Đề tài Nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV trong xu thế hội nhập

Để khắc phục điểm yếu về năng lực tài chính, BIDV tập trung: thứ nhất, triển

khai thực hiện phương án tăng vốn tự có và phương án xử lý nợ xấu (khi được

các cấp có thẩm quyền phêduyệt). Trong đó tiếp tụcthực hiện phát hành trái

phiếu tăng vốn cấp 2 và thu nợ đã hạch toán ngoạibảng. Thứ hai, trình Chính

phủ đề án Cổ phần hoá BIDV huy động vốn cổ phần từ nhà đầu tư trong và

ngoài nước.

? Rà soát các sản phẩm, dịch vụ kém hiệu quả để tái cấu trúc hoặc loại bỏ.

Hạn chế cho vay khối giao thông, xây dựngcơ bản (do thực tế cho thấy tỷ lệ

nợ xấu từ khối này rất cao, phải trích dự phòng rủi ro lớn)

? Về quản trị doanh nghiệp, về kỹ thuật, BIDV cần nhanh chóng trang bị cho

mình những công cụ cần thiết cho quản trị điều hành: phân hệ thông tin quản

lý, các chính sách và công cụ quản lý tài sản Nợ – Có, quản lý rủi ro. Tuy

nhiên, về hình thức quản lý, nếu đến năm 2010 Nhà nước vẫn nắm giữ tối

thiểu 51% vốn điều lệ của BIDV và các nhà đầu tư nướcngoài chỉ nắm tối đa

30% vốn điều lệ thì sự chuyển đổi căn bản về quản trị doanh nghiệp tại

BIDV căn bản vẫn không có gì thay đổi so vớithời điểm hiện tại cho nên có

thể gặp nhiều thách thức nếu áp dụng theo thông lệ quốc tế.

