Đề tài Một số biện pháp khai thác cái đẹp trong thơ trữ tình Xuân Diệu dạy ở nhà trường THPT hiện nay

Xuân Diệu là nhà thơ tiêu biểu cho phong trào Thơ Mới giai đoạn 1930 - 1945. Ông hoàng của thơ tình ấy đã đốt lòng ham muốn của mình thành ngọn lửa tình yêu không bao giờ tắt. Trước sau, Xuân Diệu luôn luôn thể hiện cái tôi trữ tình khao khát giao cảm của một tâm hồn cô đơn, của một tấm lòng "đìu hiu như dặm khách" . Thơ ông đã thể hiện một quan điểm mới mẻ và độc đáo về cái đẹp. Cái đẹp trong thơ trữ tình Xuân Diệu là sự kết tinh cái đẹp của tinh thần dân tộc và cái đẹp của thời đại. Vẻ đẹp con người và cuộc sống trần thế đã khơi nguồn cho mọi cảm hứng sáng tạo trong thơ ông. Chính điều đó đã góp phần nâng cao và khẳng định vị trí lớn lao của Xuân Diệu trong nền văn học Việt Nam thế kỉ XX.

Cái đẹp trong thơ trữ tình Xuân Diệu là cái đẹp của lý tưởng thẩm mỹ, bắt nguồn từ sự phong phú, hội nhập trong hồn thơ muôn hình vạn trạng của sự sống, những say đắm tha thiết chưa từng có ở chốn "nước non lặng lẽ này". Đó là cái đẹp của sự trau chuốt nghệ thuật, thể hiện qua những phương thức phản ánh cuộc sống một cách nhuần nhuyễn có sự kết hợp Đông - Tây, kim - cổ và tạo nên một phong cách "mới nhất trong các nhà Thơ Mới". Cái đẹp mang tính lịch sử xã hội là cái đẹp khơi dậy ý thức cá nhân của cái tôi độc đáo trong thơ trữ tình Xuân Diệu 1930 - 1945. Cái đẹp có sức mạnh cản hoá và làm say đắm lòng người mọi thế hệ.

Tác phẩn của Xuân Diệu chiễm số lượng khá lớn trong chương trình văn lớp 11 nhưng việc đánh giá thơ trữ tình Xuân Diệu cũng chưa thống nhất và mới chỉ là những định hướng ban đầu. Vì thế để hướng cho học sinh tiếp cận và tìm hiểu cái hay cái đẹp của thơ trữ tình Xuân Diệu trong nhà trường đạt hiệu quả cao là vấn đề khá phức tạp đối với người thầy.

Hiện nay, do yêu của cải cách, môn văn cần phải có sự đổi mới về phương pháp dạy - học văn nói chung và giảng dạy thơ trữ tình Xuân Diệu ở nhà trường THPT nói riêng nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục tư tưởng và giáo dục thẩm mỹ cho học sinh. Bởi vậy, thơ trữ tình Xuân Diệu được đưa vào THPT đều là những tác phẩm độc đáo cả về nghệ thuật và nội dung, có nhiều điểm mới lạ trong cách cảm nhận về cuộc sống, trong cách biểu hiện về con người. Do đó, dạy học thơ trữ tình Xuân Diệu không phải là dễ, đặc biệt hướng học sinh cảm nhận được cái đẹp trong thơ ông là một điều khã phức tạp, đòi hỏi người thầy phải dày công nghiên cứu, phải tìm tòi những biện pháp thích hợp, những kỹ năng cần thiết trong quá trình giảng dạy.

