Đề tài Một số giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất hàng lẻ (LCL) bằng container tại công ty Sotrans đáp ứng yêu cầu cung ứng dịch vụ logistics trong giai đoạn hiện nay

sau khi được đóng vào chung một container thì được hãng tàu xem là một đơn vị

vận chuyển. Người gửi hàng lúc này là nhà gom hàng và người nhận hàng là đại

lý của họ tại nước đến.

Như đã được trình bày trong chương 1, có hai cách vận chuyển hàng lẻ: vận

chuyển container hàng gom đithẳng đến đích đến cuốicùng, hoặc chuyển tải

container hàng gom tại một cảng chuyển tải khác. Thông thường, container hàng

full từ Việt nam được vận chuyển đến các hub tại Singapore hay Hongkong. Sau

đó, các lô hàng trong container được dỡ ra và sắp xếp theo cùng đích đến. Các lô

hàng có cùng đích đến lạiđược đóng vào một container khác và đến cảng đích.

Các container hàng gom này gọi là container hàng gom chuyển tải.

Container hàng gom chuyển tải mang lại nhiều lợi thế cho người gom hàng vì họ

không phải mất nhiều thời gian để gom đủ hàng có cùng một đích đến cuối cùng

rồi mới đóng hàng đi. Việcsử dụng containerchuyển tải cho phép các nhà gom

hàng gom các lô hàng lẻ có các đích đến cuối cùng khác nhau vào cùng một

container và gửi sang các cảng chuyển tải (hub). Tại cáchub, đại lý của họ sẽ

tiến hàng gom lại hàng, đóng chung các lô hàng có cùng đích đến cuối cùng vào

cùng một container.

Mặc dù lượng hàng lẻ hàng tuần của công ty là khá lớn, tuy nhiên công ty chỉ

phát triển được container hàng lẻ đi thẳng sang Italia. Điều này do chưa có sự

đầu tư phát triển của lãnh đạo công ty cho các tuyến hàng lẻ khác. Từ đó gây ra

một số bất lợi sau đây:

- Các lô hàng lẻ của côngty không được gom mà phải sử dụng lại dịch vụ

52

gom hàng của các công tygom hàng khác chịu nhiều rủi rovề tổn thất,

mất chủ động trong tính toán chi phí và thời gian chuyển tải, thiệt hại tài

chính cho công ty nếu so vớiviệc tự tổ chức gom hàng.

- Nếu tự tổ chức gom cáclô hàng lẻ vào container hàng gom của chính

mình, tại nước đến, nhà gom hàng có cơ sở chỉ định các lô hàng lẻ này

cho đại lý của mình để tiến hàng giao hàng cho khách hàng. Việc giao

hàng cho khách hàng mang lại một số lợi ích nhất định cho đại lý tại nước

đến : thu được các khoản chi phí chứng từ , có cơ hội để cung cấp các dịch

vụ công thêm cho khách hàng Nhà gom hàng chỉ định hàng xuất cho đại

lý sẽ là cơ sở để có thể được đại lý chỉ định lại các lô hàng nhập từ nước

ngoài vào Việt Nam, trên cơ sở mối quan hệ hai chiều, có đi có lại giữa

các đại lý với nhau.

