh tế xã hội và tự nhiên. Kinh tế sinh thái là một môn khoa học nghiên cứu và giải quyết các khía cạnh sinh thái của các hoạt động kinh tế của con người cũng như các khía cạnh sinh thái của các hoạt động sinh thái.
2.2. Đối tượng của kinh tế sinh thái
Đối tượng của kinh tế sinh thái là mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên. Con người nhân tố chủ thể của môi trường đã tác động sâu sắc vào tự nhiên, chuyển hoá các hệ sinh thái tự nhiên sang các hệ sinh thái có quan hệ đến quần cư loài người.
3. Mô hình kinh tế sinh thái
3.1.Khái niệm
Mô hình kinh tế sinh thái là một hệ sinh thái cụ thể được thiết kế
và xây dựng trong một vùng sinh thái xác định.
Mô hình kinh tế sinh thái thực chất là một mẫu tổ chức sản xuất tuỳ theo điều kiện cụ thể có thể chỉ gói gọn ở quy mô nhỏ là các nông hộ gia đình cũng có khi được tổ chức cho một cộng đồng dân cư trong đó lấy nông hộ làm trung tâm trên cơ sở khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, các điều kiện sinh thái, dân cư, lao động của vùng nhằm phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường hướng tới phát triển bền vững.
3.2. Nguyên tắc xây dựng mô hình kinh tế sinh thái.
Kiểm kê, đánh giá hiện trạng môi trường, kinh tế tài nguyên và tiềm năng sinh học, bao gồm việc điều tra tự nhiên, điều tra kinh tế xã hội đặc biệt là điều tra dân số, lao động, ngành nghề, tập quán canh tác và sinh hoạt cộng đồng.
Xây dựng cấu trúc mô hình kinh tế sinh thái xuất phát từ chiến lược sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường với các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong cơ cấu kinh tế, từ các đặc điểm tài nguyên sinh thái của từng vùng.
Hoạt động của hệ thống được tiến hành theo chu trình năng lượng - sản xuất - tiêu thụ là chu trình liên quan ngành và trên cơ sở kĩ thuật sinh thái.
Điều khiển hệ kinh tế sinh thái là điều khiển các chu trình năng lượng-sản xuất - tiêu thụ các quy luật kinh tế và sinh học, do đó phải hoàn thiện các cơ chế kinh tế và cơ chế sinh học.
Theo quy luật kinh tế thì tài nguyên được xem như nguồn năng lượng và nguyên liệu tích luỹ của hệ kinh tế sinh thái do đó cần kiểm kê, dự báo tài nguyên trong quá trình sản xuất hàng hoá và thị trường sao cho lợi nhuận và phát triển sản xuất hàng hoá.
Theo quy luật sinh học để điều khiển chu trình thay đổi năng lượng vật chất trong hệ thống sinh học thành phần, bao gồm thực vật, động vật và con người sao cho lượng dinh dưỡng vào các dạng động vật là thích hợp nhất nhằm phát huy năng suất sinh học ở mỗi dạng sinh vật đó.
4. Mô hình làng kinh tế sinh thái
Đối với một cộng đồng dân cư tuỳ theo điều kiện hoàn cảnh cụ thể mà người ta xây dựng mô hình với các quy mô khác nhau: xã, làng, bản...Mỗi một vùng sinh thái khác nhau có một mô hình phù hợp tương ứng.
Mô hình kinh tế sinh thái áp dụng cho một cộng đồng dân cư tập trung với quy mô làng, xã gọi là làng sinh thái.
5. Các yếu tố tác động tới mô hình làng sinh thái
Các yếu tố tác động tới mô hình làng sinh thái đó là:
Điều kiện tự nhiên.
Điều kiện xã hội.
Điều kiện sản xuất.
Yếu tố hạ tầng.
6. Vai trò và ý nghĩa của mô hình làng sinh thái
Việc xây dựng mô hình làng sinh thái có ý nghĩa quan trọng là một trong những yếu tố đảm bảo cho sự phát triển bền vững ở nông thôn, những vùng có sinh thái nhạy cảm.
Mô hình làng sinh thái góp phần nâng cao thu nhập, đời sống vật chất của cộng đồng dân cư thông qua việc làm tăng năng suất cây trồng vật nuôi, giải quyết được các nhu cầu về lương thực thực phẩm cho cộng đồng dân cư.
