Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của Ủy ban kiểm tra tỉnh ủy Lai Châu trong giai đoạn mới

Hơn 70 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản việt nam, sự nghiệp cách mạng nước ta đã giành được nhiều thắng lợi to lớn: Đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội (CNXH)

Hai mươi năm qua, công cuộc đổi mới đất nước đã thu được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng ., tạo tiền đề vững chắc để tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH ) đất nước, phấn đấu đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp, "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh".

Trong quá trình đổi mới, đặt ra những vấn đề mới, những thách thức và nguy cơ hết sức gay go, quyết liệt, đòi hỏi Đảng phải không ngừng vươn lên, tự đổi mới, tự chỉnh đốn thì mới có thể giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo, tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN)

Tại Hội nghị toàn quốc ngày 25 tháng 4 năm 1994 đồng chí- Đỗ Mười Nguyên Tổng Bí Thư của Đảng ta đã nói : “Trong công tác xây dựng Đảng, kiểm tra có vị trí cực kỳ quan trọng, bảo đảm cho đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, trong sạch về phẩm chất đạo đức . Trong điều kiện đảng cầm quyền, công tác kiểm tra của Đảng phải được tăng cường và tiến hành một cách thường xuyên, có hiệu quả” và “ Mục đích kiểm tra là để làm cho đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng được thi hành một cách đúng đắn và sáng tạo, làm nên thắng lợi của cách mạng, mang lại lợi ích cho nhân dân ”. Vì vậy, chỉ có thông qua công tác kiểm tra, chúng ta mới thấy được những mặt tốt, mặt đúng của chủ trương đường lối, chính sách, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và nhà nước để tiếp tục phát huy, hạn chế những sai sót và kịp thời bổ sung hoàn chỉnh, thông qua kiểm tra mới biết được chỉ thị, nghị quyết có được thực thi hay không, có đúng không ? đúng đến mức nào và thấy được việc quán triệt thực hiện của các cơ quan, đơn vị của các tổ chức Đảng các cấp.

Từ khi thành lập cho đến nay, Đảng ta luôn nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác kiểm tra đối với việc bảo đảm cho mục tiêu, lý tưởng, cương lĩnh, chiến lược, đường lối, chính sách, các chỉ thị, nghị quyết và việc giữ gìn kỷ luật, sự đoàn kết thống nhất trong Đảng . Vì vậy, qua từng nhiệm kỳ Đại hội, Đảng ta đều khẳng định : Kiểm tra là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng, “ Lãnh đạo mà không có kiểm tra thì coi như không có lãnh đạo".

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, đa số đảng viên của Đảng giữ vững lập trường tư tưởng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, phát huy tính năng động sáng tạo trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đổi mới đất nước, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một bộ phận cán bộ, đảng viên của Đảng có biểu hiện giảm sút ý chí chiến đấu, phai nhạt lý tưởng, dao động , mất lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào công cuộc đổi mới, vào con đường đi lên CNXH ở nước ta, do đó đã làm tăng thêm những vấn đề nhức nhối của tệ nạn xã hội, chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền, chà đạp lên nhân phẩm, đạo lý làm người, tham ô, tham nhũng, thoái hóa, biến chất, sa sút nhân phẩm, đạo đức, lối sống, vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật nhà nước.

Trước tình hình đó, đòi hỏi Đảng ta phải tiếp tục tự đổi mới toàn diện, một trong những yếu tố đảm bảo Đảng tự đổi mới là tăng cường công tác kiểm tra, nâng cao chất lượng hoạt động của UBKT.

