Trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, không một quốc gia nào có thể phát triển mà không mở cửa nền kinh tế của mình. Xuất khẩu là một trong những cách thức mở cửa nền kinh tế được nhiều quốc gia áp dụng nhất, xuất khẩu có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của một quốc gia. Vì thế nhiều quốc gia xem việc thúc đẩy xuất khẩu là rất quan trọng. Thúc đẩy xuất khẩu giúp các nước trên thế giới có thể khai thác triệt để tiềm năng, thế mạnh của mình, đồng thời giảm thiểu được những bất lợi từ đó tạo ra được nhiều hàng hoá hơn, giúp người tiêu dùng có thể được tiêu dùng nhiều hơn với giá cả thấp hơn. cũng nhờ đó các quốc gia trên thế giới có sự liên kết, hợp tác chặt chẽ hơn, giảm dần chênh lệch giữa các quốc gia, góp phần làm cho quá trình phân công lao động quốc tế được thuận lợi hơn.
Đối với Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện đường lối công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Đây là một hướng đi đúng đắn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi mà thị trường trong nước ngày càng chật hẹp và sức cạnh tranh từ hàng hoá ngoại nhập ngày càng tăng. Nhờ thúc đẩy xuất khẩu doanh nghiệp có thể:
+ Có cơ hội mở rộng thị trường: được hoạt động trên thị trường thế giới rộng lớn, nhu cầu phong phú và đa dạng, sức tiêu thụ hàng hoá cao, khả năng thu được nhiều lợi nhuận hơn.
+ Cơ hội mở rộng mối quan hệ làm ăn kinh doanh với các đối tác nước ngoài, có thêm điều kiện học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng để hoàn thiện hoạt động kinh doanh của mình.
+ Góp phần cải thiện đời sống người công nhân, giảm tỉ lệ thất nghiệp, gia tăng kim ngạch xuất khẩu.
Ngày 01/01/2007 Việt Nam chính thức tham gia vào tổ chức thương mại thế giới WTO, rào cản thương mại được dỡ bỏ, cơ hội kinh doanh được mở rộng, nhiều nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường Việt Nam. Hoàn thiện việc thực hiện chiến lược kinh doanh hợp lý đủ sức cạnh tranh được với doanh nghiệp trong và ngoài nước là yếu tố sống còn đối với mỗi doanh nghiệp Việt Nam.
53 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1036 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Nghiên cứu, hệ thống những vấn đề trong việc xuất khẩu phần mềm của các doanh nghiệp Hà Nội – thực trạng và phương hướng phát triển, hiệu quả trong việc thúc đẩy sự ảnh hưởng của nó, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, không một quốc gia nào có thể phát triển mà không mở cửa nền kinh tế của mình. Xuất khẩu là một trong những cách thức mở cửa nền kinh tế được nhiều quốc gia áp dụng nhất, xuất khẩu có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của một quốc gia. Vì thế nhiều quốc gia xem việc thúc đẩy xuất khẩu là rất quan trọng. Thúc đẩy xuất khẩu giúp các nước trên thế giới có thể khai thác triệt để tiềm năng, thế mạnh của mình, đồng thời giảm thiểu được những bất lợi từ đó tạo ra được nhiều hàng hoá hơn, giúp người tiêu dùng có thể được tiêu dùng nhiều hơn với giá cả thấp hơn. cũng nhờ đó các quốc gia trên thế giới có sự liên kết, hợp tác chặt chẽ hơn, giảm dần chênh lệch giữa các quốc gia, góp phần làm cho quá trình phân công lao động quốc tế được thuận lợi hơn.
Đối với Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện đường lối công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Đây là một hướng đi đúng đắn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi mà thị trường trong nước ngày càng chật hẹp và sức cạnh tranh từ hàng hoá ngoại nhập ngày càng tăng. Nhờ thúc đẩy xuất khẩu doanh nghiệp có thể:
+ Có cơ hội mở rộng thị trường: được hoạt động trên thị trường thế giới rộng lớn, nhu cầu phong phú và đa dạng, sức tiêu thụ hàng hoá cao, khả năng thu được nhiều lợi nhuận hơn.
+ Cơ hội mở rộng mối quan hệ làm ăn kinh doanh với các đối tác nước ngoài, có thêm điều kiện học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng để hoàn thiện hoạt động kinh doanh của mình.
+ Góp phần cải thiện đời sống người công nhân, giảm tỉ lệ thất nghiệp, gia tăng kim ngạch xuất khẩu.
