- Tên đề tài: :
Mô hình đánh giá thiệt hại kinh tế xã hội do bão và áp dụng cho trường hợp bão số 7, 2008 tại huyện Diễn Châu, Nghệ An.
- Lý do chọn đề tài:
Bão là hiện tượng thời tiết đặc biệt nguy hiểm. Trong những năm gần đây do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, sự xuất hiện, đường đi và diễn biến của bão càng ngày càng phức tạp, gây thiệt hại lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội của một vùng lãnh thổ hay một quốc gia như là đánh chìm tàu thuyền, phá hủy nhà cứa, gây lũ lụt nghiêm trọng, gây thiệt hại về người, Đặc biệt bão để lại những hậu quả nặng nề về môi trường: ô nhiễm môi trường do chất thải, ô nhiễm môi trường do gia súc gia cầm chết, xuất hiện dịch bệnh, Chính vì vậy đánh giá thiệt hại kinh tế xã hội do bão gây ra là một công việc hết sức cần thiết để có một cái nhìn cụ thể, chính xác về tác động do bão gây ra đối với người và của. Từ đó giúp các nhà hoạch định chính sách , các nhà quản lý có những quyết định, chính sách đối phó kịp thời khi bão xuất hiện.
Hơn nữa đề tài tôi đã chọn phù hợp với mục tiêu đào tạo của chuyên ngành KT& QLMT: Đó là nhằm đào tạo các cử nhân kinh tế xem xét, đánh giá cá vấn đề môi trường dưới góc độ kinh tế đồng thời hoạch đinh chính sách và chiến lược môi trường cấp quốc gia, vùng, địa phương và cơ sở.
- Mục tiêu nghiên cứu:
Chuyên đề nhằm cố gắng xây dựng một mô hình chung để đánh giá thiệt hại kinh tế xã hội do bao gây ra. Từ đó áp dụng cho 1 cơn bão cụ thể với 1 địa phương cụ thể.
- Phạm vi của chuyên đề:
+ Phạm vi nội dung: Xây dựng mô hình đánh giá thiệt hại kinh tế xã hội do bão gây ra.
+ Phạm vi không gian: Huyện Diễn Châu, Nghệ An.
+ Phạm vi thời gian: Cơn bão số 7, năm 2008.
- Các phương pháp nghiên cứu sẽ sử dụng:
+ Phương pháp điều tra, thu thập, phân tích thông tin và sô liệu.
+ Phương pháp chi phí thay thế.
+ Phương pháp tính thiệt hại dựa trên giá thị trường.
+ Phương pháp thay đổi năng suất
+ Phương pháp định lượng tới sức khoẻ.
+ Phương pháp chi phí cơ hội.
- Kết cấu chuyên đề:
Chương 1: Tổng quan về bão và đánh giá thiệt hại do bão.
Chương 2: : Tình hình và diễn biến của bão tại huyện Diễn Châu, Nghệ An.
Chương 3: Áp dụng mô hình để đánh giá thiệt hại do bão số 7, 2008 tại huyện Diễn Châu, Nghệ An.
Chương 4: Kiến nghị và giải pháp về giảm thiểu thiệt hại kinh tế xã hội do bão.
