Môi trường có vai trò đặc biệt đối với sự sống của con người. Con người sống tồn tại và phát triển được là nhờ có bầu không khí, nguồn nước, môi trường đất và cảnh quan trong sạch, không bị ô nhiễn môi trường. Những yếu tố tự nhiên đó phải trong sạch tươi đẹp, hài hoà thì mới đảm bảo chất lượng không gian sống cho con người. Nếu do nguyên nhân nào đó, chất lượng không gian sống giảm đi (hay nói cách khác là bị ô nhiễm) thì sức khoẻ, sự sống của con người trong môi trường đó tất yếu cũng bị huỷ hoại.
Hiện nay khi mà nền kinh tế nước ta đang có những bước phát triển vượt bậc thì vấn đề về môi trường, ô nhiễm môi trường cũng được đặt ra cấp bách hơn bao giờ hết, trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp ở các khu công nghiệp, các nhà máy xí nghiệp. Việc mở rộng qui mô sản xuất công nghiệp, phát triển sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh bằng cách giảm giá thành do giảm các chi phí cần thiết cho việc bao vệ môi trường sử dụng các trang thiết bị lạc hậu, nhằm mục đích tối đa hoá lợi nhuận dẫn đến các chất thải do sản xuất ở các khu công nghiệp các nhà máy xí nghiệp đó ngày càng nhiều đặc biệt là các hoá chất độc hại. Tất cả các yếu tố đó đã và đang làm cho môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng mà cụ thể là ô nhiễm nguồn nước, không khí, đất điều mà người gánh chịu trực tiếp hậu quả này chính là các công nhân, khu dân cư xung quan mà biểu hiện cụ thể dễ nhận thấy là tình trạng sức khoẻ giảm sút đồng loạt có các triệu chứng hay mắc các bệnh do ô nhiễm gây ra, cảnh quan xung quan các điều kiện tự nhiên, điều kiện sinh hoạt xuống cấp nghiêm trọng, xa hơn nữa nếu tình trạng này lặp lại ở tất cả các khu công nghiệp với mức độ ngày một lớn sễ có ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng tới môi trường sống của con người gây suy thoái môi trường, dẫn đến các sự cố về môi trường điều này sễ gây nguy hại đến sự tồn tại và phát triển của con người.
Từ đó, có thể khẳng định sự cần thiết của đề tài (Một số giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm nước thải trong các phân xưởng nhuộm tại công ty Dệt May Hà Nội) nhằm đưa ra một số giải pháp có tính chất thực tế nhằm giảm thiểu ô nhiễm trong khâu nhuộm vải trong qui trình sản xuất của công ty dệt may Hà Nội, hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường xung quan mà trước hết là sức khoẻ của công nhân viên công ty và dân cư xung quanh, giúp cho việc sản xuất đảm bảo đáp ứng được với các tiêu chuẩn chung về bảo vệ môi trường, ngoài ra nó còn có ý nghĩa về mặt kinh tế là làm giảm mức tiêu hao hoá chất nhuộm, giảm mức chi phí phải nộp do thải nước thải ô nhiễm ra môi trường, tạo sự thiên cảm với người tiêu dùng và tránh được một số dào cản phi thuế quan có liên quan đến sản xuất sạch.
Ý nghĩa nghiên cứu đề tài, nhằm chỉ ra được nhiệm vụ, công việc cụ thể để nhà quản lý, công nhân trong các công xưởng sản xuất nhuộm cần phải thực hiện nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, là cơ sở giúp cho các cơ quan quản lý, ban ngành chức năng có liên quan xây dựng hệ thống giải pháp có tính chất đồng bộ phù hợp với từng lĩnh vực sản xuất nhằm giảm thiểu ô nhiễm bảo vệ môi trường, đề tài mang tính thực tế cao nên có khả năng áp dụng cho các công ty sản xuất hàng dệt nhuộm.
Mục đích đề tài, đưa ra các giải pháp nhằm giảm ô nhiễm giảm ô nhiễm nước thải dệt nhuộm, ngăn ngừa và giảm thiểu tác động của nước thải ô nhiễm dệt nhuộm tới môi trường.
Nhiệm vụ, chỉ ra được thực trạng ô nhiễm, các chất gây ô nhiễm nguồn gốc và các loại ô nhiễm trong và do khâu nhuộm vải gây ra, tìm nguyên nhân và đề các giải pháp khắc phục
Nội dung, chia làm ba chương:
Chương I: Các khái niệm chung về ô nhiễm, ô nhiễm nước trong các khu công nghiệp.
chương II: Thực trạng ô nhiễm nước trong công đoạn nhuộm vải tại công ty dệt may Hà Nội.
Chương III: Một số giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm.
