Đề tài Nghệ nhân Trịnh Thị Răm với dân ca truyền thống Hà Nam

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, dân ca với tư cách là một thể loại trữ tình dân gian, một bộ phận không thể thiếu, có một vai trò hết sức quan trọng. Nó tồn tại song song với các thể loại tự sự dân gian khác như thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, ngụ ngôn, cười, vè và lời ăn tiếng nói của nhân dân như tục ngữ, câu đố Với những đặc trưng riêng biệt, dân ca góp phần làm cho nền văn học dân gian Việt Nam trở nên phong phú, đa dạng hơn bao giờ hết. Trong cùng một thể loại trữ tình dân gian, ranh giới giữa dân ca và ca dao nhiều khi rất mờ nhạt, nhưng người ta vẫn thấy được những nét khác biệt giữa chúng. Ca dao là một loại thơ có thể ngâm được như những loại thơ khác, có thể xây dựng thành điệu ca dao. Còn dân ca “là những câu hát đã thành khúc điệu, là những bài hát có nhạc điệu nhất định do ở tiếng của con người đưa ra từ cổ họng, hoặc như tiếng thoát ra từ các nhạc cụ (gọi là khí nhạc), nhờ ở miệng thổi hay tay nhấn của con người) (Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam- Vũ Ngọc Phan). Dân ca thường được hát lên ở những hoàn cảnh nhất định, trong những nghề nhất định, hay ở những địa phương nhất định. Nó thường mang tính chất địa phương. Có thể sang những địa phương khác, nó vẫn được phổ biến, nhưng chỉ riêng nơi xuất phát mới hát hay (trừ các nghệ nhân ra). Trong khi đó, ca dao dù nội dung viết về một địa phương cụ thể nào đó, nhưng vẫn được ngâm nga phổ biến rộng rãi trong toàn quốc, ít có địa phương tính. Chẳng hạn những câu như:

Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa

Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh

Đường vô xứ nghệ quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ

Hầu hết dân ca được xây dựng trên cơ sở ca dao tục ngữ sẵn có. Tuỳ từng loại ca dao, người ta thêm vào những tiếng đệm, tiếng láy như “tình bằng tang tính”, “ấy mấy” , những tiếng đệm nghĩa như “ấy ai”, “em nhớ” , những tiếng đưa hơi như “ì ì ì ới a”, “hì hi” , những tiếng láy (lặp đi lặp lại) trong một câu, những điệp khúc Những tiếng đệm ấy tạo nên giọng điệu riêng biệt cho từng loại dân ca.

Ở nước ta các điệu ca hát xuất hiện rất sớm, tác động tới giai cấp thống trị ngay từ thời nước ta mới tự chủ. Sách Văn hiến thông khảo của Mã Đoan Lâm có chép tờ sớ của một sứ thần nhà Tống nói về Lê Hoàn (980-1005) “ Hoàn thường mặc áo vải hoa, và áo sắc hồng, mũ đội trang sức bằng châu báu, tự hát mời rượu không hiểu là câu gì ”. Năm 1025, triều Lý Thái Tổ, nhà nước phong kiến mới có tổ chức về nghề ca nhạc như định chức quản giáp và đặt ra giáo phường. Trong đó, một nữ danh ca họ Đào đã được vua Lý Thái Tổ ban thưởng. Theo Đại Việt sử ký của Ngô Sỹ Liên, nhân dân rất hâm mộ Đào Thi đến nỗi họ gọi những người phụ nữ làm nghề xướng ca là “đào nương”. Thời Lý Nhân Tông, nhà Thôi luân vũ được thành lập để các vũ nữ tập múa hát. Như vậy, ngay từ thời xa xưa, ca hát đã giữ một vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân dân, đồng thời gắn bó mật thiết với sinh hoạt thực tiễn của đông đảo người dân lao động. Bởi lẽ khi lao động, người ta muốn dùng nhịp điệu của bài hát để làm tăng nhịp điệu, cảm xúc lao động hoặc để phối hợp nhịp điệu lao động của tập thể. Khi mong muốn lao động, kết quả, sức khoẻ dồi dào dưới hình thức khẩn nguyện, người ta đã viện đến sự tác động của sức mạnh siêu nhiên mà họ tưởng tượng ra là có trong ngôn ngữ, âm thanh, nhịp điệu của bài hát. Người ta đã nhờ âm điệu dịu dàng, tha thiết của bài hát để đưa trẻ em vào giấc ngủ, nhờ tiếng đàn môi, câu hát để ngỏ tình yêu, đã lấy bài hát than để tiễn đưa người chết Người ta đã hát để ca ngợi công lao của những bậc thánh nhân, các vị anh hùng Chính vì những lẽ đó, nếu chỉ nghiên cứu dân ca về mặt văn học thì không thấy hết được giá trị của dân ca. Dân ca còn được biểu diễn và biểu diễn trong khung cảnh đặc biệt của nó: trong cảnh sinh hoạt văn nghệ của nhân dân từng địa phương. Trong dân ca, bộ môn nọ gắn liền với bộ môn kia như môi với răng Dân ca là sự tổng hợp của nhiều yếu tố ngôn ngữ, âm thanh, nhịp điệu Dân ca được biểu diễn, trong đó có thanh nhạc, khí nhạc, múa và sân khấu cộng với trang trí thích ứng có giá trị khác hẳn với bản dân ca chỉ ghi bằng nốt nhạc hay lời văn. Nghệ thuật của dân ca về mặt văn học là nghệ thuật biểu hiện bằng ngôn từ và hình tượng phục vụ được tích cực nhất nội dung bài ca. Nghệ thuật của dân ca theo tính tổng hợp của nó là nghệ thuật vừa thể hiện vừa biểu diễn với tất cả khả năng ca nhạc, vũ, kịch.

