Đất nước ta đang trên đà phát triển với cơ chế mới, cơ chế thị trường. Cơ chế thị trường đã làm cho nền kinh tế nước ta phát triển đáng kể trong những năm gần đây. Cùng với đó, các doanh nghiệp đã hoạt động hiệu quả hơn để có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường cũng như của người tiêu dùng và tự tìm được chỗ đứng cho mình trên thị trường. Bên cạnh những thuận lợi do cơ chế mới mang lại là những thách thức, khó khăn mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng không thể tránh khỏi. Những khó khăn trong cạnh tranh, đổi mới hoạt động kinh doanh cho phù hợp với cơ chế mới đã khiến cho rất nhiều doanh nghiệp gặp lúng túng trong hoạt động của doanh nghiệp mình. Công ty Sứ Thanh Trì cũng là một trong những công ty được thành lập trong cơ chế cũ và cũng phải đối mặt với những khó khăn, thách thức đó.
Hiện nay, nhu cầu về xây dựng tăng lên nhiều. Chính vì thế mà nhu cầu về gốm sứ cũng tăng lên đáng kể. Đây là một thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực gốm sứ xây dựng, nhất là sứ vệ sinh để có thể tiêu thụ sản phẩm, thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường. Tuy nhiên, hiện nay, trên thị trường có rất nhiều hãng sản xuất kinh doanh loại sản phẩm này, trong đó lại có rất nhiều hãng nổi tiếng không chỉ trong nước, khu vực mà trên toàn thế giới như Inax, American Standard, Ceasar. Do đó, cạnh tranh là một tất yếu trong nền kinh tế thị trường và buộc các doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường phải chấp nhận.
Sản phẩm sứ vệ sinh mang thương hiệu Viglacera đã có mặt cùng với các sản phẩm mang các thương hiệu nổi tiếng từ lâu và hiện cũng đang khẳng định vị trí của mình trên thị trường. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các hãng kinh doanh sản phẩm này đã khiến cho sản phẩm ngày một phong phú, chất lượng ngày càng hoàn hảo. Chính vì lẽ đó, Công ty Sứ Thanh Trì cần có những biện pháp thật cụ thể, phù hợp với tình hình để dần nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm sứ vệ sinh Viglacera trên thị trường.
Được thực tập tại Công ty Sứ Thanh Trì, trong phòng Xuất nhập khẩu thời gian qua là một điều may mắn cho em. Vì ở đó, em được học hỏi và biết thêm rất nhiều từ thực tế hoạt động của Công ty. Lượng kiến thức đó rất quan trọng để bổ sung và hoàn thiện những gì em đã được học trên giảng đường đại học. Thấy được sự cạnh tranh gay gắt giữa sứ vệ sinh Viglacera với các sản phẩm sứ vệ sinh của các hãng khác đang có mặt trên thị trường Việt Nam và với kiến thức đã được học, em quyết định chọn đề tài: “ Một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm sứ vệ sinh Viglacera của Công ty Sứ Thanh Trì”.
Đề tài của em gồm có 3 phần:
Chương I: Một số vấn đề về cạnh tranh và khái quát về Công ty Sứ Thanh Trì.
Chương II: Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm và khả năng cạnh tranh của sản phẩm sứ vệ sinh Viglacera của Công ty Sứ Thanh Trì
Chương III: Một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm sứ vệ sinh Viglacera của Công ty Sứ Thanh Trì
100 trang |
Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 985 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm sứ vệ sinh Viglacera của Công ty Sứ Thanh Trì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Đất nước ta đang trên đà phát triển với cơ chế mới, cơ chế thị trường. Cơ chế thị trường đã làm cho nền kinh tế nước ta phát triển đáng kể trong những năm gần đây. Cùng với đó, các doanh nghiệp đã hoạt động hiệu quả hơn để có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường cũng như của người tiêu dùng và tự tìm được chỗ đứng cho mình trên thị trường. Bên cạnh những thuận lợi do cơ chế mới mang lại là những thách thức, khó khăn mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng không thể tránh khỏi. Những khó khăn trong cạnh tranh, đổi mới hoạt động kinh doanh cho phù hợp với cơ chế mới… đã khiến cho rất nhiều doanh nghiệp gặp lúng túng trong hoạt động của doanh nghiệp mình. Công ty Sứ Thanh Trì cũng là một trong những công ty được thành lập trong cơ chế cũ và cũng phải đối mặt với những khó khăn, thách thức đó.