47 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1530 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm nước thải trong các phân xưởng nhuộm tại công ty Dệt May Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Môi trường có vai trò đặc biệt đối với sự sống của con người. Con người sống tồn tại và phát triển được là nhờ có bầu không khí, nguồn nước, môi trường đất và cảnh quan trong sạch, không bị ô nhiễn môi trường. Những yếu tố tự nhiên đó phải trong sạch tươi đẹp, hài hoà thì mới đảm bảo chất lượng không gian sống cho con người. Nếu do nguyên nhân nào đó, chất lượng không gian sống giảm đi (hay nói cách khác là bị ô nhiễm) thì sức khoẻ, sự sống của con người trong môi trường đó tất yếu cũng bị huỷ hoại.
Hiện nay khi mà nền kinh tế nước ta đang có những bước phát triển vượt bậc thì vấn đề về môi trường, ô nhiễm môi trường cũng được đặt ra cấp bách hơn bao giờ hết, trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp ở các khu công nghiệp, các nhà máy xí nghiệp. Việc mở rộng qui mô sản xuất công nghiệp, phát triển sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh bằng cách giảm giá thành do giảm các chi phí cần thiết cho việc bao vệ môi trường sử dụng các trang thiết bị lạc hậu, nhằm mục đích tối đa hoá lợi nhuận dẫn đến các chất thải do sản xuất ở các khu công nghiệp các nhà máy xí nghiệp đó ngày càng nhiều đặc biệt là các hoá chất độc hại. Tất cả các yếu tố đó đã và đang làm cho môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng mà cụ thể là ô nhiễm nguồn nước, không khí, đất điều mà người gánh chịu trực tiếp hậu quả này chính là các công nhân, khu dân cư xung quan mà biểu hiện cụ thể dễ nhận thấy là tình trạng sức khoẻ giảm sút đồng loạt có các triệu chứng hay mắc các bệnh do ô nhiễm gây ra, cảnh quan xung quan các điều kiện tự nhiên, điều kiện sinh hoạt xuống cấp nghiêm trọng, xa hơn nữa nếu tình trạng này lặp lại ở tất cả các khu công nghiệp với mức độ ngày một lớn sễ có ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng tới môi trường sống của con người gây suy thoái môi trường, dẫn đến các sự cố về môi trường điều này sễ gây nguy hại đến sự tồn tại và phát triển của con người.
Từ đó, có thể khẳng định sự cần thiết của đề tài (Một số giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm nước thải trong các phân xưởng nhuộm tại công ty Dệt May Hà Nội) nhằm đưa ra một số giải pháp có tính chất thực tế nhằm giảm thiểu ô nhiễm trong khâu nhuộm vải trong qui trình sản xuất của công ty dệt may Hà Nội, hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường xung quan mà trước hết là sức khoẻ của công nhân viên công ty và dân cư xung quanh, giúp cho việc sản xuất đảm bảo đáp ứng được với các tiêu chuẩn chung về bảo vệ môi trường, ngoài ra nó còn có ý nghĩa về mặt kinh tế là làm giảm mức tiêu hao hoá chất nhuộm, giảm mức chi phí phải nộp do thải nước thải ô nhiễm ra môi trường, tạo sự thiên cảm với người tiêu dùng và tránh được một số dào cản phi thuế quan có liên quan đến sản xuất sạch.
ý nghĩa nghiên cứu đề tài, nhằm chỉ ra được nhiệm vụ, công việc cụ thể để nhà quản lý, công nhân trong các công xưởng sản xuất nhuộm cần phải thực hiện nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, là cơ sở giúp cho các cơ quan quản lý, ban ngành chức năng có liên quan xây dựng hệ thống giải pháp có tính chất đồng bộ phù hợp với từng lĩnh vực sản xuất nhằm giảm thiểu ô nhiễm bảo vệ môi trường, đề tài mang tính thực tế cao nên có khả năng áp dụng cho các công ty sản xuất hàng dệt nhuộm.
Mục đích đề tài, đưa ra các giải pháp nhằm giảm ô nhiễm giảm ô nhiễm nước thải dệt nhuộm, ngăn ngừa và giảm thiểu tác động của nước thải ô nhiễm dệt nhuộm tới môi trường.
Nhiệm vụ, chỉ ra được thực trạng ô nhiễm, các chất gây ô nhiễm nguồn gốc và các loại ô nhiễm trong và do khâu nhuộm vải gây ra, tìm nguyên nhân và đề các giải pháp khắc phục
Nội dung, chia làm ba chương:
Chương I: Các khái niệm chung về ô nhiễm, ô nhiễm nước trong các khu công nghiệp.
chương II: Thực trạng ô nhiễm nước trong công đoạn nhuộm vải tại công ty dệt may Hà Nội.
