Trong sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, vấn đề đặt ra làm sao để quản lý nền kinh tế một cách hiệu quả và triệt để nhất. Các nhà kinh tế luôn tìm mọi cách để tối đa hoá lợi nhuận trong khuôn khổ của pháp luật, còn các cơ quan quản lý nhà nước luôn nghiên cứu, xây dựng các bộ luật để quản lý đất nước nói chung và nền kinh tế nói riêng nhằm phát triển đất nước tạo ra công bằng trong xã hội. Thuế luôn là một công cụ thể hiện quyền lực của Nhà nước và là nguồn thu chủ yếu, tin cậy để phục vụ nhu cầu chi tiêu công cộng xã hội cũng như quản lý vĩ mô nên kinh tế. Với tốc độ gia tăng và đa dạng hoá nhanh chóng về phát triển kinh doanh cùng với xu thế nhất thể hoá các khu vực và toàn cầu hoá nhằm khai thác tối đa lợi thế so sánh của mỗi quốc gia nói riêng và khu vực nói chung đã đặt các nhà hoạch định chính sách kinh tế, tài chính trước những thách thức lớn lao đòi hỏi phải cải cách toàn diện.
Hiện nay, thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đang phát triển với tốc độ cao, đi đầu trong mọi ngành nghề. Khu vực này đã tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân và ngày càng khẳng định vị trí tiên phong. Với tốc độ phát triển nhanh chóng của trình độ sản xuất kinh doanh, hệ thống chính sách thuế và cách thức tổ chức hoạch toán thuế có nhiều điểm tỏ ra không phù hợp, yêu cầu phải thường xuyên đổi mới để phù hợp với thực tế khách quan. Điển hình như thuế Giá trị gia tăng là nguồn thu chủ lực trong tổng nguồn thu thuế nhưng cũng lại là lĩnh vực bộc lộ nhiều vướng mắc, bất cập nhất.
Trước tình hình đó, các kế toán viên trong các doanh nghiệp không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ nghiệp vụ của mình để ngày càng hoàn thiện hơn nữa chế độ kế toán thuế GTGT, làm sao cho đúng với chuẩn mực kế toán. Vừa làm tăng hiệu quả cho doanh nghiệp vừa thực hiện đúng với nghĩa vụ thuế với nhà nước. Chính vì vậy mà em muốn nghiên cứu để hiểu rõ hơn về thuế giá trị gia tăng trước hết phục vụ cho việc hoc tâp tại trường và phục vụ cho công việc sau này, góp phần công sức nhỏ bé của mình vào công cuộc xây dựng đất nước. Do hạn chế về thời gian, về tài liệu và năng lực bản thân nên nội dung em nghiên cứu chủ yếu về cách hạch toán và một số bất cập hiện nay về kế toán thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam. Vì vậy đề tài nghiên cứu của em là thảo luận về thuế giá trị gia tăng trong doanh nghiệp.
41 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1095 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Một số ý kiến về chế độ kế toán Thuế Giá trị gia tăng trong các Doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Danh mục từ viết tắt ...................................................................................................3
Lời mở đầu ...................................................................................................................4
PHẦN 1: BẢN CHẤT THUẾ GTGT VÀ MỤC TIÊU, YÊU CẦU KẾ TOÁN THUẾ GTGT................................................................................................................5
Bản chất thuế GTGT ........................................................................................5
Sự hình thành ...............................................................................................5
1.1.2. Khái Niệm Thuế GTGT.....................................................................................5
Tính chất ............................................................................................................6
Nguyên tắc tính thuế, khai thuế GTGT..........................................................8
1.1.4. 1. Nguyên tắc tính thuế, khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ ......8
1.1.4.2. Nguyên tắc tính thuế, khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp ........9
Phương pháp xác định thuế GTGT..................................................................9
Giá tính thuế GTGT và thuế suất thuế GTGT...........................................9
Phương pháp tính thuế GTGT...................................................................12
1.2. Mục tiêu, yêu cầu kế toán thuế GTGT..............................................................21
1.2.1. Mục tiêu .............................................................................................................21
1.2.2. Yêu cầu...............................................................................................................21
