Lưới điện phân phối của Việt Nam hiện chưa được đầu tư vốn tương xứng
với yêu cầu. Thông thường với các nước tiên tiến trên thế giới, nguồn vốn yêu cầu
đầu tư cho lưới điện phân phối chiếm khoảng 50% tổng vốn đầu tư cho toàn
ngành. Nước ta do điều kiện khó khăn về kinh tế, nền kinh tế nghèo nàn nhỏ lẻ, đi
lên từ sau chiến tranh cộng với bối cảnh vừa hòa nhập vào kinh tế thế giới, tốc độ
tăng trưởng phụ tải rất nhanh, thường xuyên xảy ra thiếu hụt điện năng nên nguồn
vốn thường ưu tiên tập trung phát triển nguồn điện cũng như lưới điện truyền tải.
Nguồn vốn đầu tư cho nguồn và lưới truyền tải của Việt Nam hiện chiếm khoảng
85% (60% cho nguồn và 25% cho lưới truyền tải), còn lại 15% là vốn đầu tư cho
lưới phân phối. Vấn đề này hiện nay đã và đang đặt ra rất nhiều bất cập mà ngành
điện cũng như các khách hàng của mình đang cùng phải đối mặt bao gồm: lƣới điện
xuống cấp, độ tin cậy không cao, chất lƣợng điện năng thấp, tổn thất công suất, tổn
thất điện năng lớn, khả năng tự động hóa kém .Một vấn đề rất quan trọng cũng
chưa được quan tâm đúng mức đó là hiện tượng quá điện áp xảy ra trong lƣới phân
phối. Việc lựa chọn CSV trong lưới điện này thường được chọn một cách đơn giản,
ít xem xét vị trí lắp đặt, chế độ điểm trung tính (trung tính cách điện, trung tính nối
đất hiệu quả, trung tính nối đất qua tổng trở), dẫn đến là CSV có thể bị quá áp khi
có sự cố chạm đất một pha. Nội dung bản luận văn này sẽ tập trung đi sâu nghiên
cứu mô phỏng hiện tượng QĐA trong lưới điện phân phối khi xảy ra ngắn mạch
một pha và tìm cách đề xuất một phương thức lựa chọn CSV hợp lý.
107 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1509 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Mô phỏng hiện tượng QĐA trong lưới điện phân phối khi xảy ra ngắn mạch một pha, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- 1 -
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................................... 3
CÁC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................................................... 4
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ................................................................................................. 5
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ...................................................................................................... 6
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................................... 8
CHƢƠNG 1: NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT VỀ QUÁ ĐIỆN ÁP TRONG LƢỚI ĐIỆN
TRUNG ÁP ............................................................................................................................... 11
1.1. PHÂN LOẠI QUÁ ĐIỆN ÁP TRONG LƢỚI ĐIỆN TRUNG ÁP ................................................... 11
1.2. CHẾ ĐỘ NỐI ĐẤT ĐIỂM TRUNG TÍNH VÀ VẤN ĐỀ VẬN HÀNH LƢỚI ĐIỆN TRUNG ÁP ..... 15
1.2.1 Mạng điện ba pha trung tính cách điện đối với đất ............................. 16
1.2.2 Mạng điện ba pha trung tính nối qua cuộn dập hồ quang ................... 22
1.2.3. Mạng điện ba pha trung tính nối đất qua điện trở nhỏ ....................... 25
1.2.4 Mạng điện ba pha trung tính nối đất qua điện kháng nhỏ ................... 26
1.2.5 Mạng điện ba pha trung tính nối đất trực tiếp ..................................... 27
CHƢƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ QUÁ ĐIỆN ÁP DO CHẠM ĐẤT MỘT PHA
TRONG LƢỚI ĐIỆN TRUNG ÁP ............................................................................................. 31
2.1. PHƢƠNG PHÁP TÍNH TOÁN TỔNG TRỞ THỨ TỰ KHÔNG CỦA ĐƢỜNG DÂY TẢI ĐIỆN ... 31
