Đề tài Modun 25: sửa chữa – bảo dưỡng hệ thống di chuyển

2.Sửa chữa bệ xe

Gỗ dùng để đóng bệ xe theo quy định là muồng, dẻ, sồi, không dùng gỗ tạp, xoan đào hoặc các gỗ bị cong vênh. Khi sửa chữa không cần tháo rời toàn bộ xe, gỗ hỏng ở đâu thay ở đấy. Khi sửa chữa lớn phải tháo rời toàn bộ xe và được phép dùng lại gỗ cũ.

3.Sửa chữa nắp và thanh che đầu máy

Nắp che đầu máy sau khi sửa chữa phải mở lên đóng xuống dễ dàng, khi nâng nắp lên phải chống và hãm được ngay không tự động tụt xuống. Mặt thành che đầu máy phải thẳng và vuông góc với nắp che đầu máy, phái trên và dưới phải có đệm nót để khỏi trạmvào két nước.

 

doc71 trang | Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1221 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Modun 25: sửa chữa – bảo dưỡng hệ thống di chuyển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y đổi chiều cao cân bằng của xe. Nếu chiều cao của xe quá cao, ECM sẽ điều khiển cho van điện từ của túi khí nén mở van xả để hạ thấp xe. Ngược lại chiều cao của xe thấp quá qui định, ECM bật công tắc cho máy nén khí làm việc, sau đó phát tín hiệu mở van điện từ của túi khí nén để bơm thêm khí nén cho tới khi chiều cao cân bằng xe đạt trị số qui định. Hệ thống treo xe khí nén điều khiển bằng điện tử luôn duy trì khoảng cách đều đặn giữa mặt đường và sàn xe. Nhược điểm chính của bộ phận đàn hồi bằng khí nén là có kích thước lớn và hành trình làm việc nhỏ. Ngày nay không còn sử dụng trên xe con. II. Hệ thống treo thuỷ khí Hệ thống treo thuỷ khí có ưu điểm cơ bản là có khả năng điều chỉnh độ cứng của hệ thống treo, điều chỉnh độ cao thân xe, kết cấu gọn. Bởi vậy chúng ta thường gặp hệ thống treo thuỷ khí trên các xe có yêu cầu cao về chất lượng chuyển động. 1. Cấu tạo: Trên xe Renault Vesta 2 sử dụng hệ treo Mc.Pherson ở cầu trước. Phần tử đàn hồi chính là khí nén và phần tử giảm chấn dạng thuỷ lực được đặt chung trong một khối. Hệ thống khí nén gồm có máy nén khí, bình chứa khí có áp suất thấp (bình dự trữ ), bình chứa khí áp suất cao, van an toàn của hệ thống, các cụm van điện từ điều khiển dòng cung cấp khí nén. Hệ thống điều khiển gồm ba cảm biến chiều cao thân xe, các rơle điện từ đóng mở van và khối điều khiển ECM. Hệ thống treo thuỷ khí trên xe Renault Vesta. 1; 2; 3. Các cảm biến chiều cao; 4. Giá quay của treo sau, thanh ổn định của treo trước; 5. Máy nén khí; 6. Bình chứa khí nén có áp suất thấp 7. Bình chứa khí nén có áp suất cao; 8. Van an toàn khí nén . 