PHẦN 2: KẾ TOÁN THUẾ GTGT THEO CHẾ ĐỘ HIỆN HÀNH VÀ MỘT SỐ BẤT CẬP VỀ CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN THUẾ GTGT Ở VIỆT NAM .......................22
2.1. Khái quát về các văn bản pháp quy...................................................................22
2.2. Chứng từ kế toán ................................................................................................27
2.3. Tài khoản và phương pháp kế toán ..................................................................29
2.3.1. Tài Khoản .........................................................................................................29
2.3.1.1. Tài khoản 133 – thuế GTGT được khấu trừ ..............................................29
2.3.1.2. Tài khoản 3331 “Thuế GTGT phải nộp” ....................................................31
2.3.2. Phương pháp kế toán .......................................................................................32
2.3.2.1. Nguyên tắc chung ..........................................................................................32
2.3.2.2. Phương pháp hạch toán ................................................................................35
2.4. Sổ kế toán .............................................................................................................37
2.5. Một số bất cập về chế độ kế toán thuế GTGT ở Việt Nam ..............................38
2.5.1. Về nghiệp vụ hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT)...........................................38
2.5.2. Đối với Thuế GTGT được miễn giảm ............................................................40
KẾT LUẬN .................................................................................................................42
Danh mục từ viết tắt
BTC : Bộ tài chính
DV : Dịch vụ
DN : Doanh nghiệp
GTGT : Giá trị gia tăng
HH : Hàng hóa
HĐ : Hợp đồng
KD : Kinh doanh
MST : Mã số thuế
NK : Nhập khẩu
QĐ : Quyết định
TSCĐ : Tài sản cố định
TK : Tài khoản
TT : Thanh toán
TTĐB : Tiêu thụ đặc biệt
XDCB : Xây dựng cơ bản
XL : Xây lắp
Đề tài:
Một số ý kiến về chế độ kế toán Thuế Giá trị gia tăng trong các Doanh nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Trong sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, vấn đề đặt ra làm sao để quản lý nền kinh tế một cách hiệu quả và triệt để nhất. Các nhà kinh tế luôn tìm mọi cách để tối đa hoá lợi nhuận trong khuôn khổ của pháp luật, còn các cơ quan quản lý nhà nước luôn nghiên cứu, xây dựng các bộ luật để quản lý đất nước nói chung và nền kinh tế nói riêng nhằm phát triển đất nước tạo ra công bằng trong xã hội. Thuế luôn là một công cụ thể hiện quyền lực của Nhà nước và là nguồn thu chủ yếu, tin cậy để phục vụ nhu cầu chi tiêu công cộng xã hội cũng như quản lý vĩ mô nên kinh tế. Với tốc độ gia tăng và đa dạng hoá nhanh chóng về phát triển kinh doanh cùng với xu thế nhất thể hoá các khu vực và toàn cầu hoá nhằm khai thác tối đa lợi thế so sánh của mỗi quốc gia nói riêng và khu vực nói chung đã đặt các nhà hoạch định chính sách kinh tế, tài chính trước những thách thức lớn lao đòi hỏi phải cải cách toàn diện.
Hiện nay, thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đang phát triển với tốc độ cao, đi đầu trong mọi ngành nghề. Khu vực này đã tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân và ngày càng khẳng định vị trí tiên phong. Với tốc độ phát triển nhanh chóng của trình độ sản xuất kinh doanh, hệ thống chính sách thuế và cách thức tổ chức hoạch toán thuế có nhiều điểm tỏ ra không phù hợp, yêu cầu phải thường xuyên đổi mới để phù hợp với thực tế khách quan. Điển hình như thuế Giá trị gia tăng là nguồn thu chủ lực trong tổng nguồn thu thuế nhưng cũng lại là lĩnh vực bộc lộ nhiều vướng mắc, bất cập nhất.
Trước tình hình đó, các kế toán viên trong các doanh nghiệp không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ nghiệp vụ của mình để ngày càng hoàn thiện hơn nữa chế độ kế toán thuế GTGT, làm sao cho đúng với chuẩn mực kế toán. Vừa làm tăng hiệu quả cho doanh nghiệp vừa thực hiện đúng với nghĩa vụ thuế với nhà nước. Chính vì vậy mà em muốn nghiên cứu để hiểu rõ hơn về thuế giá trị gia tăng trước hết phục vụ cho việc hoc tâp tại trường và phục vụ cho công việc sau này, góp phần công sức nhỏ bé của mình vào công cuộc xây dựng đất nước. Do hạn chế về thời gian, về tài liệu và năng lực bản thân nên nội dung em nghiên cứu chủ yếu về cách hạch toán và một số bất cập hiện nay về kế toán thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam. Vì vậy đề tài nghiên cứu của em là thảo luận về thuế giá trị gia tăng trong doanh nghiệp.