2.1.1. Khái niệm cơ bản về tổng trở trong hệ tọa độ pha ABC .................... 31
2.1.2. Ma trận tổng trở ABC trong trƣờng hợp có vật dẫn nối đất độc lập
đi kèm ........................................................................................................................ 35
2.1.3. Tính toán các phần tử của ma trận tổng trở ABC + N ........................ 37
2.1.4.Tính toán ma trận tổng trở thứ tự thuận nghịch không từ ma trận
tổng trở ZABC ............................................................................................................. 44
2.2. CÁC PHƢƠNG PHÁP TÍNH TOÁN QUÁ ĐIỆN ÁP DO SỰ CỐ CHẠM ĐẤT MỘT PHA
TRONG LƢỚI TRUNG ÁP .................................................................................................................. 47
2.2.1. Phƣơng pháp các thành phần đối xứng ............................................... 47
2.2.2. Phƣơng pháp số giải hệ phƣơng trình vi phân mô tả hệ thống điện ... 50
CHƢƠNG 3: MÔ PHỎNG VÀ TÍNH TOÁN QUÁ ĐIỆN ÁP DO NGẮN MẠCH CHẠM
ĐẤT MỘT PHA Ở LƢỚI TRUNG ÁP ...................................................................................... 57
3.1. GIỚI THIỆU VỀ PHẦN MỀM ATP-EMTP ................................................................................... 57
- 2 -
3.2. MÔ PHỎNG VÀ TÍNH TOÁN HỆ SỐ QUÁ ÁP CỦA MỘT XUẤT TUYẾN LƢỚI TRUNG ÁP
BẰNG ATP/EMTP ............................................................................................................................... 61
CHƢƠNG 4: VẤN ĐỀ LỰA CHỌN CHỐNG SÉT VAN .......................................................... 66
4.1. TIÊU CHUẨN IEC 60099-5 VỀ LỰA CHỌN VÀ SỬ DỤNG CHỐNG SÉT VAN ......................... 66
4.1.1. Tổng quan ............................................................................................ 66
4.1.2. Lựa chọn CSV có khe hở sử dụng điện trở phi tuyến (SiC) ................. 71
4.1.3. Lựa chọn CSV không khe hở sử dụng oxit kim loại ............................. 78
4.1.4. Ứng dụng của CSV .............................................................................. 86
4.2. ỨNG DỤNG TIÊU CHUẨN IEC 60099-5 VÀO VIỆC LỰA CHỌN CHỐNG SÉT VAN CỦA
LƢỚI ĐIỆN TRUNG ÁP ...................................................................................................................... 94
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 106
- 3 -
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là luận văn của riêng tôi. Các kết quả tính toán trong
luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ một bản luận văn
nào khác.
Hà Nội, tháng 11 năm 2010
Tác giả luận văn
Nguyễn Đoàn Quyết
- 4 -
CÁC TỪ VIẾT TẮT
ATP Alternative Transient Program
BIL Basic Impulse Level
CSV Chống sét van
CN Công nghiệp
COV Continuous Operating Voltage
DCS Dây chống sét
EMTP ElectroMagnetic Transient Program
IEC International Electrotechnical Commission
MBA Máy biến áp
MCOV Maximum Continuous Operating Voltage
NEMP Nuclear Electromagnetic Pulses
NNEMP Non-Nuclear Electromagnetic Pulses
TBA Trạm biến áp
TOV Temporary OverVoltage
TTT Thứ tự thuận
TTK Thứ tự không
QĐA Quá điện áp
- 5 -
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Một số nguyên nhân gây QĐA tạm thời, biên độ và thời gian tồn tại...... 14
Bảng 1.2 Dòng điện chạm đất cho phép của các đường dây tương ứng với các cấp
điện áp khác nhau ...................................................................................................... 22
Bảng 3.1. Thông số các phần tử lưới điện 35kV ....................................................... 61
Bảng 3.2. Hệ số quá điện áp tạm thời (TOV) theo vị trí điểm ngắn mạch chạm đất
