Trước năm 2003, tình hình tài chính của Jotun Việt Nam là tương đối khả
quan, tỷ suất lợi nhuận khácao và ít rủi ro. Vào thời điểm đó công ty chủ yếu
sản xuất và kinh doanh sơn hàng hải và sơn công nghiệp vớiphương thức bán
trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng. Đối tượng khách hàng lúc bấy giờ của
Jotun Việt Nam là các hãng tàu, các công ty xây dựng lớn và các công ty đóng
tàu. Đây là các doanh nghiệp có qui mô lớn, lâu đời và có uy tín trên thị trường
nên khả năng xảy ra rủi ro là không cao.
Khi Jotun Việt Nam mở rộng sang lĩnh vực sơn trang trí vào năm 2003 thì
vấn đề tài chính của Công ty rơi vào tình trạng nguy hiểm và chưa thể vãn hồi
trong một thời gian ngắn. Lúc này, Công ty đang thực hiện chính sách vay tiền
ngân hàng để tài trợ chiến lược đưa hệ thống máy pha màubằng vi tính xuống
đại lý. Đối tượng khách hàng lúc này của Công ty là các đại lý sơn qui mô vừa
và nhỏ, cộng với sự nóng vội khi thiết lập hệ thống phân phối nên số lượng các
đại lý không thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng mua bán hệ thống pha
màu gia tăng nhanh chóng. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình tài
chính của Công ty trong năm 2003 và 2004.
57 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1332 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty sơn Jotun Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uất hiện không lâu tại thị trường Việt Nam nhưng trong
thời gian tới xu hướng sử dụng hệ thống pha màu tự động trong lĩnh vực sơn
trang trí là xu thế tất yếu.
3.2. Quan điểm, mục tiêu phát triển của công ty sơn Jotun Việt Nam.
Đánh giá cao tiềm năng phát triển của thị trường sơn Việt Nam, đặc biệt
trong lĩnh vực sơn trang trí, ngay từ thuở đầu xâm nhập vào thị trường Việt Nam,
công ty sơn Jotun Việt Nam đã xác lập phương châm tồn tại của Công ty là “
phát triển và thu lợi nhuận thông qua việc đáp ứng sự mong đợi của khách hàng
một cách hoàn hảo nhất”.( Growth and profitability by exceeding customers’
expectation). Đây cũng chính là khẩu hiệu ( Slogan) cho công ty Jotun Việt
Nam. Với phương châm phát triển trên, Jotun Việt Nam đã liên tục thay đổi và
42
cải tiến nhiều mặt để ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng mà hệ
thống máy pha màu tự động bằng vi tính là một điển hình.
Theo báo cáo chiến lược của công ty Jotun Việt Nam giai đoạn 2004 –
2010, mục tiêu chiến lược của Công ty là “ tập trung toàn bộ lực lượng và tài
chính để phát triển lĩnh vực sơn trang trí trên cơ sở cố gắng duy trì vị trí dẫn đầu
về sơn hàng hải và công nghiệp”. Cụ thể, doanh số toàn công ty đến năm 2010
sẽ đạt mức 21 triệu USD, trong đó lĩnh vực sơn trang trí là 12 triệu USD. Cơ cấu
doanh số của Công ty vào năm 2010 là : sơn hàng hải : 23%, sơn công nghiệp :
19% và sơn trang trí là 58%.
Hình 2 : Cơ cấu doanh số Công ty vào năm 2010
(Nguồn : Báo cáo chiến lược của công ty giai đoạn 2004 – 2010)
3.3. Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty sơn
Jotun Việt Nam.
3.3.1 Nhóm giải pháp đối với công ty
3.3.1.1. Nhanh chóng cải thiện hiệu quả hoạt động của bộ phận dịch vụ
khách hàng ( Customer Service Department – CSD)
Bộ phận dịch vụ khách hàng là bộ phận rất quan trọng của Công ty vì
thường xuyên tiếp xúc với khách hàng. Sự hài lòng và trung thành của khách
hàng phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả hoạt động của bộ phận này.
Hiện nay, hiệu quả hoạt động của bộ phận CSD của Công ty là chưa cao,
phản ứng tiêu cực của khách hàng về bộ phận này xuất hiện ngày một nhiều.