Những người thể hiện, biểu diễn, đồng thời hưởng thụ, lưu giữ, trao truyền dân ca truyền thống, không ai khác ngoài dân chúng. Nói tới dân chúng là nói tới rất nhiều người dân, trong đó, bên cạnh những người thông minh lại có những người chậm chạp, bên cạnh những người tốt còn có những người xấu, bên cạnh những người tiến bộ có những người lạc hậu, cổ hủ Vai trò biểu diễn, lưu truyền vốn dân ca truyền thống chủ yếu nằm ở những người ưu tú, có khả năng vượt trội trong làng xã, phường hội (hay còn gọi là các nghệ nhân). Họ là những người có năng khiếu, nắm giữ và thực hành ở trình độ cao những giá trị, kỹ năng, bí quyết nghề nghiệp, sẵn sàng và có khả năng truyền dạy toàn bộ hiểu biết cho thế hệ trẻ. Bà Trịnh Thị Răm ở làng Quyển Sơn huyện Kim Bảng là một trong những nghệ nhân như thế! Ngày 4 tháng 6 năm 2003 vừa qua, bà đã được Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tôn phong danh hiệu “Nghệ nhân dân gian toàn quốc”.

Chọn đề tài Nghệ nhân Trịnh Thị Răm với dân ca truyền thống Hà Nam, người viết xuất phát từ vai trò và những đặc trưng trên của dân ca, đồng thời xuất phát từ lòng yêu quý, khâm phục và ngưỡng mộ nghệ nhân Trịnh Thị Răm- “báu vật nhân văn sống” (theo cách gọi của tổ chức Unessco) của tỉnh Hà Nam nói riêng và của nước Việt Nam nói chung.

Với đề tài này, người viết muốn đóng góp một phần công sức nhỏ bé trên cuộc hành trình khám phá những nét đẹp của dân ca từng địa phương, trong môi trường diễn xướng cụ thể của từng loại dân ca ấy. Những làn điệu dân ca ở Hà Nam, đặc biệt là Hát Dậm Quyển Sơn gắn liền với lễ hội Quyển Sơn, với tên tuổi của nghệ nhân Trịnh Thị Răm là một trong những địa chỉ chúng tôi muốn tìm đến.

 

doc94 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1286 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Nghệ nhân Trịnh Thị Răm với dân ca truyền thống Hà Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Mở đầu Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, dân ca với tư cách là một thể loại trữ tình dân gian, một bộ phận không thể thiếu, có một vai trò hết sức quan trọng. Nó tồn tại song song với các thể loại tự sự dân gian khác như thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, ngụ ngôn, cười, vè…và lời ăn tiếng nói của nhân dân như tục ngữ, câu đố…Với những đặc trưng riêng biệt, dân ca góp phần làm cho nền văn học dân gian Việt Nam trở nên phong phú, đa dạng hơn bao giờ hết. Trong cùng một thể loại trữ tình dân gian, ranh giới giữa dân ca và ca dao nhiều khi rất mờ nhạt, nhưng người ta vẫn thấy được những nét khác biệt giữa chúng. Ca dao là một loại thơ có thể ngâm được như những loại thơ khác, có thể xây dựng thành điệu ca dao. Còn dân ca “là những câu hát đã thành khúc điệu, là những bài hát có nhạc điệu nhất định…do ở tiếng của con người đưa ra từ cổ họng, hoặc như tiếng thoát ra từ các nhạc cụ (gọi là khí nhạc), nhờ ở miệng thổi hay tay nhấn của con người) (Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam- Vũ Ngọc Phan). Dân ca thường được hát lên ở những hoàn cảnh nhất định, trong những nghề nhất định, hay ở những địa phương nhất định. Nó thường mang tính chất địa phương. Có thể sang những địa phương khác, nó vẫn được phổ biến, nhưng chỉ riêng nơi xuất phát mới hát hay (trừ các nghệ nhân ra). Trong khi đó, ca dao dù nội dung viết về một địa phương cụ thể nào đó, nhưng vẫn được ngâm nga phổ biến rộng rãi trong toàn quốc, ít có địa phương tính. Chẳng hạn những câu như: Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh …Đường vô xứ nghệ quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ Hầu hết dân ca được xây dựng trên cơ sở ca dao tục ngữ sẵn có. Tuỳ từng loại ca dao, người ta thêm vào những tiếng đệm, tiếng láy như “tình bằng tang tính”, “ấy mấy”…, những tiếng đệm nghĩa như “ấy ai”, “em nhớ”…, những tiếng đưa hơi như “ì ì ì ới a”, “hì hi”…, những tiếng láy (lặp đi lặp lại) trong một câu, những điệp khúc…Những tiếng đệm