Ngày nay, có lẽ không ai phủ nhận vai trò của xuất khẩu, của xu hướng khu vực hoá, quốc tế hoá đối với sự phát triển mọi mặt của một quốc gia. Việc hội nhập với nền kinh tế quốc tế đối với Việt Nam càng trở nên quan trọng hơn, bởi so với rất nhiều nước trên thế giới, chúng ta vẫn là một nước nghèo và đang trên đường thực hiện Công nghiệp hóa - Hiện đại hoá.
Với điều kiện của nước ta hiện nay, việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc đang là một xu hướng tất yếu góp phần phát triển kinh tế đất nước, đưa nước ta thoát khỏi danh sách các nước nghèo trên thế giới.
Thị trường EU là một thị trường có nhu cầu nhập khẩu hàng may mặc rất lớn, được đánh giá là một thị trường quan trọng và đầy tiềm năng của hàng may mặc Việt Nam.
Là một doanh nghiệp kinh doanh hàng may mặc, trong nhiều năm qua thị trường EU vẫn luôn được coi là một trong những thị trường truyền thống và quan trọng đối với việc xuất khẩu hàng may mặc của Công ty may Chiến Thắng.
Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, kim ngạch xuất khẩu của Công ty sang thị trường này lại có xu hướng giảm, do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Vì vậy, trong thời gian tới, thị trường này cần phải được coi trọng hơn nữa trong chiến lược xuất khẩu của Công ty nhằm khai thác hết tiềm năng của thị trường này.
ý thức được điều này, sau một thời gian thực tập tại Công ty, em đã mạnh dạn chọn đề tài: "Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU ở Công ty may Chiến Thắng".
Mục đích nghiên cứu của đề tài là thông qua phân tích, đánh giá hoạt động xuất khẩu của Công ty sang thị trường EU để đưa ra các giải pháp trong việc duy trì và mở rộng xuất khẩu sang thị trường này.
Kết cấu của đề tài gồm ba chương:
Chương 1. Lý luận cơ bản về hoạt động xuất khẩu hàng may mặc
Chương 2. Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của Công ty may Chiến Thắng sang thị trường EU
Chương 3. Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc của Công ty may Chiến Thắng sang thị trường EU
104 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1382 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU ở Công ty may Chiến Thắng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1
lý luận cơ bản về hoạt động xuất khẩu hàng may mặc
1.1. Xuất khẩu và vai trò của xuất khẩu hàng may mặc đối với Việt Nam
1.1.1. Khái niệm xuất khẩu hàng may mặc
Xuất khẩu là một bộ phận của hoạt động ngoại thương, trong đó hàng hóa và dịch vụ được bán cho nước ngoài nhằm thu ngoại tệ.
Xuất khẩu hàng may mặc là một bộ phận của hoạt động ngoại thương, trong đó hàng may mặc được bán cho nước ngoài nhằm thu ngoại tệ.
Kinh doanh xuất khẩu cũng chính là hoạt động kinh doanh quốc tế đầu tiên của doanh nghiệp. Hoạt động này được tiếp tục ngay cả khi doanh nghiệp đã đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh của mình.
Hàng may mặc là một trong những mặt hàng đầu tiên tham gia vào lĩnh vực thương mại quốc tế, do đặc điểm của ngành cũng như do nhu cầu của người dân trên thế giới về mặt hàng nhạy cảm này.
Việc thực hiện các hoạt động xuất khẩu sẽ giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh hàng may mặc có thể sử dụng được những khả năng vượt trội cũng như những lợi thế của họ. Mặt khác, đẩy mạnh xuất khẩu sẽ giảm được chi phí cho một đơn vị sản phẩm do nâng cao khối lượng sản xuất, góp phần nâng cao được lợi nhuận cho doanh nghiệp mình đồng thời giảm được rủi ro do tối thiểu hoá sự dao động của nhu cầu.
Tiến hành hoạt động xuất khẩu giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh hàng may mặc tiếp cận nhanh hơn với nền kinh tế thị trường, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm kinh doanh quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực tìm kiếm, mở rộng thị trường.
