Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa có sự quản lý của nhà nước. Từ một nền kinh tế lạc hậu bao cấp chuyển sang nền kinh tế mở với sự phát triển của các ngành nghề khác nhau. Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản suất là một điều tất yếu. Để có thể tiến hành được nhiệm vụ này, việc nghiên cứu và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trên thế giới là không thể thiếu. Một thành quả to lớn mà nhân loại đã đạt được là đã phát minh ra các máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Sự xuất hiện của máy móc đã thay thế hầu hết sức lao động của con người là thành tựu vĩ đại của cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới. Nhận định được sự cần thiết của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong Đại Hội Đảng Toàn Quốc VII đã chỉ rõ: “ công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nhiệm vụ trọng đại của toàn Đảng toàn dân “ để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho Chủ Nghĩa Xã Hội. Vì vậy để thực hiện được chủ trương này việc nghiên cứu các bài học và kinh nghiệm của các cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới là điều cần thiết và quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của chúng ta
19 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1428 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Đề tài Nghiên cứu các bài học và kinh nghiệm của các cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lời nói đầu
Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa có sự quản lý của nhà nước. Từ một nền kinh tế lạc hậu bao cấp chuyển sang nền kinh tế mở với sự phát triển của các ngành nghề khác nhau. Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản suất là một điều tất yếu. Để có thể tiến hành được nhiệm vụ này, việc nghiên cứu và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trên thế giới là không thể thiếu. Một thành quả to lớn mà nhân loại đã đạt được là đã phát minh ra các máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Sự xuất hiện của máy móc đã thay thế hầu hết sức lao động của con người là thành tựu vĩ đại của cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới. Nhận định được sự cần thiết của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong Đại Hội Đảng Toàn Quốc VII đã chỉ rõ: “ công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nhiệm vụ trọng đại của toàn Đảng toàn dân “ để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho Chủ Nghĩa Xã Hội. Vì vậy để thực hiện được chủ trương này việc nghiên cứu các bài học và kinh nghiệm của các cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới là điều cần thiết và quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của chúng ta
chương I
cơ sở và lý luận chung về các cuộc các công nghiệp trên thế giới
Trong quá trình sản xuất, để lao động bớt nặng nhọc và đạt kết quả cao hơn con người luôn luôn tìm cách cải tiến hoàn thiện công cụ lao động và chế tạo ra các công cụ lao động mới tinh xảo hơn, làm năng suất lao động phát triển cao hơn. Cùng với quá trình cải tiến và hoàn thiện công cụ lao động thì kinh nghiệm sản xuất của loài người cũng được phát triển phong phú thêm, những ngành sản xuất chuyên môn hoá mới cũng xuất hiện, sự phân công lao động ngày càng rõ rệt. Trong lịch sử loài người đã từng diễn ra hai cuộc cách mạng công nghiệp, các cuộc cách mạng công nghiệp này đã làm cho sản phẩm hàng hoá được tăng lên mạnh mẽ tạo tiền đề cho giai cấp tư sản xây dựng cơ sở vật chất cho Chủ Nghĩa Tư Bản (CNTB)ra đời và hoàn thiện. Sự chuyển đổi từ chế độ phong kiến sang chế độ Tư Bản Chủ Nghĩa(TBCN) là một quá trình diễn ra lâu dài, chủ yếu bằng con đường cướp đoạt. Đó là một quy luật tất yếu của lịch sử, bởi Mác và Anghen đã nói: “Suy cho cùng chế độ này thay thế chế độ kia chẳng qua là do sự thay thế của các công cụ sản suất”.
CNTB ra đời là một bước tiến bộ của lịch sử, nó đã tạo ra một khối lượng vật chất gấp hàng ngìn lần tất cả các chế độ trước cộng lại. C NTB ra đời đã trải qua ba giai đoạn phát triển:
Giai đoạn I:Giai đoạn hiệp tác giản đơn
Hiệp tác giản đơn tư bản chủ nghĩa là một hình thức sản suất dựa trên sự bóc lột của một nhà tư bản riêng lẻ đối với một số đông công nhân cùng làm một công việc giống nhau. Hiệp tác giản đơn TBCN đã tiết kiệm được tư liệu sản xuất tạo lên lực lượng sản suất xã hội mới của lao động, giảm bớt sự hao phí của lao động đối với từng đơn vị sản phẩm. Lực lượng sản suất của lao động xã hội tăng lên, nhưng thành quả của việc đó thì bị nhà tư bản cướp không.
