Đề tài Nghệ thuật đối nhân xử thế

I : hiểu rõ ước muốn con người

 

1. Bước đầu tiên trong quan hệ giao tế là hiểu rõ về con người.

 

2. Điều mà mọi người quan tâm, đó chính là bản thân họ chứ không phải bạn. Đây là mấu chốt của giao tế.

 

II : khéo léo trong trò chuyện

 

1. Khi trò chuyện với người khác, bạn hãy chọn vấn đề mà họ cảm thấy hứng thú nhất : đó cũng chính là bản thân họ.

 

2. Bạn sẽ thấy rằng mọi người say sưa nói về họ hơn bất cứ vấn đề nào.

 

3. Nếu bạn khéo gợi cho họ nói về họ thì họ sẽ rất thích bạn và bạn sẽ trở thành một người nói chuyện được hoan nghênh.

 

4. Chúng ta không gây được cảm tình với người khác vì chỉ biết suy nghĩ về mình, đàm luận về mình.

 

doc16 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1046 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đề tài Nghệ thuật đối nhân xử thế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghệ thuật đối nhân xử thế Thứ ba, 03 Tháng 3 2009 18:19 Quan Tri Ðối nhân xử thế" là cả một "nghệ thuật". Bài này giúp chúng ta những phương thết để đối xử sao cho đẹp lòng người. (Ảnh:Sưu tầm). I : hiểu rõ ước muốn con người 1. Bước đầu tiên trong quan hệ giao tế là hiểu rõ về con người. 2. Điều mà mọi người quan tâm, đó chính là bản thân họ chứ không phải bạn. Đây là mấu chốt của giao tế. II : khéo léo trong trò chuyện 1. Khi trò chuyện với người khác, bạn hãy chọn vấn đề mà họ cảm thấy hứng thú nhất : đó cũng chính là bản thân họ. 2. Bạn sẽ thấy rằng mọi người say sưa nói về họ hơn bất cứ vấn đề nào. 3. Nếu bạn khéo gợi cho họ nói về họ thì họ sẽ rất thích bạn và bạn sẽ trở thành một người nói chuyện được hoan nghênh. 4. Chúng ta không gây được cảm tình với người khác vì chỉ biết suy nghĩ về mình, đàm luận về mình. III : khéo léo khiến kẻ khác cảm thấy mình là quan trọng “Ai cũng cho mình là quan trọng”. Ý thức được điều đó và khéo vận dụng nó là một trong những hòn đá tảng quan trọng của quan hệ giao tế thành công. Muốn vậy, phải : 1. Lắng nghe họ. Từ chối lắng nghe người khác sẽ khiến đối tượng cảm nhận sâu sắc là bản thân họ không quan trọng. 2. Khen ngợi họ. 3. Thường xuyên sử dụng họ, tên và hình ảnh của họ sẽ khiến họ rất thích bạn. 4. Dùng chữ “Ông”, “của Ông”, chứ không nói “Tôi”, “của tôi”. 5. Chú ý đến mỗi người trong nhóm, đừng chỉ quan tâm đến lãnh đạo hay người phát biểu. IV : khéo léo tán đồng người khác Đây là một trong những kết tinh trí tuệ của thời đại chúng ta. Gồm 6 điểm : 1. Khi tán đồng người khác, hãy nói ra. Gật đầu và nói “Tôi đồng ý với ông” hay “ông nói đúng”. 2. Khi không tán đồng, nhất thiết đừng nói cho họ biết, trừ phi bất đắc dĩ. 3. Khi bạn phạm lỗi, cần can đảm thừa nhận. 4. Tránh tranh luận với người khác, cho dù bạn đúng. Không ai có thể chiến thắng từ tranh luận, cũng không ai có được bạn bè từ cuộc tranh luận. 5. Xử lý chính xác xung đột. Người hiếu chiến chỉ nghĩ tới một việc là đấu ngay. Phương thế tốt để đối phó với họ là từ chối tranh đấu với họ. Tóm lại, căn nguyên của nghệ thuật tán đồng là bởi vì : 1.Người ta thích được tán đồng họ. 2.Người ta không thích bị phản đối. V : khéo léo lắng nghe Trong cuộc sống, không có gì giúp bạn hữu hiệu hơn là làm một thính giả tốt : bạn sẽ dành được nhiều tình cảm tốt đẹp hơn là làm một người nói hay. Cần có 5 điều : 1. Nhìn chăm chú người nói chuyện. 