pdf72 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1092 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV trong xu thế hội nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thất nghiệp ở thành thị (%) 5,2 5,1 5,0 5,0 13. Tỷ giá hối đoái dự tính ( VND/USD) 16.495 16.900 17.500 18.000 14.Lãi suất cho vay liên ngân hàng dự tính (%) 7-7,5 6,5-7 6,5-7 6-7 15.Dự trữ ngoại hối 11,6 13,8 16,3 18 16.Cung tiền (M2) 71,76 93,28 121,27 157,65 17.Tổng vốn đầu tư 24,4 27,5 31,3 35,6 -Trong đó từ kênh ngân hàng 5,4 6,1 6,9 7,9 18.Tăng trưởng tín dụng(%) 22-24 22-24 22-24 22-24 (Nguồn:- các chỉ tiêu 1–16: Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2006-2010 của Bộ Kế hoạch đầu tư - chỉ tiêu17: Dự thảo báo cáo Chính trị trình Đại hội Đảng X, tháng2/2006) 52 Nhìn chung, nền kinh tế Việt Nam trong 4 năm tới dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng cao (8%/năm). Kinh tế tăng trưởng tiếp tục dựa vào đầu tư (từ trong và ngoài nước). Tuy nhiên, khu vực thương mại và dịch vụ sẽ đóng vai trò quan trọng trong 4 năm tới (đến năm 2010, dự báo khu vực dịch vụ sẽ chiếm khoảng 42% GDP trong cơ cấu ngành của nền kinh tế); khu vực nông-lâm-ngư nghiệp tiếp tục giảm dần trong cơ cấu ngành của nền kinh tế , và đến năm 2010 tỷ lệ khu vực này đóng góp vào GDP chung của nền kinh tế dự báo giảm còn 15% (tỷ lệ này vào năm 2005 là 20,5%). Lạm phát sẽ được kiểm soát ở mức thấp hơn tốc độ tăng trưởng GDP ( dao động từ 6,5 đến 7,5%/ năm). Trong thời gian tới, doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục đóng góp lớn và hiệu quả vào tăng trưởng kinh tế (năm 2006, tỷ lệ đóng góp của doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là hơn 60% GDP). Đồng thời, tiến trình cổ phần hoá các DNNN đang được đẩy mạnh và bắt đầu đi vào chiều sâu, đặc biệt là các lĩnh vực kinh doanh được coi là nhạy cảm như tài chính, ngân hàng, viễn thông sẽ được cổ phần hoá mạnh mẽ trước năm 2010. Ngày 17/01/2007 vừa qua Việt Nam đã được chính thức công nhận là thành viên thứ 150 của WTO. Sự kiện này làm cho nền kinh tế có những tác động như sau: ƒ Tự do hoá thương mại và đầu tư, dỡ bỏ các rào cản, bảo hộ mậu dịch. ƒ Cải cách về thể chế được thực hiện sâu rộng trong mọi cấp, mọi ngành. ƒ Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, ngành nghề, sản phẩm dịch vụ của Việt Nam và của các quốc gia trên thế giới ngày càng tăng, tỷ lệ với mức độ hội nhập ngày càng sâu của kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế khu vực và trên thế giới. Ngoài ra, Hiệp định thương mại Việt – Mỹ đang dần cho phép các doanh nghiệp Mỹ kinh doanh bình đẳng hơn trên thị trường trong nước. Trong lĩnh vực ngân hàng, những rào cản về huy động vốn, đầu tư và phạm vi kinh doanh đang dần được dở bỏ và sẽ chính thức chấm dứt vào năm 2010. Từ tình hình chung của nền kinh tế Việt nam nói trên, lĩnh vực tài chính- ngân hàng trong 4 năm tới dự báo cũng có những chuyển biến tích cực và phát triển sôi động . Đó là, ngân hàng tiếp tục là kênh cung ứng vốn cho nền kinh tế với giá trị tăng dần (tổng vốn đầu tư cho nền kinh tế tăng đều hàng năm với tốc độ tăng xấp xỉ 