Đề tài Một số ý kiến về công tác thẩm định dự án đầu tư tại Sở kế hoạch và đầu tư Hà Tây

Trong thời đại ngày nay, thời đại của công nghiệp hoá - hiện đại hoáđất nước, việc phát triển cơ sở hạ tầng và mở rộng sản xuất kinh doanh để đảm bảo đời sống cho nhân dân là một công việc không thể thiếu được . Để có thể thực hiện được công việc đó thì cần thiết phải đầu tư. Đầu tư là một hoạt động kinh tế chủ yếu quyết định sự phát triển.Xu hướng phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay là đầu tư theo dự án. Nhưng câu hỏi đặt ra là : đầu tư vào đâu? đầu tư như thế nào để đạt được hiệu quả ? chỉ có việc thẩm định dự án đầu tư mới có thể trả lời một cách chính xác những câu hỏi trên.

Việc thẩm định dự án đầu tư có thể được tiến hành trên cả ba khâu: thẩm định dự án đầu tư trước, trong và sau quá trình đầu tư. Thẩm định trước quá trình đầu tư là việc xem xét tất cả các nội dung cần thiết trước khi dự án đi vào hoạt động và ngày nay việc thẩm định dự án đầu tư tại các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng chỉ chú trọng vào việc thẩm định trước mà chưa chú ý đến việc thẩm định trong và sau quá trình đầu tư . Nhưng trên thực tế, trong nhiều năm qua công tác thẩm định dự án đầu tư ngày càng được hoàn thiện về mặt phương pháp luận để phù hợp với tình hình kinh tế của đất nước.Tiy nhiên hoạt động thẩm định dự án đầu tư vẫn còn nhiều vướng mắc, chất lượng thẩm định dự án đầu tư còn chưa cao, dự án đầu tư chưa thực sự đạt hiệu quả, tạo nên sự tăng trưởng phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội.

Đứng trên góc độ là người cung cấp ,tài trợ vốn cho hoạt động của dự án thì công tác thẩm định dự án đầu tư không thể thiếu được trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Nhưng đứng trên góc độ là người tham mưu cho UBND tỉnh trong việc ra quyết định hoặc phê duyệt dự án đầu tư , việc thẩm định những dự án được tài trợ bởi vốn ngân sách là một công việc quan trọngvà cần thiết của Sở kế hoạch & đầu tư Hà Tây . Do những dự án đầu tư là những dự án nằm trong kế hoạch, mục tiêu phát triển của tỉnh và điều quan trọng hơn là có một số dự án đều không phải hoàn trả vốn cho nhà nước- do đó là những dự án đầu tư công cộng. Việc thẩm định dự án đầu tư sẽ giúp cho Sở kế hoạch & đầu tư Hà Tây lựa chọn những dự án phù hợp với yêu cầu và thực hiện tốt công tác tham mưu cho UBND tỉnh để thúc đẩy việc phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.

Do việc thẩm định dự án đầu tư tại Sở kế hoạch & đầu tư Hà Tây vẫn còn tồn tại một số hạn chế nên việc hoàn thiện hơn nữa công tác thẩm định dự án đầu tư là một đòi hỏi cấp bách.

Để có thể hiểu được sâu hơn về công tác thẩm định dự án đầu tư và mong muốn đóng góp một số ý kiến cho công tác thẩm định dự án đầu tư tại Sở kế hoạch & đầu tư Hà Tây.Trong quá trình thực tập em đã chọn để tài “ Một số ý kiến về công tác thẩm định dự án đầu tư tại Sở kế hoạch & đầu tư Hà Tây”.

Nội dung bài viết bao gồm

ChươngI: Lý luận chung về dự án đầu tư và thẩm định dự án đầu tư.

ChươngII: Thực trạng thẩm định dự án đầu tư tại Sở kế hoạch & đầu tư Hà Tây.

ChươngIII: một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác thẩm định dự án đầu tư.