85 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1326 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Mô hình đánh giá thiệt hại kinh tế xã hội do bão và áp dụng cho trường hợp bão số 7, 2008 tại huyện Diễn Châu, Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt………………………………………………….......1
Danh mục bảng, biểu, sơ đồ, hình vẽ…………………………………………..2
Lời nói đầu……………………………………………………………………....4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BÃO VÀ ĐÁNH GIÁ
THIỆT HẠI DO BÃO.………………………………………………………….8
1.1. Bão và các khái niệm liên quan:……………………………………...8
1.2. Khái quát về thiệt hại do bão trong những năm gần đây:…………...11
1.2.1. Thế giới:………………………………………………………...11
1.2.2. Việt Nam:…………………………………………………….....15
1.3.Tình hình nghiên cứu về đánh giá thiệt hại do bão:……………….....16
1.4.Mô hình đánh giá thiệt hại do bão.…………………………………..17
1.4.1. Các bước thực hiện:…………………………………………......17
1.4.2. Xác đinh các loại chi phí / thiệt hại do bão:…………………......21
1.4.3. Các phương pháp đánh giá:………………………………..……21
1.4.4. Yếu tố rủi ro và tính không chắc chắn:……………………….....31
1.4.5. Biện pháp giảm thiểu yếu tố rủi ro và tính không
chắc chắn:………………………………………………………………............32
Chương 2: TÌNH HÌNH VÀ DIỄN BIẾN CỦA BÃO
TẠI HUYỆN DIỄN CHÂU, NGHỆ AN………………………………...……34
2.1. Đặc điểm tự nhiên, dân cư – xã hội và tình
hình phát triển kinh tế huyện Diễn Châu, Nghệ An:…………………...……….34
2.1.1. Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ…………………………...…....34
2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên……………...……34
2.1.3. Đặc điểm dân cư – xã hội…………………………………..…...39
2.1.4. Tình hình phát triền kinh tế………………………………...……41
2.2. Thiệt hại do bão tại huyện Diễn Châu, Nghệ An
trong những năm gần đây…………………………………………………...…..43
2.3. Diễn biến và thiệt hại do bão số 7, 2008 tại
huyện Diễn Châu, Nghệ An………………………………………………...…..43
2.3.1 Diễn biến và tác động của bão số 7 ở Việt Nam…………...…….43
2.3.2. Hoạt động của huyện Diễn Châu đối phó với
bão số7……………………………………………………………………..…...46
2.3.3. Tác động của bão số 7 ở huyện Diễn Châu, Nghệ An……...…...49
Chương 3: ÁP DỤNG MÔ HÌNH ĐỂ ĐÁNH GIÁ THIỆT HẠI DO BÃO SỐ 7, 2008 TẠI HUYỆN DIỄN CHÂU, NGHỆ AN………………………...….. 51
3.1. Các bước thực hiện.……………………………………………...….51
3.2. Xác định các loại chi phí/ thiệt hại do bão……………………...…...52
3.3. Đánh giá thiệt hại………………………………………………...….52
3.3.1. Các phương pháp đánh giá………………………………...…….52
3.3.2. Các kết quả đánh giá thiệt hại…………………………...………55
3.4. Nhận xét:……………………………………………………......….. 76
CHƯƠNG 4 : GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ VỀ ĐÁNH GIÁ THIỆT HẠI KINH TẾ XÃ HỘI DO BÃO GÂY RA………………………………………79
4.1. Kiến nghị…………………………………………………...………..79
4.2. Giải pháp…………………………………………………...………..80
4.2.1. Kĩ thuật…………………………………………...…………….. 80
4.2.2. Tuyên truyền, giáo dục.………………………………..………..81
4.2.3. Quản lý:……………………………………………...…………..82
Kết luận…………………………………………………………...……………84
Tài liệu tham khảo………………………………………………..………….. 85
Danh mục các chữ viết tắt
XTNĐ Xoáy thuận nhiệt đới
ASNĐ Áp suất nhiệt đới
Vmax Vận tốc lớn nhất
UBND Ủy ban nhân dân
PCLB Ban chấp hành phòng chống lụt bão
TKCN Tìm kiếm cứu nạn
WB World Bank( Ngân hàng Thế giới)
Danh mục bảng, biểu, sơ đồ, hình vẽ.
Hình 1.1 Cấu tạo của một cơn bão.
Hình 1.2 Gió lốc
Hình 1.3 Bão tố
Hình 1.4 Con trốt
Hình 1.5 Khu vực hay xảy ra bão trên thế giới và số bão trung bình hàng năm.
Bảng 1.1 Các loại chi phí/thiệt hại do bão.
Bảng 2.1 Diện tích, cơ cấu các loại đất huyện Diễn Châu.
Hình 2.1 Đường đi của bão số 7, 2008 ở Việt Nam.
Bảng 3.1 Các loại thiệt hại do bão số 7 ở huyện Diễn Châu, Nghệ An và phương pháp đánh giá.