Giai đoạn II: Giai đoạn công trường thủ công
Hiệp tác giản đơn TBCN phát triển làm cho công trường thủ công ra đời.
Công trường thủ công là một thứ hiệp tác TBCN dựa trên phân công và kỹ thuật thủ công. Công trường thủ công, như là hình thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, đã chiếm địa vị thống trị ở Tây Âu ước chừng từ thế kỷ XVI đến khoảng cuối thế kỷ XVIII.
Công trường thủ công là nền sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa dựa trên chế độ thủ công và phân công giữa công nhân làm thuê. Phân công của công trường thủ công nâng cao năng suất lao động lên rất nhiều, đồng thời lại huỷ hoại công nhân làm thuê, làm cho họ phát triển một chiều. Công trường thủ công, tạo tiền đề cần thiết để chuyển sang nền Đại cơ khí. Sự phát triển của sản suất hàng hoá dẫn đến chỗ phân hoá nông dân. Một số ít phần tử lớp trên trong nông thôn chuyển sang giai cấp Tư Sản, số lớn nông dân chuyển sang hàng ngũ giai cấp vô sản thành thị và nông thôn. Quần chúng bần nông tăng lên, trung nông và tầng lớp trung gian đông đảo ngày càng phá sản. Sự phân hoá nông dân phá vỡ cơ sở của chế độ công dịch. Địa chủ ngày càng chuyển từ kinh tế dựa trên chế độ diêu dịch sang kinh tế TBCN.
Thị trường trong nước là do sự phát triển của chính CNTB tạo lên. Thị trường trong nước mở rộng có nghĩa là nhu cầu về tư liệu sản suất và tư liệu sinh hoạt tăng lên. Công trường thủ công dựa trên kỹ thuật lạc hậu và lao động thủ công, không thể thoả mãn được nhu cầu ngày càng tăng về công nghệ phẩm của thị trường đã được mở rộng.
Do đó tất nhiên phải chuyển sang đại công nghiệp cơ khí.
Giai đoạn ba: Đại cách mạng công nghiệp cơ khí.
Cách mạng công nghiệp là cuộc cách mạng chuyển từ công trường thủ công sang nền đại công nghiệp cơ khí. Nhờ có công trường thủ công là tiền đề, nhà TBCN đã chuyển sang sản suất cơ khí nhanh chóng. Bởi vì công trường thủ công đã làm cho sự phân công đạt đến trình độ cao, công trường thủ công đã đơn giản hoá nhiều công việc.
Những công việc đó đã giản đơn đến mức có thể lấy máy móc thay công công nhân và sự phát triển cuả công trường thủ công làm cho công cụ lao động được chuyên môn hoá, lên công cụ được cải tiến rất nhiều. Do đó có khả năng chuyển từ công cụ thủ công sang máy móc. Do công nhân chuyên môn làm một công việc lâu ngày nên công trường thủ công đã đào tạo cho đại cơ khí một loạt công nhân khéo léo thành thạo.
Trong lúc theo đuổi lợi nhuận, Tư Bản có máy móc là có phương tiện mạnh mẽ dể nâng cao năng suất lao động. Thứ nhất, do dùng máy móc để quay chạy cùng một lúc nhiều dụng cụ, quá trình sản suất đã thoát khỏi phạm vi hẹp hòi do tính chất hạn chế của khí quan con người gây ra. Thứ hai, do dùng máy móc lần đầu tiên trong quá trình sản suất có thể lợi dụng được các nguồn năng lượng mới như động lực của hơi nước, khí than và điện. Thứ ba, do dùng máy móc, Tư Bản có thể lợi dụng khoa học phục vụ cho sản suất, khoa học không những mở rộng quyền lực của con người đối với giới tự nhiên, mà còn luôn tạo ra những khả năng mới để nâng cao năng suất lao động Chính Đại công nghiệp cơ khí là cơ sở trên đó xác lập lên nền thống trị của phương thức sản suất TBCN. Nhờ đại cách mạng công nghiệp cơ khí, CNTB có được cơ sở vật chất thích hợp với nó.
chương ii:
các cuộc cách mạng công nghiệp
I- Cách mạng công nghiệp ANH: (1733-1858)
Đại công nghiệp cơ khí bắt đầu từ nước Anh đã hình thành những điều kiện lịch sử có lợi cho sự phát triển mau chóng phương thức sản xuất TBCN.