14%/năm, trong đó vốn đầu tư từ kênh ngân hàng chiếm tỷ trọng trên dưới 22%); tín dụng tiếp tục tăng trưởng khá ở mức 22-24%/năm, cạnh tranh giữa các ngân hàng trong việc cung cấp sản phẩm dịch vụ tài chính dự báo cũng sẽ tăng lên trong thời gian tới. 53 Về xã hội Dân số Việt Nam tính đến ngày 31/12/2006 xấp xỉ 83 triệu người. Tốc độ tăng dân số trong 2 năm gần đây lại tương đối cao (khoảng 1,4%/năm). Việt Nam được đánh giá là nước có dân số trẻ (57% dân số hiện nay có độ tuổi dưới 30). Đây là nguồn lực to lớn trong phát triển kinh tế hiện tại và trong tương lai. Ước tính đến năm 2010, dân số Việt nam đạt 87 triệu người, trong đó dân số ở độ tuổi dưới 30 vẫn chiếm trên 50%. Như vậy, với một quốc gia có dân số trẻ như Việt Nam thì nhu cầu về nhà ở và tiêu dùng sẽ rất lớn. Đây cũng chính là một xu hướng mới cho ngân hàng hoạch định chiến lượt kinh doanh và cả chiến lượt cạnh tranh trong tương lai. Quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá diễn ra nhanh chóng làm cho lực lượng lao động có sự dịch chuyển tương ứng (tỷ lệ dân số ở nông thôn giảm dần, và số người lao động trong khu vực công nghiệp và dịch vụ tăng lên). Đồng thời với sự dịch chuyển trên là sự gia tăng về thu nhập. Thu nhập tăng cùng với sự phát triển của xã hội làm cho nhu cầu sử dụng các dịch vụ của ngân hàng ngày càng tăng, đặc biệt là trong tầng lớp thanh niên thành thị. Thói quen sử dụng các sản phẩm thẻ, thanh toán không dùng tiền mặt, sử dụng các kênh phân phối hiện đại dần hình thành và phát triển mạnh. Nói chung là các dịch vụ ngân hàng ngày càng trở nên thiết thực, gần gũi trong xã hội. 3.1.2. PHÂN TÍCH KINH TẾ NGÀNH NGÂN HÀNG 3.1.2.1.NHẬN ĐỊNH ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÀNH NGÂN HÀNG TRONG 4 NĂM TỚI: Cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng sẽ gia tăng khi các tập đcàn tài chính, ngân hàng nước ngoài được phép cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bình đẳng như các ngân hàng Việt Nam. Đến năm 2010, ngân hàng con 100% vốn nước ngoài sẽ chính thức được phép thành lập ở Việt Nam ; ngân hàng nước ngoài cũng được phép thành lập chi nhánh ở Việt Nam dễ dàng hơn. Đến năm 2010 vốn đầu tư xã hội thông qua hệ thống NHTM giảm dần do sự lớn mạnh của các kênh dẫn vốn khác (như thị trường chứng khoán, đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp…) nhưng nhìn chung vẫn chiếm tỷ trọng lớn . 54 Đồng thời, thị trường tài chính – tiền tệ sẽ biến đổi sâu sắc theo hướng: thị trường chứng khoán ngày càng có vai trò lớn hơn trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế. Nền khách hàng của các NHTM sẽ có bước chuyển dịch cơ bản theo hướng tăng dần các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tăng dần các công ty có yếu tố nước ngoài và khách hàng cá nhân. Các khách hàng lớn bắt đầu sử dụng và sử dụng rộng rãi hơn các dịch vụ phòng ngừa rủi ro chất lượng cao của ngân hàng như nghiệp vụ forward, arbigtrade…để phòng ngừa rủi ro về tỷ giá. Mô hình ngân hàng được chuyển đổi dần cùng với quá trình hiện đại hoá công nghệ và hệ thống thanh toán. Mô hình các chi nhánh sẽ từng bước được thu gọn và tiêu