Hiện nay, nhu cầu về xây dựng tăng lên nhiều. Chính vì thế mà nhu cầu về gốm sứ cũng tăng lên đáng kể. Đây là một thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực gốm sứ xây dựng, nhất là sứ vệ sinh để có thể tiêu thụ sản phẩm, thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường. Tuy nhiên, hiện nay, trên thị trường có rất nhiều hãng sản xuất kinh doanh loại sản phẩm này, trong đó lại có rất nhiều hãng nổi tiếng không chỉ trong nước, khu vực mà trên toàn thế giới như Inax, American Standard, Ceasar... Do đó, cạnh tranh là một tất yếu trong nền kinh tế thị trường và buộc các doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường phải chấp nhận.
Sản phẩm sứ vệ sinh mang thương hiệu Viglacera đã có mặt cùng với các sản phẩm mang các thương hiệu nổi tiếng từ lâu và hiện cũng đang khẳng định vị trí của mình trên thị trường. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các hãng kinh doanh sản phẩm này đã khiến cho sản phẩm ngày một phong phú, chất lượng ngày càng hoàn hảo. Chính vì lẽ đó, Công ty Sứ Thanh Trì cần có những biện pháp thật cụ thể, phù hợp với tình hình để dần nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm sứ vệ sinh Viglacera trên thị trường.
Được thực tập tại Công ty Sứ Thanh Trì, trong phòng Xuất nhập khẩu thời gian qua là một điều may mắn cho em. Vì ở đó, em được học hỏi và biết thêm rất nhiều từ thực tế hoạt động của Công ty. Lượng kiến thức đó rất quan trọng để bổ sung và hoàn thiện những gì em đã được học trên giảng đường đại học. Thấy được sự cạnh tranh gay gắt giữa sứ vệ sinh Viglacera với các sản phẩm sứ vệ sinh của các hãng khác đang có mặt trên thị trường Việt Nam và với kiến thức đã được học, em quyết định chọn đề tài: “ Một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm sứ vệ sinh Viglacera của Công ty Sứ Thanh Trì”.
Đề tài của em gồm có 3 phần:
Chương I: Một số vấn đề về cạnh tranh và khái quát về Công ty Sứ Thanh Trì.
Chương II: Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm và khả năng cạnh tranh của sản phẩm sứ vệ sinh Viglacera của Công ty Sứ Thanh Trì
Chương III: Một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm sứ vệ sinh Viglacera của Công ty Sứ Thanh Trì
Mục lục
Sơ đồ
Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức công ty Sứ Thanh Trì 16
Sơ đồ 2: Quy trình công nghệ sản xuất sứ vệ sinh của Cty Sứ Thanh Trì 23
Sơ đồ 3: Mô hình cạnh tranh 5 nhân tố của M. Porter 32
bảng
Bảng số 1: Lực lượng lao động và thu nhập của người lao động tại Công ty Sứ Thanh Trì năm 1991 – 2004 19
Bảng số 2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của 25
Bảng số 3: Sản lượng sản phẩm được sản xuất tại Công ty Sứ Thanh Trì và 28
Bảng số 4:Tình hình tiêu thụ theo các mặt hàng của Công ty Sứ Thanh Trì qua các năm 2002 - 2004 40
Bảng số 5: Chi tiết tình hình tiêu thụ sản phẩm sứ vệ sinh theo chủng loại sản phẩm sứ vệ sinh Viglacera 47
Bảng số 6: Tình hình tiêu thụ sản phẩm sứ vệ sinh Viglacera theo thị trường qua các năm 2002 - 2004 49
Bảng số 7: Tình hình tiêu thụ sản phẩm tại thị trường nội địa qua các năm 2002 – 2004 52
Bảng số 8: Tình hình tiêu thụ sản phẩm sứ vệ sinh Viglacera tại một số thị trường xuất khẩu qua các năm 2002 –2004 56
Bảng số 9: Thị phần sản phẩm của các hãng sản xuất sứ vệ sinh trên thị trường Việt Nam qua các năm 2003 – 2004 62
Bảng số 10: Danh mục sản phẩm sứ vệ sinh Viglacera của 67
Bảng số 11: Tỷ lệ dành cho xuất khẩu và nội địa của một số Công ty Sứ trong năm 2004 72
Biểu đồ
