Đề tài Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại quỹ tín dụng Mỹ Hòa - An Giang

Luật Ngân Hàng Nhà Nước đã định nghĩa: “hoạt động Ngân Hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ Ngân Hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán”. Như chúng ta đã biết, hiện nay tình hình thị trường tài chính và hoạt động của các Ngân Hàng Thương Mại (NHTM) Việt Nam đã có một bước phát triển vượt bậc, nhất là kể từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) và ký nhiều hiệp định thương mại với Hoa Kỳ. Tất cả mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề nói chung và ngành ngân hàng nói riêng đều vận động, phát triển theo xu hướng chung và có nhiều đổi mới đáng kể. Một trong những nhu cầu cấp thiết đó chính là nguồn vốn. Nguồn vốn là yếu tố vô cùng quan trọng, nó mang tính chất quyết định đến tất cả các hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế khác nhau. Do đó trong thời gian gần đây đã có rất nhiều ngân hàng ra đời để đáp ứng những nhu cầu và đòi hỏi của xã hội. Ngân hàng và Quỹ Tín Dụng là cầu nối giữa người thừa vốn và người thiếu vốn, là trung gian giữa các tổ chức tài chính và doanh nghiệp

An Giang là tỉnh có nền kinh tế phát triển. Năm 2009 tình hình tăng trưởng kinh tế GDP đạt mức 8,67%. Ngày 16 tháng 4 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 942/QĐ-ttg đưa An Giang vào Vùng Kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long nhằm khai thác những lợi thế toàn diện của tỉnh kết hợp với lợi thế của Cần Thơ, Cà Mau và Kiên Giang nhanh chóng tạo ra các cực tăng trưởng có quy mô kinh tế lớn làm động lực lôi kéo các tỷnh khác trong Vùng ĐBSCL cùng phát triển.

 

 

doc68 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 2129 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại quỹ tín dụng Mỹ Hòa - An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU –¯— Lý do chọn đề tài: Luật Ngân Hàng Nhà Nước đã định nghĩa: “hoạt động Ngân Hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ Ngân Hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán”. Như chúng ta đã biết, hiện nay tình hình thị trường tài chính và hoạt động của các Ngân Hàng Thương Mại (NHTM) Việt Nam đã có một bước phát triển vượt bậc, nhất là kể từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) và ký nhiều hiệp định thương mại với Hoa Kỳ. Tất cả mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề nói chung và ngành ngân hàng nói riêng đều vận động, phát triển theo xu hướng chung và có nhiều đổi mới đáng kể. Một trong những nhu cầu cấp thiết đó chính là nguồn vốn. Nguồn vốn là yếu tố vô cùng quan trọng, nó mang tính chất quyết định đến tất cả các hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế khác nhau. Do đó trong thời gian gần đây đã có rất nhiều ngân hàng ra đời để đáp ứng những nhu cầu và đòi hỏi của xã hội. Ngân hàng và Quỹ Tín Dụng là cầu nối giữa người thừa vốn và người thiếu vốn, là trung gian giữa các tổ chức tài chính và doanh nghiệp An Giang là tỷnh có nền kinh tế phát triễn. Năm 2009 tình hình tăng trưởng kinh tế GDP đạt mức 8,67%. Ngày 16 tháng 4 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 942/QĐ-ttg đưa An Giang vào Vùng Kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long nhằm khai thác những lợi thế toàn diện của tỷnh kết hợp với lợi thế của Cần Thơ, Cà Mau và Kiên Giang nhanh chóng tạo ra các cực tăng trưởng có quy mô kinh tế lớn làm động lực lôi kéo các tỷnh khác trong Vùng ĐBSCL cùng phát triển. Đứng trước nhiệm vụ là đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế năng động, đòi hỏi các Ngân Hàng và các Tổ Chức Tín Dụng phải mở rộng và nâng cao hiệu quả huy động vốn của mình. Chính vì tầm quan trọng của hoạt động huy động vốn của các Ngân hàng và tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế, nên trong quá trình thực tập tại đơn vị, để hoàn thành tốt báo cáo thực tập của mình, em đã quyết định thực hiện đề tài: “ Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại QUỸ TÍN DỤNG MỸ HOÀ “ Mục tiêu nghiên cứu đề tài: Từ những vấn đề nghiên cứu lý thuyết, phân tích thực trạng huy động vốn tại Quỹ Tín Dụng MỸ HOÀ. Tìm ra các ưu điểm, nhược điểm bên trong cũng như những cơ hội thữ thách bên ngoài của Quỹ Tín Dụng. Qua đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao các hoạt động huy động vốn tại Quỹ Tín Dụng MỸ HOÀ Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề cơ bản về huy động vốn tại Quỹ Tín Dụng Đánh giá thực trạng huy động vốn tại Quỹ Tín Dụng MỸ HOÀ trong 3 năm : 2007-2008-2009 qua các khía cạnh qui mô, cơ cấu huy động vốn, và phân tích nguồn vốn huy động. Từ đó tìm ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân tồn tại trong việc huy động vốn tại Quỹ Tín Dụng MỸ HOÀ Nội dung nghiên cứu: Hệ thống hoá các biện pháp huy động vốn tại Quỹ tín Dụng. Phân tích thực trạng huy động vốn tại Quỹ Tín Dụng MỸ HOÀ, tìm ra nhược điểm cần khắc phục. Đề xuất các giải pháp nâng cao hoạt động huy động vốn một cách hiệu quả với chi phí thấp nhất. ¯ Phần nội dung trong chuyên đề báo cáo thực tập tốt nghiệp của em gồm các phần như sau: Chương I: Giới thiệu tổng về QUỸ TÍN DỤNG MỸ HOÀ Chương II: Thực trạng hoạt động huy động vốn tại Quỹ Tín Dụng MỸ HOÀ. Chương III: Một số giải pháp nhằ nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Quỹ Tín Dụng MỸ HOÀ. PHẦN NỘI DUNG: –¯— CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ QUỸ TÍN DỤNG MỸ HOÀ —¶– 1.1/ Quá trình thành lập và phát triển của Quỹ Tín Dụng. 1.1.1/ Giới thiệu Quỹ Tín Dụng Quỹ tín dụng nhân dân Mỹ Hòa được chính thức và đi vào hoạt động từ ngày 25/04/1998 với số vốn điều lệ ban đầu là 500 triệu đồng. Quỹ tín dụng nhân dân Mỹ Hòa lúc đó chỉ có 30 thành viên góp vốn, trải qua quá trình hoạt động gần 10 năm, đến nay vốn điều lệ của đơn vị tăng lên gần 10 tỷ đồng, mức dư nợ trung bình trên 130 tỷ đồng và trở thành 1 trong 6 quỹ tín dụng lớn và có quy mô nhất trong hệ thống quỹ tín dụng nhân dân trong cả nước. Quỹ Tín dụng Mỹ Hòa đã có các hoạt động là huy động vốn nhàn rỗi trong dân; cho vay trong các lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, phục vụ đời sống, sản xuất nông nghiệp, chuyển tiền điện tử, đại lý Western Union cho ACB. Số dư huy động tiền gởi đến cuối năm 2009 trên 220 tỷ đồng, tăng 60 tỷ đồng so năm 2008, so kế hoạch tăng hơn 45 tỷ đồng; dư nợ cho vay gần 227 tỷ đồng; tổng thu nhập trên 32 tỷ đồng… Năm 2010, Quỹ Tín dụng Mỹ Hòa phấn đấu duy trì "Quỹ tín dụng loại I"; khuyến khích và hỗ trợ kinh phí để tiêu chuẩn hóa trình độ nhân viên, đáp ứng kịp thời xu hướng phát triển của đơn vị; lợi nhuận gần 4 tỷ đồng, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 20%... Từ khi thành lập (năm 1998) đến nay, Quỹ tín dụng nhân dân Mỹ Hòa luôn tích cực tham gia công tác xã hội từ thiện, đặc biệt là hoạt động tặng học bổng cho học sinh nghèo và cất nhà tình thương cho người nghèo. Mỗi năm cất từ 10-12 căn nhà tình thương (mỗi căn trị giá từ 12-15 triệu đồng), tặng 12-40 suất học bổng/năm (mỗi suất trị giá từ 1-5 triệu đồng) cho