Chính vì vậy, hoạt động xuất khẩu hàng may mặc hiện nay được tiến hành ở hầu hết các nước trên thế giới, đặc biệt là những nước có lợi thế về nhân lực và nguyên liệu. Hoạt động xuất khẩu này mang lại những lợi ích rất lớn, đặc bịêt là với một nước đang phát triển như nước ta.
1.1.2. Đặc điểm của hàng may mặc xuất khẩu
Với mỗi người, ba nhu cầu “ăn, mặc, ở” là những nhu cầu thiết yếu và không thể thiếu. Đáp ứng nhu cầu “mặc”, không thể có ngành nào thay thế được ngành sản xuất hàng may mặc. Nhu cầu của người tiêu dùng hiện nay là “mặc đẹp” chứ không phải là “mặc ấm” như trước kia; chính vì vậy việc phát triển hàng may mặc là một tất yếu. Cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế, hàng may mặc không chỉ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước mà còn đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng ở rất nhiều nước khác. Trong kinh doanh quốc tế, mặt hàng may mặc là một trong những mặt hàng có quan hệ đối ngoại sớm nhất. Hàng may mặc xuất khẩu có những đặc trưng cơ bản sau:
Sản phẩm may mặc là sản phẩm không thể thay thế được
Sản phẩm của hầu hết các ngành công nghiệp khác đều là những sản phẩm có thể thay thế được, như thay vì sử dụng xe máy, người ta sử dụng xe đạp, xe buýt,.. thay vì sử dụng ti vi, người ta sử dụng radio,...Nhưng đối với ngành công nghiệp sản xuất hàng may mặc, người ta chỉ có thể lựa chọn chất liệu vải, màu sắc, kiểu dáng khác nhau của các sản phẩm may mặc nhưng không thể không sử dụng các sản phẩm này. Đây là một đặc điểm cơ bản của hàng may mặc, nhờ đó mà sản phẩm may mặc trở thành một trong những sản phẩm thiết yếu không thể thiếu của người tiêu dùng.
Sản phẩm may mặc là sản phẩm có yêu cầu phong phú, đa dạng về chủng loại và chất liệu
Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu về hàng may mặc ngày càng phong phú và đa dạng, tuỳ thuộc vào đặc điểm về văn hoá, phong tục tập quán, tôn giáo, khí hậu, tuổi tác, giới tính... Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này cần phải không ngừng nghiên cứu thị trường để nắm vững nhu cầu của từng nhóm đối tượng khách hàng để thoả mãn ngày càng tốt hơn các nhu cầu này.
Sản phẩm may mặc mang tính thời trang cao
Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu làm đẹp của mỗi người càng được quan tâm nhiều hơn. Sản phẩm may mặc hiện nay không chỉ đơn thuần là một công cụ để che thân mà công dụng chủ yếu của nó hiện nay là giúp tôn thêm vẻ đẹp, cá tính... của mỗi người. Vì vậy, việc nắm bắt được xu hướng thời trang quốc tế là công cụ hữu hiệu để phát triển xuất khẩu hàng may mặc.
Sản phẩm may mặc mang tính thời vụ cao.
Đối với mỗi mùa khác nhau, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm may mặc là khác nhau. Vì vậy, trong buôn bán hàng may mặc cần căn cứ vào sự thay đổi của thời tiết trong năm ở từng khu vực, từng thị trường để đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Điều này còn có liên quan trực tiếp đến thời hạn giao hàng xuất khẩu, mặt hàng may mặc cần phải được giao đúng thời hạn nếu không muốn bỏ lỡ cơ hội kinh doanh.
Công nghiệp sản xuất hàng may mặc là ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, đặc biệt là lao động nữ
Lao động trong ngành may mặc không đòi hỏi cao về trình độ kỹ thuật. Mặt khác, lao động trong lĩnh vực sản xuất hàng may mặc đòi hỏi sự cần cù và khéo léo, vì vậy, ngành công nghiệp sản xuất hàng may mặc thu hút rất nhiều lao động, đặc biệt là lao động nữ. Đây là ngành công nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với các nước đang phát triển, các nước đang ở thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá như nước ta.