Bảng 3.2 Chi phí hộ đê của huyện Diễn Châu.
Bảng 3.3 Thiệt hại trước bão của huyện Diễn Châu.
Bảng 3.4 Thiệt hại về nhà cửa do bão gây ra.
Bảng 3.5 Diện tích và sản lượng gieo trồng lúa và hoa màu huyện Diễn Châu từ 2003 đến 2007.
Bảng 3.6 Sản lượng thu hoạch thực tế bình quân của lúa và hoa màu huyện Diễn Châu từ 2003 đến 2007.
Bảng 3.7 Sản lượng tổn thất bình quân của lúa và hoa màu do bão số 7 tại huyện Diễn Châu.
Bảng 3.8 Thiệt hại về lúa và hoa màu của huyện Diễn Châu.
Bảng 3.9 Giá trị bình quân của một gia súc, gia cầm trước khi chết.
Bảng 3.10 Thiệt hại về đàn gia súc, gia cầm.
Bảng 3.11 Thiệt hại về lương thực và hạt giống.
Bảng 3.12 Thiệt hại của ngành thủy sản.
Bảng 3.13 Chi phí mua nguyên vật liệu khắc phục thiệt hại của ngành thủy lợi.
Bảng 3.14 Thiệt hại của hệ thống giao thông.
Bảng 3.15 Thiệt hại về hệ thống cung cấp nước sinh hoạt và công trình vệ sinh.
Bảng 3.16 Thiệt hại trong bão của huyện Diễn Châu.
Hình 3.1 Cơ cấu thiệt hại của các ngành trong bão
Bảng 3.17 Chi phí khám chữa bệnh.
Bảng 3.18 Chi phí cơ hội của người bệnh trong thời gian đau ốm.
Bảng 3.19 Chi phí của người thân trong thời gian chăm sóc người bệnh.
Bảng 3.20 Thiệt hại sau bão của huyện Diễn Châu, Nghệ An.
Bảng 3.21 Thiệt hại do bão số 7, 2008 tại huyện Diễn Châu, Nghệ An.
Lời nói đầu
- Tên đề tài: :
Mô hình đánh giá thiệt hại kinh tế xã hội do bão và áp dụng cho trường hợp bão số 7, 2008 tại huyện Diễn Châu, Nghệ An.
- Lý do chọn đề tài:
Bão là hiện tượng thời tiết đặc biệt nguy hiểm. Trong những năm gần đây do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, sự xuất hiện, đường đi và diễn biến của bão càng ngày càng phức tạp, gây thiệt hại lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội của một vùng lãnh thổ hay một quốc gia như là đánh chìm tàu thuyền, phá hủy nhà cứa, gây lũ lụt nghiêm trọng, gây thiệt hại về người, …Đặc biệt bão để lại những hậu quả nặng nề về môi trường: ô nhiễm môi trường do chất thải, ô nhiễm môi trường do gia súc gia cầm chết, xuất hiện dịch bệnh,…Chính vì vậy đánh giá thiệt hại kinh tế xã hội do bão gây ra là một công việc hết sức cần thiết để có một cái nhìn cụ thể, chính xác về tác động do bão gây ra đối với người và của. Từ đó giúp các nhà hoạch định chính sách , các nhà quản lý có những quyết định, chính sách đối phó kịp thời khi bão xuất hiện.
Hơn nữa đề tài tôi đã chọn phù hợp với mục tiêu đào tạo của chuyên ngành KT& QLMT: Đó là nhằm đào tạo các cử nhân kinh tế xem xét, đánh giá cá vấn đề môi trường dưới góc độ kinh tế đồng thời hoạch đinh chính sách và chiến lược môi trường cấp quốc gia, vùng, địa phương và cơ sở.
- Mục tiêu nghiên cứu:
Chuyên đề nhằm cố gắng xây dựng một mô hình chung để đánh giá thiệt hại kinh tế xã hội do bao gây ra. Từ đó áp dụng cho 1 cơn bão cụ thể với 1 địa phương cụ thể.
