Thị trường tiêu thụ sản phẩm của các liên doanh ôtô Việt Nam
hiện chủ yếu là thị trường nội địa, còn thị trường xuấtkhẩu chưa được
các công ty liên doanh xem xét trong giai đoạn này và vẫn chỉ được coi
là thị trường tiềm năng. Nói cách khác, khả năng xuất khẩu sang các
nước đã có nền công nghiệp ôtô đi trước chúng ta là khó khăn và có thể
nói trong 10 -15 năm tới là chưathể mở rộng nhanh được.
Trước mắt, các công ty cần khai thác và mở rộng thị trường ôtô
trong nước bằng những giải pháp cụ thể sau :
a. Giải pháp bán hàng trả góp
Hiện nay, nhu cầu mua sắm ôtô của đối tượng khách hàng là tư
nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất lớn. Tuy nhiên, thu nhập của tư
nhân thì còn hạn chế, các doanh nghiệp lại đang cần vốn để sản xuất,
kinh doanh nên việc thanh toán ngay một lần số tiền lớn vài chục ngàn
đô la Mỹ để sở hữu một chiếc xe mới là điều cần phải cân nhắc. Do đó
họ thường thuê xe hay mua xe đã qua sử dụng, giá rẻ từ nguồn nhập
khẩu hay bán lại. Trong khi đó, các công ty sản xuất ôtô có khả năng
sản xuất rất lớn, năng lực tài chính dồi dào nhưng không thể trực tiếp
bán hàng trả góp được. Vì vậy, cần phát triển mối liên hệ , liên kết với
các tổ chức tín dụng như : Ngân hàng, công ty cho thuê tài chính để đẩy
mạnh phương thức bán hàng trả góp thông qua các tổ chức tín dụng này.
b. Giải pháp hoàn thiện và mở rộng hệ thống phân phối, dịch vụ sau
bán hàng
Trong ngành ôtô, dịch vụ sau bán hàng là rất quan trọng. Otô bán
ra phải được bảo hành, phụ tùng thaythế có sẳn, cùng với các dịch vụ
sửa chữa, bảo dưỡng được thực hiện đầy đủ. Hiện nay, các liên doanh
ôtô đều đã tạo được cho mình hệ thống đại lý phân phối và trung tâm
bảo hành, bảo dưỡng trên phạm vitoàn quốc. Thông qua hệ thống này,
các công ty liên doanh đã thực hiện được các chính sách phân phối sản
phẩm đến tận tay người tiêu dùng, đáp ứng mọi yêu cầu của khách
51
hàng trong thời gian ngắn nhất. Tuy nhiên, hệ thống phân phối của các
doanh nghiệp lắp ráp ôtô Việt Nam ngoài một số hãng như Toyota,
Ford có hệ thống phân phối khang trang,chế độ hậu mãitốt. Các hãng
còn lại chưa đầu tư đúng mức cho hệ thống phân phối, tập trung hầu hết
ở các thành phố lớn và chủ yếu là phục vụ cho bán hàng nên sản phẩm
sau khi bán ra không được bảo hành, bảo trì tốt, gây ra cho khách hàng
rất nhiều khó khăn khi xe bị trục trặc. Chính vì vậy các công ty sản
xuất ôtô cần phải có mạng lưới đại lý phân phối rộng khắp trên toàn
quốc, các đại lý phải được đầu tư đúng tiêu chuẩn với đầy đủ các trang
thiết bị hiện đại, trình độ tay nghề cao, thực hiện đầy đủ ba chức năng
(3S) :
- Bán hàng (Sales).
- Dịch vụ ( Service).
- Phụ tùng ( Spare parts).
60 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1200 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Một số giải pháp chiến lược nhằm phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o liên tục đội ngũ cán bộ,
công nhân kỹ thuật để nâng cao trình độ, tiếp thu công nghệ mới.
Hiện tại, chính sách tuyển dụng, đào tạo và sử dụng lao động rất
được các công ty chú trọng và thực hiện bài bản. Các công ty tuyển
chọn những nhân viên trẻ, có trình độ học vấn cao, chuyên môn tốt.