43
Trên thực tế, nhân viên của bộ phận này đã chưa thực sự chu toàn chức trách
của mình mà mới chỉ dừng lại ở việc ghi nhận đơn đặt hàng và điều phối giao
hàng. Lẽ ra với cương vị này, các nhân viên CSD phải quan tâm, chăm sóc đến
từng nhu cầu nhỏ nhất của khách hàng như giải quyết khiếu nại của khách hàng,
theo dõi và thông báo cho khách hàng về tiến độ giao hàng, lên kế hoạch thăm
viếng khách hàng, tặng quà cho khách hàng nhân các ngày lễ, tết, sinh nhật …
Có nhiều lý do dẫn đến tình hình này, thứ nhất là nhân viên CSD của
Jotun về cơ bản là chưa được đào tạo về công tác chăm sóc khách hàng trước khi
gia nhập Jotun và Công ty cũng chưa có lớp đào tạo, huấn luyện nào cho bộ
phận này. Thứ hai, hiện nay Công ty chưa xây dựng được bảng mô tả công việc
cho từng bộ phận, trong đó có bộ phận dịch vụ khách hàng. Điều này dẫn đến
hiện tượng đùn đẩy công việc giữa các bộ phận và hiện tượng không biết việc
để làm.
Thời gian tới, công ty Jotun cần thu xếp để gởi các nhân viên làm công
tác dịch vụ khách hàng tham dự các khóa học ngắn hạn về chuyên đề này. Chi
phí cho khoá học này là không đáng kể và có thể dễ dàng thực hiện.
Ngoài ra, Công ty cần nhanh chóng xây dựng và ban hành bảng mô tả
công việc cho từng bộ phận, từng chức danh để hướng dẫn các bộ phận và các
chức danh này trong thực hiện các công việc hàng ngày. Hơn thế nữa, thiết nghĩ
Công ty cũng nên có quy định về việc các nhân viên làm công tác dịch vụ khách
hàng phải luân phiên viếng thăm và ở tại các cửa hàng đại lý trong một khoảng
thời gian nhất định. Làm được việc này sẽ giúp các nhân viên này có được cái
nhìn và suy nghĩ luôn hướng về khách hàng.
Nhằm mục đích thúc đẩy bộ phận CSD này hoạt động hướng về khách
hàng, thiết nghĩ cũng nên gắn việc xét lương, thưởng, bổ nhiệm cho các nhân
viên này căn cứ vào kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Hiện nay khi
44
đánh giá về hiệu quả họat động của bộ phận này, phần nhiều lãnh đạo Công ty
dựa vào cảm tính là chủ yếu. Chúng ta đều biết hoạt động kinh doanh của Công
ty thành công nhiều hay ít phụ thuộc một phần vào sự hoạt động có hiệu quả
hay không của bộ phận CSD nên sự gắn kết này là hợp lý.
3.3.1.2. Tái cấu trúc lại lực lượng và hiệu quả hoạt động của bộ phận
giao nhận.
Hiện tại, Jotun đang áp dụng chính sách thuê ngoài (outsourcing) đối với
lực lượng giao nhận này. Chỉ có một vài vị trí chủ chốt là nhân viên chính thức
của Jotun. Hiệu quả về mặt chi phí đối với công tác thuê ngoài là không cần bàn
cãi. Tuy nhiên, do không phải là nhân viên của Công ty, tinh thần “màu cờ sắc
áo” của đội ngũ này là không có nên cung cách phục vụ khách hàng của đội ngũ
này là rất tồi. Hiện tượng, giao hàng không đúng hạn như cam kết, thái độ
không vui vẻ và thiếu nhiệt tình xảy ra thường xuyên và liên tục bị khách hàng
phản ảnh.
Trong thời gian tới, khi qui mô kinh doanh của Công ty ngày càng lớn,
nhu cầu giao nhận hàng là rất cao thì họat động của bộ phận này càng cần được
quản lý chặt chẽ hơn. Công ty nên nhanh chóng xây dựng đội ngũ giao nhận là
nhân viên chính thức của Jotun với sự đào tạo bài bản về nghiệp vụ lẫn phương
cách tiếp xúc với khách hàng.
3.3.1.3. Xây dựng bộ phận tài chính – kế toán của Công ty theo hướng
linh động và hướng về khách hàng.
Hiện nay, bộ phận tài chính – kế toán của Jotun đã có nhiều thay đổi cho
phù hợp với tình hình mới. Tuy nhiên, các thay đổi đó là chưa đủ so với yêu cầu
cần đặt ra.