Mô hình thể hiện vai trò chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành nông, lâm, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ...
Về mặt xã hội mô hình góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng: trường học, trạm y tế, đường sá, cống, mương, hệ thống thoát nước...nâng cao đời sống tinh thần cho người dân
Bên cạnh đó, mô hình làng sinh thái con đem lại cho cộng đồnng dân cư những lợi ích về môi trường sinh thái. Đó là góp phần vào việc cải tạo đất, tạo cảnh quan sinh thái cho vùng, đồng thời nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân.
Việc xây dựng thành công mô hình làng sinh thái ở các vùng sinh thái nhạy cảm, kém bền vững trở thành nơi có đời sống văn hoá lành mạnh, đậm đà bản sắc dân tộc góp phần nào lưu giữ lồng ghép trong các phương thức sản xuất , sinh hoạt cộng đồng, tổ chức không gian sống, giải quyết việc làm. Đó chính là một phần trong công tác bảo tồn và giữ gìn các giá trị văn hoá của dân tộc.
III. Mối quan hệ giữa kinh tế sinh thái và phát triển bền vững
Mối quan hệ tương tác giữa hệ thống kinh tế và môi trường diễn ra dưới dạng trao đổi các dòng năng lượng vật chất và thông tin. Hệ thống kinh tế đòi hỏi phải có năng lượng bền vững lấy từ môi trường dưới dạng lương thực, thực phẩm cho con người, chất đốt cho hoạt động sản xuất và sinh sống.
Nhiệm vụ của hệ thống kinh tế sinh thái là giải quyết tính cân đối và hợp lí trong hoạt động của hai hệ thành phần: hệ thống kinh tế xã hội và hệ thống sinh thái môi trường. Hai hệ thống này là tổng hoà các mối quan hệ giữa yếu tố quản lí do con người điều khiển sao cho chúng hoạt động theo các quy luật sinh học và kinh tế nhằm đạt được hiệu quả tổng hợp: sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và giữ cân bằng sinh thái trong phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo phát triển bền vững.
IV. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường của mô hình làng sinh thái
1. Khái niệm đánh giá hiệu quả của mô hình
Đánh giá hiệu quả của dự án là xem xét mức độ đóng góp của mô hình từ các giác độ khác nhau: cá nhân, cộng đồng, toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Trên giác độ cá nhân, đánh giá hiệu quả của mô hình là xem xét hiệu quả tài chính đối với chủ đầu tư.
Trên giác độ cộng đồng, đánh giá hiệu quả mô hình ngoài việc quan tâm tới hiệu quả tài chính nó còn quan tâm tới hiệu quả về mặt xã hội và môi trường do mô hình đem lại.
2. Đặc điểm của đánh giá hiệu quả của mô hình
Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của mô hình bằng cách so sánh lợi ích và chi phí do mô hình đem lại. Trong quá trình đánh giá hiệu quả của mô hình có một số những lợi ích và chi phí mà ta không định lượng được như những lợi ích về mặt môi trường.
3. Mục đích của đánh giá hiệu quả của mô hình
Trên quan điểm của xã hội đánh giá hiệu quả của mô hình là đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường của mô hình nhằm phục vụ cho sự lựa chọn ra quyết định.
Mục đích của việc đánh giá hiệu quả mô hình là: đánh giá tác động của mô hình với toàn bộ xã hội mô hình đem lại những lợi ích gì cho cộng đồng dân cư; đánh giá sự đóng góp của dự án vào việc thực hiện những chủ trương của Đảng và Nhà Nước về xã hội hoá phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
4. Nguyên tắc chung trong đánh giá hiệu quả của mô hình.
Để đánh giá được hiệu quả của mô hình đòi hỏi người đánh giá phải liệt kê được đầy đủ tất cả các chi phí và lợi ích từ việc thực hiện mô hình đem lại.
Bên cạnh những hiệu quả trực tiếp từ việc triển khai mô hình đem lại, nó liên quan trực tiếp đến các đối tượng của mô hình thì còn có những hiệu quả gián tiếp và những hiệu quả lan rộng. Thường thì nếu không có cái nhìn tổng quát và kinh nghiệm thực tế thì những hiệu quả gián tiếp và nhân rộng hay bị bỏ qua hoặc được đánh giá không đầy đủ.