Hầu hết các kỹ sư, các tổ trưởng và công nhân ở những công đoạn quan
trọng đều được đưa đi đào tạo ở nước ngoài. Bên cạnh đó, các chuyên
gia nước ngoài cùng với những nhân viên có kinh nghiệm thường xuyên
tiến hành việc đào tạo lại và đào tạo mới cho đội ngũ công nhân để
giúp họ nâng cao tay nghề, bắt kịp với những công nghệ tiên tiến. Lao
động Việt Nam đang dần dần tiếp thu các kỹ thuật sản xuất hiện đại,
từng bước nắm giữ các vị trí quan quan trọng trong công ty. Như vậy,
nguồn nhân lực đang hoạt động trong các công ty liên doanh ôtô Việt
Nam hiện nay còn rất trẻ, có trình độ học vấn và tay nghề cao, được
đào tạo khá bài bản, đây là một thế mạnh của ngành.
44
2.3.2.5 Trình độ quản lý
Tuy theo công ty và quốc tịch của mỗi công ty mà phong cách
quản lý có sự khác nhau. Nhìn chung công tác quản lý điều hành trong
các doanh nghiệp rất tốt nhờ được thừa hưởng phong cách và kinh
nghiệm quản lý từ các tập đoàn mẹ. Trình độ quản trị sản xuất trong
ngành ngày càng cao, việc vận dụng các mô hình toán cho quản trị tồn
kho ( Nguyên tắc tồn kho vừa đủ – Just –in-time), kiểm tra chất lượng
bằng thống kê được áp dụng rất tốt. Các công ty đều quy định rõ ràng
những quyền hạn và chức năng giữa các thành viên trong tổ chức. Nội
quy, chế độ chính sách đối với nhân viên được xây dựng phù hợp, kích
thích được người lao động làm việc đạt hiệu quả cao.
2.3.2.6 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong
Trên cơ sở phân tích các yếu tố thuộc môi trường nội bộ ngành
công nghiệp ôtô Việt Nam, ta có bảng tóm tắt các điểm mạnh và điểm
yếu của ngành như sau :
Bảng 2.14: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)
Stt
Các yếu tố bên trong
Mức
độ
quan
trọng
Phân
loại
Số
điểm
quan
trọng
Tính
chất
tác
động
1 Năng lực sản xuất lớn. 0,13 4 0,52 +
2 Có mặt hầu hết các nhà sản xuất ôtô
hàng đầu thế giới.
0,06 3 0,18 +
3 Năng lực tài chính mạnh. 0,13 4 0,52 +
4 Đội ngũ nhân viên rất trẻ, có trình độ
học vấn và tay nghề cao, được đào tạo
khá bài bản.
0,08 3 0,24 +
5 Trình độ quản lý cao. 0,07 3 0,21 +
6 Chính sách đãi ngộ nhân viên tốt. 0,06 3 0,18 +
7 Hệ thống phân phối yếu. 0,07 1 0,07 -
8 Các đại lý chưa đạt tiêu chuẩn. 0,08 1 0,08 -
9 Khai thác năng lực sản xuất thấp. 0,12 2 0,24 -
10 Giá xe sản xuất trong nước còn rất cao. 0,10 1 0,10 -
11 Cạnh tranh trong nội bộ ngành rất
quyết liệt.
0,10 1 0,10 -
TỔNG CỘNG 1 2,44
45
Ghi chú :
- Mức độ quan trọng : Yếu tố không ảnh hưởng : 0,0 điểm, yếu tố ảnh
hưởng nhất :1,0 điểm.
- Phân loại : điểm yếu lớn nhất : 1 điểm, điểm yếu nhỏ nhất : 2 điểm,
điểm mạnh nhỏ nhất : 3 điểm, điểm mạnh lớn nhất : 4 điểm.
Qua kết quả phân tích, ta có tổng số điểm quan trọng là 2,44 thấp
hơn mức trung bình là 2,5 cho thấy ngành công nghiệp ôtô Việt Nam
còn yếu, chưa phát huy hết được những mặt mạnh và khắc phục được
những mặt còn yếu kém của ngành.
46
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC NHẰM
PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP
ÔTÔ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010.