Trước đây, khi Công ty chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực sơn hàng hải và
công nghiệp với đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp, yêu cầu đặt ra lúc
45
đó của bộ phận này là đúng nguyên tắc, trình tự của kế toán. Ngay sau khi Công
ty mở rộng sang lĩnh vực sơn trang trí với đối tượng khách hàng đa phần là các
hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp qui mô nhỏ thì nhiều rắc rối phát sinh khi
bộ phận tài chính kế toán của Jotun áp dụng nguyên xi và máy móc các phương
thức làm việc trước đây. Với đối tượng khách hàng này, nhiều yêu cầu nhỏ nhặt
và đơn giản đôi khi vụn vặt như yêu cầu xuất hoá đơn cho bên thứ ba, phương
thức trả thưởng, chiết khấu, cách thức đối chiếu sổ sách chứng từ,thủ tục đổi trả
hàng…đã gây nhiều khó khăn cho hoạt động của bộ phận tài chính – kế toán của
Jotun.
Trong thời gian tới, Công ty nên khuyến khích có sự tiếp xúc trực tiếp
giữa đại diện của bộ phận tài chính – kế toán của Công ty và khách hàng thông
qua việc viếng thăm của các nhân viên này tới khách hàng để có thể dễ dàng
tìm ra tiếng nói thống nhất trong đáp ứng các yêu cầu của khách hàng nhưng
không phá vỡ các qui tắc về công tác tài chính – kế toán. Bên cạnh đó, các
nguyên tắc kế toán mà Công ty đã áp dụng trong quá khứ nên được “mềm hoá”
khi áp dụng trong lĩnh vực sơn trang trí, chẳng hạn nguyên tắc đổi, trả hàng của
đại lý càng nên dễ dàng, thuận lợi và nhanh chóng hơn.
Bộ phận tài chính kế toán của Jotun nên bố trí một nhân viên kế toán tại
các kho ngoại quan để tiến hành xuất hoá đơn cho khách hàng ngay khi giao
hàng, tránh tình trạng hoá đơn đến tay khách hàng trễ hơn 5 ngày kể từ ngày
giao hàng như hiện nay.
3.3.1.4 Nhanh chóng xây dựng bộ phận marketingcủa công ty
Tầm quan trọng của bộ phận này là vấn đề hiển nhiên, đặc biệt trong
hoàn cảnh hiện nay của Jotun thì nhu cầu ấy càng trở nên bức thiết hơn bao giờ
hết. Đến cuối tháng 9 / 2005, toàn bộ phận marketing của Công ty gần như bị
46
xóa sổ khi cả ba nhân viên marketing thực sự của bộ phận này đồng loạt từ
nhiệm.
Vấn đề của bộ phận này không nằm ở chỗ Jotun không thể tìm ra những
người có khả năng làm công tác marketing mà chính là hiện tượng không thực
quyền của những người làm công này. Đây là lý do chính khiến hầu hết các
nhân viên được tuyển dụng vào bộ phận này phải ra đi chỉ sau một thời gian
ngắn cộng tác cùng Công ty dù năng lực của họ là khá vững vàng.
Trong thời gian trước mắt, Công ty nhanh chóng tái xây dựng lại bộ phận
marketing với một cơ chế hoạt động mới. Theo cơ chế mới này, bộ phận
marketing cần phải được trao quyền quyết định tất cả các vấn đề thuần túy
marekting. Việc phân quyền này cần được thể hiện bằng văn bản hẳn hoi.
Ngoài ra, lãnh đạo Jotun Việt Nam nên mạnh dạn đề xuất với tập đoàn về
vấn đề gia tăng tỷ lệ đầu tư cho công tác marketing vào khoảng trên 20% doanh
số hàng năm để có thể có đủ lực cạnh tranh với các hãng đối thủ hiện tại. Trong
bối cảnh kinh doanh ảm đạm như hiện nay cùng với việc các hãng đối thủ đang
gia tăng công tác tiếp thị, khả năng chấp thuận đề nghị này của tập đoàn Jotun
A/S là rất cao.
3.3.1.5. Tiến hành hoạt động phân quyền mạnh mẽ tại Công ty Jotun Việt
Nam.