Ngành công nghiệp sản xuất hàng may mặc đã diễn ra nhiều lần dịch chuyển sản xuất giữa các nước, các khu vực trên thế giới và trong nội bộ từng nước.
Công nghiệp sản xuất hàng may mặc là ngành công nghiệp sớm tham gia vào thị trường hàng hoá quốc tế và nó cũng đã trải qua nhiều lần dịch chuyển sản xuất giữa các nước và các khu vực trên thế giới. Có thể nói, ngành công nghiệp này xuất hiện đầu tiên ở Anh từ thế kỷ XVIII, sau đó được dịch chuyển sang các nước châu Âu khác, rồi đến châu á (đặc biệt là các nước Nics) và hiện nay, ngành công nghiệp này đang trong quá trình dịch chuyển đến các nước kém phát triển hơn như Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Inđônêxia, Philippin... và có xu hướng dịch chuyển sang các nước kém phát triển hơn nữa, và có giá nhân công rẻ hơn.
Ngay trong nội bộ một nước, công nghiệp sản xuất hàng may mặc cũng có xu hướng dịch chuyển từ các đô thị đến các vùng nông thôn có giá nhân công rẻ.
Thu nhập bình quân và cơ cấu tiêu dùng chi cho hàng may mặc là nhân tố có ảnh hưởng quan trọng đến việc xác định xu hướng tiêu thụ mặt hàng này.
Đối với các thị trường có mức thu nhập bình quân cao thì yêu cầu về chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng... sẽ quan trọng hơn giá cả. Ngược lại, đối với các thị trường có mức thu nhập khá hoặc trung bình thì giá cả lại có ý nghĩa rất quan trọng trong quyết định mua hàng của khách. Đặc điểm này có ý nghĩa rất lớn đối với các doanh nghiệp khi quyết định tính chất mặt hàng kinh doanh trên từng khu vực thị trường và khách hàng.
Về đặc điểm thị trường:
Hàng may mặc là một mặt hàng nhạy cảm, sản phẩm của nó được bảo hộ mạnh mẽ ở hầu hết các thị trường thế giới bằng những thể chế, chính sách đặc biệt. Hiệp định về hàng dệt may là kết quả quan trọng của vòng đàm phán urugoay ra đời và phát huy tác dụng, việc buôn bán quốc tế các sản phẩm may mặc đều được điều chỉnh theo các thể chế thương mại này. Nhờ đó, phần lớn các nước nhập khẩu có những biện pháp hạn chế đối với việc nhập khẩu sản phẩm may mặc. Mức thuế nhập khẩu với hàng may mặc thường cao hơn so với các mặt hàng công nghiệp khác. Những thể chế nhằm bảo hộ hàng may mặc trong nước và hạn chế nhập khẩu đã làm ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất và tiêu thụ mặt hàng này trên thế giới.
1.1.3. Vai trò của xuất khẩu hàng may mặc đối với Việt Nam
Xuất khẩu là một hoạt động rất cơ bản và quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Với một nước đang phát triển như Việt Nam, việc mở rộng xuất khẩu có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đặc biệt là việc xuất khẩu những mặt hàng mà chúng ta có thế mạnh như hàng may mặc. Vai trò của việc xuất khẩu hàng may mặc đối với nền kinh tế nước ta là rất to lớn và không thể phủ nhận, thể hiện ở chỗ:
Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu để phát triển kinh tế
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là một bước đi tất yếu để phát triển kinh tế đất nước, đưa nước ta thoát khỏi tình trạng đói nghèo. Muốn cho sự nghiệp Công nghiệp hoá, hiện đại hoá diễn ra nhanh chóng và có hiệu quả thì cần một lượng vốn rất lớn để nhập khẩu những máy móc, thiết bị hiện đại và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật.
Nguồn vốn phục vụ nhập khẩu và xây dựng cơ sở hạ tầng có thể lấy từ nhiều nguồn như viện trợ, đi vay, xuất khẩu… Nhưng các nguồn viện trợ, đi vay…thường rất khó khăn và khi sử dụng các nguồn vốn này cần phải gắn liền với trách nhiệm trả nợ. Vì vậy, nguồn vốn thu từ hoạt động xuất khẩu là nguồn vốn quan trọng nhất để thoả mãn nhu cầu nhập khẩu và phục vụ cho sự nghiệp Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Xuất khẩu và nhập khẩu có quan hệ mật thiết với nhau, xuất khẩu tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu; nhập khẩu tạo điều kiện để thúc đẩy xuất khẩu phát triển… Xuất khẩu quy định quy mô và tốc độ tăng của nhập khẩu. Do đó, trong kinh doanh phải luôn kết hợp xuất khẩu và nhập khẩu.