Về chính trị:chế độ nông nô và cát cứ phong kiến bị xoá bỏ. Cách mạng tư sản vào TKXVII đã giành được thắng lợi, triệt để.
Về kinh tế:Anh đã trải qua thời kỳ tích luỹ nguyên thuỷ điển hình nhất, sau những cuộc phát kiến địa lý, Anh đã đẩy mạnh các cuộc xâm lược. Vì vậy, trước chiến tranh thế giới lần thứ I, Anh đã có một hệ thống thuộc địa rộng lớn với hơn 33 triệu km2. Anh đã thực hiện một loạt các chính sách bóc lột thuộc địa, người nông dân bị tước đoạt ruộng đất từ đó, tư sản Anh đã tạo được nguồn vốn ban đầu để tiến hành cách mạng công nghiệp
Cách mạng công nghiệp Anh bắt đầu từ việc cải tiến công cụ sản xuất trong ngành dệt. Ngành dệt vải lúc đầu, lao động thủ công chiếm địa vị thống trị. công việc chủ yếu trong nghề dệt vải là kéo sợi và dệt. Sản phẩm lao động của công nhân kéo sợi là đối tượng lao động của công nhân dệt vải. nhu cầu về hàng dệt vải tăng đã ảnh hưởng trước hết đến kỹ thuật dệt. Năm 1733 Giôn Cây phát minh ra thoi bay, năng suất lao động của công nhân dệt tăng gấp đôi. Điều đó gây ra hiện tượng, kéo sợi lạc hậu so với dệt. Do đó cần phải gấp rút cải tiến kỹ thuật kéo sợi.
Sau khi phát minh ra máy kéo sợi đạt từ 15 – 20 ống suốt (1767 – 1769), thì vấn đề ấy đã được giải quyết. Những cải tiến sau này về kỹ thuật không những tăng sản lượng sợi mà còn cải tiến chất lượng sợi. Cuối thế kỷ XVIII đã có máy kéo sợi sản suất được 400 ống suốt. Do những phát minh ấy năng suất lao động kéo sợi được nâng cao nhiều. Trong ngành dệt vải lại sinh ra hiện tượng không ăn khớp mới, kéo sợi vượt quá dệt vải. Năm 1785 một người tên là EtMan đã cải tiến thành công khung cửi dệt thành máy dệt. Chiếc máy dệt đầu tiên ra đời là một sự kiện gây chấn động nước Anh. Mỗi máy dệt có thể sử dụng sức lao động của một bé gái 15 tuổi và có thể dệt được 3, 5 tấm vải/ngày. Hiện tượng không ăn khớp đã bị xoá bỏ. Sau đó, máy dệt đã được sử dụng phổ biến ở nước Anh. Toàn bộ tiến trình cách mạng công nghiệp Anh đã xuất phát điểm như vậy. Trong vòng 50 năm, ngành dệt đã kết thúc được cuộc cách mạng công nghiệp. Nhưng cuộc cách mạng công nghiệp không dừng ở đó mà nó còn tác động đến tất cả các ngành công nghiệp khác. Trong nền kinh tế quốc dân Anh, công nghiệp nhẹ đã góp phần thúc đẩy công nghiệp nặng phát triển.
Ngành năng lượng trước đây chỉ sử dụng sức gió, giờ đây đã được sử dụng bằng sức nước. Sau đó được sử dụng bằng sức hơi nước. Năm 1784 GiêmOát đã phát minh ra máy hơi nước. Máy hơi nước ra đời đã đưa tới sự xuất hiện của máy truyền lực và hình thành lên hệ thống máy móc làm CNTB bước vào giai đoạn nền Đại công nghiệp cơ khí. Khi máy móc phát triển đòi hỏi phải có nguyên liệu để sản suất ra máy móc. Ngành công nghiệp mới đó là ngành luyện kim đã đáp ứng yêu cầu đó, công nghiệp chế tạo máy móc cũng xuất hiện và phát triển nhanh chóng trở thành một ngành chủ đạo. Các bộ phận máy móc đầu tiên được chế tạo chủ yếu bằng gỗ. Về sau các bộ phận bằng gỗ này được thay thế bằng kim thuộc làm cho máy chắc và bền hơn. Do đó năng suất sản xuất đã đạt tốc độ chưa từng thấy.