Ngày 01/01/2007 Việt Nam chính thức tham gia vào tổ chức thương mại thế giới WTO, rào cản thương mại được dỡ bỏ, cơ hội kinh doanh được mở rộng, nhiều nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường Việt Nam. Hoàn thiện việc thực hiện chiến lược kinh doanh hợp lý đủ sức cạnh tranh được với doanh nghiệp trong và ngoài nước là yếu tố sống còn đối với mỗi doanh nghiệp Việt Nam.
A: Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài tập trung vào việc nghiên cứu, hệ thống những vấn đề trong việc Xuất khẩu phần mềm của các doanh nghiệp Hà Nội – thực trạng và phương hướng phát triển, hiệu quả trong việc thúc đẩy sự ảnh hưởng của nó.
Đánh giá những khó khăn và hạn chế trong việc phát triển ngành Công nghệ thông tin và Xuất khẩu phần mềm của các doanh nghiệp Hà Nội. Trên cơ sở đó để có những giải pháp khắc phục những vấn đề còn tồn tại.
B: Phương pháp nghiên cứu
Bằng việc thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp, từ Internet, sách báo, tạp chí, các báo cáo tổng kết chiến lược của ngành Công nghệ thông tin trong những năm qua, sử dụng những số liệu để xử lý, phân tích và đánh giá số liệu trong quá khứ, làm cơ sở rút ra những nhận xét xác đáng, tìm ra giải pháp khắc phục khó khăn.
C: Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về xuất khẩu phần mềm của các doanh nghiệp của thành phố Hà Nội. Nghiên cứu tổng quan về xuất khẩu không đi sâu vào khía cạnh nghiệp vụ xuát khẩu, nghiên cứu ở cấp độ ngành sản phẩm.
D: Nội dung nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khoá luận gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về xuất khẩu phần mềm của các doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu phần mềm của các doanh nghiệp Hà Nội
Chương 3: Phương hướng và biện pháp thúc đẩy xuất khẩu phần mềm của các doanh nghiệp Hà Nội
Mục lục
Lời mở đầu:………………………………………………………………….
Chương 1: Lý luận chung về xuất khẩu phần mềm của các doanh nghiệp
1.1: Đặc điểm sản phẩm phần mềm
1.1.1: Khái niệm và phân loại sản phẩm phần mềm
1.1.2: Quá trình sản xuất sản phẩm phần mềm
1.1.3: Đặc trưng sản phẩm phần mềm
1.2: Một số lý thuyết áp dụng trong xuất khẩu phần mềm
1.2.1: Lý thuyết lợi thế so sánh
1.2.2: Lý thuyết lợi thế cạnh tranh
1.2.3: Lý thuyết về chuỗi giá trị toàn cầu
1.3: Đặc điểm một số thị trường nhập khẩu phần mềm của Việt Nam
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu phần mềm của các doanh nghiệp Hà Nội
2.1: Tổng quan về các doanh nghiệp sản xuất phần mềm của Hà Nội
2.1.1: Thực trạng trình độ và nguồn lực sản xuất phần mềm
2.1.2: Thực trạng nguồn lực cho sản xuất phần mềm
2.1.3: Lợi thế và hạn chế của các doanh nghiệp sản xuất phần mềm của Hà Nội
2.2: Phân tích thực trạng xuất khẩu phần mềm của các doanh nghiệp Hà Nội
2.2.1: Kim ngạch xuất khẩu phần mềm của các doanh nghiệp Hà Nội
2.2.2: Thị trường xuất khẩu phần mềm của các doanh nghiệp Hà Nội
2.2.3: Khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu phần mềm của các doanh nghiệp Hà Nội
2.2.4: Cơ chế, chính sách của Thành phố Hà Nội trong thúc đẩy xuất khẩu phần mềm
2.3: Đánh giá thực trạng xuất khẩu phần mềm của các doanh nghiệp Hà Nội
Chương 3: Phương hướng và biện pháp thúc đẩy xuất khẩu phần mềm của các doanh nghiệp Hà Nội
3.1: Phương hướng phát triển sản xuất và xuất khẩu phần mềm của các doanh nghiệp Hà Nội
3.1.1: Cơ hội và thách thức trong xuất khẩu phần mềm của các doanh nghiệp Hà Nội
3.1.2: Phương hướng phát triển sản xuất phần mềm
3.1.3: Phương hướng xuất khẩu phần mềm
3.2: Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu phần mềm của các doanh nghiệp Hà Nội
3.3: Kiến nghị
Chương 1
Lý luận chung về xuất khẩu phần mềm của các doanh nghiệp
1.1: Đặc điểm sản phẩm phần mềm
1.1.1: Khái niệm và phân loại sản phẩm phần mềm
Khái niệm:
Phần mềm được hiểu là chương trình, là tài liệu mô tả chương trình, tài liêu hỗ trợ, nội dung thông tin số hoá.