PHẦN 1: BẢN CHẤT THUẾ GTGT VÀ MỤC TIÊU, YÊU CẦU KẾ TOÁN THUẾ GTGT
Bản chất thuế GTGT
Sự hình thành
Thuế GTGT có nguồn gốc từ thuế doanh thu và Pháp là nước đầu tiên trên thế giới ban hành Luật thuế Giá trị gia tăng - vào năm 1954. Thuế Giá trị gia tăng theo tiếng Pháp gọi là: Taxe Sur La Valuer Ạou tée (viết tắt là TVA), tiếng Anh gọi là Value Added Tax (Viết tắt là VAT), dịch ra tiếng Việt là Thuế Giá trị gia tăng. Khai sinh từ nước Pháp, Thuế Giá trị gia tăng đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên Thế giới. Ngày nay, các quốc gia thuộc khối Liên Minh Châu âu, Châu Phi, Châu Mỹ La Tinh và một số quốc gia Châu Á trong đó có Việt Nam đã chính thức áp dụng thuế Gía trị gia tăng. Các quốc gia khác cũng đang trong thời kỳ nghiên cứư loại thuế này. Tính đến nay đã có khoản 130 quốc gia áp dụng thuế giá trị gia tăng.
Ở nước ta, tại kỳ họp lần thứ 11 Quốc hội khoá 9, Quốc hội nước ta có thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng ngày 10/05/1997 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/1999. Tiếp theo đó, để phù hợp hơn với tình hình thực tế, Quốc hội cũng đã thông qua Luật sửa đổi vào ngày 17/06/2003 và gần đây nhất tại kỳ họp thứ 3 Quốc Hội khoá XII ngày 03/06/2008 đã thông qua Luật thuế GTGT mới thay thế Luật thuế giá trị gia tăng năm 1997; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng số 07/2003/QH11 và chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009.
1.1.2. Khái Niệm Thuế GTGT
Theo quy định của luật thuế giá trị gia tăng thì thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
Đây là một loại thuế doanh thu đánh vào mỗi giai đoạn sản xuất, lưu thông sản phẩm hàng hoá, từ khi còn là nguyên liệu thô sơ cho đến sản phẩm hoàn thành, và cuối cùng là giai đoạn tiêu dùng. Chính vì vậy mà chúng ta còn gọi là thuế doanh thu có khấu trừ số thuế đã nộp ở giai đoạn trước. Thuế giá trị gia tăng được cộng vào giá bán hàng hoá, dịch vụ, và do người tiêu dùng chịu khi mua hàng hoá, sử dụng dịch vụ.
Tính chất
Cơ sở của thuế giá trị gia tăng chính là phần giá trị tăng thêm của sản phẩm do cơ sở sản xuất, kinh doanh mới sáng tạo ra chưa bị đánh thuế. Nói cách khác, cơ sở của thuế giá trị gia tăng là khoản chênh lệch giữa giá mua và giá bán hàng hoá, dịch vụ, cung ứng dịch vụ. Do đó cơ chế hoạt động của thuế giá trị gia tăng được quy định như sau:
Một trong những nguyên tắc cơ bản của thuế giá trị gia tăng là sản phẩm, hàng hoá dù qua nhiều khâu hay ít khâu từ sản xuất đến tiêu dùng đều chịu thuế như nhau.
Thuế giá trị gia tăng có điểm cơ bản khác với thuế doanh thu là chỉ có người bán hàng (hoặc dịch vụ) lần đầu phải nộp thuế giá trị gia tăng trên toàn bộ doanh thu bán hàng (hoặc cung ứng dịch vụ). Còn người bán hàng ở các khâu tiếp theo đối với hàng hoá đó chỉ phải nộp thuế trên phần giá trị tăng thêm.Nói cách khác, thuế giá trị gia tăng là loại thuế duy nhất thu theo phân đoạn chia nhỏ, trong quá trình sản xuất, lưu thông hàng hoá từ khâu đầu tiên đến người tiêu dùng, khi khép kín một chu kỳ kinh tế. Đến cuối chu kỳ sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ, tổng số thuế thu được ở các công đoạn sẽ khớp với số thuế tính trên giá trị hàng bán hoặc giá dịch vụ cho người tiêu dùng cuối cùng.