- Phạm vi của chuyên đề:
+ Phạm vi nội dung: Xây dựng mô hình đánh giá thiệt hại kinh tế xã hội do bão gây ra.
+ Phạm vi không gian: Huyện Diễn Châu, Nghệ An.
+ Phạm vi thời gian: Cơn bão số 7, năm 2008.
- Các phương pháp nghiên cứu sẽ sử dụng:
+ Phương pháp điều tra, thu thập, phân tích thông tin và sô liệu.
+ Phương pháp chi phí thay thế.
+ Phương pháp tính thiệt hại dựa trên giá thị trường.
+ Phương pháp thay đổi năng suất
+ Phương pháp định lượng tới sức khoẻ.
+ Phương pháp chi phí cơ hội.
- Kết cấu chuyên đề:
Chương 1: Tổng quan về bão và đánh giá thiệt hại do bão.
Chương 2: : Tình hình và diễn biến của bão tại huyện Diễn Châu, Nghệ An.
Chương 3: Áp dụng mô hình để đánh giá thiệt hại do bão số 7, 2008 tại huyện Diễn Châu, Nghệ An.
Chương 4: Kiến nghị và giải pháp về giảm thiểu thiệt hại kinh tế xã hội do bão.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BÃO VÀ ĐÁNH GIÁ THIỆT HẠI DO BÃO.
Bão và các khái niệm liên quan:
Bão là hiện tượng thời tiết đặc biệt nguy hiểm, gây ra gió mạnh, có thể đánh đắm tàu thuyền, làm đổ nhà cửa, mưa rất lớn, gây lũ lụt nghiêm trọng, có khi trở thành thảm họa.
Bão ( typhoon) là tên gọi chung những xoáy thuận nhiệt đới trên Tây bắc Thái Bình Dương) khi tốc độ gió cực đại(V max) ở gần tâm duy trì liên tục từ 64 hải lý( gió cấp 12 ở ta) trở lên( 1 hải lý = 1,853 km/h).
Cấu tạo của 1 cơn bão gồm các phần sau: mắt bão (the eye), thành mắt bão (the eyewall), dải mây (rainbands) và lớp mây ti dày đặc phía trên (the Dense Cirrus Overcast)
Hình 1.1: Cấu tạo của một cơn bão
Ủy ban bão khu vực châu Á – Thái Bình Dương chia XTNĐ thành 5 cấp độ theo V max:
1) Vùng áp thấp( Low pressure area): có vùng áp thấp trên bản đồ khí áp bề mặt, nhưng vị trí trung tâm không thể xác định được.
2) Áp thấp nhiệt đới( Tropical depression): vị trí trung tâm có thể xác định được, Vmax <34kt.
3) Bão tố nhiệt đới( Tropical storm – TS): Vmax 34 – 47 kt.
4) Bão tố nhiệt đới mạnh( Severe TS): Vmax 48-63 kt.
5) Bão( Typhoon): Vmax ≥ 64 kt. Có cơn bão quá mạnh người ta gọi là siêu bão( Supertyphoon).
Ở Việt Nam, “ Quy chế báo bão, lũ” quy định tương tự như trên cho biển Đông trừ vùng áp thấp, gồm 1) ATNĐ: XTNĐ có Vmax cấp 6-7 (39-61km/h), có thể có gió giật (GG); 2) Bão thường: XTNĐ có Vmax cấp 8-9 (62-88km/h),GG; 3) Bão mạnh: XTNĐ có Vmax cấp 10-11 (89-117km/h), GG; 4) Bão rất mạnh: XTNĐ có Vmax cấp 12 trở lên (≥118km/h), GG.
Dưới đây là một số thuật ngữ liên quan:
Gió lốc( Cyclone):
Hình 1.2: Gió lốc
1: Mắt của Gió lốc; 2: Hướng di chuyển của Gió lốc;3: Mưa to.