Về giao thông vận tải: Năm 1802 do thành công của việc chế tạo ra máy hơi nước. Việc chế tạo này là tiền đề để phát minh ra đầu tàu hoả chạy bằng hơi nước đầu tiên trên thế giới. Đầu tiên tàu chỉ có một toa và chạy trên đường đá sau thay bằng đường ray. Đường ray trước đó được làm bằng gỗ sau được cải tiến thành đường ray sắt. Năm 1825 Anh xây dựng đường sắt đầu tiên. Năm 1858 tuyến đường sắt đầu tiên dài 27 k m chạy từ thành phố Manchester đến Liverpool đã được khánh thành.
Hàng loạt các phát minh vĩ đại này đã đưa nước Anh trở thành nước Tư Bản sớm nhất trên thế giới và thúc đẩy các nước khác tham ra cuộc cách mạng công nghiệp. Cùng với tiến trình của các cuộc cách mạng công nghiệp, máy móc suất hiện thay thế hầu hết sức lao động của con người và cho năng suất lao động ngày càng tăng, kéo theo đó là LLSX ngày càng phát triển. Qua đó lợi nhuận mà các nhà Tư Bản thu được ngày càng tăng. Nước đứng thứ hai sau Anh thực hiện cuộc cách mạng này là nước Pháp.
II. cách mạng công nghiệp ở Pháp (1830 - 1920)
Cuộc cách mạng này bắt đầu khi cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh bước vào giai đoạn kết thúc. Cách mạng công nghiệp pháp cũng diễn ra theo quá trình như ở Anh. Tức là từ máy công tác đến máy phát lực, từ công nghiệp nhẹ đến công nghiệp nặng và cuối cùng là ngành cơ khí.
Do quá trình tích luỹ vốn của CNTB Pháp chậm hơn nên quá trình làm cách mạng công nghiệp cũng diễn ra chậm. Khi hoàn thành cách mạng công nghiệp tuy đã có hệ thống công nghiệp nhẹ và công nghiệp nặng nhưng sản suất tập chung vẫn giữ vai trò chính. Sản xuất ở công trường thủ công vẫn còn phổ biến. Do vậy, cơ cấu kinh tế thay đổi lạc hậu so với các nước Tư Bản khác.
Cách mạng công nghiệp pháp chia làm hai giai đoạn:
Giai đoạn I:(1815 - 1848)
Nước Pháp kế thừa thành quả Khoa Học Kỹ Thuật (KHKT) của Anh. Vì vậy nước Pháp đã cho tăng cường nhập các thiết bị máy móc trong công nghiệp. Năm 1839 nước Pháp nhập 2500 chiếc máy hơi nước đến năm 1847 nhập 5000 chiếc. Trong quá trình tiến hành cách mạng công nghiệp nước Pháp ở giai đoạn này còn tích cực xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là việc xây dựng các tuyến đường sắt. Năm 1832 Pháp xây dựng tuyến đường sắt đầu tiên từ thành phố Xanh E Chiên đến thành phố LiÔng. Năm 1840 Pháp đã có 8000 km đường sắt. Năm 1869 Pháp xây dựng được 17600 km.
Giai đoạn II: (1849 - 1920)
Pháp tiếp tục nhập máy hơi nước của Anh để phát triển công nghiệp. Năm 1870 nhập 24000 máy hơi nước nâng tổng số công suất lên 336000 mã lực. Pháp đã xây dựng được ngành công nghiệp chế tạo máy, nhiều phát minh sáng chế được thử nghiệm và đưa vào sản xuất. Năm 1861 Pháp đã có hơn 2000 tài liệu thiết kế phát minh. Nước Pháp hoàn thành công nghiệp hoá vào những năm 20 của thế kỷ XX. Trong nông nghiệp nước Pháp lại chậm hơn so với nước Anh rất nhiều. Trong tổng số 15, 2 triệu lao động của cả nước có 7, 2 triệu người làm trong ngành nông nghiệp. CNTB xâm nhập vào nông thôn nhưng lại không diễn ra dưới hình thức trang trại như ở nước Anh mà ruộng đất tập chung vào tay điạ chủ phát canh thu tô, dẫn đến một tầng lớp tá điền đông đảo sử dụng công cụ lạc hậu so với Châu Âu. Vào những năm 70 của thế kỷ XIX cơ cấu kinh tế của nước Pháp là cơ cấu Công – Nông nghiệp phát triển. Trong công nghiệp hàng tiêu dùng chiếm tỷ lệ lớn về giá trị sản lượng. Từ năm 1870 – 1913 cơ cấu kinh tế thay đổi rất chậm và ngày càng chậm tiến so với các nước Tư Bản khác. Vì vậy nước Pháp được xếp thứ tư sau Mỹ, Anh, Đức. Nước đứng thứ ba thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp là nước Mỹ.
iii. cách mạng công nghiệp Mĩ (1783 _1863)
Cũng như nước Anh, cách mạng công nghiệp Hoa Kỳ cũng bắt đầu từ máy công tác trong ngành dệt. Tức là phát triển từ công nghiệp nhẹ, chỉ trong vòng 20 năm, bắt đầu từ năm 1840 – 1860 số xí nghiệp được xây dựng tăng từ 1420 lên 1909. Công nghiệp nhẹ phát triển kéo theo sự phát tiển của công nghiệp nặng. sản lượng các ngành luyện gang thép từ năm 1800 - 1850 tăng 9 lần. Năm 1810 cả nước Mỹ đã có 153 lò cao luyện thép.
Công nghiệp phát triển làm cho sản phẩm hàng hoá sản suất ngày càng nhiều, đòi hỏi mạng lưới lưu thông và tiêu thụ rộng khắp, thuận lợi. Vì vậy giao thông vận tải phát triển khá nhanh. Đặc biệt là đường sắt. Năm 1840 nước Mỹ có 4535 km đường sắt nhưng đến năm 1850 đã tăng lên 14500 km.
Cách mạng công nghiệp nặng diễn ra với một tốc độ phát triển khá nhanh bởi do kế thừa được các cuộc cách mạng công nghiệp ở Châu Âu. Mặt khác nước Mỹ lại là một nước có tài nguyên thiên nhiên phong phú, vị trí địa lý thuận lợi có nguồn vốn và nguồn lao động dồi dào. Nước Mỹ có một đội ngũ đông đảo các nhà tri thức từ Châu Âu di cư sang. Tất cả những điều kiện đó đã làm cho nước Mỹ có thời gian lập quốc rất muộn nhưng đã vươn lên nhanh chóng thành một nước Tư Bản hàng đầu thế giới.
Do vậy năm 1850 giá trị sản lượng công nghiệp của Mỹ đã tăng 5 lần so với năm 1840 đứng hàng thứ tư sau Anh, Pháp, Đức.
Nước Mỹ có diện tích rộng lớn nhưng nguồn lao động lại ít nên trong quá trình phát triển cách mạng công nghiệp. Hầu hết các máy móc sản xuất ra đều phục vụ cho lĩnh vực nông nghiệp. Công nghiệp đã sớm tác động vào nông nghiệp để cơ khí hoá ngành này. Ngược lại nông nghiệp cung cấp nguyên liệu để phát triển các ngành công nghiệp chế biến. Nhờ máy móc mà năng suất trong nông nghiệp tăng lên rõ rệt. Mỹ trở thành nước xuất khẩu nông sản phẩm lớn nhất thế giới. Năm 1800 giá trị xuất khẩu đạt 70 triệu USD. Năm 1860 giá trị đạt 333 triệu USD. Sự phát triển của nông nghiệp đã hình thành lên hai hệ thống đối lập nhau.
Miền Bắc do sớm đưa máy móc vào trong sản suất nông nghiệp nên nông nghiệp phát triển rất mạnh theo mô hình trang trại TBCN. Vì vậy, năng suất lao động đạt hiệu quả cao.
Miền Nam nông nghiệp vẫn duy trì lối sản suất phong kiến cũ, duy trì trang trại kiểu nô lệ. Các chủ nô ít sử dụng máy móc mà chủ yếu sử dụng sức lao động của nô lệ. Vì vậy năng suất rất thấp. Do vậy tất yếu đã kìm hãm LLSX phát triển và cản trở CNTB xâm nhập vào đây.