Thuế giá trị gia tăng không chịu ảnh hưởng bởi kết quả sản xuất, kinh doanh của đối tượng nộp thuế, không phải là yếu tố của chi phí mà chỉ đơn thuần là một khoản được cộng thêm vào giá bán của đối tượng cung cấp hàng hoá, dịch vụ.
Thuế giá trị gia tăng do người tiêu dùng chịu nhưng không phải do người tiêu dùng trực tiếp nộp mà là do người bán sản phẩm nộp thay vào ngân sách nhà nước, do trong giá bán hàng hoá có cả thuế giá trị gia tăng. Vì qua từng công đoạn, thuế giá trị gia tăng đã được người bán đưa vào giá hàng hoá, dịch vụ cho nên thuế này được chuyển toàn bộ cho người mua hàng hoá hoặc người sử dụng dịch vụ cuối cùng chiụ.
Để áp dụng thuế giá trị gia tăng cho đúng đắn, công bằng, có hiệu quả, đáp ứng được chủ trương “góp phần thúc đẩy sản xuất, khuyến khích phát triển nền kinh tế quốc dân, động viên một phần thu nhập của người tiêu dùng vào ngân sách nhà nước”, cần phải giải quyết trước hết một số vấn đề sau:
Các hoạt động sản xuất kinh doanh, mua bán hàng hoá,cung cấp dịch vụ lớn và vừa phải thực hiện đầy đủ chế độ hoá đơn, chứng từ hợp lệ tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, xác định doanh thu tính thuế và khấu trừ thuế đối với từng cơ sở kinh doanh.
Công tác kế toán doanh nghiệp, nhất là kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải được hướng dẫn thực hiện thật tốt, đảm bảo được giá thành sản phẩm phản ánh trung thực các chi phí thực tế phát sinh đã cấu tạo ra sản phẩm lưu thông trên thị trường đến tay người tiêu dùng. Hệ thống bán lẻ (các cửa hàng, cửa hiệu, các siêu thị) cũng được hướng dẫn chế độ sổ sách kế toán hợp lệ thực hiện nghiêm chỉnh và được kiểm tra chặt chẽ. Chỉ số giá cả lên xuống từng thời kỳ phải được quy định rõ để tiến hành điều chỉnh giá bán lẻ, đảm bảo giá trị tăng thêm hợp lý.
Trình độ cán bộ quản lý thu thuế phải được nâng cao về chế độ hoá đơn, chứng từ, sổ kế toán, thông thạo về chế độ quản lý, tính thuế, khấu trừ thuế, hoàn thuế giá trị gia tăng. Hơn nữa, khi áp dụng thuế giá trị gia tăng thì vai trò của người thu thuế đồng thời cũng là người trả thuế và vai trò của người nộp thuế cũng là người thu thuế (được cơ quan thuế khấu trừ và hoàn lại). Người thu thuế phải có khả năng tính được mức thuế phải thu, mức thuế khấu trừ cho đúng, đủ, kịp thời. Về khả năng thì có thể đào tạo được, nhưng vấn đề quan trọng nhất là người thu thuế nếu kém phẩm chất sẽ có điều kiện để tiêu cực, đó là việc tính mức khấu trừ, mức thoái thu cao hơn mức chính xác, làm thiệt hại cho ngân sách nhà nước hoặc khấu trừ không đủ, hoàn thuế chậm trễ làm thiệt hại cho các chủ thể đã chịu thuế trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Đối với người nộp thuế, tất nhiên ngoài khả năng tính toán đầy đủ số thuế mình còn phải nộp sau khi được khấu trừ, còn phải có đầy đủ phẩm chất của một nhà kinh doanh lương thiện xem việc nộp thuế đầy đủ, kịp thời là một nghĩa vụ hợp lý và công bằng.
Mở rộng diện thanh toán mua bán hàng hoá thông qua các tài khoản ngân hàng, tạo điều kiện cho việc xác định doanh thu bán hàng, làm căn cứ cho việc tính thuế được chính xác.
