Đề tài Một số giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Ngọc Diệp

Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Ngọc Diệp được thành lập từ năm 1996. Sau 14 năm thành lập và phát triển. Công ty Ngọc Diệp đã trở thành một trong những Công ty hàng đầu về sản xuất và cung ứng các sản phẩm Nội thất, Điện lạnh và Bao bì carton. Để đạt được thành công trong lĩnh vực sản xuất, Ngọc Diệp đã chiếm lĩnh thị trường bằng sự đầu tư, không ngừng đổi mới máy móc, công nghệ hiện đại, đưa ra thị trường những sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp và đa dạng, coi chất lượng và chính sách chất lượng, là “kim chỉ nam” cho tất cả các hoạt động sản xuất và kinh doanh của Ngọc Diệp

Giám đốc Trần Thị Thu Diệp khẳng định: Ngọc Diệp luôn coi phương pháp quản lý tiên tiến và yếu tố con người là nhân tố hàng đầu trong sự thành công. Việc giám sát quản lý chất lượng được xây dựng cho từng bộ phận, từng công đoạn sản xuất, và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO trong sản xuất và kinh doanh nên chất lượng sản phẩm và dịch vụ của Ngọc Diệp luôn đạt “chuẩn” đồng nhất cả về chất lượng và mẫu mã. Trong phân phối, Ngọc Diệp triển khai chiến lược tiếp thị, thực hiện chiến dịch hậu mãi và chất lượng phục vụ tốt. Ngoài chứng chỉ ISO 9001 – 2000 trong lĩnh vực quản trị DN do tổ chức hàng đầu của Đức – TUV cấp năm 2003, Ngọc Diệp đang tiếp tục hoàn thiện hệ thống quản lý ISO 14000 về môi trường.

Ngay từ khi thành lập Ngọc Diệp đã biết kết hợp sức mạnh của cả hai yếu tố sản xuất và phân phối. Do đó, Ngọc Diệp đã rất nhanh chóng khẳng định được thương hiệu.

Với quy trình và phương thức kinh doanh như vậy, việc Ngọc Diệp mở rộng mạng lưới phân phối, đa dạng lĩnh vực sản xuất kinh doanh là vô cùng thuận lợi. Năm 2008, Ngọc Diệp tiếp tục khánh thành một nhà máy sản xuất bao bì tại khu công nghiệp Phố Nối A, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Đây là nhà máy sản xuất bao bì carton lớn và hiện đại nhất miền Bắc.

CÁC BƯỚC PHÁT TRIỂN QUAN TRỌNG CỦA DOANH NGHIỆP

01/05/1996: Thành lập trung tâm sản xuất nội thất văn phòng, gia đình, trường học. Trụ sở tại 254 Tôn Đức Thắng – Hà Nội.

01/05/1998: Thành lập Công ty Thương mại & Sản xuất Ngọc Diệp, chuyên sản xuất kinh doanh về lĩnh vực nội thất văn phòng, gia đình và trường học.

28/09/2001: Khánh thành Nhà máy Sản xuất bao bì Ngọc Diệp - tại khu Công nghiệp Như Quỳnh A – Văn Lâm – Hưng Yên.

06/2001: Khai trương Showroom nội thất tại 146 Thái Hà - Đống Đa – Hà Nội (nay là 150 Thái Hà).

01/04/2003: Công ty vinh dự đón nhận chứng chỉ ISO 9001 – 2000 do tổ chức TUV - một tổ chức hàng đầu của Đức cấp.