Đặc biệt ngoài việc đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của mô hình cần phải kết hợp đánh giá hiệu quả về mặt môi trường của mô hình bằng cách lượng hoá những lợi ích mà mô hình đem lại cho môi trường. Đây là một việc làm rất khó khăn vì những giá trị về mặt môi trường khó định lượng. Vì vậy đối với những trường hợp bất khả kháng thì tốt nhất nên giữ nguyên giá trị của nó không cầ tính để bổ sung cho kết quả đã tính toán với mục tiêu là biến giải thích cho người hoạch định chính sách.
Phải đứng trên quan điểm xã hội để đánh giá hiệu quả của mô hình. Sử dụng giá thị trường để tính toán. Nếu không có giá thị trường thì phải sử dụng giá tham khảo.
5. Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của mô hình
Về mặt kinh tế đánh giá mức tăng sản lượng lương thực phẩm, mức tăng thu nhập bình quân đầu người.
Đánh giá hiệu quả xã hội tức là đi đánh giá khía cạnh: tạo công ăn việc làm cho người dân, chuyển dịch cơ cấu lao động; cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng được cải thiện, nâng cao đời sống tinh thần của cộng đồng dân cư, nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái.
6. Đánh giá hiệu quả môi trường của mô hình
Đánh giá hiệu quả môi trường là đánh giá tác dụng của việc cải tạo đất, tăng độ che phủ xanh, chống xói mòn, hạn chế thiên tai, tạo cảnh quan sinh thái cho vùng. Tạo ra một mẫu thôn có đời sống ổn định, có môi trường bền vững, có cảnh quan đẹp góp phần vào công cuộc hiện đại hoá nông thôn.
7. Phương pháp sử dụng trong đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội môi trường của mô hình
7.1. Phương pháp phân tích chi phí - hiệu quả
Phân tích chi phí hiệu quả là công cụ mà các nhà kinh tế môi trường sử
dụng để tìm cách làm sao cho có thể hoàn thành tốt mục tiêu chất lượng môi trường đã cho với số tiền ít nhất.
7.2. Các chỉ tiêu cần tính trong phân tích hiệu quả
7.2.1.Các thông số để tính toán các chỉ tiêu:
Chọn thời gian thích hợp:
Về mặt lí thuyết phân tích kinh tế dự án đầu tư phải được kéo dài trong thời gian vừa đủ để có thể bao hàm hết mọi chi phí và lợi ích của dự án. Thời gian tồn tại hữu ích dự kiến của dự án để tạo ra các sản phẩm đầu ra, các lợi ích kinh tế mà dựa vào đó các dự án được thiết kế, khi lợi ích của dự án trở nên rất nhỏ thì thời gian sống hữu ích của dự án xem như đã kết thúc.
Tỷ lệ chiết khấu (hệ số chiết khấu):
Hệ số chiết khấu là của lãi suất tích luỹ dùng để điều chỉnh đưa các lợi ích và chi phí trong tương lai về giá trị hiện tại tương đương.
Hệ số chiết khấu ý nghĩa là: một sự thay đổi suất chiết khấu làm thay đổi hiện giá ròng và sử dụng suất chiết khấu sai sẽ cho giá trị sai. Tỷ suất chiết khấu có thể xác định việc chấp nhận hay bác bỏ một phương án và làm thay đổi thứ hạng của các phương án.
Trong phân tích chi phí lợi ích để lựa chọn hệ số chiết khấu thích hợp thì cần phải chú ý các điều kiện:
Hệ số chiết khấu không phản ánh lạm phát, mọi giá cả sử dụng trong phân tích là giá thực gọi là hệ số chiết khấu thực.
Trong phân tích kinh tế chỉ sử dụng một hệ số chiết khấu mặc dù khi phân tích có thể thực hiện lặp đi lặp lại với nhiều giá trị khác nhau của hệ số chiết khấu.
Để xác định và điều chỉnh hệ số chiết khấu cần căn cứ vào: Chi phí cơ hội của dự án, chi phí vay mượn tiền để đầu tư vào mô hình.