Hiện tượng phổ biến và là nguyên nhân của nhiều vấn đề nảy sinh trong
Công ty trong thời gian vừa qua là tình trạng quyền lực tập trung vào một hai vị
trí của Công ty. Trên thực tế, Phó Tổng Giám đốc Công ty là người quyết định
tất cả các vấn đề bao gồm cả kinh doanh, kỹ thuật và tiếp thị. Hệ quả là tình
trạng quá tải luôn xảy ra ở vị trí này, công việc của Công ty không được trôi
chảy trong khi các cấp trưởng phó phòng không thể chia sẻ được. Nguy hiểm
47
hơn, vấn nạn này đã làm thui chột tính sáng tạo và tinh thần trách nhiệm của
các vị trí này.
Nhằm tháo gỡ vấn đề này, thiết nghĩ lãnh đạo Công ty nên nghiên cứu để
tiến hành công tác phân quyền một cách triệt để trong thời gian tới. Theo đó,
lãnh đạo Công ty nên giao quyền tự quyết cho các bộ phận để khai thác đối đa
tư duy sáng tạo của các cá nhân được giao trách nhiệm cũng như khai thông sức
ỳ lâu nay của các đối tượng trên.
Công tác này có thể thực hiện được với sự trợ giúp của một số công ty tư
vấn về quản lý vốn rất nhiều tại Tp. Hồ Chí Minh.
3.3.2. Nhóm giải pháp đối với khách hàng
3.3.2.1. Gia tăng tỷ lệ lợi nhuận cho đại lý phân phối sơn Jotun.
Thông thường, trong lĩnh vực sơn trang trí, tổng lợi nhuận mà một đại lý
phân phối có thể nhận được từ nhà cung cấp dao động từ khoản 15 – 25% doanh
số bán hàng. Các khoản này bao gồm : chênh lệch giữa giá nhập vào và giá bán
ra, các khoản khuyến mãi, các khoản thưởng và các khoản chiết khấu cuối năm.
Trên thực tế, để có thể đưa được sơn vào các công trình xây dựng và cung
cấp sơn cho các đại lý cấp 2, các đại lý phân phối này đã phải chia lại cho các
đại lý cấp hai và các giới chủ thầu xây dựng, thợ sơn khoảng từ 11 – 20% doanh
số bán. Như vậy, mức lợi nhuận thực sự của các đại lý phân phối này vào
khoảng 4- 5% trên doanh số năm. Đối với một số đại lý sơn qui mô lớn với mức
doanh thu hàng năm trên 5 tỷ VNĐ thì con số trên là tương đối khả quan.
Hiện tại, mức lợi nhuận mà Jotun để lại cho đại lý phân phối của mình
dao động từ 12 – 25% và con số này không kích thích đại lý khi Jotun là một
nhãn hiệu rất mới trên thị trường sơn trang trí.
Thời gian tới, Jotun Việt Nam cần nhanh chóng gia tăng tỷ lệ lợi nhuận
lên khoảng từ 25,5 – 35% trên doanh số bán. Với mực lợi nhuận này, vào
48
khoảng 80.000 – 100.000 VNĐ cho mỗi thùng sơn cao cấp 5lít, tính kích thích
đại lý sẽ gia tăng đáng kể.
Cơ sở để tác giả đề xuất phương án này là do giá sản phẩm của Jotun
Việt Nam thấp hơn khoảng 10 – 12% so với các sản phẩm cùng loại của các đối
thủ cạnh tranh trực tiếp trong khi Jotun luôn định vị sản phẩm của mình ở mức
cao hơn các sản phẩm cùng loại khác. Điều này không thuyết phục khách hàng
về mặt logic và cũng không phù hợp với chiến lược của công ty. Mức tăng trên
sẽ làm cho giá sản phẩm Jotun ngang bằng hoặc cao hơn chút ít so với các sản
phẩm cùng loại nhưng quan trọng nhất là lợi nhuận của đại lý sẽ gia tăng đáng
kể. Điều này sẽ tạo thuận lợi cho các đại lý phân phối dễ dàng triển khai hàng
xuống các đại lý cấp 2 trong khi vẫn giữ lại cho mình một mức lợi nhuận đáng
kể. Ngoài ra, sách lược này sẽ giúp Công ty tái định vị lại sản phẩm của mình
một cách chính xác hơn trong mắt người tiêu dùng cuối cùng.