Gió lốc có sức xoáy từ 10 đến 60 dặm một giờ( 16 đến 97 km/h); vùng ảnh hưởng có thể rộng đến 1000 dặm( 1600 km đường kính), di chuyển khoảng 25 dặm một giờ(40km/h) và kéo dài từ 1 đến vài tuần.
Bão tố( Hurricane):
Hình 1.3. Bão tố
Bão tố( vùng Thái Bình Dương gọi là Typhoon, Đại Tây Dương gọi là Hurricane) sức gió từ 75 đến 200 dặm một giờ(120 đến 320km/h), vùng ảnh hưởng có thể rộng đến 600 dặm (960 kí lô mét) và có thể tồn tại từ vài ngày đến hơn một tuần .
Con trốt( Tornado):
Hình 1.4. Con trốt
Một con trốt có thể đạt tốc độ 300 dặm một giờ (400 kilomét), di chuyển từ 25 đến 40 dặm một giờ (40 đến 64 kí lô mét), và chỉ kéo dài vài phút, dù rằng đôi khi có con trốt kéo dài đến 5, 6 giờ . Vòng kính con trốt rộng từ 300 yards (bằng 274 mét) cho đến một dặm (bằng 1.6 kí lô mét) và chiều dài “luồng”, đuờng di chuyển là 16 cho đến 300 dặm (26 kí lô mét đến 483 kí lô mét).
Khái quát về thiệt hại do bão trong những năm gần đây:
Thế giới:
Trong giai đoạn 15 năm lại đây, những thảm họa thiên tai trên thế giới đã làm hơn sáu ngàn người thiệt mạng, hơn hai tỷ người chịu ảnh hướng. Những tổn thất về kinh tế do thiên tai có nguồn gốc từ khí tượng thủy văn gây ra ước tính khoảng gần 5 tỷ đô la Mỹ. Theo thống kê của Liên hiệp quốc, có tới 90% thiên tai liên quan đến thời tiết, khí hậu và nước. Trong đó bão là một loại thiên tai đặc biệt nguy hiểm, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của. Thiệt hại do bão gây ra tăng theo cấp số nhân so với sức gió trong bão. Những trận bão kinh hoàng nhất trong lịch sử đó là:
Tháng 5/2008: Bão Nargis tấn công Myanmar, làm chết hơn 10.000 người và khiến hàng nghìn người khác mất tích.
Tháng 10/1999: Một trận siêu bão quét qua bang Orissa ở đông Ấn Độ, giết hại ít nhất là 10.000 người và đẩy 1,5 triệu người khác vào tình trạng không nhà. Với sức gió lên đến hơn 250km/h, trận bão gây ra một đợt sóng hủy diệt ở các khu vực trũng dọc bờ biển. Tháng 10/1998: Trận cuồng phong Mitch đã tạo nên một con đường tàn phá ngang qua các nước ở Trung Mỹ như Honduras, Nicaragua, El Salvador, Guatemala và Belize. Hơn 18.000 người chết khi mưa xối xả gây lở đất và cuốn trôi cả các ngôi làng.
Tháng 4/199: Trận bão kinh hoàng 02B tấn công vùng Chittagong, Bangladesh. Với sức gió lên tới hơn 240km/h cùng với những đợt sóng cao 5m, bão 02B đã cướp đi sinh mạng của gần 140.000 người và phá tan hoang vùng bờ biển phía đông nam Dhaka.
Tháng 11/1977: Một cơn bão đã tấn công bang Andhra Pradesh, đông nam Ấn Độ. Gió mạnh và mưa xối xả gây lụt và tạo nên các đợt sóng cao 5m làm 10.000 người chết.
Tháng 8/1975: Bão Nina tạo ra 1.692mm mưa trong suốt 3 ngày ở dãy núi Funju của Trung Quốc. Lượng nước quá lớn khiến đập Banqiao và một loạt 61 con đập nhỏ khác bị sập, gây lụt làm 200.000 người chết.
Tháng 11/1970: Có tới 500.000 người mất mạng và 5 triệu người bị ảnh hưởng khi trận bão khủng khiếp nhất trong lịch sử tấn công Bangladesh. Bão khiến mức nước tại vịnh Bengal dâng cao 9m và gây lụt lội ở vùng châu thổ Ganges.
