Nhận thức được tầm quan trọng của đồ dùng dạy học trong việc "Nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với văn học, với chữ viết" tôi đã suy nghĩ tìm tòi để tạo ra các loại đôd dùng mới mà khi đưa vào sử dụng gây hứng thú cho trẻ đồng thời có tác dụng khởi gợi sự tìm tòi sáng tạo ở trẻ.
18 trang |
Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1299 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Đề tài Nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với văn học, làm quen với chữ viết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i" "trăng sáng".
- Kết quả trên trẻ còn thể hiện ở các tiêu chí sau:
Những kỹ năng hình thành trên trẻ
Trước khi có biện pháp
Sau khi thực hiện các biện pháp
Trẻ hứng thú nghe đọc kể tác phẩm
65 - 70%
90 - 95%
Trẻ mạnh dạn tham gia trên tiết học
60 - 65%
90 - 95%
Trẻ phát âm rõ ràng mạch lạc
60 - 70%
90 - 95%
Khả năng tư duy, khả năng ngôn ngữ, khả năng diễn đạt có logíc
50 - 55%
85 - 90%
Biết cách đọc, chỉ vào từ tương ứng
30 - 40%
90 - 95%
Khả năng đọc, kể diễn cảm và tham gia nghệ thuật như: Đóng kịch, rối
50 - 60%
85 - 90%
2. Về khả năng của cô giáo:
Qua ba năm thực hiện chuyên đề "Nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với văn học, làm quen với chữ viết" tôi đã trau dồi thêm cho mình nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong giảng dạy Bộ môn văn học, luôn suy nghĩ tìm tòi để có phương pháp nghệ thuật lên lớp phù hợp và đạt hiệu quả cao hơn. Tích luỹ được các kinh nghiệm trong khâu chuẩn bị cho tiết dạy như nắm được nghệ đọc, kể diễn cảm. Phương tiện chủ yếu trong việc đem văn học đến với trẻ và giọng đọc, kể của cô. Việc nắm được thủ thuật đọc và kể cơ bản sẽ giúp cô giáo sử dụng sắc thái của giọng mình để truyền đạt tác phẩm đến với trẻ một cách có hiệu quả nhất.
Qua thực hiện các biện pháp tôi đã nắm được một số yếu tố dẫn đến thành công của tiết dạy như nắm vững thanh điệu cơ bản của tác phẩm, nắm được ngữ điệu, biết ngắt giọng đúng chỗ, thể hiện nhịp điệu, cường độ giọng đọc và tư thế, cử chỉ nét mặt... Lúc đọc kể tác phẩm văn học.
- Khả năng của cô giáo trong ciệc làm đồ dùng sáng tạo để dạy học: Trước đây khi chưa thực hiện chuyên đề giáo viên chủ yếu là sử dụng đồ dùng tranh minh hoạ có sẵn, trong khi dạy chưa chú trong cho trẻ làm quen với chữ viết, với từ, chưa tạo môi trường cho trẻ làm quen với chữ viết. Sau khi thực hiện chuyên đề tôi đã suy nghĩ tìm tòi nghiên cứu để làm đồ dùng dạy học có tính nghệ thuật và thẩm mỹ cao: Nghiên cứu làm và đưa vào sử dụng rối tay, rối dẹt làm mũ nhân vật để trẻ đóng kịch, diễn rối, làm mô hình để kể chuyện, nghiên cứu vẽ tranh để trẻ kể chuyện sáng tạo...
3. Về nhận thức của phụ huynh:
Trước đây một số phụ huynh chưa quan tâm đúng mức đến việc chăm sóc giáo dục trẻ. Đặc biệt là chưa hiểu, chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của việc "Nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với văn học, làm quen với chữ viết". Nay phụ huynh đã hiểu ý nghĩa to lớn của chuyên đề đối với sự hình thành khả năng cảm thụ văn học, giáo dục về mặt tình cảm đạo đức, rèn luyện và phát triển ngôn ngữ, lời nói, làm quen với chữ viết để chuẩn bị ho trẻ vào lớp 1. Từ đó trong nhận thức, trong việc làm phụ huynh đã thể hiện sự quan tâm đến việc học tập của cháu ở lớp cũng như ở nhà. Phụ huynh đã kết hợp với cô giáo trong việc dạy trẻ, có những phụ huynh rất có năng khiếu về kể chuyện, đọc thơ, ở nhà đã kể chuyện, đọc thơ cho trẻ nghe nhằm mở rộng tầm hiểu biết cho trẻ. Có phụ huynh quan tâm bằng cách mua sách truyện thơ, băng đĩa kể chuyện văn học cho trẻ xem ở nhà. Có phụ huynh mua tặng lớp các tập tranh truyện rất đẹp, hay, phù hợp với lứa tuổi Mầm non.