ấy tạo nên giọng điệu riêng biệt cho từng loại dân ca. ở nước ta các điệu ca hát xuất hiện rất sớm, tác động tới giai cấp thống trị ngay từ thời nước ta mới tự chủ. Sách Văn hiến thông khảo của Mã Đoan Lâm có chép tờ sớ của một sứ thần nhà Tống nói về Lê Hoàn (980-1005) “ Hoàn thường mặc áo vải hoa, và áo sắc hồng, mũ đội trang sức bằng châu báu, tự hát mời rượu không hiểu là câu gì…”. Năm 1025, triều Lý Thái Tổ, nhà nước phong kiến mới có tổ chức về nghề ca nhạc như định chức quản giáp và đặt ra giáo phường. Trong đó, một nữ danh ca họ Đào đã được vua Lý Thái Tổ ban thưởng. Theo Đại Việt sử ký của Ngô Sỹ Liên, nhân dân rất hâm mộ Đào Thi đến nỗi họ gọi những người phụ nữ làm nghề xướng ca là “đào nương”. Thời Lý Nhân Tông, nhà Thôi luân vũ được thành lập để các vũ nữ tập múa hát. Như vậy, ngay từ thời xa xưa, ca hát đã giữ một vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân dân, đồng thời gắn bó mật thiết với sinh hoạt thực tiễn của đông đảo người dân lao động. Bởi lẽ khi lao động, người ta muốn dùng nhịp điệu của bài hát để làm tăng nhịp điệu, cảm xúc lao động hoặc để phối hợp nhịp điệu lao động của tập thể. Khi mong muốn lao động, kết quả, sức khoẻ dồi dào…dưới hình thức khẩn nguyện, người ta đã viện đến sự tác động của sức mạnh siêu nhiên mà họ tưởng tượng ra là có trong ngôn ngữ, âm thanh, nhịp điệu của bài hát. Người ta đã nhờ âm điệu dịu dàng, tha thiết của bài hát để đưa trẻ em vào giấc ngủ, nhờ tiếng đàn môi, câu hát để ngỏ tình yêu, đã lấy bài hát than để tiễn đưa người chết…Người ta đã hát để ca ngợi công lao của những bậc thánh nhân, các vị anh hùng…Chính vì những lẽ đó, nếu chỉ nghiên cứu dân ca về mặt văn học thì không thấy hết được giá trị của dân ca. Dân ca còn được biểu diễn và biểu diễn trong khung cảnh đặc biệt của nó: trong cảnh sinh hoạt văn nghệ của nhân dân từng địa phương. Trong dân ca, bộ môn nọ gắn liền với bộ môn kia như môi với răng…Dân ca là sự tổng hợp của nhiều yếu tố ngôn ngữ, âm thanh, nhịp điệu…Dân ca được biểu diễn, trong đó có thanh nhạc, khí nhạc, múa và sân khấu cộng với trang trí thích ứng có giá trị khác hẳn với bản dân ca chỉ ghi bằng nốt nhạc hay lời văn. Nghệ thuật của dân ca về mặt văn học là nghệ thuật biểu hiện bằng ngôn từ và hình tượng phục vụ được tích cực nhất nội dung bài ca. Nghệ thuật của dân ca theo tính tổng hợp của nó là nghệ thuật vừa thể hiện vừa biểu diễn với tất cả khả năng ca nhạc, vũ, kịch. Những người thể hiện, biểu diễn, đồng thời hưởng thụ, lưu giữ, trao truyền dân ca truyền thống, không ai khác ngoài dân chúng. Nói tới dân chúng là nói tới rất nhiều người dân, trong đó, bên cạnh những người thông minh lại có những người chậm chạp, bên cạnh những người tốt còn có những người xấu, bên cạnh những người tiến bộ có những người lạc hậu, cổ hủ…Vai trò biểu diễn, lưu truyền vốn dân ca truyền thống chủ yếu nằm ở những người ưu tú, có khả năng vượt trội trong làng xã, phường hội (hay còn gọi là các nghệ nhân). Họ là những người có năng khiếu, nắm giữ và thực hành ở trình độ cao những giá trị, kỹ năng, bí quyết nghề nghiệp, sẵn sàng và có khả năng truyền dạy toàn bộ hiểu biết cho thế hệ trẻ. Bà Trịnh Thị Răm ở làng Quyển Sơn huyện Kim Bảng là một trong những nghệ nhân như thế! Ngày 4 tháng 6 năm 2003 vừa qua, bà đã được Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tôn phong danh hiệu “Nghệ nhân dân gian toàn quốc”. Chọn đề tài Nghệ nhân Trịnh Thị Răm với dân ca truyền thống Hà Nam, người viết xuất phát từ vai trò và những đặc trưng trên của dân ca, đồng thời xuất phát từ lòng yêu quý, khâm phục và ngưỡng mộ nghệ nhân Trịnh Thị Răm- “báu vật nhân văn sống” (theo cách gọi của tổ chức Unessco) của tỉnh Hà Nam nói riêng và của nước Việt Nam nói chung. Với đề tài này, người viết muốn đóng góp một phần công sức nhỏ bé trên cuộc hành trình khám phá những nét đẹp của dân ca từng địa phương, trong môi trường diễn xướng cụ thể của từng loại dân ca