 

doc76 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1448 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Một số biện pháp khai thác cái đẹp trong thơ trữ tình Xuân Diệu dạy ở nhà trường THPT hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần mở đầu "Đẹp đối với chúng ta cần thiết như ánh sáng, như khí trời, như cơm ăn áo mặc. Đẹp là một điều chúng ta gặp hàng ngày" - Vũ Kiêu - I. Lí do chọn đề tài 1. Lý do khách quan Xuân Diệu là nhà thơ tiêu biểu cho phong trào Thơ Mới giai đoạn 1930 - 1945. Ông hoàng của thơ tình ấy đã đốt lòng ham muốn của mình thành ngọn lửa tình yêu không bao giờ tắt. Trước sau, Xuân Diệu luôn luôn thể hiện cái tôi trữ tình khao khát giao cảm của một tâm hồn cô đơn, của một tấm lòng "đìu hiu như dặm khách" . Thơ ông đã thể hiện một quan điểm mới mẻ và độc đáo về cái đẹp. Cái đẹp trong thơ trữ tình Xuân Diệu là sự kết tinh cái đẹp của tinh thần dân tộc và cái đẹp của thời đại. Vẻ đẹp con người và cuộc sống trần thế đã khơi nguồn cho mọi cảm hứng sáng tạo trong thơ ông. Chính điều đó đã góp phần nâng cao và khẳng định vị trí lớn lao của Xuân Diệu trong nền văn học Việt Nam thế kỉ XX. Cái đẹp trong thơ trữ tình Xuân Diệu là cái đẹp của lý tưởng thẩm mỹ, bắt nguồn từ sự phong phú, hội nhập trong hồn thơ muôn hình vạn trạng của sự sống, những say đắm tha thiết chưa từng có ở chốn "nước non lặng lẽ này". Đó là cái đẹp của sự trau chuốt nghệ thuật, thể hiện qua những phương thức phản ánh cuộc sống một cách nhuần nhuyễn có sự kết hợp Đông - Tây, kim - cổ và tạo nên một phong cách "mới nhất trong các nhà Thơ Mới". Cái đẹp mang tính lịch sử xã hội là cái đẹp khơi dậy ý thức cá nhân của cái tôi độc đáo trong thơ trữ tình Xuân Diệu 1930 - 1945. Cái đẹp có sức mạnh cản hoá và làm say đắm lòng người mọi thế hệ. Tác phẩn của Xuân Diệu chiễm số lượng khá lớn trong chương trình văn lớp 11 nhưng việc đánh giá thơ trữ tình Xuân Diệu cũng chưa thống nhất và mới chỉ là những định hướng ban đầu. Vì thế để hướng cho học sinh tiếp cận và tìm hiểu cái hay cái đẹp của thơ trữ tình Xuân Diệu trong nhà trường đạt hiệu quả cao là vấn đề khá phức tạp đối với người thầy. Hiện nay, do yêu của cải cách, môn văn cần phải có sự đổi mới về phương pháp dạy - học văn nói chung và giảng dạy thơ trữ tình Xuân Diệu ở nhà trường THPT nói riêng nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục tư tưởng và giáo dục thẩm mỹ cho học sinh. Bởi vậy, thơ trữ tình Xuân Diệu được đưa vào THPT đều là những tác phẩm độc đáo cả về nghệ thuật và nội dung, có nhiều điểm mới lạ trong cách cảm nhận về cuộc sống, trong cách biểu hiện về con người. Do đó, dạy học thơ trữ tình Xuân Diệu không phải là dễ, đặc biệt hướng học sinh cảm nhận được cái đẹp trong thơ ông là một điều khã phức tạp, đòi hỏi người thầy phải dày công nghiên cứu, phải tìm tòi những biện pháp thích hợp, những kỹ năng cần thiết trong quá trình giảng dạy. 2. Lý do chủ quan Tôi rất thích thơ trữ tình Xuân Diệu ngay từ những năm còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông. Khi học tại khoa Ngữ Văn ĐHSP Hà Nội, tôi mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào quá trình giảng dạy có hiệu quả thơ trữ tình Xuân Diệu vào trương THPT. ở bản luận văn này, chúng tôi muốn đưa ra một cách hiểu, một hướng khai thác mới đối với thơ trữ tình Xuân Diệu. Đó là việc đề xuất "Một số biện pháp khai thác cái đẹp trong thơ trữ tình Xuân Diệu dạy ở nhà trường THPT hiện nay". Tuy nhiên, với phạm vi hạn hẹp của một luận văn tốt nghiệp, chúng chỉ có ý đinh bước đầu tìm hiểu và định ra phương hướng khai thác với mục đích phục vụ cho việc dạy học Thơ Mới nói chung và khai thác cái đẹp trong thơ trữ tình Xuân Diệu