Chương III: Một số giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm.
chương I:
các khái niệm chung về ô nhiễm, ô nhiễm nước do ngành công nghiệp dệt nhuộm.
1.1 Các khái niệm chung
Theo luật bảo vệ môi trường:
'' Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.''
"Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường".
Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm giảm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân gây ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ.
Tuy nhiên, môi trường chỉ bị coi là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng, nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến con người, sinh vật và vật liệu.
"Chất gây ô nhiễm là chất hoặc yếu tố vật lý khi xuất hiện trong môi trường thì làm cho môi trường bị ô nhiễm".
"Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác".
"Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác."
"Suy thoái môi trường là sự làm thay đổi chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu cho đời sống của con người và thiên nhiên".
Trong đó, thành phân môi trường được hiểu là các yếu tố tạo môi trường: không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng, sông, hồ, biển, sinh vật, các hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắm cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác.
"Tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mực, giới hạn cho phép, được quy định làm căn cứ để quản lý môi trường".
Vì vậy, tiêu chuẩn môi trường có quan hệ mật thiết với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Hệ thống tiêu chuẩn môi trường là một công trình khoa học liên ngành, nó phản ánh trình độ khoa học, công nghệ, tổ chức quản lý và tiềm lực kinh tế – xã hội có tính đến dự báo phát triển.
"Công nghệ sạch là quy trình công nghệ hoặc giải pháp kỹ thuật không gây ô nhiễm môi trường, thải hoặc phát ra ở mức thấp nhất chất gây ô nhiễm môi trường."
Có thể áp dụng công ngệ sạch đối với các quy trình sản xuất trong bất kỳ ngành công nghiệp nào và bất kỳ sản phẩm công nghiệp nào. Đối với các quá trình sản xuất, công nghệ sạch nhằm giảm thiểu các tác động môi trường và an toàn của các sản phẩm trong suốt chu trình sống của sản phẩm, bảo toàn nguyên liệu, nước, năng lượng, loại bỏ các nguyên liệu độc hại, nguy hiểm, giảm độc tính của các khí thải, ngay từ khâu đầu của quy trình sản xuất.
Ô nhiễm nước trong công nghiệp dệt nhuộm
Vấn đề chủ yếu trong công nghiệp dệt nhuộm là vấn đề ô nhiễm nước thải. ô nhiễm khí thải bởi hoá chất, bụi bông… có vai trò thứ yếu. ô nhiễm nước thải có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới nguồn tiếp nhận cụ thể làm cho nguồn nước tại nơi nước thải đổ vào như: sông, hồ, ao, kênh rạch, cống rãnh bị ô nhiễm từ đây lan tràn ô nhiễm sang các môi trường nước xung quanh.
Ô nhiễm nước
Ô nhiễm nước là sự gia tăng nồng độ chất gây ô nhiễm trong nước đến mức ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người và đời sống sinh vật thuỷ sinh, hạn chế khả năng sử dụng nước trong hoạt động sản xuất. Hiến chương Châu Âu về nước đã định nghĩa: ô nhiễm nước’’ là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước làm ô nhiêm nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công ngiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, đối với động vật nuôi và các loài hoang dại’’.
Như vậy ở đây người ta đã khẳng định và nhấn mạnh luôn nguồn gốc gây ô nhiễm chủ yếu là do con người do sự thải các chất thải độc hại có ảnh hưởng đến nguồn nước gây ô nhiễm nguồn nước và chính nguồn nước bị ô nhiễm đã và đang tác động trở lại đối với con người, sự tồn tại và phát triển của loài người.
Nước tự nhiên là nước được hình thành cả về số lượng và chất lượng dưới ảnh hưởng của các quá trình tự nhiên, do tác động của con người chất lượng nước (hay các thành phần trong môi trường nước) có khuynh hướng thay đổi (ô nhiễm nước) cụ thể như:
Giảm hoặc tăng độ PH của nước ngọt do ô nhiễm bởi H2SO4, HNO3 từ khí quyển và nước thải công ngiệp hoặc do nồng độ kiềm cao trong nnớc thải công nghiệp
Tăng hàm lượng các ion Ca, Mg, Si…. Trong nước ngầm và nước sông do nước mưa hoà tan, phong hoá các quặnh Cacbonat
Tăng hàm lượng các ion kim loại nặng trong tự nhiên, Pb, Cd, Hg, As, Zn, và cả các anion PO43- , NO3- , NO2-….