Đã từ nhiều năm nay, hàng may mặc nói riêng và dệt may nói chung luôn là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, và trong những năm gần đây kim ngạch xuất khẩu dệt may luôn đứng ở vị trí thứ hai trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế đất nước và tạo ra một lượng ngoại tệ lớn để đầu tư vào trang thiết bị máy móc và xây dựng cơ sở hạ tầng của đất nước, thể hiện ở những chỉ tiêu sau:
- Năm 2001, tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành dệt và may mặc đạt 1.975 triệu USD, tăng 8,8% so với năm 2000, chiếm tỷ trọng 13,1% trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của cả nước (dầu thô là 20,8%).
- Năm 2002, tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành dệt và may mặc đạt 2.752 triệu USD, tăng 39,3% so với năm 2001, chiếm tỷ trọng 16,5% trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của cả nước (dầu thô là 19,6%).
- Năm 2003, tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành dệt và may mặc ước đạt 3630 triệu USD, tăng 31,9% so với năm 2002, chiếm tỷ trọng 18,3% trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của cả nước (dầu thô là 19%). Đây là lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu may mặc của Việt Nam vượt ngưỡng 3 tỷ USD.
Có thể thấy rằng, kim ngạch xuất khẩu dệt may của nước ta trong những năm gần đây tăng lên khá nhanh, khoảng cách giữa tỷ trọng xuất khẩu dệt may và dầu thô trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta ngày càng được rút ngắn, thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong những năm gần đây
Chỉ tiêu
2001
2002
02/01
tăng
(%)
2003
03/02
tăng
(%)
Lượng
(Tr. USD)
Tỷ trọng
(%)
Lượng
(Tr.USD)
Tỷ trọng
(%)
Lượng
(Tr.USD)
Tỷ trọng
(%)
Tổng KNXK
15.027
100
16.705
100
11,20
19.880
100
19,0
Dệt may
1.975
13,1
2.752
16,5
39,34
3.630
18,3
31,9
* Nguồn: Niên giám thống kê 2002, thời báo kinh tế VN
Góp phần thay đổi cơ cấu vật chất của sản phẩm, thúc đẩy sản xuất phát triển
Nhu cầu của con người phát triển ngày càng cao và luôn luôn biến đổi. Nhu cầu của người dân ở mỗi nước lại có sự khác biệt đáng kể, chỉ dựa vào khả năng sản xuất của một nước thì nhu cầu của người dân nước đó sẽ không được thoả mãn một cách tốt nhất và hiệu quả kinh doanh mang lại không cao.
Xuất khẩu phát triển tạo điều kiện thoả mãn tốt hơn nhu cầu của người dân trên toàn thế giới. Thông qua hoạt động thương mại quốc tế, một nước có thể chuyên môn hóa vào việc sản xuất mặt hàng nào mà nước đó có lợi thế hơn, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước theo hướng chuyên môn hoá, nhờ đó cơ cấu vật chất của sản phẩm sản xuất ra có sự thay đổi. Ngành may mặc là một ngành mà nước ta có thế mạnh rất lớn, vì vậy việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc đã được Chính phủ quan tâm từ nhiều năm nay.
Khi ngành công nghiệp sản xuất hàng may mặc xuất khẩu phát triển, nó sẽ kéo theo sự phát triển của rất nhiều ngành có liên quan
Để sản xuất ra một sản phẩm may mặc phục vụ xuất khẩu, người ta cần phải dùng đến nhiều nguyên phụ liệu khác như bông, vải sợi, và các ngành công nghiệp khác như in, nhuộm, sản xuất nhựa polyme để bao gói, hoàn thiện sản phẩm, sản xuất giấy để phục vụ cho việc cắt xén, tạo bản mẫu hay các thùng bìa các-tông để đóng gói sản phẩm…
Hơn nữa, khi ngành công nghịêp này phát triển ngày càng cao thì đòi hỏi càng nhiều những máy móc thiết bị tiên tiến để phục vụ việc sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao và giảm bớt những chi phí cho phế liệu, phế phẩm. Từ đó kéo theo sự phát triển của các ngành cơ khí, chế tạo máy phát triển.