dọc chiều dài đường dây ........................................................................................... 64
Bảng 3.3. Hệ số quá điện áp quá độ cực đại theo vị trí điểm ngắn mạch chạm đất
dọc chiều dài đường dây tương ứng với lưới điện đang xét ở trên ........................... 64
Bảng 4.1: Giá trị dòng điện quy định với thí nghiệm ngắn mạch CSV (thời gian tồn
tại ngắn mạch khoảng 1/6 chu kỳ điện áp tần số CN)............................................... 78
Bảng 4.2: Hằng số điện áp A cho một số dạng đường dây trên không ..................... 93
- 6 -
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Sơ đồ đơn giản mạng điện 3 pha trung tính cách điện với đất .................. 16
Hình 1.2. Sơ đồ mạng điện 3 pha trung tính cách đất khi có sự cố chạm đất 1 pha . 17
Hình 1.3 Mạng điện 3 pha trung tính nối đất qua cuộn dập hồ quang ...................... 23
Hình 1.4. Mạng điện ba pha trung tính nối đất qua điện kháng ................................ 26
Hình 1.5. Sơ đồ mạng điện ba pha trung tính nối đất trực tiếp ................................. 27
Hình 2.1: Phân bố từ thông trên mạch vòng dòng điện pha A .................................. 31
Hình 2.2. Sơ đồ thay thế tương đương của ma trận tổng trở .................................... 35
Hình 2.3. Đường dây một pha hai dây dẫn đơn ....................................................... 39
Hình 2.4. Phân bố dòng điện một chiều trong đất ..................................................... 41
Hình 2.5. Phân bố cường độ điện trường của dòng điện xoay chiều khi đi vào đất . 41
Hình 2.6. Phân bố dòng điện xoay chiều trong đất ................................................... 42
Hình 2.7. Sơ đồ lưới điện 110/22 kV ........................................................................ 48
Hình 2.8. Sơ đồ thay thế thứ tự thuận (TTT) và thứ tự không (TTK) ...................... 48
Hình 2.9. a)Biến thiên hệ số quá điện áp k theo tỉ số X0/X1 với trường hợp R1/X1=R
= 0 .............................................................................................................................. 50
b) Quan hệ giữa tỉ số R0/X1 và X0/X1 khi giữ hệ số quá điện áp cố định khi R1=X1 50
Hình 2.10. Sơ đồ lưới điện tại nút 1 .......................................................................... 51
Hình 2.11. Sơ đồ thay thế 3 pha lưới điện 110/22kV trong ATP/EMTP ................. 55
Hình 3.1. Tổng quan về các mô đun trong ATP/EMTP ........................................... 60
Hình 3.2. Sơ đồ xuất tuyến 35kV .............................................................................. 61
Hình 3.3. Sơ đồ xuất tuyến 35kV trung tính cách điện trong ATP/EMTP ............... 61
Hình 3.4. Điện áp các pha tại đầu đường dây (xuất tuyến 35kV, trung tính cách
điện, ngắn mạch chạm đất pha A) ............................................................................. 62
Hình 3.5. Điện áp các pha tại cuối đường dây (xuất tuyến 35kV, trung tính cách
điện, ngắn mạch chạm đất pha A) ............................................................................. 62
Hình 3.6. Sơ đồ xuất tuyến 35kV trung tính nối đất trực tiếp trong ATP/EMTP ..... 62
Hình 3.7. Điện áp các pha tại đầu đường dây (xuất tuyến 35kV, trung tính nối đất
trực tiếp, ngắn mạch chạm đất pha A) ...................................................................... 63
- 7 -
Hình 3.8. Điện áp các pha tại cuối đường dây (xuất tuyến 35kV, trung tính nối đất
trực tiếp, ngắn mạch chạm đất pha A) ...................................................................... 63
Hình 4.1. Quy trình kiểm tra và lựa chọn CSV ......................................................... 70