chuẩn hoá nhưng năng lực phục vụ được nâng cao rõ rệt. Chiến lượt trọng tâm của các ngân hàng sẽ là đầu tư mạnh cho công nghệ thông tin để tăng cường sức cạnh tranh trong cung cấp sản phẩm, dịch vụ ngân hàng. Và vì thế, hướng đầu tư chủ yếu sẽ tập trung vào việc xây dựng nền tảng kỹ thuật, pháp lý và các ứng dụng để triển khai từng bước các nghiệp vụ ngân hàng điện tử. Tiến trình cổ phần hoá các DNNN sẽ khai thông và mở rộng nguồn hàng cho thị trường chứng khoán. Bên cạnh đó, các thông tin tài chính của doanh nghiệp sẽ được công khai để đáp ứng tính minh bạch trên thị trường chứng khoán ( tính minh bạch trong thông tin tài chính là một trong những yếu tố và cũng là yêu cầu của thị trường chứng khoán). Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong việc đánh giá chất lượng khách hàng và ra quyết định đầu tư đúng đắn, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Hiện chưa có tín hiệu nào cho thấy đến năm 2010, nhà đầu tư nước ngoài được phép nắm giữ cổ phần chi phối ở các NHTM Việt Nam 3.1.2.2. CÁC SẢN PHẨM, DỊCH VỤ NGÂN HÀNG CÓ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2010 Tổng quan về sản phẩm ngành ngân hàng trong những năm tới: 55 Bảng 9 :DANH MỤC CÁC SẢN PHẨM SẼ PHÁT TRIỂN VÀ SẢN PHẨM TIỀM NĂNG ĐẾN NĂM 2010 TÊN SẢN PHẨM Sản phẩm sẽ được phát triển Sản phẩm mới tiềm năng Cho vay doanh nghiệp lớn Cho vay Chính quyền địa phương * Cấp vốn cho các DN mượn quyền kinh doanh * Ngân hàng đầu tư Tài trợ doanh nghiệp, như phát hành cổ phiếu * Tư vấn doanh nghiệp, như sáp nhập và mua bán * Quản lý vốn * Dịch vụ bán lẻ Thấu chi tài khoản vãng lai * Cho vay mua ôtô * Dịch vụ tài chính Bao thanh toán (forfeiting) * Ngân hàng qua điện thoại/mạng GSM * Ngân hàng qua mạng internet * (Nguồn: Kế hoạch chiến lược BIDV giai đoạn 2006-2010) Hệ thống ngân hàng sẽ tiếp tục phân đoạn theo hướng chuyên môn hoá khách hàng, chuyên môn hoá theo sản phẩm và lĩnh vực đầu tư ( theo kinh nghiệm và thế mạnh riêng có của từng ngân hàng) mặc dù các ngân hàng cùng theo đuổi chiến lượt kinh doanh đa năng. 56 Cùng với sự tăng trưởng kinh tế tư nhân, kinh tế ngoài quốc doanh, hệ thống ngân hàng trong những năm tới sẽ đẩy mạnh việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho nhóm khách hàng này. Cho vay mua nhà, mua ôtô là sản phẩm sẽ được đẩy mạnh cho nhóm khách hàng cá nhân có thu nhập cao, ổn định. Dịch vụ ngân hàng qua internet sẽ là một xu hướng phát triển quan trọng. Ai nhanh chân hơn trong lĩnh vực này sẽ chiếm được thiện cảm, sự tin cậy của khách hàng trẻ (chiếm trên 45% lực lượng lao động của Việt Nam) Các dịch vụ và sản phẩm ngân hàng mới như quản lý vốn, nghiệp vụ ngân hàng đầu tư (mua bán, sáp nhập) , nghiệp vụ ngân hàng phục vụ cá nhân giàu có, hưu trí …được xây dựng và phát triển mạnh. Tốc độ tăng trưởng tiền gửi khách hàng tại các NHTM dự kiến sẽ cao do nhu cầu thanh toán của nền kinh tế ngày càng lớn và các dịch vụ thẻ cũng sẽ phát triển mạnh. Bên cạnh đó, các nhu cầu về dịch vụ ngân hàng như chuyển tiền, tài trợ thương mại, cho vay tiêu dùng, cho vay có thế chấp cũng được dự báo là tăng nhanh Tỷ trọng thu phí dịch vụ trong tổng thu của ngân hàng dự báo sẽ tăng . Đây cũng là hướng phát triển của các NHTM trong việc gia tăng cạnh tranh, phát triển thị phần , giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động. Vì thế, không loại trừ khả năng các ngân hàng sẽ tiến hành mở rộng địa bàn hoạt động không những trong nước mà còn ra phạm vi khu vực và quốc tế nhằm hỗ trợ khách hàng một cách triệt để. 3.2.