Nước ta đang trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là quá độ gián tiếp, ở thang bậc từ trước chủ nghĩa tư bản (xã hội phong kiến) lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua tư bản chủ nghĩa . Nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội từ một xuất phát điểm rất thấp đó là chưa thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội, nền kinh tế cơ bản là sản xuất nhỏ, tự cấp tự túc, năng suất lao động thấp, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn lạc hậu. Do đó để đạt được mục tiêu tiến lên xã hội chủ nghĩa, chúng ta phải có những chính sách mới phù hợp với thực trạng nước ta hiện nay.
Đại hội Đảng VI, VII, VIII đã cho chúng ta thấy con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của ta. Chúng ta đã chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường. Cơ chế kinh tế thị trường là cơ chế kinh tế mà nó đòi hỏi các hoạt động trong nền kinh tế vận động theo các quy luật như quy luật cung cầu, quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh. trong nền kinh tế thị trường. Nhưng cơ chế kinh tế thị trường ở nước ta đã trải qua vài năm gần đây, ngoài những thành tựu to lớn về kinh tế mà nước ta đạt được thì bên cạnh đó còn có những mặt hạn chế do nền kinh tế thị trường để lại. Để hạn chế tới mức thấp nhất những tồn tại do cơ chế kinh tế thị trường để lại và cũng là để cho nền kinh tế của nước ta phát triển một cách tốt nhất theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước ta đã trực tiếp can thiệp vào nền kinh tế, tức là Nhà nước tham gia vào quản lý nền kinh tế trên tầm vĩ mô.
Nhà nước tham gia vào quản lý nền kinh tế là một vấn đề rất cần thiết và vô cùng quan trọng. Bởi vậy Nhà nước có một vai trò hết sức to lớn trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là một đề tài quan trọng, nó đã và đang được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu. Do khả năng hạn hẹp về kiến thức của mình trong bài viết này em chỉ xin đề cập tới một số vấn đề cơ bản trong Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.
Phần I: Vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế thị trường
Phần II: Giải pháp cơ bản để nâng cao vai trò kinh tế của Nhà nước ở Việt Nam.
Việc nghiên cứu đề tài này giúp em hiểu được thực trạng nền kinh tế của nước ta trước kia cũng như hiện nay và những chính sách của Nhà nước đưa ra để quản lý nền kinh tế sao cho có hiệu quả nhất.
19 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 990 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Đề tài Một số vấn đề cơ bản trong vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần mở đầu
Nước ta đang trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là quá độ gián tiếp, ở thang bậc từ trước chủ nghĩa tư bản (xã hội phong kiến) lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua tư bản chủ nghĩa . Nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội từ một xuất phát điểm rất thấp đó là chưa thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội, nền kinh tế cơ bản là sản xuất nhỏ, tự cấp tự túc, năng suất lao động thấp, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn lạc hậu... Do đó để đạt được mục tiêu tiến lên xã hội chủ nghĩa, chúng ta phải có những chính sách mới phù hợp với thực trạng nước ta hiện nay.
Đại hội Đảng VI, VII, VIII đã cho chúng ta thấy con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của ta. Chúng ta đã chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường. Cơ chế kinh tế thị trường là cơ chế kinh tế mà nó đòi hỏi các hoạt động trong nền kinh tế vận động theo các quy luật như quy luật cung cầu, quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh... trong nền kinh tế thị trường. Nhưng cơ chế kinh tế thị trường ở nước ta đã trải qua vài năm gần đây, ngoài những thành tựu to lớn về kinh tế mà nước ta đạt được thì bên cạnh đó còn có những mặt hạn chế do nền kinh tế thị trường để lại. Để hạn chế tới mức thấp nhất những tồn tại do cơ chế kinh tế thị trường để lại và cũng là để cho nền kinh tế của nước ta phát triển một cách tốt nhất theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước ta đã trực tiếp can thiệp vào nền kinh tế, tức là Nhà nước tham gia vào quản lý nền kinh tế trên tầm vĩ mô.
Nhà nước tham gia vào quản lý nền kinh tế là một vấn đề rất cần thiết và vô cùng quan trọng. Bởi vậy Nhà nước có một vai trò hết sức to lớn trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là một đề tài quan trọng, nó đã và đang được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu. Do khả năng hạn hẹp về kiến thức của mình trong bài viết này em chỉ xin đề cập tới một số vấn đề cơ bản trong Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.