ấy. Những làn điệu dân ca ở Hà Nam, đặc biệt là Hát Dậm Quyển Sơn gắn liền với lễ hội Quyển Sơn, với tên tuổi của nghệ nhân Trịnh Thị Răm là một trong những địa chỉ chúng tôi muốn tìm đến. 2. Lịch sử vấn đề Dân ca Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng, bao gồm nhiều loại khác nhau: hát trống quân, hát xẩm, quan họ Bắc Ninh, ghẹo Phú Thọ, hát Giặm Nghệ Tĩnh, hát phường cấy, hát đò đưa, hát ru, hát vui chơi…hò Huế, hay những khúc hát miền Nam Trung Bộ…Từ trước tới nay cũng đã có rất nhiều công trình sưu tầm, nghiên cứu, giới thiệu về dân ca các miền trong cả nước. Ta có thể kể đến một loạt các công trình: Hát phường vải của Ninh Viết Giao (NXB Văn hoá, H.1961), Dân ca quan họ Bắc Ninh do Lưu Hữu Phước viết chung với Nguyễn Viêm, Tú Ngọc (NXB Văn hoá, H.1962), Hát Giặm Nghệ Tĩnh của Nguyễn Đổng Chi (viết chung với Ninh Viết Giao, NXB Sử học, H.1962,1963), Dân ca miền Nam Trung Bộ của Trần Việt Ngữ viết chung với Đình Quang, Hoàng Chương (NXB Văn hoá, H.1963), Dân ca Mường (Hoà Bình) do Quách Giao và nhiều người sưu tầm, chỉnh lý (NXB Văn học, H.1965), Dân ca Tây Nguyên do Vũ Quang Nhơn sưu tầm, dịch, chú thích, giới thiệu (NXB Văn hoá, H.1976)…và nhiều công trình luận văn, luận án khác nữa… Nhưng riêng về mảng dân ca truyền thống Hà Nam, hầu như chưa có một công trình nghiên cứu, khảo luận, giới thiệu một cách quy mô, toàn diện và được lưu hành rộng rãi như thế. Một nét nổi bật trong dân ca Hà Nam là hát Dậm ở làng Quyển Sơn huyện Kim Bảng. Hát Dậm đến nay sưu tầm có trên năm mươi điệu khác nhau. Vì nó ra đời sớm nên lời Dậm Quyển Sơn có khi miêu tả, diễn đạt những sự việc mà với chúng ta ngày nay đã trở thành xa lạ như “phong ống”, “phong pháo”, “cần miêu”…, ngôn từ, cú pháp lại cổ kính, khúc mắc nên giá trị phổ biến của nó bị hạn chế đi phần nào. Hơn nữa, tuy có văn bản, nhưng hát Dậm Quyển Sơn ra đời đã lâu, phải qua nhiều lần sao đi, chép lại, nên những văn bản chữ Nôm này dần dần sai lạc đi nhiều. Cách đây khá lâu, một nhóm khảo cứu thuộc tổ chức Phôn-cơ-lo đã về đền Trúc phiên âm văn bản, nhưng họ cũng thấy nan giải trong việc phổ biến. Trước đây, nhạc sỹ Bùi Đình Thảo cũng đã nghiên cứu và ghi lại thành bản nhạc hơn ba mươi điệu. Tuy nhiên, khi nhạc sỹ qua đời, bản thảo không tìm thấy một chương, vì thế không xuất bản được. Năm 1998, sở văn hoá thông tin Hà Nam xuất bản công trình nghiên cứu Dân ca Hát Dậm Hà Nam của Trọng Văn. Ông là người dân chính gốc của làng Quyển Sơn, đồng thời cũng là hội viên Hội văn nghệ dân gian Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu, sưu tầm được xuất bản. Gần đây, hát Dậm cũng được giới thiệu lẻ tẻ trong một số bài báo và tạp chí ở trung ương và địa phương. Cho tới nay, chưa có một đề tài luận văn, luận án nào nghiên cứu về dân ca Hà Nam nói chung và hát Dậm nói riêng. Một điều đáng mừng là Nhà Nước ta đã và đang ngày càng quan tâm hơn tới việc tôn vinh và những chính sách đãi ngộ đối với các nghệ nhân dân gian. Luật Di sản văn hoá (được Quốc hội nước Việt Nam thông qua vào tháng sáu năm 2001) đã ghi rõ điều 26 rằng: Nhà nước tôn vinh các nghệ nhân. Tháng sáu năm 2002, Ban chấp hành Hội văn nghệ dân gian Việt Nam đã thông qua Quy chế công nhận danh hiệu nghệ nhân dân gian của Hội văn nghệ dân gian Việt Nam. Ngày 11 tháng 4 năm 2003, Hội văn nghệ dân gian Việt Nam đã công nhận danh hiệu nghệ nhân dân gian (đợt 1) cho mười lăm vị, trong đó có nghệ nhân Trịnh Thị Răm. Lễ phong tặng danh hiệu đã được tổ chức vào ngày mồng 4 tháng 6 năm 2003 tại Hà Nội. Hiện nay, ngoài hồ sơ xin công nhận nghệ nhân dân gian của Hội văn nghệ dân gian Việt Nam do chi hội văn nghệ dân gian tỉnh Hà Nam cung cấp, và một số bài viết ngắn trên báo, tạp chí, truyền hình, thì chưa có một tài liệu nào viết về toàn bộ cuộc đời, thân thế, sự nghiệp cũng như vai trò của nghệ nhân với truyền thống dân ca ở Hà Nam. Chọn đề tài Nghệ nhân Trịnh Thị Răm với dân ca truyền thống Hà Nam, người viết