pdf114 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1936 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Một số giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất hàng lẻ (LCL) bằng container tại công ty Sotrans đáp ứng yêu cầu cung ứng dịch vụ logistics trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
âng ty hiện có và đặc biệt là chưa thể đáp ứng yêu cầu cung ứng dịch vụ logistics trong giai đoạn hiện nay. Lượng hàng xuất lẻ được chỉ định từ hệ thống đại lý của công ty là đáng kể. Tuy vậy, công ty vẫn chưa khai thác tốt bằng cách kết hợp với lượng hàng tự do nhằm phát triển các container hàng xuất lẻ với giá thành hạ và chất lượng dịch vụ tốt. Nhằm chuẩn hóa hoạt động cung ứng dịch vụ hàng xuất lẻ trở thành một mắc xích quan trọng trong chuỗi cung ứng dịch vụ logistics tại công ty, là cơ sở để công ty có thể tiến hành lập kế họach và triển khai các sản phẩm cung ứng dịch vụ logistics cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (theo dạng tailored service). Lượng hàng xuất lẻ tại công ty hàng tuần là đều đặn và đáng kể, thế nhưng công ty chỉ phát triển được duy nhất một container hàng lẻ đối với các lô hàng lẻ đi Italia. Còn lại các lô hàng khác, công ty phải sử dụng lại dịch vụ. Trong khi nếu kết hợp tốt với một đại lý ở một số cảng chuyển tải như : Singapore, Hồng Kông thì công ty có thể tận dụng tối đa lợi thế này. 3.1.3.4.Các căn cứ mang yếu tố quốc tế. -Việt Nam đã gia nhập các tổ chức và hiệp hội kinh tế quốc tế trong khu vực châu Á. Đang tiến hành đàm phán với các nước để gia nhập WTO. Điều đó là tất yếu dẫn đến Việt Nam phải mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giao nhận vận tải và tàu biển đầu tư vào Việt Nam theo dạng FDI. Đặc biệt, bộ luật hàng hải mới nhất của Việt Nam có hiệu lực từ 1/1/2006 đã quy định: không hạn chế tỷ lệ góp vốn đối với các doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực giao nhận vận tải trong các liên doanh với phía Việt nam. Tức là các doanh 82 nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực này có quyền thành lập doanh nghiệp FDI tại Việt nam. Điều này từ trước chưa bao giờ có, và là một thực tế mà các doanh nghiệp nội địa trong ngành chưa dám nhìn thẳng vào và thực sự cũng chưa đủ sức để đối diện với thực tế này. -Tình hình chuyên môn hóa toàn cầu và khu vực ngày càng diễn ra gay gắt, đòi hỏi các doanh nghiệp phải thật sự chuyên sâu vào lĩnh vực mà mình có lợi thế nhất để có thể phát huy tối đa lợi thế so sánh của mình nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, hạ giá thành và tồn tại trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay. -Khối lượng hàng hóa buôn bán quốc tế ngày càng nhiều, nhu cầu cung cấp một giải pháp toàn diện về vận tải và logistics đang được các nhà sản xuất quan tâm rất lớn, chính vì thế, họat động giao nhận vận tải nói chung và họat động giao nhận hàng lẻ nói riêng phải đáp ứng được nhu cầu cung cấp dịch vụ logistics hiện nay. 3.1.3.5.Các căn cứ trong nước. -Một số công ty giao nhận hay hãng tàu nước ngoài trước đây phải chọn một đối tác Việt Nam làm đại lý cho họ để hoạt động tại thị trường Việt Nam, từ đầu năm đến nay đã có một số doanh nghiệp không tiếp tục duy trì hình thức này và thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, ví dụ: công ty Maersk Sealand trước đây chọn công ty Saigon Shipping làm đại lý thì đầu năm 2005, họ đã thành lập công ty Maersk Sealand 100% vốn Singapore, hoặc gần đây là hãng tàu CGM- CMA, hãng giao nhận và chuyển phát nhanh TNT … -Lượng hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam đi các nước ngày càng tăng và nếu chỉ quản lý hay khai thác lượng hàng này một cách thủ công như trước kia thì một