Trong nền kinh tế của mỗi quốc gia thuế luôn được coi là mối quan tâm hàng đầu của mọi Nhà nước, bởi nó không chỉ là nguồn thu chủ yếu của Ngân Sách Nhà nước mà còn được sử dụng làm công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế góp phần phân phối lại thu nhập, thực hiên công bằng xã hội.
Ơ nước ta luật thuế giá trị gia tăng có hiệu lực thi hành từ ngày 1/ 1/ 1999 thay thế luật thuế doanh thu được xem là một bước đột phá có tính chất quyết định trong công cuộc cải cách thuế bước II của Việt Nam. Tuy nhiên do điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay đang còn nhiều yếu kém, hệ thống pháp luật thiếu đồng bộ, ý thức chấp hành luật thuế chưa cao .Vì thế, việc thực hiện luật thuế mới cũng như công tác quản lý thu thuế đang còn gặp nhiều khó khăn cần tháo gỡ. Nổi cộm nhất trong công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng là ở thành phần kinh tế ngoài quốc doanh trong đó có doanh nghiệp ngoài quốc doanh như: tình hình sư dụng hoá đơn giả, khai khống hoá đơn đầu vào để xin hoàn thuế, ghi giá trên hoá đơn thấp hơn giá thực tế . đã làm ảnh hưởng nhiều đến số thu Ngân Sách Nhà nước và công bằng xã hội.
Để có thể khắc phục được những hạn chế trên cần có sự quản lý thu thuế một cách chặt chẽ bằng nhiều biện pháp khác nhau. Do yêu cầu bức xúc của thực tiễn, trong quá trình thực tập tại Cục thuế Nghệ An cùng với những kiến thức đã được kĩnh hội ở trường và sự giúp đỡ của các thầy cô, cán bộ thuế ở Cục; tôi mạnh dạn tìm hiểu và nghiên cứu công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng với đề tài:
“ Một số giải pháp tăng cường quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Nghệ An”.
Với thời gian có hạn và thuận tiên trong việc nghiên cứu tài liệu và thực tế tại Cục thuế, đề tà chỉ bó hẹp ở phạm vi các doanh nghiệp ngoài quốc doanh do cục quản lý.
Mục đích của đề tài : Tìm hiểu thực trạng công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng và những kết quả đã đạt được đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn, từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị để công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng được hoàn thiện hơn đáp ứng yêu cầu thu đúng, thu đủ và kịp thời về cho Ngân Sách Nhà nước. Bài viết này gồm những nội dung sau:
Chương I: Thuế giá trị gia tăng và quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong nền kinh tế .
Chương II: Thực trạng quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Nghệ An .
Chương III: Một số giải pháp tăng cường quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
56 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1057 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Một số giải pháp tăng cường quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Trong nền kinh tế của mỗi quốc gia thuế luôn được coi là mối quan tâm hàng đầu của mọi Nhà nước, bởi nó không chỉ là nguồn thu chủ yếu của Ngân Sách Nhà nước mà còn được sử dụng làm công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế góp phần phân phối lại thu nhập, thực hiên công bằng xã hội.
ơ nước ta luật thuế giá trị gia tăng có hiệu lực thi hành từ ngày 1/ 1/ 1999 thay thế luật thuế doanh thu được xem là một bước đột phá có tính chất quyết định trong công cuộc cải cách thuế bước II của Việt Nam. Tuy nhiên do điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay đang còn nhiều yếu kém, hệ thống pháp luật thiếu đồng bộ, ý thức chấp hành luật thuế chưa cao ...Vì thế, việc thực hiện luật thuế mới cũng như công tác quản lý thu thuế đang còn gặp nhiều khó khăn cần tháo gỡ. Nổi cộm nhất trong công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng là ở thành phần kinh tế ngoài quốc doanh trong đó có doanh nghiệp ngoài quốc doanh như: tình hình sư dụng hoá đơn giả, khai khống hoá đơn đầu vào để xin hoàn thuế, ghi giá trên hoá đơn thấp hơn giá thực tế ... đã làm ảnh hưởng nhiều đến số thu Ngân Sách Nhà nước và công bằng xã hội.