3.1 MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
NGÀNH CÔNG NGHIỆP ÔTÔ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010
3.1.1 Một số quan điểm phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam
đến năm 2010
Công nghiệp ôtô là ngành công nghiệp rất quan trọng cần được
ưu tiên phát triển để góp phần phục vụ có hiệu quả quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước.
Phát triển nhanh ngành công nghiệp ôtô trên cơ sở thị trường và
hội nhập với nền kinh tế thế giới, lựa chọn các bước phát triển
thích hợp, khuyến khích chuyên môn hoá – hợp tác hoá nhằm
phát huy lợi thế, tiềm năng của đất nước, đồng thời tích cực tham
gia quá trình phân công lao động và hợp tác quốc tế trong ngành
công nghiệp ôtô.
Phát triển ngành công nghiệp ôtô phải gắn kết với tổng thể phát
triển công nghiệp chung cả nước và các chiến lược phát triển các
ngành liên quan, nhằm huy động và phát huy tối đa các nguồn
lực của mọi thành phần kinh tế.
Phát triển ngành công nghiệp ôtô trên cơ sở tiếp thu công nghệ
tiên tiến của thế giới, kết hợp với việc đẩy mạnh hoạt động
nghiên cứu – phát triển trong nước và tận dụng có hiệu quả cơ sở
vật chất, trang thiết bị hiện có, nhằm nhanh chóng đáp ứng nhu
cầu trong nước về các loại xe thông dụng với giá cả cạnh tranh,
tạo động lực thúc đẩy các ngành cộng nghiệp hỗ trợ trong nước
phát triển nhằm đẩy nhanh quá trình sản xuất linh kiện, phụ tùng
trong nước.
Phát triển ngành công nghiệp ôtô phải phù hợp với chính sách
tiêu dùng của đất nước và phải bảo đảm đồng bộ với việc phát
triển hệ thống hạ tầng giao thông, các yêu cầu về bảo vệ và cải
thiện môi trường.
47
3.1.2 Mục tiêu phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đến
năm 2010
3.1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của ngành công nghiệp ôtô Việt Nam là xây
dựng và phát triển thành một ngành công nghiệp quan trọng của đất
nước trên cơ sở tiếp thu và ứng dụng công nghệ tiên tiến từ các hãng
nổi tiếng trên thế giới, để tạo lực kéo nhằm phát triển các ngành công
nghiệp hỗ trợ trong nước. Đồng thời có khả năng đáp ứng ở mức cao
nhất nhu cầu thị trường ôtô trong nước, hướng tới xuất khẩu ôtô và phụ
tùng sang thị trường các nước trong khu vực và thế giới.
3.1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Bên cạnh mục tiêu tổng quát, chúng ta có một số mục tiêu cụ thể như
sau :
¾ Mục tiêu thay thế hàng nhập khẩu : Đối với các loại xe
thông dụng( xe tải, xe khách, xe con), đáp ứng khoảng 40 –
50% nhu cầu trong nước vào năm 2005 và trên 80% vào năm
2010. Riêng đối với loại xe cao cấp đáp ứng phần lớn nhu cầu
thị trường trong nước. Đối với các loại xe chuyên dụng, sẽ đáp
ứng 30% nhu cầu trong nước vào năm 2005 và 60% vào năm
2010. Về động cơ, hộp số và phụ tùng sẽ lựa chọn để tập
trung phát triển một số loại động cơ, hộp số, bộ truyền động
và phụ tùng với số lượng lớn phục vụ lắp ráp ôtô trong nước
và xuất khẩu.
48
Bảng 3.1: Dự kiến sản lượng ôtô các loại năm 2005, 2010 và 2020.