mặt không quản lý nổi. Mặt khác, không đáp ứng hết yêu cầu của các khách hàng hay các nhà sản xuất đối với một dịch vụ cung cấp trọn gói các giải pháp từ việc cung ứng nguyên liệu đến thu xếp đầu ra cho họ. -Một số công ty giao nhận tại Việt Nam đã xây dựng mô hình logistics gần đây 83 và cho thấy một số thành công nhất định. Với hệ thống kho bãi đáp ứng yêu cầu lưu trữ hàng hóa lớn, hệ thống công nghệ thông tin tiên tiến cho phép quản lý một lượng hàng hóa lớn với độ chính xác cao mà không mất nhiều thời gian và công sức, hệ thống cung ứng dịch vụ logistics đã và đang làm hài lòng các khách hàng và các nhà sản xuất vì tính thuận lợi, chuyên nghiệp và giá thành hạ của nó. -Những quy định trong Luật đầu tư nước ngòai, Nghị định 24/2000/NĐ-CP, Nghị định 27/2003/NĐ-CP cùng các cam kết trong quá trình đàm phán gia nhập WTO, Việt Nam đang thực hiện một lộ trình mở cửa các ngành dịch vụ trong đó có logistics, giao nhận, buộc các công ty Việt Nam phải chuẩn bị và nâng cao năng lực cạnh tranh. -Đầu tư vào kết cấu hạ tầng giao thông, cảng biển, kho bãi, viễn thông, internet trên địa bàn thành phố là một trong những ưu tiên đầu tư của Chính phủ, tạo điều kiện rất thuận lợi cho phát triển hoạt động logistics. -Hệ thống Pháp luật ngày càng được hoàn thiện, Luật Hải quan được Quốc hội thông qua là một bước tiến trong việc công khai, minh bạch hóa thủ tục Hải quan, tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty logistics và công ty xuất khẩu, tăng cường mở rộng đầu tư và đa dạng hóa dịch vụ vận tải biển cung cấp thêm cho khách hàng. 3.1.3.6.Ma trận SWOT Trên cơ sở các yếu tố đã phân tích ở chương 2, các ma trận SWOT được rút ra , tác giả sử dụng các ma trận này để xây dựng định hướng chiến lược. 3.2.Giải pháp 3.2.1.Nhóm giải pháp vĩ mô Mục đích của nhóm giải pháp này là nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của họat động xuất khẩu hàng lẻ tại Việt Nam. 84 3.2.1.1.Tính pháp lý cho hoạt động xuất hàng lẻ tại Việt Nam. a.Mục tiêu giải pháp: Hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động xuất hàng lẻ tại Việt Nam, làm cơ sở cho hoạt động giao nhận hàng xuất lẻ phát triển đến một tầm cao mới, là một hoạt động độc lập có mức độ quan trọng tương đương với các hoạt động giao nhận vận tải và hoạt động cung ứng dịch vụ logistics nói chung. b.Nội dung giải pháp. Hoạt động xuất hàng lẻ tại Việt Nam hiện nay được xem là một trong các hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu. Trong điều 167 của Luật Thương Mại Việt Nam có quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của người giao nhận như sau: -Người giao nhận được hưởng tiền công và các khoản thu nhập hợp lý khác; -Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình theo hợp đồng. -Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách hàng thì có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng nhưng phải thông báo ngay với khách hàng. -Sau khi ký kết hợp đồng, nếu thấy không thể thực hiện được chỉ dẫn của khách hàng thì phải thông báo với khách hàng để xin chỉ dẫn thêm. -Phải thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian hợp lý nếu trong hợp đồng không thỏa thuận về thời gian thực hiện nghĩa vụ với khách hàng. Như vậy khung pháp lý về hoạt động giao nhận hàng lẻ tại Việt nam hiện nay nằm chung trong khung pháp lý cho các hoạt động giao nhận vận tải. Trong thời gian tới, nhà nước cần cụ thể hóa và hoàn thiện khung pháp lý riêng cho hoạt động này để hoạt động có cơ sở pháp lý vững chắc hơn. Cụ thể theo các định hướng như sau: +Nhấn mạnh vai trò của hoạt động giao nhận hàng lẻ trong toàn bộ dây chuyền cung ứng dịch vụ logistics. +Quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của