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA BIDV ĐẾN NĂM 2010 3.2.1.CÁC CĂN CỨ, CHỦ TRƯƠNG LẬP KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC ĐẾN NĂM 2010. ƒ Căn cứ Thông báo số 191-TB/TW ngày 01/09/2005 của Bộ Chính trị về mục tiêu, giải pháp phát triển ngành ngân hàng đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 ƒ Căn cứ một số chỉ tiêu về tiền tệ và hoạt động ngân hàng đến năm 2010 tại Dự thảo chiến lược phát triển ngành ngân hàng giai đoạn 2006-2010. Trong đó: o Tốc độ tăng trưởng tín dụng từ 18 – 20% giai đoạn 2004-2006 và từ 13-15% giai đoạn 2007-2010 o Tốc độ tăng trưởng huy động vốn từ 22-25% giai đoạn 2004-2006 và 20-22% giai đoạn 2007-2010. o Tỷ lệ an toàn vốn đến 2010 > 8%. 57 o Khả năng sinh lời ROE: 14-16%. ƒ Căn cứ Nghị quyết Trung ương 3, Nghị quyết Trung ương 9 (khoá IX) của Đảng về sắp xếp, đổi mới, phát triền và nâng cao hiệu quả của DNNN. Trong đó đẩy mạnh cổ phần hoá DNNN, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực nhạy cảm như Bảo hiểm và Ngân hàng. ƒ Trên cơ sở các kết luận rút ra từ quá trình phân tích môi trường kinh tế vĩ mô, phân tích ngành ngân hàng và phân tích thực trạng hoạt động của BIDV qua mô hình SWOT 3.2.2.KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC CỦA BIDV ĐẾN NĂM 2010 3.2.2.1. TÔN CHỈ HOẠT ĐỘNG VÀ TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢT Tôn chỉ hoạt động: “Xây dựng BIDV trở thành một ngân hàng đa sở hữu, kinh doanh đa lĩnh vực, tiêu chuẩn hoạt động theo thông lệ quốc tế, chất lượng ngang tầm với các ngân hàng trong khu vực Đông Nam Á” Tầøm nhìn chiến lược: “Ngân hàng đa năng hàng đầu Việt Nam” (‘The premier universal bank in Vietnam”) 3.2.2.2. 10 MỤC TIÊU ƯU TIÊN CỦA BIDV 1. Tiếp tục là nhà cung cấp dịch vụ tài chính hàng đầu tại Việt Nam và mở rộng hoạt động ra nước ngoài. 2. Tích cực, chủ động thực hiện kế hoạch “Cổ phần hoá” (xem phần phụ lục) 3. Tái cơ cấu ngân hàng. 4. Đạt được một bảng cân đối kế toán lành mạnh 5. Tăng hệ số an toàn vốn lên mức chuẩn của quốc tế 6. Giải quyết triệt để vấn đề nợ xấu 7. Tăng trưởng ngân hàng bền vững và trên cơ sở khả năng sinh lời 8. Aùp dụng các thông lệ quốc tế tốt nhất 9. Cải thiện và phát triển hệ thống công nghệ thông tin của ngân hàng 10. Cung cấp dịch vụ chất lượng cao cho thị trường mục tiêu đã lựa chọn 3.2.2.3. CÁC MỤC TIÊU CỤ THỂ CHO TỪNG LĨNH VỰC KINH DOANH Trên cơ sở 10 mục tiêu ưu tiên của BIDV nói trên, BIDV xác định các mục tiêu cho từng lĩnh vực kinh doanh cụ thể như sau: ☼Nguồn vốn: ƒ Đáp ứng đủ vốn cho nhu cầu tín dụng và đầu tư ƒ Đẩy mạnh kinh doanh vốn thu lợi nhuận ƒ Đảm bảo an toàn vốn (tính thanh khoản và chênh lệch kỳ hạn thực tế) 58 ☼ Tín dụng : ƒ Xây dựng nền khách hàng vững chắc ƒ Chú trọng