2. Nguyên lý làm việc Khi xe không làm việc, bình chứa khí nén có áp suất thấp cấp khí nén dự trữ đảm bảo chế độ làm việc tối thiểu của hệ thống treo. Khi động cơ làm việc khí nén cung cấp cho khoang khí qua các van điện từ. Trong quá trình chuyển động, khi tải trọng ở các bánh xe thay đổi làm thay đổi chiều cao xe, các van cảm biến phát tín hiệu để ECM điều khiển van điện từ, để tăng hoặc giảm áp suất khoang khí nén, ổn định chiều cao thân xe. Hệ thống tự động điều khiển kiểu ba kênh đảm bảo khả năng quay vòng xe ở tốc độ cao và nâng cao thân xe khi cần thiết. Mỗi phần tử treo thuỷ khí gồm hai khoang, một khoang chứa khí nén, một khoang chứa chất lỏng. Giữa hai khoang có màng cao su ngăn cách. Trong khoang chất lỏng có xi lanh, piston, cụm van của bộ phận giảm chấn B. HỆ THỐNG TREO ĐIỀU KHIỂN ĐIỆN TỬ (EMS) VÀ HỆ THỐNG TREO KHÍ (EMAS) I. Khái quát về EMS Và EMAS Hệ thống treo nhằm cải thiện độ êm và tính năng vận hành xe. EMS (Hệ thống treo điều biến điện tử) và hệ thống treo khí điều khiển lực giảm chấn của các bộ giảm chấn và lò xo khí bằng thiết bị điện tử nhằm nâng cao độ êm và tính năng vận hành xe. 1. Hệ thống treo điều khiển điện tử (Hệ thống treo điều biến điện tử) EMS là viết tắt của “Electronically Modulated Suspension” (Hệ thống treo điều biến điện tử). Với hệ thống treo này, kích thước của lỗ tiết lưu trong bộ giảm chấn được thay đổi, nhờ thế mà lưu lượng dầu được điều chỉnh và dẫn đến thay đổi lực giảm chấn. Lực giảm chấn được điều khiển tự động nhờ ECU của EMS tuỳ theo vị trí của công tắc chọn và điều kiện chạy xe. Vì vậy mà độ êm và độ ổn định của xe được nâng cao. Hệ thống treo này cũng có các chức năng chẩn đoán và an toàn khi có sự cố. 2. Hệ thống treo khí Hệ thống treo khí dùng một ECU để điều khiển các lò xo khí tức là những đệm khí nén có tính đàn hồi. Có những kiểu phối hợp EMS với hệ thống treo khí. Hệ thống treo khí có các đặc điểm sau đây. - Lực giảm chấn có thể thay đổi được - Độ cứng lò xo và chiều cao xe có thể thay đổi bằng cách điều chỉnh thể tích không khí. - Có các chức năng chẩn đoán và an toàn khi có sự cố. 3. Đặc tính của EMS Và EMAS * Thay đổi chế độ a. Chọn chế độ giảm chấn Lực giảm chấn của bộ giảm chấn có thể thay đổi từ mềm, trung bình sang cứng. b. Điều khiển chiều cao (hệ thống treo khí) - Chiều cao của xe có thể thay đổi từ thấp đến cao. - Có các đèn báo chỉ trạng thái của chế độ giảm chấn cũng như điều khiển chiều cao * Điều khiển độ cứng lò xo và lực giảm chấn a. Điều khiển chống “bốc đầu xe” Chuyển lực giảm chấn sang chế độ cứng hơn. Điều này giúp ngăn ngừa hiện tượng bốc đầu xe khi tăng tốc, giảm thiểu sự thay đổi tư thế của xe. b. Điều khiển chống lắc ngang xe Chuyển lực giảm chấn sang chế độ cứng hơn. Điều này giúp ngăn ngừa hiện tượng lắc ngang xe, giảm thiểu sự thay đổi tư thế của xe, tăng cường tính năng điều khiển của xe. c. Điều khiển chống chúi đầu xe Chuyển lực giảm chấn sang chế độ cứng hơn. Điều này giúp ngăn ngừa hiện tượng chúi đầu xe khi phanh hãm, giảm thiểu sự thay đổi tư thế của xe. d. Điều khiển cao tốc ( ở chế độ bình thường) Chuyển lực giảm chấn sang chế độ cứng hơn. Điều này giúp xe chạy rất ổn định và tính năng điều khiển tốt khi xe chạy tốc độ cao. e. Điều