Tháng 5/1963: Một trận bão tấn công bờ biển Chittagong, Bangladesh khiến ít nhất 11.500 người chết và phá hủy khoảng 1 triệu ngôi nhà.
Tháng 5/1961: Bão lớn giết hại 11.000 người ở đông Pakistan.
Tháng 10/1942: Bão tấn công Vịnh Bengal, gần biên giới Ấn Độ - Pakistan làm 40.000 người chết.
Tháng 8/1922: Bão lớn tàn phá thành phố duyên hải Shantou của Trung Quốc, cướp đi sinh mạng của khoảng 60.000 người.
Hình 1.5: Khu vực hay xảy ra bão trên thế giới và số bão trung bình hàng năm
Đặc biệt mới đây nhất, ngày 02/05/2008 cơn bão Nargis đã đổ bộ vào Myanmar đã làm chết 90 nghìn người và 56 nghìn người bị mất tích. Là cơn bão đầu tiên được đặt tên của mùa bão Bắc Ấn Độ Dương năm 2008, Nargis đã xuất hiện vào ngày 27 tháng 4 ở trung bộ của vịnh Bengal. Ban đầu, nó di chuyển chậm theo hướng tây bắc và gặp điều kiện thuận lợi nên đã mạnh lên. Không khí khô đã làm yếu cơn bào này vào ngày 29 tháng 4, dù sau khi bắt đầu di chuyển theo hướng đông thì Nargis nhanh chóng mạnh lên và đạt cường độ gió mạnh nhất với tốc độ ít nhất 165 km/h vào ngày 2 tháng 5; tốc độ gió cao nhất là 215 km/h. Cơn bão này đã đổ bộ vào bờ tại Vùng Ayeyarwady của Myanmar với cường độ gần cao nhất và sau khi đi qua Yangon, cơn bão này suy yếu dần cho đến khi bị suy yếu gần biên giới giữa Myanmar và Thái Lan.
Bão Nargis tràn qua Myanmar với sức gió 190 km/giờ, cắt đứt đường điện tới thành phố Yangon lớn nhất tại Myanmar, thổi bay và làm hư hỏng nhiều ngôi nhà, khiến hàng trăm nghìn người mất nhà cửa, quật đổ nhiều cột điện, nhổ bật gốc cây cối, cắt đứt nguồn cung cấp nước sạch.
Gió bão đã thổi bay trần bệnh viện và trường học tại Yangon. Những người già tại thành phố có 6,5 triệu người dân này cho biết, họ chưa từng chứng kiến thành phố bị phá hủy như vậy trong cuộc đời của mình. Do nguồn cung cấp điện vốn không ổn định của thành phố dường như không hoạt động nên các cư dân phải xếp hàng mua nến - giá đã tăng gấp đôi, và nước - do mất điện nên các máy bơm không hoạt động và khiến hầu hết các nhà không có nước dùng. Một số người đã đến các hồ nước trong thành phố để giặt giũ. Khách sạn và các hộ gia đình giầu có đã dùng máy phát riêng nhưng chỉ dám dùng tiết kiệm do giá nhiên liệu tăng cao. Hầu hết đường điện thoại cố định, mạng lưới điện thoại di động và kết nối internet ở Myanmar không hoạt động. Cả thành phố Rangoon chìm trong bóng tối , lo ngại về an ninh gia tăng cùng với báo cáo về các vụ cướp giật ở một số khu vực ngoại ô. Nhiều cửa hàng bán hàng qua ô cửa nhỏ hay chỉ mở một phần cửa. Ở một số chợ bán thực phẩm tươi sống, nạn cướp giật cũng diễn ra, kẻ trộm ăn cắp rau quả và nhiều mặt hàng khác.
Theo đánh giá của nhóm công tác ASEAN, khoảng 800 nghìn ngôi nhà đã bị phá hủy trong trận bão Nargis khiến hàng triệu người phải sống trong những túp lều tạm bằng tre và nilon.