thị trường mới là khối khách hàng cá nhân , doanh nghiệp vừa và nhỏ ƒ Tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn, giảm cho vay trung dài hạn, tăng tỷ trọng cho vay khu vực ngoài quốc doanh, giảm cho vay các DNNN không hiệu quả. ƒ Phát triển tín dụng tiêu dùng ƒ Nâng cao chất lượng tín dụng, giảm dần tỷ lệ nợ xấu xuống mức cho phép. ƒ Thực hiện phân loại nợ xấu và phấn đấu trích đủ dự phòng rủi ro ☼ Đầu tư: ƒ Phát triển đầu tư tài chính: bảo hiểm, quản lý quỹ đầu tư ƒ Phát triển kinh doanh chứng khoán ƒ Đầu tư bất động sản với quy mô hợp lý và an toàn ƒ Tham gia hoạt động mua bán và sáp nhập ☼Dịch vụ: ƒ Phát triển dịch vụ tổng thể để tăng tỷ trọng thu dịch vụ trong tổng thu ƒ Chú trọng việc tăng trưởng hoạt động dịch vụ với ứng dụng công nghệ hiện đại ƒ Phát triển các dịch vụ mới như dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ cho các khách hàng VIP 3.2.3.VẬN DỤNG MÔ HÌNH SWOT 3.2.3.1. PHÁT HUY THẾ MẠNH ƒ Để tiếp tục duy trì các thế mạnh của mình, BIDV cần phát triển tài sản có theo hướng : giảm dần tỷ trọng cho vay DNNN, tăng tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài hoạt động có hiệu quả, cho vay tiêu dùng; giảm tỷ trọng cho vay trung – dài hạn, tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn. ƒ Bên cạnh đó, sàng lọc và tiếp tục cho vay các DNNN hiệu quả, uy tín đồng thời đẩy mạnh phát triển sản phẩm, dịch vụ cho khối doanh nghiệp vừa và nhỏ. ƒ Quán triệt tư duy hoạt động vì lợi nhuận, không phải vì độ lớn của tài sản. Lưu ý rằng tài sản càng tăng thì sức ép tăng vốn tự có càng lớn. ƒ Quan hệ khách hàng truyền thống cần tỉnh táo nhìn nhận trên khía cạnh hiệu quả và triển vọng phát triển 59 3.2.3.2.KHẮC PHỤC ĐIỂM YẾU. ƒ Để khắc phục điểm yếu về năng lực tài chính, BIDV tập trung: thứ nhất, triển khai thực hiện phương án tăng vốn tự có và phương án xử lý nợ xấu (khi được các cấp có thẩm quyền phê duyệt). Trong đó tiếp tục thực hiện phát hành trái phiếu tăng vốn cấp 2 và thu nợ đã hạch toán ngoại bảng. Thứ hai, trình Chính phủ đề án Cổ phần hoá BIDV huy động vốn cổ phần từ nhà đầu tư trong và ngoài nước. ƒ Rà soát các sản phẩm, dịch vụ kém hiệu quả để tái cấu trúc hoặc loại bỏ. Hạn chế cho vay khối giao thông, xây dựng cơ bản (do thực tế cho thấy tỷ lệ nợ xấu từ khối này rất cao, phải trích dự phòng rủi ro lớn) ƒ Về quản trị doanh nghiệp, về kỹ thuật, BIDV cần nhanh chóng trang bị cho mình những công cụ cần thiết cho quản trị điều hành: phân hệ thông tin quản lý, các chính sách và công cụ quản lý tài sản Nợ – Có, quản lý rủi ro. Tuy nhiên, về hình thức quản lý, nếu đến năm 2010 Nhà nước vẫn nắm giữ tối thiểu 51% vốn điều lệ của BIDV và các nhà đầu tư nước ngoài chỉ nắm tối đa 30% vốn điều lệ thì sự chuyển đổi căn bản về quản trị doanh nghiệp tại BIDV căn bản vẫn không có gì thay đổi so với thời điểm hiện tại cho nên có thể gặp nhiều thách thức nếu áp dụng theo thông lệ quốc tế. 3.2.3.3. TẬN DỤNG CƠ HỘI. ƒ BIDV sẽ xâm nhập các thị trường nước ngoài thông qua việc thành lập các văn phòng đại diện và/hoặc công ty con tại Hoa Kỳ và các quốc gia khác. Việc này vừa mang tính chiến lược (mở rộng mạng