3.3.2.2. Nhanh chóng xây dựng đội ngũ nhân viên bán hàng trực tiếp để
hỗ trợ hệ thống đại lý
Nhân viên bán hàng trực tiếp là những người sẽ đi chào bán sản phẩm
sơn tại các công trình xây dựng và chuyển cho các đại lý phân phối của Công ty.
Khi thương thảo với khách hàng các nhân viên này được quyền thương
lượng về giá trên cơ sở khung giá thoả thuận giữa Công ty Jotun Việt Nam và
các đại lý phân phối. Xa hơn nữa, Công ty cần phải đào tạo đội ngũ này trở
thành những tư vấn viên chuyên nghiệp và thực hiện cả việc phối màu tại công
trình cho khách hàng.
Theo đề nghị của tác giả, mỗi quận/ huyện tại Tp.Hồ Chí Minh và Hà Nội
nên có một nhân viên bán hàng trực tiếp. Mỗi tỉnh, nơi đã có hệ thống đại lý của
Công ty sẽ có một nhân viên bán hàng trực tiếp. Thời gian tới, Jotun Việt Nam
cần nghiên cứu trang bị cho đội ngũ này mỗi người một máy vi tính xách tay để
49
tiến hành tư vấn và phối màu tại công trường cho khách hàng. Việc làm này sẽ
gia tăng đáng kể hiệu quả hoạt động của đội ngũ này.
Dự án này sẽ không quá tốn kém cho Công ty nhưng hiệu quả lại rất lớn
trong điều kiện công tác marketing của Jotun còn nhiều hạn chế như hiện nay.
Thứ nhất dự án này sẽ góp phần gia tăng doanh số bán của các đại lý phân phối
khi tạo ra một lực hút từ thị trường. Thứ hai, hoạt động của đội ngũ này sẽ đánh
động đến thị trường sơn thông qua việc tác động đến các giới có tiếng nói quyết
định trong việc chọn lựa loại sơn cho các công trình xây dựng. Cuối cùng, dự án
này sẽ góp phần vực dậy tinh thần của một số đại lý phân phối hoạt động không
hiệu quả trong thời gian qua.
3.3.2.3 Đẩy mạnh hơn nữa hoạt động bán hàng dự án.
Nhằm mục đích tạo ra tiếng vang cho một sản phẩm công nghiệp nào đó
thì việc thâm nhập và đưa sản phẩm đến với các công trình có qui mô lớn, nổi
tiếng là rất quan trọng. Việc làm này sẽ góp phần nhanh chóng đánh bóng tên
tuổi cho sản phẩm đó, doanh nghiệp đó. Đối với ngành sơn, việc có thể thắng
thầu cung cấp sơn cho các dự án lớn như các công trình kiến trúc qui mô lớn,
các đội tàu nổi tiếng, các nhà sản xuất và đóng tàu tiếng tăm sẽ góp phần đưa
tên tuổi của thương hiệu đó đến nhanh với người tiêu dùng.
Trên thực tế, Jotun cũng đã có một số thành công nhất định trong một số
dự án qui mô và nổi tiếng như khách sạn New World ( TP.HCM), khách sạn
Park Hyat ( TP.HCM), khách sạn Hilton( Hà Nội), các công trình của công ty
dầu khí Vietsopetrol, …tuy nhiên các con số này còn khá khiêm tốn.
Theo kinh nghiệm của Jotun tại các quốc gia trong khu vực, sự thành công
của Công ty dựa rất nhiều vào hoạt động của bộ phận dự án này. Tỷ trọng của
lĩnh vực dự án tại các quốc gia đó chiếm khoảng từ 45 – 60% tổng doanh số.
Phần còn lại thuộc hệ thống bán lẻ, các đại lý phân phối. Hiện tại tỷ trọng của
50
lĩnh vực này của Jotun Việt Nam chiếm khoảng 5-8% trên tổng doanh thu và
khả năng gia tăng tỷ trọng này là khá mờ mịt.
Lý giải cho sự không hiệu quả của bộ phận này, tác giả cho rằng có sự
không thống nhất trong nội bộ của bộ phận này. Đến thời điểm tháng 9/2005, cơ
cấu của bộ phận này vẫn chưa ổn định về mặt nhân sự. Bên cạnh đó, hiện tượng
bè phái và xung đột giữa người cũ và người mới là khá phổ biến và gay gắt.