Phần I: Vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế thị trường
Phần II: Giải pháp cơ bản để nâng cao vai trò kinh tế của Nhà nước ở Việt Nam.
Việc nghiên cứu đề tài này giúp em hiểu được thực trạng nền kinh tế của nước ta trước kia cũng như hiện nay và những chính sách của Nhà nước đưa ra để quản lý nền kinh tế sao cho có hiệu quả nhất.
Nội dung
I- Sự quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế thị trường.
1. Sự chuyển đổi nền kinh tế ở Việt Nam, từ kinh tế kế hoạch sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Sau năm 1954 nước ta bước vào thời kỳ khôi phục kinh tế, nền kinh tế của nước ta là được vận động theo cơ chế quản lý tập trung. Cơ chế kinh tế này, các hoạt động kinh tế được thực hiện theo mệnh lệnh hành chính, Nhà nước giao cho các cơ sở kinh tế thực hiện những chỉ tiêu đề ra theo pháp lệnh. Các cơ quan Nhà nước can thiệp quá sâu vào các hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp, nhưng lại không chịu trách nhiệm về những quyết định quản lý. Nền kinh tế này coi nhẹ quan hệ hàng - tiền và hậu quả là trong sản xuất kinh doanh thực hiện bao cấp tràn lan, các doanh nghiệp Nhà nước làm ăn với hiện tượng lãi giả, lỗ thật. Do cơ chế kinh tế quản lý tập trung quan liêu bao cấp tồn tại quá lâu nên đã dẫn đến nền kinh tế của nước ta rơi vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. Trước tình hình đó đòi hỏi nước ta phải có sự chuyển đổi nền kinh tế. Năm 1986 trong Đại hội Đảng VI chúng ta đã đưa ra chủ trương đổi cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước chính là chủ thể quản lý nền kinh tế, Nhà nước quản lý nền kinh tế thông qua các công cụ kinh tế.
2. Các đặc điểm cơ bản của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
* Khái quát về nền kinh tế thị trường.
Thị trường là một hiện tượng kinh tế xã hội, là biểu hiện về hoạt động của con người trong nền sản xuất hàng hoá, nhân tố cơ bản cấu thành thị trường là hàng và tiền trên thị trường có những quan hệ cơ bản như quan hệ mua bán, quan hệ tiền - hàng, quan hệ cung - cầu và giá cả hàng hoá. Trên thị trường có nhiều quy luật hoạt động, trong đó có quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật lưu thông tiền tệ.
Nền kinh tế thị trường là chế độ kinh tế khách quan do trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và tính chất của quan hệ sản xuất quyết định.
Cơ chế kinh tế thị trường là guồng máy vận hành của nền kinh tế thị trường, cơ chế thị trường tuy phụ thuộc vào tính chất và yêu cầu khách quan của chế độ kinh tế thị trường, song nó còn bao hàm yếu tố chủ quan. Đó là sự vận dụng của con người bằng việc tổ chức ra guồng máy kinh tế tự do hay có điều tiết của Nhà nước theo yêu cầu vận động khác nhau của nền kinh tế thị trường trong các giai đoạn phát triển khác nhau của nó.
Cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là cơ chế thị trường còn nhiều xu hướng tự phát nhưng có sự điều tiết của Nhà nước do Đảng cộng sản lãnh đạo theo hướng củng cố và phát triển chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa. Kết hợp đúng đắn giữa kế hoạch và thị trường, kết hợp kế hoạch phát triển kinh tế với kế hoạch xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa, giảm hẳn phần kế hoạch pháp lệnh và kế hoạch trực tiếp thay bằng kế hoạch định hướng, trong đó không chỉ chú ý đến những cân đối tổng hợp mà còn cả cân đối giá trị, nhằm giữ vững cân đối tổng thể, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động của tất cả các thành phần kinh tế và do kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có những yếu tố khách quan yêu cầu và bảo đảm cho sự thành công của nó. Đó là khu vực kinh tế xã hội chủ nghĩa làm nền tảng đã hình thành, Nhà nước nắm giữ những ngành, những lĩnh vực chủ chốt của nền kinh tế. Chính quyền là của nhân dân, do dân và vì dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.
* Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta có những đặc điểm sau:
2a. Nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa mà nước ta xây dựng là nền kinh tế thị trường hiện đại với tính chất xã hội hiện đại.
