Đề tài Một số đề xuất nhằm phát triển công nghiệp phụ trợ thuộc ngành công nghiệp điện tử Việt Nam trong bối cảnh phát triển công nghiệp điện tử của khu vực Đông Á

Thế giới ngày nay đã chuyển dần từ thời đại công nghiệp sang thời đại công nghệ, trong đó thành công thuộc về các lực lượng nắm giữ công nghệ và thông tin, do đó quá trình sản xuất công nghiệp trong các thập kỷ vừa qua cũng đã có những biến đổi hết sức sâu sắc và rõ nét. Trình độ phân công lao động quốc tế và phân chia quá trình sản xuất đã đạt đến mức rất cao. Các sản phẩm công nghiệp hầu hết không còn được sản xuất trọn bộ tại một không gian hay một địa điểm, mà được phân chia thành nhiều công đoạn, ở các châu lục, các quốc gia, các địa phương khác nhau. Khái niệm Công nghiệp phụ trợ ra đời như là một cách tiếp cận sản xuất công nghiệp mới với nội dung cơ bản là việc chuyên môn hoá sâu sắc các công đoạn của quá trình sản xuất.

Đề tài: “Một số đề xuất nhằm phát triển công nghiệp phụ trợ thuộc ngành công nghiệp điện tử Việt Nam trong bối cảnh phát triển công nghiệp điện tử của khu vực Đông Á” là sự kết hợp giữa những hiểu biết lý luận về công nghiệp phụ trợ và những đặc thù của ngành công nghiệp điện tử. Qua những phân tích về công nghiệp phụ trợ trong ngành công nghiệp điện tử sẽ cho thấy những tồn tại trong sản xuất công nghiệp và chỉ ra rằng công nghiệp phụ trợ chính là mũi đột phá chiến lược giúp cho quá trình công nghiệp hóa của Việt Nam tiến nhanh thêm một bước. Trong chuyên đề này cũng mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển công nghiệp phụ trợ trong ngành công nghiệp điện tử nói riêng và những hướng gợi mở cho các ngành công nghiệp Việt Nam nói chung.

Đề tài được chia làm ba chương:

+ Chương I: Những lý luận cơ bản về công nghiệp phụ trợ và công nghiệp phụ trợ thuộc ngành công nghiệp điện tử.

 

doc88 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1042 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Một số đề xuất nhằm phát triển công nghiệp phụ trợ thuộc ngành công nghiệp điện tử Việt Nam trong bối cảnh phát triển công nghiệp điện tử của khu vực Đông Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 : Khái niệm các ngành công nghiệp phụ trợ 7 Sơ đồ 1.2 : Quan hệ giữa công nghiệp chính và công nghiệp phụ trợ 8 Sơ đồ 1.3 : Quy trình sản xuất sản phẩm điện tử 24 Bảng 1.1 : Mức nhựa phun máy cần thiết cho sản xuất một số sản phẩm 26 Sơ đồ 1.4: Chia sẻ công nghiệp phụ trợ cho nhiều ngành khác 27 Bảng 2.1 :Phân tích SWOT cho công nghiệp điện tử của Việt Nam 36 Sơ đồ 2.1 :Giá trị nhập khẩu các hàng điện tử, máy tính và linh kiện điện tử của VN 47 Hình 2.3: Chuỗi giá trị của một ngành công nghiệp 61 Bảng 2.2 :Phân tích SWOT cho công nghiệp phụ trợ thuộc ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam 67 Bảng 3.1: Dự báo nhu cầu về linh kiện 69 Bảng 3.2 : Dự báo nhu cầu về phụ kiện nhựa 70 Bảng 3.3 : Dự báo nhu cầu về khuôn mẫu 71 Sơ đồ 3.1 : CSDL CNPT giúp giảm thời gian dao dịch tiếp xúc 72 Sơ đồ 3.2 : Đảm bảo đầy đủ các thông tin trong CSDL về CNPT 73 LỜI MỞ ĐẦU Thế giới ngày nay đã chuyển dần từ thời đại công nghiệp sang thời đại công nghệ, trong đó thành công thuộc về các lực lượng nắm giữ công nghệ và thông tin, do đó quá trình sản xuất công nghiệp trong các thập kỷ vừa qua cũng đã có những biến đổi hết sức sâu sắc và rõ nét. Trình độ phân công lao động quốc tế và phân chia quá trình sản xuất đã đạt đến mức rất cao. Các sản phẩm công nghiệp hầu hết