khiển chống bốc đầu xe khi chuyển số (chỉ đối với xe có hộp số tự động) Điều khiển này nhằm hạn chế hiên tượng bốc đuôi xe khi xe có hộp số tự động khởi hành. Khi hộp số dọc chuyển từ vị trí “N” hoặc “P”, lực giảm chấn được đặt ở chế độ cứng. g. Điều khiển hoạt động bán phần Thay đổi lực giảm chấn một cách từ từ cho phù hợp với điều kiện mặt đường hoặc điều kiện chạy xe. Nhờ thế mà đảm bảo xe chạy rất êm và tính năng tắt dao động cao. EMS treo: Đặt xe ở chế độ “treo-sky hook” sẽ giữ cho xe luôn luôn ở tư thế ổn định khi tình trạng mặt đường thay đổi. Với hệ thống EMS “treo” thì mọi chuyển động lên xuống của thân xe sẽ được cảm biến và máy tính sẽ điều chỉnh chuyển động của các bộ giảm chấn cho phù hợp. Hệ thống này giúp xe chạy rất êm và vận hành ổn định. Trong các kiểu xe mới nhất, ví dụ LS430, phương pháp điều chỉnh hoạt động bán phần này đã chuyển từ Điều khiển “treo” sang Điều khiển H-phi tuyến tính để việc điều chỉnh có hiệu quả và tinh tế hơn. Kết quả là đạt được độ êm tuyệt hảo. * Điều khiển chiều cao xe a. Điều khiển tự động cân bằng xe Duy trì chiều cao xe ở mức không đổi, không phụ thuộc vào trọng lượng hành lý và hành khách. Công tắc điều khiển chiều cao sẽ chuyển chiều cao mong muốn của xe sang mức “bình thường” hoặc “cao”. b. Điều khiển cao tốc Điều khiển chiều cao xe xuống mức thấp hơn so với mức đã chọn (điều chỉnh sang mức “thấp” nếu trước đó đã chọn mức “bình thường”, hoặc xuống mức “bình thường” nếu đã chọn mức “cao”) khi xe chạy với tốc độ đã quy định hoặc cao hơn. Chức năng này làm cho xe có đặc tính khí động học và độ ổn định cao. c. Điều khiển khi xe tắt động cơ Giảm chiều cao xe xuống mức chiều cao đã đặt (khi chiều cao xe tăng lên do giảm trọng lượng hành lý và hành khách) sau khi xe tắt động cơ. Tính năng này giúp giữ tư thế của xe khi đỗ xe. * Phương pháp huỷ điều khiển chiều cao xe: - Trước khi kích xe lên hoặc cẩu nâng xe lên, cần kiểm tra xem đã tắt khoá điện ở vị trí OFF hay chưa. - Nếu xe cần phải nâng xe lên khi động cơ đang nổ máy rồi tháo các cực TD và EI của giắc TDCL hoặc OPB và cực CG của DLC3 để làm cho ECU của hệ thống treo khí ngừng hoạt động điều khiển chiều cao. - Đối với xe có công tắc đóng/ngắt điều khiển chiều cao, hãy xoay công tắc về OFF (ngắt). II. Cấu tạo 1. Vị trí các bộ phận và chức năng: * Các công tắc và đèn báo: a. Công tắc chọn chế độ giảm chấn: Công tắc này dùng để thay đổi lực giảm chấn của bộ giảm chấn. Vị trí của công tắc và chi tiết cài đặt tuỳ thuộc vào từng kiểu xe, nhưng nhìn chung, khi chuyển từ chế độ COMFORT (hay NORM) sang chế độ SPORT (thể thao) thì đều chuyển đổi lực giảm chấn từ mềm sang trung bình hoặc cứng. b. Công tắc điều khiển chiều cao: Công tắc này dùng để thay đổi cài đặt chiều cao xe. Vị trí của công tắc và chi tiết cài đặt tuỳ thuộc vào từng kiểu xe, nhưng chuyển từ chế độ NORM (hay LOW) sang chế độ HIGH (cao) đều làm thay đổi chiều cao xe từ thấp lên cao. c. Đèn báo chế độ giảm chấn và đèn báo chiều cao xe: Chế độ giảm chấn nào được chọn (bằng công tắc chọn) thì đèn báo chế độ giảm chấn đó sẽ sáng lên. Chế độ chiều cao nào được chọn (bằng công tắc chọn chiều cao) thì đèn báo chế độ chiều cao đó sẽ sáng lên. Ngoài ra, những đèn báo này sẽ nhấp nháy khi hệ thống có trục trặc. Nội dung của những đèn báo này tuỳ thuộc vào từng kiểu xe. d. Công tắc đèn phanh e. Công tắc cửa * Các cảm biến: a. Cảm biến góc xoay vô lăng Cảm biến góc lái được lắp đặt trong cụm ống trục lái, để phát hiện góc và hướng quay. Cảm biến bao gồm 3 bộ ngắt quang điện với các pha, và một đĩa xẻ rãnh để ngắt ánh sáng nhằm chuyên mạch đóng ngắt (ON/OFF) tranzito-quang điện nhằm phát hiện góc và hướng lái. b. Cảm biến điều chỉnh chiều cao: Trong mỗi bánh xe đều có lắp một cảm biến điều chỉnh chiều cao. Cảm biến này chuyển đổi các biến động về chiều cao của xe thành những thay đổi về góc quay của thanh liên kết. Khi đó kết quả thay đổi được phát hiện dưới dạng thay đổi điện áp. Khi xe trở nên cao hơn thì điện áp tín hiệu cũng cao hơn; khi xe trở nên thấp hơn thì điện áp tín hiệu cũng tụt xuống. c. Cảm biến giảm tốc: Cảm biến gia tốc phía trước được kết hợp cùng với cảm biến điều chỉnh chiều cao phía trước, còn cảm biến gia tốc phía sau thì được lắp đặt trong khoang hành lý. Các cảm biến gia tốc có tác dụng làm chuyển đổi sự biến dạng của đĩa gốm áp điện thành tín hiệu điện, và nhờ thế mà gia tốc theo phương thẳng đứng của xe được phát hiện. Khi gia tốc của xe hướng lên trên, nghĩa là lực hướng lên trên, thì điện áp tín hiệu tăng lên; khi lực hướng xuống dưới thì điện áp tín hiệu giảm xuống. * Bộ điều khiển ECU ECU của EMS/hệ thống treo khí đóng vai trò xử lý các tín hiệu nhận được từ các cảm biến và từ công tắc chọn, chuyển đổi những tín hiệu này thành tín hiệu điều khiển các van và bộ chấp hành. * Bộ chấp hành Bộ kích hoạt điều khiển hệ thống treo được lắp trên đầu của mỗi bộ giảm chấn/ xylanh khí nén. Nó làm thay đổi lực giảm chấn bằng cách quay van xoay của bộ giảm chấn. Góc quay của van này được điều khiển bằng các tín hiệu từ ECU của EMS/ hệ thống treo khí. * Xi lanh khí nén cùng bộ giảm chấn Xy lanh khí nén bao gồm có một ống giảm chấn có lực giảm chấn thay đổi, trong đó chứa khí nitơ áp suất thấp, và một khoang chứa không khí có dung tích chứa khí nén lớn để đảm bảo độ êm tuyệt hảo. Xy lanh được trang bị một van giảm chấn cứng và một van giảm chấn mềm để chuyển đổi lực giảm chấn của bộ giảm chấn. Lực giảm chấn được điều chỉnh bằng van xoay (làm thay đổi lưu lượng dầu chảy qua van) * Cụm máy nén khí và thiết bị làm khô Cụm máy nén khí và thiết bị làm khô có cấu tạo liền một khối, trong đó máy nén và mô tơ tạo ra khí nén phục vụ cho việc nâng chiều cao của xe, còn thiết