2. Tập trung lắng nghe họ. 3. Nêu câu hỏi. 4. Không bao giờ ngắt lời kẻ khác. 5. Sử dụng kiểu nói “Ông”, “của Ông”. Tóm : 5 điều này sẽ giúp bạn đạt được những báo đáp to lớn do việc lắng nghe mang lại. VI : nghệ thuật gây ảnh hưởng 1. Điều trước tiên là phải tìm hiểu xem họ thích cái gì hay đang theo đuổi cái gì. Và rồi hãy nói với người khác điều họ thích nghe. Đây là bí quyết lớn gây ảnh hưởng trên người khác vì ta đã đánh trúng mục tiêu. Bạn hãy vận dụng nguyên tắc này vào thực tế cuộc sống. 2. Phương pháp để hiểu rõ điều người khác muốn là : hỏi ý kiến nhiều, quan sát nhiều, lắng nghe nhiều, cộng thêm nỗ lực không biết mệt mỏi của bản thân. VII : nghệ thuật thuyết phục 1. Phương thức tốt nhất là đừng trực tiếp trình bày nhưng nên để người khác nói thay cho bạn, dù người ấy không có mặt bên cạnh bạn. Ví dụ : chiếc xe này người hàng xóm của tôi dùng bốn năm nay rồi mà vẫn chạy tốt. 2. Đây quả là một hiện tượng kỳ lạ : người ta thường ít hoài nghi tính chân thực điều mà bạn gián tiếp trình bày. Còn nếu bạn trực tiếp nói ra thì họ sẽ hoài nghi bạn, không tin tưởng bạn đâu. Vì vậy, cần thông qua người thứ ba để nói ra. VIII : nghệ thuật để người khác ra quyết định Bốn phương pháp giúp bạn thành công trong quan hệ giao tiếp : 1. Hãy nói với mọi người rằng nếu họ làm theo điều bạn nói thì họ sẽ được lợi, chứ không phải bản thân bạn. 2. Hỏi những câu chỉ có thể trả lời “vâng”. 3. Khiến người khác chọn một trong hai chữ “được”. Nghĩa là chọn cái nào thì cũng đều nói “được” với bạn. 4. Cho người ta thấy tầm quan trọng của sự việc. IX : trước tiên hãy cười lên. 1. Giây phút ban đầu trong giao tế luôn có tính quyết định. Vì vậy, trước khi nói hay phá vỡ sự im lặng, bạn hãy nở nụ cười thân thiết. Phản ứng tiếp theo là người ta cũng sẽ nở nụ cười đáp lại bạn. 2. Người ta thường quên điều này : mình bỏ ra bao nhiêu thì sẽ được báo đáp bấy nhiêu. Nếu bạn trao cho người khác ánh mặt trời thì bạn sẽ nhận lại được ánh mặt trời, nếu bạn trao cho người khác mưa bão thì bạn cũng sẽ nhận trở lại mưa bão. 3. Ngữ điệu và biểu lộ cảm xúc nét mặt của bạn cũng rất quan trọng, vì chúng cho thấy tư tưởng nội tâm của bạn. Vậy, bạn hãy cười lên. X : nghệ thuật khen ngợi Con người không chỉ sống bằng cơm bánh. Bạn còn nhớ cảm giác khi nhận được một lời ca ngợi làm bạn hưng phấn suốt ngày đêm chứ ? Vì vậy, bạn nên nói những lời ca ngợi tán thưởng người khác thì người ta càng thích bạn, đồng thời cũng vì vậy mà bạn được lợi vô cùng. Nhưng xin bạn hãy chú ý những điều sau đây : 1. Lời ca ngợi phải chân thành. 2. Ca ngợi hành vi chứ đừng ca ngợi con người 3. Ca ngợi cần cụ thể, cần bắn tên có đích. 4. Tập thói quen ca ngợi ba người mỗi ngày. XI : nghệ thuật cảm tạ Nếu bạn cảm kích người nào đó mà họ biết được thì lần sau họ sẽ báo đáp bạn nhiều hơn. Nếu bạn không bày tỏ thì rất có thể bạn sẽ không còn cơ hội 1.Thái độ cần chân thành. 2. Bày tỏ rõ ràng, tự nhiên. 3. Nhìn thẳng vào đối tượng. 4. Nói ra tên của đối tượng. 