ĐVT : xe
STT LOẠI XE 2005 2010 2020
1 Xe dưới 5 chỗ ngồi 32.000 60.000 116.000
2 Xe từ 6 – 9 chỗ 3.000 10.000 28.000
Xe khách từ 10 – 16 chỗ 9.000 21.000 44.000
Xe khách từ 17 – 25 chỗ 2.000 5.000 11.200
Xe khách từ 26 – 46 chỗ 2.400 6.000 15.180
3
Xe khách trên 46 chỗ 1.600 4.000 9.520
Xe tải đến 2 tấn 40.000 57.000 50.000
Xe tải từ 2 – 7 tấn 14.000 35.000 53.700
Xe tải từ 7 – 20 tấn 13.600 34.000 52.900
4
Xe tải từ 2 – 7 tấn 400 1.000 3.200
5 Xe chuyên dùng 2.000 6.000 14.400
TỔNG CỘNG 120.000 239.000 398.000
( Nguồn : Thời báo Kinh tế Sài Gòn)
¾ Mục tiêu nội địa hoá sản phẩm : Năm 1995, Việt Nam ban
hành tiêu chuẩn nội địa hoá với ngành công nghiệp ôtô. Tiêu
chuẩn này quy định, sau 5 năm, các liên doanh lắp ráp ôtô
phải đạt tỷ lệ nội địa hoá 5% và đến hết năm thứ 10, tỷ lệ này
phải tăng lên 25%.
Bảng 3.2: Mục tiêu nội địa hoá sản phẩm đến 2010
LOẠI XE 2005 2010
Xe con cao cấp 20 – 25% 40 – 45%
Xe khách, xe tải, chuyên dùng 40% 60%
¾ Mục tiêu hạn chế lập mới các liên doanh : Việc đầu tư của
các hãng ôtô nước ngoài vào Việt Nam trong những năm qua
phát triển khá nhanh. Hiện nay đã có 11 liên doanh đi vào
hoạt động với công suất 148.000 xe/năm trong khi sản xuất và
tiêu thụ thực tế chưa bằng 1/3. Do đó chúng ta cần phải kiên
quyết hạn chế lập mới các liên doanh sản xuất, lắp ráp xe du
lịch. Các dự án mới phải tập trung vào xe thông dụng (xe
khách, xe tải), xe chuyên dùng.
49
3.1.3 Xây dựng chiến lược phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt
Nam đến năm 2010
Bảng 3.3: Ma trận SWOT
SWOT
O : Những cơ hội
1- Nhu cầu về sử dụng xe ôtô còn
rất lớn.
2- Khu vực kinh tế tư nhân ngày
càng phát triển mạnh mẽ.
3- Chủ trương của chính phủ là ưu
tiên phát triển ngành công nghiệp
ôtô trong nước.
4- Chính sách bảo hộ và chính sách
thuế ưu đãi của nhà nước đối ngành
công nghiệp ôtô.
5- Tình hình an ninh, chính trị ổn
định.
6- Ngành công nghiệp nhựa, cao su
và hoá dầu liên quan đến sản xuất
phụ tùng ôtô đang trên đà phát
triển.
7- Nguồn lao động dồi dào, giá
nhân công rẻ.
8- Quan niệm của xã hội việc sở
hữu một chiếc xe hơi là biểu hiện
của sự thành đạt và giàu có.
T : Những nguy cơ
1- Chính sách nội địa hoá chưa
rõ ràng.
2- Thu nhập bình quân đầu
người còn rất thấp.
3- Cơ sở hạ tầng giao thông ở
các thành phố lớn còn yếu
kém.
4- Nguồn cung cấp phụ tùng
với giá cao và mang tính độc
quyền.
5- Cạnh tranh gay gắt với ôtô
nhập khẩu của các nước trong
khu vực khi mà thời hạn gia
nhập AFTA đang tới gần.
6- Chính sách thuế của nhà
nước thay đổi thường xuyên.
S : Những điểm mạnh
1- Năng lực sản xuất lớn.
2- Có mặt hầu hết các nhà sản
xuất ôtô hàng đầu thế giới.
3- Năng lực tài chính mạnh.
4- Đội ngũ nhân viên rất trẻ, có
trình độ học vấn và tay nghề cao,
được đào tạo khá bài bản.
5- Trình độ quản lý cao.
6- Chính sách đãi ngộ nhân viên
tốt.
Các chiến lược SO
S1, S2, S3, S4 + O1, O2, O8 :
Chiến lược thâm nhập thị trường.
S1, S3, S4, S5, S6 + O4, O5, O7 :
Chiến lược thay thế nhập khẩu.