Mặc dù nền kinh tế nước ta đang nằm trong tình trạng lạc hậu và kém phát triển nhưng khi nước ta chuyển sang phát triển nền kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường thì kinh tế thị trường thế giới đã chuyển sang giai đoạn kinh tế thị trường hiện đại. Do những khiếm khuyết của kinh tế thị trường tự do. Bởi vậy chúng ta không thể và không nhất thiết phải trải qua giai đoạn kinh tế hàng hoá giản đơn và giai đoạn kinh tế thị trường tự do, mà đi thẳng vào phát triển kinh tế thị trường hiện đại. Đây là nội dung và yêu cầu của sự phát triển rút ngắn. Mặt khác thế giới vẫn đang nằm trong thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội cho nên sự phát triển kinh tế xã hội chủ nghĩa là cần thiết, khách quan và cũng là nội dung yêu cầu của sự phát triển rút ngắn sự nghiệp dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh, vừa là mục tiêu, vừa là nội dung nhiệm vụ của việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Đảng và Nhà nước khuyến khích mọi người dân trong xã hội làm giàu một cách hợp pháp. Dân có giàu thì nước mới mạnh, đảm bảo độc lập tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
2b. Nền kinh tế của nước ta là nền kinh tế hỗn hợp nhiều thành phần với vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế Nhà nước trong một số lĩnh vực, một số khâu quan trọng có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Các thành phần kinh tế nước ta:
- Thành phần kinh tế Nhà nước
- Thành phần kinh tế hợp tác.
- Thành phần kinh tế tư nhân
- Thành phần kinh tế tư bản tư nhân
- Thành phần kinh tế tư bản Nhà nước
Nền kinh tế hàng hoá, nền kinh tế thị trường phải là một nền kinh tế đa thành phần, đa hình thức sở hữu. Thế nhưng nền kinh tế thị trường mà chúng ta sẽ xây dựng là nền kinh tế thị trường hiện đại cho nên cần có sự tham gia bởi "bàn tay hữu hình" của Nhà nước. Trong việc điều tiết, định hướng phát triển nền kinh tế thị trường của Nhà nước là thông qua các công cụ chính sách kinh tế vĩ mô và vai trò chủ đạo của khu vực kinh tế Nhà nước. Kinh tế Nhà nước phải nắm giữ vai trò chủ đạo ở một số lĩnh vực then chốt có ý nghĩa là "đài chỉ huy" là "mạch máu" của nền kinh tế. Cùng với việc nhấn mạnh vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể, phải đặc chúng trong mối quan hệ gắn bó hữu cơ thống nhất. Nền kinh tế nhiều thành phần trong sự vận động của cơ chế thị trường ở nước ta là nguồn lực tổng hợp to lớn để đưa nền kinh tế vượt khỏi tình trạng thấp kém, đưa nền kinh tế hàng hoá phát triển kể cả trong điều kiện ngân sách Nhà nước hạn hẹp. Nền kinh tế nhiều thành phần vừa phản ánh tính đa dạng, phong phú trong việc đáp ứng nhu cầu xã hội, vừa phản ánh tính chất phức tạp trong việc quản lý theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Do đó việc "phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần phải đi đôi với tăng cường quản lý của Nhà nước về nền kinh tế xã hội". Sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta là một tất yếu khách quan, sự vận động của nền kinh tế này chịu sức tác động trực tiếp của các qui luật kinh tế trên thị trường. Thông qua hoạt động của các quy luật thị trường mà nó đào thải những mặt yếu tố bất hợp lý, thúc đẩy nhanh quá trình xã hội hoá sản xuất.
2c. Nhà nước quản lý nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Thành tố quan trọng mang tính quyết định trong nền kinh tế thị trường hiện đại là Nhà nước tham gia vào các quá trình kinh tế. Nhưng khác với Nhà nước của nhiều nền kinh tế thị trường trên thế giới, Nhà nước ta là Nhà nước "của dân, do dân và vì dân", Nhà nước công nông, Nhà nước của đại đa số nhân dân lao động, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Nó có đủ bản lĩnh, khả năng và đang tự đổi mới để đảm bảo giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong việc phát triển nền kinh tế thị trường hiện đại ở nước ta. Sự khác biệt về bản chất Nhà nước là một nội dung và là một điều kiện để cho sự khác biệt về bản chất của mô hình kinh tế thị trường ở nước ta so với nhiều mô hình kinh tế thị trường khác hiện có trên thế giới.