 

doc52 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1478 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của Ủy ban kiểm tra tỉnh ủy Lai Châu trong giai đoạn mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phÇn më ®Çu 1.tÝnh cÊp thiÕt cña ®Ò tµi: Hơn 70 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản việt nam, sự nghiệp cách mạng nước ta đã giành được nhiều thắng lợi to lớn: Đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) Hai mươi năm qua, công cuộc đổi mới đất nước đã thu được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng…., tạo tiền đề vững chắc để tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH ) đất nước, phấn đấu đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp, "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh". Trong quá trình đổi mới, đặt ra những vấn đề mới, những thách thức và nguy cơ hết sức gay go, quyết liệt, đòi hỏi Đảng phải không ngừng vươn lên, tự đổi mới, tự chỉnh đốn thì mới có thể giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo, tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) Tại Hội nghị toàn quốc ngày 25 tháng 4 năm 1994 đồng chí- Đỗ Mười Nguyên Tổng Bí Thư của Đảng ta đã nói : “Trong công tác xây dựng Đảng, kiểm tra có vị trí cực kỳ quan trọng, bảo đảm cho đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, trong sạch về phẩm chất đạo đức …. Trong điều kiện đảng cầm quyền, công tác kiểm tra của Đảng phải được tăng cường và tiến hành một cách thường xuyên, có hiệu quả” và “… Mục đích kiểm tra là để làm cho đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng được thi hành một cách đúng đắn và sáng tạo, làm nên thắng lợi của cách mạng, mang lại lợi ích cho nhân dân ”. Vì vậy, chỉ có thông qua công tác kiểm tra, chúng ta mới thấy được những mặt tốt, mặt đúng của chủ trương đường lối, chính sách, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và nhà nước để tiếp tục phát huy, hạn chế những sai sót và kịp thời bổ sung hoàn chỉnh, thông qua kiểm tra mới biết được chỉ thị, nghị quyết có được thực thi hay không, có đúng không ? đúng đến mức nào và thấy được việc quán triệt thực hiện của các cơ quan, đơn vị của các tổ chức Đảng các cấp. Từ khi thành lập cho đến nay, Đảng ta luôn nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác kiểm tra đối với việc bảo đảm cho mục tiêu, lý tưởng, cương lĩnh, chiến lược, đường lối, chính sách, các chỉ thị, nghị quyết và việc giữ gìn kỷ luật, sự đoàn kết thống nhất trong Đảng . Vì vậy, qua từng nhiệm kỳ Đại hội, Đảng ta đều khẳng định : Kiểm tra là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng, “ Lãnh đạo mà không có kiểm tra thì coi như không có lãnh đạo". Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, đa số đảng viên của Đảng giữ vững lập trường tư tưởng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, phát huy tính năng động sáng tạo trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đổi mới đất nước, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một bộ phận cán bộ, đảng viên của Đảng có biểu hiện giảm sút ý chí chiến đấu, phai nhạt lý tưởng, dao động , mất lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào công cuộc đổi mới, vào con đường đi lên CNXH ở nước ta, do đó đã làm tăng thêm những vấn đề nhức nhối của tệ nạn xã hội, chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền, chà đạp lên nhân phẩm, đạo lý làm người, tham ô, tham nhũng, thoái hóa, biến chất, sa sút nhân phẩm, đạo đức, lối sống, vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật nhà nước. Trước tình hình đó, đòi hỏi Đảng ta phải tiếp tục tự đổi mới toàn diện, một trong những yếu tố đảm bảo Đảng tự đổi mới là tăng cường công tác kiểm tra, nâng cao chất