- Chương trình là một tập hợp của các lệnh, câu lệnh được mô tả bằng bất kỳ ngôn ngữ, mã hay hệ thống ký hiệu nào và được thể hiện hoặc lưu trữ trong các vật mang tin (có hoặc không kèm theo các thông tin liên quan), được dùng trực tiếp hoặc dùng gián tiếp sau khi qua một hoặc cả hai khâu sau:
Tái tạo sang một vật mang tin khác; làm cho một dụng cụ có khả năng xử lý thông tin thực hiện một chức năng nào đó.
Chuyển đổi sang môt ngôn ngữ, mã, hệ thôngs ký hiêu khác.
- Tài liệu mô tả chương trình và tài liệu hỗ trợ là tài liệu được thể hiện dưới bất kỳ dạng nào có nội dung mô tả chương trình, giới thiệu, hướng dẫn cách cài đặt, sử dụng, nâng cấp, sửa lỗi hoặc các hướng dẫn khác liên quan đến sử dụng và khai thác chương trình.
- Nội dung thông tin số hoá bao gồm:
Cơ sở dữ liệu là tập hợp dữ liệu được sắp xếp và lưu trữ dưới dạng điện tử số hoá.
Sưu tập tác phẩm số hoá là sưu tập tác phẩm được lưu trữ dưới dạng điện tử số hoá.
* Mặc dù chúng ta không thể định nghĩa nhưng khái niệm sản phẩm phần mềm được hiểu như là một hệ thống chương trình thực hiện một nhiệm vụ tương đối độc lập nhằm phục vụ cho một ứng dụng cụ thể trong cuộc sống của con người (và có thể được thương mại hoá).
Sản phẩm phần mềm là là phần mềm được sản xuất và được thể hiện hay lưu trữ ở bất kỳ một dạng vật thể nào có thể được mua bán hoặc chuyển giao cho đối tượng khác sử dụng. Ví dụ các sản phẩm phần mềm:
Hệ điều hành: MS – DOS, OS/2, Unix OS…
Hệ điều hành mạng máy tính: Unix, Novell Netware, Windows NT… và các ứng dụng trên mạng LAN, WAN, Internet/Intranet (các Browsers, các dịch vụ khai thác Internet…).
Các ngôn ngữ lập trình (chương trình dịch): Turbo Pascal, Turbo C…
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu: Microsoft Foxpro, Microsoft Access, Oracle…
Microsoft Windows và các ứng dụng trên Windows.
Các trò chơi (Games)
Dưới đây là bảng tóm tắt quá trình tiến hoá của sản phẩm phần mềm:
Thời kỳ đầu tiên
1950 – 1960
Xử lý theo lô (Batch Processing)
Phần mềm được viết theo đơn đặt hàng
Thời kỳ thứ hai
1969 – 1970
Đa người dùng (Multiusers)
Thời gian thực (Real Time)
Cơ sở dữ liệu (Database)
Phần mềm sản phẩm)
Thời kỳ thứ ba
1970 – 1990
Hệ thống xử lý phân bổ (Distributed processing system)
Thông minh (Intelligence)
Phần cứng giá thành hạ
Hiệu quả tiêu thụ
Thời kỳ thứ tư
1990 trở đi
Hệ thống để bàn (Desktop – Personal – Notebook Computers)
Lập trình hướng tới đối tượng (Object oriented programming)
Lập trình trực quan (Visual programming)
Hệ chuyên gia (Expert system)
Mạng thông tin toàn cầu (Worldwide communication network)
Xử lý song song (Paralell processing)
…
Phân loại:
- Phần mềm nhúng là phần mềm được nhà sản xuất thiết bị cài sẵn vào thiết bị và chúng được sử dụng ngay cùng với thiết bị mà không cần có sự cài đặt của người sử dụng hay người thứ ba.