5. Tìm kiếm cơ hội bày tỏ lòng cảm kích. Những nguyên tắc trên nhìn thì đơn giản nhưng không có kỹ xảo giao tế nào hữu hiệu hơn XII : nghệ thuật gây ấn tượng tốt Khi chúng ta gặp kẻ khác lần đầu, ấn tượng mà chúng ta để lại cho họ chủ yếu là do hành vi của bản thân chúng ta quyết định. Cần phải : 1. Chân thành : lời nói đi đôi với việc làm. 2. Nhiệt tình. 3. Không cần quá nôn nóng. 4. Đừng hạ thấp kẻ khác mà đề cao mình. 5. Đừng đả kích ai, bất cứ việc gì. Một điều hiển nhiên là con trai và con gái khác nhau! Việc cân nhắc giữa nhu cầu bộc lộ bản thân và sự cần thiết của các bí mật cá nhân cũng ko giống nhau giữa họ. Nhưng các câu hỏi mà mọi người đều quan tâm trong các mối quan hệ mật thiết của mình đó là: - Là tình yêu, thân thiết thì cần phải thành thực mọi thứ với nhau ,ko hề che dấu mới là trong sáng? - Hoặc nếu ko thì làm sao để biết chọn những gì nên nói , những gì nếu nói ra sẽ là ko tốt? - Làm sao biết sự im lặng nào là cần thiết và ntn sẽ gây hiểu lầm? " Việc tất cả sẽ tự được nói ra hết là 1 điều gần như ảo tưởng, vì ngay cả chính ta còn chưa tự hiểu hết về ta thì làm sao mà nói cho hết tất cả được" - Nhà thực hành tâm lý học trị liệu Sylvie Jenenbaum giai thich'. Và, hơn là chỉ nói về những biến cố trong ngày, quan trọng là nói lên được cảm xúc của mình. " khi bạn nói về nó, tôi sẽ hiểu nó" - chuyên viên TLH tiếp tục - điều này cho phép cho phép người # hiểu chúng ta tốt hơn. Ta sẽ thấy 5 bí kíp để thông hiểu tốt hơn trong mối quan hệ tình cảm của mình: 1.Cần định rõ ràng 1 sự bắt đầu.    Chắc chắn, có 1 thời điểm mấu chốt quyết định, đó là giai đoạn đầu của tình yêu. Khi đó, liệu người ta phải dấu đi một mặt nào đó của cuộc sống trước đây ko? Các NTLH cho rằng ko nhất thiết, bởi khi đang trong giai đoạn say đắm nhau, người ta luôn muốn được biết về quá khứ của người kia để thấy sự tin tưởng của họ cho mình, và vì tin tưởng, ta dễ dàng  tán thành với người kia( ko định kiến mấy). Nói về tình yêu trước kia của nhau cũng giống như cách bạn nói với người kia: " Bạn còn thú vị hơn cả những gì mà tôi đã biết dù cái mà tôi đã biết có khác tới đâu với cái mà tôi giờ mới biết" (!). Nhưng vẫn cẩn thận 1 chút nhé, đừng nói ra quá chi tiết về vấn đề lêin quan tới cuộc sống tình dục đã qua, bởi khi đó sự ghen tuông trong tình yêu có thể xuất hiện rất nhanh. Vậy cần xác định rõ: làm sao mà nói ra sự thật với cách để người # thích theo dõi. " Nguy cơ sẽ xuất hiện khi nói dối, vì nó làm giảm sút hình ảnh mà người kia muốn thấy ở bạn". 2. Về những mối tình đã qua: phải nói hay  cần học để im lặng?      Đó là câu hỏi mà tới nay vẫn có nhiều băn khoăn nhất. Trong chuyện này, tính hồn nhiên ko phải luôn có lợi. Nó là tốt khi sự dấu diếm( dối lừa) có thể dẫn đến những vấn đề bất lợi với tương lai đôi lứa. Khi đó , nói ra 1 cách vô tư về các cuộc phiêu lưu tình cảm trước đây cho phép ta đương đầu với cơn khủng hoảng và vượt qua nó. Ngược lại, với một vài cá nhân có tính ghen tuông và dễ bị kích động, tốt nhất là nên im lặng ko đề cập tới vì họ có thể ko suy nghĩ kỹ càng & làm tan tành cuộc tình. Có trường hợp , 1 bên yêu cầu được biết về 1 thời yêu đương đã qua của người kia vì ham muốn 1 cách vô thức đơn thuần chỉ để biết , còn sau đó có thể nói chuyện đó với bạn bè trong nhóm mình. Vậy, tốt nhất là, nếu được thử nói ,thì trước khi thú nhận với người kia, bạn hãy thảo luận điều định nói với người thứ ba để rồi cuối cùng hiểu ra lý do hợp lý nhất khiến bạn muốn nói. 3. Tránh những chủ đề dễ gây bất hoà.      