Ước tính tổng thiệt hại do cơn bão Nargis lên tới 10 tỷ Đô la Mỹ.
Việt Nam:
Ở nước ta, từ năm 1998 đến nay, có 49 cơn bão, 27 ATNĐ hoạt động trên Biển Đông, trong đó có 24 cơn bão và 10 ATNĐ ảnh hưởng đến thời tiết nước ta (chiếm 44,7% tổng số cơn bão và ATNĐ hoạt động trên khu vực Biển Đông). Các cơn bão số 6, 7 đổ bộ vào Bắc Trung Bộ, cơn bão số 8 ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh ven biển từ Bình Định đến Nghệ An xẩy ra trong năm 2005 đều rất mạnh, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản.
Khu vực Tây bắc Thái Bình Dương là một trong 6 ổ bão lớn nhất thế giới chiếm tới 30% số bão hoạt động. Trong những năm qua, do biến đổi khí hậu nóng lên có tính chất toàn cầu mà đặc điểm hoạt động và ảnh hưởng của bão đến nước ta có sự gia tăng về tính phức tạp, khó dự đoán. Bão trên Biển Đông và ảnh hưởng đến Việt Nam bao gồm các cơn bão có nguồn gốc từ Tây bắc Thái Bình Dương và các cơn bão có nguồn gốc Biển Đông cùng với sự tác động của nhiều hệ thống thời tiết mang tính lục địa và biển nên đặc điểm của bão phức tạp. Trung bình hàng năm có khoảng 27-28 cơn bão hoạt động trên Tây bắc Thái Bình Dương, năm nhiều nhất có 39 cơn (1967), năm ít nhất 16 cơn (1998), trong đó có 9-10 cơn hoạt động trên Biển Đông và 1/2 số đó ảnh hưởng đến Việt Nam. Khu vực Biển Đông năm nhiều đến 18 cơn (1964), năm ít 4 cơn (1969). Nghệ An là một tỉnh chịu tương đối nhiều bão đổ bộ trực tiếp và ảnh hưởng gián tiếp. Hơn 100 năm qua, Nghệ An có khoảng 30% số năm không có bão đổ bộ trực tiếp, 60% số năm có từ 1 đến 2 cơn bão/năm, 8% số năm có từ 3 đến 4 cơn bão/năm và 4% số năm có từ 5 cơn bão trở lên. Không chỉ những cơn bão đổ bộ trực tiếp vào Nghệ An mới gây thiệt hại nặng nề mà có những cơn bão đổ bộ từ vĩ tuyến 17 trở vào hoặc vĩ tuyến 20 trở ra cũng gây ra mưa to, lũ lớn như cơn bão số 2 ( CECIL) đổ bộ vào Đà Nẵng ngày 25/5/1989, sau khi vào đất liền bão tiếp tục di chuyển theo đông dãy Trường Sơn qua Nghệ An sang tận Viên Chăn, gây ra lũ lịch sử trên sông Ngàn Phố. Mùa bão ở Việt Nam bắt đầu từ tháng 6 kết thúc vào cuối tháng 11, tập trung chủ yếu vào 3 tháng 8, 9, 10.
Tình hình nghiên cứu về đánh giá thiệt hại kinh tế do bão:
Hàng năm trên thế giới luôn phải gánh chịu hậu quả nặng nề do bão, bởi vậy trên thế giới có rất nhiều đánh giá thiệt hại kinh tế do bão gây ra. Một trong những đánh giá điển hình mà kết quả của nó đã đem lại kinh hoàng cho nhân loại trên toàn thế giới. Đó là đánh giá thiệt hại kinh tế do bão Katrina gây ra đối với Hoa Kỳ năm 2005.
Bão Katrina đổ bộ vào miền Nam nước Mỹ ngày 29/08/2005 với sức gió mạnh trên 260km/h đã làm cho 1300 người dân bị thiệt mạng, hàng triệu người dân bị mất nhà cửa, tài sản của người dân cũng như cơ sở hạ tầng bị phá hủy nặng nề.