gặp những khó khăn và thuận lợi nhất định. Về thuận lợi, trước đó đã có một số nhà nghiên cứu, một số trí thức địa phương sưu tầm, giới thiệu về dân ca Hà Nam, và về các nghệ nhân. Hơn nữa, đây là một hướng nghiên cứu mới mẻ nên thu hút sự quan tâm của nhiều người. Một phần đối tượng mà chúng tôi muốn đề cập tới là nghệ nhân Trịnh Thị Răm, hiện nay vẫn sống và đảm nhiệm vai trò của một bà Trùm hát Dậm ở Kim Bảng, Hà Nam, có thể gặp gỡ, trò chuyện trực tiếp được. Mặt khác, dân ca hát Dậm vẫn được tổ chức hàng năm ở đền Trúc, dưới chân núi Thi Sơn vào những ngày đầu xuân sẽ là cơ hội cho người viết có thể tham gia nghe hát và quan sát trực tiếp, tự thấm thía và cảm nhận phần hồn của những làn điệu Hát Dậm đặc sắc ấy. Tuy nhiên, khi nghiên cứu, người viết gặp một loạt những khó khăn: vì tài liệu sách vở không nhiều, văn bản có nhiều dị biệt, phải đi xuống tận địa phương sưu tầm tài liệu, trong khoảng thời gian ngắn không thể tránh khỏi những sơ xuất. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Tuy văn nghệ dân gian vô cùng phong phú, đa dạng, nhưng trong khuôn khổ của một khóa luận tốt nghiệp, người viết chủ yếu tìm hiểu về dân ca truyền thống Hà Nam, đặc biệt là hát Dậm. Nghiên cứu dân ca nói chung, hát Dậm nói riêng trong môi trường diễn xướng của nó, sẽ là một thiếu sót lớn nếu không đi sâu tìm hiểu về các nghệ nhân hát Dậm (mà hiện nay là bà Trịnh Thị Răm), bởi chính họ là những người tổ chức biểu diễn và truyền dạy hát Dậm cho thế hệ trẻ. 4. Phương pháp tiến hành Để thực hiện luận văn, người viết sử dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp, toàn diện, gồm phương pháp thực địa, thống kê, phân tích, so sánh… 5. Bố cục Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, khóa luận tốt nghiệp gồm ba chương: Chương 1: Cuộc đời nghệ nhân Chương 2: Nghệ nhân với hát Dậm Hà Nam Chương 3: Nghệ nhân với các loại dân ca khác ở Hà Nam. Phần nội dung Chương 1: Cuộc đời nghệ nhân Trịnh Thị Răm Theo GS. TS Nguyễn Xuân Kính, thì nghệ nhân dân gian chính là những người ưu tú, nổi trội trong làng xã, trong phường hội, trong từng lĩnh vực của văn hoá dân gian. Dù các nghệ nhân sống ở những địa phương khác nhau, ở những thời gian khác nhau, dù có người còn được lưu tên tuổi, có người không được nhắc nhở, dù những cảnh ngộ riêng tư khác nhau, nhưng họ đều có những đặc điểm chung nhất định. Họ đều là những người có năng khiếu, có khả năng hơn người. Họ là người có lòng say mê nghề nghiệp, có lương tâm nghề nghiệp, có phẩm chất tốt, được cộng đồng mến phục, tin yêu. Những năm gần đây, bất cứ ai quan tâm tới ca hát dân gian nói chung, hát Dậm nói riêng, đều biết đến nghệ nhân Trịnh Thị Răm với tên tuổi quen thuộc “bà Trùm”. Bà Trùm sinh ngày 22 tháng 10 năm 1922 tại thôn Quyển Sơn, xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Đến nay đã tròn tám mươi tư tuổi, nhưng trông bà vẫn rất khoẻ mạnh, với khuôn mặt tròn phúc hậu, đôi mắt sáng hiền từ, hàm răng đen nhánh đều đặn. ở bà luôn toát lên vẻ đẹp đôn hậu, hiền hoà, vốn là những nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Ngôi nhà tình nghĩa đơn sơ nhưng ấm cúng do xã xây dựng cho bà nằm ngay dưới chân cầu Quế, bên dòng sông Đáy nên thơ. Mảnh đất quê hương bà là nơi sơn thuỷ hữu tình. ở đây phong cảnh vừa hùng vĩ, linh thiêng, vừa huyền diệu, lung linh: có núi, có sông, có đền, có chùa, cỏ cây tươi tốt…Đầu làng Quyển Sơn có một quả núi, gọi là Thi Sơn hay núi Cấm. Tục truyền trên núi này có cỏ Thi, một thứ cỏ quý, hiếm. Gần bên còn có dãy núi đá vôi chín mươi chín ngọn, chạy dài xuống phía Nam. Đây cũng là một cửa ngõ của đồng bằng đi vào vùng núi non trùng điệp của huyện Lạc Thuỷ (Hoà Bình). Xưa, chúa Trịnh Sâm đi qua làng này có vịnh thơ: Thiều đệ giang thiên nhất phiến phàm Quyển Sơn đối hạc ngạn chi nam Giao phân phượng xí vân bình trĩ Cận hám giao cư, nguyệt kính hàm Chẩn nghiễn thôn thiềm, thành trúc hộ Thê điên tiểu kính tử hà giam Nhàn