Có một vài chủ đề thật khó đề cập tới . Như Sylvie Jenebaun nói:" Ko cần phải phê phán gia đình người kia & cả bạn bè của họ nữa, dù chính họ đang làm như vậy.Họ sẽ ko chấp nhận dù bạn làm cùng cách họ làm." Song cũng đừng làm họ "choáng váng" bởi những câu như : " bạn lúc nào cũng nói vậy được mà!" . Sẽ làm người ta cảm thấy ko thoải mái. Nhưng mà, điều phiền phức xem ra ko nằm ở những lời nói, khi có 1 sự làm thing mới là đáng lo. Ví như khi đang trò chuyện mà người ta biến ra ngoài đâu mất suốt 3 giờ , & rồi trở lại nói rằng họ vừa ra ngoài mua báo(!). Các NTLH giải thích hiện tượng đó như là những đoạn băng trắng trong cuộc nói chuyện mà người ta tạo ra để hòng cứu cánh cho họ trong việc tạo ra 1 ảnh hưởng với người #, lúc khó xử chẳng hạn. 4. Hãy biết suy tính tìm một thời điểm tốt khi muốn nói cho người # biết 1 bài học gì đó.      Khi muốn khuyên hoặc uốn nắn 1 chút, có những  người cố ấn định sự # biệt vượt trội của mình trong khi lấy chính người kia ra làm đối chứng, đó thật là thảm hoạ! Cái chỗ yếu của ai mà bị công khai sẽ có nguy cơ làm họ mất mặt. Vậy thì đừng mong sau đó họ sẽ cởi mở với ta. Kể cả sau những dịp vui vẻ, như vừa dự tiệc về chẳng hạn, vấn đề đó vẫn xuất hiện và có thể nhanh chóng trở thành lời buộc tội. Để cuộc đối thoại có tất cả cơ may trở nên ích lợi, hãy chọn 1 thời điểm yên lành. 5. Hãy chuyện trò, chuyện trò, và chuyện trò.      Ngôn từ là ko thể thiếu giữa các cặp đôi, nhất là trong tình bạn và tình yêu. Nói để chia sẻ bản thân mình là 1 món quà mà người ta làm cho người #, việc đưa ra những câu hỏi với họ là 1 cách để đưa họ tới cái có lợi cho mối quan hệ, tất nhiên là có lợi cho cả đôi bên. Ngôn ngữ phát triển những quy tắc riêng biệt để giúp ích đắc lực cho các ý định. Đừng lơ là lời ăn tiếng nói vì chúng có thể truyền tải về tình cảm rất nhiều, chúng là 1 mặt quan trọng của tình yêu. Đó là cái giữ chặt nhất sự gắn bó yêu thương. Chuyện trò đồng nghĩa với việc bạn luôn tâm niệm rằng: Tôi yêu bạn , cũng tức là người # sẽ hiểu họ được yêu, và còn gì tuyệt hơn khi ai cũng hiểu: chúng ta yêu nhau ! LẮNG NGHE Lắng nghe là hành động của tình yêu là hành động quan tâm làm cam kết của chính bản thân chúng ta đối với người khác. Chúng ta nên lắng nghe với mọi giác quan - nghĩa là một cách nhạy bén - nếu chúng ta tham gia một cách có trách nhiệm và tôn trọng vào bí mật của người khác. Lắng nghe không phải là một hoạt động một chiều. Người kia cầu cứu chúng ta, bằng mọi cách. Người ấy muốn được lắng nghe, vì được lắng nghe tức là được hiểu, và được hiểu là sống. Lắng nghe phải luôn luôn hai chiều: Người nói tôn trọng người nghe, bằng cách nói ý nghĩ cách rõ ràng và chân thành. Còn người nghe tôn trọng người nói, bằng cách chú ý hoàn toàn vào điều người nói muốn nói.  Chính trong việc lắng nghe mà chúng ta có năng lực để làm tăng hay giảm cuộc sống và ý nghĩa cùa những người có quan hệ với chúng ta. *a. Qui luật bù trừ: thông thường về tiến trình, hình thức ( biểu hiện bên ngoài ) thế nào thì nội dung (phẩm chất bên trong) thế ấy. Nội dung có sẵn hoặc phải tích lũy trong một thời gian lâu dài, để đến một lúc nào đó đi đến thay đổi hẳn về chất theo chiều hướng mạnh mẽ, bộc lộ. Hình thức là cái khiến cho nội dung dễ được tồn tại trong môi trường luôn ở trong động thái cạnh tranh và đào thải, với chiều hướng chính danh và giản dị. Khi nội dung chưa đủ mạnh và hoàn thiện thì hình thức có khuynh hướng ngụy tạo, giả trang, phân thân (biến hóa) để thích ứng nhanh với các sắc thái nhất thời của môi trường, khả dĩ bù đắp cái thiếu hụt của nội dung. Ví dụ nghèo hay nói đến nhân nghĩa, dốt hay nói chữ, không hiểu biết nhiều thì ưa nói to tát, người bé nhỏ hay nói đến những cái cao, hoành tráng, không có quyền lực và sức mạnh thì hay mượn lời người có địa vị.v.v... b. Qui luật Bất thường: Khi người ta có điều gì cảm thấy bất ổn do sự khiếm khuyết về nội dung hay hình thức, trước một hoàn cảnh, một tình huống có đột biến hay không được dự liệu trước, người ta cố che dấu điều ấy trước đối tác. Nhưng càng làm như thế thì càng bộc lộ sự ngụy tạo, giả trang hay phân thân của hình thức, sự kém cỏi đi của nội dung. Nếu tình trạng đó kéo dài, trong môi trường hỗn tạp không có chuẩn mực, người ta có thể trở thành kẻ trí trá và cơ hội chuyên nghiệp vì họ phải tập trung phần lớn tinh lực vào tạo hình thức chứ không phải là củng cố nội dung c. Qui luật điểm yếu: ở đây là điểm yếu cơ bản của một cá nhân. Trong một xã hội không có tính giao lưu cao thì người ta khó biết được chính xác và kịp thời điểm yếu, điểm mạnh của mình là gì. Còn trong một môi trường thiên nhiên xã hội có mối quan hệ qua lại khăng khít của sự giao lưu, cạnh tranh và đào thải thì mỗi cá nhân trước hết biết rất rõ điểm yếu của mình là gì. Điểm mạnh có khi còn chưa thể bộc lộ thì đương nhiên điểm yếu phải che dấu thật kĩ, không để đối phương phát hiện ra. Bởi vậy cách bộc lộ kiểu ễnh ương kêu tiếng bò rống, khỉ học tiếng hổ gầm hay chim sẻ muốn xù lông như đại bàng nhiều khi lại là nhược điểm lớn của sự ngụy trang. Cách ứng xử tinh vi hơn là nó giành cho mình một vai trò gì đó trong cộng đồng, điểm yếu đó của cá nhân sẽ có nhiều khả năng được bảo vệ cao bởi cộng đồng nhờ vai trò của cá nhân trong cộng đồng ấy, kiểu xấu chàng hổ ai, hoặc như con ong chúa trong tổ của mình vậy. Cách khác là bằng tiểu xảo đánh đồng cá nhân với tập thể để làm yếu đi sự tấn công vào điểm yếu của họ. 20 cách đối nhân xử thế Mẩu tin này có thể làm bạn ngạc nhiên. Đây là kết luận từ cuộc khảo sát Wall Street Jounal gần đây của hơn 2000 nhà tuyển dụng "Giao tiếp giữa cá nhân với nhau và những kỹ năng được gọi là dễ khác là điều mà nhà tuyển dụng ao ước nhất nhưng hiếm khi tìm thấy trong các chương trình MBA". Bạn đã có những kỹ năng ấy chưa? Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đối nhân xử thế là điều nhà tuyển dụng tìm kiếm hơn bất cứ thứ gì khác để lấp vào chỗ trống quản lý. Chắc chắn một điều là nhà tuyển dụng cũng tìm những kỹ năng "khó". Họ muốn bạn biết được chiến lược và kinh tế học, phân tích tính hình tài chính ra sao, làm thế nào để kiểm tra dữ liệu thống kê và những việc tương tự. Tuy nhiên hiện nay những kỹ năng "dễ" đang đứng đầu. Có lẽ mọi kỹ năng nên đi cùng nhau. Bạn có muốn trở thành một nhà lãnh đạo giỏi không? Có muốn thành công trong sự nghiệp không? Lời khuyên là: kỹ năng giữa cá nhân với cá nhân của bạn là cực kỳ quan trọng. Kỹ năng này có thể lập ra hay phá vỡ khả năng hoàn thành công việc của bạn tại nơi làm việc, ở nhà, trong nhà thờ, hàng xóm xung quanh