lượng hoạt động của UBKT. Từ nhận thức trên, với kiến thức được học tập tại Học viện Chính trị khu vực I, cùng với kiến thức thực tế tại các địa phương, với một số kinh nghiệm tích lũy được …Để báo cáo kết quả cuối khóa tôi mạnh dạn chọn đề tài : “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của Ủy Ban Kiểm Tra Tỉnh ủy Lai Châu trong giai đoạn mới.” 2. môc ®Ých, nhiÖm vô vµ giíi h¹n cña ®Ò tµi 2.1. Mục đích: Đề tài góp phần làm rõ thêm một số vấn đề cơ bản nhận thức, lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng hoạt động của UBKT, làm cơ sở giúp cho cấp ủy và đảng viên nhận thức đầy đủ, đúng đắn về công tác kiểm tra, hoạt động của UBKT. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của UBKT Tỉnh ủy Lai Châu, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới. 2.2. Nhiệm vụ Đề tài luận giải những vấn đề lý luận về công tác kiểm tra Đảng và vị trí vai trò của UBKT trong công tác xây dựng Đảng. Đánh giá thực trạng chất lượng hoạt động của UBKT Tỉnh ủy Lai Châu trong những năm qua, tìm hiểu nguyên nhân, bài học kinh nghiệm của những tồn tại yếu kém. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của UBKT Tỉnh ủy Lai Châu. 2.3. Giới hạn đề tài : Đề tài đi sâu phân tích một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của UBKT Tỉnh ủy Lai Châu từ năm 2001 – 2005 3. c¬ së lý luËn vµ ph­¬ng ph¸p nghiªn cøu. Cơ sở lý luận và nhận thức của đề tài dựa trên các quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin , tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về công tác xây dựng Đảng nói chung và công tác kiểm tra nói riêng. Phương pháp nghiên cứu: Dùng phương pháp nghiên cứu khoa học, Phương pháp lôgích, phương pháp lịch sử, điều tra xã hội học, tổng hợp, phân tích, so sánh. 4. ý nghÜa thùc tiÔn cña ®Ò tµi. Đây là kết quả bước đầu sự vận dụng kiến thức được trang bị qua nghiên cứu học tập và thực tiễn công tác kiểm tra của Đảng, các giải pháp đã đề xuất nếu được thực hiện trong thực tế hoạt động của Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Lai Châu, sẽ góp một phần vào nhiệm vụ xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh . 5. Bè côc. Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài gồm 3 chương: ch­¬ng I: Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về công tác kiểm tra , hoạt động của Ủy ban kiểm tra (UBKT ) ch­¬ng II: Thực trạng hoạt động của Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Lai Châu (2001 – 2005 ). Ch­¬ng III: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của UBKT Tỉnh ủy Lai Châu trong giai đoạn mới néi dung ch­¬ng I Chñ nghÜa M¸c lª nin, t­ t­ëng hå ChÝ Minh và quan ®iÓm cña ®¶ng ta vÒ c«ng t¸c kiÓm tra, ho¹t ®éng cña UBKT I. ý nghÜa t¸c dông cña c«ng t¸c kiÓm. 1. Kiểm tra là một tất yếu khách quan, là một biểu hiện nghiêm túc của hoạt động có ý thức của mọi tổ chức và con người trong xã hội: Hoạt động của tổ chức và con người trong xã hội là hoạt động có ý thức. Điều này đã được Các Mác minh họa bằng sự so sánh về sự khác biệt giữa nhà kiến trúc tồi nhất (hoạt động có ý thức) và con ong giỏi nhất (hoạt động theo bản năng) là “ nhà kiến trúc trước khi xây dựng từng ngăn trong tổ ong, thì đã xây dựng từng ngăn đó trong óc mình rồi " (Các Mác: Tư bản, quyển 1, phần 1. NXB ST. Hà Nội. 1960, trang 247) Như vậy trước khi hành động, các tổ chức và con người đều phải suy nghĩ, xác định rõ ý định, chủ trương, kế hoạch tiến hành và tổ chức thực hiện thắng lợi ý định, chủ trương kế hoạch ấy trong thực tiển. Thực tiễn luôn vận động, biến đổi và phát triển không ngừng theo quy luật khách quan, do đó các chủ trương, đường lối, chính sách được ban hành dù có được nghiên cứu kỹ lưỡng đến đâu vẫn còn có những thiếu sót, sơ hở, thậm chí không có khả năng thực thi hoặc sai lầm nghiêm trọng. Để khắc phục điều đó, đòi hỏi con người phải luôn luôn xem xét, kiểm tra lại đường lối, chủ trương, chính sách đã được ban hành. Đó chính là hoạt động kiểm tra. Hoạt động có ý thức là hoạt động có kiểm tra, ý thức càng cao, tổ chức càng quan trọng, con người ở cương vị càng cao, nhiệm vụ càng khó khăn, phức tạp thì càng đòi hỏi phải coi trọng và tiến hành tốt công tác kiểm tra . 