lai tế nhận than châu sự Dục bả thanh tuyền nhất tẩy tham (Theo Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, tập I, trang 78, NXB Sử học, H.1960). Dịch nghĩa: Một cánh buồm đi tới chỗ sóng xa Núi Quyển Sơn đối ngạn ở phía nam chỗ thuyền đậu Đứng xa trông ngọn núi cao xòe ra hai bên như cánh chim phượng Đến gần nom thấy bóng trăng chiếu vào dòng nước chỗ con giao long ở Mái nhà tranh cho thôn dân gối vào cạnh núi, chung quanh có những cây tre xanh bao bọc Đường đi tắt của người kiếm củi leo lên ngọn núi, có ráng sắc tía ở trên trời in vào Trong lúc thư nhàn, nhân xét việc người đi tìm ngọc châu ngày trước Muốn đem nước suối trong để rửa sạch lòng tham của đời người Quê hương bà còn là cái nôi của những làn điệu hát Dậm nổi tiếng có tự ngàn đời xưa. Chính vì thế, ngay từ thuở bé thơ, bà đã được tiếp nhận nguồn sữa mẹ ngọt ngào đó, do các cụ truyền lại. Mười hai tuổi bà đã tham gia hội hát Dậm ở làng Quyển Sơn, dưới sự hướng dẫn của các bà Trùm Nhích, bà Trùm Nguyễn Thị Bồ, và bà Trùm Trịnh Thị èo. Cho tới nay, bà đã gắn bó với sự nghiệp ca hát ấy trên dưới sáu mươi năm (trừ hai mươi năm xây dựng gia đình, không được trực tiếp hát trước cửa đình, cửa chùa). Với niềm say mê ca hát từ nhỏ, cộng với sự sáng dạ, khéo léo, và giọng hát trời cho “vang, rền, nền, nẩy”, chẳng bao lâu cô thôn nữ Trịnh Thị Răm đã trở thành nghệ nhân hát Dậm nổi tiếng của làng Quyển Sơn. Bà luôn luôn ý thức tự rèn luyện và hoàn thiện kỹ năng múa, hát Dậm đạt tới mức thành thục. Cho nên, khi các bà Trùm Nguyễn Thị Bồ, Trịnh Thị èo qua đời, nghệ nhân Trịnh Thị Răm đã đảm nhiệm vững vàng vị trí của họ, trở thành bà Trùm hát Dậm Quyển Sơn, rất được các gái Dậm và dân làng yêu mến, thán phục. Suốt từ những năm bảy mươi của thế kỷ XX đến giờ, bà Trùm đã truyền dạy tận tình, có hiệu quả kỹ năng múa hát Dậm cho các thế hệ trẻ, điều hành họ thực hành múa hát thờ thần vào đầu xuân hàng năm, khi làng vào hội. Công việc bận bịu, vất vả, thù lao không đáng kể, nhưng bà Trùm không hề thoái thác. Tất cả đều chỉ có lòng nhiệt tình, say mê ca hát, cũng là một cách thể hiện lòng yêu nước một cách đặc biệt của người con gái đất Quyển Sơn. ở đây, lòng yêu nước bắt nguồn từ lòng yêu những gì bình thường, nhỏ bé nhất: từ lòng yêu những bờ tre, khóm trúc, cầu ao...đến yêu những làn điệu hát Dậm quê hương mình…Trực tiếp truyền dạy hát Dậm cho trên dưới bốn mươi thế hệ thanh niên son trẻ của làng Quyển Sơn cũng là sự kế tục truyền thống xưa, lưu giữ, bảo tồn vốn văn hóa dân gian tốt đẹp của dân tộc. Sự nghiệp ca hát của nghệ nhân Trịnh Thị Răm sáng chói nhất trong hai năm 1995 và 1996, khi bà được tham gia đoàn nghệ nhân dân gian Việt Nam, gồm hai mươi tám thành viên, do nữ nghệ sỹ người Pháp gốc Việt Esôla Thuỷ dẫn đầu, đi biểu diễn tác phẩm Hạn hán và cơn mưa tại mười bốn nước châu Âu như: Anh, Pháp, Bỉ, Nauy, Đan Mạch, Italy, Đức, áo…Bà không chỉ được người dân trong làng yêu quý mà còn được bạn bè quốc tế đánh giá cao. Chuyến lưu diễn đã giúp cho bạn bè quốc tế hiểu thêm về những nét đặc sắc của nền văn hoá lúa nước Việt Nam. Không chỉ giỏi trong lĩnh vực ca hát, bà còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội: tham gia hội đồng nhân dân huyện Kim Bảng hai khoá, hội đồng nhân dân xã Thi Sơn ba khoá, từng tham gia làm hội thẩm toà án nhân dân huyện Kim Bảng trong sáu năm, từng làm hội trưởng hội phụ nữ xã Thi Sơn trong mười năm. Chính vì vậy, bà đã được chủ tịch hội đồng nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng “Huân chương độc lập” hạng ba năm 1995, được chủ tịch nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng “Huy chương kháng chiến” hạng hai, tháng hai năm 2000, được chủ tịch nước tặng “Huân chương kháng chiến” hạng ba năm 2001, được bộ trưởng bộ văn hóa thông tin tặng “Huy chương vì sự nghiệp văn hoá”. Ngày 4 tháng 6 năm 2003 vừa qua, bà đã được hội văn nghệ dân gian Việt Nam tôn phong danh hiệu “Nghệ nhân dân gian