nói riêng ở nhà trường trung học phổ thông nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng học tập của học sinh. II. lịch sử vấn đề Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã tìm hiểu và tiếp thu những công trình nghiên cứu mỹ học, lý luận văn học và phương pháp dạy học văn để khẳng định phạm trù cái đẹp, đặc biệt là cái đẹp trong thơ trữ tình Xuân Diệu dạy ở nhà trường THPT hiện nay. 1. Tìm hiểu một số công trình nghiên cứu cái đẹp với tư cách là một phạm trù cơ bản của mỹ học Để khẳng định phạm trù cái đẹp trong sự vận động đa dạng của ý thức thẩm mỹ, chúng tôi đã tìm thấy tập luận văn nổi tiếng của Tsecnưsepxki : "Quan hệ thẩm mỹ của nghệ thuật đối với hiện thực" (1855). Tập luận văn này nghiên cứu cái đẹp trong mối quan hệ với hiện thực cuộc sống. Tsecnưsepxki đã khẳng định: "Cái đẹp là sự sống. Một sinh thể đẹp là qua chúng, ta nhìn thấy cuộc sống đúng theo quan niệm của ta.". Cuốn "Nguyên lý mỹ học Marx - Lênin" (1963) của Viện Hàn Lâm khoa học Liên xô đã đề cập tới cái đẹp của hình tượng nghệ thuật, của nội dung và hình thức trong các loại hình và thể loại nghệ thuật. Các công trình "Cái đẹp - một giá trị" (Đỗ Huy), "Mỹ học Marx - Lê nin" (Vũ Minh Tâm), "Đẹp" ( Vũ Kiêu), "Tìm hiểu mỹ học Marx - Lê nin" (Hoài Lam) cho rằng cái đẹp trong tác phẩm văn học chính là cái sự phản ánh cuộc sống sinh động, trân thực. Cái đẹp đó "Gắn với chiều sâu thẳm vốn chứa đựng ý nghĩa rõ ràng, vốn mang tính khát vọng yêu cầu giải đáp". Dựa vào những định hướng nêu trên, bản luận văn sẽ tập trung tìm hiểu và khai thác cái đẹp theo quan niệm cái đẹp là một chỉnh thể thống nhất hài hòa mang tính thẩm mỹ trong mối quan hệ giữa nội dung và hình thức nghệ thuật, trong đó chú trọng những "thông tin thẩm mỹ" có sức lay động lòng người. 2. Tìm hiểu một số công trình nghiên cứu về thơ Xuân Diệu Xuân Diệu - "một hiện tượng đặc biệt của thơ ca Việt Nam"` 1. Nói đến Xuân Diệu tức là nói đến thi sĩ đã thực sự mang đến cái hay, cái đẹp, cái mới cho Thơ Mới, khẳng định sự thắng lợi của Thơ Mới. Bởi vậy, Xuân Diệu đã "lọt vào mắt xanh" của rất nhiều nhà nghiên cứu: Nghiên cứu về giai đoạn sáng táp của nhà thơ trước và sau Cách mạng Tháng Tám (1945) có các công trình của Hà Minh Đức, Mã Giang Lân, Thép Mới, Vũ Ngọc Phan. Nghiên cứu về cái đẹp trong nội dung thơ Xuân Diệu có các công trình của: Thế Lữ, Hoài Thanh, Phan Cự Đệ, Nam Chi, Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Hoành Khung... Nghiên cứu về cái đẹp trong nghệ thuật thơ Xuân Diệu có các công trình: Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Hoài Thanh, Vũ Quần Phương... Nhìn chung, các tác giả đều khẳng định giá trị và nét đẹp độc đáo của thơ trữ tình Xuân Diêu, đồng thời đề cao giá trị nhân bản, niền khát khao giao cảm với đời, ý thức cá nhân được phát triển cao độ và những cách tân nghệ thuật lớn lao trong thơ ông. Tuy nhiên, còn ít công trình nghiên cứu thơ Xuân Diệu một cách qui mô mà chủ yếu là những bài viết ngắn, tuỳ theo cảm hứng của nhà nghiên cứu, và chỉ dừng ở nghiên cứu, giới thiệu tác giả tác phẩm, đánh giá phẩm bình về tư tưởng nghệ thuật, cảm xúc trong thơ trữ tình Xuân Diệu. Một số người còn có cái nhìn chưa đúng về cái đẹp trong quan điểm sống của Xuân Diệu. Vĩnh Xương trong "Tạp chí đất Việt" (tháng 4 - 1986), Uyên Thao trong "Tạp chí giáo dục phổ thông" (số 72 năm 1960) và Phan Cự Đệ trong "Phong trào Thơ Mới" (Nhà xuất bản KHXH - 1982) cho rằng: "Thái độ tha thiết và sự vội vàng gấp gáp trong thơ Xuân Diệu là biểu hiện của tình yêu vị kỉ và phủ nhận cuộc đời"... 