không còn được sản xuất trọn bộ tại một không gian hay một địa điểm, mà được phân chia thành nhiều công đoạn, ở các châu lục, các quốc gia, các địa phương khác nhau. Khái niệm Công nghiệp phụ trợ ra đời như là một cách tiếp cận sản xuất công nghiệp mới với nội dung cơ bản là việc chuyên môn hoá sâu sắc các công đoạn của quá trình sản xuất. Đề tài: “Một số đề xuất nhằm phát triển công nghiệp phụ trợ thuộc ngành công nghiệp điện tử Việt Nam trong bối cảnh phát triển công nghiệp điện tử của khu vực Đông Á” là sự kết hợp giữa những hiểu biết lý luận về công nghiệp phụ trợ và những đặc thù của ngành công nghiệp điện tử. Qua những phân tích về công nghiệp phụ trợ trong ngành công nghiệp điện tử sẽ cho thấy những tồn tại trong sản xuất công nghiệp và chỉ ra rằng công nghiệp phụ trợ chính là mũi đột phá chiến lược giúp cho quá trình công nghiệp hóa của Việt Nam tiến nhanh thêm một bước. Trong chuyên đề này cũng mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển công nghiệp phụ trợ trong ngành công nghiệp điện tử nói riêng và những hướng gợi mở cho các ngành công nghiệp Việt Nam nói chung. Đề tài được chia làm ba chương: + Chương I: Những lý luận cơ bản về công nghiệp phụ trợ và công nghiệp phụ trợ thuộc ngành công nghiệp điện tử. + Chương II: Sự phát triển công nghiệp phụ trợ thuộc ngành công nghiệp điện tử trong những năm qua. +Chương III: Một số đề xuất nhằm phát triển công nghiệp phụ trợ thuộc ngành công nghiệp điện tử Việt Nam. Do vấn đề còn khá mới mẻ và với tr×nh ®é kiÕn thøc cßn h¹n chÕ nên chuyên đề thực tập này kh«ng thÓ tr¸nh khái nh÷ng sai sãt .KÝnh mong các thầy c« gi¸o vµ c¸c b¹n ®ãng gãp ý kiÕn ®Ó ®Ò tài cña em ®­îc hoµn thiÖn h¬n CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ VÀ CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ THUỘC NGÀNH CÔNG NGHỆP ĐIỆN TỬ ****************** 1.1. Những lý luận cơ bản về công nghiệp phụ trợ 1.1.1. Khái niệm về công nghiệp phụ trợ Khái niệm về công nghiệp phụ trợ (hay công nghiệp hỗ trợ) đã bắt đầu xuất hiện từ những năm 1960 ở Nhật Bản, xuất phát ban đầu từ cách thức tổ chức sản xuất của người Nhật trong qúa trình xây dựng các mắt xích chuyên môn hóa của từng công đoạn sản xuất các sản phẩm và dịch vụ công nghiệp. Ở các nước khác nhau, tùy theo tình hình cụ thể và đặc thù của từng quốc gia khái niệm về công nghiệp phụ trợ hiện cũng chưa rõ ràng và có những sự khác biệt nhất định. Trong thế kỷ 20, các hoạt động sản xuất kinh doanh trong các ngành công nghiệp thường được tổ chức theo các cách thức như sau: Cách thức thứ nhất: mô hình tích hợp – liên kết theo chiều dọc của công nghệ sản xuất. Theo cách này thì trong toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh sẽ có sự tập trung kiểm soát từ khâu đầu đến khâu cuối cùng, nghĩa là từ sản xuất nguyên liệu đầu vào cho đến khi tiêu thụ các sản phẩm tiêu dùng cuối cùng, trong đó việc kiểm soát bao trùm tất cả các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh như: kiểm soát giá cả, kiểm soát chất lượng sản phẩm, kiểm soát công nghệ, kiểm soát khối lượng sản xuất và tiêu thụ... Đây là mô hình tổ chức truyền thống và rất phổ biến ở hầu hết các ngành công nghiệp và dịch vụ trong thế kỷ 20, từ đó đã tạo nên những tổ chức, tập đoàn sản xuất công nghiệp lớn trên thế giới. Cách thức thứ hai: phân chia quá trình sản xuất thành nhiều công đoạn. Đây là cách mà các nhà lắp ráp không sở hữu các bộ phận sản xuất, cung cấp nguyện liệu thô hay các vật tư, linh