Biểu đồ 1: Cơ cấu về số lượng các sản phẩm của Công ty tiêu thụ qua các năm 2002 – 2004 42
Biểu đồ 2: Cơ cấu doanh thu tiêu thụ các sản phẩm của Công ty tiêu thụ qua các năm 2002 – 2004 42
Biểu đồ 3: Số lượng sản phẩm sứ vệ sinh Viglacera tiêu thụ 43
Biểu đồ 4: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm sứ vệ sinh Viglacera 44
Biểu đồ 5: Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty Sứ Thanh Trì ở thị trường nội địa qua các năm 2002 - 2004 52
Biểu đồ 6: Cơ cấu thị trường xuất khẩu theo số lượng sản phẩm tiêu thụ qua các năm 2002 - 2004 56
Biểu đồ 7: Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty Sứ Thanh Trì tại một số thị trường xuất khẩu năm 2002 - 2004 58
Một số vấn đề về cạnh tranh và khái quát về công ty sứ thanh trì
Khi một nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường thì quy luật cạnh tranh xuất hiện như là một tất yếu khách quan và cạnh tranh chính là môi trường kinh tế thị trường. Do vậy, tất cả các thành phần kinh tế khi tham gia vào thị trường đều phải chấp nhận quy luật này. Chương này tập trung vào hai nội dung chính là một số vấn đề về cạnh tranh và khái quát về một công ty trong cơ chế thị trường hiện nay – Công ty Sứ Thanh Trì.
Một số vấn đề về cạnh tranh
Cạnh tranh và khả năng cạnh tranh
Khái niệm cạnh tranh và khả năng cạnh tranh
Như chúng ta đã biết, kinh tế thị trường có rất nhiều đặc trưng, trong đó, cạnh tranh là một đặc trưng nổi bật và rất quan trọng.
Có thể hiểu cạnh tranh là cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt giữa các đối thủ thể hiện trên thị trường nhằm giành giật những điều kiện sản xuất thuận lợi và nơi tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ có lợi nhất, đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển.
Cạnh tranh kinh tế là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau tìm mọi biện pháp cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn để đạt được mục tiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất. Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh là tối đa hoá lợi ích ( Đối với người sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, đối với người tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi).
Để có thể tồn tại trong nền kinh tế thị trường, một trong những yêu cầu đặt ra cho tất cả doanh nghiệp là phải chấp nhận cạnh tranh để giành được khách hàng bằng những sản phẩm hay dịch vụ có khả năng cạnh tranh của mình với các đối thủ, tức là giành được thị trường. Một sản phẩm có khả năng cạnh tranh và có thể đứng vững trên thị trường khi sản phẩm đó có mức giá thấp hơn hoặc cung cấp các sản phẩm tương tự với chất lượng hay dịch vụ ngang bằng hoặc cao hơn. Muốn như vậy, các doanh nghiệp phải có khả năng cạnh tranh.
Khả năng cạnh tranh là năng lực cần thiết để doanh nghiệp có thể duy trì vị trí của mình một cách lâu dài và có ý thức, ý chí trên thị trường cạnh tranh, đảm bảo thực hiện một tỷ lệ lợi nhuận ít nhất phải bằng tỷ lệ cho đầu tư vào những mục tiêu của doanh nghiệp để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Như vậy có thể thấy, khả năng cạnh tranh là đặc biệt quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Với tầm quan trọng đó, các doanh nghiệp không chỉ phải duy trì khả năng cạnh tranh mà còn phải ngày càng nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mình, phải coi đó là một quá trình lâu dài, để doanh nghiệp không chỉ tồn tại mà ngày càng phát triển trong cơ chế thị trường hiện nay.