 

doc85 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1109 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Một số ý kiến về công tác thẩm định dự án đầu tư tại Sở kế hoạch và đầu tư Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu. Trong thời đại ngày nay, thời đại của công nghiệp hoá - hiện đại hoáđất nước, việc phát triển cơ sở hạ tầng và mở rộng sản xuất kinh doanh để đảm bảo đời sống cho nhân dân là một công việc không thể thiếu được . Để có thể thực hiện được công việc đó thì cần thiết phải đầu tư. Đầu tư là một hoạt động kinh tế chủ yếu quyết định sự phát triển.Xu hướng phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay là đầu tư theo dự án. Nhưng câu hỏi đặt ra là : đầu tư vào đâu? đầu tư như thế nào để đạt được hiệu quả ? chỉ có việc thẩm định dự án đầu tư mới có thể trả lời một cách chính xác những câu hỏi trên. Việc thẩm định dự án đầu tư có thể được tiến hành trên cả ba khâu: thẩm định dự án đầu tư trước, trong và sau quá trình đầu tư. Thẩm định trước quá trình đầu tư là việc xem xét tất cả các nội dung cần thiết trước khi dự án đi vào hoạt động và ngày nay việc thẩm định dự án đầu tư tại các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng chỉ chú trọng vào việc thẩm định trước mà chưa chú ý đến việc thẩm định trong và sau quá trình đầu tư . Nhưng trên thực tế, trong nhiều năm qua công tác thẩm định dự án đầu tư ngày càng được hoàn thiện về mặt phương pháp luận để phù hợp với tình hình kinh tế của đất nước.Tiy nhiên hoạt động thẩm định dự án đầu tư vẫn còn nhiều vướng mắc, chất lượng thẩm định dự án đầu tư còn chưa cao, dự án đầu tư chưa thực sự đạt hiệu quả, tạo nên sự tăng trưởng phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội. Đứng trên góc độ là người cung cấp ,tài trợ vốn cho hoạt động của dự án thì công tác thẩm định dự án đầu tư không thể thiếu được trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Nhưng đứng trên góc độ là người tham mưu cho UBND tỉnh trong việc ra quyết định hoặc phê duyệt dự án đầu tư , việc thẩm định những dự án được tài trợ bởi vốn ngân sách là một công việc quan trọngvà cần thiết của Sở kế hoạch & đầu tư Hà Tây . Do những dự án đầu tư là những dự án nằm trong kế hoạch, mục tiêu phát triển của tỉnh và điều quan trọng hơn là có một số dự án đều không phải hoàn trả vốn cho nhà nước- do đó là những dự án đầu tư công cộng. Việc thẩm định dự án đầu tư sẽ giúp cho Sở kế hoạch & đầu tư Hà Tây lựa chọn những dự án phù hợp với yêu cầu và thực hiện tốt công tác tham mưu cho UBND tỉnh để thúc đẩy việc phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Do việc thẩm định dự án đầu tư tại Sở kế hoạch & đầu tư Hà Tây vẫn còn tồn tại một số hạn chế nên việc hoàn thiện hơn nữa công tác thẩm định dự án đầu tư là một đòi hỏi cấp bách. Để có thể hiểu được sâu hơn về công tác thẩm định dự án đầu tư và mong muốn đóng góp một số ý kiến cho công tác thẩm định dự án đầu tư tại Sở kế hoạch & đầu tư Hà Tây.Trong quá trình thực tập em đã chọn để tài “ Một số ý kiến về công tác thẩm định dự án đầu tư tại Sở kế hoạch & đầu tư Hà Tây”. Nội dung bài viết bao gồm ChươngI: Lý luận chung về dự án đầu tư và thẩm định dự án đầu tư. ChươngII: Thực trạng thẩm định dự án đầu tư tại Sở kế hoạch & đầu tư Hà Tây. ChươngIII: một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác thẩm định dự án đầu tư. Chương I: dự án đầu tư và thẩm định dự án đầu tư. I. dự án đầu tư: 1.Khái niệm dự án đầu tư. Hoạt động đầu tư là hoạt động bỏ vốn, xét về mặt bản chất chính là sự chuyển hoá vốn thành tài sản để phục vụ cho qúa trình sản xuất và kinh doanh. Mục đích của hoạt động đầu tư là nhằm thu lợi trong tương lai. Nhưng với đặc