Đề tài Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động đánh giá nhân viên tại Viễn thông thành phố Hồ Chí Minh
Con người là yếu tốvô cùng quan trọng, quyết định sựthành công hay thất
bại của một tổchức. Chính vì vậy, mọi nhà quản lý, điều hành đều đặt mối quan
tâm vềcon người lên hàng đầu trong chiến lược xây dựng và phát triển tổchức.
Trong vai trò một nhà quản lý, chúng ta hãy thửnhìn lại tổng thểcông ty
và trảlời những câu hỏi sau : đội ngũnhân viên có phải là cội nguồn thành công của
công ty ? Nhân viên của công ty có tận tâm với mục tiêu, công việc của công ty ?
Công ty có tạo cơhội đểnhân viên thểhiện năng lực bản thân ? Công việc của
nhân viên có mang tính chất thách thức khảnăng và tiến triển theo thời gian không?
Nhân viên có duy trì được tinh thần và động lực làm việc tích cực ? Nếu tất cảcâu
trảlời đều là “Có”, điều đó chứng tỏcông ty chúng ta có một triển vọng phát triển
rất tốt; ngược lại, nếu đa sốcâu trảlời đều là “Không”, chúng ta cần phải xem lại
công tác quản lý hiệu suất làm việc của nhân viên và việc đánh giá nhân viên.
Nhân tốthen chốt liên quan đến thành công trong dài hạn của một tổchức
là khảnăng đo lường mức độthực hiện công việc của nhân viên. Đánh giá nhân
viên là một trong những công cụhữu dụng nhất mà một tổchức thường sửdụng để
duy trì và thúc đẩy hiệu suất công việc và thực hiện quá trình nhằm đạt đến mục
tiêu chiến lược của tổchức. Đánh giá nhân viên đóng vai trò quan trọng trong việc
đảm bảo hành vi mà nhân viên thực hiện trên công việc nhất quán với chiến lược
của công ty. Đánh giá thực hiện công việc còn là một công cụ được sửdụng đểcủng
cốgiá trịvà văn hoá tổchức. Trong khi tất cảchúng ta đều tập trung vào những
tiến trình, thủtục đánh giá chính thức thì tiến trình quản lý và đánh giá thực hiện
công việc thật ra có thểtiến hành theo những cách không chính thức. Hầu hết các
nhà quản lý đều giám sát cách thức làm việc của nhân viên và định lượng nhưthế
nào đó đểcách thức làm việc của nhân viên phù hợp với những yêu cầu của tổchức.
Họ đã tạo cho nhân viên những ấn tượng vềgiá trịtương đối của nhân viên đối với
tổchức và tìm kiếm cách thức đểtối đa hoá sự đóng góp của từng cá nhân nhân
2
viên. Đểviệc đánh giá đạt hiệu quảcao, các nhà quản lý thường áp dụng cảhai
hình thức đánh giá chính thức và không chính thức.
Với những lợi ích của việc đánh giá nhân viên nêu trên, để đảm bảo hoạt
động kinh doanh hiệu quảvà ngày càng phát triển, Viễn thông TP. HồChí Minh
không thểkhông thực hiện đánh giá nhân viên. Tuy nhiên, thực chất công tác đánh
giá nhân viên hiện nay tại Viễn thông TP. HồChí Minh còn mang tính chất hình
thức và cảm tính. Vì sao việc đánh giá mang tính chất hình thức và cảm tính ?
Nguyên nhân cơbản của tồn tại trên là do chưa xây dựng hệthống tiêu chuẩn đánh
giá nhân viên đặc biệt là nhân viên làm việc tại khối chức năng của Viễn thông
Thành phố. Do chưa có hệthống tiêu chuẩn đánh giá nên việc đánh giá nhân viên
không thểchính xác, không hiệu quả, không đạt những mục đích nhưmong muốn
của cấp lãnh đạo tại Viễn thông Thành phố. Từviệc đánh giá nhân viên không
chính xác, đã ảnh hưởng hàng loạt vấn đềliên quan đến quản trịnguồn nhân lực
như: khen thưởng, tăng lương, đào tạo, đềbạt Chính từviệc đánh giá không
chính xác dẫn đến khen thưởng, tăng lương không công bằng, đào tạo không đúng
người; việc đềbạt không đạt mục đích phát triển nhân viên, không tạo động lực thúc
đẩy nhân viên làm việc tốt hơn. Do không có hệthống tiêu chuẩn đánh giá nên khi
đánh giá nhân viên, lãnh đạo thường có khuynh hướng bình quân chủnghĩa đểtránh
những thắc mắc từnhân viên, việc đánh giá thường mang tính “dĩhoà vi quý”. Với
cách đánh giá nhưtrên, những nhân viên làm việc không hiệu quả, thiếu trách
nhiệm thường tích cực ủng hộ, ngược lại, những nhân viên tích cực làm việc, có
trách nhiệm với công việc thường có tâm lý bất mãn vì tất cả đều “nhưnhau” và
chắc chắn sẽgiảm hiệu suất làm việc.
Qua tìm hiểu, tham khảo các đềtài nghiên cứu khoa học trong ngành bưu
chính – viễn thông, người viết nhận thấy vấn đề đánh giá nhân viên chưa được
nghiên cứu nhiều và chuyên sâu. Một vài đềtài nghiên cứu chỉ đềcập đến nội dung
và một vài phương pháp đánh giá. Tuy nhiên, hoạt động đánh giá nhân viên đạt
hiệu quảhay không phụthuộc rất nhiều yếu tố: đó là quan điểm đúng của cấp lãnh
đạo về đánh giá nhân viên, đó là hệthống tiêu chuẩn đánh giá chính xác, đó là việc
lựa chọn phương pháp đánh giá phù hợp và ngoài ra, người lãnh đạo phải nắm bắt
3
phương pháp đánh giá nhân viên. Do đó, với mục tiêu hoàn thiện hoạt động đánh
giá nhân viên tại Viễn thông Thành phốHồChí Minh, tác giảquyết định chọn đềtài
nghiên cứu “Một sốgiải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động đánh giá nhân viên tại
Viễn thông thành phốHồChí Minh”.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- utf_8_tran_thi_kha_linh_phuong_danh_gia_nhan_vien_276.pdf