Qua cuộc thi "Cùng làm quen với văn học trẻ thơ" và cuộc thi "Sáng tác chuyên đề văn học" phụ huynh đã rất quan tâm và ủng hộ, đã cùng tham gia dự thi một cách nhiệt tình.
4. Đã tích cực hoá hoạt động của trẻ:
Trước đây mặc dù môn "Làm quen với văn học" trẻ rất thích những kết quả của tiết học chưa cao trẻ tiếp thu một cách thụ động. Nhưng nay qua 3 năm thực hiện chuyên đề, qua áp dụng các biện pháp kết quả cho thấy trẻ rất hứng thú say mê trong giờ học và trẻ được hoạt động nhiều, trẻ vừa chú ý lắng nghe cô kể vừa theo dõi biểu diễn rối hoặc xem tranh vừa phải suy nghĩ "để trả lời" các câu hỏi nâng cao của cô. Trẻ được tham gia kể chuyện đọc thơ, kể chuyện sáng tạo, diễn kịch, biểu diễn rối... trẻ được tích cực hoá hoạt động, chủ động sáng tạo trong việc học tập nên phát triển ở trẻ một cách toàn diện về tư duy, ngôn ngữ, tư tưởng, trí nhớ... đặc biệt là trong việc phát triển lời nói, cung cấp vốn từ để mở rộng tầm hiểu biết của trẻ và là bước chuẩn bị vững chắc cho trẻ vào lớp 1.
5. Về phương tiện đồ dùng dạy học:
Nhận thức được tầm quan trọng của đồ dùng dạy học trong việc "Nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với văn học, với chữ viết" tôi đã suy nghĩ tìm tòi để tạo ra các loại đôd dùng mới mà khi đưa vào sử dụng gây hứng thú cho trẻ đồng thời có tác dụng khởi gợi sự tìm tòi sáng tạo ở trẻ. Qua nghiên cứu để làm rối tay, rối dẹt cũng như đặt vẽ mà giờ đây lớp tôi đồ dùng dạy môn làm quen văn học đã phong phú, đa dạng hơn cả về số lượng lẫn chất lượng.
VI. Bài học kinh nghiệm:
Qua áp dụng các biện pháp, tôi đã thu được một số kết quả khả quan, từ đó tôi rút ra được bài học kinh nghiệm sau:
1.Trước khi dạy trẻ làm quen với văn học, cô giáo phải có sự chuẩn bị hết sức chu đáo. Chuẩn bị ở đây bao gồm nhiều mặt:
- Thứ nhất: Phải nghiên cứu kỹ nội dung tác phẩm để tìm đại ý, tóm tắt cốt chuyện tìm chủ đề, tư tưởng của chủ đề, phân tích các khía cạnh của chủ đề, nắm được hình thức diễn đạt tác phẩm. Xác định được giọng đọc lời kể diễn cảm phù hợp với câu chuyện bài thơ đó.
- Thứ hai: Phải chuẩn bị đồ dùng phù hợp có tính thẩm mỹ và sáng tạo, có thể là tranh minh hoạ, có thể là rối tay, rối dẹt, mô hình, có thể là mũ nhân vật để trẻ đóng kịch có thể là các bức tranh, rối để trẻ kể chuyện sáng tạo.
- Thứ ba: Chuẩn bị tâm thế cho trẻ gây niềm say mê hứng thú, háo hức được nghe cô kể chuyện, đọc thơ.
- Thứ tư: Chuẩn bị bố trí chỗ ngồi của trẻ phù hợp, gần gũi với cô giáo để trẻ được nghe và giao lưu với cô giáo, trẻ thấy rõ được ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ lời nói của cô giáo giúp trẻ cảm nhận được nội dung, tác phẩm, cảm nhận được hành động, tính cách của nhân vật qua cử chỉ thái độ của cô.
2. Xây dựng góc văn học, vườn cổ tích:
Để tuyên truyền cho phụ huynh và mọi người, cho trẻ, nắm bắt được các nội dung cơ bản của môn học. Ngoài ra cô giáo phải sưu tầm truyện tranh, thơ để làm phong phú góc đọc sách của trẻ. ở góc tuyên truyền cần bố trí nội dung các câu chuyện bài thơ bằng hình ảnh ngộ nghĩnh, xây dựng vườn cổ tích có hình ảnh nhân vật trong các câu chuyện trẻ đã và đang học. Các tranh, hình ảnh cô cần viết từ để tạo môi trường cho trẻ làm quen với chữ viết. Qua góc tuyên truyền, tuyên truyền cho phụ huynh, các đoàn thể trong khối, Ban cán sự khối hiểu rõ tầm quan trọng của chuyên đề để từ đó tạo điều kiện cho cô giáo thực hiện mục đích của mình.