Vai trò của cạnh tranh
Có thể nói rằng khi nền kinh tế thị trường ra đời thì cạnh tranh xuất hiện, và cạnh tranh là môi trường của kinh tế thị trường. Quy luật cơ bản của cạnh tranh là quy luật điều chỉnh tỷ suất lợi nhuận, được dựa trên sự chênh lệch giữa giá trị và chi phí sản xuất và khả năng có thể bán được hàng hoá dưới giá trị của nó mà vẫn thu được lợi nhuận. Vì lẽ đó mà các doanh nghiệp luôn luôn phải tìm hiểu, đưa ra các biện pháp để không chỉ cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường mà còn để doanh nghiệp hoạt động vẫn có lãi, duy trì và phát triển doanh nghiệp.
Cạnh tranh là một trong những quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường và nó có tầm quan trọng rất lớn đối với nhiều đối tượng.
Đối với doanh nghiệp, cạnh tranh là một điều kiện tốt để doanh nghiệp quan tâm cải tiến sản phẩm, nâng cao chất lượng, dịch vụ, giá cả, tạo cho sản phẩm có sự khác biệt; đầu tư những công nghệ, dây chuyền sản xuất hiện đại để hoạt động sản xuất có hiệu quả; từ đó làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp ngày một tăng, giúp cho doanh nghiệp có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Nhờ có cạnh tranh, người tiêu dùng có thể thoải mái, dễ dàng trong việc lựa chọn những hàng hoá phù hợp với sở thích và khả năng chi trả của mình; không những thế, khách hàng ngày càng được quan tâm hơn bởi các dịch vụ trước và sau bán. Bởi vậy, trong cơ chế thị trường, nhu cầu của khách hàng ngày một tăng và lợi ích mà khách hàng thu được ngày càng nhiều.
Cạnh tranh có tác động rất lớn đến nền kinh tế của một quốc gia. Cạnh tranh đã khiến cho nền kinh tế xuất hiện nhiều thành phần kinh tế và nó đồng thời cũng là một công cụ hữu hiệu để Nhà nước chống độc quyền. Cạnh tranh cũng là một chất xúc tác khiến cho tình hình sản xuất của một đất nước được phát triển, năng suất được nâng cao do các doanh nghiệp buộc phải quan tâm đến việc nghiên cứu, áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất kinh doanh để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.
Như vậy, cạnh tranh có vai trò rất lớn đối với không chỉ người dân, mà còn rất quan trọng đối với các doanh nghiệp và cả nền kinh tế của một nước. Cạnh tranh chính là động lực phát triển cơ bản nhằm kết hợp một cách hợp lý giữa lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của xã hội, tạo điều kiện để doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Chính vì tầm quan trọng rất lớn đó của cạnh tranh mà buộc các doanh nghiệp phải quan tâm, duy trì và ngày càng phải nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mình bằng nhiều biện pháp khác nhau để doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
Các loại hình cạnh tranh
Cạnh tranh có thể được chia thành nhiều loại dựa trên nhiều góc độ. Dưới đây là một số căn cứ và các loại hình cạnh tranh.
- Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường: có ba loại là
+ Cạnh tranh giữa người bán với người mua: Đây là sự cạnh tranh được diễn ra theo quy luật mua rẻ – bán đắt, tức là người bán muốn bán với giá cao, còn người mua muốn mua với giá rẻ.
+ Cạnh tranh giữa người mua với người mua: Nó được diễn ra khi lượng hàng hoá bán ra (lượng cung) nhỏ hơn nhu cầu của người tiêu dùng (lượng cầu). Điều này làm cho giá tăng và người mua chấp nhận giá đó để mua được hàng cần mua.
+ Cạnh tranh giữa người bán với người bán: Đây là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, làm cho giá giảm xuống do lượng cung lớn hơn lượng cầu. Loại hình cạnh tranh này có lợi cho thị trường, khiến cho các doanh nghiệp phải chịu sức ép lớn của thị trường
- Căn cứ vào phạm vi ngành kinh tế: Có hai loại là
+ Cạnh tranh nội bộ ngành: là sự cạnh tranh diễn ra giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành.
+ Cạnh tranh giữa các ngành: là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong các ngành với nhau để giành lợi nhuận lớn nhất.
- Căn cứ vào mức độ cạnh tranh: Có ba loại là
+ Cạnh tranh hoàn hảo: là cạnh tranh mà trên thị trường không một ai (kể cả người bán và người mua) có tác động và ảnh hưởng đến giá cả và sản lượng của thị trường, nghĩa là họ không có sức mạnh thị trường. Sản phẩm bán ra được người mua xem là đồng nhất. Người bán và người mua chỉ có thể chấp nhận giá thị trường.