3. Tìm hiểu một só công trình nghiên cứu về phương pháp dạy học thơ trữ tình Xuân Diệu ở nhà trường THPT. Mấy năm gần đây " vấn đề Xuân Diệu" đã được nhiều người nhắc đến, đặc biệt đã có một số công trình nghiên cứu về phương pháp giảng dạy thơ trữ tình Xuân Diệu ở trường phổ thông. ở những công trình nghiên cứu này, các tác giả đã đề cập đến việc khai thác cái đẹp thuộc hình thức cũng như cái đẹp trong nội dung, tư tưởng của thơ trữ tình Xuân Diệu: Cuốn "Dạy văn, dạy cái hay cái đẹp" của Nguyễn Duy Bình (NXB - GD Hà Nội - 1983) Cuốn "Cảm thụ văn học, giảng dạy văn học" của Phan Trọng Luận (NXB GD Hà Nội - 1983) Cuốn "Thơ với lời bình" của Vũ Quần Phương (NXB - GD - 1990) Cuốn "Những bài văn hay và khó" của Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Đăng Xuyền (NXB - Giáo dục - 1996) Cuốn "Thiết kế bài học tác phẩm văn chương" tập I - tập II của Phan Trọng Luận (chủ biên) (Nhà xuất bản Giáo Dục 1996) Mặc dù các công trình nghiên cứu trên chỉ nghiên cứu Xuân Diệu ở mức độ nhỏ nhưng đã gợi ý cho người viết về một số vấn đề lý luận để làm chỗ dựa đề ra một số biện pháp khai thác vấn đề trong thơ trữ tình Xuân Diệu dạy ỏ nhà trường hiện nay. Việc dạy học thơ Xuân Diệu đã được đề cập đến ở nhiều góc độ nhưng việc khai thác cái đẹp trong thơ trữ tình Xuân Diệu thì ít người chú ý đến. Bài luận văn này chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số quan điểm và một số biện pháp khai thác cái đẹp trong thơ trữ tình Xuân Diệu dạy ở nhà trường THPT..., đồng thời lấy tư tưởng "Mỹ học là đạo đức học trong tương lai" (M. Goorki) 1 làm kim chỉ nan cho các luận điểm của mình. III. Phạm vi đề tài - Thơ trữ tình Xuân Diệu có trữ lượng đồ sộ và "đề tài Xuân Diệu" cũng là đề tài phong phú gợi nhiều sự tìm tòi, suy nghĩ, đánh giá. Phải nói với số lượng thơ đồ sộ (hơn 500 bài thơ tình), Xuân Diệu thực sự là "ngôi sao sáng trên bầu trời văn học Việt Nam" (Nguyễn Bùi Vợi). Nhưng trong phạm vi luận văn này, chúng tôi chủ nghiên cứu các bài thơ của Xuân Diệu được tuyển chọn trong chương trình lớp 11 THPT ( sách chỉnh lý 2000) và đề xuất các biện pháp khai thác cái đẹp trong các bài thơ đó theo quan điểm của phương pháp dạy học văn mới. Đồng thời tiến hành thực nghiệm ở một bài thơ cụ thể. - Đối tượng nghiên cứu: + Quá trình dạy học ba bài thơ: "Vội vàng", "Đây mùa thu tới", "Thơ duyên". + Học sinh tiến hành thực nghiệm: Lớp 11 A3, 11 A1 THPT Ninh Giang - Hải Dương. + Học sinh lớp 11 Văn, Toán trường Năng khiếu Hải Dương. IV. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài 1. Mục đích: Chúng tôi tiến hành luận văn này mong muốn góp sức mình vào quá trình tìm ra con đường, cách thức dạy học thơ trữ tình Xuân Diệu ở trường trung học phổ thông đạt hiệu quả cao, cụ thể hoá những phương pháp dạy học văn nói chung vào việc dạy học thơ trữ tình Xuân Diệu nhằm giúp học sinh nhận thức một cách sâu sắc thơ trữ tình Xuân Diệu. Ngoài ra, người viết còn nhằm: - Tìm hiểu cái hay, cái đẹp trong thơ trữ tình Xuân Diệu với tư cách là một chỉnh thể thống nhất, toàn vẹn giữa nội dung đẹp và hình thức đẹp. - Xây dựng và phát triển khuynh hướng nghiên cứu "hiện tượng Xuân Diệu" từ góc độ mỹ học 2. Nhiệm vụ của đề tài: Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết về cái đẹp, nghiên cứu cái đẹp trong thế giới nghệ thuật thơ trữ tình Xuân Diệu nói chung và thể hiện cụ thể trong ba bài thơ được tuyển chọn trong chương trình lớp 11, người viết mong muốn tìm ra những phương pháp, biện pháp dạy học thơ phù hợp với từng bài nhằm nâng cao hiệu quả dạy thơ trữ tình Xuân Diệu ở trường phổ thông. Trên cơ sở nghiên cứu các biện pháp khai thác cái đẹp trong thơ trữ tình Xuân Diệu, tác giả luận văn muốn soạn thể nghiệm bài "Vội vàng" với mục đích để dạy học sinh theo định hướng của đề tài, giúp cho họ thực sự