2. Kiểm tra là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng, một bộ phận quan trọng trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng. Kiểm tra cần thiết đối với mọi tổ chức và con người trong xã hội, đặc biệt là đối với chính Đảng của giai cấp vô sản và người cộng sản. Đảng Cộng sản Việt Nam, chính đảng kiểu mới theo chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh có sứ mệnh lịch sử nặng nề và vẻ vang là lãnh đạo giai cấp và dân tộc, dân chủ, đánh thắng các cuộc chiến tranh xâm lược, xóa bỏ chế độ thực dân, phong kiến, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) và bảo vệ vững chắc nền độc lập của Tổ quốc. Kiểm tra là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng và “có vị trí cực kỳ quan trọng trong toàn bộ hoạt động lãnh đạo của Đảng” (Văn kiện Đại hội VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nxb CTQG, Hà Nội 1996, tr 150) Ngay từ khi mới ra đời và suốt trong trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn coi trọng và tiến hành có hiệu quả công tác kiểm tra, vai trò của Đảng không chỉ là vạch ra đường lối, chính sách, và việc tổ chức thực hiện, bố trí cán bộ, lãnh đạo mà còn là kiểm tra, công tác kiểm tra không chỉ kiểm tra việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách, nghị quyết mà còn kiểm tra các tổ chức Đảng, đảng viên, kiểm tra ngay bản thân UBKT, nhằm bảo đảm cho đường lối đúng đắn và tổ chức thực hiện thắng lợi trong thực tiễn, đó là vấn đề có tính nguyên tắc đối với Đảng ta. Đảng ta khẳng định “ Lãnh đạo mà không có kiểm tra coi như không lãnh đạo” (Văn kiện Đại hội V của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nxb CTQG, tr123 ). Lênin đã chỉ rõ: Khi đường lối, chính sách đã được xác định, phương hướng đã được thông qua thì nhiệm vụ tổ chức thực hiện phải đặt lên hàng đầu và sự lãnh đạo phải “ Chuyển trọng tâm từ việc soạn thảo các sắc lệnh và mệnh lệnh sang việc lựa chọn người và kiểm tra sự thực hiện ” (V.I. Lênin toàn tập, bản tiếng Việt, tập 44, Nxb Tiến bộ, Mát xcơ – va, 1978, tr 450) còn nhấn mạnh : “ Kiểm tra nhân viên công tác và kiểm tra việc chấp hành thực tế công tác – mấu chốt của toàn bộ công tác, của toàn bộ chính sách hiện nay là ở đấy, vẫn ở đấy và chỉ có ở đấy ”. (V.I. Lênin toàn tập, bản tiếng Việt, tập 44, Nxb Tiến bộ, Mát xcơ – va, 1978, tr 19) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói : “ Chính sách đúng là nguồn gốc của thắng lợi". “Khi đã có chính sách đúng , thì sự thành công hay thất bại của chính sách đó là do nơi kiểm tra. Nếu ba điều ấy sơ sài thì chính sách đúng mấy cũng vô ích”, “Nếu tổ chức việc kiểm tra cho chu đáo thì cũng như có ngọn đèn pha, bao nhiêu tình hình, bao nhiêu ưu điểm và khuyết điểm, bao nhiêu cán bộ chúng ta đều thấy rõ. Có thể nói rằng: Chín phần mười khuyết điểm trong công việc của chúng ta là vì thiếu sự kiểm tra”. (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, Nxb ST, Hà nội,1985, tr 154,156)“Kiểm tra có tác dụng thúc đẩy, giáo dục Đảng viên và cán bộ làm tròn nhiệm vụ đối với Đảng, đối với nhà nước, làm gương tốt cho nhân dân, do đó góp phần vào việc cũng cố Đảng về tư tưởng và tổ chức” (Hồ Chí Minh, về xây dựng Đảng, Nxb ST, Hà Nội,1970. tr 133).Qua thực tiễn Đảng ta đã kết luận : công tác kiểm tra là “ một