trưng của hoạt động đầu tư là mang tính chất lâu dài, có tính rủi ro cao. Bởi vậy để hoạt động đầu tư đạt hiệu quả đòi hỏi phải lập dự án đầu tư. Dự án đầu tư có thể xem xét dưới nhiều góc độ: Về mặtt hình thức: dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch để đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai. Xét trên góc độ quản lý: dự án đầu tư là công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật tư , lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế- xã hội trong một thời gian dài. Xét trên góc độ kế hoạch hoá:dự án đầu tư lầ một công cụ thể hiẹn kế hoạch chi tiết của một công cuộc đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, làm tiền đề cho các quyết định đầu tư và tài trợ.Dự án đầu tư là một hoạt động kinh tế riêng biệt nhỏ nhất trong công tác kế hoạch hoá nền kinh tế nói chung. Xét về mặt nội dung: dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau được kế hoạch hoá nhằm đạt được các mục tiêu đã định việc tạo các kết quả cụ thể trong một thời gian nhất định bằng việc tạo ra các kết quả cụ thể trong một thời gian nhất định, thông qua việc sử dụng các nguồn lực xác định. Nhưng tựu chung lại dự án đầu tư có thể nói ngắn gọn như sau: Theo giải thích trong Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ- CP ngày 8/7/ 1999 của Chính phủ, tại điều 5 quy định:" dự án đầu tư là một tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về mặt số lượng hoặc duy trì, cải tiến nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian xác định". 2. Phân loại: có nhiều cách phân loại dự án đầu tư tuỳ theo mục đích và phạm vi xem xét. ậ đây chỉ nêu các cách phân loại liên quan tới yêu cầu công tác thẩm định và quản lý dự án đầu tư trong hệ thồng vvăn bản pháp quy, các tài liệu quản lý hiện hành. 2.1. Theo thẩm quyền quyết định: - Đối với đầu tư trong nước dự án đầu tư được chia làm 3 loại : A, B, C( nội dung được nêu ra trong điều 6, NĐ 12/ 2000 NĐ- CP ). Theo quy định hiện hành , Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư các dự án nhóm A, Chủ tịch UBND các tỉnh , thành phố trực thuộc TW, thủ trưởng các bộ, ngành và một số đơn vụ quyết định đầu tư các dự án nhóm B, C. Đối với dự án nhóm A gồm nhiều dự án thành phần( hoặc tieer dự án ) có theer độc ;ập vận hành khai hác và thực hiện theo phâm kỳ đầu tư đưo;ực ghi trong văn bản phê duyệt bcnckt thì từng dự án thành phần hoặc tiểu dự án được tiến hành chuẩn bị đầu tư và thực hện dự án đầu tư như một dự án độc lập. Ngoài ra còn một số dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội thông qua và quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại Nghị quyết 05/1997/QH 10 ngaỳ 12/12/1997. - Đối với dự án đầu tư nước ngoài: gồm 3 loại A, B và loại được phân cấp cho các địa phương. Theo quy định hiện hành Thủ tướng chính phủ quyết định và giao Bộ kế hoạch & đầu tư cấp giấy phép các dự án nhóm A; Sở kế hoạch & đầu tư quyết định vầ cấp giấy phép các dự án đầu tư nhóm B, chủ tịch UBND các tỉnh, thành pphố trực thuộc TW cấp phép các dự án nhóm B được thủ tướng Chính phủ phân cấp, ban quản lý các khu công nghiệp cấp phép các dự án nhóm B do Bộ kế hoạch & đầu tư uỷ quyền. 2.2.Theo cách thực hiện đầu tư. -dự án đầu tư bằng nguồn vốn trong nước( cấp phát, tín dụng, các hình thức huy động khác, hỗn hợp. - dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) theo quy định của luật đầu tư nước ơngoài. - Các nguồn viện trợ của nước ngoài(ODA). 