và ở mọi nơi. Dưới đây không phải là một danh sách đầy đủ-tất nhiên bạn có thể thêm vào-nhưng hy vọng đó là danh sách những lời khuyên hữu ích để bạn có thể hoàn thiện kỹ năng đối nhân xử thế của mình. 1. Đừng phàn nàn Người ta nói (mà chính xác là như vậy) rằng chúng ta không nên lo lắng về những lời phàn nàn. 80% người ta sẽ không quan tâm và 20% còn lại nghĩ bạn xứng đáng với những gì bạn đạt được! Nhưng nếu bạn thích kinh thánh hơn những lời châm biếm (đúng, tôi biết đó không phải là lời nói mà là một bài thơ có vần có điệu nhịp nhàng), hãy xem xét lời khuyên của Apostle Paul đối với người Philippin: "Hãy làm mọi thứ mà không than vãn hay tranh cãi". Điều đó không đưa bạn đi xa đâu vì mọi người có khuynh hướng phản ứng tiêu cực đối với những lời nói cay độc.Thay vì như vậy, hãy đưa ra giải pháp ngầm khi bạn nhận ra vấn đề, hoặc là không nói gì cả. 2. Cười thật nhiều Hãy xem khuôn mặt bạn qua gương. Khuôn mặt bạn thường thể hiện câu trả lời "có" hay "không"? Cách thể hiện của bạn có nói với cả thế giới rằng hãy để bạn yên hay bạn là người thân thiện và dễ gần không? Sau tất cả, kết quả tinh thần là niềm vui sướng. Hãy thử điều này, trước hết là cho hôm nay. Tôi nói nghiêm túc đấy-trải nghiệm điều này đi. Hãy tự làm cho mình cười ngay cả khi bạn không thích. Hãy cười suốt ngày và sau đó xem phản ứng của mọi người đối với bạn như thế nào, bạn sẽ thấy bất ngờ thú vị đấy (và họ cũng có thể cảm thấy như vậy!). 3. Hãy lắng nghe thật sự và chân tình Khi còn đi học, ông tôi thường nói với tôi (bằng chất giọng Ý): "Con lắng nghe nhưng không chú ý!". Ông luôn đúng. Tôi có thể lặp lại như vẹt những gì nghe được, nhưng tôi không thực sự tiếp thu nó hay ít nhiều tuân thủ nó. Nỗ lực thật sự lắng nghe những điều người khác nói. Tập trung vào điều bạn muốn trả lời hơn là để đầu óc nghĩ về điều gì đó thú. Sau đó, nếu có sự bất dồng ý kiến hay hiểu lầm thì hãy giải thích điều đó với người đang trò chuyện cùng bạn. Hãy kiên nhẫn và tóm tắt ngắn gọn ý kiến, quan điểm hay những lời nói không mạch lạc của anh ta để làm lời mở đầu cho câu trả lời của bạn. Người đó sẽ hiểu bạn đang lắng nghe anh ta. Khi ấy anh ta cũng sẽ lắng nghe bạn hơn. Bạn luôn nhớ: "What you give is what you get" (bạn sẽ nhận được những gì mà bạn cho đi). Cuộc trò chuyện sẽ tốt hơn và đảm bảo nếu cả bạn và người đối diện đều cùng nhau lắng nghe. Mối quan hệ cũng sẽ tốt như vậy, và bạn sẽ không bao giờ phải lo lắng bị thu hút xung quanh bằng tai vì bạn nghe nhưng không chú ý. 4. Hãy khiến họ nghĩ họ quan trọng Thiếu quả quyết và tôn trọng có thể đang ảnh hưởng đến những cân đối trong xã hội vị kỷ của chúng ta. Ở nhà, tại nơi làm việc và ở mọi nơi, người ta có vẻ đang thích nghe nói họ quan trọng và xứng đáng. Vì vậy hãy làm cho họ vui. Hãy để họ biết bạn nghĩ rằng họ đang chịu khó làm việc thật sự, họ đang làm một việc vĩ đại-họ đang đóng góp, họ là ai và những gì họ làm có giá trị thật sự. Hãy thử điều này với người thân trong gia đình, nhân viên, bạn bè của bạn hay bất cứ ai. Hãy là người khuyến khích và quả quyết. 