Để có thể khắc phục được những hạn chế trên cần có sự quản lý thu thuế một cách chặt chẽ bằng nhiều biện pháp khác nhau. Do yêu cầu bức xúc của thực tiễn, trong quá trình thực tập tại Cục thuế Nghệ An cùng với những kiến thức đã được kĩnh hội ở trường và sự giúp đỡ của các thầy cô, cán bộ thuế ở Cục; tôi mạnh dạn tìm hiểu và nghiên cứu công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng với đề tài:
“ Một số giải pháp tăng cường quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Nghệ An”.
Với thời gian có hạn và thuận tiên trong việc nghiên cứu tài liệu và thực tế tại Cục thuế, đề tà chỉ bó hẹp ở phạm vi các doanh nghiệp ngoài quốc doanh do cục quản lý.
Mục đích của đề tài : Tìm hiểu thực trạng công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng và những kết quả đã đạt được đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn, từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị để công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng được hoàn thiện hơn đáp ứng yêu cầu thu đúng, thu đủ và kịp thời về cho Ngân Sách Nhà nước. Bài viết này gồm những nội dung sau:
Chương I: Thuế giá trị gia tăng và quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong nền kinh tế .
Chương II: Thực trạng quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Nghệ An .
Chương III: Một số giải pháp tăng cường quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Đề tài:
một số biện pháp tăng cường
công tác quản lý thu thuế GTGT
đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
trên địa bàn tỉnh nghệ an.
chương I
thuế giá trị gia tăng và quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
trong nền kinh tế.
I – Vị trí thuế giá trị gia tăng trong hệ thống thuế trong nền kinh tế thị trường.
Khái niệm về thuế.
a. Nguồn gốc xuất hiện của thuế.
Trong lịch sử tiến hoá và phát triển của nhân loài, trước xã hội nô lệ con người sống với nhau theo từng bầy đàn để chống lại thú dữ, điều kiện làm việc còn rất thô sơ, năng suất lao động thấp, sản phẩm kiếm được chưa đủ ăn, do đó chưa có sản phẩm thặng dư, chưa có giai cấp trong xã hội lúc đó chưa có Nhà nước và thuế.
Cùng với thời gian, lực lượng sản xuất phát triển có sự phân công lao động trong xã hội làm cho năng xuất tăng lên xuất hiện sản phẩm thặng dư. Trong cộng đồng có người giàu, kẻ nghèo hình thành các giai cấp khác nhau, giữa các giai cấp này có mâu thuẫn về quyền lợi. Để giải quyết mâu thuẫn này cần thiết phải có một tổ chức trung gian đứng ra điều hoà mâu thuẫn giai cấp đó là Nhà nước. Nhà nước muốn tồn tại và phát triển cần phải có các cơ sở vật chất nhất định để nuôi sống bộ máy của mình và để thực hiện các chương trình, dự án theo ý đồ của mình. Để có thể làm được điều đó nhất thiết phải có nguồn Ngân Sách dự trữ, nguồn Ngân Sách này có được có thể từ các nguồn: bắt buộc nhân dân đóng góp thông qua nộp thuế, vay của nhân dân thông qua phát hàng công trái hoặc phát hành tiền.
Trong ba nguồn tài trợ trên, thuế là nguồn tài trợ quan trọng hơn cả; vì thuế có sự điều tiết, có sự chia sẻ, là khoản thu bắt buộc mang tính cưỡng chế của Nhà nước, nó thể hiện quyền lực của Nhà nước và không mang tính hoàn trả trực tiếp, ngang giá. Nếu phát sinh tiền quá nhiều sẽ gây ra lạm phát, còn vay của nhân dân cuối cùng cũng phải hoàn trả, mà Nhà nước không có khoản thu nhập nào, nếu không thu của dân lấy từ đâu như thế khó khăn lại càng khó khăn hơn.
Qua đó ta thấy thuế ra đời với sự tồn tại và phát triển của nhà nước và là cơ sở kinh tế của Nhà nước.
b. Khái niệm về thuế.