2.3.Theo lĩnh vực đầu tư: Dự án sản xuất kinh doanh, dịch vụ, phát triển cơ sở hạ tầng, văn hoá xã hội... 2.4. Theo yêu cầu đánh giá dự án : Liên quan đến tính chất và mức độ phức tạp của dự án : dự án chỉ cần lập báo cáo đầu tư đối với dự án đầu tư trong nước, dự án chỉ cần đăng ký đầu tư với dự án FDI vầ dự án phải thẩm định dự án đầu tư đối với cả 2 loại này. Theo phương thức đầu tư -Tự đầu tư -Hợp đồngHTKD -Liên doanh -100% vốn nước ngoài Dự án đầu tư Theo cách thực hiện đầu tư -Vốn đầu tư trong nước -Vốn FDI,ODA Theo lĩnh vực đầu tư -Độc lập theo từng ngành, lĩnh vực -Đa lĩnh vực -Các KCN, KCX Theo thẩm quyền quyết định , cấp phép đầu tư Đầu tư trực tiếp nước ngoài Đầu tư trong nước -Thủ tướng chính phủ(loại A) -Thủ tướng chính phủ (loại A) -Bộ KH&ĐT (loại B Không phân cấp) -Chủ tịch UBND tỉnh, Thành phố -UBND Tỉnh, Thành phố(loại B được phân cấp) trực thuộc TW, Bộ trưởng thủ -Ban QLKCN (loại B được uỷ quyền) trưởng,Ngành, đơn Vị (loạiB,C) Mỗi loại có yêu cầu riêng về nội dung hồ sơ trình duyệt và thẩm định riêng. II. thẩm định dự án đầu tư: 1. Mục đích, yêu cầu của công tác thẩm định dự án đầu tư. 1.1. Mục đích: Thẩm định dự án đầu tư là một công việc đầy ý nghĩa. Các bên liên quan trên quan điểm , cách nhìn nhận riêng và lợi ích thu được từ những dự án khác nhau sẽ có cách tiếp cận và mục đích thẩm định khác nhau, kết quả thẩm định theo đó sẽ có ý nghĩa khác nhau đối với mỗi bên. Đối với nhà đầu tư: việc thẩm định dự án đầu tư giúp chủ đầu tư lựa chọn được các dự án đầu tư tốt nhất, có tính khả thi cao, phù hợp với điều kiện, khả năng tài chính hiện có và đem lại cho chủ đầu tư thu nhập cao nhất có thể có được. Đôi với ngân hàng: với tư cách là bên thẩm định dự án đầu tư để cho vay, ngân hàng qquan tâm đến mức độ an toàn vốn. Ngân hàng sẽ chỉ ra quyết định đầu tư khi biết chắc dự án hoạt động hiệu quả, có đầy đủ khả năng trả nợ đúng hạn với mức lãi suất hiện hành của ngân hàng. Vì vậy công tác thẩm định dự án đầu tư là việc không thể thiếu. Mặt khác, bên cạnh việc xác định tính khả thi của dự án , hiệu quả kinh tế, khả năng trả nợ va những rủi ro có thể xảy ra của dự án , công tác thẩm định dự án đầu tư còn là cơ sở để ngân hàng xác định số tiền cho vay, thời gian cho vay và thời điểm bỏ vốn cho dự án. Nói chung, công tác thẩm định dự án đầu tư giúp cho ngân hàng ra quyết định có đầu tư hay không? Nếu đầu tư thì đầu tư như thế nào, với mức bao nhiêu là tốt nhất? Điều này đảm bảo ccho ngân hàng được an toàn trong sử dụng vốn, giảm thiểu nợ quá hạn và khó đòi. Đối với cơ quan quản lý nhà nước: việc thẩm định dự án đầu tư sẽ giúp các cơ quan này thấy được tính cần thiết v phù hợp của dự án đầu tư với chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển của quốc gia, ngành, địa phương. Việc thẩm định dự án đầu tư giúp cho các cơ quan này xác định hiệu quả sử dụng các nguồn lực xã hội cho dự án, cân đối giữa chi phí và lợi ích đem lại của dự án để quyết định và cấp phép đầu tư. Tuy mục đích thẩm định dự án đầu tư đối với các chủ thể khác nhau là khác nhau nhưng tựu trung lại viêc thẩm định dự án đầu tư là việc xem xét dự án đầu tư có khả thi hay không để đưa dự án đó vào hoạt động. 1.2.Yêu cầu: Yêu cầu thẩm định dự án đầu tư xuất phát từ bảnchất, tính phức tạp và đặc trưng cơ bản của hoạt động đầu tư. Nói một cách khái quát hoạt động đầu tư là hoạt động bỏ vốn nhằm thu lợi trong tương lai. Không phân biệt hình thức thực hiện, nguồn gốc thực hiện, nguồn gốc của vốn... mọi hoạt động có những đặc trưng nêu trên đều được coi là hoạt động đầu tư. Khái niệm này được coi là chủ đạo, xuyên suốt trong quá trình lập và thẩm định dự án . Hoạt động đầu tư có những đặc trưng cơ bản sau: -Là hoạt động bỏ vốn, nên quyết định đầu tư thường là và trước hết là quyết định tài chính. Vốn được hiểu như là các nguồn sinh lợi. Dưới các hình thức khác nhau nhưng vốn có thể xác định dưới hình thức