S1, S3, S4, S5, S6 + O1, O3, O4,
O6, O7 : Chiến lược nội địa hoá.
Các chiến lược ST
S1, S2, S3 + T2, T3, T5 : Chiến
lược phát triển sản phẩm.
S1, S2, S3 + T4, T5 : Chiến
lược nội địa hoá.
W : Những điểm yếu
1- Hệ thống phân phối yếu.
2- Các đại lý chưa đạt tiêu chuẩn.
3- Khai thác năng lực sản xuất
thấp.
4- Giá xe sản xuất trong nước còn
rất cao.
5- Cạnh tranh trong nội bộ ngành
rất quyết liệt.
Các chiến lược WO
W1, W2, W3, W4 + O1, O2, O8 :
Chiến lược thâm nhập thị trường.
Các chiến lược WT
W3, W5 + T1, T2, T3 : chiến
lược hạn chế lập mới.
50
Qua việc tổng hợp và phân tích ma trận SWOT, chúng tôi xin đề
xuất một số giải pháp chiến lược để đạt mục tiêu phát triển của ngành
như sau.
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH
CÔNG NGHIỆP ÔTÔ VIỆT NAM
3.2.1 Các giải pháp chiến lược thâm nhập thị trường
Thị trường tiêu thụ sản phẩm của các liên doanh ôtô Việt Nam
hiện chủ yếu là thị trường nội địa, còn thị trường xuất khẩu chưa được
các công ty liên doanh xem xét trong giai đoạn này và vẫn chỉ được coi
là thị trường tiềm năng. Nói cách khác, khả năng xuất khẩu sang các
nước đã có nền công nghiệp ôtô đi trước chúng ta là khó khăn và có thể
nói trong 10 -15 năm tới là chưa thể mở rộng nhanh được.
Trước mắt, các công ty cần khai thác và mở rộng thị trường ôtô
trong nước bằng những giải pháp cụ thể sau :
a. Giải pháp bán hàng trả góp
Hiện nay, nhu cầu mua sắm ôtô của đối tượng khách hàng là tư
nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất lớn. Tuy nhiên, thu nhập của tư
nhân thì còn hạn chế, các doanh nghiệp lại đang cần vốn để sản xuất,
kinh doanh nên việc thanh toán ngay một lần số tiền lớn vài chục ngàn
đô la Mỹ để sở hữu một chiếc xe mới là điều cần phải cân nhắc. Do đó
họ thường thuê xe hay mua xe đã qua sử dụng, giá rẻ từ nguồn nhập
khẩu hay bán lại. Trong khi đó, các công ty sản xuất ôtô có khả năng
sản xuất rất lớn, năng lực tài chính dồi dào nhưng không thể trực tiếp
bán hàng trả góp được. Vì vậy, cần phát triển mối liên hệ , liên kết với
các tổ chức tín dụng như : Ngân hàng, công ty cho thuê tài chính để đẩy
mạnh phương thức bán hàng trả góp thông qua các tổ chức tín dụng này.
b. Giải pháp hoàn thiện và mở rộng hệ thống phân phối, dịch vụ sau
bán hàng
Trong ngành ôtô, dịch vụ sau bán hàng là rất quan trọng. Oâtô bán
ra phải được bảo hành, phụ tùng thay thế có sẳn, cùng với các dịch vụ
sửa chữa, bảo dưỡng được thực hiện đầy đủ. Hiện nay, các liên doanh
ôtô đều đã tạo được cho mình hệ thống đại lý phân phối và trung tâm
bảo hành, bảo dưỡng trên phạm vi toàn quốc. Thông qua hệ thống này,
các công ty liên doanh đã thực hiện được các chính sách phân phối sản
phẩm đến tận tay người tiêu dùng, đáp ứng mọi yêu cầu của khách
51
hàng trong thời gian ngắn nhất. Tuy nhiên, hệ thống phân phối của các
doanh nghiệp lắp ráp ôtô Việt Nam ngoài một số hãng như Toyota,
Ford có hệ thống phân phối khang trang, chế độ hậu mãi tốt. Các hãng
còn lại chưa đầu tư đúng mức cho hệ thống phân phối, tập trung hầu hết
ở các thành phố lớn và chủ yếu là phục vụ cho bán hàng nên sản phẩm
sau khi bán ra không được bảo hành, bảo trì tốt, gây ra cho khách hàng
rất nhiều khó khăn khi xe bị trục trặc. Chính vì vậy các công ty sản
xuất ôtô cần phải có mạng lưới đại lý phân phối rộng khắp trên toàn
quốc, các đại lý phải được đầu tư đúng tiêu chuẩn với đầy đủ các trang
thiết bị hiện đại, trình độ tay nghề cao, thực hiện đầy đủ ba chức năng
(3S) :
- Bán hàng (Sales).