Tuỳ theo các giác độ nghiên cứu khác nhau về thuế mà có các khái niệm khác nhau:
Đứng trên giác độ pháp luật, thuế được định nghĩa là khoản đóng góp theo quy định của pháp luật mà các tổ chức, doanh nhân phải nộp vào Ngân Sách Nhà nước.
Đứng trên giác độ phân phối: Thuế được hiểu là quá trình phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân để hình thành nên quỹ tiền tệ tập thung lớn nhất.
Từ các khái niệm trên ta thấy thuế có các đặc điểm chính là khoản đóng góp mang tính bắt buộc, tính cưỡng chế pháp lý cao, không mang tính hoàn trả trực tiếp.
2. Thuế giá trị gia tăng.
Quán triệt Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ VI về đổi mới kinh tế, từ năm 1990 đến nay qua các lần họp Quốc Hội đã xác định và lần lượt ban hành chính sách thuế và một số loại phí, lệ phí áp dụng cho các thành phần kinh tế. Hiện nay trong hệ thống thuế của chúng ta có các loại thuế sau:
Thuế giá trị gia tăng.
Thuế tiêu thu đặc biệt.
Thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao.
Thuế sử dụng đất nông nghiệp.
Thuế tài nguyên.
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Thuế nhà đất (pháp lệnh).
Thuế chuyển quyền sử dụng đất.
Thuế môn bài.
Thuế là công cụ quan trọng và hiệu quả được Nhà nước sử dụng để quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Thu Ngân Sách về thuế chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng số thu, khoảng 90% là khoản thu chủ yếu của Ngân Sách Nhà nước.
Một sắc thuế ra đời điều chỉnh vào một hoặc một số đối tượng nhất định với các mục tiêu khác nhau.
Ví dụ: Như thuế tiêu thu đặc biệt là một loại thuế gián thu đánh vào khâu sản xuất và nhập khẩu các hàng hoá và dịch vụ nằm trong danh sách chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, danh sách này thường là những hàng hoá, dịch vụ không được Nhà nước khuyến khích tiêu dùng, nhập khẩu, nên mức độ điều chỉnh khá cao thông qua thuế suất. ở nước ta nước thuế suất thuế tiêu thu đặc biệt thấp nhất là 15% và nước cao nhất là 100%. Hoặc thuế xuất khẩu, nhập khẩu là sắc thuế được ban hành ra đề đánh đổi trên giá trị và chủng loại hàng hoá trao đổi giữa hai hay nhiều quốc gia với các mục đích khuyến khích đầu tư, bảo hộ sản xuất trong nước ... Và các loại thuế trên được ban hành ra còn để tạo nguồn thu cho Ngân Sách Nhà nước. Trong các loại thuế chúng ta nêu ở trên thì thuế giá trị gia tăng chiếm một tỷ trọng rất đáng kể trong tổng số thu từ thuế, khoảng 30% và tỷ trọng này có xu hướng ngày càng tăng.
ở nước ta luật thuế giá trị gia tăng được quốc Hội khoá IX thông qua tại kỳ họp thứ 11 và nó có hiệu lực ban hành từ ngày 1/ 1/ 1999 thay thế luật thuế doanh thu là một bước đột phá trong quyết định trong công cuộc cải cách thuế bước II ở Việt Nam. Để hiểu rõ hơn về luật thuế này chúng ta đi tìm hiểu khái niệm, đặc điểm và các nội dung cơ bản của nó.
a. Khái niệm.
Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
b. Đặc điểm cơ bản của thuế giá trị gia tăng.
- Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu, một yếu tố cấu thành trong giá cả hàng hoá nhặm động viên một phần thu nhập thông qua sự đóng góp của người tiêu dùng; các nhà sản xuất, kinh doanh và cung ứng dịch vụ chỉ là người nộp hộ.
- Thuế giá trị gia tăng có phạm vi điều chỉnh rộng áp dụng cho tất cả các hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các đối tượng quy định tại điều 4 của Luật này.
- Thuế giá trị gia tăng đánh vào tất cả các giai đoạn sản xuất kinh doanh nhưng chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm ở mỗi giai đoạn. Vì vậy, tổng số thuế thu được ở giai đoạn sẽ bằng với số thuế tính theo giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng.