các bên tham gia hoạt động giao nhận hàng lẻ: chủ hàng, người giao nhận, người chuyên chở, người nhận hàng. 85 +Xác định rõ hợp đồng giao nhận vận tải hàng lẻ là hợp đồng kinh tế hay hợp đồng dân sự để có cơ sở pháp lý điều chỉnh tương ứng. Vì trong một số trường hợp, một bên của hợp đồng giao nhận hàng lẻ chỉ đơn thuần là một cá nhân chứ không phải là tổ chức hay công ty đứng ra ký kết hợp đồng. c.Tổ chức thực hiện. Các nhà giao nhận vận tải hàng lẻ liên kết lại với nhau hình thành nên Hiệp hội các nhà giao nhận hàng xuất lẻ. Hiệp hội này tổ chức những buổi hội thảo chuyên đề nhằm tìm ra những khó khăn và hạn chế mà những quy định, chính sách hiện có của nhà nước vô tình gây ra cho hoạt động. Hoặc phân tích những tình huống và trường hợp tranh chấp xãy ra nhưng hiện tại hệ thống pháp luật Việt Nam chưa có cơ sở pháp lý nào để có thể giải quyết tranh chấp một cách thấu đáo. Từ đó kiến nghị với cơ quan nhà nước nhằm xây dựng những quy định và luật lệ riêng cho hoạt động giao nhận hàng xuất lẻ. d.Lợi ích đạt được dự kiến Khi cơ sở pháp lý cho hoạt động xuất hàng lẻ trở nên độc lập trong hệ thống luật pháp về giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu - logistics, các bên tham gia vào hoạt động này đều nhận được những lợi ích thiết thực dự kiến như sau: +Người gom hàng có cơ sở mở rộng sản xuất trong phạm vi mà pháp luật không cấm, có cơ sở giải quyết tranh chấp một cách cụ thể và rõ ràng đối với chủ hàng, người nhận hàng hay công ty giao nhận khác khi có tranh chấp phát sinh. +Chủ hàng và người nhận hàng: được đảm bảo quyền và nghĩa vụ hợp pháp theo đúng quy định của pháp luật, chủ động trong sản xuất kinh doanh vì hạn chế được những rủi ro phát sinh trong quá trình sử dụng dịch vụ xuất hàng lẻ do đã có pháp luật quy định chi tiết và chặt chẽ về hoạt động này. +Đối với xã hội: tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng và có cơ sở pháp lý vững chắc, khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư vào cung cấp dịch vụ, bảo vệ quyền lợi của các công ty giao nhận hàng lẻ trong nước so với các công ty cùng ngành có chủ sở hữu là các tập đoàn nước ngoài đang kinh doanh tại Việt Nam. 86 e.Những khó khăn khi thực hiện giải pháp. Vì hệ thống pháp luật của ta hiện nay còn nhiều bất cập và có nhiều điểm chồng chéo, việc soạn thảo ra những quy định và luật lệ riêng cho hoạt động xuất hàng lẻ sẽ mất nhiều thời gian và công sức nghiên cứu. Vì khi đã có những quy định pháp quy thì cũng cần phải có những văn bản hướng dẫn thi hành, điều này gây mất nhiều thời gian để luật có thể đi vào đời sống sản xuất kinh doanh. 3.2.1.2.Duy trì chính sách ngoại thương ổn định và bền vững. a.Mục tiêu giải pháp. Để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói chung và các doanh nghiệp trong ngành giao nhận vận tải nói riêng chủ động trong đầu tư và xây dựng kế họach sản xuất kinh doanh của mình. Là cơ sở để thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài nhằm sản xuất ra các mặt hàng xuất khẩu, duy trì và mở rộng những ưu đãi về thuế nhập khẩu và các chính sách xuất nhập khẩu khác mà nước ta được hưởng từ các tổ chức kinh tế trong khu vực và trên thế giới. b.Nội dung giải pháp. 1.Duy trì chính sách ngoại thương ổn định như từ trước đến nay: khuyến khích tối đa các thành phần kinh tế tham gia hoạt động xuất khẩu một mặt vừa nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh mặt khác đem lại nguồn ngọai tệ đáng kể cho đất nước. Các doanh nghiệp xuất khẩu được hàng hóa ra nước ngoài chính là các doanh nghiệp tận dụng được lợi thế so sánh của đất nước so với các nước bạn. Tận dụng và phát huy được lợi thế so sánh chính là việc thúc đẩy chuyên môn hóa sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như năng suất lao động cho toàn xã hội. Các doanh nghiệp trong nước một khi đã chủ động tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế sẽ đóng góp tiếng nói rất lớn cho ngành giao nhận vận tải trong nước phát triển. 