học sinh nghèo và đóng góp cho các nguồn quỹ xã hội từ thiện tại địa phương… 1.1.2/ Quá trình thành lập và phát triễn Quá trình thành lập và tổ chức hoạt động cũng như duy trì được hoạt động của một quỹ tín dụng nhân dân trong thời điểm vừa qua cũng như hiện tại là rất khó khăn vì phải chịu áp lực cạnh tranh mạnh của các ngân hàng trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Tuy nhiên với việc xác định cho mình một hướng đi riêng, một chiến lược phù hợp trong quá trình đầu vốn, đồng thời luôn quản lý tốt và luôn cử cán bộ tín dụng bám sát các địa bàn và hỗ trợ vốn kịp thời cho bà con nông dân trong quá trình sản xuất kinh doanh, giảm thiểu tình trạng bà con phải vay nặng lãi, ngoài ra với phương châm hai cùng “cùng đến cùng phát triển”. Quỹ tín dụng Mỹ Hòa còn trực tiếp tham vấn cho bà con những mô hình và giải pháp sử dụng và cũng như đầu tư đồng vốn sau cho có hiệu quả. Bên cạnh đó Quỹ tín dụng Mỹ Hòa luôn được sự ủng hộ của chính quyền các cấp đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình và tạo mọi điều kiện thuận lợi của Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỷnh An Giang. Phòng quản lí tổ chức tín dụng hợp tác chi nhánh An Giang và Quỹ tín dụng trung ương chi nhánh An Giang. Đồng thời với sự đoàn kết và quyết tâm cao của tập thể cán bộ công nhân viên trong đơn vị mà ở đó nỗi bật nhất là vai trò lãnh đạo, tính tiên phong, quyết đoán và gương mẫu của Ban lãnh đạo, và đặc biệt là nữ giám đốc Nguyễn Thị Thanh Hằng là những cơ sở quan trọng góp phần cho sự thành công và phát triển ổn định của đơn vị trong thời gian qua. Sau hơn 10 năm hoạt động, quỹ tín dụng Mỹ Hòa luôn phát triển số lượng các thành viên, ổn định đội ngủ cán bộ làm việc. Tính đến ngày 31/12/2007 tổng số thành viên của quỹ tín dụng Mỹ Hòa 15,354 thành viên, tổng cán bộ làm việc tại quỹ là 43 người, trong đó Hội đồng quản trị là 7 người, phòng kế toán 6 người, phòng tín dụng 28 người, bộ phận kho quỹ, kiểm ngân có 2 người. Về trình độ cán bộ, các cán bộ làm việc tại quỹ tín dụng Mỹ Hòa đều hội đủ các qui định của thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam, trong đó đại học 36 người ( tỷ lệ 83,7 %), trung cấp 7 người ( tỷ lệ 16,3%). Hầu hết các cán bộ tại quỹ tín dụng Mỹ Hòa đều được tập huấn tại chi nhánh Ngân hàng nhà nước tỷnh và tập huấn nâng cao do đại học Thành Phố Hồ Chí Minh tổ chức. Đại Hội Thành Viên Hội Đồng Quản Trị Ban Giám Đốc Ban Kiểm Soát Thủ Quỹ Phòng Hành Chánh Trưởng Phòng Tín Dụng Kế Tóan Trưởng Phòng Thu Ngân Phòng Tín Dụng Phòng Kế Tóan Chi Nhánh Mỹ Xuyên Chi Nhánh Bình Hòa 1.2/ Mô hình hệ thống tổ chức của Quỹ Tín Dụng Sơ đồ 1.2: Bộ máy tổ chức tại QTD Mỹ Hòa. 1.2.1/ Khái niêm mô hình hệ thống Quỹ Tín Dụng Mỹ Hoà Để hoạt động kinh doanh của một công ty nào đó được phát triễn, thực hiện liên tục và ổn định lâu dài thì cần phải có một bộ máy tổ chức phù hợp. Đối với lĩnh vực kinh doanh tiền tệ thì tổ chức tín dụng nói chung, Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Mỹ Hoà nói riêng cần có bộ máy tổ chức đơn giản như sau: 1.2.2/ Thành viên Quỹ Tín Dụng Mỹ Hoà Với thành tích khả quan đó là do sự nhạy bén, nắm bắt kịp thời những thông tin cần thiết, do sự điều hành tài tình của ban lãnh đạo trong 10 năm qua, Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Mỹ Hoà có những phương hướng bước đi đúng đắn nên số lượng các thành viên luôn tăng, bên cạnh đó luôn ổn định và tăng cường đội ngũ bán bộ tín dụng làm việc tại Quỹ Tín Dụng. Tổng số cán bộ làm việc