Ý thức tự nguyện, tự giác chấp hành các luật thuế của các doanh nghiệp từng bước được nâng lên, gắn liền với việc xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về thuế.
Hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện và đưa dần việc thực hiện pháp luật vào nề nếp, kỷ cương, cả trong nhận thức tư tưởng và trong hành động thực tế.
Nguyên tắc tính thuế, khai thuế GTGT
1.1.4.1. Nguyên tắc tính thuế, khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
NNT phải tính số tiền thuế phải nộp Ngân sách Nhà nước, trừ trường hợp cơ quan thuế ấn định thuế hoặc tính thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
NNT phải khai chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế với cơ quan thuế theo mẫu do Bộ Tài chính quy định và nộp đủ các chứng từ, tài liệu quy định trong hồ sơ khai thuế.
Nếu trong kỳ tính thuế không phát sinh nghĩa vụ thuế hoặc NNT đang thuộc diện được hưởng ưu đãi, miễn giảm thuế thì NNT vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế theo đúng thời hạn quy định, trừ trường hợp đã chấm dứt hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế.
Khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ là loại khai thuế theo tháng và khai thuế GTGT tạm tính theo từng lần phát sinh đối với hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh;
Đối với tờ khai thuế GTGT tháng, kỳ tính thuế đầu tiên được tính từ ngày bắt đầu hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế đến ngày cuối cùng của tháng, kỳ tính thuế cuối cùng được tính từ ngày đầu tiên của tháng đến ngày kết thúc hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế.
1.1.4.2. Nguyên tắc tính thuế, khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
NNT phải tính số tiền thuế phải nộp Ngân sách Nhà nước, trừ trường hợp cơ quan thuế ấn định thuế hoặc tính thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
NNT phải khai chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế với cơ quan thuế theo mẫu do Bộ Tài chính quy định và nộp đủ các chứng từ, tài liệu quy định trong hồ sơ khai thuế.
Nếu trong kỳ tính thuế không phát sinh nghĩa vụ thuế thì NNT vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế theo đúng thời hạn quy định, trừ trường hợp đã chấm dứt hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế.
Khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp là loại khai thuế theo tháng và các trường hợp:
+ Khai quyết toán năm đối với thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp trên GTGT;
+ Khai thuế GTGT theo từng lần phát sinh đối với thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên doanh số của người kinh doanh không thường xuyên.
Đối với tờ khai thuế GTGT tháng, kỳ tính thuế đầu tiên được tính từ ngày bắt đầu hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế đến ngày cuối cùng của tháng, kỳ tính thuế cuối cùng được tính từ ngày đầu tiên của tháng đến ngày kết thúc hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế.
Phương pháp xác định thuế GTGT
Giá tính thuế GTGT và thuế suất thuế GTGT
a) Giá tính thuế GTGT
Giá tính thuế được xác định tuỳ theo loại hàng hoá, dịch vụ và được xác định như sau:
Đối với hàng hoá, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá chưa có thuế giá trị gia tăng.
Đối với hàng hoá, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán đã có thuế TTĐB nhưng chưa có thuế GTGT.
Đối với hàng hoá nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng với thuế TTĐB (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu.
Đối với hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi, sử dụng nội bộ, biếu, tặng cho là giá tính thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này.
Đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền cho thuê chưa có thuế giá trị gia tăng.
Trường hợp cho thuê theo hình thức trả tiền thuê từng kỳ hoặc trả trước tiền thuê cho một thời hạn thuê thì giá tính thuế là tiền cho thuê từng kỳ hoặc trả trước cho thời hạn thuê chưa có thuế GTGT.
Trường hợp thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải của nước ngoại loại trong nước chưa sản xuất được để cho thuê lại, giá tính thuế được trừ giá thuê phải trả cho nước ngoài.
Đối với hàng hoá bán theo phương thức trả góp, trả chậm là giá tính theo giá bán trả một lần chưa có thuế GTGT của hàng hoá đó, không bao gồm khoản lại trả góp, lãi trả chậm.
Đối với gia công hàng hoá là giá gia công chưa có thuế giá trị gia tăng.
Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, hạng mục công trình hay phần công việc thực hiện bàn giao chưa có thuế GTGT. Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị thì giá tính thuế là giá xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá nguyên vật liệu và máy móc, thiết bị.
Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản là giá bán bất động sản chưa có thuế GTGT, trừ gía chuyển quyền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất phải nộp ngân sách nhà nước.
Đối với hoạt động đại lý, môi giới mua bán hàng hoá và dịch vụ hưởng hoa hồng là tiền hoa hồng thu được từ các hoạt động này chưa có thuế GTGT.
Đối với hàng hoá, dịch vụ sử dụng chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì giá tính thuế được xác định theo công thức sau:
Giá tính thuế GTGT
=
Tổng giá thanh toán
1 + thuế suất của hàng hoá, dịch vụ
Giá tính thuế đối với các loại hàng hoá,dịch vụ bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá hàng hoá, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh được hưởng.
Các khoản phụ thu cơ sở kinh doanh thu theo chế độ của Nhà nước không tính vào doanh thu của cơ sở kinh doanh thì thuế GTGT không tính đối với các khoản phụ thu này.
Giá tính thuế được xác định bằng đồng Việt nam, trường hợp người nộp thuế có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời đỉêm phát sinh doanh thu để xác định giá tính thuế.
b) Thuế suất thuế GTGT
Hiện nay, các nước áp dụng thuế VAT có sự khác nhau trong việc thiết kế mức thuế suất và số lượng thuế suất trong đạo luật thuế GTGT. Một số nước thực hiện cơ cấu một mức thuế suất như Đan Mạch (22%), Nhật Bản, Singapo (3%), Italia (38%), ... Một số nước khác thực hiện cơ cấu nhiều thuế suất như: Bỉ, Colombia (6 mức thuế suất), Pháp (5 mức thuế suất), ...Theo thông lệ chung, luật thuế GTGT của các nước thường áp dụng thuế suất 0% đối với hàng hoá xuất khẩu và một số hàng hoá thiết yếu đối với đời sống của dân cư.
Luật thuế GTGT của Việt Nam hiện hành quy định 3 mức thuế suất là : 0%, 5%, 10%. Trong đó mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hoá xuất khẩu (Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu bao gồm cả hàng gia công xuất khẩu, hàng hóa, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT xuất khẩu (trừ dịch vụ du lịch lữ hành ra nước ngoài; dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài; dịch vụ tín dụng, đầu tư tài chính, đầu tư chứng khoán ra nước ngoài, ...), các dịch vụ vận tải, giao nhận quốc tế, chuyển giao công nghệ, phần mềm, ..... Mức thuế suất 5% áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ thiết yếu cho đời sống như: Nước sạch, phân bón, quặng để sản xuất phân bón, thiết bị, máy móc và dụng cụ chuyên dùng cho y tế, thuốc chữa bệnh, phòng bệnh cho người và vật nuôi, ... Mức thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT và không thuộc loại HH, DV chịu hai mức thuế suất trên.
Phương pháp tính thuế GTGT
A. Phương pháp tính thuế GTGT hàng nội địa
a) Phương pháp khấu trừ
Ta xác định số thuế GTGT phải nộp theo công thức sau:
Số thuế GTGT phải nộp
=
Số thuế GTGT đầu ra
-
Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Trong đó:
Số thuế GTGT đầu ra bao gồm:
Số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT khi bán
Số thuế GTGT của các tem vé đặc thù
Thuế GTGT đầu ra được xác định như sau:
Thuế GTGT
=
Giá bán chưa thuế GTGT của HH, DV
x
Thuế suất thuế GTGT của HH, DV đó
Các cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế theo phương pháp này phải tính và thu thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ bán ra. Khi lập hoá đơn bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ cơ sở kinh doanh phải ghi rõ giá bán chưa có thuế, thuế GTGT và số tiền người mua phải thanh toán.
Nếu trong kỳ phát sinh hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán cho khách do hàng hóa không đúng quy cách phẩm chất phải tiến hành lập bảng giải trình khai bổ sung điều chỉnh, từ đó tiến hành lập bảng tổng hợp thuế GTGT.
Thuế GTGT đầu ra phát sinh trong tháng nào kê khai trong tháng đó.
Số thuế GTGT đầu vào bao gồm:
Số thuế GTGT còn được khấu trừ kỳ trước chuyển sang (Số thuế này bằng với số dư đầu kỳ TK 133 nếu không có thuế GTGT được hoàn nhưng chưa nhận tiền và thuế GTGT hàng nhập khẩu nộp chậm).