Như vậy trong nước đã có hai hệ thống đối lập nhau và cả hai hệ thống này đều muốn tranh giành vùng đất phía Tây rộng lớn và màu mỡ. Mâu thuẫn trên đã dẫn tới một cuộc nội chiến giữa phương Bắc với phương Nam. Thế lực phương Bắc được sự giúp đỡ của CNTB đã giành thắng lợi và thống nhất đưa nước Mỹ bước vào con đường TBCN. Sau cuộc nội chiến này, Đại cách mạng công nghiệp cơ khí của Mỹ phát triển như vũ bão. Đến trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất Mỹ trở thành quốc gia công nghiệp hàng đầu thế giới.
IV. cách mạng công nghiệp nhật (1870 _1930)
Thế kỷ XVIII, trong khi một loạt các nước Châu Âu làm cách mạng công nghiệp và trở thành các nước TBCN giàu mạnh thì nước Nhật vẫn là một nước phong kiến lạc hậu, nghèo đói. Do chính sách bế quan toả cảng khép kín của mình nên Nhật Bản hoàn toàn cô lập với thế giới bên ngoài.
Nhưng sang thế kỷ XIX đã sự biến đổi, công trường thủ công đã bắt đầu xuất hiện. Năm 1868 đã có 420 công trường thủ công đã được xây dựng, thành thị cũng đã bắt đầu phát triển do sự xâm nhập của Tây Âu. Những sự biến động nhanh chóng này đã làm cho mâu thuẫn bên trong của xã hội Nhật Bản trở lên gay gắt. mâu thuẫn giữa giai cấp phong kiến với giai cấp tư sản, giữa nhân dân lao động (chủ yếu nông dân) với chế độ phong kiến và giữa chế độ độc tài Mạc Phủ với tầng lớp võ sĩ đạo.
Mâu thuẫn này đã đưa tới cuộc nội chiến năm 1862, do giai cấp phong kiến phương Nam có phuơng Tây ủng hộ đứng lên chống lại chính quyền Mạc Phủ. Tháng 1/1868 quân Mạc Phủ bị tiêu diệt, MuSu khi đó mới 16 tuổi lên ngôi Thiên hoàng lấy hiệu là Minh Trị. Minh Trị đã thực hiện chính sách cải cách toàn diện đưa Nhật trở thành nước TBCN.
_ Cải cách ruộng đất.
_ Thủ tiêu đặc quyền của võ sĩ đạo.
_ Khuyến khích giáo dục, học tập kinh nghiệm phương Tây và đưa thanh niên ra nước ngoài du học.
_ Tiến hành cách mạng công nghiệp để biến lao động thủ công thành lao động máy móc.
Trong thời gian đầu thực hiện chính sách do không có vốn. Nhật phải lấy vốn từ nông nghiệp. Sau khi nước Nhật giàu mạnh đã tiến hành một loạt các cuộc chiến tranh xâm lược các nước láng giềng để vơ vét tài nguyên tích luỹ vốn cho Tư Bản. Trong quá trính cách mạng công nghiệp Nhật Bản luôn dựa vào sự đầu tư của nhà nước. Nhà nước xây dựng các nhà máy, xí nghiệp. Sau đó bán lại cho tư nhân, cho thuê hoặc khuyến khích tư nhân xây dựng. Các xí nghiệp mọc lên như nấm. Năm 1902 đã có 6329 xí nghiệp.
Nhật Bản phát triển công nghiệp nhẹ song song với công nghiệp nặng ngay từ đầu. Giao thông vận tải, công nghiệp quốc phòng và các ngành như luyện kim, khai thác than, đóng tàu, cơ khí phát triển đồng bộ. Nhưng nông nghiệp lại ít được quan tâm nên khi công nghiệp đi vcào hiện đại thì nông nghiệp vẫn trong tình trạng lạc hậu.