2d. Cơ chế vận hành của nền kinh tế được thực hiện thông qua cơ chế thị trường với sự tham gia quản lý, điều tiết của Nhà nước. Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế được thực hiện thông qua thị trường. Các quy luật của kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường (quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh- hợp tác...) sẽ chi phối các hoạt động kinh tế - quy luật giá trị quy định mục đích theo đuổi trong hoạt động kinh tế và lợi nhuận (là giá trị không ngừng tăng lên), quy định sự phân bổ các nguồn lực vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau, đồng thời đặt các chủ thể kinh tế trong một cuộc cạnh tranh quyết liệt. Thông qua các công cụ, chính sách kinh tế vĩ mô, cùng với việc sử dụng các lực lượng kinh tế của mình (kinh tế Nhà nước), Nhà nước tác động lên mối quan hệ tổng cung - tổng cầu, thực hiện sự điều tiết nền kinh tế thị trường. Như vậy cơ chế hoạt động của nền kinh tế là: thị trường điều tiết nền kinh tế, Nhà nước điều tiết thị trường và mối quan hệ Nhà nước - thị trường - các chủ thể kinh tế là mối quan hệ hữu cơ thống nhất.
2e. Mở cửa hội nhập nền kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới: Trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia là nội dung quan trọng của nền kinh tế thị trường ở nước ta.
Quá trình phát triển của kinh tế thị trường đi liền với xã hội hoá nền sản xuất xã hội. Tiến trình xã hội hoá trên cơ sở phát triển của kinh tế thị trường là không có biên giới quốc gia về phương diện kinh tế. Một trong những đặc trưng quan trọng của kinh tế thị trường hiện đại là việc mở rộng giao lưu kinh tế với nước ngoài. Xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế với những khu vực hoá và toàn cầu hoá đang ngày càng phát triển và trở thành xu thế tất yêu trong thời đại của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện nay. Tất cả các nước trên thế giới, dù muốn hay không muốn, ít nhiều đều bị lôi cuốn , thu hút vào các quan hệ kinh tế quốc tế. Tranh thủ lợi nhuận và cơ hội, tránh nguy cơ tụt hậu xa hơn và vượt qua thách thức là yêu cầu nhất thiết phải thực hiện. Để phát triển trong điều kiện của kinh tế thị trường hiện đại, Việt Nam không thể đóng cửa, khép kín nền kinh tế trong trạng thái tự cung, tự cấp mà phải mở cửa, hội nhập với nền kinh tế thế giới. Sự mở cửa hội nhập được thực hiện trên ba nội dung chính là: thương mại, đầu tư vào chuyển giao khoa học - công nghệ. Tuy nhiên, sự mở cửa hội nhập không có nghĩa là sự hoà tan, đánh mất mình mà phải trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh và không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, giữ vững độc lập, tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
2g. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đồng thời với việc đảm bảo công bằng xã hội cũng là một nội dung rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường ở nước ta. Phát triển trong công bằng và phát triển bền vững là những thuật ngữ phổ biến và là xu thế của thời đại ngày nay. Phát triển trong công bằng được hiểu là những chính sách phát triển phải đảm bảo sự công bằng xã hội, là tạo cho mọi tầng lớp nhân dân đều có cơ hội tham gia vào quá trình phát triển và được hưởng những thành quả tương xứng với sức lực, khả năng và trí tuệ của họ bỏ ra, là giảm khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư và giữa các vùng. Khác với nhiều nước, chúng ta phát triển kinh tế thị trường nhưng chủ trương đảm bảo công bằng xã hội, thực hiện sự thống nhất giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội trong tất cả các giai đoạn của sự phát triển kinh tế ở nước ta. Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh rằng, sự bảo đảm công bằng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hoàn toàn xa lạ và khác hẳn về chất với chủ nghĩa bình quân cao bằng thu nhập và "chia đều sự nghèo đói" cho mọi người. Mức độ bảo đảm công bằng xã hội phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển, khả năng và sức mạnh kinh tế của quốc gia. Vì vậy nếu quá nhấn mạnh tới công bằng xã hội trong điều kiện nền kinh tế còn kém phát triển, ngân sách còn eo hẹp thì chắc chắn sẽ làm triệt tiêu động lực phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