bị làm khô thì tách hơi ẩm ra khỏi khí nén, và van xả dùng để xả khí nén ra khỏi xy-lanh khí nén. * Van điều chỉnh chiều cao Van này điều chỉnh luồng khí nén đi vào và ra khỏi các xy-lanh, tuỳ theo các tín hiệu từ ECU của hệ thống treo khí. Có hai van điều chỉnh chiều cao, một van cho phần trước của xe, một van cho phần sau. 2. Các chức năng chẩn đoán và an toàn a. Chức năng chẩn đoán - Nếu ECU của hệ thống treo khí/EMS phát hiện ra một sự cố trong hệ thống, nó sẽ làm nhấp nháy đèn báo chế độ giảm chấn hoặc đèn báo chiều cao xe để báo động cho người lái xe biết rằng đã có sự cố. Đồng thời ECU lưu giữ các mã sự cố này. - Đọc mã chẩn đoán hư hỏng (DTC) ECU có thể đọc các mã hư hỏng DTC bằng cách nối máy chẩn đoán với giắc chẩn đoán DLC3 để liên hệ trực tiếp với ECU, hoặc bằng cách nối tắt giữa cực TC và cực CG của DLC3 và quan sát kiểu nhấp nháy của đèn. - Xoá mã hư hỏng DTC Có thể xoá các mã hư hỏng DTC bằng cách nối máy chẩn đoán với DLC3 hoặc nối tắt các cực TC và CG của giắc kiểm tra và đạp bàn đạp phanh 8 lần hoặc nhiều hơn trong vòng 5 giây. b. Chức năng an toàn: Nếu ECU phát hiện một sự trục trặc trong bất kỳ cảm biến hoặc bộ chấp hành nào thì nó sẽ vô hiệu hoá các tính năng điều chỉnh chiều cao xe và/hoặc điều chỉnh lực giảm chấn. c. Kiểm tra tín hiệu đầu vào: Kiểm tra tín hiệu đầu vào tức là kiểm tra xem các tín hiệu từ cảm biến góc xoay vô lăng, công tắc đèn phanh... có được đưa vào ECU một cách bình thường hay không. Bằng cách nối tắt cực TS và cực CG của DLC3 bằng SST và thực hiện các thao tác theo quy định bạn có thể đọc được tín hiệu đầu vào dựa theo kiểu nhấp nháy của đèn chỉ báo. Bạn cũng có thể nối máy chẩn đoán để đọc các tín hiệu đầu vào trên đó. Điều này tuỳ thuộc vào từng kiểu xe. d. Kiểm tra tình trạng điều khiển lực giảm chấn Nối cực TS và cực CG của DLC3 bằng SST, Bạn có thể kiểm tra sự thay đổi lực giảm chấn của bộ giảm chấn bằng cách sử dụng công tắc điều khiển bộ giảm chấn hoặc nhấn bàn đạp phanh. Điều này tuỳ thuộc vào từng kiểu xe. MÃ BÀI MD 25 - 4 TÊN BÀI: SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG KHUNG XE THỜI LƯỢNG (GIỜ) LÝ THUYẾT THỰC HÀNH 3 18 I. NHIỆM VỤ YÊU CẦU PHÂN LOẠI KHUNG XE 1. Nhiệm vụ Khung xe là bộ phận chủ yếu của ôtô, làm nhiệm vụ đỡ toàn bộ phần trọng lượng đặt trên nó như: động cơ, hộp số, buồng lái, thùng chở hàng... Ngoài ra nó còn làm nhiệm vụ liên kết với hệ thống chuyển động của ôtô như cầu trước, cầu sau và toàn bộ bánh xe qua hệ thống treo. 2. Phân loại Nhằm mục đích xây dựng được một cấu trúc thật sự bền vững cho thân xe bao gồm các vấu, với giá đỡ an toàn để bắt chặt hệ thống treo xe và hệ thống giảm xóc, nhiều kiểu khung xe được thiết kế cho ô tô. Ngày nay hai kiểu khung xe đượ phổ biến là: Khung thép thiết kế rời đối với thân. Thân xe được bắt chặt nhiều điểm vào khung xe. Loại thân khung