kiện, sản phẩm trung gian cấu thành của quá trình sản xuất kinh doanh hoặc các công đoạn thương mại tiêu thụ các sản phẩm cuối cùng. Các nguồn lực sẽ được tập trung vào một số khâu hay công đoạn chủ yếu mà các nhà sản xuất có thế mạnh nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, bảo vệ các bản quyền sở hữu công nghiệp và phát triển thị trường. Các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp sẽ được cung cấp bởi các đơn vị ngoài hệ thống doanh nghiệp đó, những đơn vị này được coi là những tổ chức thầu phụ của doanh nghiệp (hay còn gọi là tổ chức vệ tinh của doanh nghiệp). Liên kết theo kiểu này hiện nay ngày càng phát triển cả về chất và về lượng. Hình thức tổ chức này được gọi là tổ chức thầu phụ (vệ tinh) hay hướng thị trường. Cách thức thứ ba: tổ chức sản xuất kinh doanh mạng toàn cầu (global network) Trong vài thập kỷ gần đây, sự tác động của quá trình tự do hóa thương mại ngày càng diễn ra mạnh mẽ cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, các hoạt động kinh tế ngày càng diễn ra mạnh mẽ cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, các hoạt động kinh tế ngày càng mang tính chất toàn cầu, điều đó đã hình thành nên các tập đoàn đa quốc gia hoạt động trên thị trường toàn cầu. Trong mạng lưới sản xuất kinh doanh theo kiểu này, một tập đoàn sẽ nắm giữ vai trò trung tâm kiểm soát và điều phối các luồng hàng hóa và thông tin giữ vô số các công ty độc lập nhằm đáp ứng yêu cầu thị trường một cách hiệu quả nhất. Nhận thấy, hai cách thức tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh thứ hai và thứ ba dẫn đến quá trình sản xuất kin doanh một loại sản phẩm hàng hóa nào đó được phân chia thành rất nhiều công đoạn và phân đoạn, do vậy số lượng các tổ chức sản xuất kinh doanh hoạt động với tư cách độc lập (hoặc cùng là thành viên cấu thành của tổ chức nắm giữ vai trò chủ đạo trong quá trình) tham gia vào các công đoạn của cùng một quá trình sản xuất kinh doanh ngày càng nhiều. Tổ chức chủ đạo với vai trò tạo cung có tác động thúc đẩy các tổ chức khác hoạt động trong các công đoạn đầu ra còn ở vai trò tạo cầu có tác động lôi kéo và thu hút các tổ chức khác hoạt động trong các công đoạn đầu vào của sản phẩm cuối cùng. Tác động của các tổ chức cấu thành hoạt động trong từng công đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh tới tổ chức chủ đạo cũng giống như vậy nhưng theo chiều ngược lại. Mặt khác, hoạt động của các tổ chức cấu thành không chỉ hỗ trợ riêng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức chủ đạo nào đó, mà còn có thể hỗ trợ thêm cho các hoạt động của tổ chức sản xuất kinh doanh khác có liên quan. Một cách tổng thể, những tổ chức nắm giữ vai trò chủ đạo trong quá trình sản xuất kinh doanh trên có thể chỉ nắm giữ vai trò là các tổ chức hoạt động trong các phân ngành của một ngành công nghiệp nào đó. Mô hình sản xuất thứ hai và thứ ba thường phát triển ở khu vực Đông Á, đặc biệt là Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan, rồi gần đây là Trung Quốc và khu vực ASEAN. Nếu xét về tỷ lệ giá trị gia tăng trong nội bộ tổ chức thì thông thường tổ chức nào có mức độ sản xuất tích hợp theo chiều dọc cao (cách thức một) thì có giá trị gia tăng nội bộ cao hơn so với chiều ngang (cách thức hai, ba). Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận hiệu quả của xu hướng tổ chức tổ chức sản xuất tích hợp theo chiều ngang vì cách thức này dựa trên sự phân công hợp tác sản xuất chặt chẽ, có mức độ chuyên môn hóa sâu, hoạt động và sử dụng hiệu quả nhiều nguồn lực từ tổ chức bên ngoài tổ chức chủ đạo, có khả năng xử lý linh hoạt các biến động của thị trường, thay đổi mẫu mã nhanh với chi phí giá thành thấp có khả năng cạnh tranh cao trong bối cảnh hội nhập, tự do hóa thương mại mạnh mẽ. Từ cách thức tổ chức thứ hai và thứ ba, dưới tác động của các tổ chức sản xuất chủ đạo sẽ hình thành một loạt các cơ sở sản xuất vệ tinh, có nhiệm vụ sản xuất những phụ tùng, nguyên liệu, linh phụ kiện, cấu kiện... được chuyên môn hóa cao về công nghệ sản xuất nhằm cung ứng cho nhà lắp ráp sản phẩm cuối những sản phẩm chất lượng với giá thành cạnh tranh cao. Đối với các cơ sở sản xuất vệ tinh này, trong quá trình sản xuất kinh doanh, hoàn thiện, cải tiến công nghệ sản xuất của mình sẽ trở thành nhà sản xuất, gia công các loại sản phẩm tương tự, cung ứng không chỉ riêng cho các tổ chức sản xuất chủ đạo chính của mình mà còn có thể vươn ra đáp ứng nhu cầu sản xuất của các tổ chức sản xuất khác. Vậy, công nghiệp phụ trợ (hay công nghiệp hỗ trợ) là hệ thống các nhà sản xuất sản phẩm và công nghệ sản xuất có khả năng tích hợp theo chiều ngang, cung cấp nguyên vật liệu, linh kiện, phụ tùng... cho khâu lắp ráp cuối cùng. Sơ đồ 1.1 sau đây sẽ giúp làm rõ khái niệm về công nghiệp phụ trợ Nhà lắp ráp Ngành công nghiệp phụ trợ Linh phụ kiện Cao su Lò xo Ốc vít Nhựa Điện Công nghệ - thiết bị Dập Xử lý nhiệt Cán Đúc Ép Vật liệu Nguyên liệu thô Sơ đồ 1.1 : Khái niệm các ngành công nghiệp phụ trợ Một điều rõ ràng rằng, ngành công nghiệp phụ trợ cần được xem là một cơ sở công nghệ hoạt động với nhiều chức năng để phục vụ một số lượng lớn các ngành lắp ráp chứ không nên coi nó đơn giản chỉ là ngành thu nhập ngẫu nhiên những linh kiện mà quan trọng hơn là nó còn thực hiện quá trình sản xuất hỗ trợ việc sản xuất các bộ phận nhựa và kim loại như cán, ép, dập khuôn, đúc... 1.1.2. Thành phần của công nghiệp phụ trợ và mối quan hệ với các ngành khác Công nghiệp phụ trợ có thể được chia thành hai phần chính là: Phần cứng: là các sơ sở sản xuất nguyên vật liệu và linh phụ kiện lắp ráp. Phần mềm: là các cơ sở sản xuất thiết kế sản phẩm, mua sắm, hệ thống dịch vụ công nghiệp và marketing. Mối quan hệ giữa công nghiệp chính và công nghiệp phụ trợ được minh họa bằng sơ đồ sau: Ngành ô tô Ngành công nghiệp phụ trợ Ngành xe máy Ngành điện tử Ngành điện gia dụng Ngành dệt may Ngành da giày Ngành cơ khí chế tạo Sơ đồ 1.2 : Quan hệ giữa công nghiệp chính và công nghiệp phụ trợ Sản xuất phụ trợ với những ngành công nghiệp khác nhau cũng có nhiều tầng cấp, thứ bậc khác nhau. Đồng thời giữa các nhà sản xuất phụ trợ cũng hình thành nhiều mối quan hệ hợp tác kinh doanh với thứ bậc khác nhau. Chẳng hạn, một nhà sản xuất lắp ráp A nào đó có thể có nhiều đối tượng hợp tác chuyên sản xuất và cung ứng các sản phẩm phụ trợ. Đối tượng thứ nhất là các cơ sở sản xuất tin cậy nhất được đầu tư vốn và chỉ chuyên sản xuất các sản phẩm riêng của chính hãng thiết kế đặt hàng. Đối tượng thứ hai là các cơ sở sản xuất phụ trợ nhận gia công cho chính hãng đặt hàng và cũng có thể tổ chức tổ chức sản xuất cho đối tượng khác, thường thì chính hãng chỉ quan hệ với đối tượng này theo quan hệ hợp đồng gia công. Đối tượng thứ ba là các cơ sở sản xuất các sản phẩm phụ trợ hàng loạt, mua sẵn, quan hệ với chính hãng là quan hệ mua bán thông thường. 