2h. Giải quyết mối quan hệ giữa lao động và tư bản (vốn) thông qua phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, được thực hiện theo kết quả lao động là chủ yếu kết hợp với một phần theo vốn và tài sản. Đây là điểm khác biệt giữa nền kinh tế thị trường trong chủ nghĩa tư bản với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta. Trong mối quan hệ giữa lao động sống và lao động quá khứ (lao động đã được vật chất hoá), chủ nghĩa tư bản coi trọng nhân tố tư bản, nhân tố lao động quá khứ được tích luỹ. Bởi vậy trong phân phối thu nhập, phân phối thành quả lao động, chủ nghĩa tư bản nhấn mạnh đến nhân tố tư ản (vốn) hơn là nhân tố lao động (lao động sống), nhấn mạnh đến yếu tố tích luỹ đầu tư hơn là yếu tố tiền lương - thu nhập của người lao động. Ngược lại, chủ nghĩa xã hội đặt con người ở vị trí trung tâm của sự phát triển. cho nên, trong phân phối thu nhập và thành quả của lao động xã hội, chủ nghĩa xã hội nhấn mạnh đến nhân tố lao động (lao động sống) và yếu tố tiền lương thu nhập của người lao động. Tuy nhiên trong khi nhấn mạnh đến vai trò của yếu tố lao động, đến nâng cao thu nhập và tiêu dùng của người lao động, chúng ta không thể không coi trọng đến vai trò của yếu tố vốn, đến tăng cường tích luỹ đầu tư (cả Nhà nước và tư nhân) và đến mối quan hệ biện chứng giữa tư bản (vốn) và lao động. Vì vậy, thu nhập theo vốn và tài sản kinh doanh giờ đây đã trở thành điều bình thường. Chỉ có trên cơ sở đó mới gia tăng số người giàu có trong xã hội. Tăng số người có thu nhập cao đồng thời giảm số người có thu nhập thấp trong xã hội và thu hẹp dần khoảng cách chênh lệch giàu nghèo vừa là mục tiêu, vừa là nội dung quan trọng của chính sách thu nhập và chính sách điều tiết thu nhập của Nhà nước trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta.
Tóm lại, quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta là phải "quá trình thực hiện dân giàu, nước mạnh, tiến lên hiện đại trong một xã hội nhân dân làm chủ, nhân ái, có văn hoá, có kỷ cương, xoá bỏ áp bức bất công, tạo điều kiện cho mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc".
3. Các chức năng quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường nói chung và Việt Nam nói riêng.
3a. Nhà nước phải xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội theo các mục tiêu mong muốn.
Nhà nước định hướng cho sự phát triển, trực tiếp đầu tư và quản lý một số ngành lĩnh vực quan trọng để dẫn dắt nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, ổn định môi trường kinh tế vĩ mô như chống lạm phát, chống thất nghiệp, chống khủng hoảng kinh tế và ngăn ngừa những đột biến xấu trong nền kinh tế. Nhà nước điều tiết kinh tế đảm bảo cho nền kinh tế thị trường phát triển ổn định. Nền kinh tế thị trường khó tránh khỏi biến động bởi các cuộc khủng hoảng kinh tế, đều phải trải qua các chu kỳ kinh doanh, tức là các giao động lên xuống GNP hoặc GDP kèm theo là các giao động lên xuống về mức độ thất nghiệp, lạm phát. Nhà nước cần cố gắng làm dịu bớt giao động lên xuống của chu kỳ kinh doanh thông qua các chương trình kinh tế. Chính sách tài chính và chính sách tiền tệ. Chẳng hạn, Chính phủ có thể giảm thuế trong các cơn suy thoái với hy vọng tăng chi tiêu của dân chúng, nhờ đó sẽ nâng cao GDP. Ngân hàng trung ương là người kiểm soát khối lượng tiền tệ có thể áp dụng các biện pháp nới lỏng tiền tệ trong cơn suy thoái, khi lạm phát cao, ngân hàng trung ương áp dụng các biện pháp thắt chặt chính sách tài chính và chính sách tiền tệ. Nhà nước cố gắng ổn định nền kinh tế, duy trì nền kinh tế càng sát càng tốt đối với tình trạng có đầy đủ việc làm và lạm phát vừa phải.