Hình 4.2. Truyền sóng trong trường hợp trạm không có lưới nối đất (trạm treo) .... 91
Hình 4.3. Truyền sóng trong trường hợp trạm có lưới nối đất .................................. 91
Hình 4.4. Sơ đồ một sợi của xuất tuyến 372 E8.3..................................................... 95
Hình 4.5. Sơ đồ thay thế trong ATP-EMTP của xuất tuyến 372 E8.3 ...................... 96
Hình 4.6. Đồ thị biến thiên điện áp các pha tại trạm biến áp đầu nguồn .................. 96
Hình 4.7. Đồ thị biến thiên điện áp các pha tại trạm biến áp xa nhất (Quảng Châu 3)
................................................................................................................................... 97
Hình 4.8. Đồ thị biến thiên điện áp các pha tại trạm biến áp đầu nguồn (ngắn mạch
pha A tại Quảng Châu 3) ........................................................................................... 97
Hình 4.9. Đồ thị biến thiên điện áp các pha tại trạm biến áp Quảng Châu 3 (ngắn
mạch pha A tại Quảng Châu 3) ................................................................................ 97
Hình 4.10. Đồ thị biến thiên điện áp các pha tại trạm biến áp đầu nguồn (ngắn mạch
pha A tại Liên Phương 4) ......................................................................................... 98
Hình 4.11. Đồ thị biến thiên điện áp các pha tại trạm biến áp Liên Phương 4 (ngắn
mạch pha A tại Liên Phương 4) ............................................................................... 98
- 8 -
MỞ ĐẦU
M.1.Lý do chọn đề tài
Lưới điện phân phối của Việt Nam hiện chưa được đầu tư vốn tương xứng
với yêu cầu. Thông thường với các nước tiên tiến trên thế giới, nguồn vốn yêu cầu
đầu tư cho lưới điện phân phối chiếm khoảng 50% tổng vốn đầu tư cho toàn
ngành. Nước ta do điều kiện khó khăn về kinh tế, nền kinh tế nghèo nàn nhỏ lẻ, đi
lên từ sau chiến tranh cộng với bối cảnh vừa hòa nhập vào kinh tế thế giới, tốc độ
tăng trưởng phụ tải rất nhanh, thường xuyên xảy ra thiếu hụt điện năng nên nguồn
vốn thường ưu tiên tập trung phát triển nguồn điện cũng như lưới điện truyền tải.
Nguồn vốn đầu tư cho nguồn và lưới truyền tải của Việt Nam hiện chiếm khoảng
85% (60% cho nguồn và 25% cho lưới truyền tải), còn lại 15% là vốn đầu tư cho
lưới phân phối. Vấn đề này hiện nay đã và đang đặt ra rất nhiều bất cập mà ngành
điện cũng như các khách hàng của mình đang cùng phải đối mặt bao gồm: lƣới điện
xuống cấp, độ tin cậy không cao, chất lƣợng điện năng thấp, tổn thất công suất, tổn
thất điện năng lớn, khả năng tự động hóa kém….Một vấn đề rất quan trọng cũng
chưa được quan tâm đúng mức đó là hiện tượng quá điện áp xảy ra trong lƣới phân
phối. Việc lựa chọn CSV trong lưới điện này thường được chọn một cách đơn giản,
ít xem xét vị trí lắp đặt, chế độ điểm trung tính (trung tính cách điện, trung tính nối
đất hiệu quả, trung tính nối đất qua tổng trở), dẫn đến là CSV có thể bị quá áp khi
có sự cố chạm đất một pha. Nội dung bản luận văn này sẽ tập trung đi sâu nghiên
cứu mô phỏng hiện tượng QĐA trong lưới điện phân phối khi xảy ra ngắn mạch
một pha và tìm cách đề xuất một phương thức lựa chọn CSV hợp lý.
M.2.Lịch sử nghiên cứu
1. Luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu ảnh hƣởng của phƣơng thức nối đất trung
tính đến việc lựa chọn cách điện trong lƣới điện trung thế” - Nguyễn Thanh Hải –
ĐHBK Hà Nội -2009. Nội dung: nghiên cứu hệ số quá áp trong lưới điện trung áp
trong các tình huống xảy ra quá áp do sự cố phức tạp bao gồm ngắn mạch chạm đất,
đứt dây chạm đất và quá điện áp cộng hưởng. Luận văn tập trung nghiên cứu ảnh
- 9 -
hưởng của các vấn đề trên đến việc lựa chọn cách điện nói chung và chưa đề cập tới
việc lựa chọn cụ thể của CSV.