- Thuế giá trị gia tăng có tính trung lập cao, nó không chịu ảnh hưởng bởi kết quả kinh doanh của người nộp thuế.
- Thuế giá trị gia tăng có khả năng đem lại số thu thường xuyên và ổn định cho Ngân Sách Nhà nước tuỳ theo quan điểm động viên của mỗi nước. Thuế giá trị gia tăng phụ thuộc vào mức tiêu dùng xã hội.
c. Nội dung cơ bản của luật thuế giá trị gia tăng .
Theo luật thuế giá trị gia tăng và các văn bản hướng dẫn thực hiện, nội dung cơ bản của luật thuế giá trị gia tăng bao gồm :
Đối Tượng chịu thuế giá trị gia tăng.
Theo quy định tại điều 2 luật thuế giá trị gia tăng và điều 2 nghị định số 79/ 2000/ NĐ - CP của Chính Phủ thì đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng là hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh và tiêu thụ ở Việt Nam, trừ 26 nhóm hàng hoá, dịch vụ quy định tại Điều 4 luật thuế giá trị gia tăng.
Đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng: là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ (gọi chung là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân khác nhập khẩu hàng hoá chịu thuế (gọi chung là người nhập khẩu).
Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng: là giá tính thuế và thuế suất.
- Giá tính thuế: + Đối tượng hàng hoá, dịch vụ là giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng.
+ Đối với hàng hoá nhập khẩu là giá nhập khẩu tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu.
Ngoài ra, giá tính thuế giá trị gia tăng, đối với các trường hợp khác nhau cũng được quy định cụ thể tại điều 6 của nghị định. Sô 79/ 2000 NĐ - CP của chính phủ chi tiết thi hành luật thuế giá trị gia tăng.
-Thuế suất: có 4 mức thuế suất, cụ thể
+Thuế suất 0% : áp dụng cho hàng hoá, dịch vụ xuất khác
+Thuế suất 5% : áp dụng cho hàng hoá, dịch vụ có tính thiết yếu trong đời sống kinh tế xã hội
+Thuế suất 10% : áp dụng cho các nhóm hàng hoá, dịch vụ thông thường trong đời sống kinh tế xã hội
+Thuế suất 20% : áp dụng cho nhóm hàng hoá, dịch vụ cao cấp hoặc khả năng nhận được doanh lợi cao.
d. Phương pháp tính thuế.
Có hai phương pháp tính thuế giá trị gia tăng.
+ Phương pháp khấu trừ thuế .
+ Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng.
* Phương pháp khấu trừ thuế.
- Đối tượng áp dụng : là tất cả các tổ chức sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ trong nước doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động động theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các hộ cá thể sản xuất kinh doanh vốn. Các đối tượng này phải thực hiện và chấp hành đầy đủ các yêu cầu về mở và ghi sổ kế toán, các quy định về hoá đơn chứng từ.
Cơ sở kinh doanh đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế phải sử dụng hoá đơn giá trị gia tăng (trừ trường hợp được dùng chứng từ ghi giá thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng). Và phải ghi đầy đủ, đúng các yếu tố quy định, trong đó ghi rõ giá bán, koản phải thu, phí thu thêm, khoản thuế giá trị gia tăng, tổng giá thanh toán.
- Cách tính thuế giá trị gia tăng (GTGT) phải nộp.
Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào.
Trong đó:
+ Thuế đầu vào bằng tổng số thuế giá trị gia tăng ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng mua hàng hoá, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng của hàng hoá nhập khẩu.
=
x
+ Thuế GTGT Giá tính thuế của hàng hoá Thuế suất tương của
đầu ra dịch vụ chịu thuế bán ra hàng hoá, dịch vụ
Trường hợp hàng hoá, dịch vụ đặc thù được đúng loại chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế giá trị gia tăng đầu ra thì thuế giá trị gia tăng đầu ra được xác định.
Giá thanh toán x thuế suất
=
Thuế GTGT
1 + thuế suất
* Phương pháp tính trực tiếp trên thuế giá trị gia tăng.