5. Thể hiện lòng biết ơn của bạn "Lòng biết ơn là anh em với sự quả quyết". Khi ai đó nỗ lực có lợi cho bạn-ngay cả khi đó là điều bạn không mong họ làm-hãy để họ biết rằng bạn đánh giá cao việc họ làm. Hãy tập thói quen thể hiện lòng biết ơn. Mọi người cảm thấy có quyền làm vậy hay không nhưng khi bạn không thể hiện sự biết ơn thì bạn sẽ nhận được sự bực bội và không vừa lòng của họ mà thôi. Ngược lại, khi bạn thể hiện lòng biết ơn, ngay tức thì bạn có thể làm họ vui cả ngày. Vì vậy hãy cảm ơn người bạn cùng phòng về việc họ đổ rác hay rửa chén hộ bạn, chứ không chỉ vì những điều đặc biệt. Cảm ơn nhân viên vì những nỗ lực của họ, ngay cả khi nỗ lực đó không mang lại kết quả. Cảm ơn người đưa thư đáng tin cậy. Lúc ấy, hãy xem khuôn mặt họ rạng rỡ. Bạn sẽ chẳng mất gì khi cho lòng biết ơn nhưng bạn sẽ nhận được rất nhiều đấy. 6. Hãy nói về sở thích của họ Thông thường mọi người ai cũng thích nói chuyện về bản thân mình, đó có thể là sự thể hiện "cái tôi" hay đơn giản là thoả mãn nhu cầu "được giải bầu tâm sự". Nhưng hãy thử một lần đừng nói về mình nữa mà thay vào đó là nói về những người xung quanh. Người này có thể là một chị đồng nghiệp lớn tuổi và khó tính. Hãy hỏi thăm công việc và con cái của chị ấy. Khi thấy ai đó đang mặc chiếc áo sơmi có hình Star Trek. Hãy bàn về Star Trek. Nếu chị ấy hưởng ứng thì có phải là bạn đã tạo được một sự thân thiện trong câu chuyện của bạn đó sao? Người ta thích nói về sở thích của mình vì vậy hãy cho họ cơ hội để làm điều đó. Tuy nhiên, nếu không nhận được sự hưởng ứng từ phía chị đồng nghiệp khó tính ấy thì tốt nhất, bạn nên "tiết kiệm" lời. Hãy chọn một thời điểm khác để "tiếp chuyện". Đối với họ, không phải ai cũng dễ dàng trò chuyện. 7. Hãy ghi nhớ từng cái tên Một vài người có khả năng nhớ tên đến kì lạ. Còn chúng ta tìm những cách sáng tạo để dấu đi sự thật là chúng ta đã quên họ. "Chào bạn… Ồ, xin chào anh bạn thân. Chào mừng bạn đến đây… Được gặp lại mọi người thật tuyệt!". Người ta nói rằng cái tên là từ ngữ ngọt ngào nhất mà người ta muốn nghe, vì vậy hãy làm mọi điều để tên họ nghe ngọt ngào. Thật khó chịu khi ai đó gọi tên mình sai và sẽ bực mình nếu giữa chốn đông người, mình được nhắc đến với cái tên cúng cơm chẳng lấy gì làm … hay ho. 8. Hy sinh vì họ Những lời nói tốt đẹp có sức mạnh rất lớn nhưng người ta sẽ đánh giá bạn cao dựa vào những gì mà bạn đã hi sinh vì họ. Đó có thể là sự hi sinh thời gian, công sức hay một chút ít tiền bạc. Hãy tập thói quen nhận diện và đáp ứng nhu cầu của người khác. Hãy tốt bụng. Đặt nhu cầu của người khác lên trên nhu cầu của bạn. Hãy để chị đồng nghiệp khó tính bận rộn gửi con ở nhà bạn một buổi chiều và nói rằng bạn sẽ chịu trách nhiệm gửi con lại cho chị ấy. Và khi bạn đến nhà họ, nhớ mang bánh hoặc trái cây cho bữa tối của họ nhé. Khi người mẹ ấy nói lời cảm ơn vì bạn đã đi đường xa đến thăm họ, bạn chỉ cần nói: "Ah, Sẵn đường nên em mua một ít trái cây thôi mà!". Chị ấy sẽ vui vẻ và cảm động lắm. Chẳng điều gì giúp bạn có được những người bạn thật sự hơn sự hy sinh. Và nếu bạn là người theo phái Phúc Âm giáo, bạn chẳng có quyền gì đòi hỏi người khác lắng nghe những điều quan trọng như niềm tin của bạn. 9. Dùng những câu bông đùa tự làm giảm giá trị Đừng ngại tự chọc quê mình. Trong một thế giới mọi người luôn nghĩ mình quan trọng thì những câu bông đùa tự làm giảm giá trị của bạn có thể ngay tức thì khiến bạn trở nên thu hút. Hãy tiếp tục làm như vậy. Hãy chế nhạo những khuyết điểm