2.Tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức kinh tế chính trị trong khu vực và trên thế giới nhằm tạo thuận lợi cho các hoạt động đầu tư, xúc tiến ngoại 87 thương và tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức kinh tế trong khu vực và trên thế giới nhằm hưởng những ưu đãi về ngoại thương từ các nước trong các khối kinh tế này. 3.Xây dựng môi trường kinh doanh trong nước mang tính ổn định và nhất quán, tạo sự yên tâm cho các nhà đầu tư khi tham gia đầu tư sản xuất kinh doanh tại Việt nam, góp phần tăng sản lượng hàng xuất khẩu từ Việt nam đi các nước trong khu vực và trên thế giới. c.Tổ chức thực hiện. Trước sau như một, nhà nước cần tuyệt đối duy trì chính sách này. Cụ thể hóa việc khuyến khích xuất khẩu của nhà nước là việc tiếp thị hình ảnh quốc gia, đơn giản hóa thủ tục, ưu đãi về thuế, về vốn cho các doanh nghiệp tham gia sản xuất xuất khẩu. Chỉ với sự ổn định của chính sách trong thời gian dài, các nhà đầu tư mới thực sự toàn tâm toàn lực phân bố nội lực một cách hợp lý cho quá trình sản xuất kinh doanh xuất khẩu của họ. Các chính sách ưu đãi và không phân biệt đối xử của các tổ chức thương mại trên thế giới mà chúng ta có được trong thời gian qua mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các nhà sản xuất xuất khẩu trong nước. Được hưởng những ưu đãi về thuế nhập khẩu, về chế độ hạn ngạch của các quốc gia trong các tổ chức kinh tế này giúp các doanh nghiệp nước ta nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm, là điều kiện để doanh nghiệp thâm nhập sâu rộng vào thị trường các quốc gia này. Nhà nước cần tập trung nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trong công tác ngọai giao, đặc biệt ngoại giao để bán hàng là việc làm mà Chính phủ của các nước tiên tiến gần đây tập trung đầu tư. Ngoại giao bán hàng chính là việc mà Chính phủ tận dụng các mối quan hệ ngoại giao để thuyết phục các Chính phủ khác tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa của nước mình thâm nhập dễ dàng vào thị trường của họ. 88 Môi trường kinh doanh trong nước ổn định với hệ thống luật pháp minh bạch là điều kiện hàng đầu tạo sự yên tâm cho các nhà đầu tư khi đầu tư vào nước ta. Nhà nước có nhiệm vụ tạo ra môi trường kinh doanh ổn định và bền vững, không phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế cũng góp phần khuyến khích thu hút đầu tư tạo ra sản phẩm xuất khẩu ngày càng nhiều cho đất nước. d.Lợi ích đạt được dự kiến. -Hình ảnh quốc gia được xây dựng trong tâm trí của các nhà đầu tư và của các khách hàng nước ngoài là một quốc gia có môi trường kinh doanh ổn định, lành mạnh, đảm bảo quyền lợi bình đẳng cho các bên khi cùng tham gia vào sản xuất kinh doanh từ đó thu hút thêm dòng vốn đầu tư. -Sản lượng hàng xuất khẩu nói chung và hàng xuất lẻ nói riêng, nhất là lượng hàng lẻ chỉ định, sẽ ổn định và tăng đều qua các năm, là cơ sở cho hoạt động cung ứng dịch vụ logistics cho hoạt động xuất hàng lẻ phát triển. -Với chính sách ngoại thương ổn định và bền vững của nhà nước, các doanh nghiệp trong nước hoàn toàn chủ động và yên tâm trong việc lập ra các chiến lược phát triển dài hạn của họ, đảm bảo mang lại lợi ích cao nhất trên đồng vốn đầu tư mà họ đã bỏ ra để đầu tư cho những chiến lược kinh doanh dài hạn. e.Những khó khăn khi thực hiện giải pháp. Vì chính sách phải đảm bảo tính nhất quán trong thời gian dài nên đôi khi có những giai đoạn trong tương lai do những nhân tố chủ quan hay khách