- Đối tượng áp dụng: là tất cả các hộ cá thể sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chủ yếu là các hộ nhỏ; tổ chức, cá nhân nước ngoài ở Việt Nam không theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế toán, hoá đơn chứng từ làm căn cứ tính thuế. Theo phương pháp khấu trừ và cơ sở kinh doanh mua bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ. Những hộ sản xuất kinh doanh nếu chấp hành mở sổ sách kế toán và tự nguyện đăng ký áp dụng phương pháp khấu trừ thì được khuyến khích nộp thuế theo phương pháp khấu trừ:
- Công thức xác định.
Số thuế GTGT = GTGT của hàng hoá x Thuế suất
dịch vụ chịu thuế
Trong đó:
GTGT của hàng hoá Giá thanh toán Giá thanh toán
của hàng hoá = của hàng hoá, dịch vụ x của hàng hoá, dịch vụ
dịch vụ chịu thuế bán ra mua vào tương ứng
II. Vai trò của thuế giá trị gia tăng.
Luật thế giá trị gia tăng có hiệu lực thi hành từ ngày 1\ 1\ 1999 thay thế luật thuế doanh thu; đến nay luật thuế mới đã đi vào cuộc sống được hơn 3 năm và đã phát huy tác dụng đối với nền kinh tế nói chung và các cơ sơ kinh tế nói riêng. Đông thời, thuế giá trị gia tăng có tác dụng rất lớn đối với sự phát triển sản xuất theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế; điều này được thể hiện:
1. Luật thuế giá trị gia tăng đã góp phần khuyến kích đầu tư ổn định sản xuất kinh doanh, góp phần khuyến khích xuất khẩu và bảo hộ sản xuất trong nước.
a. Thuế giá trị gia tăng góp phần khuyến khích đầu từ ở chỗ.
Có thể khấu trừ hoặc hoàn thuế giá trị gia tăng đã tạo điều kiện cho công trình đầu tư xây dựng cơ bản giảm so với trước đây áp dụng thuế doanh thu. Ngoài ra, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ và vật tư xây dựng thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp không phải chịu thuế giá trị gia tăng cũng làm cho giá thành cộng trình đầu tư giảm.
b. Thuế giá trị gia tăng đã góp phần ổn định và đẩy mạnh sản xuất kinh doanh.
Thực hiện luật thuế giá trị gia tăng đã thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hoá do thuế giá trị gia tăng chỉ thu trên phần giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ qua các khâu sản xuất, lưu thông đến khâu tiêu dùng cuối cùng, nên nó khắc phục được thuế doanh thu là thuế đánh trùng lên ảnh hưởng đến giá cả hàng hoá. Ngoài ra, nó còn khuyến khích chuyên môn hoá, hợp tác hoá sản xuất, kinh doanh.
Trong quá trình thực hiện luật thuế giá trị gia tăng, một số ngành nghề, lĩnh vực, mặt hàng do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực và tác đông của chính sách thuế gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội và Chính Phủ đã có các văn bản sửa đổi, bổ sung một số danh mục hàng hoá, dịch vụ không thuộc diện nộp thuế giá trị gia tăng và giảm 50% mức thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với một số loại hàng hoá, dịch vụ để tháo gỡ khó khăn cho các ngành cơ khí, dược phẩm ... Bằng các nội dung, chính sách và biện pháp tháo gỡ khó khăn nêu trên, luật thuế giá trị gia tăng đã góp phần ổn định sản xuất kinh doanh.
c. Đối với hàng xuất khẩu.
Theo quy định, hàng hoá xuất khẩu được hưởng thuế suất 0%, tức là được hoàn trả toàn bộ số thuế giá trị gia tăng đã trả ở đầu vào. Việc hoàn trả số thuế giá trị gia tăng đã trả ở đầu vào thực chất là Nhà nước đã trợ giá cho hàng hoá xuất khẩu nên đã giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu tập trung được nguồn hàng trong nước để xuất khẩu và có điều kiện cạch tranh về giá cả với hàng hoá của nước ngoài.
Ngoài việc khuyến khích xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng đã có tác dụng bảo hộ hợp lý đối với sản xuất trong nước, nhất là khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại đa phương, song phương với các nước.
