Sựra đời của luật thuếgiá trịgia tăng (GTGT) và luật thuếthu nhập doanh
nghiệp (được thực thi từ đầu năm 1999). Luật thuếGTGT đã khắc phục tình trạng
đánh thuếtrùng. Nhưng hiện tại các doanh nghiệp ngành nhựa đều có kiến nghị đề
nghịChính phủxét giảm 50% mức thuếsuất thuếVAT cho các sản phẩm nhựa;
bỏphụthu 5% đối với nguyên liệu nhựa nhập khẩu.
Năm 1990, Nhà nước thực hiện thí điểm trao quyền quản lý và sửdụng
vốn, trách nhiệm bảo toàn vốn cho DNNN. Năm 1991, mởrộng việc giao vốn nhà
nước và quy định trách nhiệm bảo toàn vốn của doanh nghiệp. Sau khi luật
DNNN được công bố. Chính phủ đã có nghị định số59/CP ngày 3/10/1996 (được
sửa đổi bổsung bằng nghị định số27/1999/NĐ-CP ngày 20/4/1999) ban hành quy
chếquản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với DNNN nhằm thay đổi về
chất trong quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp. Đó là
Nhà nước chuyển hình thức cấp vốn (vốn cố định và vốn lưu động) cho từng
doanh nghiệp sang hình thức xác định vốn điều lệcho doanh nghiệp. DNNN được
43
quyền sửdụng vốn, quỹvà thay đổi cơcấu vốn, tài sản đểphục vụphát triển kinh
doanh theo nguyên tắc hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn, được quyền sửdụng
vốn, tài sản thuộc sởhữu của mình đầu tưra ngoài doanh nghiệp (kểcảdoanh
nghiệp không thuộc sởhữu nhà nước); được quyền huy động vốn dưới các hình
thức: phát hành trái phiếu, cổphiếu, vay vốn, nhận vốn, góp vốn liên kết với các
hình thức khác nhưng không làm thay đổi hình thức sởhữu của doanh nghiệp.
Cơchếchính sách trong quản lý chuyên ngành: Tổng Công ty Nhựa Việt
Nam được giao nhiệm vụquản lý toàn ngành song trong thời gian qua nhiều
doanh nghiệp mới ra đời, Tổng Công ty không được tham gia đóng góp ý kiến và
do vậy không nắm bắt được sựtồn tại và phát triển của nhiều doanh nghiệp trong
ngành, hạn chếchức năng quản lý, khó khăn trong đềxuất ý kiến giải quyết các
vấn đềthuộc ngành.
Các doanh nghiệp trong ngành thuộc nhiều thành phần kinh tế(nhà nước,
tưnhân, liên doanh, nước ngoài) do nhiều cơquan chủquản (trung ương, địa
phương) quản lýnên định hướng, quy hoạch và quản lý toàn ngành còn chưa
thống nhật dẫn đến sựphát triển tựphát. Khi thực hiện các luật công ty, luật doanh
nghiệp tưnhân, cơsởsản xuất kinh doanh nào cũng cảm thấy mình bịthua thiệt.
Việc tiến tới đồng nhất hóa hai bộluật này thành một bộluật doanh nghiệp là cần
thiết tạo ra một sân chơi chung trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
Việc thu thập các sốliệu thống kê chính xác làm cơsởkhoa học cho công
tác hoạch định đầu tưrất khó khăn và thiếu tin cậy vì không có đầu mối cho thống
kê cũng nhưthông tin từcác nhà sản xuất không đầy đủdẫn đến việc diầu tưtrùng
lắp, lãng phí vốn.
* Vềtổchức quản lý:
- Tổchức hiệp hội: Hiệp hội nhựa Việt Nam được thành lập theo quyết định
số1713QĐ/TCCB ngày 7/10/1997 của BộCông nghiệp. Mục tiêu của Hiệp hội là
bảo vệvà hỗtrợlợi ích của các doanh nghiệp nhựa, góp phần chấp hành pháp luật
và phát triển kinh tếxã hội của đất nước, thúc đẩu hợp tác, quan hệquốc tế,
thương mại và khoa học công nghệgiữa Việt Nam và các nước nhất là các nước
trong khu vực trên cơsởbình đẳng và cùng có lợi
- Hiệp hội nhựa Việt Nam đến nay đã có 294 Hội viên trong đó 80% sốHội
viên là các thành phần ngoài quốc doanh.
Bên cạnh đó còn Hiệp hội nhựa của các thành phốcũng hoạt động rất mạnh
và tích cực nhưhiệp hội nhựa TP.HCM thu hút 800 doanh nghiệp nhựa và cao su
chếbiến tham gia hội đoàn, trong đó 200 là doanh nghiệp liên doanh và 100% vốn
nước ngoài. Hiện tại Hiệp hội nhựa Hà Nội cũng đang xúc tiến thành lập.