+ Cạnh tranh không hoàn hảo: Là cạnh tranh mà ở đó các sản phẩm được dị biệt hoá và có thể thay thế cho nhau ở mức độ cao nhưng không phải là thay thế hoàn hảo, thị trường có một số người bán và nhiều người mua.
+ Cạnh tranh độc quyền: Là cạnh tranh trên thị trường ở đó chỉ có một số người bán sản phẩm thuần nhất.
- Căn cứ vào tính chất cạnh tranh: có hai loại là cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh.
- Căn cứ vào khả năng cạnh tranh
+ Cạnh tranh quốc gia
+ Cạnh tranh ngành
+ Cạnh tranh của doanh nghiệp
+ Cạnh tranh của sản phẩm
Với những hiểu biết về cạnh tranh và quá trình thực tập tại Công ty Sứ Thanh Trì, với đề tài đã chọn, giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu về cạnh tranh sản phẩm, là khả năng cạnh tranh được đánh giá bằng thị phần mà sản phẩm chiếm được trên thị trường, để qua đó đánh giá khả năng cạnh tranh của Công ty Sứ Thanh Trì so với các đối thủ cạnh tranh đang có mặt tại thị trường Việt Nam để tìm ra một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm sứ vệ sinh Viglacera của Công ty Sứ Thanh Trì.
Các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh
Khả năng cạnh tranh có thể được đánh giá thông qua những chỉ tiêu sau:
Thị phần:
Để có thể đánh giá khả năng cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp, người ta thường sử dụng chỉ tiêu này. Chỉ tiêu này đánh giá mức độ chiếm lĩnh thị trường của một doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh.
+ Thị phần sản phẩm của doanh nghiệp so với toàn thị trường sản phẩm:
Công thức:
+ Thị phần sản phẩm của doanh nghiệp so với phân đoạn thị trường mà nó phục vụ:
Công thức:
Chỉ tiêu này sẽ cho biết doanh nghiệp đứng ở vị trí nào trên thị trường, đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm của doanh nghiệp, xem xem doanh nghiệp chiếm được bao nhiêu phần trăm thị trường.
Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp tính theo doanh thu từ sản phẩm cạnh tranh
Công thức:
Trong đó: Gt1: Tốc độ tăng trưởng thời kỳ nghiên cứu
DTt: Doanh thu kỳ nghiên cứu
DTt-1: Doanh thu kỳ trước
ý nghĩa: Chỉ tiêu này đánh giá mức độ tăng hoặc giảm doanh thu của doanh nghiệp trên thị trường qua các năm liên tiếp, qua đó cho thấy tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp tăng hay giảm để đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp theo lợi nhuận thu được từ sản phẩm cạnh tranh
Công thức:
Trong đó: Grt: Tốc độ tăng trưởng kỳ nghiên cứu
Prt: Lợi nhuận kỳ nghiên cứu
Prt-1: Lợi nhuận kỳ trước
ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh thực chất và chính xác hơn chỉ tiêu trên vì nó so sánh tốc độ tăng, giảm lợi nhuận và lợi nhuận mới thực sự phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Tốc độ tăng của hoạt động xuất khẩu sản phẩm qua các năm
Công thức:
Trong đó: EGt: Tốc độ tănng kim ngạch xuất khẩu kỳ nghiên cứu
EXt: Kim ngạch xuất khẩu kỳ nghiên cứu
EXt-1: Kim ngạch xuất khẩu kỳ trước
ý nghĩa: Chỉ tiêu này nói lên khả năng xuất khẩu của doanh nghiệp tăng hoặc giảm; nếu khả năng xuất khẩu của doanh nghiệp tăng thì có thể cho biết khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp có phần tăng lên.
Ngoài ra, người ta cũng có thể đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm của doanh nghiệp thông qua những chỉ tiêu về giá hay mức độ nổi tiếng, uy tín của thương hiệu của sản phẩm đó.