tại Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Mỹ Hoà, kể cả các điểm giao dịch là 37 người ( trong đó Hội Đồng Quản Trị có 3 người; Ban Điều Hành và hoạt động có 34 người gồm: Ban Giám Đốc có 2 người: 1 Giám Đốc và 1 Phó Giám Đốc, Ban Kiểm Soát có 3 người, phòng kế toán có 6 người, phòng tín dụng có 16 người, bộ phận kho quỹ và kiểm ngân 7 người ). Về trình độ và chuyên môn của các cán bộ làm việc tại Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Mỹ Hoà đều hhội đủ các quy định của Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước Viêt Nam, với 12 người bậc đại học, 8 người là cao đẳng và trung cấp là 17 người. 1.2.3/ Tổ chức Quỹ Tín Dụng Mỹ Hoà ¯ Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban: Ø Hội Đồng Quản Trị ( HĐQT) Hội Đồng Quản Trị là do các cổ đông cùng góp nguồn vốn thành lập Quỹ Tín Dụng. Trong đó có Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị là người có số vốn lớn nhất trong tổng số các thành viên, có chưc năng điều hành và quản lý Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Mỹ Hoà theo quy định của pháp luật và theo điều lệ và nghị quyết của hội đồng thành viên, là người đại diện cho v trong các cuộc toạ đàm phỏng vấn... Đồng thời để giải quyết các vấn đề về tổ chức và hoạt động của Quỹ Tín Dụng. Bên cạnh đó Hội Đồng Quản Trị có nhiệm vụ phải trình đại hội thành viên trong các quyết đinh của mình về: - Cơ cấu tổ chức Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Mỹ Hoà và quy chế trong vấn đề quản lý nhân sự. - Mở rộng quan hệ giao tiếp và các nghiệp vụ về đối ngoại. - Để xuất phương án xây dựng và cơ sở vật chất, kỹ thuật hạ tầng. - Thay đổi vốn điều lệ và chuyển nhượng vốn cổ phần. - Đề ra phương thức hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ và hình thức huy động vốn. - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Mỹ Hoà hàng năm cho đại hội thành viên, đồng thời báo cáo phương án phân phối lợi nhuận, chia lợi tức cổ phần cho thành viên. - Quyết định các mức lãi suất trong lĩnh vực huy động vốn và lãi suất cho vay nhưng phải năm trong khoảng lãi suất mà Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam đã ban hành, các tỷ lệ hoa hồng, mức lệ phí và mức lãi suất quá hạn áp dụng cho tất cả các nghiệp vụ. - Đại diện Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Mỹ Hoà tham dự các cuộc họp mà chính phủ hay Ngân Hàng Nhà Nước tổ chức, thu nhập đầy đủ các văn bản mới của Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước, các cơ quan pháp luật trong cuộc họp để phổ biến cho những thành viên trong Hội Đồng Quản Trị và Ban Kiểm Soát. Kịp thời cập nhật thông tin và tiến hành kiểm tra, chỉ đạo cho các cán bộ thực hiện hoạt động theo đúng các chủ trương chính sách mới của Đảng và Nhà Nước ban hành. - Chịu trách nhiệm trước pháp luật về lĩnh vực hoạt động của Quỹ Tín Dụng và trước các đại hội thành viên về nghị quyết của mình. - Quyết định trong việc xử lý các khoản nợ quá hạn của khách hàng mà không có khả năng thu hồi được và những rủi ro khác do hoạt động của Quỹ Tín Dụng mang lại. Xem xét đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Quỹ Tín Dụng, từ đó đưa ra phương hướng, kế hoạch hoạt động trong từng giai đoạn thực hiện. Ø Ban Giám Đốc ( BGĐ ) Để các nghị quyết, phương hướng của Hộ Đồng Quản Trị được thực hiện đầy đủ và hiệu quả thì cần phải có Ban Gíam Đốc, Ban Giám Đốc có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo và điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Mỹ Hoà theo đúng pháp luật và chủ trương nghị