tiền tệ, vì vậy các quyết định đầu tư thường được xem xét từ phương diện tài chính( tốn bao nhiêu vốn, có khả năng thựchiện không, có khả năng thu hồi được không, mức sinh lợi là bao nhiêu.. .).Trên thực tế hoạt động đầu tư, các quyết định chi tiêu( đầu tư) thường được cân nhắc bởi sự hạn chế của ngân sách( nhà nước, địa phương, cá nhân) và luôn được xem xét từ những khía cạnh tài chính nói trên. -Là hoạt động có tính chất lâu dài. Khác với các hoạt động thương mại, các hoạt đông chi tiêu tài chính khác, đầu tư luôn luôn là hoạt động có tính chất lâu dài. Đây là một đặc trưng có ảnh hưởng rất cơ bản đến hoạt động đầu tư. Do tính chất lâu dài nên mọi sự trù liệu đều là dự tính, chịu một xác suất biến đổi nhất đinh do nhiều nhân tố. Chính điều này là một trong những vấn đề hệ trọng phải tính đến mọi nội dung phân tích, đánh giá của quá trình thẩm định dự án . - Là hoạt động luôn cần sự cân nhắc giữa lợi ích trước mắt và lợi ích trong tương. Đầu tư về một phương diện nào đó là một sự hy sinh lợi ích hiện tại để đánh đổi lợi ích trong tương lai ( vốn đầu tư không phải là các nguồn lực để dành ), vì vậy luôn có sự cân nhắc giữa lợi ích hiện tại và lợi ích tương lai. - Là hoạt động mang nặng rủi ro. Bản chất của sự đánh đổi lợi ích và lại được thực hiện trong một thời gian không cho phép nhà đầu tư lượng hết những thay đỗi có thể xảy ra trong quá trình đầu tư so với dự tính. Vì vậy, chấp nhận rủi ro như là bản năng của nhà đầu tư cũng có những cách thức, biện pháp để ngăn ngừa hay hạn chế khả năng rủi ro là ít nhất. Với đặc trưng nêu trên, thẩm định dự án đầu tư nhằm làm sáng tỏ và phân tích về một loạt các vấn đề có liên quan tới tính khả thi trong quá trình thực hiện dự án : thị trường, công nghệ, kỹ thuật, khả năng tài chính của dự án để đứng vững trong suốt đời hoạt động, về quản lý thực hiện dự án, phần đóng góp của dự án vào sự tăng trưởng của nền kinh tế.. . với những thông tin về bối cảnh và các giả thiết sử dụng trong dự án này. Đồng thời đánh giá để xác định xem dự án có giúp quốc gia đạt được các mục tiêu xã hội hay không, nếu có thì bằng cách nào, và liệu các dự án có đạt được hiệu quả kinh tế hay không khi đạt các mục tiêu xã hội này. Giai đoạn thẩm định dự án bao hàm một loạt khâu thẩm định và quyết định, đưa tới kết quả là chấp thuận hay bác bỏ dự án.Như vậy về mặt chuyên môn yêu cầu chungg của công tác thẩm định dựán là: đảm bảo tránh thực hiện đầu tư các dự án không có hiệu quả, mặt khác cũng không bỏ qua các cơ hội đầu tư có lợi. Mặt khác, thẩm định dự án còn là một công việc được thực hiện theo quy định về quản lý đầu tư, vì vầy cần được tiến hành theo các yêu cầu về quản lý. Về mặt này, công tác thẩm định dự án phải được tiến hành phù hợp với các quy định hiện hành về quản lý đầu tư và đảm bảo thời hạn quy định. 2. Nhiệm vụ của thẩm định dự án đầu tư: Thực chất của việc thẩm định dự án đầu tư là phân tích đánh giá tính khả thi của dự án trên tất cả các phương diện kinh tế, kỹ thuật , xã hội, trên cơ sở các quy định của luật pháp, tiêu chuẩn, định mức, quy định của cơ quan quản lý nhà nước, tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế. Những yêu cầu nói trên đặt cho người phân tích, đánh giá dự án chẳng những qquan tâm, xem xét, kiểm tra về mặt nội dung hồ sơ dự án, mà còn tìm các phương pháp, cách thức đo lường, đánh giá để có được những kết luận giúp cho việc lựa chọn và ra quyết định đầu tư một cách có căn cứ. Để đáp ứng yêu cầu nói trên , người làm công tác thẩm định phải: - Có nghiệpvụ thẩm định dự án ( có kiến thức và phương pháp ). - Nắm vững luật pháp và các quy định cụ thể về quản lý đầu tư và xây dựng. - Có đủ các thông tin cần