Hàng may mặc xuất khẩu của chúng ta thường xuất khẩu với số lượng lớn, nên thường chọn phương tiện vận chuyển đường biển vì xuất khẩu bằng đường biển tốn kém ít chi phí vận chuyển và có thể vận chuyển những khối lượng hàng hoá lớn, do vậy đòi hỏi phải có sự phát triển của ngành hàng hải.
Góp phần giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân
Để tạo ra các sản phẩm phục vụ xuất khẩu, không thể không có sự đóng góp của lực lượng lao động. Nhờ có sự phát triển của hoạt động xuất khẩu mà rất nhiều người lao động có việc làm, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân và giảm bớt được các tai tệ nạn xã hội.
Trong số các ngành công nghiệp thì ngành công nghiệp sản xuất hàng may mặc tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động nhất. Mặt khác, đặc điểm của người lao động Việt Nam rất phù hợp cho việc lao động trong ngành này. Chính vì vậy, ngành công nghiệp này đã tạo ra hàng triệu công ăn việc làm cho người lao động trên khắp cả nước.
Đặc điểm của ngành sản xuất hàng may mặc là cần những lao động khéo tay và cần cù, do đó những lao động nữ rất phù hợp cho những công việc của ngành này. Số lượng lao động nữ trong các doanh nghiệp may mặc nước ta thường chiếm trên 80%.
Lao động trong lĩnh vực may mặc không đòi hỏi có tay nghề cao, vì vậy, để góp phần đẩy mạnh Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì việc đầu tư phát triển ngành công nghiệp này là một việc làm rất cần thiết.
Xuất khẩu hàng may mặc tạo điều kiện mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại và quảng bá thương hiệu của mặt hàng này trên thị trường thế giới
Xuất khẩu và các quan hệ kinh tế có tác động qua lại, phụ thuộc vào nhau, xuất khẩu cũng chính là một hoạt động kinh tế đối ngoại. Ngành công nghiệp sản xuất hàng may mặc, như đã nói ở trên, là một ngành xuất khẩu mũi nhọn của nước ta, do vậy việc thúc đẩy phát triển xuất khẩu mặt hàng này cũng đồng nghĩa với việc thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại phát triển. Mặt khác, hiện nay việc xuất khẩu mặt hàng này hầu hết mới chỉ dừng lại ở phương thức gia công cho nước ngoài, vì vậy bên cạnh việc xúc tiến xuất khẩu trực tiếp thì việc tiếp tục xuất khẩu theo phương thức gia công cũng cần phải được chú trọng, vì nó tạo ra những tiền đề thuận lợi về các mối quan hệ kinh tế quốc tế cho việc đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp.
Thông qua phương thức gia công xuất khẩu, chúng ta có thể tranh thủ sự giúp đỡ của các bạn hàng và có thể khai thác thông tin từ họ, khiến cho việc quảng bá thương hiệu hàng may mặc Việt Nam được thực hiện có hiệu quả hơn.
1.2. Các hình thức xuất khẩu hàng may mặc
Trong buôn bán quốc tế hiện nay tồn tại khá nhiều hình thức xuất khẩu, trong đó các hình thức xuất khẩu chủ yếu sau đây thường được áp dụng trong việc xuất khẩu hàng may mặc:
1.2.1. Hình thức xuất khẩu trực tiếp
Xuất khẩu trực tiếp là việc nhà sản xuất trực tiếp tiến hành các giao dịch với khách hàng nước ngoài thông qua các tổ chức của mình.
Xuất khẩu trực tiếp cũng có thể là việc nhà xuất khẩu mua từ các doanh nghiệp sản xuất trong nước sau đó xuất khẩu những sản phẩm này ra nước ngoài với danh nghĩa là hàng của mình thông qua các tổ chức của mình.