74 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1271 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhựa Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dày dép nhựa 40 125 264
Tổng cộng 140
11,5%/năm
435
10%/năm
764
Bảng 15: Dự đoán kim ngạch xuất khẩu nhựa gia dụng đến năm 2010 - 2015
Xét về sản phẩm tiêu dùng có sử dụng chi tiết nhựa, ngoài sản phẩm nhựa
gia dụng được dùng trực tiếp còn cần kể tới các sản phẩm tiêu dùng có kết cấu
52
gồm một phần là các chi tiết nhựa. Đối với các loại sản phẩm này thì hiện nay có
xu hướng gia tăng đáng kể nhu cầu các sản phẩm tiêu dùng có các chi tiết phụ tùng
bằng nhựa như đồ dùng điện, điện tử gia dụng (TV, cassette, máy giặt, quạt điện,
…) xe gắn máy, ô tô, …(mà trong phân loại được xếp vào nhóm các sản phẩm
nhựa phục vụ các ngành công nghiệp khác), theo dự đoán tỉ lệ tăng trưởng của
nhóm sản phẩm nhựa phục vụ ngành công nghiệp này sẽ gia tăng nhanh từ 18% -
20%/năm trong thập niên tới.
b/ Bao bì nhựa
Theo chủ trương của Nhà nước, nền kinh tế nước ta trong thời gian tới
hướng vào xuất khẩu nên khả năng xuất khẩu gián tiếp của bao bì nhựa rất là lớn.
Hiện nay, các nước phát triển đang bỏ dần các công nghệ làm bao bì nhựa do
không có hiệu quả kinh tế cao tại các nước này. Chính điều này đã mở ra một tiềm
năng lớn xuất khẩu trực tiếp bao bì nhựa. Trong nhóm mặt hàng bao bì nhựa thì
bao bì mềm đơn lớp, đa lớp và bao dệt PP có khả năng xuất khẩu cao do có đặc
điểm không cồng kềnh khi vận chuyển so với bao bì rỗng và két nhựa. Mục tiêu
đến năm 2010, ngành bao bì nhựa xuất khẩu ước tính đạt 435 triệu USD.
3.1.1.4. Dự báo nguồn nguyên vật liệu cho các doanh nghiệp nhựa
Đơn vị tính: ngàn tấn
Nguyên liệu 2000 2005 2010 2015
PE 300 686 1.300 2.093
Trong đó: LDPE 70 137 130 209
LLDPE 60 206 620 837
HDPE 170 343 650 1.047
PP 300 600 1.032 1.700
PVC 160 300 530 853
PS 33 66 116 186
Màng BOPP 15 30 60 -
Chất dẻo DOP 24 48 77 107
Bảng 16: Dự báo nhu cầu sử dụng nguồn nguyên liệu cho ngành nhựa Việt Nam
3.1.2. Mục tiêu và phương hướng phát triển ngành nhựa Thành phố Hồ Chí
Minh
3.1.2.1. Quan điểm phát triển ngành công nghiệp nhựa TP Hồ Chí Minh
53
Trong bối cảnh chung, ngành nhựa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và
vùng phụ cận đã có những bước tiến vững chắc, phát huy tính năng động sáng tạo
trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành nhựa, đảm bảo phục vụ đầy
đủ thị trường trong nước và hội nhập thị trường quốc tế, tiếp tục phát huy vị trí
trung tâm ngành nhựa cả nước. Quan điểm phát triển ngành công nghiệp nhựa TP
Hồ Chí Minh như sau:
- Phát triển ngành công nghiệp nhựa theo hướng hiện đại, đáp ứng các mục
tiêu phát triển kinh tế và xã hội của đất nước. Từng bước điều chỉnh cơ cấu đầu tư
nhằm đảm bảo tính cân đối toàn ngành.
- Phát triển phải khai thác triệt để thế mạnh về các nguồn lực. Tận dụng các
nguồn vốn trong nước và tranh thủ vốn nước ngoài để hiện đại hóa ngành.
- Phát triển công nghệ luôn gắn kết với việc phát triển năng lực nghiên cứu
triển khai và xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển ngành.
- Phát triển ngành gắn với phát triển ổn định lâu dài các ngành công nghiệp
khác và phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp của cả nước theo vùng lãnh
thổ.
- Phát triển ngành nhựa gắn với việc bảo vệ môi trường và tiết kiệm các
nguồn tài nguyên, nhiên vật liệu.