toàn quốc”- một danh hiệu cao quý mà trong đời mình không phải nghệ nhân nào cũng có được. Mặc dù đã bước tới đỉnh vinh quang, nghệ nhân Trịnh Thị Răm vẫn giữ được đức tính khiêm nhường, giản dị. Dọc theo đường số hai mươi mốt, từ Phủ Lý đi Chi Nê, đến địa phận xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, hỏi tới nhà bà Trịnh Thị Răm thì hầu như người dân trong làng, từ già tới trẻ, đều biết rất rõ và dẫn tới tận nhà bà. Một lý do rất đơn giản, chỉ bởi vì bà luôn sống chan hòa, gần gũi với bà con hàng xóm láng giềng tối lửa tắt đèn có nhau. Ngôi nhà của bà lúc nào cũng ấm áp bởi chan chứa tình cảm giữa hai bà con (Hiện nay, bà đang sống với người cháu dâu làm nghề dạy học ở làng). Khi cả ba người con đều rời bỏ bà ra đi, bà dành hết tình yêu thương cho các cháu ( con của chị Đinh Thị Ngăm). Gặp gỡ tôi, bà nói chuyện thân tình, cởi mở, không hề kiểu cách, khách sáo. Khi tôi hỏi bà về hát Dậm Quyển Sơn, bà cất lên tiếng hát đầy ngẫu hứng, say mê, đôi mắt buồn nhìn xa xăm như chứa đựng cả biển nội tâm sâu thẳm. Văng vẳng bên tai những làn điệu hát Dậm buồn buồn như những điệu ngâm, tôi không khỏi chạnh lòng khi nhìn lên bàn thờ nghi ngút khói hương, trên đó có cả ảnh chồng và hai người con bà đã mang nặng đẻ đau. “Cuộc đời tôi là một chuỗi những đắng cay…”. Đó là một sự thực đau lòng về cuộc đời nhiều nỗi truân chuyên của bà. Bà sinh ra và lớn lên trong một gia đình bần nông. Cha là cụ Trịnh Văn Diếp, mẹ là cụ Đinh Thị Khói. Vì không có ruộng nương cày cấy, cả nhà bà phải đi làm thuê, cuốc mướn cho người, bữa đói, bữa no, nheo nhóc, khổ sở. Mười sáu tuổi bà xuất giá theo chồng, gánh vác mọi công việc bộn bề trong gia đình nhà chồng. Nỗi đau khổ về vật chất dù có lớn đến đâu, cũng không thể so sánh với những nỗi đau khổ về tinh thần. Quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu bao đời nay vốn dĩ vô cùng nghiệt ngã. Nhất là khi đứa con trai đầu lòng của bà chào đời được một tháng thì vĩnh viễn ra đi, bà càng bị mẹ chồng hắt hủi, ra lườm, vào nguýt: “Bây giờ quang chân rồi, muốn ở thì ở, đi thì đi”. Những bữa cơm chan đầy nước mắt, những đêm trắng cô quạnh, tủi hổ, bà sống mà như không sống, có chồng mà như không có chồng, bởi lúc ấy mẹ chồng bắt hai vợ chồng phải ở riêng rẽ. Dồn dập mọi nỗi đau khổ đè nặng lên đôi vai bé nhỏ của người phụ nữ tài hoa mà mệnh bạc này. Ngày 12 tháng 3 năm 1948, chồng bà là ông Đinh Văn Khang đã hy sinh trong một trận càn quét đẫm máu của kẻ thù. Một mình bụng mang dạ chửa, một mình tự xoay sở, kiếm kế sinh nhai, lặn lội thân cò nuôi con, trong buổi đất nước loạn lạc, bà đâu dám than phiền, hay trách cứ ai. Từ năm 1945 đến năm 1975, bà tham gia vào đội dân quân du kích địa phương, đảm nhiệm công tác địch vận. Mỗi tối, bà cùng chị em trong làng đi hát thành từng tốp (mỗi tốp ba người) để kêu gọi lính ngụy thức tỉnh, trở về với quê hương, xóm giềng. Bao nhiêu năm trôi qua, bà vẫn không quên những ngày tháng ấy, với những lời hát ấy: Hỡi anh là anh lính ngụy Có buồn cảnh gác ấy chăng Anh đi bỏ cửa bỏ nhà Tan tác vì ai Anh ngụy binh ơi Trông về đồn địch xa xa Anh ơi có nhớ cửa nhà hay không Em buồn về cảnh đêm đông Buồn vì một nỗi anh không về nhà Hai hàng nước mắt chảy quanh Sân rêu nhà mốc tan tành vì ai… Trong những năm địch tạm chiếm (1949, 1950) bà và gia đình phải tản cư sang Tề. Hàng ngày, bà phải đi chở đá, chở đất thuê.Bà phải đi bộ ròng rã hàng cây số lên vùng rừng núi Hòa Bình để tìm kiếm các vị thuốc nam, thuốc bắc, đồng thời kiếm củi về bán, đổi lấy từng hào nhỏ bé. Không thể nào kể hết được những nỗi đau khổ liên tiếp ráng xuống cuộc đời bà. Năm 1962, người con trai độc nhất của bà xung phong đi bộ đội để trả thù cho cha, thì đến năm 1968 anh đã hy sinh tại mặt trận phía nam, sau hai mươi năm kể từ ngày chồng bà hy sinh. Hài cốt của hai cha con vẫn chưa được tìm thấy. Nỗi đau ấy đã quặn xé lòng bà ròng rã suốt bao năm, kéo dài tới tận ngày hôm nay. Còn