hiểu được cái hay cái đẹp trong thơ trữ tình Xuân Diệu, nhận thức con người Xuân Diệu trong cuộc sống, qua đó nhận thức được quan niệm đầy tính nhân sinh trong tư duy thơ Xuân Diệu trước cánh mạng. Cũng từ đó chúng tôi tiến hành đánh giá kết quả thực nghiệm và rút ra những cái được và chư a đưọc của đề tài. v. phương pháp nghiên cứu Để tiến hành bản luận văn này, chúng tôi tập trung vào hai phương pháp chính: 1 - Phương pháp thống kê, phân loại qua việc đọc tài liệu, đồng thời phân tích và tổng hợp thành các luận điểm, luận chứng cụ thể. 2 - Phương pháp thực nghiệm trong dạy học văn. Chúng tôi đã sử dụng phiếu thăm dò để khảo sát kết quả học tập thơ Xuân Diệu của học sinh sau đó phân loại, đánh giá. Mặt khác, chúng tôi tổ chức những buổi trao đổi kinh nghiệm với giáo viên phổ thông về việc giảng dạy thơ trữ tình Xuân Diệu. Đồng thời, chúng tôi thử thiết kế một bài dạy thơ trữ tình Xuân Diệu theo hướng đã đề ra. Phần nội dung ChươngI: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc nghiên cứu đề tài A. Cơ sở lý luận I. Cái đẹp và các hình thức biểu hiện của cái đẹp 1.Quan niệm về cái đẹp F. M Poteveky đã viết: "Nhu cầu về cái đẹp và về sự sáng tạo thể hiện vẻ đẹp đó gắn bó keo sơn với con người, không có nó, có thể con người sẽ không còn muốn sống trên đời". Cái đẹp là cái thẩm mĩ tích cực là phạm trù lớn nhất của lý luận mĩ học. Mỗi người có quan niệm khác nhau về cái đẹp, song xét về phạm vi đúng sai thì lại khác: Trong cuốn "Tìm hiểu mĩ học Marx - Lê nin", Hoài Lam đã khẳng định: "Với tư cách là cái thẩm mĩ, cái đẹp là bất kỳ một sự vật hay hiện tượng toàn vẹn cụ thể, cảm tính nào có nội dung phù hợp với nội dung qui luận phát triển tất yếu khách quan của xã hội và thế giới, và hình thức thể hiện nó ngày càng tương ứng với nội dung đó bao nhiêu, nó càng đẹp hơn bấy nhiêu. Cũng có thể nói rằng cái đẹp là cái thẩm mĩ có chứa đựng trong bản chất của nó những khả năng phát triển tiến bộ, nói chung của xã hội và thế giới" Hoài Lam, Tìm hiểu mỹ học Mác Lênin - NXB Văn hoá, Hà Nội 1979, T197 . Theo B. A.E Ren - Groxx : "Cái đẹp đó là cái xinh hơn hết, cái xinh nhất. Khái niệm này được sử dụng để đánh giá một đối tượng hay một hiện tượng nào đó nói chung". B.A.E.Ren.Groxx. Mỹ học, khoa học diệu kì, NXB Văn hoá, Hà Nội, 1984, T77 Theo "Nguyên lý Mỹ học Mác Lê nin": "Khi đánh giá thẩm mĩ các sự vật của hiện thực như là những cái đẹp, chúng ta không chỉ tính tới chuyện hình thức của chúng có tương ứng với nội dung mà nội dung phải có nghĩa tích cực nếu không thì cho dù có sự tương ứng của hình thức với nội dung, một hiện tượng như vậy, nhìn chung không phải là đẹp" Hoài Lam, Nguyên lý mỹ học Mác Lê Nin - NXB SGK Mác Lê nin, Hà Nội, 1984, T57 . Như vậy, cái đẹp bao giờ cũng thể hiện một cách cụ thể sinh động sự vận động của hiện thực vươn tới lý tưởng. Cái đẹp tồn tại trong cả tự nhiên và xã hội, trong hoạt động vật chất và tinh thần của con người. Do có tính chất tổng hợp như vậy nên việc định nghĩa cái đẹp chỉ mang tính chung nhất rồi được cụ thể hoá vào từng lĩnh vực biểu hiện của cái đẹp. Đẹp là cái ở đó có sự tương ứng của một hình thức được cảm thụ cảm tính cụ thể với một nội dung tích cực thể hiện thông qua hình thức đó. M. G Tsecnưsepxki nói: "Cái đẹp là cuộc sống", phải hiểu ông không chỉ đề cập đến nguồn gốc cái đẹp nằm trong bản thân thực tại mà Tsecnưsepxki còn lưu ý chúng ta chỉ có thể coi một hiện tượng cụ thể là đẹp nếu ở đó đặc tính của cuộc sống được biểu hiện rực rỡ và đầy đủ. 2. Các hình thức biểu hiện của cái đẹp 2.1. Cái đẹp trong tự nhiên "Biết ngạc nhiên và cảm xúc trước cái đẹp trong thiên nhiên là một năng khiếu quí giá của con người". Trong cái