- Phần mềm đóng gói là sản phẩm phần mềm có thể sử dụng được ngay sau khi người sử dụng hoặc nhà cung cấp dịch vụ cài đặt vào các thiết bị hay hệ thống. Các phần mềm này thường được cung cấp qua dạng đĩa mềm, đĩa CD; qua bất kể vật mang tin nào khác hay thông qua mạng máy tính. Phần mềm đóng gói thường được phân ra hai loại: phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng.
Ví dụ: hệ điều hành, các công cụ phát triển, các ngôn ngữ lập trình, xử lý văn bản, bảng tính, diệt virus, kế toán, dạy học, quản lý tài chính, quản lý vật tư, các phần mềm tính toán khoa học kỹ thuật, đồ hoạ, v.v…
- Phần mềm chuyên dụng là sản phẩm phần mềm được phát triển theo yêu cầu cụ thể và riêng biệt của khách hàng. Phần mềm chuyên dụng có thể được phát triển từ đầu hoặc được thiết kế theo yêu cầu của khách hàng dựa trên cơ sở các phần mềm có sẵn trên thị trường.
- Sản phẩm thông tin số hoá là nội dung thông tin số hoá được lưu trữ trên một vật thể nào đó.
1.1.2: Quá trình sản xuất sản phẩm phần mềm
Về mặt thiết kế
Tùy theo mức độ phức tạp của phần mềm tạo ra, người thiết kế phần mềm sẽ ít dùng đến các phương tiện để tạo ra mẫu thiết kế theo ý muốn (chẳng hạn như các sơ đồ khối, các lưu đồ, các thuật toán và các mã giải), sau đó mẫu này được mã hóa bằng các ngôn ngữ lập trình và được các trình dịch chuyển thành các khối lệnh “module” và các tập khả thi. Tập hợp các tệp khả thi và các khối lệnh làm thành một phần mềm. Thường khi một phần mềm được tạo thành, để cho hoàn hảo thì phần mềm đó phải được điều chỉnh hay sửa chữa từ khâu thiết kế cho đến khâu tạo thành phiên bản phần mềm một số lần. Một phần mềm thông thường sẽ tương thích với một hay nhiều hệ điều hành, tùy theo cách thiết kế, cách viết mã nguồn và ngôn ngữ lập trình được dùng.
Về mặt sản xuất phần mềm
Việc phát triển và đưa ra thị trường của một phần mềm là đối tượng nghiên cứu của bộ môn công nghệ phần mềm kĩ thuật phần mềm hay còn gọi là công nghệ phần mềm “Software Engineering”. Bộ môn này nghiên cứu các phương pháp tổ chức, cách thức sử dụng nguồn tài nguyên, vòng quy trình sản xuất, cùng với các mối quan hệ với thị trường, cũng như liên hệ giữa các yếu tố này với nhau. Tối ưu hóa quy trình sản xuất phần mềm cũng là đối tượng được xét của bộ môn.
Có thể mô tả quá trình sản xuất một sản phẩm phần mềm trải qua các giai đoạn bằng hình sau:
Bước 1: Người đặt hàng Bước 2: Thiết kế của chủ trì đề tài(Công ty công viên)
Bước 3: Sản phẩm của người Bước 4: Sau khi sửa sai với
lập trình những sáng kiến cải tiến
Bước 5: Triển khai đến khách Bước 6: Ước mơ của người sử
hàng dụng
1.2: Một số lý thuyết áp dụng trong xuất khẩu phần mềm
1.2.1: Lý thuyết lợi thế so sánh
* Lý thuyết của Adam Smith
Lý thuyết về lợi thế so sánh tuyệt đối ra đời vào cuối thế kỷ XVII và đầu thế kỷ XIX, người đề xướng đầu tiên là David Hume (1752) tiếp đến là Adam Smith (1723 – 1790) và sau đó được tục phát triển bởi những người kế tục của ông. Lợi thế tuyệt đối đề cập tới số lượng của một loại sản phẩm có thể được sản xuất, khi sử dụng cùng một nguồn lực ở hai nước khác nhau. Lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất một loại sản phẩm có thể do các lợi thế tự nhiên hoặc các lợi thế có được do kỹ thuật và sự lành nghề.
Theo lý thuyết lợi thế so sánh tuyệt đối thì các quốc gia nên chuyên môn hoá sản xuất những sản phẩm mà họ có lợi thế tuyệt đối sau đó bán những hàng hoá này sang quốc gia khác để đổi lấy các sản phẩm mà nước ngoài có lợi thế hơn. bằng việc chuyên môn hoá sản xuất những sản phẩm có lợi thế tuyệt đối cả hai quốc gia đều có lợi khi quan hệ thương mại với nhau.