2. Luận án tiến sĩ “Nghiên cứu ứng dụng của nối đất trung tính qua tổng trở
nhỏ để giải quyết bài toán nối đất của các trạm biến áp 110/22 (35)kV ở Việt Nam”
- Nguyễn Lƣơng Mính - ĐHBK Đà Nẵng. Một trong những nội dung nghiên cứu
của Luận văn là về biến thiên hệ số quá điện áp khi xảy ra sự cố ngắn mạch chạm
đất một pha trong lưới trung áp có các phương thức nối đất trung tính khác nhau,
biến thiên của hệ số quá điện áp theo tỉ số X0/X1 tại điểm xảy ra sự cố dẫn tới làm
thay đổi hiệu quả của nối đất trung tính (tại TBA), luận văn đề xuất ý tưởng tiếp tục
nghiên cứu ứng dụng để giải quyết bài toán lựa chọn CSV tại các điểm khác nhau
trong lưới trung áp.
M.3.Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tƣợng, phạm vi
nghiên cứu
Nhiệm vụ của đề tài là nghiên cứu quá điện áp trên một lưới điện trung áp 35
kV điển hình với các chế độ nối đất trung điểm khác nhau bằng mô phỏng trên phần
mềm ATP/EMTP khi xảy ra sự cố chạm đất một pha và xem xét ứng dụng vào việc
lựa chọn CSV ở lưới điện trung áp.
M.4.Tóm tắt cơ bản các luận điểm và đóng góp mới của tác giả
- Nghiên cứu lý thuyết về các dạng quá điện áp có khả năng xuất hiện trong
lưới điện trung áp (bao gồm QĐA khí quyển, QĐA thao tác)
- Tổng quan về vấn đề quá điện áp do sự cố chạm đất một pha trong lưới
điện trung áp bao gồm dải biến thiên của hệ số quá áp cũng như các tham số chính
ảnh hưởng tới biên độ QĐA
- Mô phỏng và tính toán quá điện áp do sự cố chạm đất một pha bằng phần
mềm ATP/EMTP
- Xem xét quy trình lựa chọn CSV và ứng dụng vào lưới điện trung áp
- 10 -
M.5.Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu các nội dung lý thuyết liên quan
tới vấn đề quá điện áp do sự cố ngắn mạch chạm đất một pha và sử dụng mô phỏng
trên mô hình máy tính để kiểm chứng.
Cấu trúc luận văn: Luận văn bao gồm 4 chương trình bày trên trang, bao
gồm:
Chương 1: Nghiên cứu lý thuyết về quá điện áp trong lưới điện trung áp
Chương 2: Tổng quan về vấn đề quá điện áp do chạm đất một pha trong lưới
điện trung áp
Chương 3: Mô phỏng và tính toán quá điện áp do ngắn mạch chạm đất một
pha ở lưới điện trung áp
Chương 4: Vấn đề lựa chọn Chống sét van
Để hoàn thành luận văn này, trước hết tác giả xin gửi lời tri ân sâu sắc tới gia
đình và em trai đã luôn hết sức động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tác giả
yên tâm tập trung nghiên cứu. Đồng thời tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành
và lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn khoa học PGS. TS. Trần Văn Tớp,
người đã luôn chu đáo, tận tình và có những nhận xét góp ý, chỉ đạo kịp thời về nội
dung và tiến độ của luận văn. Cuối cùng, tác giả cũng không thể quên được những
nhận xét góp ý, tạo điều kiện thuận lợi và sự giúp đỡ tận tình của Viện SĐH Trƣờng
Đại học Bách Khoa Hà Nội, các thầy cô giáo của Bộ môn Hệ thống điện – Khoa
Điện - Trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội và bạn bè đồng nghiệp trong quá trình
làm luận văn. Mặc dù đã hết sức cố gắng song do thời gian và khả năng còn hạn
chế, luận văn còn nhiều thiếu sót và hạn chế, tác giả rất mong nhận được sự đánh
giá, góp ý của các thầy cô giáo và các đồng nghiệp để hoàn chỉnh thêm nội dung
của luận văn.