7.2.2.Các chỉ tiêu tính toán.
Giá trị hiện tại ròng:
Giá trị hiện tại ròng là tổng mức lãi cả đời dự án quy về thời điểm hiện tại. NPV là đại lượng dùng để xác định giá trị lợi nhuận ròng khi chiết khấu dòng lợi ích và chi phí về năm thứ nhất . Nó được xác định bởi công thức sau:
NPV: giá trị hiện tại ròng
Bt : Lợi ích năm t
Ct : Chi phí năm t
t: Thời gian tương ứng
n: tuổi thọ dự án
r: tỷ lệ chiết khấu
Tỷ lệ lợi ích - chi phí (BCR)
Tỷ lệ lợi ích - chi phí là tỷ số hiện giá của lợi ích so với hiện giá của chi phí
BCR =
Chỉ tiêu BCR được sử dụng như một tiêu chuẩn trong so sánh lựa chọn các phương án đầu tư. Song vì là một tiêu chuẩn đánh giá tương đối nên việc sử dụng chỉ tiêu BCR trong thực tế thường bị hạn chế. Nó thường được sử dụng để phân tích trong các dự ná phục vụ lợi ích công cộng.
Nếu BCR >1: Quyết định đầu tư thực hiện mô hình
Nếu BCR = 1 : Có thể đầu tư thực hiện mô hình
Nếu BCR <1: Không nên đầu tư (xét về mặt tài chính)
V. Lí do lựa chọn thôn Tùng Ruộng thuộc xã Xuân Đám làm địa điểm xây dựng mô hình.
Lựa chọn thôn Tùng Ruộng-xã Xuân Đám làm địa điểm xây dựng mô hình vì:
1. Người dân trong Thôn Tùng Ruộng sống thuần tuý bằng nông nghiệp, chưa phát huy được lợi thế để phát triển kinh tế. Vì vậy nếu thiết kế mô hình làng sinh thái cho thôn sẽ giúp cho các hộ gia đình phát triển các mô hình kinh tế vườn sinh thái, thay đổi cơ cấu cây trồng, vườn hộ,..nhằm phát triển bền vững.
2. Hạ tầng cơ sở của thôn tương đối tốt nên đều tư ít tốn kém.
3.Thực hiện tốt mô hình ở đây có thể trở thành mô hình điểm để nhân rộng cho các vùng khác trong cả nước vì thôn Tùng Ruộng hội tụ đủ các điều kiện sinh thái cho khu vực miền núi, vùng ven biển, vùng đẹm cho vườn Quốc gia Cát Bà.
4. Các hoạt động văn hoá của cộng đồng đã đi vào nền nếp, nhận thức của người dân trong thôn về vệ sinh môi trường đã được nâng cao thông qua dự án SIDA( đã được đầu tư vào thôn năm).
5. Chính quyền địa phương đã có kinh nghiệm trong việc huy động cộng đồng tham gia thực hiện chương trình phát triển bền vững.
6. Quản lí cộng đồng theo các hương ước.
Chương II: mô hình làng sinh thái tại thôn tùng ruộng - xã Xuân Đám - Huyện Cát Hải - Hải phòng
I. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thôn Tùng Ruộng
1. Điều kiện tự nhiên
1.1.Vị trí và địa hình
Thôn Tùng Ruộng là một trong 4 thôn của xã Xuân Đám thuộc huyện đảo Cát Hải, thành phố Hải Phòng và cũng là vùng nằm trong địa phận Vườn Quốc gia Cát Bà, một địa chỉ quen thuộc trong mạng lưới du lịch đất nước. Thôn Tùng Ruộng nằm về phía Đông- Nam của xã Xuân Đám trên đường xuyên đảo từ thành phố Hải Phòng đi thị trấn huyện Cát Hải cách thị trấn Cát Bà 12 km, cách bến phà Gót ( nối sang đảo Cát Hải ) là 6 km.
Thôn Tùng Ruộng nằm ven sườn núi đá, có địa hình khá dốc (từ 12 đến 20%), do vậy khi có nước mưa tập trung nhanh theo các đường tụ thuỷ đổ vào các khe rồi đổ ra mương ngoài cánh đồng với tốc độ nhanh.