 

doc46 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 977 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Một số giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Ngọc Diệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI SẢN XUẤT NGỌC DIỆP Khái quát chung về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty TNHH thương mại và sản xuất Ngọc Diệp 1.1.1 Khái quát về công ty Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH thương mại và sản xuất Ngọc Diệp Giới thiệu chung về công ty : -Tên công ty :Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và sản xuất Ngọc Diệp -Địa chỉ: 118 Nguyễn Du - Hai Bà Trưng - Hà Nội -Điện thoại: 04. 3942 7839 - Fax: 04. 3942 7840 - Vốn điều lệ : 25 tỷ đồng. - Loại hình công ty : Công ty trách nhiệm hữu hạn. - Lĩnh vực kinh doanh: sản xuất và cung ứng các sản phẩm Nội thất, Điện lạnh và Bao bì carton. 1.1.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH thương mại và sản xuất Ngọc Diệp Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Ngọc Diệp được thành lập từ năm 1996. Sau 14 năm thành lập và phát triển. Công ty Ngọc Diệp đã trở thành một trong những Công ty hàng đầu về sản xuất và cung ứng các sản phẩm Nội thất, Điện lạnh và Bao bì carton. Để đạt được thành công trong lĩnh vực sản xuất, Ngọc Diệp đã chiếm lĩnh thị trường bằng sự đầu tư, không ngừng đổi mới máy móc, công nghệ hiện đại, đưa ra thị trường những sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp và đa dạng, coi chất lượng và chính sách chất lượng, là “kim chỉ nam” cho tất cả các hoạt động sản xuất và kinh doanh của Ngọc Diệp Giám đốc Trần Thị Thu Diệp khẳng định: Ngọc Diệp luôn coi phương pháp quản lý tiên tiến và yếu tố con người là nhân tố hàng đầu trong sự thành công. Việc giám sát quản lý chất lượng được xây dựng cho từng bộ phận, từng công đoạn sản xuất, và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO trong sản xuất và kinh doanh nên chất lượng sản phẩm và dịch vụ của Ngọc Diệp luôn đạt “chuẩn” đồng nhất cả về chất lượng và mẫu mã. Trong phân phối, Ngọc Diệp triển khai chiến lược tiếp thị, thực hiện chiến dịch hậu mãi và chất lượng phục vụ tốt. Ngoài chứng chỉ ISO 9001 – 2000 trong lĩnh vực quản trị DN do tổ chức hàng đầu của Đức – TUV cấp năm 2003, Ngọc Diệp đang tiếp tục hoàn thiện hệ thống quản lý ISO 14000 về môi trường. Ngay từ khi thành lập Ngọc Diệp đã biết kết hợp sức mạnh của cả hai yếu tố sản xuất và phân phối. Do đó, Ngọc Diệp đã rất nhanh chóng khẳng định được thương hiệu. Với quy trình và phương thức kinh doanh như vậy, việc Ngọc Diệp mở rộng mạng lưới phân phối, đa dạng lĩnh vực sản xuất kinh doanh là vô cùng thuận lợi. Năm 2008, Ngọc Diệp tiếp tục khánh thành một nhà máy sản xuất bao bì tại khu công nghiệp Phố Nối A, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Đây là nhà máy sản xuất bao bì carton lớn và hiện đại nhất miền Bắc. CÁC BƯỚC PHÁT TRIỂN QUAN TRỌNG CỦA DOANH NGHIỆP  01/05/1996: Thành lập trung tâm sản xuất nội thất văn phòng, gia đình, trường học. Trụ sở tại 254 Tôn Đức Thắng – Hà Nội. 01/05/1998: Thành lập Công ty Thương mại & Sản xuất Ngọc Diệp, chuyên sản xuất kinh doanh về lĩnh vực nội thất văn phòng, gia đình và trường học. 28/09/2001: Khánh thành Nhà máy Sản xuất bao bì Ngọc Diệp - tại khu Công nghiệp Như Quỳnh A – Văn Lâm – Hưng Yên. 06/2001: Khai trương Showroom nội thất tại 146 Thái Hà - Đống Đa – Hà Nội (nay là 150 Thái Hà). 