Ví dụ: Nước Mỹ có điều kiện tự nhiên thuận lợi trong việc trồng lúa mỳ, ngược lại nước Anh có nhiều thuận lợi trong sản xuất vảI vóc. Khi đó nước Mỹ sẽ chuyên môn hoá sản xuất lúa mỳ còn nước Anh sẽ chuyên môn hoá sản xuất vải vóc. Nước Anh sẽ sản xuất được nhiều vải vóc hơn và nước Mỹ cũng sẽ sản xuất được nhiều lúa mỳ hơn so với khi hai nước đó còn ở tình trạng tự cung tự cấp. Nước Mỹ sẽ tiến hành trao đổi một phần lúa mỳ để đổi lấy một lượng vải vóc của nước Anh. Người ta cũng chứng minh được rằng cả hai nước Mỹ và Anh sẽ cùng được hưởng lợi nhờ quan hệ thương mại lẫn nhau.
* Lý thuyết của David Ricardo hay còn gọi là lý thuyết về lợi thế so sánh
Nhược điểm của lý thuyết về lợi thế so sánh tuyệt đối của Adam Smith là không lý giải được hoạt động thương mại khi một trong hai nước có lợi thế tuyệt đối sản xuất tất cả các mặt hàng. David Ricardo đã phát triển và đưa ra một lý thuyết tổng quát hơn về thương mại so với lý thuyết của Adam Smith đó là Lý thuyết lợi thế so sánh. Lý thuyết này được trình bày trong tác phẩm “Những nguyên lý của kinh tế chính trị học 1817”. Theo David Ricardo thương mại giữa hai quốc gia dựa trên lợi thế tương đối, lợi thế tương đối hay còn gọi là lợi thế so sánh đề cập tới việc các quốc gia có thể sản xuất ra khối lượng các mặt hàng giống nhau khi sử dụng các nguồn lực như nhau nhưng với chi phí khác nhau.
Do sự không đồng đều về lợi thế tuyệt đối, nếu mỗi nước chuyên môn hoá vào sản xuất mặt hàng có lợi thế tuyệt đối hơn và dùng một phần để trao đổi với nước khác bằng mặt hàng có lợi thế tuyệt đối nhỏ hơn thì cả hai nước sẽ cùng thu được lợi ích thông qua thương mại.
Ví dụ:
Có 2 nước X và Y và cùng có 2 loại hàng dệt may và lúa mỳ.
Chi phí sản xuất hàng dệt may của nước X và Y là: a
Chi phí sản xuất lúa mỳ của nước X và Y là: b
+ Nếu a< b thì nước X nên chuyên môn hóa vào sản xuất và nhậo khẩu hàng dệt may và ngược lại nước Y chuyên môn hoá vào sản xuất và xuất khẩu lúa mỳ. Sau quá trình chuyên môn hoá và thương mại, tổng sản phâmr hàng dệt may và lúa mỳ mà 2 nước sản xuất đều tăng lên về số lượng hàng hoá mà người dân của mỗi nước có thể tiêu dùng đều được cải thiện.
* Lý thuyết của Haberler về lợi thế so sánh
Lợi thế tương đối là một khái niệm rất quan trọng của kinh tế học. Hạn chế của David Ricardo ở chỗ mới chỉ đề cập đến khái niệm lợi thế tương đối trên cơ sở lý thuyết về lao động, trong khi đó lao động lại chỉ là một yếu tố của sản xuất. Haberler đã đưa ra cách giải thích toàn diện hơn dựa trên lý thuyết về chi phí cơ hội. Theo Haberler, chi phí cơ hội của hàng hoá là số lượng các hàng hoá khác phải cắt giảm để nhường lại đủ các ngồn tài nguyên để sản xuất thêm một đơn vị hàng hoá thứ nhất. Một nước có lợi thế tương đối về sản xuất một mặt hàng nào đó so với nước khác khi nó có thể sản xuất mặt hàng đó với chi phí cơ hội thấp hơn so với nước khác.