quyết của Hội Đồng Quản Trị, đúng với điều lệ Quỹ Tín Dụng trực tiếp ký hợp đồng chứng từ cho vay... Đồng thời ký các báo cáo về kết quả hoạt động kinh doanh của Quỹ Tín Dụng để trình lên đại Hội Đồng Quản Trị. Ngoài ra Ban Giám Đốc còn đưa ra phương án xử lý rủi ro trong quá trình hoạt động và phương hướng xây dựngkế hoạch cho năm tiếp theo để trình lên Hội Đồng Quản Trị tổng hợp và đưa ra quyết định cuối cùng. Ban Giám Đốc tiếp nhận và phổ biến các chủ trương chính sách của Nhà Nước, văn bản của các ban, nganh liên quan, nghị quyết của Hội Đồng Quản Trị đến tất cả các cán bộ, nhân viên trong Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Mỹ Hoà. Ban Giám Đốc được phép phê duyệt số tiền cho vay mà Hội Đồng Quản Trị giao cho, được phép đậi diện Quỹ Tín Dụng tham dự các cuộc họp mà pháp luật quy định, phải tổng kết báo cáo cho Hội Đồng Quản Trị trong các phiên họp nội bộ. Ø Ban Kiểm Soát ( BKS ): Bộ phận này có trách nhiệm kiểm tra, giám sat các hoạt động của QTD theo đúng pháp luật và các quy định của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, đúng điều lệ và quy đinh của QTD. Kiểm tra các thủ tục cho vay vốn của khách hàng do cán bộ tín dụng lập, các nghiệp vụ của kế toán trong việc xuất nhập, lưu trữ chứng từ để kịp thời phát hiện những sai sót, kịp thời có biện pháp sữa đổi nhầm tránh tình trạng nhập sai, viết sai của cac cán bộ tín dụng, bộ phận kế toán xử lý các khoản lỗ, các khoản thiếu sót do khách hàng quên hay không có điều kiện để bổ sung nhưng không có ảnh hưởng nhiều đến quy chế cho vay. Kiểm tra việc sử dụng của Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Mỹ Hoà, sử dụng tài sản và các khoản hỗ trợ của chính phủ, đồng thời Ban Kiểm Soát còn đưa ra kiến nghị để khắc phục các sai phạm (nếu có). Ban kiểm Soát thường xuyên kiểm tra, giám sát các hoạt động, thái độ của cán bộ tín dụng đối với khách hàng trong quá trình thẩm định và cho vay có thực hiện nghiêm túc hay không, để kịp thời phản ánh và kiến nghị những vấn đề cần thiết cho cán bộ tín dụng sữa chữa khắc phục. Ngoài ra Ban Kiểm Soát sẽ tiếp nhận giải quyết các khiếu nại trong phạm vi thẩm quyền của mình. Ø Kế Toán: Đây là bộ phận quan trọng trong QTD nó giúp cho ban Điều Hành theo dõi và thống kê được hiệu quả của hoạt động của QTD. Bộ phận này có nhiệm vụ lưu trữ chứng từ theo quy định của cấp trên, có trách nhiệm là hạch toán các khoản chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động. Nhân viên kế toán phải thu chi đúng nguyên tắc và quy chế của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam của Bộ Tài Chính. Phải kiểm tra, tập hợp, tính toán kịp thời và chính xác để đối chiếu, khóa sổ hợp lý và kiểm quỹ tiền mặt thực tế trong ngày. Ø Bộ Phận Tín Dụng: Bộ phận kế toán phải thực hiện hoạch toán đúng theo hệ thống tài khoản trong Quỹ Tín Dụng. Thực hiện chế độ chứng từ về kế toán, thống kê theo đúng quy định của pháp luật và hướng dẫn của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam. Ngoài ra kế toán còn phải tổng kết tài sản bên có, bên nợ cho hợp lý và kết chuyển (nếu có) sau đó lập báo cáo tài chính, báo cáo nghiệp vụ phát sinh trong quá trình hoạt động định kỳ ( quí, tháng hoặc năm), báo cáo theo đề nghị của Ban Giám Đốc theo đúng quy định của pháp luật và kế toán, thống kê của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam (nếu có) để trình ban lãnh đạo. Đây là bộ phận rất quan trọng trong hoạt động của Quỹ Tín Dụng, nó quyết định lợi nhuận và doanh số cho vay của Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Mỹ Hòa. Bộ phận tín dụng có nhiệm vụ giao tiếp và tìm kiếm khách hàng, Cán Bộ Tín Dụng phải chịu trách nhiệm về những thủ tục và hợp đồng cho vay đối với khách hàng. Vì vậy Cán Bộ Tín Dụng phải tiến hành thẩm định đối với các khách hàng có nhu cầu vay vốn tại Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Mỹ Hòa, phải tiến hành một cách trung thực, khách quan và chính xác. Tạo điều kiện cho khách hàng đến vay vốn được dễ dàng và nhanh chóng, nhưng khách hàng phải hội đủ các điều kiện theo quy chế cho vay tại Quỹ Tín Dụng mới xét duyệt cho vay. Cán Bộ Tín Dụng phải hướng dẫn tận tình cho khách hàng biết điều kiện để vay, làm vui lòng khách, đồng thời phải tạo cho họ có ý thức sử dụng vốn vay đúng mục đích và chịu trách nhiệm trên khoản nợ mà mình đã vay mà mình đã vay. Khi đến hạn khách hàng không cần trả bất cứ khoản thù lao nào cho Cán Bộ Tín Dụng, Cán Bộ Tín Dụng cũng không được nhận các khoản thù lao của khách hàng trong quá trình vay vốn. Ngoài ra Cán Bộ Tín Dụng phải thường xuyên theo dõi các khoản vay của khách hàng về mục đích sử dụng đã ghi trong hợp đồng tín dụng trên địa bàn mình phụ trách, nếu kiểm tra phát hiện khách hàng vi phạm các điều khoản đã ghi trong hợp đồng thì phải tín hành xữ lý ( thu hồi vốn trước hạn của khách hàng để hạn chế rủi ro cho Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Mỹ Hòa) Ø Thủ Quỹ: Thủ quỹ có trách nhiệm thu chi tiền mặt trong các nghiệp vụ phát sinh. Khi thu, chi phải cẩn thận, chính xác và tuân thủ các nguyên tắc về quỹ tiền mặt, phải sắp xếp tiền theo thứ tự, theo đúng chuẩn loại của nó, phải lưu trữ, băng bó, đóng cây đúng theo quy định và cuối ngày phải tổng kết để khóa sổ, bắt buộc phải cất giữ tiền mặt vào két sắt ngay sau khi khóa sổ. Thủ quỹ chỉ nhập kho, xuất kho khi hội đủ các chữ ký của Ban Giám Đốc trên chứng từ hợp lệ, nếu thực hiện sai dẫn đến thất thoát tiền mặt tại quỹ thì phải chịu trách nhiệm bồi thường. Thủ quỹ là một trong ba người được giữ chìa khóa để mở kho quỹ, dù vậy khi xuất nhập quỹ tiền mặt thì phải có mặt hai người còn lại có trách nhiệm giữ chìa khóa để cùng mở kho quỹ ( Giám Đốc, Kế Toán Và Thủ Quỹ). Ngoài ra thủ quỹ còn làm ở bộ phận thu ngân có nhiệm vụ giải ngân cho khách hàng khi đã thực hiện đầy đủ các thủ tục vay vốn và trã lương cho các nhân viên, đồng thời cũng thu các khoản tiền gửi, tiền lãi mà khách hàng đến gửi hay đóng lãi. Bộ phận này cần phải kiểm tra xem xét một cách nhanh chống và chính xác, tránh tình trạng để khách hàng đợi quá lâu, làm hài lòng khách hàng khi đến giao dịch, không để xảy ra một tình trạng thất thoát tài sản của Quỹ Tín Dụng, cũng như của khách hàng khi đến giao dịch. Ø Phòng Hành Chánh: Trong quá trình hoạt động của Quỹ Tín Dụng có nhiều phát sinh như: thuế, thư giao dịch từ các đối tác, những thông tư nghị định, thư mời của Ủy Ban các cấp… đều thông qua phòng hành chánh ký xác nhận. Bộ phận này có nhiệm vụ tiếp nhận thư, chuyển fax, soạn thảo văn bản, thư mời và các kiến nghị… đồng thời bộ phận này cũng có trách nhiệm lưu trữ các hồ sơ, chứng từ và nghị quyết ban hành của chính phủ hay của Ngân Hàng Nhà Nước cho Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Mỹ Hòa. Ø Phòng Giao Dịch Quỹ Tín Dụng MỸ Hòa Chi Nhánh Long Xuyên: Chi nhánh này có nhiệm vụ riêng lẽ là huy động tiên gửi cho Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Mỹ Hòa, không có dịch vụ cho vay nên không có Cán Bộ Tín Dụng. Chỉ những khách hàng có nhu cầu gửi tiền tại Quỹ Tín Dụng thì trực tiếp