- 11 -
CHƢƠNG 1: NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT VỀ QUÁ ĐIỆN ÁP
TRONG LƢỚI ĐIỆN TRUNG ÁP
1.1. PHÂN LOẠI QUÁ ĐIỆN ÁP TRONG LƯỚI ĐIỆN TRUNG
ÁP
Quá điện áp (QĐA) trong hệ thống điện là hiện tượng điện áp trong toàn hệ
thống hoặc một bộ phận của hệ thống tăng lên cao hơn trị số điện áp định mức của
một hoặc nhiều phần tử trong đó. Về cơ bản, các dạng QĐA ở lưới điện trung áp
cũng giống như ở các cấp điện áp cao khác. Chúng khác nhau chủ yếu ở biên độ,
dạng sóng, xác suất xuất hiện và mức độ thiệt hại do QĐA gây ra.
Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh, QĐA được chia làm hai nhóm: QĐA ngoài
và QĐA nội bộ
* QĐA ngoài: được phát sinh từ các nguyên nhân bên ngoài hệ thống điện,
tức biên độ của nó không phụ thuộc vào cấp điện áp của hệ thống. QĐA ngoài được
chia làm hai loại: QĐA sét và QĐA phát sinh do xung bức xạ hạt nhân (NEMP-
Nuclear Electromagnetic Pulses) hoặc phi hạt nhân (NNEMP- Non-nuclear
Electromagnetic Pulses).
- QĐA sét xuất hiện do các phóng điện từ các đám mây xuất hiện trong tầng
bình lưu của trái đất, nó là nguyên nhân gây ra gần 50% các sự cố ngắn mạch trên
các đường dây cấp điện áp từ 300kV trở lên [17]. Phóng điện sét thường có dạng
đơn cực bao gồm cực tính âm và cực tính dương. Cú sét cực tính dương thường chỉ
bao gồm một phóng điện sét thành phần với biên độ cực kì lớn, có thể đạt tới mức
250 kA. Ngược lại, cú sét cực tính âm thường gồm nhiều cú sét thành phần với biên
độ nhỏ hơn nhiều, vào khoảng 80 kA. Theo nghiên cứu, khoảng 90% các cú sét
đánh xuống công trình điện và lân cận là mang cực tính âm [9]. Dưới góc độ quá
điện áp, thông số quan trọng nhất của phóng điện sét chính là hình dạng và biên độ
xung dòng điện sét. QĐA do sét gây ra cho đường dây tải điện thường xảy ra khi:
+ Sét đánh trực tiếp vào dây dẫn
- 12 -
+ QĐA cảm ứng khi sét đánh xuống đất gần đường dây
+ Phóng điện ngược trên cách điện đường dây
Biên độ QĐA phụ thuộc vào tổng trở sóng của đường dây và trị số dòng điện
sét, có thể vượt trị số 1MV. Sóng QĐA này lan truyền dọc theo đường dây về trạm
biến áp và có thể gây phóng điện chọc thủng cách điện của các thiết bị. Vì thế vấn
đề bảo vệ chống QĐA do sét gây ra trước tiên cần xác định xác suất xuất hiện của
các dạng dòng điện sét cũng như cường độ hoạt động của giông sét tại khu vực
nghiên cứu.
- QĐA phát sinh do nguồn xung điện từ bức xạ hạt nhân hoặc không có
nguồn gốc hạt nhân (Nuclear Electromagnetic Pulses -NEMP, Non-nuclear
Electromagnetic Pulses -NNEMP). Các xung này có thời gian đầu sóng cực kì ngắn
(cỡ <10 ns) và biên độ hàng chục kA. Xác suất xuất hiện của QĐA điện từ rất nhỏ
vì thế thường được bỏ qua khi quy hoạch thiết kế hệ thống điện.
QĐA sét có nguyên nhân bên ngoài cấu trúc lưới điện, do đó lƣới điện trung
áp hoàn toàn có khả năng phải nhận các cú sét có biên độ lớn và đầu sóng dốc.
Việc nghiên cứu bảo vệ chống quá điện áp liên quan tới xác định mật độ sét và xác
suất xuất hiện các cú sét biên độ lớn.