01/04/2003: Công ty vinh dự đón nhận chứng chỉ ISO 9001 – 2000 do tổ chức TUV - một tổ chức hàng đầu của Đức cấp. 01/04/2003: Mở thêm ngành nghề kinh doanh: Điều hoà nhiệt độ, máy giặt, tủ lạnh. 01/06/2005: Khai trương trụ sở mới tại 118 Nguyễn Du – Hai Bà Trưng - Hà Nội. 02/05/2007: Khởi công xây dựng Nhà máy sản xuất bao bì carton thứ 2 tại Đường 206, khu B, KCN Phố Nối A, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Dự kiến sẽ đi vào sản xuất vào đầu năm 2008. Khi ra đời đây sẽ là Nhà máy sản xuất bao bì carton lớn và hiện đại nhất Miền Bắc. 2.1.1.2 Nghiệp vụ và ngành nghề kinh doanh chủ yếu: Lĩnh vực nội thất: Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, dịch vụ bảo hành, tư vấn miễn phí về sản phẩm và thiết kế nội thất sản phẩm được sản xuất trên dây truyền hiện đại, nguyên vật liệu cao cấp đã đưa Công ty TNHH Thương mại và sản xuất Ngọc Diệp lên vị trí dẫn đầu trên thị trường về lĩnh vực nội thất. Lĩnh vực điện lạnh Hiện nay, Công ty Ngọc Diệp đã đưa ra thị trường một thương hiệu điện lạnh mới với nhiều ưu điểm đã và đang nhận được sự tín nhiệm lớn từ phía khách hàng. Sản phẩm điện lạnh mang thương hiệu FUNIKI, được phân bố trên các tỉnh thành với hệ thống bảo hành 2 năm, linh kiện nhập từ Nhật Bản lắp ráp trên dây chuyền công nghệ hiện đại, giá cả phù hợp với mọi nhu cầu sử dụng của khách hàng từ gia đình đến công sở. Lĩnh vực bao bì Dẫn đầu ngành bao bì Miền Bắc,sản phẩm bao bì của Ngọc Diệp luôn được các bạn hàng đánh giá rất cao và giành được thị phần lớn trên toàn Miền Bắc trong mọi lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực điện tử, điện lạnh - một lĩnh vực có yêu cầu khắt khe về cả chất lượng hộp và chất lượng in ấn, cung cấp các sản phẩm bao bì carton 3, 5, 7 lớp chất lượng cao. Với việc đầu tư dây chuyền sản xuất các sản phẩm bao bì carton cao cấp phục vụ cho các Công ty liên doanh, các khu công nghiệp, khu chế xuất và các Nhà máy lớn …. Ngoài ra, sản phẩm bao bì của Công ty Ngọc Diệp đã và đang mở rộng thị trường tại Miền Nam, đã được các đối tác hợp tác và đánh giá cao. Sản phẩm của công ty TNHH thương mại và sản xuất Ngọc Diệp đa dạng phong phú, sau đây chúng ta sẽ đi sâu vào nghiên cứu lĩnh việc sản xuất bao bì bìa carton. 2.1.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý 2.1.1.3.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý: + Phó giám đốc tài chính: phụ trách các vấn đề liên quan đến tình hình tài chính của công ty, lập kế hoạch và mục tiêu cho công ty ứng với từng giai đoạn, từng thời kì, hạch toán và phân tích các chỉ tiêu tài chính tại công ty. + Phó giám đốc kinh doanh: phụ trách mảng kinh doanh của công ty, từ việc hợp tác sản xuất, liên doanh liên kết đến công tác thu mua vật tư, tổ chức tiêu thụ sản phẩm. * Các phòng ban: - Phòng tổ chức hành chính: có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, tổ chức bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh, công tác lao động tiền lương… - Phòng Marketing: có chức năng tìm kiếm thị trường, tiêu thụ hàng hóa, phối hợp với phòng kế hoạch, phòng kế toán để đảm bảo quá trình sản xuất, tiêu thụ đúng tiến độ. - Phòng kế hoạch: + Trưởng phòng: chỉ đạo toàn bộ kế hoạch sản xuất của công ty do ban lãnh đạo công ty giao, chủ động lên kế hoạch sản xuất kinh doanh trong tháng, quý, năm, phối hợp với phòng Marketing sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng của khách hàng. + Phó phòng: giúp việc cho trưởng phòng, nhận đơn hàng và giao trách nhiệm cho các phân xưởng. + Nhân viên: Dưới sự chỉ đạo của phó phòng, lên kế hoạch cho các phân xưởng đảm bảo tiến độ sản xuất, giao hàng đúng thời gian khách hàng yêu cầu. - Phòng kế toán: có chức năng tham mưu, giúp việc cho giám đốc về công tác kế toán tài chính của công ty nhằm sử dụng vốn đúng mục đích, đúng chế độ chính sách phục vụ cho sản xuất kinh doanh có hiệu quả. - Phòng kỹ thuật: có nhiệm vụ thực hiện chỉ đạo công tác quản lý kỹ thuật nghiệp vụ, giám sát quá trình sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm tiêu thụ: + Phụ trách về chất lượng mẫu mã bao bì cacrton, chế bản theo từng đơn đặt hàng. + Phụ trách sửa chữa máy móc thiết bị. + Giám sát chất lượng, mẫu mã bao bì carton trước khi giao cho khách hàng. + Phòng chống cháy nổ, an toàn trong lao động, quản lý trực tiếp tổ cơ điện. Các phân xưởng: thực hiện công việc sản xuất trực tiếp ra sản phẩm bao bì carton là công nhân ở các phân xưởng, trong đó có sự phân công chuyên môn hóa rõ rệt ở từng phân xưởng: 2.1.1.4. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty: Hệ thống tổ chức sản xuất: Sơ đồ 2.3: Quy trình sản xuất ĐƠN ĐẶT HÀNG PHÒNG KẾ HOẠCH PHÂN XƯỞNG BAO BÌ TỔ HOÀN THIỆN PHÂN XƯỞNG GIẤY PHÒNG CHẾ BẢN TỔ XEO TỔ IN Chức năng nhiệm vụ: Khi nhận được đơn đặt hàng của khách hàng chuyển tới. - Phòng kế hoạch sẽ lên kế hoạch sản xuất cho phân xưởng giấy để có thể sản xuất đúng khổ giấy và chủng loại giấy làm sản phẩm, đồng thời viết kế hoạch về số lượng, kích thước cho PX bao bì. Sản phẩm của PX xeo giấy sẽ được chuyển sang PX sản xuất bao bì để sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng. - Tổ chế bản sau khi nhận được kế hoạch cùng Macka sẽ chế thành bản phim giao cho tổ in. - Tổ in là khâu cuối cùng để hoàn thiện sản phẩm. Nhận được Macka và sản phẩm tổ hoàn thiện, tổ in sẽ in đúng mẫu buộc thành bó nhập kho. 2.1.1.4.2. Đặc điểm quy trình sản xuất: Từ khi nguyên liệu giấy được thu mua về tập trung tại nhà kho của công ty sau đó cho vào máy nghiền để nghiền nhỏ tạo thành bột đồng thời xả nước vào bể chứa để ngâm. Một phần sẽ được sử dụng vào máy guồng bột, phần còn lại là tạp chất sẽ được loại bỏ vào bể thu hồ. Từ bể và máy guồng bột, bột giấy được đưa vào hệ thống xeo tạo thành các khổ. Tiếp tục qua máy cán lằn để cán giấy. Các bán thành phẩm giấy này được cuộn lại tùy theo yêu cầu của phân xưởng bao bì. Sau giai đoạn này các bán thành phẩm giấy sẽ được kiểm tra chất lượng qua máy thử độ bục của giấy carton và máy cân định lượng rồi mới nhập kho. Sơ đồ 2.4: Quy trình kỹ thuật sản xuất giấy Kraft LỀ GIẤY VỤN MÁY NGHIỀN ĐĨA BỂ NƯỚC BỂ THU HỒ HỆ THỐNG XEO NÓNG KHỔ 1m HỆ THỐNG XEO NÓNG KHỔ 1m15 MÁY CÁN LẰN MÁY CẮT CUỘN HỆ THỐNG KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG NHÀ KHO ĐỂ SP BÓ chøa BỂ VÀ MÁY GUỒNG BỘT Do số lượng giấy kraft phục vụ cho PX bao bì là rất lớn, PX xeo chỉ đáp ứng được một phần của PX bao bì. Vì vậy công ty còn nhập thêm giấy kraft của các đơn vị khác ngoài công ty. Số giấy kraft này được đưa vào hai dàn máy tạo sóng carton 3,5,7 lớp tùy theo đơn đặt hàng. Sau khi tạo sóng thành các tấm phôi toàn bộ sản phẩm được đưa vào máy chặt khe để sản phẩm đảm bảo đúng kích thước. Hai hệ thống máy dán hồ và máy dập ghim sẽ hoàn thành giai đoạn của tổ hoàn thiện tùy theo đơn đặt hàng là thùng dán hoặc thùng ghim. Hệ thống máy in và dán nhãn đề can cho ra sản phẩm cuối cùng. Máy buộc dây sẽ bó từ 5 – 10 thùng rồi nhập kho. Sơ đồ 2.5: Quy trình sản xuất bao bì carton GIẤY KRAFT NGUYÊN LIỆU,SP MÁY CHẶT KHE MÁY IN FLEXO, MÁY LÀM NHÂN DECAN MÁY BUỘC DÂY THÀNH PHẨM NHẬP KHO MÁY TẠO SÓNG 3,5,7 LỚP CARTON KHỔ 1M MÁY TẠO SÓNG 3,5,7 LỚP CARTON KHỔ 1.15M MÁY DẬP GHIM MÁY DÁN HỒ 2.1.2. Khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính đặc trung của công ty trong những năm gần đây: Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh của công ty. *Thuận lợi Thành lập và hoạt động hơn 13 năm công ty TNHH thương mại sản xuất Ngọc Diệp đã hoạt động hiệu quả và tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong việc chỉ đạo, điều hành, tổ chức sản xuất kinh doanh…vì thế đã tạo được uy tín, vị thế quan trọng cho việc phát triển trước mắt và lâu dài. Với nổ lực phấn đấu của Công ty vừa sản xuất vừa nắm bắt nhu cầu của thị trường, từng bước đổi mới máy móc thiết bị làm