Đề tài Một số nét chính về công ty cổ phần dược phẩm OPC

Công ty Cổphần Dược phẩm OPC tiền thân là Xí nghiệp Dược phẩm TW 26, chuyển thành công

ty cổphần Dược phẩm OPC vào tháng 02 năm 2002. Hiện nay vốn điều lệcủa Công ty là 81,9 tỷ

đồng với sốlượng cốphiếu niêm yết là 8.190.000 cổphiếu.

¾ Trụsởchính của Công ty tại: 1017 Hồng Bàng, Phường 12, Quận 6, TP.HCM.

¾ Công ty hoạt động trong các lĩnh vực:

- Trồng và chếbiến dược liệu.

- Sản xuất, kinh doanh dược phẩm, vật tư, máy móc, trang thiết bịy tế(không gia công cơkhí, tái

chếphếthải, xi măng điện, sơn, hàn tại trụsở), hóa chất (trừhóa chất có tính độc hại mạnh), mỹ

phẩm, thực phẩm (trừchếbiến thực phẩm tươi sống tại trụsở).

- Sản xuất, mua bán: rượu, nước uống có cồn, nước uống có gas (không sản xuất tại trụsở).

- Kinh doanh cơsởlưu trú du lịch: nhà nghĩ(không hoạt động tại trụsở).

¾ Công ty con và Hệthống Chi nhánh của Công ty: Công ty có 01 Công ty con, 06 Chi nhánh tại

các thành phốlớn trên cảnước, 3 cửa hàng tại TP.HCM và 01 Văn phòng đại diện tại Nga.