* QĐA nội bộ: QĐA nội bộ về cơ bản có liên hệ tới cấu trúc hệ thống điện
và các tham số khác của nó. QĐA nội bộ xuất hiện chủ yếu trong quá trình thực
hiện các thao tác đóng cắt hoặc do các sự cố. QĐA nội bộ được phân chia làm 2
nhóm chính, căn cứ vào thời gian tồn tại (từ vài trăm micro giây tới vài giây) và
dạng sóng: QĐA quá độ và QĐA tạm thời .
- QĐA quá độ (Transient Overvoltage) có năng lượng lớn hơn nhiều so với
QĐA sét nhưng lại có biên độ thấp hơn và thời gian tồn tại ngắn (cỡ vài ms và ngắn
hơn), xuất hiện do một số nguyên nhân sau đây: đóng cắt đường dây truyền tải, cắt
dòng điện dung nhỏ (tụ điện, đường dây và cáp không tải), cắt dòng điện cảm nhỏ
(máy biến áp không tải, cuộn kháng), việc xuất hiện và đóng cắt loại trừ sự cố trong
hệ thống,…
- 13 -
- QĐA tạm thời (Temporary Overvoltage-TOV): là hiện tượng QĐA tần số
công nghiệp pha-đất hoặc pha-pha với thời gian tồn tại tương đối dài tại một vị trí
trong hệ thống điện. Nguyên nhân phát sinh QĐA tạm thời chủ yếu do hiệu ứng
Ferranti, sa thải phụ tải, sự cố chạm đất, bão hòa từ và cộng hưởng điều hòa. Biên
độ QĐA thường vào khoảng 1,2 ÷ 1,5 p.u. Tuy nhiên trong một số điều kiện nguy
hiểm có thể đạt tới 2 p.u, thậm chí 5 p.u trong trường hợp xảy ra cộng hưởng sắt từ
(ferroresonance) [11].
Với lưới điện trung áp, do vốn đầu tư cho cách điện chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ,
cách điện được chế tạo với mức dự trữ tương đối cao nên hầu như có khả năng chịu
được các xung QĐA thao tác (QĐA quá độ) trong quá trình vận hành. Vì thế khi
xem xét QĐA thao tác ở lƣới này, ta chỉ quan tâm tới loại QĐA tạm thời, xuất hiện
ở tần số công nghiệp [19][20][21]. (Trong [19], khi đề xuất bảng các mức cách
điện tiêu chuẩn cho thiết bị điện điện áp tới 245kV, chỉ đề cập tới trị số điện áp chịu
đựng tần số CN ngắn hạn và trị số điện áp chịu đựng với xung điện áp sét tiêu
chuẩn mà không đề cập tới điện áp chịu đựng xung thao tác. Tuy nhiên, trong [20]
đã đưa thêm bảng các hệ số hiệu chỉnh điện áp chịu đựng xung thao tác về trị số
điện áp chịu đựng tần số CN ngắn hạn để sử dụng trong các trường hợp cần thiết).
Bảng dưới tổng hợp một số nguyên nhân gây ra QĐA tạm thời cùng với biên
độ và thời gian tồn tại [17]
- 14 -
Bảng 1.1. Một số nguyên nhân gây QĐA tạm thời, biên độ và thời gian tồn
tại
Nguyên nhân Tham số chính
Biên độ
QĐA
Thời gian tồn
tại
Sự cố không đối
xứng
Tỉ số X0/X1 1 - 1,7 p.u
Phụ thuộc
chế độ trung
tính
Sa thải phụ tải
- Công suất truyền tải
- Công suất ngắn mạch hệ thống
- Điện dung đường dây
- Thiết bị tự động điều chỉnh điện áp
1 - 1,6 p.u vài giây
Cấp nguồn ngược
(backfeeding)
- Điện dung đường dây hoặc cáp
- Công suất ngắn mạch của hệ thống
- Đáp ứng tần số của hệ thống
1 - 2 p.u vài giây
Cộng hưởng sắt từ
- Điện dung đường dây hoặc cáp
- Hiện tượng bão hòa từ của MBA
- Các thông số đặc tính của MBA
1 - 1,5 p.u lâu dài
Sự cố không đối xứng trong lưới điện trung áp bao gồm sự cố ngắn mạch
không đối xứng (ngắn mạch chạm đất một pha, ngắn mạch hai pha, ngắn mạch hai
pha chạm đất) và đứt dây (một pha, hai pha). Tuy nhiên xác suất xảy ra của các
dạng sự cố không đối xứng này là không giống nhau. Chiếm tỉ lệ lớn nhất chính là
dạng sự cố ngắn mạch chạm đất một pha [10]. Đây chính là điểm khiến luận văn tập
trung nghiên cứu QĐA phát sinh do ngắn mạch chạm đất một pha. Hơn nữa sự cố
đứt dây thường có thể dẫn tới hiện tượng cộng hưởng sắt từ - thường được nghiên
cứu loại trừ khi quy hoạch, thiết kế.