liền khối có khung và thân xe được kết cấu hàn dính vào nhau thành một khối. II. CẤU TẠO KHUNG XE Cấu tạo của khung xe gồm hai dầm dọc được chế tạo bằng thép có tiết diện hình chữ Ì và liên hệ với các dầm ngang bằng đinh tán. Phái đầu của khung xe có lắp chắn bảo hiểm và phía sau có lắp móc réo rơ moóc Thân khung xe liền khối Trong loại cấu trúc này, nhiều vị trí khác nhau trên thân xe được gia cố vững chắc làm tăng thêm tính bền vững của toàn bộ thân xe. Các vị trí này được hàn dính vào nhau. Ngoài ra quanh thân xe có nhiều vấu và giá đỡ làm nơi gắn chặt hệ thống treo xe. Loại khung xe thường dùng Đây là loại cấu trúc rời giữa khung và thân xe. Thân xe được gắn lên khung bằng bulong qua trung gian và các đệm cao su nhằm giảm chấn động rung. Khung xe phải được kết cấu thật bền vững vì nó phải gánh chịu toàn bộ tải trọng nâng đỡ hệ thống treo xe, động cơ, hệ thống truyền động và thân xe cùng với hành khách, hàng hoá. Khung xe được cấu trúc bằng hai thanh đà dọc gọi là dầm dọc. Các dầm dọc được gia cố vững chắc bằng các dầm ngang. Dầm dọc và dầm ngang của khung xe được chế tạo bằng thép lá dày tiết diện hình máng chữ U III. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA SỬA CHỮA KHUNG XE 1. Kiểm tra Để kịp thời tiến hành sửa chữa một khung xe bị hỏng, trước hết ta phải quan sát bằng mắt để khám phá các tình trạng hư hỏng sau đây nếu có: Hình dáng hình học của khung xe bị biến dạng do va chạm các mối ghép bằng đinh tán bị long, hỏng Sự nguyên vẹn của giá đỡ nhíp, giá đỡ của hệ thống giảm xóc Nếu thùng xe bị biến dạng, ta cần xác định mức độ biến dạng như sau: Tháo gỡ buồng lái và thân xe, cọ rửa sạch khung xe. Đo bề rộng của khung xe nơi phía trước và phía sau, hai kích thước này không được chênh lệch quá 4mm 2. Phương pháp sửa chữa * Uốn nắn khung xe Néu khung bị cong, có thể uốn nắn lại bằng bàn ép thuỷ lực. Nên uốn nguội chứ không được uốn nóng. Trong trường hợp khó khăn không thể uốn nguội được, bắt buộc phải uốn nóng ta thận trọng hành động như sau: Nung nóng nơi phần cần sửa chữa với mỏ hàn hơi Chỉ được nung nóng đến 6000 C (màu đỏ sẫm) Phải tiến hành công việc trong nhà xưởng có mái che. *Sửa chữa đinh tán long lỏng Nếu không lưu ý đến tình trạng long lỏng của các mối nối trên khung xe, thì dần dần các mối đinh tán sẽ bị rạn nứt, đồng thời kéo theo một số đinh tán khác đến tình trạng long lỏng. Do đó cần phải sửa chữa kịp thời sau khi phát hiện có đinh lỏng. Thao tác như sau: Dùng khoan hay ngọn lửa mỏ hàn cắt đứt đầu đinh tán bị long lỏng. Không được làm hỏng lỗ đinh tán và mặt lắp ghép. Làm sạch lỗ đinh tán Nếu các lỗ đinh tán không dồng đều nhau phải sửa chữa lại với các lỗ thống nhất Tán đinh với lực gõ cần thiết, nên dùng búa tán đinh dẫn động bằng khí nén. Tại điểm mối giao nhau của dầm dọc với dầm ngang nên dùng đinh tán lớn hơn. *Sửa chữa vết