- Dịch vụ ( Service).
- Phụ tùng ( Spare parts).
3.2.2 Giải pháp chiến lược phát triển sản phẩm
Hiện tại, các liên doanh sản xuất, lắp ráp ôtô tại Việt Nam chưa
đưa ra được những sản phẩm có kiểu dáng riêng phù hợp với thị trường
Việt Nam. Hầu hết sản phẩm vẫn là theo thiết kế sẵn có của chính
hãng sau đó điều chỉnh một số thông số kỹ thuật, thiết bị trên xe cho
phù hợp hơn. Trên cơ sở sản phẩm có sẵn, các liên doanh mới tổ chức
nghiên cứu thăm dò thị trường, trưng cầu ý kiến của khách hàng, cho
nên đôi khi các công ty chưa phản ánh được chính xác nhu cầu mong
muốn thực sự của khách hàng. Do đó, ngay từ đầu, các nhà sản xuất
ôtô cần phải tập trung nghiên cứu, thiết kế các mẫu xe cho phù hợp với
điều kiện riêng của thị trường Việt Nam như : Hệ thống đường sá, nhà
cửa chật hẹp, thu nhập người dân còn thấp… và đầu tư cho những chiếc
xe đảm bảo thân thiện với môi trường, thiết kế các mẫu xe chạy bằng
gas, pin mặt trời, hoặc động cơ hỗn hợp xăng điện.
Giải pháp để thực hiện chiến lược phát triển sản phẩm là ngành
ôtô Việt Nam phải tập trung đến hoạt động nghiên cứu và phát triển
sản phẩm (R&D). Các nhà sản xuất và lắp ráp ôtô nên thành lập các
trung tâm R&D tại Việt Nam và gia tăng kinh phí cho hoạt động này.
Tuy nhiên, chi phí đầu tư cho một trung tâm R&D là rất lớn nên mỗi
doanh nghiệp không thể tự thành lập và hoạt động độc lập được. Nhà
nước nên thành lập trung tâm R&D cho tất cả hoặc một nhóm các
doanh nghiệp, một phần kinh phí là của nhà nước và phần còn lại do
52
các doanh nghiệp đóng góp. Các trung tâm này liên kết với các trường
đại học cũng như quan hệ với các trung tâm khác trên thế giới để tiến
hành hoạt động R&D.
Giải pháp này nhằm liên kết các nhà sản xuất ôtô, các cơ quan
quản lý khoa học công nghệ, cơ quan nghiên cứu, các trường đại học,
các nhà sản xuất phụ tùng để cùng nghiên cứu và ứng dụng những công
nghệ mới vào việc phát triển sản phẩm ôtô phù hợp với thị trường Việt
Nam.
3.2.3 Các giải pháp chiến lược thay thế nhập khẩu
3.2.3.1 Giải pháp bảo hộ thị trường
Ngành công nghiệp ôtô Việt Nam còn rất non trẻ, cần phải có
thêm thời gian để đầu tư, đổi mới công nghệ và phát triển thị phần.
Nên rất cần sự bảo hộ của Nhà nước cho đến khi ngành thực sự đủ
mạnh, có khả năng thay thế hoàn toàn hàng nhập khẩu và cạnh trạnh
với các nước trong khu vực.
Bảo hộ bằng thuế quan : Để bảo hộ cho sản xuất trong nước,
nhà nước cần phải đánh thuế thật cao đối với xe nhập nguyên
chiếc, đặc biệt là các loại xe trong nước đã sản xuất được.