bộ quan trọng trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng” (Văn kiện Đại hội V của Đảng Cộng sản Việt Nam, tập III Nxb ST, Hà Nội 1982, tr122), là “ một khâu quan trọng của tổ chức thực hiện ” là “ Biện pháp hiệu nghiệm để khắc phục bệnh quan liêu (Văn kiện Đại hội VI, Nxb ST, Hà Nội , 1987, tr 137) 3. Kiểm tra là một nhiệm vụ trực tiếp, thường xuyên của toàn Đảng: Trong các văn kiện của Đảng, Đảng ta đã khẳng định: Công tác kiểm tra của Đảng là công tác của toàn Đảng, của các tổ chức Đảng. Đồng chí Đỗ Mười – Nguyên Tổng Bí thư của Đảng đã nhấn mạnh: Mục đích của kiểm tra là để làm cho Đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng được thi hành một cách đúng đắn và sáng tạo, làm nên thắng lợi của cuộc cách mạng, mang lại lợi ích cho nhân dân. Trong điều kiện Đảng cầm quyền, công tác kiểm tra của Đảng phải được tiến hành một cách thừơng xuyên, có hiệu quả, đó không chỉ là trách nhiệm trước Đảng mà còn là nghĩa vụ và trách nhiệm trước nhân dân và trước giai cấp . Vì vậy cần khắc phục những nhận thức không đúng, coi công tác kiểm tra chỉ là của UBKT, chỉ thuần túy "tìm sai lầm” ” Bới lông tìm vết ”. Đảng ta đã từng chỉ rõ, sự lãnh đạo của Đảng không chỉ là xây dựng cương lĩnh chính trị, xác định đường lối , chủ trương ra chỉ thị, nghị quyết mà còn tổ chức thực hiện và kiểm tra toàn bộ hoạt động của Đảng nhằm làm cho hoạt động và sự lãnh đạo ngày càng phù hợp với cuộc sống, với quy luật khách quan. Cũng trên cơ sở đó Đảng nhận thấy rõ mọi khuyết điểm, những mặt mạnh, mặt yếu trong quá trình lãnh đạo của các tổ chức Đảng, các cấp ủy và cả đội ngũ cán bộ, đảng viên. Do đó công tác kiểm tra là bộ phận hữu cơ trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng , góp phần phát huy vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Có thể nói : không kiểm tra tức là không lãnh đạo . Bác Hồ dạy : “ Lãnh đạo đúng nghĩa" là : + Phải quyết định mọi vấn đề một cách cho đúng….. + Phải tổ chức thi hành cho đúng + Phải tổ chức sự kiểm tra rà soát…. Người còn nói : “ Chính sách là nguồn gốc của thắng lợi, khi đã có chính sách đúng thì sự thành công hay thất bại của chính sách là do nơi tổ chức công việc , nơi chọn cán bộ và do nơi kiểm tra" Đảng cộng sản Việt nam đã lấy chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng ta, vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của cách mạng Việt Nam, trong đó công tác kiểm tra của Đảng gắn liền với công tác xây dựng Đảng, “ Công tác kiểm tra có vị trí cực kỳ quan trọng trong toàn bộ hoạt động lãnh đạo của Đảng". 4. Trong lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) đất nước, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh phải coi trọng và tiến hành tốt công tác kiểm tra của Đảng: Trong thời kỳ CNH – HĐH, công tác kiểm tra có vai trò góp phần xây dựng Đảng vững mạnh về tư tưởng, chính trị và tổ chức, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế, xã hội trong thời kỳ đổi mới. UBKT có nhiệm vụ tham mưu giúp cho cấp ủy xây dựng chương trình kế hoạch kiểm tra, là người trực tiếp kiểm tra đảng viên, kiểm tra tổ chức Đảng, nhằm làm cho chủ trương, nghị quyết được thực hiện nghiêm túc, giúp cho Đảng thực hiện chức năng lãnh đạo. Nâng cao chất lượng kiểm tra của Đảng đối với cán bộ, đảng viên và tổ chức Đảng là nhiệm vụ tất yếu, khách quan, có tác dụng to lớn trong công tác xây dựng Đảng chỉnh đốn Đảng trong giai đoạn hiện nay, nhất là trong giai đoạn Đảng cầm quyền, Đảng lãnh đạo toàn xã hội và lãnh đạo cả hệ thống chính trị. II. ph¹m vi tr¸ch nhiÖm kiÓm tra cña c¸c tæ chøc §¶ng: Các tổ chức Đảng ở cơ sở có nhiệm vụ chấp hành nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Điều lệ Đảng đối với mọi tổ chức Đảng, Đảng viên sinh