nứt khung xe Nếu phát hiện vết nứt trên khung xe, nên tiến hành sửa chữa theo các bước sau đây: - Chùi sạch phần diện tích quanh vết rạn nứt - Khoan một lỗ 6 mm ngay cuối vết nứt để ngăn chặn kịp thời sự rạn nứt tiếp tục. - Mài rộng miệng vết nứt dọc theo chiều dài vết nứt. - Áp dụng phương pháp hàn điện, hàn từ đầu vết nứt nơi mép khung đến cuối vết nứt. Phải dùng đũa hàn có bọc đúng quy cách, không được hàn với mỏ hàn hơi - Sau khi hàn mài nhẵn mối hàn cả hai mặt - Phải áp một miếng thép vào nơi vùng bị nứt để gia cố thêm cho vùng này. Bề dày miếng thép gia cố phải bằng bề dày của dầm xe. MÃ BÀI MD 25 - 5 TÊN BÀI: SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG VỎ XE THỜI LƯỢNG (GIỜ) LÝ THUYẾT THỰC HÀNH 2 8 I. NHIỆM VỤ YÊU CẦU PHÂN LOẠI VỎ XE 1. Nhiệm vụ Nhiệm vụ của vỏ xe là bao bọc lấy khung xe tạo nên hình dáng của ôtô trên cơ sơ khung sườn xe. Đảm bảo độ chống ồn từ bên ngoài vào trong xe Đảm bảo độ mỹ quan và tính thẩm mỹ. Đối với xe con và xe du lịch thì là toàn bộ xe, còn với xe tải là cabin và thùng xe. 2. Yêu cầu Vỏ xe phải đảm bảo độ bền vững, chịu được sự ăn mòn của môi trường và đảm bảo tính động học. II. CẤU TẠO VỎ XE Đối với vỏ ôtô con theo nguyên tắc được chế tạo bằng kim loại và kiểu chịu tải. Các tấm của vỏ được hàn với nhau. Phía ngoài vỏ được phủ một lớp matít bền vững để chịu những va đập. Để giữ cho vỏ xe khỏi bị ăn mòn người ta cho giia công phốtphát hoá và sơn lót bằng phương pháp nhúng và tĩnh điện. Cấu tạo vỏ xe được tính toán để giảm bớt tiếng ồn và giảm bớt rung động. các tấm lót vừa có tác dụng giảm âm và cách nhiệt. Kính chắn gió bằng kính triplex (bên trong có lớp đệm trong suốt) nên khi va đập mạnh cũng chỉ nứt rạn ra chứ không bị vỡ thành từng mảnh. Ngoài ra kính của ôtô còn có tác dụng phân ánh sáng chiếu trực tiếp từ xe đối diện để lái xe không bị loá mắt. Vỏ xe và buồng lái: Hầu hết ôtô vận tải thông dụng, vỏ xe (thân xe, thùng xe) có sàn bằng gỗ. hai dầm dọc nối liền bằng hai dầm ngang, dùng làm đáy sàn xe. Các ôtô vận tải hiện nay có buồng lái (cabin) bằng kim loại, phái trước buồng lái có lắp cabô đậy động cơ. III. HIỆN TƯỢNG NGUYÊN NHÂN HƯ HỎNG PHƯƠNG PHÁP BẢO DƯỠNG A-SỬA CHỮA 1.Sửa chữa buồng lái Khi sửa chữa những chỗ mục nát, nứt nẻ, lồi lõm của buồng lái đều phải vá, hàn và nắn lại cho phẳng. mặt tôn ở hai cánh cửa buồng lái phải nhẵn theo chiều của cánh, khi cánh cửa đóng không hở quá 5mm. Kính cửa phải chắc chắn, nâng hạ phải nhẹ nhàng, đệm làm kín phải tốt không để nước và gió lọt vào trong xe. 2.Sửa chữa bệ xe Gỗ dùng để đóng bệ xe theo quy định là muồng, dẻ, sồi, không dùng gỗ tạp, xoan đào hoặc các gỗ bị cong vênh. Khi sửa chữa không cần tháo rời toàn bộ xe, gỗ hỏng ở đâu thay ở đấy. Khi sửa chữa lớn phải tháo rời toàn bộ xe và được phép dùng lại gỗ cũ. 3.Sửa chữa nắp và thanh che đầu máy Nắp che đầu máy