Nhờ sự cải cách toàn diện, cộng với sự tiếp thu khoa học - công nghệ tiên tiến của thế giới nên Nhật Bản có bước phát triển nhanh. Năm 1888 - 1913 sản lượng khai thác than của Nhật tăng 20 lần, đồng tăng 13 lần. Từ đó tạo điều kiện cho Nhật tập chung Tư Bản để hình thành các tổ chức độc quyền. Như vậy ở Nhật quá trình cách mạng công nghiệp gắn liền với quá trình chuyển biến từ tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa Đế Quốc.
chương iii
đặc điểm các cuộc cách mạng công nghiệp từng nước. qui luật chung được rút ra khi nghiên cứu các cuộc cách mạng này
I. đặc điểm các cuộc cách mạng công nghiệp
Bước chuyển từ công trường thủ công tới Đại công nghiệp cơ khí đánh dấu một cuộc cách mạng về công nghiệp, có ý nghĩa lớn lao đối với bước chuyển tới công nghiệp cơ khí là: Sự phát minh ra máy hơi nước, sự cải tiến phương pháp chế luyện kim thuộc và sự xuất hiện những máy móc để sản xuất ra những maý móc. Máy móc lần lượt chinh phục các ngành sản xuất hàng hoá, tạo ra một khối lượng của cải vật chất khổng lồ.
CNTB lớn lên thì các nước chủ yếu ở Tây Âuvà Châu Mĩ đã sinh ra quá trình Công nghiệp hoá TBCN. Công nghiệp hoá TBCN thường bắt đầu từ phát triển công nghiệp nhẹ. Việc xâm lược tước đoạt các nước thuộc địa và nhận bồi thường chiến tranh của các nước thua trận cùng việc vay nợ có tính chất nô dịch có tác dụng to lớn trong việc tạo vốn để tiến hành công nghiệp hoá các nước Tư Bản.
Công nghiệp hoá TBCN còn chủ yếu dựa vào sự bóc lột lao động làm thuê, nó làm cho đông đảo giai cấp nông dân và người thủ công bị phá sản mau chóng. Nó làm cho sự phân công xã hội phát triển thêm một bước, làm cho công nghiệp hoàn toàn tách rời nông nghiệp, làm cho sự đối lập giữa thành thị và nông thôn trở nên gay gắt và cách biệt rõ rệt.
Công xưởng TBCN là xí nghiệp lớn dựa trên sự bóc lột công nhân làm thuê và dùng hệ thống máy móc để sản xuất hàng hoá. Việc quản lí trong công xưởng TBCN có tính chất chuyên chế, cưỡng bức.
Trong xã hội Tư Bản việc sử dụng máy móc khiến cho lao động của công nhân làm thuê trở nên nặng nề thêm. Họ bị bóc lột dã man, tinh vi kể cả trẻ em và phụ nữ nhưng chỉ được trả đồng lương” chết đói”. Nền sản xuất cơ khí TBCN khiến lao động trí óc và lao động chân tay tách rời nhau, khiến cho sự đối lập giữa lao động trí óc và lao động chân tay trở lên gay gắt.
Cách mạng công nghiệp đã đưa một số nước như: Anh, Pháp, Đức, Mĩ trở thành những nước công nghiệp đứng nhất nhì trên thế giới. Đặc biệt Anh trở thành công xưởng thế giới có vai trò hàng đầu về thương mại và tín dụng quốc tế.
Các nước Anh, Pháp, Mĩ, Nhật tiến hành cách mạng công nghiệp thành công là nhờ vào đường lối, chủ trương, sách lược đúng đắn của giai cấp Tư Sản. Đó là tiến hành công nghiệp từ thấp đến cao, từ công nghiệp nhẹ đến công nghiệp nặng, từ những chính sách cải cách ruộng đất, mở cửa giao lưu cho kinh tế thị trường xâm nhập vào như của nước Nhật.
II. những quy luật chung được rút ra
Sự phát triển của Đại công nghiệp cơ khí làm cho tốc độ đô thị hoá tăng nhanh, các thành thị lớn, các khu công nghiệp được xây dựng làm cho nhân khẩu thành thị tăng lên, vì nhân khẩu nông thôn bị tước đoạt, bần cùng hoá trở thành vô sản phải ra thành thị tìm việc làm. Từ đó, làm hình thành lên giai cấp làm thuê tức là giai cấp công nhân.
Việc dùng máy móc trong nông nghiệp làm cho nền đại sản xuất nâng cao năng suất lao động và đẩy nhanh qúa trình phân hoá nông dân. Trong chế độ Tư Bản ngành nông nghiệp ngày càng lạc hậu so với công nghiệp do không được đầu tư nhiều khiến cho sự đối lập giữa thành thị và nông thôn trở lên gay gắt. Khoảng cách giàu nghèo giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản ngày càng cách biệt, mở rộng ra khoảng cách giữa các nước Tư Bản và các nước thuộc địa.