pdf5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1330 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đề tài Một số nét chính về công ty cổ phần dược phẩm OPC, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ NÉT CHÍNH VỀ CTCP DƯỢC PHẨM OPC Ngày 20/10/2008, Tổng Giám đốc SGDCK TP.HCM đã ký Quyết định số 113/QĐ-SGDHCM chấp thuận Công ty cổ phần Dược phẩm OPC trở thành Công ty thứ 161 niêm yết cổ phiếu phổ thông trên SGDCK TP.HCM. Theo kế hoạch ngày 30/10/2008, cổ phiếu Công ty cổ phần Dược phẩm OPC sẽ chính thức giao dịch trên SGDCK TP.HCM với mã chứng khoán là OPC. Để giúp quý độc giả có thêm thông tin, Sở Giao dịch Chứng khoán xin giới thiệu một số nét chính về lịch sử thành lập, quá trình hoạt động và những kết quả kinh doanh đáng chú ý của Công ty trong những năm qua. I. Giới thiệu sơ lược về công ty: Công ty Cổ phần Dược phẩm OPC tiền thân là Xí nghiệp Dược phẩm TW 26, chuyển thành công ty cổ phần Dược phẩm OPC vào tháng 02 năm 2002. Hiện nay vốn điều lệ của Công ty là 81,9 tỷ đồng với số lượng cố phiếu niêm yết là 8.190.000 cổ phiếu. ¾ Trụ sở chính của Công ty tại: 1017 Hồng Bàng, Phường 12, Quận 6, TP.HCM. ¾ Công ty hoạt động trong các lĩnh vực: - Trồng và chế biến dược liệu. - Sản xuất, kinh doanh dược phẩm, vật tư, máy móc, trang thiết bị y tế (không gia công cơ khí, tái chế phế thải, xi măng điện, sơn, hàn tại trụ sở), hóa chất (trừ hóa chất có tính độc hại mạnh), mỹ phẩm, thực phẩm (trừ chế biến thực phẩm tươi sống tại trụ sở). - Sản xuất, mua bán: rượu, nước uống có cồn, nước uống có gas (không sản xuất tại trụ sở). - Kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch: nhà nghĩ (không hoạt động tại trụ sở). ¾ Công ty con và Hệ thống Chi nhánh của Công ty: Công ty có 01 Công ty con, 06 Chi nhánh tại các thành phố lớn trên cả nước, 3 cửa hàng tại TP.HCM và 01 Văn phòng đại diện tại Nga. II. Hoạt động kinh doanh của công ty: 1. Các chủng loại sản phẩm: OPC hiện nay đã được người tiêu dùng và ngành y dược trong ngoài nước biết đến như một thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh dược phẩm có nguồn gốc từ dược liệu. Hiện nay, Công ty sản xuất và cung cấp ra thị trường nội địa cũng như xuất khẩu khoảng 150 sản phẩm các loại. Sản phẩm của Công ty được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn sản xuất của ngành y tế như GMP, GSP, GLP, ISO 9001-2000. So với các thuốc tân dược có cùng công dụng, hầu hết các sản phẩm của công ty được sản xuất từ dược liệu, do vậy hầu như không gây tác dụng phụ. Nhiều sản phẩm của Công ty nhận được sự tin tưởng sử dụng của khách hàng trong nhiều năm qua như: Dầu Khuynh diệp nhãn hiệu “Mẹ bồng con”, thuốc trợ tim Cortonyl, thuốc điều kinh Cao Ích Mẫu, viên an thần Mimosa®, viên sủi bọt vitamin các loại, cồn nguyên liệu dược dụng và các chế phẩm từ cồn, v.v… Đặc biệt, thuốc trị sỏi thận Kim Tiền Thảo OPC nhãn hiệu “Ông Già” đã trở thành một trong 10 sự kiện nổi bật nhất của Tổng Công ty Dược Việt Nam. 2. Hệ thống phân phối: Sản phẩm của Công ty được phân phối trực tiếp từ hệ thống phân phối và các chi nhánh của OPC hoặc thông qua hệ thống đại lý; Công ty dược phẩm trung ương, địa phương; Bệnh viện (đa khoa, chuyên khoa, y học cổ truyền); Viện y dược học dân tộc; Trung tâm y tế; Trạm y tế. Đặc biệt từ năm 2003, Công ty đã tổ chức một đội ngũ trình dược viên chuyên nghiệp trên khắp các tỉnh thành toàn quốc thông qua các chi nhánh để giới thiệu sản phẩm và chăm sóc khách hàng. Đội ngũ trình dược viên, giao hàng, bán hàng trong tất cả hệ thống phân phối sỉ và lẻ trên toàn quốc thường xuyên được huấn luyện đào tạo về mọi mặt liên quan đến chuyên môn và nghiệp vụ. Trong năm vừa qua Công ty đã có nhiều cố gắng trong việc củng cố và mở rộng thị trường. Hiện nay, sản phẩm của Công ty đã có mặt trên 64 tỉnh thành, trong đó có 41 tỉnh thành đã có trình dược viên của OPC, các tỉnh thành còn lại có trình dược viên kiêm nhiệm và đang tiếp tục tuyển trình dược viên. Bên cạnh đó, sản phẩm của OPC đã thâm nhập vào 81 bệnh viện và TTYT trên cả nước thông qua đấu thầu và bán trực tiếp. 3. Kết quả hoạt động kinh doanh trong trong 2 năm gần nhất: Đơn vị tính: 1.000 đồng TT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 2007/2006 (%) 6 tháng /2008 1 Tổng tài sản 126.628.581 242.464.467 91,48% 257.434.100 2 Doanh thu thuần 155.143.953 179.421.972 15,65% 120.230.739 3 LN thuần từ HĐKD 30.028.258 37.373.387 24,46% 18.125.929 4 Lợi nhuận khác 61.711 329.836 447,29% 198.493 5 Lợi nhuận trước thuế 30.089.969 37.703.223 25,30% 18.324.422 6 Lợi nhuận sau thuế 27.062.821 33.880.687 25,19% 16.604.365 7 Tỷ lệ cổ tức trên vốn