thiết để phân tích, đánh giá theo các nội dung liên quan. Ngoài những yêu cầu nói trên, người làm công tác thẩm định còn cần có hiểu biết và kỹ năng nhất định về việc sử dụng các phương tiện tính toán và xử lý thông tin. Để thực hiện được những nhiệm vụ nói trên, đồng thời tránh được một số thiên kiến trongg công tác thẩm định dự án , cán bộ thẩm định cần phải có nghiệpvvụ pphân tích, đấnh giá dự án như đã nói trên để có khả năng đưa ra kết luận chính xác tính khả thi của dự án dựa treen các tiêu chuẩm đã được xác định. Đồng tthời, để công việc thẩm định dự án giúp cho việc lập kế hoạch đầu tư va lựa chọn dự án, nhà nước cần có hệ thống thẩm định dự án được tổ chức một cách chặt chẽ và hợplý. 3. Các bước thẩm định trong quá trình ra quyết định đầu tư: Trong quá trình hình thành và phê duyệt dự án thường có 2 bước thẩm định: 3.1.Thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi: Là bước thẩm định để phê duyệt nghiên cứu tiền khả thi và quyết định triển khai nghiên cứu khả thi. Tuỳ theo từng dự án cụ thể mà có thể tổ chức công tác thẩm định thích hợp. Đối với các dự án lớn, phức tạp (các dự án có vốn đầu tư lớn, có liên quan đến nhiều ngành, có vị trí quan trọng trong nền kinh tế, bảo vệ an ninh, quốc phòng.. .) cần phải tiến hành thẩm định toàn diện, kỹ lưỡng trước khi quyết định triển khai tiếp bước nghiên cứu khả thi . Đối với các dự án thông thường, bước này thường được xem xét trên một số mặt cơ bản về chủ trrương và các thông số chính của dự án. Nếu theo các vấn đề này cho thấy các dấu hiệu khả quan thì có thể thông qua để triển khai bước tiếp theo. Thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi là nỗ lực đầu tiên nhằm đánh giá triển vọng chung của dự án. Để thực hiện giai đoạn thẩm định này, điều qquan trọng là phải nhận thức được rằng mục đích của việc nghiên cứu tiền khả thi này là để có được những ước tính phản ánh giá trị ccủa các biến số mà chúng sẽ cho thấy trước dự án có đủ hấp dẫn hay đủ tin cậy không, trên cơ sở đó, hoặc là đình chỉ công việc hoặc tiến hành nghiên cứu chi tiết hơn. Trongg quả trìnhthẩm định, đặc biệt trrong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi, các tính toán được tthực hiện trên cơ sở trị số trung bình của các biến số mà chúng chỉ được biết với mức độ không chắc chắn lắm. Vì vậy, trong phân tích tiền khả tthi, để tránh việc chấp thuận những dự án dựa trên những ước tính quá lạc quan về chi phí và lợi ích, chúng ta nên sử dụng những ước tính thiên về lệch hướng làm giảm bớt lợi ích của dự án trong khi làm tăng cao mức ước tính về chi phí.Nếu dự án vẫn hấp dẫn sau khi đã tiến hành thẩmđịnh như vậy, thì có rất nhiều khả năng dự án sẽ đứng vững khi được nghiên cứu và thẩm định chính xác hơn. Trong khi tiến hành nghiên cứu khả thi, có thể phải sử dụng việc nghiên cứu chuyên đề nếu thấy cần thiết.Nghiên cứu chuyênđề bao gồm việc phân tích các tài liệu nghiên cứu đã có trước đây về các vấn đề đang nghiên cứu thu thập thêm các thông tin có liên quan tới công việc thẩm định dự án đầu tư. Phân lớn các vấn đề kỹ thuật và thị trường đều xảy ra với các chủ đầu tư khác và đã được giải quyết do đó, chúng ta có thể thu thập được nhiều loại thông tin một cách nhanh chóng và ít tốn kém nếu như những nguồn thông tin hiện có được sử dụng một cách hiệu quả nhất. 3.2. Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi : Là công việc bắt buộc đối với mọi dự án để phê duyệt và ra quyết định đầu tư. Nội dung và yêu cầu thẩm định đã nêu ở phần trên. Sau khi đã hoàn tất xong các khâu phân tích trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi, chúng ta cần nghiên cứu dự án để xem xét liệu nó có triển vọng đáp ứng được các tiêu chuẩn về tài chính, kinh tế và xã hội cho các khoản đầu tư hay không?Giai đoạn nghiên cứu khả thi của dự án là nhằm tăng cường mức độ chính xác của việc tính toán các yêú tố chủ yếu. Nếu như dự án cho thấy nó có triển vọng thành công, chúng ta cũng cần phân tích độ nhạy của dự án đối với các biến số chủ yếu có vai trò quyết định kết quả dự án để xác định mức độ chắc chắn của dự án. Chính vào cuối giai đoạn này là lúc mà quyết định quan trọng nhất phải được xác định, đó là nên chấp nhận dự án hay không? Thẩm định cần phải chỉ ra rằng đó là một dự án tồi hay tồi, khả năng thành công của nó như thế nào để người có thẩm quyền lựa chọn và quyết định. Trên cơ sở kết quả thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi , người có thẩm quyền sẽ phê duyệt và ra quyết định đầu tư. 4. Nội dung thẩm định dự án đầu tư: Bất cứ một dự án nào , yêu cầu thẩm định theo các bước sau: 4.1. Thẩm định các yếu tố về pháp lý. - Đầu tiên phải xem xét tính hợp pháp của dự án nói chung theo quy định pháp luật. - Sự phù hợp của các nội dung dự án với các quy chính hiện hành đã được thể hiện trong các văn bản pháp luật, chế độ, chính sách áp dụng đối với dự án . - Sự phù hợp về quy hoạch ( ngành và lãnh thổ ) - Quy định về khai thác và bảo vệ tài nguyên. 4.2.Thẩm định về nhu cầu thị trường và xác định quy mô hợp lý của dự án xem xét, phân tích, đánh giá nhu cầu và thị trường trên một số mặt sau: - Xem xét tính đầy đủ về nội dụng đánh giá nhu cầu và thị trường ( xác định quy mô, phạm vi, mức độ tăng trưởng ). - Đánh giá cơ sở dữ liệu và phương pháp phân tích và dự báo để xác định nhu cầu và thị trường đối với dự án. - Phân tích tích hợp lý về giá cả và mức biến động của giá cả của đầu ra, đầu ra của dự án. Phân tích, xác định quy mô hợp lý của dự án trong đó có xem xét tới sự hợp lý về phân kỳ( giai đoạn ) đầu tư. Cơ sở, phương pháp so sánh lựa chọn các giải pháp hoặc phương án về quy mô đầu tư. 4.3. Thẩm định các yếu tố về kinh tế- xã hội của dự án : Đối với hoạt động đầu tư đều được xem xét từ hai góc độ: nhà đầu tư và nền kinh tế. Trên góc độ nhà đầu tư, mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Tuy nhiên không phải mọi dự án có khả năng sinh lợi cao đều tạo ra những ảnh hưởng tốt đối với nền kinh tế, xã hội. Bởi vậy khi thẩm định dự án về khía cạnh kinh tế- xã hội, các chuyên viên nên xem xét: - Thực hiện dự án đầu tư có những tác động gì đối với việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, có nghĩa là phải xem xét khía cạnh kinh tế- xã hội của dự án. Xem xét việc thực hiện dự án sẽ đóng góp gì cho việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân. - Thực hiện dự án đầu tư có phù hợp với chủ trương, chính sách của Nhà Nước. - Thực hiện dự án này ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên, của cải vật chất., sức lao động mà xã hội dành cho đầu tư thay vì việc sử dụng vào các công việc khác. - Xem xét nếu dự án được đầu tư sẽ giải quyết được bao nhiêu lao động trên địa bàn, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. 4.4.Thẩm định các yếu tố tác động đến môi trường: - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường: chất thải, tiếng ồn, cảnh quan, các ảnh hưởng về mặt xã hội. - Đánh giá các biện pháp bảo vệ môi trường: giải pháp, công nghệ, thiết bị, chi phí. 4.5.Thẩm định về sự cần thiết phải đầu tư của dự án: Mỗi dự án đầu tư là một mắt xích quan trọng trong chương trình phát triển trung, dài hạn của ngành hay vùng , lãnh thổ. Mặt khác, việc một dự án đầu tư sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường, cụ thể là tác động đến cung cầu hàng hoá ( từ đó ảnh hưởng đến thị trrường) cụ thể là tác động