Ví dụ: ở 2 nước X và Y khi không có thương mại quốc tế thì X phải bỏ đI 2/3 số đơn vị của vải để sản xuất thêm một đơn vị của thép. Còn ngược lại, chi phí cơ hội về thép ở nước Y là 1 thép = 2 vải. Vởy là nước X có lợi thế về sản xuất thép còn nước Y có lợi thế tương đối trong sản xuất vải. Theo lập luận của lý thuyết này thì mỗi quốc gia đều có lợi thế so sánh với một một quốc gia khác trong việc sản xuất một sản phẩm khi mà chi phí cơ hội để sản xuất…
1.2.2: Lý thuyết lợi thế cạnh tranh
Lợi thế cạnh tranh tồn tại khi có sự phù hợp giữa những khả năng đặc biệt của một hãng với những nhân tố quyết định thành công trong ngành, điều này cho phép hãng hoạt động tốt hơn các đối thủ cạnh tranh khác. Có 2 cách cơ bản để đạt được lợi thế cạnh tranh. Thứ nhất, lợi thế cạnh tranh có thể đạt được khi một hãng theo đuổi một chiến lược chi phí thấp, điều này cho phép hãng chào bán những sản phẩm với giá thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh. Lợi thế cạnh tranh cũng có thể đạt được bởi một chiến lược phân biệt sẩn phẩm, do vậy khách hàng nhận thức được những lợi ích duy nhất nên họ đồng tình với một mức giá chênh lệch so với đối thủ cạnh tranh. Chú ý rằng cả hai chiến lược này đều có tác động như nhau: làm tăng giá trị nhận thức của khách hàng.
Chất lượng của một chiến lược của một hãng cuối cùng sẽ được đánh giá bởi kết quả - doanh số bán hàng, lợi nhuận, hoặc một vài chỉ số đo lường khác. Những kết quả này lần lượt phụ thuộc vào mức độ giá trị tạo ra cho khách hàng: giá trị mà khách hàng nhận thức được càng lớn thì chiến lược càng tốt. Tóm lại, lợi thế cạnh tranh có thể đạt được bằng cách tạo ra giá trị nhiều hơn so với đối thủ cạnh tranh và giá trị được xác định bởi khách hàng.
Michael Porter đã phát triển một nền móng cho những chiến lược kinh doanh tổng hợp dựa trên 2 hình thức lợi thế cạnh tranh: chi phí thấp và sự khác biệt. Sự kết hợp giữa 2 hình thức này với phạm vi của thị trường mục tiêu (phạm vi rộng hoặc hẹp) hay độ rộng sản phẩm hỗn hợp (hẹp hoặc rộng) sẽ mang lại 3 chiến lược chung: dẫn đầu chi phí, khác biệt hoá và trọng tâm hoá.
Chiến lược dẫn đầu về chi phí: Mục đích của công ty trong việc theo đuổi sự dẫn đầu về chi phí hộăc chiến lược chi phí thấp là hoạt động tốt hơn (có lợi thế hơn) các đối thủ cạnh tranh bằng việc thực hiện các chính sách và biện pháp để có thể sản xuất hàng hoá hoặc dịch vụ ở chi phí thấp hơn các đối thủ. Trong môi trường quốc tế, cần đánh giá chiến lược này theo 2 phương diện: phương diện Marketing và phương diện sản xuất.
Về phương diện Marketing, việc tìm kiếm các thị trường mới cho phép tăng cầu tiềm năng và đạt được mức sản xuất tối ưu nhất. Để quá trình này tạo ra được tác động tối ưu, cần phải thiết kế những sản phẩm theo tiêu chuẩn toàn cầu hoặc ít ra là theo tiêu chuẩn châu lục. Chúng ta cũng biết rằng việc tung sản phẩm ra thị trường quốc tế sẽ cho phép kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm và do đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện hiệu ứng kinh nghiệm. Trong trường hợp đòi hỏi chi phí để thích ứng với điều kiện đặc thù, cần phải tính toán và so sánh giữa chi phí đầu tư đặc biệt và khả năng sinh lời.
Về phương diện sản xuất, việc dịch chuyển sản xuất để hưởng chi phí nhân công thấp trong một số khu vực của thế giới đã trở nên khá quen thuộc. Chính vì vậy, việc tìm kiếm một tổ chức sản xuất hợp lý nhất trở thành phương tiện tạo nên lợi thế cạnh tranh. Thực vậy, tổ chức quốc tế về sản xuất gắn liền với quy mô tối ưu tương ứng với khối lượng sản xuất cho phép giảm chi phí trung bình ở mức tối thiểu. Nếu quy mô tối ưu ngang bằng với khối lượng của từng thị trường thì công ty có thể xây dựng mỗi nhà máy cho từng thị trường và lựa chọn chiến lược đa quốc gia. Trong trường hợp quy mô tối ưu cao hơn khối lượng của từng thị trường, phải xây dựng nhà máy chuyên môn hốa cho nhiều thị trường (nhất là các thị trường trong khu vực). Nếu quy mô tối ưu nhỏ hơn khối lượng của từng thị trường, chỉ nên xây dựng một nhà máy duy nhất cung cấp cho thị trường thế giới.