Số thuế GTGT đầu vào ghi trên hóa đơn GTGT.
Số thuế GTGT đầu vào của tem vé đặc thù (Nếu Doanh nghiệp muốn khấu trừ).
Số thuế GTGT đã nộp của hàng nhập khẩu.
Số thuế GTGT đã nộp thay cho phía nước ngoài (Thuế nhà thầu: Trước khi thanh toán với đối tác nước ngoài, DN Việt Nam khấu trừ tiền thanh toán và nộp thay cho nước ngoài, sau đó DN Việt Nam được khấu trừ số thuế này) .
Điều chỉnh tăng, giảm thuế GTGT đầu vào do hàng mua trả lại, giảm giá hàng mua, ...).
Số thuế GTGT đầu vào của HH, DV được phân bổ theo doanh số
Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ quy định như sau:
Thuế đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT thì được khấu trừ toàn bộ.
Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế thì chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo công thức sau:
Tỷ lệ phân bổ số thuế GTGT được khấu trừ
=
Doanh số HH, DV chịu thuế GTGT
X
100
Tổng doanh số HH, DV chịu thuế và không chịu thuế GTGT
Số thuế GTGT được khấu trừ
=
Số thuế GTGT đầu vào cần phân bổ
X
Tỷ lệ phân bổ
Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ bán cho tổ chức, cá nhân sử dụng nguồn vốn viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại được khấu trừ toàn bộ.
Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong tháng nào kê khai trong tháng đó. Trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế GTGT đầu vào khi kê khai, khấu trừ bị bỏ sót thì được kê khai, khấu trừ bổ sung, thời gian để kê khai bổ sung tối đa là sáu tháng kể từ thời điểm phát sinh chứng từ bỏ sót.
Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ tối đa bằng số thuế GTGT đầu ra.
Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng chung cho các tổ chức kinh doanh trừ các đối tượng áp dụng tính thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT.
Điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào quy định như sau:
- Có hoá đơn GTGT mua hàng hoá, dịch vụ, TSCĐ; Có chứng từ đã nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu.
Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với hàng hoá, dịch vụ mua vào, trừ giá trị hàng mua vào từng lần dưới 20 triệu đồng.
Đối với hàng hóa xuất khẩu phải có thêm:
HĐ ký với nước ngoài về sản xuất, gia công.
Chứng từ thanh toán qua ngân hàng (TK của DN).
Tờ khai hải quan của hàng xuất khẩu.
Kể từ ngày 01/01/2009 khi mua HH, DV có giá trị lớn hơn 20 triệu đồng thì ghi rõ thời hạn thanh toán vào phần ghi chú trên bảng kê mẫu số 01-2/GTGT. Đến ngày thanh toán,nếu không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào và phải điều chỉnh giảm số thuế GTGT đầu vào.
Mua HH, DV nhiều lần trong cùng một ngày của cùng một nhà cung cấp có tổng giá trị thanh toán trên 20 triệu đồng thì chỉ được khấu trừ khi có chứng từ thanh toán qua ngân hàng.
Đối với HĐ GTGT không ghi dòng thuế GTGT thì bên bán vẫn được tính thuế đầu ra còn bên mua không được khấu trừ thuế.
HĐ GTGT không ghi đúng tên, địa chỉ, MST của người bán, HĐ GTGT khống, HĐ GTGT ghi giá trị cao hơn giá trị của HH, DV; HĐ GTGT giả, chứng từ nộp thuế giả; HĐ GTGT của DN bỏ trốn thì không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
Sơ đồ 1: Sơ đồ hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
TK 112, 131
TK 111, 112, 331
TK 152, 156,211, 627
TK 511, 512
Mua hàng hóa, vật tư
Doanh thu
TK 133
TK 3331
Thuế GTGT được khấu trừ trong kỳ đầu ra
TK 111,112
Thuế GTGT được
hoàn lại
Nộp thuế GTGT
TK 721
Thuế GTGT được miễn
giảm bằng tiền
Thuế GTGT được miễn giảm trừ vào thuế phải nộp
Thuế GTGT đầu vào
Thuế GTGT
đầu
Thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp
Phươ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 112142.doc