chủ công nghệ sản xuất, thay đổi mẫu mã để tăng sức cạnh tranh và đẩy mạnh thương hiệu nên sản phẩm bao bì carton đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần trên cả nước. Doanh nghiệp đã nhận được nhiều bằng khen, giấy khen về chất lượng sản phẩm Trong những năm gần đây, với chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần và đặc biệt khi chúng ta gia nhập WTO đã tạo ra nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất nói chung và công ty Ngọc Diệp nói riêng. Đối với mỗi doanh nghiệp, công nghệ sản xuất luôn là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng sản phẩm. Công nghệ tốt sẽ đảm bảo cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp đạt được hiệu quả kinh tế cao.Ban lãnh đạo của công ty đã nắm bắt được điều trên nên rất chú trọng đầu tư vào công nghệ sản xuất ví dụ như quy trình sản xuất giấy kraft : Nguyên liệu chính dùng để sản xuất bao bì carton là giấy kraft, phần lớn giấy kraft được công ty mua của nhà cung cấp, tuy nhiên để tận dụng giấy vụn trong quá trình sản xuất công ty đã có một hệ thống dây chuyền thiết bị sản xuất giấy kraft theo quy trình: Hệ thống máy xeo nóng giấy kraft Sản phẩm giấy kraft Nguyên liệu chính lề giấy vụn Việc xây dựng hệ thống dây chuyền thiết bị sản xuất giấy kraft theo quy trình như trên đã giúp cho công ty vừa tận dụng được lề giấy vụn lại vừa tiết kiệm được một khoản chi phí chênh lệch nếu nhập giấy kraft từ nhà cung cấp, theo đó giá thành của sản phẩm chính là bao bì carton có thể giảm đi. * Khó khăn Gia nhập WTO đem lại những cơ hội lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN VN phát triển và mở rộng khả năng xuất khẩu cũng như thâm nhập thị trường mới. Tuy nhiên, việc VN mở cửa “đón” hàng hoá và dịch vụ nước ngoài sẽ là thách thức lớn đối với DN trong nước.Chúng ta đã cam kết thực hiện giảm thuế nhập khẩu, dỡ bỏ hỗ trợ xuất khẩu. Thực hiện các cam kết này đồng nghĩa với việc các DN VN phải chịu áp lực cạnh tranh nhiều hơn từ các công ty nước ngoài, trong khi các ngành công nghiệp, khu vực ngành nghề sẽ phải sắp xếp lại sản xuất. Không chỉ chịu áp lực từ sự cạnh tranh khốc liệt, các doanh nghiệp còn phải đối mặt với những rào cản về thủ tục hành chính như: thuế, đất đai, lao động, đại bộ phận các DN này còn thiếu kinh nghiệm trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh cũng như kỹ năng quản lý DN khi bắt đầu khởi sự. Do sự khủng hoảng của nền kinh tế đã phần nào ảnh hưởng đến thị trường đầu ra của công ty. Bên cạnh đó kinh tế khủng hoảng cũng làm cho việc huy động vốn của công ty gặp khó khăn hơn. Năm 2008 lạm phát tăng cao, nguyên liệu, vận tải dịch vụ đều tăng nhanh làm chi phí tăng, giá thành tăng, hiệu quả sản xuất kinh doanh giảm, lỗ tăng. Trong khi đó sản phẩm giấy khó có thể đưa ra quyết định tăng giá ở thời điểm hội nhập này, thậm chí có xu hướng giảm do áp lực cạnh tranh ngày càng lớn. Đây cũng là một khó khăn lớn của Công ty. Một khó khăn không nhỏ của Công ty là mặt hàng bao bì của Công ty đang vấp phải sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường; giá nguyên liệu đầu vào trong những năm qua liên tục tăng; máy móc thiết bị đã cũ và lạc hậu. Do một số biến động trong năm đặc biệt là mất điện, thay đổi mức lương tối thiểu đã ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành và tiêu thụ sản Hiệp hội giấy bao bì Việt Nam cho biết, tình hình nguyên liệu hiện đang rất căng thẳng và nhiều DN đang rơi vào tình trang kinh doanh khó khăn, thua lỗ. Nguyên liệu đầu vào cho sản xuất bao bì chủ yếu là các loại giấy nhưng trong 3 tháng gần đây giá giấy đã tăng rất mạnh. Trung bình giá nguyên liệu trong nước như giấy kiện đã tăng đến 40-50%, còn giấy ngoại nhập cũng tăng từ 20-40%. Điều đáng lo hơn, giá