hoạt và hoạt động thuộc phạm vi lãnh đạo của mình. UBKT các cấp tiến hành công tác kiểm tra theo quy định của điều 32, Điều lệ Đảng và những nội dung do cấp ủy giao. III. nh÷ng vÊn ®Ò c¬ b¶n cÇn n¾m v÷ng trong chØ ®¹o, tiÕn hµnh c«ng t¸c kiÓm. 1. Công tác kiểm tra của Đảng phải xuất phát từ nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng, nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ và công tác ấy : Công tác kiểm tra của Đảng phải xuất phát từ nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng, phải lấy việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ và công tác đó làm mục tiêu, phương hướng, nội dung hoạt động. Nếu xa rời vấn đề đó cốt lõi có tính nguyên tắc này, thì công tác kiểm tra của Đảng chệch mục tiêu, mất phương hướng, không rõ nội dung và không mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng trong từng thời kỳ, đối với từng tổ chức Đảng cũng có những nội dung, yêu cầu cụ thể khác nhau, điều đó yêu cầu các tổ chức Đảng phải nắm vững những nội dung, yêu cầu chủ yếu của nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng của mình trong từng thời kỳ, nắm vững cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, nghị quyết của Đại hội đảng bộ và cấp ủy cấp mình, tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng của đảng bộ để lãnh đạo công tác kiểm tra và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra xác thực, có hiệu quả. 2. Phải nắm vững và thực hiện tốt tư tưởng chỉ đạo công tác kiểm tra của Đảng ta: “Chủ động, chiến đấu, giáo dục, hiệu quả". Từ thực tiến hoạt động kiểm tra của Đảng, Đảng ta đã đúc kết được nhiều bài học kinh nghiệm quý báu. Tư tưởng chỉ đạo toàn bộ hoạt động công tác kiểm tra của Đảng hiện nay là: Chủ động, chiến đấu, giáo dục, hiệu quả. Quan điểm này được quán xuyến trong toàn bộ hoạt động và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. +Tính chủ động của công tác kiểm tra của Đảng: Sau khi có nghị quyết, chỉ thị phải chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện và chương trình hành động. Công tác kiểm tra phải được tiến hành thường xuyên, có nề nếp, không thụ động chờ vụ việc xảy ra rồi mới xem xét giải quyết, phải thường xuyên nắm bắt tình hình hoạt động của tổ chức Đảng và đảng viên, kịp thời biểu dương mặt tích cực, tiến bộ, ngăn ngừa mặt tiêu cực, lạc hậu, hạn chế đến mức thấp nhất các khuyết điểm . Khi phát hiện tổ chức Đảng và đảng viên có dấu hiệu vi phạm phải xem xét xử lý công minh, chính xác, kịp thời, không để khuyết điểm thành sai phạm, từ không nghiêm trọng đến nghiêm trọng, từ một đảng viên, tổ chức Đảng vi phạm thành nhiều tổ chức Đảng, nhiều đảng viên vi phạm. Các cấp ủy Đảng phải trực tiếp lãnh đạo công tác kiểm tra hoạt động của UBKT trong việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra. UBKT phải chủ động trong xây dựng kế hoạch, chủ động tham mưu cho cấp ủy về công tác kiểm tra và chủ động trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra . +Tính chiến đấu của công tác kiểm tra của Đảng: Thể hiện ở tinh thần đấu tranh làm rõ đúng, sai trong quá trình tiến hành kiểm tra. Nếu có vi phạm thì làm rõ nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân của vi phạm để bảo vệ cái đúng, cái tốt, khắc phục cái sai, cái xấu. Đây là cuộc đấu tranh thẳng thắn, nhiều khi rất quyết liệt giữa cái đúng, mặt tích cực với cái sai mặt tiêu cực trong bản thân đối tượng được kiểm tra, giữa đảng viên với đảng viên, giữa đảng viên với tổ chức Đảng , giữa tổ chức Đảng có thẩm quyền thi hành kỷ luật với đối tượng bị thi hành kỷ luật và ngay cả chính bản thân cán bộ và tổ chức tiến hành kiểm tra. Không có tính chiến đấu cao, bản lĩnh chính trị vững vàng, phương pháp thích hợp, hoặc bị