3.1.2.2. Mục tiêu phát triển ngành công nghiệp nhựa Thành phố Hồ Chí
Minh
Những chỉ tiêu phát triển cơ bản của ngành nhựa Việt Nam trong thời kỳ
2005 – 2015 như sau:
* Về tổng sản lượng nhựa toàn quốc và cơ cấu sản phẩm:
Phấn đấu đưa tốc độ tăng trưởng hàng năm trong những năm tới bảo đảm
tối thiểu là 15% để sau 5 năm đạt sản lượng gấp đôi sản lượng của 5 năm trước.
Năm Sản lượng (kg)
Chỉ số chất
dẻo/người So sánh
2000 950.000 12 1996/2000 tăng hơn 2 lần
2005 2.100.000 20 2005/2000 tăng gần 2 lần
2010 4.200.000 40 2010/2005 tăng gần 2 lần
2015 8.400.000 80 2010/2015 tăng gần 2 lần
54
Bảng 17: Mục tiêu tăng trưởng sản lượng của ngành nhựa Việt Nam 2000-2015
* Về doanh thu toàn ngành:
- Năm 2005 : 3,0 tỷ USD (tương đương 45.000 tỷ đồng)
- Năm 2010 : 6,3 tỷ USD (tương đương 95.500 tỷ đồng)
- Năm 2015 : 13 tỷ USD (tương đương 200.000 tỷ đồng)
0
2
4
6
8
10
12
14
D
oa
nh
th
u
(t
ỷ
U
SD
)
1 2 3
Năm
Doanh thu (tỷ USD)
2005 2010 2015
Đồ thị 11: Dự báo doanh thu ngành nhựa từ năm 2005-2015
* Tỷ lệ sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước:
- Năm 2005 : 30% nhu cầu tức 700.000 tấn
- Năm 2010 : 50% nhu cầu tức 2.100.000 tấn
- Năm 2010 : 70% nhu cầu tức 5.800.000 tấn
3.2. NHÓM GIẢI PHÁP CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỰA TP HỒ CHÍ
MINH NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
3.2.1. Mở rộng thị trường tiêu thụ
Ngành nhựa Việt Nam là ngành công nghiệp trẻ rất giàu tiềm năng, trong
quá trình hợp tác hội nhập quốc tế, cần có những giải pháp tối ưu để khắc phục
những hạn chế và phát huy lợi thế, tăng khả năng cạnh tranh để trở thành ngành
công nghiệp có đóng góp lớn vào phát triển kinh tế của đất nước ta trong thời gian
tới. Các chính sách và giải pháp về thị trường chủ yếu tập trung theo hướng mở
rộng thị trường tiêu thụ.
55
3.2.1.1. Đối với thị trường trong nước
Có thể xem đây là yếu tố quyết định sự thành bại đối với sự phát triển của
ngành nhựa Thành phố Hồ Chí Minh cũng như ngành nhựa cả nước nói chung.
Nếu các doanh nghiệp không nắm bắt được nhu cầu của thị trường thì không
những chúng ta không thể mở rộng ra thị trường nước ngoài mà còn có khả năng
bị hàng hóa nhựa nước ngoài xâm nhập đặc biệt khi hàng rào thuế quan được dỡ
bỏ.
Thông qua nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp mới phát hiện các chi tiết
của sản phẩm cần cải tiến, các sản phẩm nào thích hợp với nhu cầu thị trường và
xu hướng của thị trường trong thời gian tới để có thể đứng vững trong cạnh tranh
trên thị trường. Để nắm vững các thông tin về thị trường các doanh nghiệp sản
xuất nhựa tại Thành phố Hồ Chí Minh cần phải có một chương trình cụ thể cho
việc nghiên cứu thị trường. Đồng thời phải có kế hoạch đầu tư ngân sách cho việc
nghiên cứu thị trường.
- Thứ nhất, coi trọng thị trường nội địa với 80 triệu dân, với các lứa tuổi
khác nhau và nhiều vùng khác nhau. Bên cạnh việc đáp ứng các nhu cầu sử dụng
các sản phẩm nhựa của các ngành công nghiệp: giao thông vận tải, cấp thoát nước,
nông nghiệp, thủy sản, thực phẩm, mỹ phẩm, các doanh nghiệp trong khu chế xuất
– khu công nghiệp để có kế hoạch cung cấp sản phẩm hoặc đầu tư sản xuất các sản
phẩm nhựa mới cung cấp theo nhu cầu. Đặc biệt, chú trọng nâng cao chất lượng
sản phẩm với mẫu mã phong phú, hạn chế tối đa việc nhập khẩu các sản phẩm
chuyên ngành.
- Thứ hai, phải có chương trình liên kết các doanh nghiệp trong việc cũng
cố và phát triển thị trường. Chương trình này được thực hiện theo các liên kết
ngang và liên kết dọc nhằm tạo ra hệ thống cung ứng và sản xuất tối ưu, nâng cao
sức cạnh tranh của doanh nghiệp, đảm bảo sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu
vào.