giấy tăng cao nhưng không có hàng để mà mua, khó khăn và khan hiếm nguồn cung giấy nguyên liệu đang là tình trạng chung của nhiều nước.Tuy vậy,công ty bao bì không thể tăng giá sản phẩm ở mức đủ bù đắp chi phí vì khách hàng chưa dễ chấp nhận… 2.1.2.2Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính đặc trưng của công ty trong những năm gần đây: Để phân tích thực trạng tổ chức quản lý và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty thì đầu tiên cần xem xét kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Vì kết quả sản xuất kinh doanh của công ty là chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá hiệu quả tổ chức và sử dụng vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng. Ta có thể đánh giá khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong 2 năm gần đây qua bảng 2.1: Để hiểu rõ hơn về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Ngọc Diệp trong hai năm trở lại đây cần xem xét các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh thông qua bảng 2.2: Bảng 2.2 đã cho thấy doanh thu và lợi nhuận của Công ty ngày càng gia tăng đối với cả ba loại sản phẩm chính. Bên cạnh đó giấy kraft là nguyên liệu chính cũng tạo ra doanh thu cho Công ty. Điều đó chứng tỏ Công ty đang hoạt động có hiệu quả. Công ty hoạt động tốt thì thu nhập của cán bộ, công nhân viên trong Công ty tăng lên là điều tất yếu. Về tình hình tài chính đặc trưng của công ty qua 3 năm 2007, 2008, 2009 được thể hiện qua bảng 2.3 sau: Qua bảng trên ta có thể thấy được sơ bộ tình hình tài chính chủ yếu và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty: Nhìn chung trong các chỉ số về khả năng thanh toán của công ty thì khản năng thanh toán tổng quát, khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh trong ba năm đều tăng, điều đó cho thấy công ty đã chủ động hơn trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và các khoản nợ dài hạn đến hạn trả. Đây là một biểu hiện tốt. Trong các chỉ số về cơ cấu vốn ta thấy: Hệ số nợ của công ty cuối năm 2009 so với cuối năm 2008 đã giảm nhưng hệ số nợ vẫn khá cao 62% điều đó đặt ra cho công ty bài toán về việc sử dụng vốn vay, nếu vốn vay không được sử dụng có hiệu quả thì sẽ làm tăng rủi ro cho công ty. Hệ số vốn chủ sở hữu cũng tăng cho thấy rằng khả năng tự chủ của công ty ngày càng tăng, không phải phụ thuộc quá nhiều vào bên ngoài, sẽ giúp cho công ty tăng được uy tín đối với các đối tác. Trong các chỉ tiêu về năng lực hoạt động thì vòng quay hàng tồn kho, vòng quay các khoản phải thu, vòng quay vốn lưu động và vòng quay toàn bộ trong ba năm hầu như đều giảm, điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của Công ty đang có chiều hướng giảm sút. Tuy nhiên các chỉ số về khả năng sinh lời của Công ty ba năm qua đều tăng lên khá nhiều, điều này lại cho thấy Công ty đang hoạt động có hiệu quả. Vì vậy để hiểu rõ hơn và đưa ra các nhận xét chính xác hơn về hiệu quả sử dụng vốn cũng như tình hình tài chính, tình hình hoạt động của Công ty chúng ta cần đi sâu tìm hiểu về Công ty. 2.2. Thực trạng tổ chức quản lý và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty thương mại và sản xuât Ngọc Diệp trong những năm gần đây: 2.2.1. Một số nét khái quát chung về cơ cấu tài sản – nguồn vốn, cơ cấu Nguồn vốn lưu động của Công ty trong những năm qua: 2.2.1.1. Khái quát về cơ cấu tài sản – nguồn vốn và mô hình tài trợ vốn của Công ty: Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp phải tự hạch toán một cách độc lập, lấy thu bù chi. Vì vậy hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng được Công ty quan tâm và coi đây là một trong những vấn đề hàng đầu của công tác quản lý tài chính doanh nghiệp. Để có cái nhìn tổng quát về tình hình tổ chức nguồn