Các biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm của doanh nghiệp
Các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường luôn luôn cố gắng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình bằng nhiều cách. Và doanh nghiệp phải luôn tìm ra những thuận lợi, khai thác nội lực của doanh nghiệp mình để có thể cạnh tranh với các đối thủ. Điều đó có nghĩa là các doanh nghiệp phải khai thác lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mình.
Lợi thế cạnh tranh là ưu thế đạt được của doanh nghiệp (so với các doanh nghiệp khác cùng ngành) một cách tương đối dựa trên các nguồn lực và năng lực sản xuất của doanh nghiệp đó.
Muốn có được lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp phải hoạt động thực sự có hiệu quả, cùng với đó, sản phẩm tung ra thị trường phải có chất lượng ngang bằng hoặc cao hơn đối thủ cạnh tranh. Hơn nữa, sản phẩm và dịch vụ doanh nghiệp cung cấp phải luôn có sự đổi mới và phù hợp với nhu cầu ngày càng cao và luôn thay đổi của khách hàng.
Để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh, doanh nghiệp có thể sử dụng các biện pháp sau:
Cạnh tranh bằng sản phẩm
Để doanh nghiệp có thể cạnh tranh trên thị trường thì yếu tố quyết định đầu tiên và cũng là quan trọng nhất đó là sản phẩm của doanh nghiệp có thể cạnh tranh với các sản phẩm khác trên thị trường hay không. Bởi một doanh nghiệp muốn có được thị trường thì đồng nghĩa với đó, doanh nghiệp phải có được khách hàng, nghĩa là sản phẩm của doanh nghiệp phải được khách hàng chấp nhận. Muốn như vậy thì sản phẩm đó phải thoã mãn các nhu cầu của người tiêu dùng, không những thế, sản phẩm phải ngang bằng hoặc cao hơn các sản phẩm cùng loại của các đối thủ cạnh tranh về cả chất lượng, kiểu dáng, mầu sắc…
Một doanh nghiệp có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của mình bằng biện pháp này nếu doanh nghiệp biết đưa ra những chiến lược sản phẩm đúng đắn, tạo ra những sản phẩm phù hợp với những nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng.
Với chiến lược này, doanh nghiệp có thể có những hướng sau:
Đa dạng hoá sản phẩm là việc mở rộng danh mục các chủng loại sản phẩm, tạo ra một cơ cấu sản phẩm giúp khách hàng dễ dàng trong việc lựa chọn.
Có một số cách phân loại hình thức đa dạng hoá sản phẩm:
- Xét theo sự biến đổi danh mục sản phẩm:
+ Biến đổi chủng loại: tức là hoàn thiện, cải tiến những sản phẩm đang sản xuất để vừa giữ thị trường hiện tại, vừa thâm nhập vào thị trường mới.
+ Đổi mới chủng loại: là không sản xuất những sản phẩm đã lỗi thời hay khó tiêu thụ để sản xuất những sản phẩm mới.
- Xét theo tính chất của nhu cầu về sản phẩm:
+ Đa dạng hoá theo chiều sâu của mỗi loại sản phẩm: biện pháp này sẽ làm tăng thêm mẫu mã, kiểu dáng của cùng một loại sản phẩm để thoả mãn nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.
+ Đa dạng theo bề rộng nhu cầu các loại sản phẩm: bằng biện pháp này, mỗi sản phẩm chế tạo ra sẽ có kết cấu, công nghệ và giá trị sử dụng cụ thể khác nhau để thoả mãn đồng bộ một số nhu cầu có liên quan tới một đối tượng cụ thể.
- Xét theo phương thức thực hiện:
+ Đa dạng hoá trên cơ sở nguồn lực hiện có
+ Đa dạng hoá trên cơ sở nguồn lực hiện có, cộng với đầu tư bổ sung
+ Đa dạng hoá sản phẩm bằng đầu tư mới
Chất lượng của sản phẩm là một chỉ tiêu quan trọng đối với việc tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Chất lượng sản phẩm là tổng thể các chỉ tiêu, những đặc trưng kinh tế kỹ thuật thể hiện sự thoả mãn nhu cầu trong những điều kiện xác định, phù hợp với công dụng sản phẩm mà người tiêu dùng mong muốn.