Trong phương thức này, các doanh nghiệp trong nước sẽ tự mua nguyên liệu đầu vào cần thiết thay vì được cung cấp miễn phí bởi người mua nước ngoài. Do đó theo phương thức này, doanh nghiệp trong nước được thanh toán toàn bộ sản phẩm may mặc xuất khẩu. Có thể phân thành ba loại xuất khẩu trực tiếp như sau:
* Loại 1: Doanh nghiệp trong nước mua nguyên vật liệu đầu vào để gia công từ nhà cung cấp do người mua nước ngoài chỉ định.
Theo phương thức hợp đồng này, người mua nước ngoài không chỉ lựa chọn nhà cung cấp mà còn mô tả chính xác chủng loại, màu sắc và phụ kiện mà doanh nghiệp trong nước phải mua. Thêm vào đó, những vấn đề liên quan đến quy mô sản xuất, giá cả và thời hạn giao hàng cũng được người mua quy định trước. Thường phát sinh trường hợp doanh nghiệp trong nước phải kê khai giá cả nguyên vật liệu do người mua quy định và trong giá thành xuất khẩu của sản phẩm may mặc. Hình thức hợp đồng theo phương thức xuất khẩu này, cả rủi ro về sản xuất lẫn rủi ro về marketing đều do người mua nước ngoài gánh chịu.
* Loại 2: Doanh nghiệp trong nước nhận mẫu hàng từ người mua nước ngoài. Dựa trên những mẫu này, họ sản xuất sản phẩm tương tự, sử dụng nguyên vật liệu do họ tự mua mà không có gợi ý hay cam kết gì của người mua từ trước. Nếu mẫu tương ứng được chấp nhận, họ sẽ nhận được đơn đặt hàng may mặc dựa trên những quy cách của sản phẩm mẫu đã sản xuất.
*Loại 3: Theo phương thức này, doanh nghiệp trong nước tiến hành sản xuất hàng may mặc dựa trên thiết kế riêng của họ, không có cam kết từ trước dưới bất kỳ hình thức nào từ phía người mua nước ngoài. Doanh nghiệp trong nước sản xuất mẫu hàng may mặc và đưa ra giới thiệu tới các khách hàng tiềm năng, chẳng hạn như, tại các cuộc triển lãm. Sau đó họ nhận được những đơn hàng từ phía khách hàng và xuất khẩu sản phẩm dựa trên phương thức bán FOB, nếu cuộc triển lãm đó thành công.
Các doanh nghiệp hoạt động theo phương thức này hoặc phải có thương hiệu riêng, hoặc phải sản xuất hàng may mặc theo thương hiệu đã được đăng ký với thiết kế riêng của họ. Hình thức này tạo khả năng lớn nhất để tăng giá trị gia tăng, tuy nhiên các rủi ro cả về sản xuất lẫn thị trường lại là lớn nhất.
Việc xuất khẩu hàng hoá theo phương thức xuất khẩu trực tiếp mang lại hiệu quả cao hơn rất nhiều so với phương thức gia công, giảm được các chi phí trung gian và mang lại sự chủ động cho các doanh nghiệp khi xuất khẩu các sản phẩm may mặc
Tuy nhiên, xuất khẩu theo phương thức này dễ xảy ra những rủi ro, sai lầm khi kinh doanh trên các thị trường mới, do đó muốn xuất khẩu có hiệu quả cần phải nghiên cứu thị trường, tìm hiểu khách hàng và hàng hoá trên thị trường mà doanh nghiệp định kinh doanh. Điều này là rất khó cho các doanh nghiệp may mặcViệt Nam hiện nay, vì hầu hết các doanh nghiệp đều chưa có bộ phận chuyên nghiên cứu thị trường. Song trong thời gian tới, chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa việc xuất khẩu theo phương thức này, để giúp cho các doanh nghiệp có sự năng động cần thiết trong kinh doanh quốc tế.