Trong lịch sử, Đại công nghiệp cơ khí có tác dụng tiến bộ đã làm cho năng suất lao động tăng lên khiến Tư Bản xã hội hoá lao động. Chỉ khi nào giá cả máy móc hạ hơn tiền lương của công nhân mà máy móc loại ra thì nhà Tư Bản mơí dùng máy móc mới, điều đó quy định giới hạn của việc dùng máy móc theo lối TBCN.
iii. quá trình vận dụng những bài học kinh nghiệm từ các cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam
Đối với nước ta, một nước có nền kinh tế kém phát triển, kỹ thuật thủ công còn chiếm tỷ trọng lớn thì công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước là con đường tất yếu để tạo ra cơ sở vật chất – kỹ thuật của nền sản suất lớn hiện đại. Bởi vậy công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở nước ta là một quá trình xây dựng cở vật chất - kỹ thuật của Chủ Nghĩa Xã Hội được thực hiện một cách có kế hoạch trong thời kì lên Chủ Nghĩa Xã Hội.
Thực hiện quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá là tất yếu.
_ Bằng con đường thực hiện công nghiệp - hiện đại hoá đất nước sẽ xây dựng được cơ sở vật chất của Chủ Nghĩa Xã Hội, phát triển LLSX, tăng năng suất lao động xã hội, đảm bảo sự thắng lợi hoàn toàn của Chủ Nghĩa Xã Hội.
_ Công nghiệp hoá - hiện đại hoá tạo điều kiện để tăng trưởng phát triển kinh tế xã hội, góp phần ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân, củng cố và ngày càng hoàn thiện quan hệ sản suất mới Xã Hội Chủ Nghĩa.
_ Công nghiệp hoá - hiện đại hoá tạo điều kiện vật chất để củng cố liên minh:
Công nhân– Nông dân – trí thức Xã Hội Chủ Nghĩa.
_ Công nghiệp - hiện đại hoá tạo điều kiện vật chất để nâng cao trình độ dân trí, sự phát triển toàn diện của con người.
_ Công nghiệp hoá - hiện đại hoá tạo điều kiện vật chất cho việc củng cố và tăng cường vai trò kinh tế của nhà nước, giải quyết những vấn đề về phát triển kinh tế, tạo việc làm, ổn định đời sống, kết hợp tăng trưởng kinh tế với công bằng và tiến bộ xã hội, thực hiện sự bình đẳng giữa các dân tộc, các tầng lớp xã hội, giữa thành thị và nông thôn, miền xuôi với miền ngược. công nghiệp hoá - hiện đại hoá tạo điều kiện vật chất cho việc tăng cường, củng cố quốc phòng an ninh.
_ Công nghiệp hoá - hiện đại hoá tạo điều kiện vật chất để xây dựng nền kinh tế phát triển độc lập tự chủ có đủ sức để thực hiện sự phân công và hợp tác quốc tế ngày càng phát triển.
Từ sự phân tích trên cho thấy công nghiệp hoá - hiện đại hoá có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đó là con đường thoát khỏi nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các nước xung quanh, giữ được ổn định chính trị, xã hội, bảo vệ được độc lập, chủ quyền và định hướng phát triển Xã Hội Chủ Nghĩa. Bởi vậy công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước có ảnh hưởng quyết định đến thắng lợi của sự nghiệp xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội ở nước ta.
iv. những biện pháp cần thiết để công nghiệp hoá _ hiện đại hoá
_ Tạo nguồn vốn tích luỹ.
Công nghiệp hoá hiện đại hoá đòi hỏi nhiều vốn, đây là điều kiện quan trọng mang tính quyết định đến tốc độ, kết quả của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Có hai nguồn tích luỹ vốn: Một là từ nội bộ nền kinh tế quốc dân. Hai làvốn từ bên ngoài thông qua con đường nhận viện trợ, vay nợ và đầu tư trực tiếp. Xét về lâu dài tích luỹ vốn từ nội bộ nền kinh tế bằng cách phát triển sản suất, tăng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 50184.doc