Chất lượng của sản phẩm được hình thành từ quá trình thiết kế đến quá trình sản xuất và đến cả quá trình tiêu dùng. Chính vì vậy khi sản xuất sản phẩm, doanh nghiệp cần phải chú ý đến chất lượng của sản phẩm sao cho chất lượng không chỉ đạt các tiêu chuẩn về kinh tế kỹ thuật mà chất lượng sản phẩm còn phải phù hợp với nhu cầu của thị trường. Có như vậy, doanh nghiệp mới có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường.
Cạnh tranh bằng giá bán sản phẩm
Cạnh tranh bằng giá bán sản phẩm là một biện pháp quan trọng trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Việc định giá của sản phẩm sau khi sản xuất để có thể tiêu thụ được trên thị trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chi phí sản xuất, chi phí bán hàng chi phí lưu thông, chi phí yểm trợ và xúc tiến bán hàng (những yếu tố kiểm soát được); hay việc cạnh tranh với các đối thủ, quan hệ cung – cầu trên thị trường, sự điều tiết của Nhà nước (những yếu tố không kiểm soát được). Chính vì thế, doanh nghiệp cần phải cân nhắc trong việc ấn định giá bán sao cho sản phẩm vừa có thể tiêu thụ được, cạnh tranh được mà lại có thể bù đắp được chi phí sản xuất và đảm bảo có lãi.
Cạnh tranh bằng hệ thống kênh phân phối sản phẩm
Theo định nghĩa của Marketing: “Kênh phân phối là một tập hợp các doanh nghiệp và cá nhân độc lập và phụ thuộc lẫn nhau, tham gia vào quá trình đưa hàng hoá từ người sản xuất tới người tiêu dùng”.
Kênh phân phối có các chức năng rất quan trọng như: nghiên cứu thị trường, xúc tiến khuếch trương cho những sản phẩm mà họ bán, thương lượng, phân phối vật chất, thiết lập mối quan hệ, hoàn thiện hàng hoá, tài trợ, san sẻ rủi ro. Các chức năng này đã khẳng định vai trò không thể thiếu của kênh phân phối.
Có nhiều loại kênh phân phối:
Phân phối trực tiếp: Nhà sản xuất ------> Người tiêu dùng
Kênh một cấp: Nhà sản xuất --> Nhà bán lẻ ---> Người tiêu dùng
Kênh 2 cấp: Nhà sản xuất -->Bán buôn--->Bán lẻ --> Người tiêu dùng
Kênh 3cấp: Nhà sản xuất-->Đại lý-->Bán buôn-->Bán lẻ-->Người tiêu dùng
Mỗi loại kênh phân phối có đặc điểm và những ưu nhược diểm riêng. Bởi thế, việc lựa chọn kênh phân phối phải được các doanh nghiệp cân nhắc kỹ nếu muốn việc tiêu thụ của doanh nghiệp mình đạt hiệu quả. Cùng với việc lựa chọn hệ thống kênh phân phối, các doanh nghiệp cũng cần phải đưa ra các chính sách phân phối sản phẩm sao cho phù hợp, có hiệu quả đồng thời đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Ngoài ba biện pháp chính đã nêu, còn có những biện pháp khác như cạnh tranh bằng các dịch vụ sau bán, bằng các phương thức thanh toán hay cạnh tranh bằng không gian và thời gian. Do các biện pháp này ảnh hưởng không nhiều đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nên không đề cập đến trong đề tài.
Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp
Có rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp luôn luôn phải quan tâm để điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp mình để không chỉ duy trì khả năng cạnh tranh mà còn để ngày càng cải thiện và nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.
Các nhân tố khách quan
- Môi trường vĩ mô
+ Môi trường tự nhiên
+ Môi trường chính trị
+ Môi trường kinh tế
+ Môi trường luật pháp
+ Môi trường văn hoá
+ Điều kiện cơ sở hạ tầng
- Môi trường vi mô
+ Đối thủ cạnh tranh hiện tại
+ Khách hàng
+ Nhà cung ứng
+ Các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng
+ Sản phẩm thay thế…
Các nhân tố chủ quan
- Thương hiệu
- Nguồn nhân lực
- Vấn đề quản lý doanh nghiệp
- Nguồn vốn, tình hình tài chính
- Công nghệ
- Các chiến lược, chính sách của Công ty
- Mẫu mã, chủng loại sản phẩm
Khái quát về Công ty Sứ Thanh Trì (Thanhtri Sanitary Ware Company)
Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Sứ Thanh Trì là một công ty thuộc Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng. Công ty hiện có chỗ đứng tương đối vững chắc trên thị trường trong nước cũng như một số thị trường nước ngoài với xuất phát điểm là một cơ sở sản xuất bát nhỏ của tư nhân.