3. Cô giáo phải tổ chức chủ tạo điều kiện:
"Nâng cao chất lượng co trẻ làm quen với văn học, làm quen với chữ viết" qua hoạt động chung, hoạt động góc, ở mọi hoạt động, trẻ được làm quen với nội dung tác phẩm văn học một cách nhẹ nhàng. Trẻ được ôn luyện và thực hành nhiều hơn nhằm khơi gợi và phát triển ở trẻ lòng yêu văn học một cách có hiệu quả mà trẻ không bị gò bó, áp đặt nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ. Đối với làm quen với chữ viết, trẻ được tiếp xúc với các chữ viết ở các đồ dùng, các góc, các từ ở dưới tranh. Giúp cho trẻ một số kỹ năng cần thiết cho học đọc viết ở lớp 1.
4. Cô giáo phải tích hợp các môn học:
Vào giờ học "làm quen với văn học" và dạy trẻ "làm quen với văn học" thông qua các tiết học một số linh hoạt sáng tạo, phù hợp và có hiệu quả. Phương pháp tích hợp không những gây hứng thú cho trẻ mà còn khắc sâu cho trẻ những kiến thức đã và đang học. Đặc điểm tư duy của trẻ là dễ nhớ chóng quên phương pháp tích hợp nhằm củng cố những kiến thức đã học của các bộ môn, ngoài giờ học chính khi học các môn khác mà có điều kiện cô giáo cũng nên lồng vào nhằm củng cố cho trẻ.
5. Cô giáo phải tạo môi trường cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học và làm quen với chữ viết:
Đặc điểm tư duy của trẻ là trực quan hình tượng nên ở trong lớp ngoài góc tuyên truyền ra cô tận dụng các khoảng trống để treo tranh các bài thơ trẻ đang học hoặc hình ảnh các nhân vật trong các câu chuyện để trẻ làm quen. Các đồ dùng đồ chơi đều viết tên để trẻ được làm quen chữ viết, các bức tranh phía dưới đều có từ để giới thiệu cho các cháu biết, hướng dẫn trẻ cách đọc nói cho trẻ biết cấu trúc, ý nghĩa của từ đó. Dần dần trẻ hiểu được cách viết từ tương ứng, ý nghĩa của từ và cấu trúc của từ gồm bao nhiêu tiếng, mối tiếng có mấy chữ cái ghép lại, đó là chữ cái nào.
* Những bài học kinh nghiệm trên cần áp dụng một cách đồng bộ để kết quả đạt cao hơn.
V. Đề xuất:
Qua thực tế trực tiếp giảng dạy và qua 3 năm thực hiện chuyên đề "Nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với văn học, làm quen với chữ viết" tôi có một số đề xuất sau:
1. Đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất, mua sắm thêm trang thiết bị đồ dùng để dạy và học môn làm quen với văn học. ở các lớp khối chưa có sân khấu để biểu diễn rối nên việc đưa nội dung kể bằng rối gặp khó khăn.
2. Tạo điều kiện hơn nữa cho giáo viên được học tập kinh nghiệm các tiết dạy mẫu về chuyên đề "Nâng cao chất lượng co trẻ làm quen với văn học, làm quen với chữ viết" ở các trường điểm.
3. Có tài liệu thể hiện sang kịch bản sân khấu để cô giáo thuận tiện cho trẻ đóng kịch và biểu diễn rối. Tổ chức lớp dạy về nghệ thuật biểu diễn rối và đóng kịch để các cô giáo được học tập trau dồi thêm kiến thức về bộ môn đòi hỏi tính nghệ thuật này.
Trên đây là một số biện pháp, kết quả, bài học kinh nghiệm và những đề xuất của bản thân qua 3 năm thực hiện chuyên đề. Tuy chưa được đầy đủ nhưng tôi mong đóng góp một số ý kiến nhỏ của bản thân, xin nêu ra và đề cập đến và đồng nghiệp cùng tham khảo, góp ý kiến cho bản sáng kiến kinh nghiệm này được đầy đủ hơn.
Ngày 15 tháng 4 năm 2005
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- GiaoAnSangKien.doc