khuất phục, bị chi phối bởi uy quyền, vật chất, bởi chủ nghĩa cá nhân thì không kết luận được cái đúng, cái sai, ưu điểm, nhược điểm, vi phạm ( Nếu có) khi tiến hành kiểm tra. Khi có dấu hiệu vi phạm hoặc sai phạm, cần giáo dục, giúp đõ để khắc phục kịp thời , không để phát triển mở rộng, gây hậu quả lớn … khắc phục hiện tượng kéo dài, hữu khuynh, nương nhẹ . +Tính giáo dục của công tác kiểm tra của Đảng : Được thể hiện ở mục đích của nó là “Thúc đẩy “ và giáo dục đảng viên, cán bộ làm tròn nhiệm vụ đối với Đảng, với nhà nước, làm gương tốt cho nhân dân, chứ không phải để “Vạch lá tìm sâu” để trừng trị . Tính giáo dục thể hiện ở phương pháp tiến hành công tác kiểm tra, cũng như trong phát huy ưu điểm, sữa chữa khuyết điểm. Qua kiểm tra phải rút ra bài học về lãnh đạo, chỉ đạo, về tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng để bồi dưỡng nâng cao sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của tổ chức Đảng và đảng viên +Tính hiệu quả của công tác kiểm tra của Đảng: Sau khi kết thúc kiểm tra thì đối tượng được kiểm tra, thấy được ưu điểm , khuyết điểm hoặc sai phạm để sửa chữa, phấn đấu tiến bộ. Tổ chức Đảng nơi có đối tượng được kiểm tra và bản thân tổ chức Đảng tiến hành kiểm tra thấy được ưu khuyết điểm và rút ra kinh nghiệm về lãnh đạo, chỉ đạo, về giáo dục quản lý tổ chức Đảng và đảng viên. Thể hiện ở sự lãnh đạo công tác kiểm tra và thực hiện nhiệm vụ kiểm tra để xây dựng Đảng bộ ngày càng trong sạch vững mạnh. Thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của Đảng bộ, nâng cao bản lĩnh, phẩm chất, năng lực người cán bộ kiểm tra và cơ quan kiểm tra các cấp, đấu tranh bảo vệ chân lý, bảo vệ kỷ luật của Đảng, dám chịu trách nhiệm và đồng thời đề cao trách nhiệm trước Đảng, trước đội ngũ cán bộ, đảng viên và quần chúng, bảo đảm tính hiệu quả của kiểm tra, nhất là trong xem xét, kết luận và xử lý khi có sai phạm theo tinh thần chung là rõ ràng, minh bạch. 3. Phải nắm vững và thực hiện tốt phương pháp cơ bản của công tác kiểm tra của Đảng: Công tác kiểm tra của Đảng là công tác lãnh đạo của Đảng, là công tác xây dựng Đảng, là sinh hoạt nội bộ Đảng. Do Đó khi tiến hành công tác kiểm tra, phải giữ đúng nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng, đúng tính chất công tác Đảng. Phải nắm vững và thực hiện tốt phương pháp cơ bản của công tác kiểm tra cụ thể: * Dựa vào tổ chức Đảng: Là phương pháp cơ bản của công tác kiểm tra, vừa là vấn đề có tính nguyên tắc trong công tác xây dựng Đảng, nhưng tùy tình hình cụ thể của tổ chức Đảng để có cách vận dụng cho phù hợp.Trường hợp cần thiết, có thể kiện toàn tổ chức trước khi tiến hành kiểm tra. * Phát huy tinh thần tự giác của tổ chức Đảng và đảng viên: Tự giác không chỉ là phương tiện mà chính là mục đích của công tác kiểm tra nói riêng và của công tác xây dựng Đảng nói chung. Tự giác là phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, ý thức, ý chí, bản lĩnh của tổ chức Đảng và đảng viên, nên tự giác là một quá trình và mức độ tự gíác của mỗi tổ chức Đảng và đảng viên khác nhau, do điều kiện trưởng thành, công tác, sản xuất, chiến đấu, thử thách, rèn luyện có khác nhau. Vì vậy, tiến hành công tác kiểm tra, các tổ chức Đảng cần coi trọng và làm tốt công tác tư tưởng đối với mọi đối tượng được kiểm tra, nhằm phát huy và nâng cao tinh thần tự giác, tự phê bình để nhận rõ ưu điểm, nhược điểm, vi phạm và giúp cho tổ chức kiểm tra có cơ sở kết luận chính xác. * Phát huy trách nhiệm xây dựng Đảng của quần chúng: Mọi hoạt động của tổ chức Đảng và cán bộ, đảng viên luôn luôn được quần chúng quan tâm, nhận biết. Thực tiễn đã chứng minh là có nhiều vụ việc tiêu cực xảy ra trong nội bộ Đảng là do quần chúng phát hiện. Vì vậy, tiến hành công tác