Tăng hàm lượng của các chất hữu cơ, trước hết là các chất khó bị phân huỷ sinh học
Tăng nhu cầu oxy sinh hoá (BOD), nhu cầu oxy hoá học (COD) dẫn đến giảm nồng độ oxy hoà tan trong nước (nồng độ oxy tự do trong nước (DO))
(BOD chỉ tiêu xác định mức độ ô nhiễm của chất thải đô thị và chất thải trong nước thải công nghiệp. BOD được định nghĩa là lượng oxy vi sinh vật đã sử dụng trong quá trình oxy hoá chất hữu cơ; COD chỉ số biểu thị hàm lượng chất hữu cơ trong nước thải và mức độ ô nhiễm nước tự nhiên. COD được định nghĩa là lượng oxy cần thiết cho quá trình oxy hoá học các chất hữu cơ trong mẫu nước thành CO2 và H2O )
Giảm độ trong, tăng độ đục, tăng nhiệt độ của nước thải và nguồn tiếp nhận.
(đây cũng là một số thông số đặc trưng cho tính chất nước thải)
Ô nhiễm nước thải trong công nghiệp dệt nhuộm
1.2.2.1 Nguồn phát sinh nước thải
Nguồn phát sinh nước thải trong công nghiệp dệt nhuộm chính là các công đoạn của quá trình sản xuất (công nghệ dệt nhuộm), ba quá trình cơ bản: kéo sợi, dệt vải và nấu tẩy, nhuộm và hoàn thiện vải. được chia thành các công đoạn liên tiếp như: làm sạch nguyên liệu; chải kéo sợi , đánh bống, mắc sợi; hồ sợi dọc; dệt vải; giũ hồ; nấu vải; làm bóng vải; tẩy trắng; nhuộm vải và hoàn thiện, trong đó nước thải được thải ra bắt đâu từ khâu hồ sợi nhuộm vải và hoàn thiện. Nhìn chung nước thải dệt nhuộm có tính chất rất khác nhau tuỳ chủng loại mặt hàng gia công xử lý và kế hoạch sản xuất của xí nghiệp.
1.2.2.2 Các chất gây ô nhiễm trong nước thải
Các chất gây ô nhiễm chính trong nước thải công nghiệp dệt nhuộm bao gồm:
Nhóm chất thứ nhất: các chất độc với vi sinh và cá
Xút (NaOH) và natri cacbonat được dùng với số lượng lớn để nấu vải thành bông, xử lý trớc vải sợi pha (polyeste/bông, polyeste/vixco) và xút dùng làm bóng và dùng “giảm trọng“ (polyeste) thải ra với nồng độ cao, không được thu hồi sử dụng lại.
Axit vô cơ, như axit sunfuric (H2SO4) dùng “hiện màu” thuốc nhuộm hoàn nguyên tan (indigosol).
Natri hipoclorit (NaOCL), còn gọi là nước javen dùng tẩy trắng vải, sợi bông và “ giặt mài” quần áo bò (denim, jeans), natri clorit (NaCLO2) để tẩy trắng vải dệt kim bông
Các chất khử vô cơ như natri sunfua (Na2S) để nhuộm thuốc nhuộm lưu hoá (sulphur dyeing) và natri hiddrosunfit ( so dium dithionite, Na2S2O4 ) trong thuốc nhuộm hoàn nguyên không tan ( vat dyeing ).
Dung môi hữu cơ clo hoá, như các chất tải (carriers) để nhuộm polyeste ở 1000C
Dẫn xuất phenol và diphenol ở nồng độ cao
Formanddehit có trong các chất cầm màu, xử lý chống nhàu, trong in pigment (độc ở giai đoạn đầu, sau phân giả đợc)
Các hợp chất hữu cơ hay dung môi
Các hợp chất kim loại nặng, như hợp chất crom (VI), K2Cr2O7 sử dụng trong nhuộm len bằng thuốc nhuộm axit – crôm
Kim loại nặng có thể có trong: xút công nghiệp nếu sản xuất bằng điện cực thuỷ ngân thì có 4Hg/tấn xút, tạp chất kim loại nặng (Cu, Cr, Pb, Hg, Co, Ni) có trong một số thuốc nhuộm, nhất là thuốc nhuộm hoàn nguyên và cả trong một số thuốc nhuộm hoạt tính
Một lượng tải halogen hữu cơ AOX (argano –halogen content ) đi vào nước thải từ một số thuốc nhuộm hoàn nguyên, phân tán, hoạt tính và một số ít pigment và tẩy trắng bằng NaOCl.
Các chất ngấm thấu và tẩy rửa không ion trên cơ sở ankyl phenol etoxylat “APEO” ( nh chất Timovetin JU của CuBa), chúng có thể phân giải vi sinh đến 80%, nhưng sản phẩm phân giải lại độc với cá.
Muối Glaube (Na2SO4) dùng để nhuộm tận trích thuốc nhuộm hoạt tính nếu thải ra ngoài với nông độ cao hơn 2g/l
Dầu hoả để tạo hồ nhũ hoá in pigment
Nhóm chất thứ hai: khó phân giả vi sinh
Phần lớn thuốc nhuộm và chất tẩy trắng quanh học, còn gọi là quang sắc “OBA” (optical brightening agents).
Phần lớn các chất tạo phức – càng hoá (sequestering agents), nhũ hoá và làm mềm.
Các chất hồ sợi dọc polyeste và sợi pha như rượu polivinyl, PVA làm mềm.
Các polyme tổng hợp dùng làm chất hồ hoàn tất.
Các chất hồ tổng hợp dùng trong in pigment
Dầu khoáng và silicon được tách ra trong xử lý trước vải, sợi tổng hợp (nh spandex, lycra).
Các chất giặt vòng thơm, mạch ankylen oxit dài hay mạch nhánh ankyl
Nhóm thứ ba: các chất tương đối không độc và có thể phân giải vi sinh
Xơ sợi và các tạp chất thiên nhiên của chúng trong công đoạn xử lý trước bị loại ra.
Bột sắn (khoai mỳ) không biến tính chất hoá học dùng để hồ sợi dọc.
Các chất giặt ankyl mạch thẳng, các chất tẩy rửa mềm
Axit axetic và axit formic
Muối trung tính ở nồng độ không cao
Ba nhóm chất trên có thể nói đều là những ”thủ phạm” gây ô nhiễm nước thải dệt nhuộm, cần phải quan tâm nhiều nhất nhóm thứ nhất.
Một số chất trong các chất kể trên được loại bỏ không gây ra những vấn đề đặc biệt trong xử lý cơ học – vi sinh nước thải nhưng một số chất lại gây khó khăn đáng kể.
1.2.2.3 Nguồn gốc các chất gây ô nhiễm nước thải
Các chất gây ô nhiễm nước thải có nguồn gốc nguyên nhiên vật liệu được sử dụng trong các công đoạn sản xuất hoặc được tạo ra ngoài ý muốn trong quá trình sản xuất dệt nhuộm cụ thể:
Các thành phần nguyên liệu không mong muốn như tạp chất thiên nhiên, muối, dầu và mỡ trong bông, len và sợi bị loại ra trong quá trình xử lý hoá học và cơ học tạo thành một phần chính của tải lượng ô nhiễm
Hoá chất, thuốc nhuộm sau khi hoàn thành chức năng, nhiệm vụ còn thừa không gắn màu vào xơ sợi được loại bỏ trong công đoạn giặt
Các công đoạn phụ trợ như vệ sinh máy móc, nồi hơi, lò dầu, xử lý nước cấp, và cả xử lý nước thải cũng tác động đến môi trường nói chung và nước thải nói riêng
Mức độ ô nhiễm chất thải phụ thuộc chủ yếu vào các hoá chất, chất trợ, thuốc nhuộm sử dụng, các công nghệ áp dụng và trình độ máy móc thiết bị
1.2.2.4 ảnh hưởng của các chất gây ô nhiễm trong nước thải ngành dệt nhuộm tới nguồn tiếp nhận
Nguồn tiếp nhận có thể là trạm nhà máy xử chất thải, hồ, sông, suối các nguồn nước bề mặt dùng cho mục đích khác nhau như cấp nước sinh hoạt, dùng cho mục đích thể thao và giải trí dưới nước hay cho mục đích bảo vệ thuỷ sinh. Ngoài ra có thể là vùng nước biển ven bờ
Tác hại cụ thể của nước thải ô nhiễm của ngành dệt nhuộm:
Độ kiềm cao làm tăng độ PH của nước, nếu PH >= 9 sẽ gây độc hại đối với các loài thuỷ sinh, gây ăn mòn các công trình thoát nước và hệ thống xử lý nước thải
Muối trung tính làm tăng hàm lượng tổng chất rắn TS lượng thải lớn gây tác hại đối với các loài thuỷ sinh do làm tăng áp suất thẩm thấu, ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất của tế bào
Hồ tinh bột biết tính làm tăng BOD, COD của nguồn nước, gây tác hại đối với đời sống thuỷ sinh do làm giảm oxy hoà tan trong nguồn nước
Độ màu cao do lượng thuốc nhuộm đi vào nước thải gây màu cho dòng tiếp nhận, ảnh hưởng đến quá trình quan hợp của các loài thuỷ sinh, ảnh hưởng xấu tới cảnh quan.