1.2.2. Xuất khẩu gián tiếp (Xuất khẩu qua trung gian)
Xuất khẩu gián tiếp là việc nhà sản xuất thông qua dịch vụ của các tổ chức độc lập (trung gian) đặt ngay tại nước xuất khẩu để tiến hành xuất khẩu các sản phẩm của mình ra nước ngoài.
Xuất khẩu theo phương thức này có rất nhiều ưu điểm, trong đó những ưu điểm nổi bật phải kể đến là:
- Những người trung gian thường là những người hiểu biết rất rõ về thị trường, luật pháp và tập quán địa phương. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc xuất khẩu hàng may mặc, vì những tập quán, thói quen tiêu dùng có ảnh hưởng rất lớn đến xu hướng thời trang và phong cách ăn mặc. Do vậy, nó giúp cho các nhà kinh doanh trong lĩnh vực này có thể tránh bớt được những rủi ro và đẩy mạnh hoạt động mua bán.
- Trung gian thường là những người có vốn, có cơ sở vật chất, vì vậy việc sử dụng những trung gian sẽ giúp cho những nhà kinh doanh trong lĩnh vực may mặc đỡ phải đầu tư vốn trực tiếp ra nước ngoài. Đây là một ưu điểm lớn của hình thức xuất khẩu này và rất phù hợp với các doanh nghiệp kinh doanh hàng may mặc của nước ta, khi điều kiện của các doanh nghiệp này còn hạn chế về vốn và thông tin thị trường.
- Những trung gian có thể thực hiện việc tuyên truyền, quảng cáo hộ các nhà kinh doanh. Nhờ vậy, các nhà kinh doanh có thể giảm bớt được những chi phí cho quảng cáo sản phẩm, những chi phí trong việc tập trung hàng hóa, lựa chọn, phân loại, đóng gói hàng hoá... nhờ những dịch vụ của các trung gian.
Hình thức xuất khẩu này có khá nhiều ưu điểm và rất phù hợp với những doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường cũng như các doanh nghiệp kinh doanh hàng may mặc của nước ta trong điều kiện hiện nay. Tuy nhiên, nó cũng tồn tại khá nhiều nhược điểm đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh hàng may mặc xuất khẩu cần phải cân nhắc trước khi quyết định lựa chọn hình thức kinh doanh phù hợp với điều kiện của mình, những nhược điểm đó là:
Nhà kinh doanh không được gặp trực tiếp đối tác, nên sẽ bị tách khỏi thị trường, do vậy khó có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường và thường phải đáp ứng những yêu sách của các trung gian.
Một nhược điểm khác của hình thức xuất khẩu này là nhà kinh doanh bị chia xẻ lợi nhuận với các trung gian.
Thông qua những ưu, nhược điểm của hình thức xuất khẩu này mà các doanh nghiệp kinh doanh hàng may mặc cần phải cân nhắc kỹ các điều kiện của đơn vị mình để lựa chọn cho phù hợp với chiến lược kinh doanh trên từng thị trường.
1.2.3. Xuất khẩu theo nghị định thư
Xuất khẩu theo nghị định thư là hình thức xuất khẩu hàng hoá (thường là hàng trả nợ) được ký kết theo nghị định thư giữa hai chính phủ. Xuất khẩu theo hình thức này có ưu điểm là đảm bảo được thanh toán (do Nhà nước là người thanh toán cho doanh nghiệp). Tuy nhiên, hình thức xuất khẩu này hiện nay chưa được áp dụng rộng rãi trong kinh doanh hàng may mặc.
1.2.4. Xuất khẩu tại chỗ
Xuất khẩu tại chỗ là hình thức kinh doanh xuất khẩu đang có xu hướng phát triển và phổ biến rộng rãi bởi những ưu điểm của nó mang lại.
Đặc điểm của loại hình xuất khẩu này là hàng hoá và dịch vụ chưa vượt khỏi biên giới quốc gia nhưng ý nghĩa của nó tương tự như hoạt động xuất khẩu. Đó là việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho các ngoại giao đoàn, cho khách du lịch quốc tế.
Hoạt động xuất khẩu tại chỗ có thể đạt hiệu quả cao do giảm bớt chi phí về bao bì, đóng gói, bảo quản, vận chuyển..., tránh được những rắc rối hải quan, thu hồi vốn nhanh. Hình thức này tuy có rất nhiều ưu điểm, song nó cũng chưa được phổ biến rộng rãi trong kinh doanh hàng may mặc.