Trong nền kinh tế của chúng ta hiện nay, các doanh nghiệp được quyền tự do lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh, Nhà nước không can thiệp vào quyết định của họ về sản xuất cái gì? bằng cách nào? tiêu thụ ở đâu? trong khi lựa chọn các phương án sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp lấy lợi nhuận của mình làm thước đo hiệu quả đồng thời làm mục tiêu định hướng cho hành vi của họ. Trong nền kinh tế của nước ta hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau và cạnh tranh có thể dẫn đến sự triệt tiêu các nguồn lực kinh tế làm cho môi trường kinh doanh bị phá huỷ và nền kinh tế không thể nào phát triển được. Khác với các doanh nghiệp vai trò kinh tế của Nhà nước là ở chỗ, Nhà nước không theo đuổi mục tiêu chung của dân tộc là làm cho dân giàu, nước mạnh, nền kinh tế tăng trưởng một cách ổn định, vững chắc đảm bảo hiệu quả và công bằng xã hội. Vì vậy Nhà nước cần phải có:
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội dài hạn
Vai trò định hướng nền kinh tế của Nhà nước thể hiện ở chỗ chính Nhà nước là người hoạch định các chương trình phát triển kinh tế xã hội mà mỗi chương trình là một cơ hội đầu tư mở rộng phát triển sản xuất cho các doanh nghiệp. Như vậy, bằng việc hoạch định chiến lược phát triển kinh tế Nhà nước dẫn dắt các doanh nghiệp, chỉ cho họ thấy chỗ nào là có thể và cần phải đầu tư và nơi nào là có lợi cho mình, đồng thời cho dân tộc. Bằng việc hoạch định các chiến lược phát triển kinh tế xã hội, Nhà nước có thể thực hiện được ý đồ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, theo vùng lãnh thổ, khai thác sử dụng có hiệu quả tài nguyên, đưa thị trường trong nước hoà nhập vào thị trường thế giới làm cho nền kinh tế phát triển, tăng trưởng ổn định vững chắc, công bằng và có hiệu quả.
- Kế hoạch hoá định hướng.
Kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế xã hội do Nhà nước đề ra. Tuy nhiên nội dung kế hoạch và phương thức kế hoạch hoá của Nhà nước ta trong mô hình kinh tế mới phải đổi mới theo phương hướng sau:
+ Kế hoạch mang tính định hướng
+ Kế hoạch hoá không chỉ là giao chỉ tiêu thực hiện mà còn là điều phối sự thực hiện theo dự án.
3b. Tạo môi trường thuận lợi cho nền sản xuất hàng hoá nhiều thành phần phát triển.
Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế như đảm bảo sự ổn định về chính trị xã hội, thiết lập khuôn khổ pháp luật thống nhất, có hệ thống chính sách nhất quán để tạo môi trường ổn định và thuận lợi cho giới kinh doanh trong nước cũng như ngoài nước vào đầu tư làm ăn có hiệu quả. Trong chức năng này Nhà nước phải giữ được một xã hội ổn định về chính trị, có như vậy mới tạo cho các doanh nghiệp yên tâm đầu tư làm ăn. Nhà nước phải tạo ra một hệ thống pháp luật đầy đủ, chặt chẽ và hiệu quả trên mọi lĩnh vực. Nhà nước phải tạo ra các môi trường thuận lợi như đưa ra các chính sách về kinh tế thích hợp nhằm khuyến khích các nhà đầu tư vào làm ăn như các chính sách về mở rộng cho vay vốn, chính sách về thuế khoá.... Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tự do hoá giá cả, thương mại hoá nền kinh tế. Quy định và đảm bảo các quyền của người chủ sở hữu về tư liệu sản xuất. Đa dạng hoá chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất, Nhà nước cần phải xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội đảm bảo cho sự yêu cầu của phát triển kinh tế, tạo điều kiện tốt cho nền kinh tế hoạt động có hiệu quả. Xây dựng các công trình cầu cống, đường xá,các bến cảng, các sân bay hiện đại, các công trình phúc lợi công cộng... để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư.
3c. Nhà nước quản lý tài sản quốc gia, phân bổ các nguồn lực một cách hợp lý và can thiệp vào quá trình kinh tế khi cần thiết.
Nhà nước điều khiển sự vận động của nền kinh tế bằng cách hoạch định các chiến lược phát triển kinh tế xã hội dài hạn và ngắn hạn, quyết định các phương án phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân sao cho bình đẳng công bằng hiệu quả, tạo môi trường thuận lợi, hướng dẫn các doanh nghiệp làm ăn, can thiệp vào nền kinh tế mỗi khi có "cú sốc" để làm giảm các chấn động.