2. Thuế giá trị gia tăng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số thu.
Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu, đánh vào người tiêu dùng, được áp dụng rộng rãi, có phạm vi đối tượng rất rộng nên nó tạo nguồn thu rất lợi cho Ngân Sách Nhà nước. Thuế giá trị gia tăng chiếm xấp xỉ khoảng 30% tổng số thu từ thuế. Ngoài ra, nó là loại thuế do người tiêu dùng chịu nên không gây ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh.
3. Thuế giá trị gia tăng thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện tốt việc hạch toán kế toán, hoá đơn chứng từ.
Với việc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào hoặc hoàn thuế giá trị gia tăng đã thúc đẩy các đơn vị thực hiện tốt công tác hạch toán kế toán, hoá đơn chứng từ. Bởi không có hoá đơn chứng từ ghi rõ số thuế đã nộp ở khâu trước thì không được khấu trừ thuế hoặc hoàn thuế. Vì thế, thuế giá trị gia tăng sẽ góp phần hạn chế được những sai sót, gian lận trong việc ghi chép hoá đơn, cho phép chống buôn lậu thuế có hiệu quả, nâng cao tính tự giác của đối tượng nộp thuế.
III. quản lý thuế giá trị gia tăng.
1. Nội dung quy trình quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp.
Quy trình này ban hành kèm theo Quyết định số 1368 TCT/ QĐ/ TCCB, ngày 16 tháng 2 năm 1998 của Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Thuế.
Quy trình quản lý thu thuế được xây dựng nhằm cải tiến công tác quản lý thu thuế theo hướng phân công, phân nhiệm rõ ràng cụ thể giữa các bộ phận trong bộ máy quản lý thu thuế, tăng cường công tác kiểm tra thuế, phát hiện kip thời các trường hợp trốn lậu thuế, giảm hiện tượng tiêu cực trong công tác quản lý thu thuế. Quy trình mô tả trình tự các bước thực hiện của các công việc sau:
a. Quy trình đăng ký thuế và cấp mã số thuế.
Doanh nghiệp mới ra kinh doanh phải mua bộ tờ khai tại phòng in ấn chỉ và kê khai đăng ký thuế. Phòng hành chính tiếp nhận đăng ký thuế và chuyển đến phòng quản lý thu; phòng quản lý thu kiểm tra tờ khai đăng ký; sau đó chuyên phòng kế hoạch - kế toán - thống kê và máy tính (gọi tắt là phòng máy tính). Phòng máy tính nhập đăng ký thuế và cấp mã số thuế, sau đó chuyển dữ liệu đăng ký thuế về Tổng cục thuế. Sau khi kiểm tra tại Tổng Cục, phòng máy tính in máy chứng nhận cấp mã số thuế và phòng quản lý thu gủi lại cho doanh nghiệp.
b. Xử lý tờ khai và chứng từ nộp thuế.
Hàng tháng doanh nghiệp lập tờ khai thuế gửi cục thuế, phòng hành chính tiếp nhận và chuyển phòng quản lý thu. Phòng quản lý thu kiểm tra tờ khai ban đầu, xác định chính xác mức thuế phải nộp của doanh nghiệp rồi chuyển phòng máy tính nhập tơ khai và in thông báo thuế hoặc xử lý phạt nộp chậm, sau đó gửi thông báo thuế hoặc quyết định nộp phạt cho doanh nghiệp. Nhận được thông báo thuế doanh nghiệp tự nộp vào kho bạc hoặc qua ngân hàng bàng giấy nộp tiền vào ngân sách. Sau khi nhận được thông báo của kho bạc hoặc của ngân hàng, phòng máy nhập giấy nộp tiền theo danh mục tùng doanh ngiệp .
c. Công tác hoàn thuế.
Doanh nghiệp lập và gửi hồ sơ đề nghị hoàn thuế lên phòng quản lý thu; phòng quản lý thu kiểm tra hồ sơ xác định số thuế được hoàn, sau đó trình lãnh đạo xét duyệt. Phòng hành chính gửi và lưu hồ sơ các quyết định hoàn thuế, phòng quản lý thu lập danh sách các doanh nghiệp được hoàn thuế chuyển kho bạc. Kho bạc hoàn thuế cho doanh nghiệp; phòng máy tính nhập chứng từ hoàn thuế.
d. Công tác miễn thuế, giảm thuế, tạm giảm thuế.