đẹp tự nhiên, người ta thấy rằng vẻ đẹp của phong cảnh thiên nhiên và cơ thể con người là những biểu hiện kỳ diệu nhất của Tạo hoá. Chất liệu tự nhiên đẹp đẽ biết chừng nào! Con người thổi vào thiên nhiên tính chất huyền diệu ma thuật. Thiên nhiên trở nên đẹp vô cùng khi con người đến với nó bằng cảm xúc trái tim. V. G Bielimxki từng nói: "Cảm xúc về cái kiều diễm là một điều kiện làm nên phẩm giá con người" V,G Bielinxki - "Phê bình văn học " - trích theo Phan Tiến Dũng - TCVH số 7 năm 1984 . Con người trở thành người đánh giá thẩm mỹ và hiện tượng tự nhiên trở thành đối tượng của đánh giá đó. "Những hiện tượng nào trong tự nhiên trực tiếp hay gián tiếp gợi lên, toát lên hay gắn bó với sự sống, sự tiến bộ của xã hội và thế giới đểu đợc coi là những cái đẹp trong tự nhiên" 3 Hoài Lam , sdd - trang 207 và 210. . Thiên nhiên càng ngày càng mang dấu ấn con người được nhân tính hoá. Nắm được qui luật cái đẹp con người trở thành "bà đỡ" thiện nghệ cho cái đẹp tự nhiên và cái đẹp trong cuộc sống. Công cuộc xây dựng tự nhiên giàu đẹp phục vụ con người vừa là biểu hiện thực sự của văn minh, vừa là bản thân cái đẹp "một cái đẹp to lớn, mới mẻ và gắn liền với hạnh phúc con người" . 2.2 Cái đẹp trong xã hội Cái đẹp trong xã hội chủ yếu được xét trên hai lĩnh vực cái đẹp trong đấu tranh với thiên nhiên (lao động sản xuất) và cái đẹp trong đấu tranh xã hội. * Cái đẹp trong lao động sản xuất: Đó là cái đẹp của lao động sáng tạo và xây dựng tự nhiên. Cái đẹp trong sản xuất gồm những con người đẹp trong cải tạo thiên nhiên và cải tạo bản thân. Con người đẹp là con người bằng khả năng thể lực và tinh thần dội vào sản xuất, tạo năng suất cao và sản phẩm đẹp. Lao động không những là bản thân cái đẹp mà còn là nguồn sức mạnh vô tận tạo ra con người cao đẹp lẫn đất nước đẹp giàu. *Cái đẹp trong đấu tranh xã hôi Cái đẹp quan trọng nhất trong xã hội là cái đẹp của sự giải phóng con người, chống lại cái bảo thủ, lạc hậu. "Cái đẹp trong xã hội là những con người, hiện tượng và quá trình cụ thể toàn vẹn, sinh động. Cái đẹp trong xã hội là cái thẩm mĩ tích cực xét theo lập trường của sự tiến bộ lịch sử" Hoài Lam Sđd - trang 219 . Hoạt động theo qui luật cái đẹp, nắm được rõ qui luật độc đáo này, làm sao chú trọng, suy xét đúng mức quan hệ của mình với những người khác, mối liên hệ và sự lệ thuộc vủa nình vào tự nhiên, xã hội mà cả với chính mình. Sống và sáng tạo theo qui luật của cái đẹp đó là con người chân chính, con người viết hoa. 2.3. Cái đẹp trong nghệ thuật Cái đẹp là yếu tố thẩm mĩ đóng vai trò hàng đầu trong nghệ thuật và hoạt động nghệ thuật. Nghệ thuật mài giũa, trau dồi cái cảm xúc thẩm mĩ của con người và xây dựng phán đoán thẩm mĩ có tính khách quan. Cái đẹp trong nghệ thuật không đơn thuần là cái đẹp trong cuộc sống được phản ánh mà "cái đẹp trong nghệ thuật là sự tái hiện và phản ánh một cách sáng tạo cái đẹp trong tự nhiên và trong cuộc sống xã hội" I.U.Bôrep - Những phạm trù mỹ học cơ bản - Trường ĐHTH Hà Nội - 1974, T274 . Cái đẹp trong nghệ thuật là cái đẹp của cuộc sống được phản ánh vào tác phẩm chỉ có được khi nghệ sĩ có nhận thực đúng đắn về cái đẹp đó và có tài năng nghệ thuật cần thiết để phản ánh chân thực nó. Nếu khoa học biểu đạt chân lý bằng khái niệm, thì nghệ thuật biểu hiện cái đẹp bằng hình tượng thông qua hệ thống chất liệu của "sản phẩm nghệ thuật". Hình tượng của mỗi loại hình nghệ thuật được cấu thành từ các yếu tố nghệ thuật như: màu sắc, đường nét trong hội hoạ hay âm điệu, giai điệu hoà âm, trong âm nhạc... và từ ngữ, hình ảnh trong văn học. Vì vậy bức tranh của Tề Thạch Bạch, bản Xônát ánh trăng của Bethôven, Tháp Epphé, Chùa Một Cột hay hình tượng Anna