Cùng với chức năng điều khiển nền kinh tế Nhà nước còn đóng vai trò người quản lý tài sản quốc gia, phân bổ các nguồn lực của sản xuất một cách hợp ly. Nhà nước ta là người thay mặt nhân dân quản lý các đặc quyền, đặc lợi về kinh tế trong khu vực quốc gia. Về mặt đối ngoại Nhà nước có trách nhiệm bảo vệ các nguồn lực, ngăn chặn mọi âm mưu từ bên ngoài đến các vùng đặc quyền đặc lợi trong lòng đất, vùng trời và vùng biển. Về mặt đối nội Nhà nước là người chủ sở hữu các nguồn lực này, phân bố sử dụng giữa các thành phần kinh tế cho hợp lý.
Đồng thời Nhà nước còn là chủ sỡ hữu của khu vực doanh nghiệp Nhà nước. Với tư cách là chủ sở hữu của doanh nghiệp Nhà nước, Nhà nước quản lý trực tiếp và đóng vai trò độc quyền ở các thị trường quan trọng, quyết định sự tồn tại của thể chế. Với tư cách là người chủ quản lý đất nước, Nhà nước là người trọng tài, là chủ thể của quá trình phân công lại vai trò giữa các thành phần kinh tế, không làm triệt tiêu lợi ích chung của toàn xã hội.
Nhà nước định hướng tạo môi trường, phân phối thu nhập là những công việc cần thiết thể hiện vai trò của Nhà nước trong một chiến lược dài hạn. Trong quá trình thực hiện các chiến lược đó, dưới ảnh hưởng của cơ chế cung cầu giá cả trong thị trường nội địa, đồng thời dưới ảnh hưởng của quan hệ kinh tế quốc tế, chính vì vậy trong quá trình thực hiện mục tiêu định hướng của các chương trình dài hạn, những "cú sốc" làm chệch mục tiêu là điều không tránh khỏi. Trong trường hợp đó, Nhà nước cần phải sử dụng những công cụ như lãi suất, thuế, khối lượng tiền tệ và chỉ tiêu ngân sách để làm giảm những chấn động do cú sốc gây ra đưa nền kinh tế đi theo định hướng.
3d. Phân phối thu nhập quốc dân một cách công bằng - hiệu quả tạo ra động lực cầu sản xuất.
Trong nền kinh tế thị trường, thị trường càng mở rộng sự hoạt động của quy luật càng dẫn đến sự phân hoá thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, chia lẻ dân cư thành các tầng lớp khác nhau trong quan hệ của họ đối với quyền lực kinh tế và quyền lực chính trị. Tình trạng bất bình đẳng khi vượt quá khuôn khổ cho phép sẽ dẫn đến sự phản ứng của dân cư trong lĩnh vực chính trị xã hội, mâu thuẫn gay gắt về lợi ích giữa các giai cấp có thể dẫn tới sự đe doạ ổn định về mặt chính trị, tạo môi trường xã hội lành mạnh cho các doanh nghiệp làm ăn. Nhà nước phải hoàn thành chức năng phân phối lại thu nhập của các tầng lớp dân cư sao cho thoả mãn yêu cầu công bằng và hiệu quả.
Trong nền kinh tế thị trường sự khác nhau về sở hữu của cải, về năng lực sở trường, trình độ tay nghề và may mắn dẫn đến sự khác nhau trong thu nhập. Nhà nước cần phải biết lựa chọn phương án phân phối lại như thế nào đó cho các hoạt động kinh tế có hiệu quả trong sự bất bình đẳng cho phép.
Để giải quyết tình trạng bất bình đẳng trong thu nhập cần thiết phải xây dựng lại hệ thống thuế để điêù tiết một phần thu nhập của lớp người giàu có. Đồng thời cần giúp đỡ những người nghèo có cơ hội để thành giàu có. Nhà nước cần phải giúp đỡ họ tạo công ăn việc làm, bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, trình độ nghiệp vụ, cho vay vốn ban đầu với chế độ ưu đãi thích đáng. Đồng thời cần phải hình thành các quỹ trợ cấp bảo hiểm từ nguồn vốn ngân sách và từ nguồn vốn huy động của dân để giúp đỡ c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 50739.doc