hoạt động xuất nhập khẩu. .. Vì vậy việc thẩm định cần thiết của dự án là rất quan trọng. - Trước hết cán bộ thẩm định dựa vào các đường lối, chính sách ưu tiên phát triển của Đảng, Nhà nước, các ngành, các cấp, các địa phương đã đề ra để xem xét dự án có vị trí ưu tiên như thế nào trong quy hoạch phát triển nói chung. Đương nhiên, các dự án nằm trong phạm vi khuyến khích phát triển sẽ được ưu tiên hơn. - Sau đó, cán bộ thẩm định xem xét: nếu được đầu tư, dự án có đóng góp và sẽ đóng góp gì cho các mục tiêu của xã hội, ví dụ: dự án có làm gia tăng thu nhập cho nền kinh tế quốc dân, cho doanh nghiệp hay không? Các nguồn tài nguyên và cơ sở vật chất sẵn có được sử dụng hợp lý hay không? Dự án sẽ tạo thêm bao nhiêu công ăn việc làm để hạn chế thất nghiệp?... Biện pháp đánh giá cụ thể mà cán bộ thẩm định thường sử dụng trong bước tthẩm định này là tìm và nắm được động lực thúc đẩy sự hình thành dự án đầu tư. Cuối cùng cán bộ tín dụng sẽ đưa ra kết luận: dự án có và thực sự cần thiết được đầu tư hay chưa? 4.6.Thẩm định về phương diện kỹ thuật. Thẩm định dự án về phương diện kỹ thuật là việc kiểm tra, phân tích các yếu tố kỹ thuật và công nghệ chủ yếu của dự án để đảm bảo tính khả thi cả về mặt thi công xây dựng dự án lẫn việc vận hành dự án theo đúng các mục tiêu dự kiến. Các vấn đề kỹ thuật chính cần kiểm tra bao gồm: * Quy mô dự án: Quy mô của dự án được xác định qua việc trả lời hai câu hỏi: - Có phù hợp với khả năng tiêu thụ sản phẩm hay không? - Có phù hợp với khả năng đáp ứng vốn, nguyên vật liệu, khả năng quản lý của doanh nghiệp hay không? * Công nghệ và trang thiết bị: Dây truyền công nghệ và trang thiết bị là những vấn đề sống còn của dự án vì chúng quyết định cả năng suất và chất lượng của sản phẩm. Dây chuyền công nghệ lệch lạc, thiết bị quá cũ kỹ sẽ cho ra những sản phẩm kém chất lượng với năng suất thấp. Đồng thời quá trình sản xuất hay bị gián đoạn không đảm bảo khả năng cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy cần tiến hành các công việc sau: - Những phương án để lựa chọn công nghệ, thiết bị. Ưu nhược điểm của từng loại phương án. - Lý do lựa chọn thiết bị hiện đại. -Nếu là công nghệ mới và phức tạp thì có được đảm bảo bằng các hợp đồng chuyển giao công nghệ hay khôngg? Hợp đồng chuyển giao công nghệ gồm hai phần: Phần cứng và phần mềm. - Thẩm định số lượng, công suất, quy cách, chủng loại, danh mục thiết bị, tính đồng bộ của dây chuyền sản xuất,năng lực hiện có của doanh nghiệp so sánh với quy mô của dự án. -Đối với thiết bị nhập ngoại cần qua đấu thầu cạnh tranh quốc tế hoặc chọn thầu nhằm đảm bảo chất lượng và giá cả. Kiểm tra các hợp đồng cung ứng, các bên chào hàng, các điều kiện giao hàng, thời gian giao hàng, phương thức thanh toán. * Thẩm định việc cung cấp nguyên liệu và các yếu tố đầu vào khác: Nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào khác có một vai trò rất quan trọng trong quá trình vận hành dự án. Dù vị trí xây dựng dự án là thuận lợi, các trang thiết bị có phù hợp và hiện đại đến đâu mà các yếu tố đầu vào bị đình trệ thì quá trình sản xuất nhất định sẽ bị gián đoạn, ảnh hưởng đến hoạch định của đầu ra. Cho nên , thẩm định việc cung cấp nguyên vật liệu, năng lượng, lao động và các yếu tố đầu vào khác là cần thiết. Nó bao gồm: - Kiểm tra việc tính toán tổng nhu cầu về nguyên vật liệu chủ yếu, năng lượng điện, nước... Trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật so sánh với mức tiêu hao thực tế. - Đối với nguyên vật liệu thời vụ hoặc nhập khẩu cần tính toán mức dự trữ hợp lý để đảm bảo cung cấp thường xuyên, tránh lãng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc8931.doc
Tài liệu liên quan