Tác giả đề nghị, trong thời gian tới lãnh đạo Công ty nên đề bạt cá nhân
đang giữ vị trí điều hành bán hàng dự án hiện tại(Project Executive) làm trưởng
bộ phận bán hàng dự án(Project Manager). Thực hiện việc này sẽ giúp gắn kết
các nhân viên của bộ phận này và nhân vật được đề bạt sẽ có cơ hội thực hiện
các chiến lược mang tính dài hạn cho bộ phận này cũng như không tốn nhiều
thời gian để làm quen việc. Dù hiện tại nhân sự này chưa đạt được một số yêu
cầu của lãnh đạo Công ty nhưng về mặt kinh nghiệm trong lĩnh vực này và đặc
biệt là tiếng nói vị trí này tương đối có trọng lượng đối với các cá nhân còn lại
của bộ phận nên khả năng thành công sẽ cao hơn.
Bên cạnh vấn đề nhân sự, Công ty cũng nên có những điều chỉnh về
chính sách giá cả và chính sách chiết khấu sao cho phù hợp hơn với tình hình
mới theo hướng mở rộng biên độ chiết khấu từ 7% – 12 % như hiện nay thành
15% – 20%. Thực hiện chính sách này sẽ giúp nhân viên bán hàng dự án linh
hoạt hơn trong đàm phán giá cả với các đối tác.
Ngoài ra, nhằm mục đích hổ trợ bộ phận bán hàng dự án, thời gian tới các
nhân viên bán hàng đại lý sẽ phải kiêm nhiệm thêm phần việc bán hàng dự án
tại các khu vực do mình phụ trách. Đối với các dự án lớn, có tính tham khảo cao
sẽ có sự hổ trợ từ phía các nhân viên chuyên trách của bộ phận bán hàng dự án.
Làm được việc này mảng dự án có thể có cơ hội phát triển nhanh và đều khắp
mọi địa bàn chứ không chỉ bó hẹp trong một vài khu vực như hiện nay. Tuy
51
nhiên, để hỗ trợ vấn đề này tốt hơn, Jotun Việt Nam cần thiết có một bản mô tả
mới về chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của các bộ phận này và tổ chức một
số khóa đào tạo ngắn hạn về bán hàng dự án cho các đối tượng trên.
3.3.2.4 Định kỳ tổ chức các hội nghị kiến trúc sư và giới chủ thầu xây
dựng.
Hội kiến trúc sư là nơi có ảnh hưởng khá lớn trong lĩnh vực xây dựng, đặc
biệt trong công tác tư vấn và chỉ định màu sắc và chủng loại sơn. Bên cạnh giới
kiến trúc sư, các chủ thầu xây dựng cũng là đối tượng có những ảnh hưởng nhất
định đến việc các chủ đầu tư chọn lựa chủng loại và màu sắc, sản phẩm sơn.
Vì tầm quan trọng của các đối tượng trên mà việc tạo quan hệ tốt với các
giới này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xâm nhập vào các dự án và công
trình xây dựng qui mô lớn. Muốn như vậy, Jotun Việt Nam cần phải đinh kỳ tổ
chức các cuộc hội nghị, hội thảo mà đối tượng khách mời là kiến trúc sư, kỹ sư
xây dựng, giới chủ thầu để giới thiệu về Công ty sơn Jotun, sản phẩm và các
giải pháp màu sắc của Jotun.
Để đạt hiệu quả cao, Jotun nên kết hợp với Hội kiến trúc sư Thành phố
và các Tỉnh để tổ chức hội nghị, hội thảo. Sau các hội nghị này các nhân viên
dự án của Jotun luôn phải giữ liên lạc và viếng thăm các đối tượng trên một
cách thường xuyên để thắt chặt mối quan hệ với họ.
Ngoài ra, Jotun Việt Nam cũng cần xem xét và thiết kế các chương trình
ưu đãi dành cho các đối tượng này căn cứ vào kết quả chỉ định sơn của các kiến
trúc sư và các thầu xây dựng.
3.3.2.5 Thực hiện chính sách cung cấp phần mềm báo giá và phần mềm
phối màu miễn phí cho các đại lý cấp hai,các công ty tư vấn kiến trúc và các
kiến trúc sư.