quan có thể mục tiêu của chính sách có thể bị sai lệch đi đôi chút so với mục tiêu ban đầu. Do việc gắn kết giữa các doanh nghiệp và nhà nước, các tổ chức ngoại giao còn lỏng lẻo nên việc khai thác tối đa lợi ích từ các chính sách mới của nhà nước chưa đạt hết tác dụng của nó. Vì đa số các doanh nghiệp còn thiếu nhiều thông tin từ công tác ngoại giao phục vụ kinh tế của nhà nước. 89 3.2.2.NHÓM GIẢI PHÁP VI MÔ Trước hết, với những vấn đề đặt ra ở chương 1, học viên có một số điểm lưu ý sau đây trước khi đưa ra những giải pháp cho công ty: - Thứ nhất, như chương 1 đã đề cập, nếu nhà gom hàng chỉ là đại lý cho các hãng giao nhận vận tải, các hãng tàu, việc sử dụng Bill of lading của đại lý để phát hành cho khách hàng lẻ là không đúng với pháp luật Việt nam và công ước hàng hải quốc tế về vận tải đa phương thức. Cho nên, công ty phải sử dụng mẫu Bill of Lading riêng của công ty mình, hay sử dụng mẫu Bill của FIATA, trong đó, công ty là chủ thể trực tiếp đứng ra ký hợp đồng với các chủ hàng lẻ (đối với các lô hàng cước trả trước) để phát hành cho khách hàng. - Thứ hai, như phân tích trong chương 1, họat động xuất hàng lẻ đem lại nhiều lợi ích cho các đối tượng sau: chủ hàng, người vận tải và nhà gom hàng. Trong đó, mục tiêu của luận văn là trên cơ sở lợi ích mà chủ hàng và người vận tải đạt được, nhà gom hàng (công ty Sotrans) phải tối đa hóa được lợi ích của mình. Trên cơ sở bài tóan đóng hàng ở chương 1, kết hợp những thống kê về lượng hàng LCL đóng vào container, cũng như những phân tích định hướng về thị trường cho hàng xuất lẻ, để tối đa hóa lợi ích của mình, công ty cần nhanh chóng phát triển họat động sales- marketing và gấp rút xây dựng và phát triển container hàng lẻ chuyển tải, không thể chỉ phát triển duy nhất một container hàng lẻ trực tiếp đi Italia như hiện nay. Căn cứ vào phân tích quy trình cung ứng dịch vụ xuất hàng lẻ tại công ty trong thời gian vừa qua ở chương 2, chúng ta nhận thấy cần phải có những thay đổi và bổ sung vào quy trình đó để có thể đáp ứng yêu cầu cung ứng dịch vụ logistics trong giai đoạn hiện nay. Kết hợp những lý thuyết về xác định thị trường tiềm năng, những phân tích về sản lượng của thị trường, dự báo thấy được xu hướng gia tăng lượng hàng xuất LCL trong những năm tới. Học viên mạnh dạn đề nghị 90 công ty nên tập trung phát triển hoạt động xuất hàng lẻ theo một số đề xuất sau đây nhằm hoàn thiện công tác xuất hàng lẻ tại công ty, đẩy mạnh họat động kinh doanh nói chung. 3.2.2.1.NHÓM 1: HOÀN THIỆN QUY TRÌNH XUẤT KHẨU HÀNG LẺ BẰNG CONTAINER ĐỐI VỚI VIỆC HỖ TRỢ CHO HOẠT ĐỘNG LOGISTICS a.Trong khâu tiếp nhận yêu cầu khách hàng: Họat động tiếp nhận thông tin, giao dịch với khách hàng tại công ty có một số đặc điểm như sau: +Chủ yếu tiếp nhận thông tin, giao dịch bằng điện thọai: bộ phận chào hàng tại công ty chưa quan tâm đến các kênh thông tin khác như: email, chào hàng trực tiếp, nhận yêu cầu của khách hàng thông qua website của công ty. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc tăng cường khả năng tiếp cận yêu cầu của khách hàng qua những kênh thông tin tự động và xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp hóa về khả năng cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng LCL trong tâm trí khách hàng. +Khi nhận yêu cầu của khách hàng chủ yếu bằng giao dịch điện thoại, chưa có bảng chào giá bằng văn bản để làm bằng chứng khi tranh chấp xãy ra. Do đó công ty nên xây dựng một kênh mới cho việc tiếp nhận các yêu cầu của khách hàng: bằng email, bằng yêu cầu cung cấp dịch vụ trên trang web của công ty. Công ty cần cử ra một bộ phận chuyên theo dõi các yêu cầu của khách hàng qua trang web của công ty. Trong thực tế, công ty phải thông tin