1.1.3. Các giai đoạn phát triển công nghiệp phụ trợ ở các nước đang phát triển Sự hình thành công nghiệp phụ trợ của các nước rất khác nhau, thường ở các nước phát triển, ngành công nghiệp phụ trợ hình thành trước hoặc đồng thời với ngành công nghiệp sản xuất chính, có vai trò quyết định tới sự thành công và uy tín của các sản phẩm công nghiệp cuối cùng. Đối với các nước NICS như Nhật Bản, Hàn Quốc... ngành công nghiệp phụ trợ hình thành trước hoặc đồng thời với việc tổ chức lắp ráp, sản xuất các sản phẩm công nghiệp cuối cùng. Đối với các nước đang phát triển như ASEAN, Việt Nam... do thiếu vốn, công nghệ và thị trường tiêu thụ, thông thường công nghiệp lắp ráp phát triển trước, ngành công nghiệp hỗ trợ hình thành theo sau với tiến trình nội địa hóa các sản phẩm được tập đoàn, công ty có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện trên lãnh thổ của nước sở tại, sau đó tùy theo trình độ phát triển và khả năng cạnh tranh của hệ thống các cơ sở sản xuất sản phẩm phụ trợ, có thể vươn ra xuất khẩu các sản phẩm phụ trợ sang các thị trường khác. Thông thường, quá trình phát triển công nghiệp phụ trợ ở các nước đang phát triển diễn ra theo năm giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất: Việc sản xuất được thực hiện dựa vào cơ sở sử dụng các cụm linh kiện nhập khẩu nguyên chiếc, số lượng các nhà cung cấp các linh kiện, các chi tiết đơn giản sản xuất trong nước có rất ít. Giai đoạn thứ hai: Nội địa hóa thông qua sản xuất tại chỗ, các nhà sản xuất lắp ráp chuyển sang sử dụng các loại linh kiện, phụ kiện sản xuất trong nước, thông thường các linh kiện, phụ kiện này là những loại thông dụng lắp lẫn, dùng chung. Tỷ lệ nội địa hóa trong các sản phẩm công nghiệp ở trong nước có tăng lên nhưng thông thường là ít tăng số lượng các nhà sản xuất phụ trợ và tính cạnh tranh trong sản xuất các sản phẩm này không cao. Giai đoạn thứ ba: Xuất hiện các nhà cung ứng các sản phẩm phụ trợ chủ chốt trong các ngành như sản xuất động cơ, hộp số đối với ngành ô tô – xe máy, chíp IC điện tử và nguyên vật liệu cao cấp... một cách độc lập và tự nguyện không theo yêu cầu của các nhà lắp ráp. Trong giai đoạn này việc gia công phát triển mạnh mẽ tại các nước sở tại. Các phụ tùng, các chi tiết có độ phức tạp cao và khối lượng hàng hóa nhập khẩu để lắp ráp giảm hẳn. Giai đoạn thứ tư: Giai đoạn tập trung của các ngành công nghiệp phụ trợ. Ở giai đoạn này hầu như tất cả các chi tiết, các phụ tùng, các loại linh kiện đã được tiến hành sản xuất ở nước sở tại, kể cả một phần các sản phẩm nguyên liệu sản xuất các linh kiện đó cũng được sản xuất tại nước sở tại.Trong giai đoạn này, số lượng nhà cung cấp các sản phẩm phụ trợ tăng lên 3-4 cơ sở cho mỗi chủng loại sản phẩm. Cạnh tranh giữa các nhà sản xuất phụ trợ trở nên gay gắt hơn cùng với xu thế chung của cạnh tranh lúc này là hạ giá thành sản xuất trong khi chất lượng sản phẩm vẫn được duy trì và phát triển. Giai đoạn thứ năm: Nghiên cứu, phát triển và xuất khẩu. Đây là giai đoạn cuối của quá trình nội địa hóa với sự chuyển dịch các thành tựu nghiên cứu , phát triển của các nhà đầu tư nước ngoài tại nước sở tại. Năng lực nghiên cứu và phát triển ở các nước sở tại cũng đã được củng cố và phát triển, bắt đầu giai đoạn sản xuất phục vụ xuất khẩu triệt để. 1.1.4. Đặc điểm của công nghiệp phụ trợ Đặc điểm: Khái niệm về ngành công nghiệp phụ trợ là một khái niệm rộng và mang tính tương đối, tuy nhiên nó có một số đặc điểm sau: Công nghiệp phụ trợ phát triển gắn kết với ngành công nghiệp hoặc sản phẩm công nghiệp cụ thể (đối tượng hỗ trợ) và có nhiều tầng cấp tích hợp theo cả chiều ngang và chiều dọc. Công nghiệp phụ trợ xuất hiện trong các hình thức tổ chức công nghiệp theo kiểu thầu phụ, nằm trong một mạng lưới tổ chức sản xuất phối hợp, thống nhất và có tính hợp tác cao giữa các doanh nghiệp chủ đạo và các doanh nghiệp phụ trợ (mối liên kết công nghiệp). Công nghiệp phụ trợ có tác động thúc đẩy những ngành công nghiệp, sản phẩm công nghiệp chính phát triển, cung cấp đầu vào theo hợp đồng hoặc theo kế hoạch cho sản xuất chính và thu hút đầu ra của các cơ sở sản xuất phụ trợ cấp dưới theo kế hoạch sản xuất chính hoặc theo hợp đồng. Đối với một ngành công nghiệp hay một sản phẩm công nghiệp cụ thể nào đó, các tổ chức hoạt động trong các ngành công nghiệp phụ trợ thường có quy mô vừa và nhỏ với mức độ chuyên môn hóa sâu, dễ thay đổi mẫu mã, dải sản phẩm hẹp, có sức sống và tính cạnh tranh cao. Từ những đặc điểm trên rút ra một số ưu điểm và nhược điểm của công nghiệp phụ trợ như sau: Ưu điểm: Các doanh nghiệp phụ trợ có trình độ chuyên môn hóa cao và phân công lao động cao sẽ giúp cho ngành công nghiệp chính phát triển nhanh và bền vững. Các doanh nghiệp phụ trợ thường được tiếp nhận các hướng dẫn kỹ thuật, thiết kế sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất chính,không phải lo khâu lập kế hoạch, thiết kế các sản phẩm nguyên bản. Mặt khác nhờ có được các hợp đồng thường xuyên của các hãng chính mà công việc của các doanh nghiêp phụ trợ trở nên ổn định. Các ngành công nghiệp phụ trợ thường do các doanh nghiệp vừa và nhỏ đảm nhận nên có điều kiện ứng phó nhanh và linh hoạt hơn với các biến động thường xuyên xảy ra của thị trường. Quá trình thay đổi mẫu mã, ứng dụng khoa học công nghệ vào việc đổi mới sản xuất, đáp ứng nhanh yêu cầu của thị trường sẽ diễn ra nhanh và hiệu quả hơn. Với ngành công nghiệp phụ trợ thì không nhất thiết phải đầu tư và sản xuất từ A đến Z mà vẫn có thể tổ chức sản xuất các loại sản phẩm công nghiệp có chất lượng cao. Tổng số vốn đầu tư dể sản xuất ra các sản phẩm cuối cùng được phân tán, được cấu thành từ nhiều nguồn đầu tư khác nhau, sự rủi ro được phân tán. Phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ sẽ có điều kiện thuận lợi hơn để thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế, nhất là từ đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các công ty đa quốc gia. Nhược điểm: Sự phát triển của công nghiệp phụ trợ bị phụ thuộc vào chiến lược phát triển sản phẩm và điều tiết thị trường của các công ty đa quốc gia, các doanh nghiệp FDI. Sự hợp tác phát triển được đặt ra với yêu cầu cao cộng với sự chia sẻ thông tin và cộng đồng trách nhiệm tương đối lớn, trong khi đó đa phần các doanh nghiệp phụ trợ là doanh nghiệp vừa và nhỏ với xuất phát điểm thấp, vốn và nhân lực còn thiéu thốn, môi trường kinh doanh chưa được minh bạch, có xu thế khép kín, thiếu hợp tác và liên kết với nhau. 1.1.5. Các loại hình công nghiệp phụ trợ Công nghiệp phụ trợ và tỷ lệ nội địa hóa dường như tách biệt nhau về hình thức nhưng nếu nhìn nhận theo mục tiêu phát triển công nghiệp nội địa thì hai vấn đề này thực chất lại là một. Tương ứng với ba hình thức của nội địa hóa sẽ có ba hình thức của công nghiệp phụ trợ. Ba hình thức nội địa hóa Ba hình thức công nghiệp phụ trợ Sản xuất nội bộ của các công ty lắp ráp. Hỗ trợ ruột. Thu mua từ các doanh nghiệp có vốn FDI tại nước sở tại. Hỗ trợ hợp đồng. Thu mua từ các doang nghiệp nội địa. Hỗ trợ thị trường. Các hình thức này được hiểu như sau: Hỗ trợ ruột: là loại hình mà một tập đoàn công nghiệp sẽ thành lập và phát triển cho mình một mạng lưới các nhà cung cấp dưới hình thức công ty mẹ - con, các công ty cung ứng chỉ thực hiện sản xuất linh kiện, phụ tùng quan trọng, hàm chứa các bí quyết công nghệ theo yêu cầu của công ty lắp ráp trong tập đoàn. Loại hình này khá phổ biến ở các nước công nghiệp, được các tập đoàn mạnh ứng dụng rất thành công. Hỗ trợ hợp đồng: là loại hình hỗ trợ được thực hiện theo cam kết giữa các nhà cung ứng với các công ty lắp ráp theo từng yêu cầu và trong từng thời điểm nhất định đối với các linh kiện ít quan trọng hơn. Hỗ trợ thị trường: là loại hình hỗ trợ mà các phụ tùng, phụ kiện có tính phổ biến không chứa đựng nhiều bí quyết công nghệ, được các nhà sản xuất bán trên thị trường, không theo một cam kết nào đối với các nhà lắp ráp. Các công ty lắp ráp cũng có thể tự do lựa chọn các sản phẩm mình càn trên thị trường, tuy nhiên, đối với các loại sản phẩm có tính hỗ trợ là đầu vào cho các ngành trung gian hay ngành sản xuất cuối cùng thì hình thức này chưa được phát triển và nhìn chung khả năng phát triển là khá thấp. 1.2. Những lý luận cơ bản về công nghiệp điện tử và công nghiệp phụ trợ cho công nghiệp điện tử 1.2.1. Những khái niệm về công nghiệp điện tử 1.2.1.1. Khái niệm chung Công nghiệp điện tử: là ngành sản xuất vật liệu, linh kiện – phụ kiện, sản xuất cấu kiện điện tử, cơ điện tử và các thiết bị. Trong sản xuất thiết bị lại có: thiết kế tổng thể thiết bị, thiết kế công nghệ mỹ thuật công nghiệp, mạch điện, thiết kế chế tạo mạch in, vỏ, đế máy và lắp ráp thiết bị. Lắp ráp là khâu cuối cùng và là một biện pháp quan trọng trong sản xuất công nghiệp điện tử. Lắp ráp thiết bị bao gồm 3 dạng chính là : lắp ráp từ các cấu kiện, lắp ráp từ các chi tiết rời trọn bộ và lắp ráp từ các linh kiện rời không đồng bộ, cụ thể : + SKD – lắp ráp từ các cấu kiện ( semi knock down) : ở dạng này đã có sự chuẩn bị đầy đủ về toàn bộ linh phụ kiện của thiết bị và được lắp ráp thành từng cụm chi tiết đã căn chỉnh. Công việc cần làm ở đây là lắp ráp các cụm đó lại, vào vỏ máy và tiến hành căn chỉnh kiểm tra toàn bộ thiết bị lần cuối. + CKD – lắp ráp từ các chi tiết rời trọn bộ(Complex knock down): toàn bộ linh phụ kiện của thiết bị đã được chuẩn bị đầy đủ và đồng bộ. Việc làm ở đây là lắp ráp từ các linh kiện rời thành các cụm chi tiết để được bộ linh kiện SKD, sau đó lắp ráp tiếp tục dạng SKD các cụm chi tiết này. + IKD – lắp ráp từ những linh kiện không đồng bộ (incomplex knock down). Ở dạng này, nhận thấy các dấu hiệu của nhà sản xuất từ chế tạo thêm những linh kiện và cấu kiện còn thiếu, sẽ tự thiết kế lại thiết bị, có thể thay đổi một phần hoặc thay đổi toàn bộ thiết kế ban đầu. Những linh kiện ngoại nhập được thay thế bằng những linh kiện nội địa (với trường hợp phải nhập chi tiết để lắp ráp ICD). Tất cả các sửa đổi và thay thế này cần phải chiếm một tỷ lệ giá trị nhất định nào đó trong toàn bộ giá trị. Khái niệm về dây chuyền lắp ráp thiết bị : đó là tổng hòa sự tương tác của 3 yếu tố : băng chuyền, quá trình lắp ráp và những thiết bị công nghệ phục vụ cho lắp ráp. Có 3 loại dây chuyền lắp ráp là : thủ công, bán tự động và tự động. 1.2.1.2. Đặc điểm của ngành công nghiệp điện tử Mặc dù ra đời chậm hơn so với các ngành khác (chỉ từ khi Thomson chứng minh được có sự hiện diện của điện tử năm 1897) từ đây nền khoa học điện tử, công nghiệp