đến điểm giao dịch này. Cuối ngày kết toán có nhiệm vụ tổng kết, sắp xếp tiền theo thứ tự đóng thành cây, chuyển về trụ sở chính để kế toán ở đây làm thủ tục nhập kho. Ø Phòng Giao Dịch Quỹ Tín Dụng MỸ Hòa Chi Nhánh Bình Hòa: Đây là phòng giao dịch có chức năng như một trụ sở chính, đảm bảo việc cho vay đối với khách hàng ở địa bàn lân cận. Do nhu cầu khách hàng vay càng nhiều nhưng không có điều kiện đến trụ sở chính do ở quá xa. Để thuận tiện cho việc đi lại của khách hàng đồng thời giảm được chi phí.Chính vì vậy mà chi nhánh Bình Hòa được thành lập nhằm tạo điều kiện mở rộng địa bàn hoạt động của Quỹ Tín Dụng góp phần nâng cao doanh số cho vay để trở thành một trong những Quỹ Tín Dụng có quy mô hoạt động lớn trong địa bàn tỷnh An Giang được Ủy Ban Nhân Dân tirnh công nhận và cấp phép hoạt động. Giám Đốc Phó Giám Đốc Trưởng Cụm Phát Vay Số 1 Trưởng Phòng Tín Dụng Hoạt Động: 8 Địa Bàn Trưởng Phòng Kế Tóan Trưởng Phòng Kho Quỹ Trưởng Phòng Hành Chánh Trưởng Phòng Giao Dịch Số 1 Trưởng Phòng Giao Dịch Số 2 Tổ Trưởng Tổ Chuyển Tiền Điện Tử Trưởng Cụm Phát Vay Số 1 Hoạt Động: 8 Địa Bàn Hình 1.2.3: Sơ Đồ Tổ Chức Của Ban Điều Hành Quỹ Tín Dụng Mỹ Hòa 1.3/ Vai trò của Quỹ Tín Dụng Mỹ Hoà Trong nền kinh tế hàng hóa các loại hình kinh tế không thể tiến hành sản xuất kinh doanh nếu không có vốn. Nước ta hiện nay thiếu vốn là hiện tượng thường xuyên xảy ra đối với các đơn vị kinh tế, không chỉ riêng đối với hộ sản xuất. Vì vậy, vốn tín dụng đóng vai trò hết sức quan trọng, nó trở thành bước đệm trong quá trinh phát triển của nền kinh tế hàng hóa. Nhờ có vốn tín dụng các đơn vị kinh tế không những đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh bình thường mà còn mở rộng sản xuất, cải tiến kỹ thuật, áp dụng kỹ thuật mới đảm bảo thắng lợi trong cạnh tranh. Riêng đối với hộ sản xuất, Quỹ Tín Dụng có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế cá nhân, gia đình và hộ sản xuất. - Quỹ Tín Dụng đáp ứng nhu cầu vốn cho hộ sản xuất để duy trì quá trình sản xuất liên tục, góp phần đầu tư phát triển kinh tế. Với đặc trưng sản xuất kinh doanh của hộ sản xuất cùng với sự chuyên môn hóa sản xuất trong xã hội ngày càng cao, đã dẫn đến tình trạng các hộ sản xuất khi chưa thu hoạch sản phẩm, chưa có hàng hóa để bán thì chưa có thu nhập, nhưng trong khi đó họ vẫn cần tiền để trang trãi cho các khoản chi phí sản xuất, mua sắm đổi mới trang thiết bị và rất nhiều khoản chi phí khác. Những lúc đó các hộ sản xuất cần sự trợ giúp của Quỹ Tín Dụng để có đủ vốn để duy trì sản xuất liên tục. Nhờ có sự hỗ trợ về vốn, các hộ sản xuất có thể sử dụng có hiệu quả các nguồn lực sẵn có khác như lao động, tài nguyên để tạo ra sản phẩm cho xã hội, thúc đẩy việc sắp xếp, tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý. Từ đó nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần cho con người. Như vậy, có thể khẳng định rằng Quỹ Tín Dụng có vai trò rất quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu vốn cho hộ sản xuất ở An Giang trong giai đoạn hiện nay. - Quỹ Tín Dụng góp phần thúc đẩy quá trình tập trung nguồn vốn và tập trung sản xuất. Trong cơ chế thị trường, vai trò tập trung vốn, tập trung sản xuất Quỹ Tín Dụng đã thực hiện ở mức độ cao hơn hẳn với cơ chế bao cấp cũ. Bằng cách tập trung vốn vào kinh doanh giúp cho các hộ có điều kiện để mở rộng sản xuất, làm cho sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn, thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế tỷnh và đồng thời Quỹ Tín Dụng cũng đảm bảo hạn chế