- Thứ ba, cần có chương trình xây dựng và quảng bá thương hiệu cho doanh
nghiệp và cho sản phẩm của doanh nghiệp nhựa Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí
Minh trên thị trường trong nước và quốc tế bằng cách tham gia trưng bày sản
phẩm hàng hóa trong “Nhà Việt Nam” ở các nước.
- Thứ tư, các doanh nghiệp cần xây dựng được chiến lược tổng thể, phát
triển theo từng giai đoạn trong đó cần phải xác định rõ thị trường cơ bản cần
chiếm lĩnh (trong và ngoài nước) và phải xác định rõ mặt hàng chủ lực trong từng
giai đoạn, tương ứng với từng thị trường (các mặt hàng chính này quyết định hiệu
quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và toàn ngành).
56
3.2.1.2. Đối với thị trường xuất khẩu
- Trước tiên, duy trì và mở rộng thị trường truyền thống đồng thời không
ngừng phát triển và tìm kiếm thị trường mới ở nước ngoài để đẩy mạnh xuất khẩu.
Tăng cường công tác tiếp thị, nắm bắt thông tin, tiếp cận với các bạn hàng trực
tiếp, giảm dần các khâu trung gian nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Thứ hai, cải tiến hệ thống phân phối tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu ở các thị
trường, mục tiêu ở nước ngoài. Hệ thống này phải được các doanh nghiệp nhựa
Việt Nam và các doanh nghiệp nước ngoài liên kết thực hiện với mục tiêu là phân
phối theo nhu cầu của thị trường mục tiêu, phân phối linh hoạt, tính cạnh tranh
cao, cung cấp hàng hóa đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, trong thực tế, hệ thống
này chỉ thực sự phát huy tác dụng khi nước ta trở thành thành viên của WTO.
- Thứ ba, các doanh nghiệp nhựa Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh
phải biết tận dụng các chương trình xúc tiến thương mại của nhà nước trong các
chuyến đi khảo sát thị trường, mở phòng trưng bày, website, tham quan triển lãm
hội chợ để phát triển thị trường xuất khẩu.
Đối với các nhóm sản phẩm, ngoài mục tiêu ngắn hạn là giữ vững thị phần
trong nước và thay thế nhập khẩu, còn nhằm mục đích lâu dài là cạnh tranh trên thị
trường nước ngoài. Đối với sản phẩm hiện nay đã có thị trường xuất khẩu như: Túi
siêu thị, áo mưa, bình xịt, giày dép nhựa giả da, bao bì, nhựa gia dụng, …cần củng
cố và duy trì ổn định, đồng thời quan hệ thêm với các khách hàng nước ngoài để
mở rộng thị trường tiêu thụ, bên cạnh đó cần nghiên cứu nhu cầu và thị hiếu của
thị trường nước ngoài để sản xuất sản phẩm mới đáp ứng theo yêu cầu
Ngoài ra, xây dựng các bước tiếp cận, xâm nhập và chiếm lĩnh đối với từng
thị trường. Có các giải pháp cạnh tranh (về giá cả, chất lượng, phương thức thanh
toán, chủng loại mặt hàng, …). Nâng cao sức cạnh tranh là điều kiện tiên quyết để
phát triển nhanh công nghiệp nhựa và hội nhập quốc tế có hiệu quả. Ngoài ra, cần
tăng khả năng tiếp thị, các dịch vụ hậu mãi sau bán hàng đồng thời thiết lập các
liên kết thích hợp với những tập đoàn sản xuất lớn trên thế giới.
3.2.2. Cải tiến mẫu mã và nâng cao chất lượng sản phẩm
Mẫu mã là yếu tố đập vào mắt khách hàng đầu tiên, nhất là những sản phẩm
nhựa gia dụng thì mẫu mã rất quan trọng. Hai sản phẩm giống hệt nhau về chức
năng, về chất lượng và giá cả, … thì khi mua chắc chắn khách hàng sẽ chọn sản
phẩm có mẫu mã đẹp.
57
Các doanh nghiệp nhựa Việt Nam phải thường xuyên nghiên cứu những
sản phẩm trên thị trường và thị hiếu của người tiêu dùng để có kế hoạch thay đổi
mẫu mã phù hợp.
Chất lượng của sản phẩm cũng đóng vai trò rất quan trọng cho việc thành
bại trên thị trường. Các doanh nghiệp nhựa Việt Nam cần phải có sản phẩm vừa có
chất lượng cao nhưng giá thành thấp, phế phẩm ít. Muốn được thế, các doanh
nghiệp cần phải:
- Tổ chức kiểm tra sản phẩm thường xuyên.
- Biến việc kiểm tra chất lượng sản phẩm là của mọi người chứ không phải
là của phòng kỹ thuật hoặc phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm.
- Đào tạo cán bộ thường xuyên để theo kịp công nghệ mới.