Tổng diện tích toàn thôn có 230 ha. Trong đó đất trồng lúa chỉ có 5,5 ha chủ yếu ruộng 1vụ đến 2 vụ. Đất trồng màu và trang trại khoảng 9,6 ha. Đất thổ cư, đất vườn 12 ha. Ngoài ra chủ yếu là đất đồi trọc và đất rừng núi đá vôi với diện tích 191 ha chiếm 83%.
1.2. Đặc điểm khí hậu.
1.2.1. Nhiệt độ không khí.
Bảng 1.Diễn biến nhiệt độ không khí trong năm cuả khu vực
Nhiệt độ
Giá trị (0C)
Nhiệt độ không khí trung bình năm
Nhiệt độ không khí cao nhất tuyệt đối
Nhiệt độ không khí thấp nhất tuyệt đối
16,0
36,0
6,0
1.2.2. Mưa.
Mùa mưa tại đây từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm, chiếm 80-90% lượng mưa cả năm.
+ Lượng mưa trung bình năm là 1994 mm
+ Lượng mưa tháng lớn nhất là 1456 mm
+ Lượng mưa tháng nhỏ nhất là 448 mm
1.2.3. Độ ẩm không khí.
Độ ẩm tuyệt đối trung bình năm tại khu vực 82-84%.
1.2.4. Gió
+ Mùa đông: Hướng gió chủ yếu là Bắc và Đông Bắc. Hàng tháng có từ 3 đến 5 đợt gió mùa Đông bắc, mỗi đợt kéo dài từ 3-5 ngày.
+ Mùa hè hướng gió chủ yếu là Đông, Đông nam.
+ Tốc độ gió trung bình năm: 3-3,4 m/s
+ Tốc độ gió trung bình lớn nhất: 20 m/s.
Toàn bộ vịnh Hạ Long hầu như được bao bọc bằng núi, được che chắn khá tốt nên mức độ ảnh hưởng của bão và gió mùa Đông Bắc được hạn chế.
1.2.5. Bức xạ mặt trời
Lượng bức xạ mặt trời do nắng của năm lớn hơn 200 kcal/cm2, tháng ít nhất cũng trên 10 kcal/cm2. Một năm có 1600-1800 giờ nắng. Tháng nắng nhiều nhất là tháng 7 có 182 giờ nắng, tháng nắng ít nhất là tháng 2 có 45-54 giờ nắng.
1.2.6. Thuỷ triều
Biển Hạ Long chịu ảnh hưởng của chế độ nhật triều thuần nhất. Một ngày một lần nước lên và một lần nước xuống.
+ Mực nước triều cao nhất : 4,5 m.
+ Mực nước triều thấp nhất : 0,0 m.
+ Mực nước triều trung bình : 2,0 m.
Độ cao sóng lớn nhất có thể tới :1,5 m.
Trong thời gian triều lên, dòng triều trong vịnh có hướng Tây Nam lên Đông Bắc. Tại các cửa sông, dòng triều đi từ biển vào sông. Thời gian triều rút dòng có hướng ngược lại. Dòng triều tuần hoàn nên không vận chuyển chuyển chất bẩn đi xa bờ được. Vì vậy không cho phép thải vào vịnh Hạ Long bất kì một lượng chất thải lớn.
1.3. Hệ sinh thái
1.3.1.Hệ sinh thái trên bờ.
Thảm thực vật đặc trưng chung trên núi chỉ còn là các tầng cây bụi và dây leo, tầng cỏ và tầng rêu. Thảm thực vật chỉ có tác dụng giữ đất, chống xói mòn và tạo cảnh quan. Tại đây hệ động vật gồm có: Các loại thứ như chuột, sóc, cầy, cáo,..các loại chim cỡ nhỏ điển hình cho vùng ven biển. Bò sát khá nhiều đặc biệt là thằn lằn, tắc kè, rắn; ếch nhái ít. Các loài động vật có ghi trong sách đỏ của Việt Nam rất hiếm. Vấn đề bảo vệ môi trường ở đây rất quan trọng vì khu vực này rất gần với rừng quốc gia Cát Bà.
1.3.2. Hệ sinh thái ở nước và tài nguyên sinh vật nước.
Vùng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1240.Doc