Bảo hộ bằng phi thuế quan : Hạn chế nhập khẩu các loại xe đã
sản xuất được trong nước. Cấm nhập khẩu các loại xe đã qua sử
dụng. Biện pháp này sẽ hạn chế được các loại xe nhập khẩu,
khuyến khích sử dụng xe trong nước. Xử lý nghiêm khắc hàng
nhập lậu, hàng gian lận thương mại.
3.2.3.2 Giải pháp phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ
Ngành thép : Trong thời gian tới nên ưu tiên cho đầu tư vào lĩnh vực
luyện thép chất lượng cao để phục vụ cho nền kinh tế nói chung và
ngành ôtô nói riêng.
Ngành công nghiệp cơ khí : Ưu tiên phát triển các lĩnh vực như cơ khí
khuôn mẫu, cơ khí chính xác, cơ khí giao thông vận tải.
Ngành công nghiệp nhựa : Chuyển hướng đầu tư vào nhựa kỹ thuật,
nhựa chất lượng cao phục vụ sản xuất.
Công nghiệp hoá dầu : Nhanh chóng phê duyệt và cấp phép cho các
dự án thuộc ngành công nghiệp hoá dầu và hỗ trợ để các dự án này
sớm đi vào hoạt động.
53
3.2.3.3 Các chính sách và giải pháp nhằm thực hiện chiến lược nội
địa hoá
¾ Chính sách nội địa hoá
Thay vì xây dựng mô hình một chiếc ôtô riêng của Việt Nam,
hãy tập trung sản xuất ôtô tại Việt Nam với tỷ lệ nội địa hoá cao.
Chính sách nội địa hoá phải được quy định rõ ràng đối với các nhà đầu
tư nước ngoài, với mục đích dần dần nắm được công nghệ sản xuất ôtô
với việc sử dụng hàm lượng linh kiện sản xuất trong nước tăng cao chứ
không chỉ lắp ráp đơn thuần. Nội địa hoá có thể thực hiện theo những
hình thức sau :
- Hệ thống bắt buộc.
- Hệ thống tự chọn.
- Hệ thống hỗn hợp ( vừa bắt buộc, vừa tự chọn)
Cứ sau 7 – 10 năm lại điều chỉnh chính sách nội địa hoá theo
hướng từ bước cấm nhập khẩu xe nguyên chiếc đến tăng dần tỷ lệ sản
xuất trong nước.
Tuy nhiên, các nhà sản xuất phải có số lượng sản xuất đủ lớn thì
mới nội địa hoá được. Vì vậy, trước hết Việt Nam nên tiến hành nội địa
hoá các chi tiết phụ trợ, thông dụng, có thể sử dụng được cho nhiều
kiểu xe như : ắc quy, bugi, kính, vỏ xe, dây điện, còi, giảm sóc, dây đai
… Tiếp đến nội địa hoá các chi tiết chức năng của hệ động lực : động cơ.
Và cuối cùng là hệ truyền động : hộp số, cầu xe. Chúng ta nên áp dụng
hệ thống hỗn hợp và tuỳ từng thời kỳ ( 5-7 năm), thay đổi tỷ lệ tương
đối giữa hệ bắt buộc và hệ tự lựa chọn, trong đó giai đoạn đầu nên sử
dụng hệ tự chọn với tỷ lệ lớn hơn hệ bắt buộc. Hệ tự lựa chọn bao gồm
những chi tiết đặc thù, những chi tiết thuộc hệ động lực và hệ truyền
động.
Chương trình nội địa hoá phải mang tính chất bắt buộc và phải
được quy định rõ ràng, Nhà nước cần có hình thức xử lý đối với những
doanh nghiệp không thực hiện được cam kết về tỷ lệ nội địa hoá và chế
độ khen thưởng với những ưu đãi thích đáng đối với những doanh
nghiệp đạt kết quả nội địa hoá như quy định.