Theo quyết định số 236/BKT ngày 22/03/1961 của bộ trưởng Bộ Kiến Trúc (nay là Bộ Xây Dựng), ngày 24 tháng 3 năm 1961, xí nghiệp gạch Thanh Trì được thành lập, là xí nghiệp trực thuộc Liên hiệp các xí nghiệp sành sứ thuỷ tinh với nhiệm vụ sản xuất các loại ống thoát nước, gạch lá nem, gạch chịu lửa cấp thấp, gạch lát vỉa hè…với số lượng không đáng kể.
Năm 1980, Xí nghiệp gạch Thanh Trì sau khi được đổi tên thành Nhà máy sành sứ xây dựng Thanh Trì đã bắt đầu sản xuất những sản phẩm gốm sứ có tráng men và sản phẩm sứ vệ sinh với số lượng nhỏ, chất lượng thấp, mẫu mã đơn điệu, nghèo nàn song vẫn được tiêu thụ hết do cơ chế bao cấp của Nhà nước.
Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần VI (tháng 12/1986), nền kinh tế chuyển từ chế độ tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường, Nhà máy gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm do không kịp thích ứng với tình hình mới, và lúng túng trước sự thay đổi trong cơ chế mới. Tháng 12 năm 1991, Ban lãnh đạo công ty, dưới sự chỉ đạo của Bộ Xây Dựng và Liên hiệp các xí nghiệp thuỷ tinh và gốm xây dựng (nay là Tổng công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng) do thấy được nhu cầu về sứ vệ sinh ngày càng tăng cùng với quan điểm “Công nghệ quyết định chất lượng sản phẩm”, đã cho nhà máy ngừng sản xuất để đổi mới công nghệ và nhập dây chuyền sản xuất. Tháng 11 năm 1992, Nhà máy chính thức đi vào hoạt động với hàng loạt các yếu tố mới như:
- Nguyên liệu mới.
- Bài phối liệu xương men mới.
- Một số công nghệ mới như: Phương pháp nung một lần hở không bao, phương pháp phun men hoàn toàn với áp lực cao, thay thế men frít bằng men sống.
- Một số máy móc thiết bị mới như máy nghiền bi, máy khuấy, máy bơm bùn, hệ thống phòng sấy tận dụng nhiệt thải lò nung…và đặc biệt là đưa lò Tuynel do Tổng công ty tự thiết kế và xây dựng vào hoạt động.
Và với sự đổi mới này, Công ty đã thu được một số kết quả khả quan. Cụ thể, chỉ trong vòng 11 tháng Nhà máy đã tăng sản lượng khá nhanh và đạt năng suất 20.400 sản phẩm, gấp 3 – 4 lần sản lượng của cả năm 1990 và 1991. Cùng với đó, những sản phẩm mà Nhà máy sản xuất ra đạt được những tiêu chuẩn về mẫu mã và chất lượng theo quy định của Bộ Xây Dựng và của Tổng công ty đã đề ra.
Năm 1993, theo quyết định thành lập số 076/BDX – TCL ngày 24/03/1993, Nhà máy Sứ Thanh Trì được chuyển đổi thành doanh nghiệp Nhà nước. Và vào tháng 08/1994, Nhà máy được đổi tên thành Công ty Sứ Thanh Trì, là một trong những công ty trực thuộc Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng theo quyết định đổi tên doanh nghiệp Nhà nước số 484/BXD – TCLĐ ngày 30/07/1994 và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 109762 ngày 21/08/1994 của Uỷ ban kế hoạch Nhà nước. Giai đoạn này, để cải thiện tình hình sản xuất, nâng dần sản lượng và chất lượng sản phẩm sứ vệ sinh, Công ty cũng đầu tư 53 tỷ đồng để mua dây chuyền sản xuất
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1296.DOC