kiểm tra phải coi trọng việc phát huy tinh thần trách nhiệm xây dựng Đảng của quần chúng.Việc lấy ý kiến quần chúng góp ý, phê bình tổ chức Đảng và đảng viên được kiểm tra, phải có tổ chức, có lãnh đạo và tùy theo yêu cầu, nội dung, đối tượng mà xác định phạm vị, phương thức cho phù hợp (Thông qua cơ qua lãnh đạo của đoàn thể chính trị - Xã hội, trực tiếp thu thập ý kiến từng người, họp một số người để quần chúng phát biểu ý kiến, góp ý kiến bằng thư….). Những ý kiến quần chúng đóng góp đúng phải trân trọng tiếp thu, khuyến khích, cổ vũ, nếu có ý kiến chưa đúng phải giải thích để quần chúng hiểu rõ tạo nên sự đoàn kết, thống nhất giũa tổ chức Đảng với quần chúng. *Làm tốt công tác thẩm tra, xác minh: Yêu cầu cơ bản của công tác kiểm tra là phải đánh giá, kết luận đúng ưu điểm, khuyết điểm, vi phạm (nếu có) của tổ chức Đảng và đảng viên được kiểm tra, để có quyết định chính xác. Muốn vậy ngoài việc phải dựa vào tổ chức Đảng, phát huy tinh thần tự giác của tổ chức Đảng và đảng viên, việc kiểm tra, phát huy trách nhiệm xây dựng đảng của quần chúng, phải hết sức coi trọng và làm tốt công tác kiểm tra, xác minh * Kết hợp chặt chẽ công tác kiểm tra của Đảng với công tác thanh tra của nhà nước, thanh tra nhân dân, công tác kiểm tra của các đoàn thể chính trị - Xã hội nghề nghiệp và phối hợp với các ban, ngành có lien quan. 4. Phải nắm vững và thực hiện tốt các hình thức kiểm tra : 4.1. Kiểm tra thường xuyên: Tổ chức Đảng, trước hết là cấp ủy các cấp phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc Đảng cấp dưới và đảng viên tiến hành công tác kiểm tra và tự kiểm tra để phát huy ưu điểm, phát hiện, ngăn chặn, khắc phục thiếu sót, khuyết điểm. Các tổ chức cơ sở Đảng thông qua hoạt động thực tế hàng ngày của tổ chức Đảng cấp dưới và đảng viên trong việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng và pháp luật của nhà nước, trong sinh hoạt Đảng, giữ gìn phẩm chất, đạo đức cách mạng của đảng viên; Qua tự phê bình và phê bình, qua kiểm tra, phân tích chất lượng đảng viên, nhận xét, đánh giá chi bộ, đảng bộ trong sạch, vững mạnh. Qua phê bình, góp ý của quần chúng….để đánh giá ưu điểm, khuyết điểm của đảng viên và tổ chức Đảng cấp dưới, rút kinh nghiệm về công tác lãnh đạo. quản lý của Đảng ủy, chi ủy, chi bộ , kịp thời xem xét, giải quyết những trường hợp có dấu hiệu vi phạm. 4.2. Kiểm tra định kỳ: Có thể kiểm tra toàn diện đối với tổ chức Đảng và đảng viên, có thể chỉ kiểm tra chuyên sâu một nội dung cần thiết: Có đọt kiểm tra toàn diện việc chấp hành nghị quyết Trung ương VI (Lần 2) khóa VIII về cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng, có đợt kiểm tra việc chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ trong đề bạt, bổ nhiệm cán bộ, có đợt kiểm tra chống tham nhũng…. 4.3. Kiểm tra bất thường: Có số lượng ít, nội dung kiểm tra tập trung vào một số vấn đề nhất định: yêu cầu kiểm tra để kịp thời ngăn chặn (như khi có dấu hiệu vi phạm, có tố cáo) là phải xem xét, kết luận nhanh chóng. Do đó tùy đối tượng, nội dung, yêu cầu kiểm tra mà có kế hoạch kiểm tra cho phù hợp Đảng cộng sản Việt Nam là một tổ chức, một bộ phận của xã hội, có vai trò lãnh đạo chính trị đối với toàn xã hội, đưa sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta đến thắng lợi. Sự lãnh đạo của Đảng được tiến hành thông qua tổ chức Đảng và đảng viên đang hoạt động trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, mỗi tổ chức Đảng và đảng viên dù đang công tác ở lĩnh vực, cương vị nào đều phải tham gia xây dựng Đảng, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng. Đó là nhiệm vụ trực tiếp, thường xuyên của mọi tổ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docUy ban kiem tra.doc
Tài liệu liên quan