Các chất độc như sunfit, kim loại nặng, hợp chất halogen hữu cơ (AOX) có khả năng tích tụ trong cơ thể sinh vật với hàm lượng tăng dần theo chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái nguồn nước, gây ra một số bệnh mãn tính, ung thư với người và động vật
Hàm lượng ô nhiễm các chất hữu cơ cao sẽ làm giảm oxy hoà tan trong nước ảnh hưởng tới sự sống của các loài sinh vật
1.2.3 Tính đặc thù của nước thải dệt nhuộm
1.2.3.1 Các đặc tính của nước thải dệt nhuộm
Đặc trưng quan trọng nhất của nước thải từ các cơ sở dệt – nhuộm là sự dao động rất lớn cả về lưu lượng và tải lượng của chất ô nhiễm, nó thay đổi theo mùa, theo mặt hàng sản xuất và chất lượng sản phẩm. Nhìn chung nước thải các cơ sở dệt nhuộm có độ kiềm khá cao, có độ màu và hàm lượng các chất hữu cơ, tổng chất rắn cao. đặc tính nước thải và các chất ô nhiễm trong nước thải ngành dệt nhuộm thể hiện trong bảng 1.1
Bảng 1.1: Đặc tính của nước thải dệt nhuộm ở từng công đoạn.
Công đoạn
Chất ô nhiễm trong nước thải
Đặc tính của nước thải
Hồ sợi, gũi hồ
Tinh bột, glucose, carboxy metyl xelulo, polyvinyl alcol, nhựa, chất béo và sáp
BOD cao (34 đến 50% tổng sản lượng BOD)
Nấu tẩy
NaOH, chất sáp và dầu mỡ, tro, soda, silicat natri và xơ sợi vụn
Độ kiềm cao, màu tối, BO cao (30%tổng BOD)
Tẩy trắng
Hypoclorit, hợp chất chứa clo, NaOH, AOX, axit…
Độ kiềm cao, chiếm 5% BOD
Làm bóng
NaOH, tạp chất
Độ kiềm cao, BOD thấp ( dới 1% tổng BOD)
Nhuộm
Các loại thuốc nhuộm axit axetic và các muối kim loại
Độ màu rất cao, BOD khá cao (6% tổng BOD), TS cao
In
Chất màu, tinh bột, dầu, đất sét, muối kim loại
Độ màu cao, BOD cao và dầu mỡ
Hoàn thịên
Vết tinh bột, mỡ động vật, muối
Kiềm nhẹ, BOD thấp, lợng nhỏ
(Nguồn: Giáo trình công nghệ xử lý nước thải, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật)
Tóm lại, nước thải dệt nhuộm thường có khối lượng tương đối lớn, với các chỉ tiêu COD, BOD5, SS tương đối cao, có màu thường là đậm, nóng mùi khó chịu, PH thường có tính kiềm và axit mạnh và có tinh độc nhất định.
Cần nhấn mạnh rằng nồng độ các chất độc trong nước thải dệt nhuộm có thể là khá thấp, nhưng còn các chất độc đó trong nước thải trực tiếp ra ngoài mà không được sử lý nhất là ra sông, suối làm cho nguồn nước sinh hoạt cho cư dân làm nguy hại đến sức khỏe con người
1.2.3.2 Đặc điểm các loại nước thải nhuộm
Mục đích là tạo màu sắc khác nhau cho vải. Để nhuộm vải người ta thường sử dụng chủ yếu các loại thuốc nhuộm tổng hợp cùng với các hoá chất trợ nhuộm để tạo sự gắn màu của vải. phần thuốc nhuộm dư không gắn vào vải tuy nhiên nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như công nghệ nhuộm, loại vải cần nhuộm, độ màu yêu cầu thuốc nhuộm trong dung dịch nhuộm có thể ở dạng tan hay dạng phân tán. quá trình nhuộm xảy ra theo 4 bước:
Di chuyển các phân tử nhuộm đến bề mặt sợi
Gắn màu vào bề mặt sợi
Khuyếch tán màu vào trong sợi, quá trình xảy ra chậm hơn so với quá trình trên
Cố định màu vào sợi
Bảng 2.1: Phạm vi sử dung các loại thuốc nhuộm trong công nghiệp dệt
loại sợi
Thuóc
nhuộm
Sợi
bông
Sợi từ Xenlulô Thực vật
Len
Tơ
Lụa
Polyeste
polyamit
polyacrylonitril
Trực tiếp
x
x
X
Hoàn nguyên
x
x
Hoànnguyên (Lndigozol)
x
Lu huỳnh
x
x
Hoạt tính
x
x
x
Naphthol
x
Phân tán
x
x
Pigment
x
Axit
x
x
x
Phức kim loại
x
x
Cation (kiềm)
X
Crom
x
(Nguồn: Giáo trình công nghệ xử lý nước thải, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật)
Độ gắn màu của các loại thuốc nhuộm vào sợi rât khác nhau. Tỷ lệ gắn màu vào sợi nằm trong khoảng 50% đến 98%. Phần còn lại sẽ đi vào nước thải. tỷ lệ gắn màu vào sợi được tóm tắt trong bảng 2.2.