lưới hoạt động) vừa mang tính hỗ trợ những hoạt động kinh doanh đặc biệt là các hoạt động hướng ngoại của BIDV vì mục đích thu hút đầu tư nước ngoài và hỗ trợ khách hàng doanh nghiệp. ƒ Hoạt động kinh doanh ngân hàng của BIDV sẽ tập trung cung ứng, hỗ trợ sản phẩm dịch vụ cả gói cho các khách hàng lớn kinh doanh có hiệu quả, có chiến lược phát triển bền vững; đồng thời đón trước nhu cầu của khối doanh nghiệp vừa và nhỏ năng động, khối DNNN cổ phần hoá hoạt động hiệu quả. ƒ Các phân khúc thị trường nội địa mới cho hoạt động của BIDV sẽ có khả năng được khai thác và phát triển khi BIDV mở rộng lĩnh vực hoạt động đầu tư tài chính như : bảo hiểm, kinh doanh chứng khoán, đầu tư bất động sản, tham gia hoạt động mua bán và sáp nhập. ƒ Đa dạng hoá danh mục sản phẩm, dịch vụ tài chính sẽ cung cấp cho khách hàng doanh nghiệp và cá nhân phù hợp trong tương lai, khi cánh cửa hội nhập của Việt Nam đã rộng mở. 60 3.2.3.4. VƯỢT QUA THÁCH THỨC. ƒ Đối với thách thức nội tại: BIDV cần tập trung cải thiện năng lực tài chính thông qua việc : trình các cấp có thẩm quyền thông qua phương án tăng vốn tự có và phương án xử lý nợ xấu (trong đó bao gồm việc thực hiện phát hành trái phiếu tăng vốn cấp 2 và thu nợ đã hạch toán ngoại bảng của cho vay theo kế hoạch nhà nước và cho vay chỉ định để bổ sung vốn điều lệ; đồng thời trình Chính phủ đề án Cổ phần hoá BIDV để huy động vốn từ những nhà đầu tư trong và ngoài nước. ƒ Đối với các thách thức từ môi trường cạnh tranh bên ngoài: BIDV cần tăng cường sức cạnh tranh thông qua việc nỗ lực cắt giảm chi phí, thực hiện huy động vốn và cho vay với mức lãi suất cạnh tranh (vừa đảm bảo yếu tố cạnh tranh nhưng đồng thời phải đảm bảo yếu tố lợi nhuận); tăng cường các công tác Marketing tiếp cận thị trường để thu hút khách hàng. ƒ Ngân hàng cần ra soát, nghiên cứu và xây dựng một hệ thống, danh mục sản phẩm dịch vụ tài chính hiện tại và tiềm năng trong 5 năm tới. Đề ra lộ trình phát triển cho từng nhóm sản phẩm đi kèm với yêu cầu về đào tạo nhân lực và trang bị công nghệ tương ứng ( ví dụ như nhóm sản phẩm ngân hàng điện tử với các sản phẩm cụ thể như internet banking, phone banking, POS…) ƒ BIDV cần nhanh chóng xây dựng chiến lược phát triển công nghệ thông tin đến năm 2010 trong đó tập trung phát triển phân hệ thông tin quản lý , quản lý rủi ro… 3.3.GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BIDV TRONG XU THẾ HỘI NHẬP. Từ việc phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như thách thức (theo mô hình SWOT) của BIDV kết hợp với xu thế của thời đại trong thời gian tới BIDV cần phải nổ lực nhiều hơn nữa để giữ vững thế cạnh tranh của mình trên thị trường và tiến xa hơn nữa là nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trong xu thế mới-xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Vậy BIDV phải triển khai những giải pháp nào để đạt được các mục tiêu nói trên? Sau đây là một số giải pháp đề xuất. 3.3.1. Giải pháp về mặt tài chính Về mặt tài chính thì tăng vốn là giải pháp cần thiết. Tại sao phải tăng vốn? Tăng vốn giúp cho BIDV cải thiện được hệ số an toàn vốn – CAR. Theo tiêu chuẩn BASEL II thì