điều lệ (%) 18 18 - - (Nguồn: Báo cáo kiểm toán năm 2006, Báo cáo hợp nhất kiểm tóan 2007 và Báo cáo hợp nhất Quý 2/2008 của OPC) Tình hình hoạt động kinh doanh của OPC khá ổn định trong 2 năm trước khi niêm yết. Năm 2007 Công ty đạt được sự phát triển tốt với kết quả doanh thu, lợi nhuận đều tăng trưởng trên 15%. Nhờ chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào từ khi có Xưởng chiết xuất dược liệu tại Bắc Giang đã giúp cho Công ty giảm đáng kể chi phí giá vốn hàng bán từ 57% trong năm 2006 xuống 52% trong năm 2007. Bên cạnh đó, Công ty cũng tiến hành tinh giảm biên chế, tăng năng suất lao động, cắt giảm các mặt hoạt động không hiệu quả và đưa vào hoạt động Nhà máy OPC Bình Dương từ quý 4/2007. Tất cả những nhân tố trên giúp Công ty hoạt động ngày càng hiệu quả hơn. Trước tình hình khó khăn chung của nền kinh tế trong 6 tháng đầu năm 2008 nhưng hoạt động của Công ty không bị ảnh hưởng nhiều, lợi nhuận đạt được 43,7% so với kế hoạch đề ra cả năm. III. Vị thế của công ty trong ngành Hiện nay, nhu cầu sử dụng đông dược ở nước ta vào khoảng 50.000 tấn/năm. Tuy nhiên, tỷ lệ dược liệu thu hái và trồng trong nước chỉ chiếm 15%, số còn lại (85%) phải nhập khẩu, chủ yếu từ Trung Quốc. Công ty Cổ phần Dược phẩm OPC là đơn vị sản xuất đông dược đi đầu trong việc ứng dụng hiệu quả công nghệ tiên tiến hiện đại vào sản xuất. OPC cũng là một trong những đơn vị sản xuất đông dược lớn nhất ngành Y tế Việt Nam. Công ty luôn duy trì tốc độ phát triển bình quân trên 10%/năm, đi đầu trong một số lĩnh vực hoạt động trong ngành như: vi tính hóa và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, áp dụng tiêu chuẩn GMP- GLP- GSP, ISO 9001-2000 trong sản xuất đông dược. So với một số Công ty sản xuất kinh doanh với tỉ trọng tân dược khá cao trong cơ cấu sản phẩm và ngay cả với những Công ty sản xuất kinh doanh chủ yếu thuốc đông dược thì doanh thu của Công ty Cổ phần Dược phẩm OPC đạt mức trên 150 tỷ đồng/năm là một nỗ lực cao đối với một Công ty chủ yếu sản xuất thuốc từ dược liệu. Theo chiến lược phát triển của ngành dược đã được phê duyệt, ngành dược trong nước phải đảm bảo 60% nhu cầu sử dụng thuốc của người dân và thay thế dần thuốc nhập khẩu. Thị trường trong nước có tiềm năng rất lớn đối với các sản phẩm đông dược do dân số ngày càng tăng, mức thu nhập được cải thiện, người dân ngày càng quan tâm đến sức khỏe và ưa thích các sản phẩm được sản xuất từ dược liệu tự nhiên do giá thành tương đối rẻ và chất lượng đảm bảo. Mục tiêu cụ thể của ngành dược tới năm 2010 là sẽ có 30% chế phẩm thuốc được sản xuất lưu hành là thuốc Y học cổ truyền, qua đó cho thấy nhiều cơ hội mở ra cho Công ty. Do vậy, các cơ sở sản xuất thuốc trong đó có OPC phải có chiến lược đầu tư nâng cao trình độ sản xuất để giữ chỗ đứng trên thị trường. IV.Kế hoạch lợi nhuận và cổ tức trong những năm tới: Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chỉ tiêu triệu đồng % tăng giảm so với năm 2007 triệu đồng % tăng giảm so với năm 2008 triệu đồng % tăng giảm so với năm 2009 Doanh thu thuần 210.000 16,34% 250.000 19,05% 300.000 20,00% Lợi nhuận sau thuế 38.000 12,09% 42.000 10,53% 46.000 9,52% Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần 18,1% - 16,8% - 15,3% - Cổ tức (%) 18% - 18% - 20% - (Nguồn: OPC) Kế hoạch lợi nhuận và cổ tức của Công ty được dự tính trên mức tăng trưởng của ngành (khoảng 18 - 20%). Việc mở rộng mạng lưới chi nhánh trên cả nước, đa dạng hóa hình thức hợp tác sản xuất kinh doanh của Công ty và việc đi vào hoạt động và ổn định dần bộ máy quản lý và sản xuất của Nhà máy OPC Bình Dương song song với việc Nhà máy Hóa dược II khi hoàn thành sẽ hợp lý hóa quy trình sản xuất, phát triển các dòng sản phẩm mới, làm tăng đáng kể doanh thu và lợi nhuận của công ty trong những năm tới. Tuy nhiên, do những dự án đầu tư các Nhà máy mới của Công ty trong giai đoạn đầu đi vào vận hành và hoạt động nên những chi phí đầu vào được ước tính cũng sẽ gia tăng đáng kể cùng với những áp lực tăng giá nguyên vật liệu cũng như những yếu tố đầu vào khác trong khi giá bán sản phẩm không thể gia tăng tương ứng, dẫn đến chỉ số Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần có xu hướng giảm trong thời gian sắp tới. Khi các nhà máy mới họat động ổn định cùng với việc quản lý các chi phí đầu vào được thực hiện hiệu quả hơn, từ đó cải thiện hệ số lợi nhuận của Công ty. V. Các nhân tố rủi ro tác động đến giá chứng khoán: 1. Rủi ro về kinh tế Khi nền kinh tế tăng trưởng cao, mức thu nhập của người dân được cải thiện, nhu cầu cho các sản phẩm bồi bổ sức khỏe, các sản phẩm thuốc và dinh dưỡng của công ty cũng lớn hơn, làm tăng doanh thu và lợi nhuận của công ty. Ngược lại, trong trường hợp nền kinh tế suy thoái cũng sẽ làm ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận. 2. Rủi ro về luật pháp Công ty chịu sự điều chỉnh bởi luật Doanh nghiệp, Luật Dược, các văn bản pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Các sản phẩm của công ty chịu sự quản lý chặt chẽ về chất lượng sản phẩm từ Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế. Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh của công ty còn chịu sự điều chỉnh của các chính sách thuế xuất nhập khẩu, chính sách ưu đãi đầu tư. Bất kỳ sự thay đổi nào trong các chính sách cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty và do đó sẽ ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của Công ty trên thị trường. Ngoài ra, chính sách thuế và các quy định về hàng hóa nhập khẩu của các nước là thị trường của Công ty cũng sẽ ảnh hưởng tới khả năng tiêu thụ và doanh thu của công ty. 3. Rủi ro về kinh doanh a. Rủi ro về nguyên vật liệu Dược liệu của Công ty thu hái theo mùa, hiện nay thời tiết thường xuyên thay đổi và khó dự báo, các dịch bệnh trong thời gian gần đây có tính đột biến, khó kiểm soát do vậy ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nguyên vật liệu của Công ty. Do đó, Công ty đã thực hiện các biện pháp nhằm làm hạn chế các rủi ro này như: tổ chức liên kết thu mua và chế biến nguyên liệu, bao tiêu sản phẩm dược liệu cho các hộ nông dân. Một số nguyên vật liệu của Công ty như giấy, nhựa, hóa dầu, thủy tinh, đường, v.v… chịu sự rủi ro đặc thù của các ngành này. Ngoài ra, Công ty chịu sự rủi ro về tỷ giá đồng USD, EUR trong việc nhập khẩu nguyên liệu. Tuy nhiên, các nguyên vật liệu này chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng nguyên vật liệu, do vậy rủi ro này không đáng kể. Bên cạnh đó, Công ty còn chịu sự rủi ro của biến động giá nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào khác. Từ đầu năm 2008 đến nay và dự báo trong thời gian sắp tới tình hình kinh tế thế giới nói chung và trong nước nói riêng vẫn còn nhiều khó khăn, giá nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào sẽ tiếp tục gia tăng, gây nhiều bất lợi cho hoạt động sản xuất của Công ty. Trong khi đó việc điều chỉnh giá bán thuốc phải đáp ứng yêu cầu về bình ổn giá và bảo đảm hài hòa với các mục tiêu y tế và mục tiêu xã hội do đó giá bán thuốc khó được điều chỉnh kịp thời khi giá thành sản xuất gia tăng từ đó có thể ảnh hưởng đến doanh thu trong ngắn hạn. b. Rủi ro về thị trường Thị trường trong nước: Công ty chịu sự cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất dược nước ngoài và trong nước, bao gồm cả đông dược và tân dược. Không những thế, Công ty phải cạnh tranh với các cơ sở sản xuất đông dược, thô sơ, nhỏ lẻ có giá thành sản phẩm thấp hơn. Sự cạnh tranh tác động rất lớn đến doanh thu và lợi nhuận của Công ty. Thị trường nước ngoài: các rào cản kỹ thuật của các thị trường khó tính như Châu Âu, Mỹ, một số nước Châu Á gây ảnh hưởng đáng kể đến kế hoạch xuất khẩu của Công ty vào các thị trường này. Chi phí vận chuyển, chi phí giao nhận ngày một tăng cao, thủ tục xuất nhập khẩu còn rườm rà làm ảnh hưởng đến việc cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam nói chung và Công ty OPC nói riêng. c. Rủi ro hàng nhái, hàng kém phẩm chất: Hiện nay trong lĩnh vực hoạt động của Công ty, tình trạng hàng nhái, hàng kém phẩm chất đang có xu hướng gia tăng. Mặt hàng tiêu biểu của Công ty là Kim Tiền Thảo cũng bị làm giả, làm nhái gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Tình trạng này nếu không được ngăn chặn sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín và thương hiệu của OPC cũng như ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty. d. Các rủi ro về kỹ thuật, công nghệ: Điều kiện kiểm nghiệm đối chứng có thể khác nhau giữa các quốc gia. Thông tin về dây chuyền công nghệ, các kỹ thuật về theo dõi độ ổn định, kỹ thuật và thiết bị kiểm tra dư lượng thuốc trừ sâu hoặc giới hạn nồng độ các chất không cho phép theo quy ước quốc tế có thể gây ra một số rủi ro về chất lượng sản phẩm. Tốc độ phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật cũng tạo ra sức ép đối với công ty, đòi hỏi công ty phải thay đổi liên tục về chất lượng và mẫu mã. Đây là thách thức lớn đối với Công ty, đòi hỏi công ty phải liên tục đầu tư đổi mới trang thiết bị sản xuất, cải tiến kỹ thuật và nâng cao tay nghề lao động để đảm bảo khả năng cạnh tranh của công ty.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf20081027-opc-bai-20gioi-20thie-44719.pdf
Tài liệu liên quan