- Mở rộng phạm vi áp dụng hệ thống tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO 9000
trong các doanh nghiệp nhựa Việt Nam.
3.2.3. Đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị sản xuất
Công nghệ thiết bị trong ngành nhựa được cập nhật tiến bộ khoa học kỹ
thuật thế giới rất nhanh, theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa
mẫu mã, tăng tính thẩm mỹ, tăng năng suất lao động, kiểm soát quy trình tự động,
giảm tiêu hao điện năng, giảm định mức tiêu hao nguyên liệu trong sản xuất, giảm
tỷ lệ phế phẩm trong sản xuất.
Bất kỳ một ngành sản xuất công nghiệp nào, trình độ công nghệ ảnh hưởng
trực tiếp tới năng suất, chất lượng, giá thành và sự phát triển của ngành. Chính vì
vậy, tất cả các nước, muốn đẩy nhanh sự phát triển của ngành công nghiệp đều
phải quan tâm hàng đầu tới việc đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng sản
phẩm và tăng năng suất lao động. Tốc độ đổi mới về công nghệ sản xuất của
ngành nhựa phụ thuộc rất nhiều vào việc nghiên cứu và chuyển giao công nghệ
của ngành và phụ thuộc vào các ngành công nghiệp khác như chế tạo máy, hóa
dầu, hóa chất, tự động hóa.
Các chính sách phát triển khoa học công nghệ của ngành nhựa như sau:
- Tăng chi phí cho các hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công
nghệ của ngành nhựa bằng cách cho phép các doanh nghiệp được trích 2% doanh
thu cho công tác nghiên cứu triển khai và đầu tư bổ sung thêm trang thiết bị và
nâng cao năng lực các phòng nghiên cứu, phòng thí nghiệm gắn với sản xuất, phối
58
hợp với các cơ sở khác trong và ngoài ngành, nghiên cứu phục vụ mục tiêu phát
triển ngành
- Nên đầu tư nhiều loại công nghệ tùy thuộc vào từng nhóm sản phẩm nhựa
khác nhau:
+ Đối với sản phẩm như nhựa gia dụng do kỹ thuật sản xuất đơn giản thì
nên chọn công nghệ sử dụng nhiều lao động giúp cho ngành tiết kiệm được vốn,
tận dụng được những điều kiện sẵn có, giải quyết được lao động dư thừa của xã
hội.
+ Đối với sản phẩm kỹ thuật cao (như màng mỏng PVC, giả da PVC, vải
tráng nhựa PVC, giả da PU) đòi hỏi độ chính xác cao, chất lượng tốt nên lựa chọn
công nghệ cao vì công nghệ cao không chỉ giúp ta rút ngắn dần khoảng cách và
trình độ công nghệ của ngành với các nước tiên tiến trên thế giới mà còn giúp
ngành nhựa sản xuất được nhiều mặt hàng có chất lượng, giá trị cao đáp ứng được
yêu cầu đa dạng của các ngành kinh tế kỹ thuật khác trong nước và xuất khẩu, tạo
thế cạnh tranh.
Điều quan trọng là phải chọn đúng được công nghệ đang cần và đầu tư đón
đầu đúng hướng. Phải tận dụng, phát huy ngay được công nghệ mới đầu tư, tổ
chức tiếp thu và làm chủ được các công nghệ nhập bằng cách đào tạo mới và đạo
độ ngũ cán bộ kỹ thuật (gởi đi nước ngoài đào tạo). Để nhập công nghệ cần:
- Các doanh nghiệp cần có sự chọn lựa kỹ càng, chủ động tìm kiếm hoặc
thông qua công ty tư vấn. Chỉ nhập thiết bị mới và công nghệ với khoảng cách
không xa quá về trình độ so với công nghệ hiện đại của ngành. Tổ chức tốt các
đơn vị thẩm định, kiểm tra khi nhập công nghệ.
- Các doanh nghiệp phải tổ chức tốt đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật tiếp
thu tốt các công nghệ nhập để tổ chức sản xuất ổn định, tiến tới làm chủ được công
nghệ nhập. Có thể tự sản xuất một số phụ tùng thay thế để phát huy hết công suất
của thiết bị và khả năng của công nghệ để tạo ra sản phẩm có giá trị cao.
- Những doanh nghiệp có vốn nhiều có thể nhập thiết bị công nghệ cao để
sản xuất mặt hàng cao cấp, đồng thời lại chuyển giao các thiết bị, công nghệ hiện
tại cho một số cơ sở nhỏ để củng cố, cải tiến nâng cao thành công nghệ nội tạo ra
thị trường chuyển giao công nghệ sôi động liên tục trong toàn ngành.