54
¾ Chính sách sản xuất phụ tùng
Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ được coi là vấn đề cốt lõi,
là điều kiện không thể thiếu của sản xuất ôtô, gắn liền với chính sách
nội địa hoá và xuất khẩu phụ tùng. Trong đó, cần xác định rõ loại phụ
tùng, linh kiện nào mà Việt Nam nên đầu tư, sử dụng vật tư trong nước,
xác định rõ các doanh nghiệp tham gia và ngành sản xuất phụ tùng một
cách chọn lọc. Hình thành nên mối liên kết giữa các nhà sản xuất, lắp
ráp ôtô và các nhà cung ứng phụ tùng. Chỉ có sự liên kết chặt chẽ này
mới phát triển được thị phần về cung ứng phụ tùng, linh kiện của Việt
Nam cho các liên doanh lắp ráp trong nước và tham gia vào hệ thống
phân phối phụ tùng toàn cầu. Kinh nghiệm về phát triển ngành công
nghiệp ôtô của một số quốc gia trên thế giới đã chỉ ra rằng việc sản
xuất ra một loại phụ tùng hay chi tiết động cơ chỉ thực sự có hiệu quả
về mặt kinh tế khi được sản xuất với số lượng đủ lớn.
Hiện nay, ở Việt Nam các cơ sở sản xuất phụ tùng, linh kiện
phục vụ cho việc lắp ráp ôtô còn rất ít. Với tình hình thị trường ôtô và
môi trường đầu tư như hiện nay, không dễ dàng gì thu hút được các nhà
sản xuất phụ tùng nước ngoài quyết định đầu tư vào Việt Nam. Do quy
mô thị trường còn quá nhỏ nên các liên doanh không đặt hàng trong
nước mà hầu hết đều nhập khẩu từ công ty mẹ. Nhà nước cần phải có
chương trình nội địa hoá cụ thể, bắt buộc các nhà lắp ráp ôtô phải mua
một số nhóm linh kiện nào đó ở thị trường trong nước chứ không được
nhập khẩu. Đồng thời ban hành danh mục các linh kiện bắt buộc phải
dùng hàng nội và tỷ lệ nội địa hoá được cố định ở mức cao. Có như vậy
thì mới kích thích được sự phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, sản
xuất phụ tùng phục vụ cho việc lắp ráp ôtô. Bên cạnh đó, Nhà nước
cần có chính sách thuế ưu đãi đặc biệt đối với ngành công nghiệp phụ
trợ. Xây dựng các khu công nghiệp tập trung cho ngành công nghiệp
phụ trợ và áp dụng các chính sách hỗ trợ về mặt bằng sản xuất cho các
nhà đầu tư.
Các dự án có vốn đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghiệp
hỗ trợ, sản xuất động cơ, phụ tùng, linh kiện ôtô, đặc biệt là các dự án
đầu tư với quy mô lớn, sản xuất sản phẩm chất lượng cao phục vụ cho
chương trình nâng cao tỷ lệ sản xuất trong nước và xuất khẩu, được
hưởng đầy đủ các chính sách ưu đãi theo quy định của Luật đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam.
55
Khuyến khích chuyển giao công nghệ, đầu tư công nghệ hiện đại
phục vụ chương trình sản xuất ôtô và phụ tùng ôtô, đặc biệt là động cơ,
hộp số, cụm truyền động.
Toyota Việt Nam vừa chính thức khai trương Trung tâm xuất
khẩu phụ tùng đầu tiên ở Việt Nam vào đầu tháng 7 vừa qua. Nguồn
phụ tùng này được sản xuất tại 2 nhà máy Denso Việt Nam và Harada
Việt Nam. Dự án này sẽ mở ra một hướng đi mới cho sự phát triển của
ngành công nghiệp phụ tùng ôtô Việt Nam, cũng như đẩy mạnh việc
thu hút đầu tư của các nhà sản xuất phụ tùng nước ngoài.
Để nâng cao tỷ lệ nội địa hoá và đạt được mục tiêu đề ra cho
ngành công nghiệp ôtô, cần phải có quy hoạch tổng thể phát triển
ngành công nghiệp sản xuất phụ tùng ôtô trong nước đồng thời xác định
rõ các doanh nghiệp tham gia vào ngành sản xuất phụ tùng một cách có
chọn lọc, tránh tình trạng đầu tư tràn lan, dàn trải, kém hiệu quả.
3.2.3.4 Giải pháp hạn chế lập mới
Ba
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 42794.pdf