Karênina... có những đặc trưng khác nhau. Cái đẹp trong nghệ thuật là bất tử, "nghĩa là nghệ thuật biến vẻ đẹp thành vĩnh cửu, giữ gìn, nâng niu nó cho tất cả mọi người bắt nó phải sống hàng thế kỷ mang lại niềm vui cho mọi người" B.A.Ren.Groxx - sdd - T89 . Cái đẹp trong nghệ thuật là sự thống nhất biện chứng giữa nội dung đẹp và hình thức đẹp. Nội dung đẹp là: "Nội dung của lý tưởng sống được chiếu sáng một cách sâu sắc và lấp lánh, góp phần định hướng hoạt động con người. Hình thức đẹp là hình thức tổ hợp cấu trúc và vật chất - cái bản chất bên trong của nội dung một ngoại hình có sức cuốn hút mĩ cảm" Mỹ học Mác Lê nin . Cái đẹp trong nghệ thuật có sức mạnh lạ kỳ, nó xua tan cảm giác nhạt nhoà nhàn chán, nó mài sắc tư duy và giác quan của ta, nó giáo dục bồi dưỡng năng lực cảm thụ thế giới, nó giúp ta tự hoàn thiện bản thân. Tiếng hát thần kỳ của mụ phù thuỷ Xiêcxe và các tiên quỷ ám ảnh ta trên eo biển Uyliat và Ôđixê, bản dương cầm tuyệt mỹ của "chú dế sau lò sưởi" với "ánh trăng mảnh dẻ " va vào cửa kính giúp nhân loại có thiên tài Môza... Nhìn chung, cái đẹp trong nghệ thuật có sức mạnh tổng hợp giá trị mỹ học và đạo đức, triết học, chính trị, khoa học... Cái đẹp luôn hiện hữu trong thế giới con người trong đời sống nội tâm phong phú. Nói như Gocki "Con người bản tính vốn là nghệ sĩ. ở mọi nơi nó đều bằng cách này hay cách khác đưa cái đẹp vào đời sống của mình.... Cảm hứng trong sự thể hiện, sáng tạo cái đẹp khởi nguồn tư duy ở con người mọi thời đại" Goorki "Bàn về văn học" Tập I - T107 . II. Cái đẹp trong thơ và cái đẹp trong thơ trữ tình Xuân Diệu 1. Cái đẹp trong thơ Cái đẹp trong thi ca hội tụ những phẩm chất ưu tú nhất, tuyệt mĩ nhất của các loại hình nghệ thuật. "Những nghệ thuật khác không có năng lực nói với chúng ta dù ta là một phần trăm cái mà thi ca nói với chúng ta. Sở dĩ có những điều chỉ nói được bằng thơ" Quan hệ thẩm mỹ của nghệ thuật đớivới hiện thực - Tsecnưxepxki - Sdd - T120 (Maiacôpxki) là do sức mạnh tối cao nhờ vào đặc trưng thể loại. Về nội dung, thơ gắn liền với đời sống tinh thần và nhu cầu bộc bạch chia sẻ tình cảm của con người "Thơ là tiếng lòng" (Ngô Giang Tiệp), "Thơ chỉ vang ra khi trong ta cuộc sống đã tràn đầy" (Tố Hữu) . Cái đẹp trong thơ chính là cái đẹp của sự phong phú đa dạng, các biến thái tình cảm, những rung động chân thành sâu thẳm mọi khát vọng hoàn thiện bắt nguồn từ cuộc sống làm giàu cho cuộc sống. ấy là lý tưởng đẹp, cảm xúc đẹp, tư tưởng, lẽ sống đẹp... Sự xúc tích hàm ẩn và tinh tế của lòng người không đâu diễn đạt được bằng thơ. Về nghệ thuật, hình tượng thơ được xây dựng bằng ngôn ngữ và những chi tiết nghệ thuật theo một trật tự nhất định, "vang lên nhạc điệu khác thường", "ngôn từ và trật tự là một cặp nhảy hoàn mĩ chẳng chịu rời nhau nửa bước" Eliô - "Tìm một định nghĩa cho thơ" - Mã Giang Lân - TCVH số 12 - 1995 . Từ những đặc trưng này, hình tượng thơ bao giờ cũng khơi gợi những "khoái cảm thẩm mĩ " độc đáo và diệu kỳ đối với người đọc. 2. Cái đẹp trong thơ trữ tình Căn cứ vào cách phản ánh cuộc sống người ta phân chia thơ thành hai loại: thơ trữ tình và thơ tự sự "Thơ trữ tình là thể loại mà trong đó những cảm xúc và suy tư của nhà thơ hoặc của nhân vật trữ tình trước các hiện tượng đời sống được thể hiện một cách trực tiếp. Tính chất cá thể hoá của cảm nghĩ và tính chất chủ quan hoá của sự thể hiện là những dấu hiệu tiểu biểu của thơ trữ tình" Lê Bá Hán (Chủ biên) - Từ điển thuật ngữ văn học - NXB - ĐHQG Hà Nội 1999 . Về nội dung, thơ trữ tình có đối tượng phản ánh hẹp, nó là trạng thái tâm hồn tình cảm của con người được bày tỏ một cách trực tiếp. Cái sự kiện của đơì sống hiện thực được thơ trữ tình