- Các doanh nghiệp đặc biệt chú ý công nghệ xử lý bảo vệ môi trường. Bởi
vì vấn đề bảo vệ môi trường là một vấn đề lớn cần có sự phối hợp nhiều ngành và
tiến hành đồng bộ trên từng khu cụm công nghiệp nhựa cụ thể thông qua các chính
sách lớn của Nhà nước. Nhà Nước cần quy hoạch các đơn vị sản xuất nhựa tập
trung vào một khu vực nhằm hạn chế độc hại do sản xuất nhựa gây ra có thể ảnh
59
hưởng đến sức khỏe của mọi người, hoặc là đề ra các biện pháp buộc nhà sản xuất
phải đóng thuế rác dựa trên sản lượng sản xuất ra, phải tự bỏ chi phí để thu hồi
nhựa phế thải tái chế lại, cao hơn nữa là đưa phế liệu vào dây chuyền hóa dầu để
tái tạo các sản phẩm hóa dầu mới.
- Các doanh nghiệp cần nhanh nhạy trong việc ứng dụng những thành tựu
của thế giới về các loại vật liệu nhựa mới có khả năng tự phân hủy, các loại nhựa
sinh học, nhằm hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường như các loại bao bì trên cơ sở
tinh bột hoặc màng từ polyninylalcol đã và đang được nghiên cứu và bước đầu
đưa vào sử dụng như túi áo đựng sản phẩm áo sơ mi may sẵn xuất qua thị trường
Nhật Bản được làm từ màng polyvinylalcol, …
- Các doanh nghiệp nhựa Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh nên liên kết, hợp
tác để đầu tư thực hiện các hoạt động nghiên cứu và phát triển nhằm tăng chất
lượng nghiên cứu, ứng dụng và giảm chi phí tránh việc nghiên cứu bị trùng lập.
Nên thành lập các dịch vụ kỹ thuật nghiên cứu – phát triển theo hình thức liên
doanh trong nước và nước ngoài tại Việt Nam, nhằm giúp các doanh nghiệp nhỏ
trong việc đổi mới và nâng cấp công nghệ.
3.2.4. Tăng cường đầu tư và vốn kinh doanh
Căn cứ trên suất đầu tư bình quân cho một tấn sản phẩm nhựa với công
nghệ hiện đại và với chỉ số chất dẻo bình quân đầu người Việt Nam vào năm 2010
là 40 kg/người (theo “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nhựa Việt Nam đến
2010” của Bộ Công Nghiệp) và 2015 là 80 kg/người thì đòi hỏi phải có kế hoạch
đầu tư rất lớn nhằm đạt được các mục tiêu dự báo.
Hướng chính của việc đầu tư nhằm:
- Tăng năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị
trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài. Theo danh mục các ngành
hàng ưu tiên xuất khẩu của ngành, thực hiện việc liên doanh giữa các doanh
nghiệp lớn trong nước và các công ty nước ngoài, hoặc các công ty cổ phần với sự
tham gia cổ phần không hạn chế của các công ty nước ngoài nhằm thu hút đầu tư
trực tiếp và gián tiếp, tri thức khoa học và kinh nghiệm quản lý, kinh doanh nhằm
khai thác thị trường xuất khẩu trên cơ sở công nghệ thiết bị hiện đại, quy mô vốn
lớn, tạo ra các sản phẩm có tính cạnh tranh cao trong thị trường.
- Đổi mới một cách cơ bản cơ cấu sản phẩm hiện có đi theo hướng mở rộng
cơ cấu sản phẩm phục vụ công nghiệp, xây dựng nông nghiệp và sản phẩm kỹ
thuật cao vì đây là những ngành hàng sản xuất đòi hỏi kỹ thuật và công nghệ sản
xuất phức tạp.
60
- Đầu tư thêm các doanh nghiệp mới nhằm đáp ứng nhu cầu hoặc hướng tới
một sản phẩm mới hoàn toàn nhằm thay thế hàng nhập khẩu, đồng thời nhanh
chóng tiếp nhận kỹ thuật sản xuất và công nghệ sản xuất tiên tiến để sánh vai kịp
các nước trong khu vực nhất là quá trình gia nhập của nước ta AFTA đang đến
gần.
- Các doanh nghiệp cần đầu tư vào các nhà máy hoặc máy móc thiết bị
nhằm mở rộng viêc sử dụng các chủng loại nguyên liệu khác nhau. Hiện nay
chúng ta chỉ tập trung vào sử dụng các loại nguyên liệu chính là PVC, PE, PS, PP.
Trong khi đó nguyên liệu nhựa này trên thế giới đã có vài chục loại.