điện tử và các sản phẩm điện tử mới xuất hiện trên thị trường thế giới và phát triển một cách mạnh mẽ từ đó cho đến nay. Sự phát triển của ngành công nghiệp điện tử còn được đánh giá là nhanh và mạnh nhất trong 2 thập kỷ qua so với các ngành khác. Công nghiệp điện tử có tốc độ phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng. Do quá trình cạnh tranh vô cùng gay gắt trên thị trường, bên cạnh đó là làn sóng đổi mới công nghệ cùng với những áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhất vào sản xuất đã thúc đẩy công nghiệp điện tử phát triển một cách nhanh chóng cả về số lượng lẫn chất lượng. Cùng với đó là khả năng đổi mới một cách liên tục, đưa sản phẩm mới vào thị trường nhanh chóng là một trong những yếu tố mang lại ưu thế cạnh tranh vô cùng quan trọng. Thời gian để đưa sản phẩm ra thị trường cho đến ngày thay thế bởi sản phẩm khác tốt hơn ngày càng được rút ngắn. Sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông ti trong thời gian qua là kết quả từ sự tiến bộ không ngừng của các tiến bộ công nghệ trong lĩnh vực điện tử. Vì thế sự phát triển nhanh chóng cả về số lượng lấn chất lượng đa là một mục tiêu chiến lược mang tính chất quyết định của ngành công nghiệp điện tử. Công nghiệp điện tử là một ngành công nghiệp hiện đại có công nghệ phát triển với tốc độ nhanh và được ứng dụng nhiều kết quả khoa học tiên tiến. Ngành công nghiệp điện tử được xây dựng trên các thành tựu đã đạt được của rất nhiều lĩnh vực : quang học, vật lý bán dẫn, công nghệ laser .., bằng chứng là công nghệ chế tạo các mạch tích hợp lớn như bộ vi xử lý , một trong những bộ phận quan trọng nhất của các thiết bị điện tử tin học. Sản phẩm vi mạch hiện đại hay bộ vi xử lý có trên thị trường là kết quả của nhiều cải tiến liên tiếp về công nghệ trong ngành chế tạo bán dẫn, các công nghệ chế tạo bán dẫn mới nhất được đưa vào chế tạo bộ vi xử lý như: công nghệ làm tăng số lượng Transitor / chip. Công nghệ cấu trúc khoảng cách giữa các thành phần trong bộ vi xử lý, kích thước đường nối giữa các phần tử giảm xuống còn 1,13 micômet và còn có thể giảm cuống nữa trong thời gian tới. Kích thước các Transitor (phần tử cơ bản tạo nên chíp) ngày càng được giảm nhỏ về kích thức, cụ thể năm 1974, bộ xử lý Intel 8080 sản xuất theo công nghệ 6 micromet chứa 6000 transitor thì năm 2002 bộ vi xử lý Pentium 4 cũng của Intel ứng dụng công nghệ 0,13 micômet chứa tới 42000000 transitor. Sự phát triển của cac ngành khoa học khác nhau đã được ứng dụng vào trong ngành công nghiệp điện tử và đã mang lại những kết quả một cách không ngờ. Công nghiệp điện tử có giá thành sản phẩm giảm nhanh và sản phẩm nhanh chóng lạc hậu Sự phát triển không ngừng của công nghệ bán dẫn đã làm cho khả năng tích hợp và xử lý các vi mạch điện tử không ngừng tăng. Theo đạo luật More thì khả năng của bộ vi xử lý tăng gấp đôi sau 18 tháng và từ đó cho đến nay dạo luật này vẫn rất đúng đắn, chưa có một dấu hiệu nào thể hiện việc tốc độ các bộ vi xử lý sẽ giảm xuống trong thời gian tới. Song song với tăng khả năng xử lý thì giá thành chip điện tử cũng không ngừng giảm với tốc độ 25%/năm. Thực tế thị trường cho thấy từ năm 1991 cho đến nay cứ sau 12 tháng giá các bộ vi xử lý giảm 2 lần. Ví dụ : giá 1 MPS (1 triệu phép tính giây) năm 1991 là 230 USD thì năm 1997 còn 3,42 USD và hiện nay chỉ còn vài cent. Đồng thời với sự giảm giá sản phẩm điện t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10004.doc
Tài liệu liên quan