QĐA phát sinh do sa thải phụ tải phụ thuộc vào lượng công suất bị sa thải,
vào cấu hình của lưới điện và phản ứng của nguồn điện sau thời điểm sa thải (công
suất ngắn mạch nguồn, hiệu quả của thiết bị điều tốc, thiết bị tự động điều chỉnh
kích từ). Đôi khi sa thải phụ tải còn dẫn tới quá điện áp duy trì có biên độ lớn do
hiện tượng tăng áp cuối đường dây dài hở mạch (hiệu ứng Ferranti). Tuy nhiên các
hiện tượng trên chủ yếu tồn tại ở lưới điện cấp cao áp và siêu cao áp trừ trường hợp
có tồn tại các nguồn điện phân tán (thủy điện, nhiệt điện) trong lưới trung áp.
- 15 -
QĐA do cộng hưởng điều hòa và cộng hưởng sắt từ thường phát sinh khi
đóng cắt mạch điện có các phần tử điện dung lớn (đường dây, cáp, đường dây bù
dọc) và các phần tử điện cảm (MBA, cuộn kháng) có đặc tính từ hóa phi tuyến.
QĐA cộng hưởng điều hòa và cộng hưởng sắt từ có thể đạt trị số rất lớn và nó
thường được xem xét tính toán trong quá trình thiết kế để tránh xảy ra tình huống
này. Do đó QĐA loại này thường không được sử dụng làm cơ sở để lựa chọn cách
điện của CSV cũng như phối hợp cách điện của các thiết bị điện trong lưới [20].
Như vậy từ các phân tích đánh giá trên, khi nghiên cứu đánh giá biên độ của
QĐA tạm thời (TOV) trong lưới điện trung áp, ta chủ yếu quan tâm tới QĐA tạm
thời xuất hiện do sự cố ngắn mạch chạm đất một pha xuất hiện trên các pha lành của
lưới điện. Biên độ QĐA và thời gian tồn tại sự cố (từ lúc xuất hiện tới lúc giải trừ sự
cố), như đã thấy ở bảng 1.1, phụ thuộc vào tỉ số X0/X1, tức là phụ thuộc vào chế độ
nối đất điểm trung tính và phụ thuộc vào phương thức vận hành của lưới. Chính vì
vậy dưới đây ta đi vào nghiên cứu các chế độ nối đất khác nhau của trung tính lưới
điện trung áp cũng như một số đặc điểm vận hành của nó.
1.2. CHẾ ĐỘ NỐI ĐẤT ĐIỂM TRUNG TÍNH VÀ VẤN ĐỀ VẬN
HÀNH LƯỚI ĐIỆN TRUNG ÁP
Điểm trung tính là điểm chung của ba cuộn dây nối hình sao. Việc lựa chọn
phương thức làm việc của điểm trung tính xuất phát từ tình trạng của hệ thống khi
có chạm đất một pha. Điểm trung tính có thể cách điện đối với đất, nối đất qua cuộn
dập hồ quang hay nối đất trực tiếp.
Trong mỗi lưới điện, chế độ làm việc củ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NghienCuuQuaDienAPVaLuaChonChongSetVanLuoiTrungAP.pdf