được rủi ro tín dụng. Thực hiện tốt chức năng là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, Quỹ Tín Dụng quan tâm đến nguồn vốn đã huy động được để cho hộ sản xuất vay. Vì vậy, Quỹ Tín Dụng sẽ thúc đẩy các hộ sử dụng vốn tín dụng có hiệu quả, tăng nhanh vòng quay vốn, tiết kiệm vốn cho sản xuất và lưu thông. Trên cơ sở đó hộ sản xuất biết phải tập trung vốn như thế nào để sản xuất góp phần tích cực vào quá trình vận động liên tục của nguồn vốn. - Quỹ Tín Dụng tạo điiều kiện phát huy các ngành nghề mới và giải quyết việc làm cho người lao động. Việt Nam là một nước nhiều làng nghề truyền thống, nhưng chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức. Trong điều kiện hiện nay, bên cạnh sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa chúng ta cũng phải quan tâm đến ngành nghề truyền thống có khả năng đạt hiệu quả kinh tế, đặc biệt trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Phát huy được làng nghề truyền thống cũng chính là phát huy được nội lực của kinh tế hộ và Quỹ Tín Dụng sẽ là công cụ tài trợ cho các ngành nghề mới thu hút, giải quyết việc làm cho người lao động. Từ đó góp phần làm phát triển toàn diện nông nghiệp và ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông và thủy sản, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, mở rộng thương nghiệp, du lịch, dịch vụ ở cả thành thị và nông thôn, đẩy mạnh các hoạt động kinh tế đối ngoại. Do đó, Quỹ tín Dụng là đòn bẩy kinh tế kích thích các ngành nghề kinh tế trong hộ sản xuất phát triển, tạo tiền đề để lôi cuốn các ngành nghhef này phát triển một cách nhịp nhàng và đồng bộ. - Quỹ Tín Dụng không những có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế mà còn có vai trò to lớn về mặt xã hội. Thông qua việc cho vay mở rộng sản xuất đối với các hộ sản xuất đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Đó là một trong những vấn đề cấp bách hiện nay ở tỷnh và nước ta. Có việc làm, người lao động có thu nhập sẽ hạn chế được những tiêu cực xã hội. Quỹ Tín Dụng thúc đẩy các ngành nghề phát triển, giải quyết việc làm cho lao động thừa ở nông thôn, hạn chế những luốn di dân vào thành phố. Thực hiện được vấn đề nay là do các ngành nghề phát triển sẽ làm tăng thu nhập cho nông dân, đời sống văn hóa, kinh tế, xã hội tăng lên, khoản cách giữa nông thôn và thành thị càng xích lại gần nhau hơn, hạn chế bớt sự phân hóa bất hợp lý trong xã hội, giữ vững an ninh chính trị xã hội. Ngoài ra Quỹ Tín Dụng góp phần thực hiện tốt các chính sách đổi mới của Đảng và Nhà Nước, điển hình là chính sách xóa đói giảm nghèo. Quỹ Tín Dụng thúc đẩy các hộ sản xuất phát triển nhanh làm thay đổi bộ mặt nông thôn, các hộ nghèo trở nên khá hơn, các hộ khá trở nên giàu hơn. Chính vì lẽ đó các tệ nạn xã hội dần dần được xóa bỏ như: Rượu chè, cờ bạc, mê tín dị đoan… nâng cao trình độ dân trí, trình độ chuyên môn của lực lượng lao động. Qua đó, chúng ta thấy được vai trò của Quỹ Tín Dụng trong việc cũng cố lòng tin của nông dân nói chung và của hộ sản xuất nói riêng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà Nước. Tóm lại: Quỹ tín Dụng đã đáp ứng nhu cầu vốn cho kinh tế hộ mở rộng sản xuất, kinh doanh, mở rộng thêm ngành nghề. Khai thác các tiềm năng về lao động, đất đai, mặt nước và các nguồn lực vào sản xuất. Tăng sản phẩm cho xã hội, tăng thu nhập cho hộ sản xu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docmot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_hoat_dong_huy_dong_von_tai_qtd_my_hoa_025.doc
Tài liệu liên quan