Hợp nhất hay liên kết sản xuất xuyên quốc gia là một vấn đề cơ bản của chiến lược khối lượng/chi phí. Có 3 giải pháp về tổ chức: thứ nhất, tổ chức sản xuất đa quốc gia trong đó các đơn vị sản xuất không chuyên môn hoá sẽ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho thị trường nhất định. Thứ hai, toàn cầu hoá bằng hợp nhất theo chiều ngang xuyên quốc gia, điều này sẽ dẫn đến việc chuyên môn hoá theo sản phẩm hoặc dòng sản phẩm của mỗi đơn vị sản xuất; mỗi đơn vị đều có nhiệm vụ thoả mãn nhu cầu của thị trường thế giới hoặc châu lục. Thứ ba, toàn cầu hoá bằng hoà nhập hay liên kết theo chiều dọc xuyên quốc gia. Thực chất đó là sự phân chia quá trình sản xuất và bố trí các giai đoạn sản xuất khác nhau trên nhiều thị trường. Mỗi đơn vị có trách nhiệm thực hiện một giai đoạn sản xuất.
Chiến lược khác biệt hoá: Mục đích của chiến lược khác biệt hoá là để đạt được lợi thế cạnh tranh bằng việc tạo ra sản phẩm – hàng hoá hoặc dịch vụ – mà được người tiêu dùng nhận thức là độc đáo nhất theo nhận xét của họ. Khả năng của một công ty khác biệt hoá sản phẩm để thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng theo cách mà các đối thủ cạnh tranh không thể có, nghĩa là nó có thể đặt giá cao hơn – giá cao hơn đáng kể so với mức trung bình của ngành. Khác với chiến lược nhấn mạnh chi phí (dựa vào ưu thế cạnh tranh bên trong hay khả năng làm chủ chi phí), chiến lược khác biệt hoá dựa vào ưu thế cạnh tranh bên ngoài, tức là mức độ hoàn thiện của sản phẩm. Chiến lược khác biệt hoá cũng có thể thựcc hiện thông qua dịch vụ cung ứng con người và hình ảnh. Nhiều công ty áp dụng chiến lược khác biệt hoá dựa trên sự thay đổi “chuỗi giá trị”. Căn cứ vào chuỗi giá trị, nếu công ty có lợi thế trong việc thực hiện các hoạt động cơ bản hỗ trợ cuối nguồn, chiến lược khác biệt hoá tỏ ra hữu hiệu nhất.
Khả năng khác biệt hoá mạnh mẽ cho phép doanh nghiệp thoát khỏi áp lực cạnh tranh. Trên thị trường quốc tế, nhiều doanh nghiệp đã thành công nhờ khả năng khác biệt hoá mạnh mẽ so với các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, để chiến lược khác biệt hoá đem lại kết quả mong muốn, sự khác biệt hoá về sản phẩm hay nhãn hiệu của công ty phải được nhận thức và bền vững. Để làm được điều này công ty cần phải thực hiện những cố gắng to lớn về giao tiếp, truyền tin. Nói cách khác, sự thành công của chiến lược khác biệt hoá phụ thuộc phần lớn vào chất lượng và hiệu quả. Phương thức này cho phép nâng cao khả năng khác biệt hoá so với cạnh tranh, đặc biệt đối với lĩnh vực dịch vụ.
Chiến lược trọng tâm hoá: chiến lược trọng tâm hoá dựa trên lợi thế cạnh tranh là tập trung các nguồn lực cho phép phát huy tối đa năng lực của công ty. Chiến lược này được thực hiện hoặc thông qua khả năng khác biệt hoá, hoặc chi phí thấp hoặc cả hai.