đến cho khách hàng rằng việc giao dịch giữa công ty và khách hàng qua hệ thống thư điện tử là chấp nhận được và có cơ sở pháp lý vững chắc trong trường hợp tranh chấp có xãy ra. +Việc quảng bá hình ảnh công ty như là công ty đi đầu trong lĩnh vực giao nhận vận tải với việc ứng dụng công nghệ thông tin sâu rộng và tòan diện vào hoạt động sản xuất kinh doanh là việc làm hết sức cần thiết. Các thông tin quảng bá 91 này có tác dụng hướng dẫn nhu cầu sử dụng dịch vụ hàng xuất lẻ cho các khách hàng tiềm năng. Hướng tập quán yêu cầu sử dụng dịch vụ của các khách hàng tiềm năng qua một kênh thông tin mới với hiệu quả cao: internet với trang thông tin điện tử chuyên nghiệp và đáp ứng yêu cầu cập nhật thông tin cho khách hàng về các yếu tố: giá cả, các loại dịch vụ, thời gian chuyển tải… +Việc khai thác kênh thông tin mới là internet để tiếp nhận yêu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng còn có một ý nghĩa quan trọng khác là tạo ra nhu cầu cho khách hàng. Trong thực tế sản xuất kinh doanh hiện nay, một số doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình bắt đầu sản xuất kinh doanh có nhu cầu xuất hàng lẻ cho các khách hàng nước ngoài của họ là rất lớn. Tuy nhiên, do mới bắt đầu quá trình buôn bán quốc tế, nên các doanh nghiệp này chưa có lượng hàng xuất ổn định cũng như chưa có kinh nghiệm cụ thể về việc xuất khẩu hàng hóa. Từ đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ không thể chủ động trong việc tính toán chi phí và hiệu quả của việc xuất khẩu hàng hóa của họ làm giảm hiệu quả đàm phán với các khách hàng nước ngoài. Trang thông tin điện tử của công ty ngoài việc tiếp nhận yêu cầu khách hàng còn có nhiệm vụ tư vấn, cung cấp thông tin và giải đáp các thắc mắc của các khách hàng tiềm năng, tạo ra lượng cầu sử dụng dịch vụ hàng xuất lẻ mới cho công ty. b.Trong khâu tiếp nhận hàng hóa và làm các thủ tục có liên quan trước khi xuất hàng: +Đôi khi nhận hàng tại các cửa hàng bằng xe tải thuê ngoài, không sử dụng xe chuyên dùng của Sotrans nên mang lại tâm lý e ngại nơi khách hàng, từ đó làm cho phong cách phục vụ của Sotrans không mang tính chuyên nghiệp. Sotrans cần trang bị đội xe chuyên dùng cho việc vận chuyển hàng hóa xuất khẩu trong khu vực thành phố và các tỉnh lân cận, nhằm tạo ra giá trị phụ thêm của việc cung cấp dịch vụ xuất hàng lẻ cho công ty và làm cho sản phẩm của công ty mang tính đồng nhất. Xây dựng đội xe tải này đặc biệt có ý nghĩa trong việc giao nhận vận tải các giao hàng door-to-door (cửa đến cửa). 92 Trang bị đội xe tải phục vụ cho việc giao nhận hàng hóa nội địa cũng tạo ra nhu cầu mới cho việc sử dụng dịch vụ hàng xuất lẻ. Khi đội xe thực hiện việc nhận hàng hóa tận xưởng của người bán (đối với các lô hàng bán theo điều kiện ex work- tận xưởng), mặc dù trong điều kiện bán hàng này theo incoterm quy định thì người bán không có trách nhiệm thuê phương tiện vận tải, người bán vẫn thấy yên tâm và hoàn toàn chủ động trong việc nhận thuê các phương tiện vận tải về phía mình trong quá trình đàm phán với người mua. Đây là cơ hội để người bán có thể sử dụng dịch vụ giao nhận vận tải hàng xuất lẻ của các đơn vị cung cấp dịch vụ trong nước, tiết kiệm ngoại tệ cho đất nước. +Trong giao nhận hàng lẻ, hàng lẻ xuất khi được đóng kiện gỗ thì đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển ra nước ngoài, đối với một số lọai hàng hóa không cần phải đóng kiện gỗ vẫn có thể đảm bảo chất lượng, không xãy ra đổ vỡ trong quá trình vận chuyển thì thường khách hàng không yêu cầu kiện gỗ. Trong thực tế hiện nay t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiai_phap_va_kien_nghi_nham_day_manh_hoat_dong_san_xuat_hang_le_(lcd)_bang_container.pdf
Tài liệu liên quan