Bảng2.2: tỷ lệ gắn màu của các loại thuốc nhuộm
Thuốc nhuộm
Phần màu không gắn vào sợi (X%)
Trực tiếp
5-30
Hoàn nguyên
5-20
Hoàn nguyên(lndigozol)
5-15
Lu huỳnh
30-40
Hoạt tính
5-50
Naphthol
5-10
Phân tán
8-20
Pigment
1
Axit
7-20
Phức kim loại
2-5
Cation(kiềm)
2-3
Crom
1-2
Tỷ lệ tận trích (100 – X%)
(Nguồn: Giáo trình công nghệ xử lý nước thải, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật)
các tiêu chuẩn về chất lượng nước thải công nghiệp
(TCVN 5945 : 2005)
Điều kiện xả nước thải dệt nhuộm ra nguồn tiép nhận (theo TCVN 5945-1995)
Điều 2.3 qui định: nước thải công nghiệp có giá trị các thông số và nông độ các chất thành phần nhỏ hơn hoặc bằng giá trị qui định trong cột A (vẫn được hiểu là nước thải loại A) có thể đổ vào các khu vực nước dùng làm nguồn nước sinh hoạt.
Điều 2.4 qui định: nước thải công nghiệp có giá trị các thông số và nồng độ các chất thành phần nhỏ hơn hoặc bằng giá trị trong cột B ( thường là nước thải loại B ) chỉ được đổ vào các khu vực nước dùng cho mục đích giao thuỷ, tới tiêu, bơi lội, nuôi thuỷ sản và trồng trọt
Điều 2.5 qui định: nước thải công nghiệp có các thông số và nồng độ các chất thành phần lớn hơn giá trị qui định nhưng không vượt quá giá trị ở cột C chỉ được đổ vào những nơi qui định
Điều2.6 qui định: nước thải công nghiệp có giá trị các thông số và nồng độ các chất thành phần lớn hơn giá trị qui định trong cộng C thì không được phép thải ta ngoài môi trường.
Giỏ trị tới hạn cỏc thụng số
STT
Tờn gọi
Ký hiệu/
Cụng thức
Đơn vị
A
B
C
11
Amoniac
(tớnhtheoN)
NH3 (N)
mg/l
0.1
1
10
22
Asen
As
mg/l
0.05
0.1
0.5
33
Cadimi
Cd
mg/l
0.01
0.02
0.5
44
Chất rắn lơ lửng
SS
mg/l
50
100
200
55
Chỡ
Pb
mg/l
0.1
0.5
1
66
Clo tự do
Cl
mg/l
1
2
2
77
Coliform
-
MPN/100ml
5000
10000
-
88
Crom (III)
Cr (III)
mg/l
0.2
1
2
99
Crom (VI)
Cr (VI)
mg/l
0.05
0.1
0.5
110
Dầu mỡ động
thực vật
-
mg/l
5
10
30
111
Dầu mỡ khoỏng
-
mg/l
KPHĐ
1
5
112
Đồng
Cu
mg/l
0.2
1
5
113
Florua
F-
mg/l
1
2
5
114
Kẽm
Zn
mg/l
1
2
5
115
Mangan
Mn
mg/l
0.2
1
5
116
Nhiệt độ
to
oC
40
40
45
117
Nhu cầu
oxy hoỏ học
COD
mg/l
50
100
400
118
Nhu cầu
oxy sinh hoỏ
BOD5
mg/l
20
50
100
119
Niken
Ni
mg/l
0.2
1
2
220
Nitơ tổng
N - tổng
mg/l
30
60
60
221
pH
pH
-
6-9
5.5-9
5-9
222
Phenola
(tổng số)
-
mg/l
0.001
0.05
1
223
Phospho
hữu cơ
P – hữu cơ
mg/l
0.2
0.5
1
224
Phospho
tổng số
P - tổng số
mg/l
4
6
8
225
Sắt
Fe
mg/l
1
5
10
226
Sunfua
S2--
mg/l
0.2
0.5
1
227
Tetracloetylen
-
mg/l
0.02
0.1
0.1
228
Thiếc
Sn
mg/l
0.2
1
5
229
Thuỷ ngõn
Hg
mg/l
0.005
0.005
0.01
330
Tổng hoạt
độ phúng xạ
anpha
-
Bq/l
0.1
0.1
-
331
Tổng hoạt độ
phúng xạ beta
-
Bq/l
1.0
1.0
-
332
Tricloetylen
-
mg/l
0.05
0.3
0.3
333
Xianua
CN-
mg/l
0.05
0.1
0.2
(Nguồn: website: http:// www.nea.gov.vn)
A: Nước mặt dựng làm nguồn cấp nước sinh hoạt, B: Nước mặt dựng cho giao thụng thuỷ, tưới tiờu, bơi lội, nuụi thuỷ sản, trồng trọt,C: Cỏc nơi quy định khỏc
Chương II:
thực trạng hoạt động sản xuất và mức độ ô nhiễm nước thải tại các phân xưởng nhuộm công ty Dệt May Hà Nội
2.1 khái quát chung.