Về phương diện Marketing, khi công ty tấn công thị trường thế giới điều quan trọng trước tiên là phải tiến hành phân đoạn thị trường để thực hiện toàn cầu hoá. Công ty càng hoạt động trên một đoạn thị trường hẹp bao nhiêu thì càng phải phát triển mạnh mẽ thị trường về mặt địa lý. Như vậy phân đoạn thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá tình hình này rất điển hình trong một thế giới mà công nghệ mới xuất hiện thường xuyên. Thực vậy thị trường hẹp và mới phát triển đòi hỏi chi phí nghiên cứu và phát triển rất lớn nên cần thiết phải thu hồi vốn đầu tư nhanh để giảm thiểu rủi ro: công ty hoặc là phát triển quốc tế hoặc là bị thất bại. Tuy nhiên, khi các hoạt động quốc tế phát triển công ty cần thiết phải tăng cường kiểm soát thị trường, tức là kiểm soát hình ảnh trên tất cả các thị trường. Việc lựa chọn định hướng chiến lược này thường đòi hỏi ưu tiên các giải pháp thâm nhập thị trường với mức độ làm chủ hoàn toàn.
Về phương diện sản xuất, chiến lược trọng tâm hoá vẫn theo đuổi lôgic chi phí tối thiểu. Chính vì vậy việc dịch chuyển các cơ sở sản xuất sang những nước có các yêu tố đầu vào phong phú và rẻ là một sự lựa chọn thường thấy khi mà khối lượng và các điều kiện kinh tế cho phép. Ràng buộc quan trọng nhất là phải đảm bảo giữ vững hình ảnh chuyên môn hoá; hình ảnh nhãn hiệu của công ty cũng cần xuất hiện và được củng cố tại các địa điểm sản xuất nước ngoài.
1.2.3: Lý thuyết về chuỗi giá trị toàn cầu
Một hậu quả không thể tránh khỏi trong việc mở rộng hoạt động Marketing toàn cầu là sự tăng trưởng cạnh tranh trên toàn thế giới. Từ ngành này sang ngành khác cạnh tranh toàn cầu là một nhân tố quyết định tác động đến thành công, trong một vài ngành các công ty toàn cầu gần như ngăn cản tất cả các công ty khác tham gia vào thị trường của họ.
Thí dụ: Công nghiệp chất tẩy tại đó 3 công ty – Colgate, Unilever, và Procter&Gamble – chiếm số lượng ngày càng tăng trên thị trường chất tẩy. Nhiều công ty có thể làm ra được một sản phẩm tẩy rửa chất lượng nhưng những kỹ năng cần phải có trong mẫu bao bì có chất lượng, lại đang tràn ngập trong cạnh tranh khu vực từ thị trường này sang thị trường khác. Tác động của cạnh tranh toàn cầu mang lại lợi ích cao cho những người tiêu dùng trên khắp thế giới. Trong ví dụ trên về công nghiệp chất tẩy tại Trung Mỹ, khách hàng thường có được lợi ích. ở Trung Mỹ giá chất tẩy đã giảm do kết quả của cạnh tranh toàn cầu. Cạnh tranh toàn cầu làm mở rộng lĩnh vực sản xuất và tăng cường khả năng theo đó người tiêu dùng sẽ nhận được những gì họ muốn.
Mặt trái của cạnh tranh toàn cầu là tác động của nó lên các nhà sản xuất hàng hoá và dịch vụ. Cạnh tranh toàn cầu tạo ra giá trị cho người sử dụng nhưng nó cũng làm giảm số lượng việc làm. Khi một công ty ở bên kia thế giới đưa lại cho khác hàng một sản phẩm tốt hơn với giá thấp hơn thì công ty này lại tước đoạt từ nhà cung ứng nội địa một khách hàng. Trừ phi nhà cung ứng nội địa có thể tạo ra những giá trị mới và tìm kiếm những khách hàng mới, nếu không công việc và khả năng của nhân công công ty nội địa sẽ bị đe doạ. Chính sách thương mại của một quốc gia cuối cùng là nhiệm vụ của chiến lược cạnh tranh. Một quốc gia thành công trong việc chuyển đổi các nguồn lực bao gồm cả lao động lên những mức sử dụng cao hơn và tốt hơn thì có thể chấp nhận sự giảm sút số lượng công việc sản xuất được trả lương tốt.
Chúng ta xem xét 2 trường hợp hoạt động của một hãng hoặc một ngành: Trường hợp thứ nhất là một hãng và ngành nội địa, không có bất kỳ một hoạt động mang tính quốc tế nào. Trường hợp thứ hai là những hãng và ngành công nghiệp toàn cầu. Giữa hai thái cực này có rất nhiều các mức độ đa dạng về những ngành, những hãng đa quốc gia và mang tính quốc tế. Những hãng này có đặc điểm là tự lậ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 110668.doc