Theo thống kê tổng vốn đầu tư cho phát triển ngành nhựa trong 10 năm qua
khoảng 2 tỷ USD, trong đó các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khoảng 1,3
tỷ USD, các doanh nghiệp trong nước đầu tư khoảng 0,7 tỷ USD. Riêng Tổng
Công ty Nhựa Việt Nam giai đoạn 1996 – 2000 có tổng vốn đầu tư khoảng 134 tỷ
đồng, trong đó hầu hết là vốn vay chiếm 62,2%, còn lại là vốn tự bổ sung, không
sử dụng vốn ngân sách. Thời gian qua vốn đầu tư nhằm hiện đại hóa thiết bị sản
xuất, đầu tư mới các khu công nghiệp, trong đó tỷ trọng đầu tư cho thiết bị 57%,
cho nhà xưởng khoảng 35,5%.
Trong quy hoạch phát triển ngành tới 2015 nhu cầu vốn đầu tư cho các dự
án phát triển của các chuyên ngành là rất lớn. Nhu cầu vốn đầu tư tới 2010 với
tổng vốn đầu tư: 3.854 triệu USD.
Giai đoạn
Vốn đầu tư
hiện có
(tỷ USD)
Vốn đầu tư
tăng thêm
(tỷ USD)
Tổng vốn
đầu tư cho
ngành
(tỷ USD)
Chỉ số chất dẻo
bình quân
đầu người
(kg/đầu người)
2001 - 2005 2,21 0,488 2,698 23
2005 – 2010 2,69 2,810 5,509 46
2010 - 2015 5,51 7,200 10 80
Bảng 18: Dự kiến tổng vốn đầu tư cho từng giai đoạn
Để huy động được lượng vốn rất lớn như trên nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư
đòi hỏi phải phối hợp đồng bộ nhiều biện pháp khác nhau như sau:
- Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi để thu hút nhanh và sử dụng có hiệu
quả các nguồn vốn trong và ngoài nước. Ưu tiên khuyến khích các nhà đầu tư
nước ngoài và cả nhà đầu tư trong nước đầu tư vào các dự án sản xuất nguyên liệu
61
trong nước. Khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài bằng cách giảm thuế trong
những năm đầu của dự án một cách hợp lý nhằm thu hút đầu tư 100% vốn nước
ngoài và vốn liên doanh vào lĩnh vực sản xuất nguyên liệu cho ngành nhựa. Đây là
những bước quan trọng đầu tiên nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp nhựa Việt Nam
phát triển.
- Nhà nước phải có chính sách ưu đãi về vốn cho các dự án mang tính chiến
lược. Đối với các dự án sản xuất nguyên liệu, nhà nước cho vay vốn đầu tư dài hạn
tới 15 năm với lãi suất ưu đãi như đối với ngành cơ khí và được hưởng ân hạn 3 –
5 năm.
- Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí cho xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo
cán bộ kỹ thuật cho ngành thông qua các chương trình hỗ trợ hợp tác với nước
ngoài.
Về nguồn vốn đầu tư theo chúng tôi đề nghị một số biện pháp nhằm huy
động một số nguồn như sau:
- Vốn trong nước: Dự kiến huy động trong nước 60-65%. Từ các nguồn
vốn ưu đãi đầu tư (từ ngân sách Nhà nước), vốn đóng góp của các cổ đông, vốn tự
có của doanh nghiệp, các nguồn vốn khác để đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà xưởng và
một phần vốn lưu động tạo môi trường thu hút các nhà đầu tư nước ngoài cùng
hợp tác phát triển ngành.
- Vốn đầu tư nước ngoài: Dự kiến thu hút 35-40%, phần vốn này chủ yếu
đầu tư máy móc thiết bị. Cần tập trung cho các dự án có quy mô lớn, sản phẩm có
chất lượng cao và thời gian thu hồi vốn nhanh.
- Nguồn vốn ODA: Ưu tiên dành nguồn vốn này cho các dự án đầu tư cơ sở
hạ tầng để sản xuất nguyên liệu trong nước, các dự án về đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực trong ngành.
- Các nguồn vốn khác: Huy động các nguồn vốn khác cho đầu tư phát triển
ngành nhựa như vốn nhàn rỗi trong dân, vốn của các đối tác đầu tư, vốn của các
nhà đầu tư trong nước, vốn của các Việt kiều.
Ngoài ra, thu hút thêm vốn đầu tư trong nước thông qua việc đẩy mạnh cải
cách doanh nghiệp Nhà nước bằng các hình thức như cổ phần hóa, cho thuê, bán,
62
khoán để huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân, vốn của các thành phần kinh tế.
Tiến hành cổ phần hóa một số doanh nghiệp nhà nước nhất là đối với một số
doanh nghiệp không chiếm tỷ trọng lớn của ngành.