2.1.1 Giới thiệu chung về công ty Dệt May Hà Nội
Tên công ty: Công ty Dệt - May Hà nội
Tên giao dịch quốc tế: Hanosimex
Địa chỉ: số 1 Mai Động - Quận Hoàng Mai - Hà Nội
Điện thoại: (84-4) 8621492 - 8622335...
Fax: (84-4) 8622334
Webside:
mail: hanosimex@hn.vnn.vn
Công ty Dệt May Hà Nội (hanosimex) trực thuộc tập đoàn may Việt Nam được thành lập ngày 21/11/1984 với tên gọi ban đầu là nhà máy sợi Hà Nội sau đổi tên thành xí nghiệp liên hợp sợi Dệt Kim Hà Nội (30/4/1991), công ty Dệt Hà Nội (19/6/1995) công ty Dệt May Hà Nội (28/2/2000) cho đến nay.
Công ty nằm tại số 1 Mai Động, Quận Hai Bà Trưng - Hà nội, thuộc khu công nghiệp Vĩnh tuy ở phía nam Hà Nội. Phía Đông Công ty giáp với làng Mai Động; khu dệt vải công nghiệp, phía Tây giáp làng Mai Động; sông Kim ngưu, phía Nam giáp đường Lĩnh nam và phía Bắc giáp Công ty Dệt 8/3.
Ngoài khu vực số 1 Mai Động Công ty còn có các nhà máy thành viên nằm rải rác các nơi: thành phố Vinh; thị xã Hà Đông - Tỉnh Hà Tây; Xã Đông Mỹ - Huyện Thanh Trì - Hà nội, khu công nghiệp phố nối B, Tỉnh Hưng Yên.
Với tổng diện tích mặt bằng trên 24ha, hơn 540q0 lao động, với hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Iso 9001:2000, SA 8000 và WRAP, cùng trang thiết bị ngày càng hiện đại cụ thể trong 10 năm qua công ty đã đầu tư 544 tỷ đồng, mua sắm trang thiết bị như: dây chuyền chải thô CX-400 của ý, máy ghép của thụy sĩ, máy lạnh GAT của Pháp, YORT của Mỹ, máy dò tách xơ ngoại lai, dây chuyền máy kéo sợi không cọc OE cảu Đức và ý ... khâu dệt nhuộm có máy nhuộm cao áp Đài Loan, Nhật Bản, máy dệt kim RIB và single cấp 24, máy dệt kim của Bỉ.. khâu may đầu tư hơn 500 máy may, máy xén, máy thiết kế mẫu mã, dây chuyền mày quần áo Jeans.
2.1.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật của các nhà máy dệt nhuộm của công ty.
a) Tại số 1 Mai Động, Hoàng Mai, Hà Nội
Nhà máy dệt vải denim
Diện tích nhà xưởng: 14880m2
Năng lực sản xuất: 9500000m/năm
Máy móc thiết bị:
81 máy dệt kiếm (nhãn hiệu Picanol)
1 máy mắc (nhãn hiệu Sucker Muller)
1 máy xâu go( nhãn hiệu Knotex)
3 máy nối (nhãn hiệu Knotex)
1 hệ thống máy nhuộm hồ (nhãn hiệu Sucker Mulier)
1hệ thống máy hoàn tất nhãn hiệu Mezel/Monforts
Nguồn nguyên liệu:
Sợi: do công ty tự sản xuất và nhập khẩu
Hoá chất nhuộm: nhập khẩu từ châu Âu
Các mặt hàng chính: Vải denim các loại từ 4,5 oz đến 14,5 oz bao gồm: vải denim thường, slub demin, fancy denim co giãn và không co giãn.
b) Trung tâm dệt kim phố nối (khu công nghiệp phố nối B, tỉnh Hưng Yên)
Diện tích nhà xưởng: 41000m2
Năng lực sản xuất: 4500 tấn/năm
Máy móc thiết bị:
54 máy dệt kim tròn (nhãn hiệu Mayer & Cie, Terrot, Keumyong, Paikuei, Pailung…)
49 máy dệt thẳng
23 máy nhuộm vải Jet & soft flơ
6 máy nhuộm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 400.DOC