vốn kinh doanh của công ty trong ba năm qua ta xem bảng 2.4. Qua bảng 2.4 ta thấy tổng tài sản tại ngày 31/12/2009 đã tăng lên rất nhiều so với thời điểm 31/12/2007 và 31/12/2008. Tại ngày 31/12/2008 tổng tài sản đã tăng 13.843.661 tỷ đồng so với 31/12/2007 với tốc độ tăng là 29% và tại ngày 31/12/2009 tổng tài sản của công ty đã tăng 13.053.326 tỷ đồng so với 31/12/2007 với tốc độ tăng là 21%. Tuy tốc độ tăng tổng tài sản tại thời điểm cuối năm 2009 so với cuối năm 2008 có chậm hơn so với tốc độ tăng của tổng tài sản cuối năm 2008 so với cuối năm 2007 nhưng nhìn chung quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng được mở rộng. Về cơ cấu Vốn: Qua bảng trên ta có thể thấy tỷ trọng tài sản ngắn hạn tăng liên tục trong ba năm 2007, 2008, 2009. năm 2007 tỷ trọng tài sản ngắn hạn là 59,27%, năm 2008 là 70,19%, năm 2009 là 71,88%, cùng với điều này thì tỷ trọng tài sản cố định giảm dần. Điều này cho thấy Công ty chưa thực sự quan tâm vào việc đầu tư tài sản dài hạn mà chủ yếu là tài sản cố định. Tuy nhiên, qua bảng 2.1 ta thấy tài sản cố định tại thời điểm 31/12/2008 đã giảm gần 1 tỷ đồng so với 31/12/2007, nhưng đến 31/12/2009 tài sản cố định đã tăng hơn 2 tỷ đồng so với 31/12/2008. Tài sản cố định tăng có thể là do trong năm công ty đã mua sắm thêm tài sản cố định mới, sửa chữa lớn và nâng cấp tài sản cố định. Đây cũng là điều hợp lý vì Công ty đang mở rộng quy mô sản xuất vì thế phải mua thêm tài sản cố định để phục vụ cho nhu cầu sản xuất, góp phần tăng lợi nhuận. Về cơ cấu nguồn vốn: về cơ cấu vốn thì tỷ trọng tài sản ngắn hạn tăng liên tục trong ba năm để tài trợ cho tài sản ngắn hạn thì nguồn vốn ngắn hạn của Công ty cũng tăng lên một tỷ lệ tương ứng. Qua bảng 2.4 ta có thể nhận thấy nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong nợ phải trả, tỷ trọng nợ ngắn hạn tăng dần từ 82,37% năm 2007 lên 90,39% năm 2008 và 91,19% năm 2009. Tốc độ tăng của nợ ngắn hạn cũng tăng tương ứng với tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn, tại thời điểm 31/12/2008 tốc độ tăng của nợ ngắn hạn là 48% so với 31/12/2007, 31/12/2009 so với 31/12/2008 tốc độ tăng đã giảm đi còn 6%. Đây là dấu hiệu tốt. Tuy tỷ trọng nợ ngắn hạn tăng nhưng tỷ trọng nợ phải trả lại giảm xuống do tỷ trọng nợ dài hạn giảm đi. Công ty đã chú trọng hơn trong việc đảm bảo khả năng thanh toán. Điều này cũng được thể hiện trong hệ số nợ của Công ty. Cuối năm 2007 hệ số nợ của Công ty là 0,73 tăng lên 0,75 vào cuối năm 2008 nhưng đến cuôi năm 2009 hệ số nợ của Công ty đã giảm đi là 0,62. Cuối năm 2009 hệ số nợ của Công ty đã giảm đi so với cuối năm 2008 nhưng hệ số nợ đó vẫn là cao. Hệ số nợ cao như vậy có thể vì Công ty đang sử dụng đòn bẩy tài chính để khuyếch đại tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu. Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu của Công ty năm 2007 là 2,5%, năm 2008 đã tăng lên là 4,2% và năm 2009 là 6,4% cho thấy việc sử dụng đòn bẩy tài chính của Công ty đã đạt hiệu quả. Mô hình tài trợ vốn của Công ty: Năm 2008, 2009 Công ty NGọc Diệp sử dụng mô hình tài trợ là: toàn bộ tài sản cố định và một phần tài sản lưu động thường xuyên được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên còn một phần TSLĐ thường xuyên toàn bộ TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời. Trong đó: Nguồn vốn tạm thời = Nợ ngắn hạn Nguồn vốn thường xuyên = Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu Tiền TSLĐ tạm thời Nguồn vốn Tạm thời TSLĐ thường xuyên Nguồn vốn TSLĐ thường xuyên thường xuyên TSCĐ Thời gian Với mô hình tài trợ này chi phí sử dụng vốn của Công ty sẽ được hạ thấp hơn vì Công ty đã sử dụng nhiều hơn nguồn vốn tín dụng ngắn hạn, vì thế mà việc sử dụng vốn sẽ linh hoạt hơn. Tuy