Quy trình cũng tương tự như ở hoàn thuế chỉ có khác là phòng máy tính điều chỉnh số thuế phải nộp của doanh nghiệp, phòng quản lý thu lưu hồ sơ.
e. Quyết toán thuế.
Đầu năm dương lịch, doanh nghiệp lập hồ sơ và gửi quyết toán thuế đến Cục thuế; phòng quản lý thu kiểm tra số liệu quyết toán thuế, xác định kết quả quyết toán thuế, điều chỉnh số thuế phải nộp và lưu hồ sơ quyết toán thuế.
Trong quá trình quyết toán thuế nếu thấy có đối tượng nào có dấu hiệu nghi ngờ về kê khai quyết toán thì phòng quản lý thu phối hợp với phòng thanh tra - xử lý tố tụng lập kế hoạch kiểm tra các đối tượng này tại cơ sở để trình lãnh đạo duyệt.
f. Quản lý hồ sơ doanh nghiệp.
Phòng quản lý thu có nhiệm vụ tạo lập và quản lý hồ sơ doanh nghiệp, phòng kế hoạch - kế toán - thống kê có nhiệm vụ tổ chức lưu giữ các tờ khai, bảng kê, chứng từ nộp thuế của đối tượng nộp thuế thao từng sắc thuế, kỳ thuế và theo phòng quản lý thu.
2. Bộ máy quản lý thuế giá trị gia tăng.
Hiệu quả của việc thực hiện hệ thống các luật thuế phụ thuộc rất nhiều vào cơ cấu tổ chức của hệ thống ngành thuế.
Căn cứ vào quyết định 1386 TCT/ QĐ/ TCTB về tổ chức bộ máy ngành thuế, các phòng tổ đội và đối tượng thuộc Cục thuế liên quan trực tiếp tới quy trình quan lý thu thuế là :
+ Lãnh đạo cục thuế.
+ Phòng hành chính.
+ Phòng kế hoạch - kế toán - thống kê.
+ Phòng máy tính.
+ Phòng quản lý thu các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ...
+ Phòng thanh tra và xử lý tố tụng.
+ Phòng nghiệp vụ.
+ Phòng quản lý ấn chỉ.
Trong đó các bộ phận chính trực tiếp thực hiện hành thu là các phòng quản lý thu, phòng kế hoạch - kế toán - thống kê, phòng máy tính, phòng thanh tra - xử lý tố tụng. Chức năng, nhiệm vụ chính của các bộ phận này là:
Phòng quản lý thu:
Quản lý đối tượng nộp thuế: Theo dõi tình hình biến động về đối tượng nộp thuế trên lĩnh vực, địa bàn quản lý. Phân tích tình hình thu nộp, tham gia việc lập dự toán thu, khai thác nguồn thu trong lĩnh vực được giao quản lý. Tham mưu đề xuất với lãnh đạo cục các biện pháp quản lý thuế.
Hướng dẫn đối tượng nộp thuế các thủ tục kê khai đăng ký thuế, kê khai thuế, lập hồ sơ hoàn thuế ... Giải đáp các thắc mắc của đối tượng nộp thuế liên quan đến việc tính thuế, thu nộp thuế. Lập và tổ chức lưu giữ hồ sơ các doanh nghiệp.
Thực hiện việc kiểm tra các chỉ tiêu kê khai trên các tờ khai đăng ký kinh doanh, kê khai nộp thuế, hồ sơ đề nghị miễn, giảm thuế, hoàn thuế và quyết toán thuế. Liên hệ với đối tượng nộp thuế để chỉnh lại việc kê khai theo đúng quy định.
Đề xuất và tham mưu cho lãnh đạo Cục giải quyết các trường hợp đề nghị miễn, giảm thuế, hoàn thuế.
Thực hiện việc ấn định thuế cho các đối tượng nộp thuế, không nộp thuế hoặc chậm nộp tờ khai thuế. Xác định các đối tượng nộp thuế cần phát hành lệnh thuế hoặc phạt hành chính thuế.
Theo dõi tình hình nộp thuế của các doanh nghiệp và đôn đốc nhắc nhở các doanh nghiệp nộp thuế đúng hạn.
b. Phòng kế hoạch - kế toán - thống kê - máy tính.