1.2.5. Gia công quốc tế
Gia công quốc tế là hình thức kinh doanh xuất khẩu theo đó một bên nhập nguyên liệu và bán thành phẩm (bên nhận gia công) của bên kia (bên đặt gia công) để chế biến thành thành phẩm rồi giao cho bên đặt gia công và nhận thù lao (tiền phí gia công).
Xuất khẩu theo hình thức gia công quốc tế là hình thức xuất khẩu được áp dụng phổ biến ở các quốc gia có lợi thế về nhân công nhưng thiếu nguồn nguyên vật liệu, thương hiệu và uy tín về sản phẩm trên thị trường quốc tế chưa có hoặc không phổ biến. Mặt khác, xuất khẩu theo phương thức này, bên nhận gia công có thể tiêu thụ được một số nguyên vật liệu phụ đi kèm, có cơ hội tiếp cận với những công nghệ mới và học tập được những kinh nghiệm quản lý.
Chính vì vậy, hình thức xuất khẩu này được áp dụng rất rộng rãi trong các doanh nghiệp kinh doanh hàng may mặc Việt Nam. Cho tới nay, xuất khẩu hàng may mặc theo phương thức gia công quốc tế chiếm tới trên 60% lượng hàng may mặc xuất khẩu của nước ta, trong đó xuất khẩu vào EU theo phương thức này chiếm tới trên 80%.
Xuất khẩu theo phương thức gia công có thể giúp cho bên đặt gia công tranh thủ được nguồn lao động rẻ của nước ngoài, nhờ đó có thể hạ được giá thành sản phẩm và nâng cao được sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường; mặt khác họ có thể dễ dàng thay đổi cơ cấu ngành nghề để có lợi cho nước mình.
Dựa vào các căn cứ khác nhau, có thể chia thành rất nhiều các hình thức gia công, đó là:
* Theo quyền sở hữu nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất sản phẩm, có các hình thức sau:
- Hình thức nhận nguyên phụ liệu, giao thành phẩm: Bên gia công chịu trách nhiệm bảo đảm toàn bộ nguyên phụ liệu cho bên nhận gia công, bên nhận gia công chỉ phải lo tổ chức sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công. Quyền sở hữu nguyên, phụ liệu thuộc bên đặt gia công, bên nhận gia công chỉ có quyền quản lý và sử dụng nguyên phụ liệu đã nhận đưới sự giám sát của bên đặt gia công.
- Hình thức mua nguyên phụ liệu, bán thành phẩm: Bên nhận gia công sử dụng vốn lưu động của mình để mua những nguyên phụ liệu chủ yếu từ bên nhận gia công và tiến hành sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công theo hợp đồng đã ký kết.
- Hình thức hỗn hợp: Bên nhận gia công sẽ mua một số nguyên phụ liệu từ bên đặt gia công, số còn lại có thể mua từ các chủ thể kinh tế khác ở trong và ngoài nước, sản phẩm sản xuất ra được bán lại toàn bộ cho bên đặt gia công.
* Theo số lượng chủ thể kinh tế tham gia vào quan hệ gia công có:
- Gia công hai bên: Bên nước ngoài đặt hàng gia công cho một doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp này đảm nhận toàn bộ qúa trình sản xuất sản phẩm.
- Gia công nhiều bên: Một doanh nghiệp nhận gia công cho một hãng nước ngoài và giao lại một phần việc cho doanh nghiệp khác thực hiện. Trong trường hợp này, mọi biệc giao dịch với hãng nước ngoài do doanh nghiệp nhận thầu chính đảm nhận và cũng chính doanh nghiệp đó phải chịu trách nhiệm với hãng nước ngoài về những cam kết trong hợp đồng gia công. Hình thức này gọi là gia công chuyển tiếp.
* Theo cách tính giá:
- Hợp đồng thực chi, thực thanh (thanh toán theo thực tế phát sinh): Bên nhận gia công yêu cầu bên đặt gia công t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1596.doc