Giai đoạn 2005 - 2010 Giai đoạn 2010 – 2015
Nguồn vốn Tỷ trọng
(%)
Giá trị
(1.000USD)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
(1.000 USD)
1. Vốn cổ phần 15 421.500 15 1.080.000
2. Vốn tự có
của doanh
nghiệp
10 281.000 20 1.440.000
3. Tín dụng trả
chậm
5 140.500 5 360.000
4. Cho thuê tài
chính
25 702.500 10 720.000
5. Tín dụng
ngân hàng
10 281.000 20 1.440.000
6. Tín dụng ưu
đãi nước ngoài
5 140.500 10 720.000
7. Nguồn vốn
đầu tư trực tiếp
nước ngoài
25 702.500 15 1.080.000
8. Quỹ đầu tư
mạo hiểm
5 140.500 5 360.000
Bảng 19: Dự kiến tỷ trọng và giá trị các nguồn vốn đến 2015
3.2.5. Một số giải pháp phát triển nguồn nguyên liệu
Hiện nay ngành nhựa Việt Nam mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ
nguyên liệu phục vụ cho ngành, còn lại phải nhập khẩu của nước ngoài. Với nguồn
nguyên liệu phải nhập khẩu chiếm tới 90% thì ngành nhựa thực sự là phát triển rất
bấp bênh, không có tính bền vững, rủi ro lớn. Để thực sự trở thành một ngành kinh
tế mạnh trong nền kinh tế, ngành nhựa cần phát triển nguồn nguyên liệu cho mình.
Đây không chỉ đơn thuần cần sự nỗ lực của ngành mà cần có sự phối hợp của
63
nhiều ngành có liên quan đặc biệt là ngành dầu khí và hóa chất. Công nghiệp hóa
dầu Việt Nam đầy triển vọng trên cơ sở công nghiệp dầu khí không ngừng gia
tăng. Chính vì vậy, chiến lược sản xuất nguyên liệu nhựa tại Việt Nam là có cơ sở.
Song khả năng tài chính thực thi thì hạn chế. Đây là một thách thức đối với ngành
nhựa vì không đủ vốn đầu tư xây dựng nhà máy và một loạt các vấn đề khác như
thuế, môi trường, …
Tuy nhiên, tất cả các thách thức này có thể tạo cơ hội phát triển nhanh hơn
khi có sự hỗ trợ từ Chính phủ và liên kết sản xuất liên ngành các Tổng Công ty
Dầu khí Việt Nam, Tổng Công ty Hóa Chất Việt Nam và Tổng Công ty Nhựa Việt
Nam. Ngành nhựa Việt Nam nói chung và ngành nhựa TP Hồ Chí Minh nói riêng
cần phải xây dựng các nhà máy sản xuất nguyên liệu nhựa trong nước. Mặt khác,
phải liên kết với các công ty nước ngoài nhằm tận dụng trình độ khoa học công
nghệ, kỹ thuật sản xuất cũng như kinh nghiệm quản lý của họ.
* Cần xây dựng một số xí nghiệp sản xuất nguyên liệu:
Hiện nay, hàng năm ngành nhựa Việt Nam nhập khẩu hàng chục loại nhựa
khác nhau, nhưng chủ yếu là nhựa PVC, nhựa PP, PE, PS, nhựa Melamin, nhựa
Phenol, nhựa Acrylic, nhựa ABS, EVA, …Hóa chất như dầu DOP, TDI, MDI,
PPG, PEG, các loại dung môi hữu cơ, keo dán, mực in, chất mầu, …Các loại bán
thành phẩm như màng BOPP, OPP, …Các loại phụ gia như chất độn và các hóa
chất chuyên dùng khác. Về số lượng hàng năm gia tăng rất nhanh. Để đáp ứng
được yêu cầu trên thì phải xây dựng hàng chục nhà máy, điều này không thể thực
hiện ngay. Vì vậy, trong 10 năm từ nay đến 2015, chúng ta cần phải xây dựng các
nhà máy sản xuất một số nguyên liệu cho ngành mà tập trung chủ yếu vào 4 loại
nguyên liệu là: PVC, PE, PP và PS. Và cũng chỉ đáp ứng một phần nhu cầu trong
nước. Cụ thể tới năm 2005 phải đáp ứng được 30% nhu cầu trong nước tức là
700.000 tấn và tới 2015 đáp ứng được 70% nhu cầu tức 5.880.000 tấn
Để có những sản phẩm cho ngành nhựa, ngành hóa dầu phải đi từ hai loại
nguyên liệu chính là naphta và khí (metal, etan, LPG, …). Do đó, để sớm đáp ứng
được những nhu cầu thiết yếu của nền kinh tế quốc dân trong đó có ngành nhựa thì
ngành hóa dầu nên thực hiện song song hai phương hướng phát triển trong thời
gian tới:
- Trên cơ sở khai thác khí của ngành công nghiệp hóa dầu cần phải xây
dựng các nhà máy tách
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 43779.pdf