- Căn cứ số liệu về tình hình phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương phân tích số liêu thống kê thuế để lập dự toán thu hàng năm của toàn đơn vị tham mưu cho lãnh đạo Cục về khai thác nguồn thu, bồi dưỡng nguồn thu và các biện pháp chỉ đạo thu.
+ Thực hiện nhập tờ khai đăng ký thuế và quản lý hệ thống cấp mã số đối tượng nộp thuế, in giấy chứng nhận đăng ký thuế.
+ Xử lý tính thuế, tính nợ, tính phạt nộp chậm, in thông báo thuế, nhận giấy nộp thuế từ kho bạc, chấm nợ: Nhận các kết quả xét miễn, giảm, hoàn thuế, quyết toán thuế và kết quả thanh tra kiểm tra từ các phòng quản lý thu và phòng thanh tra - xét xử tố tụng. Để điều chỉnh số thuế phải nộp của các đối tượng nộp thuế.
Phòng thanh tra - xết xử tố tụng.
- Kiểm tra phát hiện các đối tượng các hoạt đông sản xuất kinh doanh, dịch vụ nhưng không kê khai đăng ký nộp thuế để đưa vào diện quản lý thu thuế.
- Lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra trình lãnh đạo duyệt. Tổ chức lực lượng kiểm tra và tiến hành kiểm tra cấc đối tượng cần kiểm tra về hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, kiểm tra sổ kế toán, hoá đơn chứng từ mua bán hoá đơn ... phát hiện kịp thời các hành vi khai man thuế, trốn lậu thuế, đề xuất các hình thức xử lý theo pháp luật.
+ Hỗ trợ các phòng quản lý thu để quản lý, đôn đốc thu nộp và thực hiện các biện pháp cưỡng chế thu đối với những đối tượng chây ỳ, cố tình vi phạm luật thuế.
+ Kiểm tra chấp hành các quy định về quản lý thu và thính thuế của các bộ phận trong cơ quan thuế để kịp thời chấn chỉnh những sai sót.
3. Các nhân tố tác động đến hiệu quả của quản lý thuế giá trị gia tăng.
a. Những nhân tố chung.
- Nền kinh tế phát triển ổn định: theo các nhà nghiên cứu kinh tế, thuế giá trị gia tăng là sắc thuế của nền kinh tế phát triển vì ở đó giá cả hàng hoá thường xuyên ổn định. Nền kinh tế ổn định đảm bảo cho giá cả hàng hoá ở khâu sau thường xuyên cao hơn khâu trước, khi đó thuế đầu ra lớn hơn thuế đầu vào, trường hợp hoàn thuế rất ít xẩy ra.
- Nhà nước phải thực sự quản lý được nền kinh tế bằng pháp luật: Nhà nước thực hiện việc thu thuế và quản lý nền kinh tế là hai mặt của một quá trình thống nhất và biện chứng với nhau. Trong trường hợp áp dụng thuế doanh thu, thuế thu được dứt ở từng khâu và từng cơ sở kinh doanh cho nên có thất thu thuế ở một cơ sở hay một khâu nào đó chỉ là hiện tượng cá biệt, độc lập và mang tính tạm thời. Đối với thuế giá trị gia tăng nếu Nhà nước không quản lý được nền kinh tế thì không những không thu được thuế, thu được ít mà có thể mất đi một phần thuế của khâu trước đó do phải hoàn thuế.
- Các cơ sở kinh doanh phải thực hiện việc ghi chép đầy đủ, sổ sách kế toán phải đồng nhất. Hoá đơn chứng từ phải được sử dụng trong tất cả các hoạt động giao dịch.
- Các quan hệ thanh toán trong nền kinh tế phải phát triển ở trình độ cao. Trong một nền kinh tế mà đại bộ phận các quan hệ thanh toán, giao dịch đều được thực hiện qua hệ thống ngân hàng thì Nhà nước sẽ khống chế hệ thống ngân hàng để kiểm tra, giám sát được tất cả các hoạt động của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, cơ quan thuế có thể kiểm tra được việc kê khai, tính và nộp thuế giá trị gia tă
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 100412.doc