52
Hiện nay, chỉ có các đại lý phân phối chính thức của Jotun mới được cung
cấp phần mềm báo giá và phần mềm phối màu. Điều này gây nhiều trở ngại cho
việc mở rộng thị trường thông qua các kênh cấp hai này. Khi bán sơn Jotun, các
đại lý cấp hai phải liên lạc với đại lý phân phối để được báo giá cho từng màu
sơn và điều này làm lãng phí nhiều thời gian và chi phí cho họ. Bên cạnh đó, khi
thiết kế và tư vấn, các kiến trúc sư và các công ty tư vấn thiết kế cũng không
thể đưa sơn Jotun vào các công trình tư vấn do sự không thuận tiện về màu sắc
khi không thể sử dụng được các phần mềm này.
Nhằm tháo gỡ vướng mắc trên, thiết nghĩ Công ty nên cung cấp miễn phí
các phần mềm này cho các đại lý cấp hai, các công ty tư vấn thiết kế và kiến
trúc sư theo đề nghị của đại lý phân phối chính thức tại khu vực đó trên cơ sở
xem xét đánh giá của nhân viên phụ trách khu vựcvà nhân viên dự án. Thực
hiện việc này sẽ tiêu tốn của Công ty một khoản kinh phí( vào khoảng 100 USD/
đối tượng) nhưng bù lại độ bao phủ của sơn Jotun trên địa bàn sẽ gia tăng tỷ lệ
thuận.
Song song với chính sách trên, Jotun Việt Nam cũng nên nghiên cứu điều
chỉnh hệ thống bảng màu hiện tại theo hướng gia tăng các tông màu nhạt và
thiết kế kệ màu ngọai thất như đối với kệ màu nội thất hiện nay (Xem phụ lục
số 7). Ngoài ra, việc trưng bày thùng rỗng, bảng hiệu nên được duy trì thường
xuyên và có trọng điểm.
3.3.2.6 Nhanh chĩng xây dựng lại bảng giá sơn hàng hải và cơng nghiệp
cũng như tăng cường đội ngũ nhân viên bán hàng cho lĩnh vực này
Với chính sách giá hiện hành đang áp dụng cho lĩnh vực sơn hàng hải và sơn
cơng nghiệp, dung sai cho phép các nhân viên bán hàng linh động chiết khấu cho
khách mua hàng là khơng đủ lớn để cạnh tranh với các hãng đối thủ khác như hãng
Akzo Nobel.
53
Vì vậy Jotun Việt Nam cần nhanh chĩng xây dựng lại chính sách giá áp dụng
cho các lĩnh vực này theo hướng mở rộng khung chiết khấu mà các nhân viên bán
hàng cĩ quyền sử dụng khi đàm phán với đối tác mua sơn.
Bên cạnh đĩ, hiện nay nhân sự cho mảng sơn hàng hải và cơng nghiệp cịn rất
mỏng nên thời gian tới Jotun Việt Nam cần nhanh chĩng tăng cường đội ngũ này
cả về chất lượng cũng như số lượng nếu khơng muốn bỏ trống nhiều thị trường do
khơng đủ nhân lực .
3.3.2.7 Triển khai bán sơn hàng hải và sơn cơng nghiệp ra hệ thống đại
lý của Jotun Việt Nam
Theo chính sách hiện nay của Jotun, cơng ty khơng bán sơn hàng hải và sơn
cơng nghiệp thơng qua hệ thống đại lý mà chỉ bán trực tiếp cho người sử dụng.
Điều này đã hạn chế khả năng lan tỏa của thương hiệu Jotun trong khi đây là hai
mảng sơn rất nổi tiếng của Jotun Việt Nam. Một mảng rất lớn nhu cầu trong lĩnh
vực này như tại Miền Tây, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Thuận và nhiều cơng trình cơng
nghiệp quy mơ nhỏ bị bỏ qua trong suốt một thời gian dài.
Nhằm gia tăng sự hiện diện của thương hiệu Jotun tại thị trường Việt Nam và
gia tăng doanh số của Cơng ty, thời gian tới Jotun Việt Nam nên áp dụng chính sách
bán hàng sơn hàng hải và cơng nghiệp thơng qua hệ thống đại lý như đang áp dụng
với mảng sơn trang trí. Điều này sẽ giúp sản phẩm của Jotun dễ dàng tiếp cận hơn
đối với thị trường cạnh tranh hiện nay tại Việt Nam
3.3.2.8 Thàn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 44038.pdf