lại người con gái út là Đinh Thị Ngăm cuối cùng cũng rời bà ra đi trong một tai nạn bất thường xảy ra tại bưu điện Hải Dương. Ngày giải phóng đất nước, trong nỗi vui chung của dân làng, trong niềm háo hức chờ đón chồng, con trở về của những người vợ, người mẹ, bà rưng rức nước mắt nhớ tới những người thân yêu của mình, không biết đang ở nơi đâu. Gần sáu mươi năm qua đi, gần sáu mươi cái tết không có đông đủ chồng con sum họp, vui vầy, bà đã cố ghìm nén nỗi đau thắt lòng cho các cháu đỡ cảm thấy cô quạnh, tủi hận vì những mất mát không gì bù đắp được của gia đình mình. Bà tâm sự: “Cuộc đời tôi đã quá bất hạnh rồi. Tôi muốn bù đắp tất cả cho các cháu. Giờ đây, niềm hạnh phúc lớn lao nhất của đời tôi chính là ở các cháu nhỏ…”. Chúng ta hiểu các cháu mà bà muốn nhắc tới ở đây có cả những cháu gái hát Dậm, những thế hệ trẻ mà bà đã truyền dạy hết mình, để lưu giữ, bảo tồn vốn văn hóa dân gian quý báu quê nhà. Có thể nói, phải có một nghị lực phi thường, bà mới có thể vượt lên trên số phận, chiến thắng số phận, gặt hái được những thành quả như ngày hôm nay. Những đóng góp của bà với quê hương, đất nước, đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa văn nghệ Hà Nam, vì thế càng trở nên đáng quý, đáng trân trọng hơn bao giờ hết. Chương 2: Nghệ nhân với hát Dậm Hà Nam 2.1. Hát Dậm- một thành tố cơ bản trong lễ hội Quyển Sơn 2.1.1. Đền Trúc- nơi tổ chức hát Dậm và việc thờ Lý Thường Kiệt Thi Sơn là một xã bán sơn địa của huyện Kim Bảng, phía Bắc giáp sông Đáy, phía Đông Nam giáp xã Thanh Sơn, phía Tây giáp dãy núi chín chín ngọn thuộc xã Liên Sơn. Toàn xã nằm dọc theo hai bên đường quốc lộ số hai mươi mốt, và chia làm hai khu vực dân cư. Đền Trúc nằm ở phía Tây Bắc thôn Quyển Sơn, xã Thi Sơn, ở ngay dưới chân núi Cấm- một ngọn núi độc lập ở đồng bằng, cách dãy núi chín chín ngọn trên một cây số. Đền Trúc thờ Lý Thường Kiệt (một vị tướng có tài) trải qua ba triều đại vua Lý là Thái Tôn, Thánh Tôn, Nhân Tôn, lập nhiều công lớn. Lý Thường Kiệt tên thật là Ngô Tuấn, mồ côi cha từ khi cất tiếng khóc chào đời ở phường Thái Hòa, kinh đô Thăng Long (nay gần vườn Bách Thảo Hà Nội). Lớn lên, ông miệt mài học trong tình thương của mẹ và sự dạy dỗ của bố dượng. Suốt đêm học binh pháp, suốt ngày tập phi ngựa, bắn cung. Năm mười tám tuổi, mẹ ông mất. Đoạn tang, ông nhậm chức võ quan nhỏ của đội kỵ binh ở triều đình là chức hiệu úy. Hai mươi ba tuổi tuổi, ông được bổ vào ngạch thị vệ để hầu vua. Hơn mười năm sau, ông nổi tiếng trong nội đình và được trông coi mọi việc trong hành cung, được vua ban cho quốc tính. Từ đó, ông mang tên Lý Thường Kiệt. Lúc bấy giờ, nền độc lập của nước Đại Việt ta bị đe dọa ở hai đầu biên giới. Phía Nam thì Chiêm Thành quấy rối. Phía Bắc, nhà Tống lăm le xâm lược. Triều đình Tống âm mưu lợi dụng Chiêm Thành thọc mũi dao vào Đại Việt để nhân đà đó lấn át nước ta. Trước tình hình đó, Lý Thường Kiệt chủ trương dẹp loạn Chiêm Thành trước. Năm đó (1969),ông được thăng chức thái phó, rồi lên thái úy, rồi tổng chỉ huy quân đội. Mùa thu năm 1075, mười vạn quân của Lý Thường Kiệt và năm vạn của Tông Đản tiến công bất ngờ vào các trại giặc ở biên giới và xông thẳng vào chiếm cảng Khâm Châu, Liêm Châu và thành Ung Châu bằng hai đường, cả thủy lẫn bộ. Mùa thu năm Bính Thìn (1076), quân dân Đại Việt toàn thắng trong chiến dịch “tiến công tự vệ”, quét sạch bóng đen quân thù. Ngoài ra, Lý Thường Kiệt còn không ngừng mở mang việc học hành, lập văn miếu để tổ chức đào tạo nhân tài cho đất nước. Từ thế kỷ thứ XI, khi đoàn thuyền của Lý Thường Kiệt dừng lại ở chân núi Cấm và cho quân sỹ đóng quân tại đây, thì nơi đây đã là một rừng trúc rộng hàng chục mẫu. Về sau, nhân dân đã lập ngôi đền thờ ông ở tại bản doanh, ngay ven sông Đáy và giữa rừng trúc để tưởng niệm chiến công cũng như công lao của Lý Thường Kiệt. Đền Trúc theo năm tháng đã đượ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100512.doc
Tài liệu liên quan