sau khi sửa chữa phải mở lên đóng xuống dễ dàng, khi nâng nắp lên phải chống và hãm được ngay không tự động tụt xuống. Mặt thành che đầu máy phải thẳng và vuông góc với nắp che đầu máy, phái trên và dưới phải có đệm nót để khỏi trạmvào két nước. 4. Sơn xe Trước khi sơn lớp lót cho buồng lái, nắp đậy máy cần cạo sạch gỉ, dầu mỡ. Dầu mỡ được tẩy bằng cát, mùn cưa và rửa sạch bằng xăng. Những chỗ sơn cũ còn tốt thì không cần cạo lớp sơn đó đi mà chỉ cần mài sạch đánh bóng rồi phủ sơn mới. Sau khi sơnlót xong phải để sau 24h mới bả batít hoặc sơn phủ. Những chỗ bả batít nhất thiết phải sơn lót. Đối với khung xe cần cạo rửa sạch gỉ và đất bẩn, những chỗ dính dầu mỡ thì dùng cát hoặc mùn cưa hay xăng để cọ rửa sạch, cần phải sơnlót lớp minium chống gỉ. B-Bảo dưỡng buồng lái và thùng xe 1.Bảo dưỡng hàng ngày Kiểm tra tình trạng buồng lái, thùng xe, kính, gương phản chiếu, chắn bùn, sơn, biển số, khoá thành thùng xe, cửa và cơ cấu nâng hạ kính, về màu đông cần kiểm tra hệ thống sưởi ấm. 2.Bảo dưỡng cấp 1 Kiểm tra tình trạng thùng xe, buồng lái, kính, sơn, khoá thành thùng xe, cửa, cơ cấu nâng hạ cửa kính. Kiểm tra sự hoạt động cảu thiết bị gạt nước mưa, kiểm tra mức độ bắt chặt thùng xe với khung xe. 3.Bảo dưỡng cấp 3 Kiểm tra tình trạng của thùng xe, buồng lái, ghế người lái, kính, chắn bùn, sơn, biển số, khoá thành thùng xe, sự hoạt động của thiết bị gạt nước mưa, kiểm tra xem gương phản chiếu lắp đúng không, bắt chặt không. Kiểm tra mức độ bắt chặt buồng lái và sàn xe, sàn chở hàng với khung xe: siết chặt chắn bùn, tai xe, bậc lên xuống, thùng nhiên liệu 4.Bảo dưỡng theo mùa Khi chuẩn bị ôtô để sử dụng trong mùa đông cần kiểm tra tình trạng và sự hoạt động của hệ thống sưởi ấm và vòng đệm làm kín của các cửa. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cấu tạo ôtô nhà xuất bản công nhân kỹ thuật 1978 2. TOYOTA HIACE. Hướng dẫn và sửa chữa Tập 2: Sửa chữa gầm và thân vỏ. 3. Ôtô máy kéo. Tác giả Lương Đình Khuyến - Trường đại học Bách Khoa - Năm 1993. 4. Cấu tạo gầm xe con. Phó tiến sĩ Nguyễn Khắc Trai – Nhà xuất bản trẻ – Năm 1996. 5. Hướng dẫn sử dụng bảo trì và sửa chữa ôtô đời mới Kỹ sư Nguyễn Đình Trí; Châu Ngọc Thạch – Nhà xuất bản trẻ – Năm 1996 6. Khung gầm bệ ôtô nhà xuất bản Đồng Nai -1997 – Nguyễn Oanh 7. Kỹ thuật sửa chữa ôtô và động cơ nổ hiện đại. 8. Giáo trình kỹ thuật sửa chữa ôtô TS Hoàng Đình Long - 2002 9. TOYOTA REPAIR MANUAL SUPPLEMENT FOR CHSSISS BODY – LAND CRUISER. January 1992 10. Hướng dẫn sửa chữa xe tải ISUZU N*R Công ty ôtô ISUZU Việt Nam – 2/2001 11. Hướng dẫn sửa chữa xe ISUZU HI - LANDER Công ty ôtô ISUZU Việt Nam – 2/2001. Nam Định, ngày 20 tháng 6 năm 2013 BAN GIÁM HIỆU PHÒNG ĐÀO TẠO KHOA/TỔ MÔN GIÁO VIÊN SOẠN Phạm Văn Hiếu Trần Trung Hiếu Bùi Quang Thiện

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docmodul_25_9272.doc