phản ánh một cách gián giếp thông qua tâm trạng của tác giả. Cái đẹp trong thơ trữ tình chính là cái đẹp của thế giới nội tâm của thi nhân được bộc bạch và gửi gắm trong những hình ảnh thơ. Đó là cảm xúc trữ tình được thăng hoa, là quan điểm trữ tình đẹp đẽ thể hiện năng lực thẩm mỹ độc đáo của cái tôi trữ tình nhà thơ. Về hình thức, thơ trữ tình được xây dựng bởi một hệ thống ngôn ngữ mang tính chất cá thể rõ rệt và thể hiện chính xác trạng thái tâm hồn của thi sỹ. Ngôn ngữ thơ trữ tình tạo nên giọng điệu trữ tình có dấu ấn phong cách riêng biệt, đó là cái đẹp độc đáo của thể loại này. Như vậy, khám phá cái đẹp trong thơ trữ tình là đi vào khám phá cái đẹp trong nội dung và hình thức toàn vẹn của thơ trữ tình. 3. Cái đẹp trong thơ trữ tình Xuân Diệu 3.1. Cái đẹp trong thơ trữ tình Xuân Diệu là cái đẹp của hồn thơ và lý tưởng thẩm mĩ vì con người và sự sống 3.1.1. Cảm xúc thẩm mĩ và hồn thơ phong phú trong thơ trữ tình Xuân Diệu Cái đẹp trong thơ trữ tình là cái đẹp của những tinh hoa cuộc sống được "chưng cất" qua cảm xúc thẩm mỹ của nghệ sĩ. Cái đẹp trong thơ trữ tình Xuân Diệu có sức hấp dẫn mãnh liệt đối với bạn đọc trước hết ở tính bộc bạch chân tình ở độ nồng nàn của cảm xúc thời gian - hiện tại, khác với sức hấp dẫn gợi từ cảm xúc thời gian quá khứ của Chế Lan Viên hoặc cảm xúc không gian của Huy Cận. Vì cảm xúc luôn gắn với hiện tại mà hiện tại luôn biến đổi nên Xuân Diệu luôn giữ cho cảm xúc của mình một chất tươi mới, sống động. Cảm xúc thời gian - hiện tại trong thơ trữ tình Xuân Diệu được biểu hiện trong thế giới đa dạng và tinh tế của tuổi trẻ và tình yêu. Thơ trữ tình Xuân Diệu nói lên nhiều cảnh ngộ và ngõ ngách của nội tâm, nhiều trạng huống của tình cảm, có những câu ăn sâu vào máu thịt bao thế hệ và thấm thía như đức tin. Có bao nhiêu cung bậc tình yêu ngoài đời thì có bấy nhiêu thể hiện trong thơ Xuân Diệu chúng được tinh chế qua thứ xúc cảm "khi buồn cũng như khi vui, người đề nồng nàn tha thiết" (Thế Lữ). Từ tình yêu đơn phương (Yêu, Nước đổ lá khoai), đến đồng cảm (Mời yêu, Đa tình), từ tình đầu, (Tình thứ nhất, Xuân đầu), đến tình kiếp sau (Vô biên, Giục giã), từ lúc gần gũi (Phải nói, Rạo rực), đến khi chia ly (Xa cách, Bên ấy bên này), bao giờ Xuân Diệu cũng yêu ngấu nghiễn cái màu mỡ của cuộc sống. Tất cả những vui, buồn, yêu, ghét, hờn giận, nhớ nhung ấy có thể hợp thành cuốn từ điển tình yêu giá trị. Cái đẹp phong phú này là một đặc trưng của thơ trữ tình Xuân Diệu. Thơ trữ tình Xuân Diệu không những giàu có về cảm xúc mà còn đa dạng trong những cảm nhận tinh tế những biến thái tinh vi của ngõ ngách tâm trạng. Vì Xuân Diệu có "cái mà người ta gọi là một tâm hồn. Tôi sẵn sàng lặn dò mọi điều huyền bí, những cái ấy làm giàu nội tâm" Xuân Diệu "Một tâm sự thi sỹ" - TCVH số 1 - 1983 Hồn Xuân Diệu lắng nghe bước đi của thời gian (Đây mùa thu tới), hoà nhập cùng thiên nhiên, vũ trụ (Thơ duyên), và mở rộng lòng mình để tận hưởng cuộc sống, (Vội vàng)... bao giờ ông cũng tỏ ra là người "nghe thấu sự mơ hồ như đã thạo dò ra những điều tinh tế" Thế Lữ - Tựa Thơ thơ - Trích "Xuân Diệu Thơ và Đời" - NXB Văn học . Đặc biệt Xuân Diệu không dừng ở kiểu nghe, nhìn, và xúc cảm của thơ ca truyền thống, ông cảm nhận thế giới bằng tất cả ngũ quan và tâm linh vô thức. Ta sẽ thấy "nhạc" và "gió" có "mùi": (Huyền diệu), ánh trăng lạnh nhờ vào cộng hưởng cảm giác (Nguyệt cầm) ... Từ cái vô hình mơ hồ nhưng hiện hữu trong cảm nhận: "Không gian như có dây tơ Bước đi sẽ đứt động không hờ sẽ tiêu" (Chiều) cho đến phút giây đồng vọng từ kỉ niệm và tâm thức: "Làm sao định nghĩa được tìn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1001881.doc
Tài liệu liên quan