của bạn. Làm giảm giá trị của bạn. Nghịch lý là điều đó có thể nâng bạn lên trong mắt người khác 20 cách đối nhân xử thế 10. Tập trung vào những điểm tương đồng của bạn Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng: chúng ta rất dễ bị ảnh hưởng bởi những người xung quanh. Nếu bạn cũng ở đó, chịu đựng nỗi đau của họ, nếu bạn nhìn, nói chuyện và ăn mặc như họ, có thể họ sẽ thích bạn hơn. Họ sẽ lắng nghe bạn nhiều hơn. Họ sẽ tin cậy bạn hơn. Vì vậy hãy tập trung vào điểm tương đồng bạn có. Ngay cả khi bạn có một chút gì đó giống bạn đồng nghiệp, hãy tập trung 100% câu chuyện của bạn vào điểm tương đồng đó nếu có thể. 11. Tạo " Sự thư giãn thân mật " Điều này không đơn thuần liên quan đến việc mời khách ngồi vào ghế bành hay mời họ 1 ly trà nóng mà nó liên quan nhiều đến việc tạo ra một không gian mà mọi người được nghỉ ngơi và cảm thấy thoải mái khi trò chuyện cùng bạn. Bạn làm điều đó như thế nào? Phần lớn mọi người thực hiện bằng cách kết hợp những điều được liệt kê ở trên. Hãy mỉm cười, khen họ, tập trung vào những yêu cầu của họ và thật sự quan tâm đến họ. Hãy khéo léo khi nói về những đề tài gây tranh cãi, tránh đề cập trực tiếp. Và cho họ thấy bạn đang chú ý đến họ bằng cách luôn nhìn họ, gật đầu khi bạn hiểu điều họ nói và ngồi đối diện họ hơn là ngồi lệch về một góc. Hãy đối xử với họ chân thật và cảm thông-thậm chí là yêu mến họ-và bạn sẽ đạt được điều tương tự. 12. Hãy nói về lỗi của chính mình trước khi đề cập đến lỗi của người khác Bạn có thể là người luôn đòi hỏi sự hoàn hảo nhưng bạn lại không hoàn hảo. Nếu bạn muốn ai đó lắng nghe bạn nói về những lỗi lầm họ đã gây ra thì hãy bắt đầu bằng lỗi lầm của chính mình. Hãy tin tôi, chắc chắn họ sẽ lắng nghe! Làm như vậy, bạn đã giúp họ thấy an toàn hơn để chấp nhận lỗi lầm. 13. Đừng cho rằng bạn đúng Giả định này làm lệch hướng cuộc trò chuyện, gây ra xung đột và dập tắt những ý tưởng sáng tạo hơn bất cứ điều gì khác. Không phải lúc nào bạn cũng đúng. Điều này rất dễ hiểu. Tuy nhiên đối với mỗi con người chúng ta, điều này hơi khó chấp nhận trong một cuộc nói chuyện hay thảo luận. Khi người ta cho rằng mình đúng và người bất đồng ý kiến với họ là sai, họ đã đánh mất cơ hội học hỏi từ người đó và nảy sinh giải pháp cùng thắng. Hơn nữa, dường như họ quá bảo vệ quan điểm của mình. Điều đó thật cố chấp, ấu trĩ và kiêu căng. Chúng ta nên khiêm tốn chấp nhận rằng tôi không biết mọi câu trả lời và ai đó có thể có điểm đúng-ngay cả là người đang chỉ trích tôi. Khi bạn gặp vấn đề tương tự thì có một phương pháp dành cho bạn là hãy thay đổi suy nghĩ của mình-xem cuộc đối thoại như một "buổi trò chuyện để học hỏi" hơn là một cuộc chiến, biến cuộc trò chuyện thành cơ hội học tập. Học hỏi những gì có thể được từ người khác. Có thể đồng nghiệp có những thông tin mà bạn không hề có. Chúng ta có được những ý tưởng hay và các mối quan hệ tốt hơn một khi chúng ta phát triển trí óc bằng cách đưa quan điểm của mình vào cuộc trò chuyện. 14. Xin lỗi Chỉ cần nói như vậy rồi tiếp tục trò chuyện. Điều đó sẽ không giết chết bạn đâu. Có thể bạn nợ ai đó một lời xin lỗi. Hãy lặp lại theo tôi: "Tôi... sai... rồi. Tôi... xin lỗi.", hãy thêm vào câu "Hãy bỏ qua cho

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdoi_nhan_8529.doc