CAR của một NHTM không được nhỏ hơn 8%. Song hiện nay tỷ lệ này của BIDV mặc dù theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) đã đạt vượt tỷ lệ vượt tiêu chuẩn là 9,1%, song theo chuẩn mực quốc tế (IFRS) thì tỷ lệ 61 này của BIDV mới chỉ dừng ở con số 5,9%, như vậy hệ số an toàn vốn – CAR chưa đạt mức tối thiểu theo thông lệ quốc tế. Tăng vốn còn tạo điều kiện cho ngân hàng trang bị tài sản cố định theo hướng hiện đại hoá , nâng cao chất lượng dịch vụ trong xu thế cạnh tranh do Luật các Tổ chức tín dụng của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định khống chế giá trị tài sản cố định không vượt quá 15% vốn chủ sở hữu của ngân hàng và các quy định khác liên quan đến nguồn vốn chủ sở hữu của ngân hàng như quy định về tỷ lệ cho vay tối đa đối với một khách hàng, tỷ lệ bảo lãnh tối đa cho một khách hàng …. Từ phân tích trên ta thấy rằng tăng vốn là giải pháp cần thiết. Vậy BIDV nên tăng vốn theo cách nào? Thứ nhất, tăng vốn cấp 1, có thể bằng cách: ƒ Tăng vốn điều lệ. Vốn điều lệ có thể được tăng thông qua việc xin cấp vốn bổ sung từ ngân sách nhà nước; thu hồi nợ tồn đọng, nợ đã hạch toán ngoại bảng và đã được Nhà nước cấp nguồn xử lý. ƒ Tích cực thực hiện quá trình cổ phần hoá BIDV , khẩn trương hoàn thành việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng để tăng vốn trong giai đoạn 2007-2008. ƒ Tăng các quỹ được tính vào vốn cấp 1 như : Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, Quỹ dự phòng tài chính, Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ. Thứ hai, tăng vốn cấp 2, có thể bằng cách: ƒ Trước mắt, có thể thực hiện giải pháp phát hành trái phiếu tăng vốn cấp 2 để tăng vốn trong năm 2007. ƒ Tăng trích lập Quỹ dự phòng chung. ƒ Tổ chức đánh giá lại tài sản cố định. Đây là giải pháp có thể thực hiện một cách chủ động, nhanh chóng mà lại rất hiệu quả trong việc tăng vốn cấp 2 bởi vì trong số tài sản cố định của ngân hàng thì tài sản cố định dưới dạng bất động sản chiếm một tỷ trọng khá lớn nhưng lâu nay BIDV lại ít quan tâm đến việc đánh giá lại. Theo cơ chế giá thị trường khi thực hiện đánh giá lại, vốn của BIDV có thể được tăng lên đáng kể. 3.3.2. Giải pháp về quản trị tài sản nợ – tài sản có. Thứ nhất, BIDV cần sớm xây dựng và đưa vào hoạt động Uỷ ban quản lý tài sản nợ – tài sản có. Hiện nay, BIDV chưa chính thức xây dựng một bộ phận nào quản lý về mặt này của ngân hàng trong khi yêu cầu quản lý tài sản nợ – tài sản có là một yêu cầu lớn và cấp thiết của mọi ngân hàng nói chung và của BIDV nói riêng. 62 Nhiệm vụ của Uỷ ban quản lý tài sản nợ – tài sản có của BIDV là tính toán và đề xuất các giới hạn về đầu tư, giới hạn an toàn về khả năng thanh khoản, chênh lệch kỳ hạn thực tế, chênh lệch lãi suất, giới hạn chịu rủi ro, giám sát tăng trưởng về qui mô tín dụng…để nâng cao hiệu quả kinh doanh của toàn hệ thống đồng thời kiểm soát được các rủi ro có thể xảy ra cho ngân hàng. Thứ hai, có kế hoạch cơ cấu lại tài sản có theo hướng tăng tỷ trọng đầu tư phi tín dụng, tín dụng ngắn hạn, tín dụng cho vay doanh ngh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf46832.pdf
Tài liệu liên quan