nhiên vì sử dụng quá nhiền nguồn vốn tín dụng ngắn hạn nên khả năng gặp rủi ro cho Công ty cũng sẽ cao. Qua bảng 2.4 ta cũng nhận thấy được rằng: tại thời điểm 31/12/2007 TSCĐ của Công ty được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn và một phần nguồn vốn ngắn hạn, còn TSLĐ được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn, Công ty đã sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn. Điều này có thể làm cho Công ty mất khả năng thanh toán. Tuy nhiên đến thời điểm 31/12/2008 và 31/12/2009 Công ty đã khắc phục được tình trạng trên, TSCĐ của Công ty được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn, còn TSLĐ được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn và phần còn lại của nguồn vốn dài hạn. Như vậy Công ty đã đảm bảo được nguyên tắc cân bằng tài chính. 2.2.1.2. Cơ cấu nguồn Vốn lưu động của Công ty * Phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động của Công ty: Xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh và đặc điểm về nhu cầu vốn lưu động hàng năm của Công ty Ngọc Diệp nên Công ty xác định nhu cầu vốn lưu động theo phương pháp gián tiếp, tức là Công ty chủ yếu dựa vào kết quả thống kê kinh nghiệm năm trước và kế hoạch đề ra cho năm sau. Nhu cầu VLĐ năm kế hoạch = Doanh thu thuần của năm kế hoạch/vòng quay VLĐ dự kiến của năm kế hoạch. Sau khi đã có kết quả nhu cầu vốn lưu động cho năm kế hoạch thì căn cứ vào tình hình thực tế để phân phối cho từng khâu. Về nhu cầu vốn lưu động cho từng khâu cụ thể trong sản xuất, dự trữ và lưu thông sản phẩm hàng hóa thì được tính theo phần trăm từng khâu trong tổng nhu cầu dựa vào tỷ trọng thực tế của số vốn sử dụng trong từng khâu của năm trước đồng thời căn cứ cả vào kế hoạch sản xuất kinh doanh để lập nhu cầu vốn lưu động cho năm sau. * Cơ cấu nguồn vốn lưu động: Ta có thể phân loại nguồn hình thành vốn lưu động thành Nguồn VLĐ thường xuyên và Nguồn VLĐ tạm thời. Sơ đồ 2.1 đã thể hiện được rằng cả ba năm Công ty bổ sung Nguồn VLĐ chủ yếu bằng Nguồn VLĐ tạm thời. Tại ngày 31/12/2007 tỷ trọng Nguồn VLĐ tạm thời hay nguồn vốn ngắn hạn là 100,86%, 31/12/2008 tỷ trọng này là 97,54% đến 31/12/2009 tỷ trọng này đã giảm xuống còn 78,98%. Công ty đã hoạt động chủ yếu bằng Nguồn VLĐ tạm thời, điều này làm cho tình hình tài chính của Công ty rất dễ gặp rủi ro, đặc biệt là rủi ro vỡ nợ. Tuy nhiên đến ngày 31/12/2009 tỷ trọng Nguồn vốn lưu động thường xuyên tăng rất nhanh lên đến 21,02% so với ( 0,86)% năm 2007 và 2,64% năm 2008. Điều này giúp cho tình hình tài chính của Công ty an toàn hơn, Công ty chủ động hơn trong việc tài trợ nhu cầu VLĐ. Điều này càng thể hiện rõ hơn khi mà Nguồn vốn lưu động thường xuyên tài trợ cho nhu cầu VLĐ tăng lên chủ yếu là do Vốn chủ sở hữu tăng rất cao. Tại thời điểm 31/12/2008 Vốn chủ sở hữu của Công ty là 14.883.987 nghìn đồng thì tại ngày 31/12/2009 đã tăng lên trên 28.090.599 nghìn đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 89%. Như vậy, cơ cấu nguồn vốn VLĐ năm 2009 của Công ty TNHH Ngọc Diệp cho thấy Công ty đã thận trọng hơn rất nhiều trong việc lựa chọn chính sách tài trợ cho nhu cầu VLĐ của mình, Công ty đã chọn Nguồn tài trợ là Vốn chủ sở hữu và Vay, nợ ngắn hạn thay vì chỉ sử dụng chủ yếu Vay và nợ ngắn hạn. Tuy chính sách tài trợ này làm cho chi phí sử dụng vốn của Công ty tăng lên nhưng bên cạnh đó nó cũng giúp cho tình hình tài chính của Công ty ổn định và an toàn hơn. 2.2.2. Phân tích tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng Vốn lưu động của Công ty: 2.2.2.1. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng Vốn lưu động tại Công ty TNHH Ngọc Diệp: 2.2.2.1.1. Kết cấu V

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc110870.doc
Tài liệu liên quan