Các nhà kinh tế Mỹ đã tổng kết thiệt hại do cơn bão khủng khíếp này là 125 tỷ USD, chiếm 2% tổng sản phẩm quốc nội Mỹ, Ngành bảo hiểm Mỹ đã phải chi trả một khoản tiền rất lớn từ 40 tỷ đến 60 tỷ do thiệt hại này.
Để có được thiệt hại 125 tỷ USD các nhà kinh tế Mỹ mà điển hình là Stern Review đã đánh giá thiệt hại thông qua việc tính thiệt hại trước bão, trong bão và sau bão về người và của tất cả các ngành trong nước.
Thiệt hại trước bão là tổng chi phí người dân phải bỏ ra để phòng ngừa hoặc nỗ lực giảm xuống mức tối thiểu những tổn thất có thể xảy ra đối với tài sản của mình.
Thiệt hại trong bão là tổng thiệt hại mà cơn bão trực tiếp gây ra với con người về tính mạng và sức khỏe, nhà cửa, các sản phẩm của các ngành công nghiệp, nông nghiệp,…bị giảm sút do tác động của bão, hệ thống cơ sở hạ tầng như cầu cống, đê điều, hệ thống giao thông, hệ thống điện lưới quốc gia, thông tin liên lạc bị hư hỏng và phá hủy.
Tuy nhiên những thiệt hại của cơn bão không chỉ là thiệt hại trước và trong bão mà ngay cả khi cơn bão đi qua thì nó vẫn để lại những hậu quả to lớn đến sức khỏe con người như bệnh tật kéo dài hay do môi trường sống bị ô nhiễm cũng như đến năng suất cây trồng vật nuôi. Như vậy tác động dài hạn của bão là một dạng thiệt hại quan trọng đòi hỏi các nhà kinh tế phải liệt kê được đầy đủ để đánh giá chính xác thiệt hại do bão.
Mô hình đánh giá thiệt hại kinh tế do bão:
Đánh giá thiệt hại kinh tế do bão là một công việc hết sức cần thiết đòi hỏi các nhà đánh giá phải xác định các dữ liệu đưa vào tính toán đảm bảo được độ tin cậy, chính xác cao cũng như phải có kiến thức khá toàn diện về kinh tế, kĩ thuật.
Các bước thực hiện:
Để đánh giá thiệt hại kinh tế do bão cần thực hiện các bước theo trình tự:
+ Bước 1: Xác định các tác động cần đưa vào tính toán thiệt hại
Tức là nhận dạng được chính xác tất cả các tác động của bão gây ra cho con người và tài sản. Các tác động này được chia thành hai loại: tác động trực tiếp và tác động gián tiếp.
Việc nhận dạng các tác động trực tiếp khá dễ dàng.
Còn việc nhận dạng các tác động gián tiếp lại khó khăn hơn nhiều. Tác động gián tiếp có thể xảy ra trong ngắn hạn và về lâu dài. Bước này đòi hỏi các nhà khoa học phải trang bị kiến thức toàn diện, sâu rộng và tổng hợp về tất cả các lĩnh vực để có thể nhận dạng được chính xác và đầy đủ. Thông thường thiệt hại do bão gây ra rất đa dạng, khó có thể xác định đầy đủ các thiệt hại đó. Tuy nhiên nhiệm vụ của các nhà chức năng là phải nhận dạng được tối đa các tác động do bão để sai số trong khi đánh giá là thấp nhất.
+ Bước 2: Đo lường( xác định về lượng) các tác động của bão.
Bước này bao gồm: Đo lường hiện trạng của các tác động trước bão và sau bão thông qua các phương tiện kĩ thuật, các số liệu , dữ liệu thu thập có căn cứ. Bước này là công việc của các nhà kĩ thuật. Từ đó kết luận lượng thiệt hại do bão gây ra.
Cần xác định được tất cả các lĩnh vực, ngành nghề mà bão tác động tới. Đó là con người, nhà cửa, các ngành kinh tế, hệ thống điện, đường, trường, trạm,…
Ví dụ xác định hiện trạng hoa màu của ngành nông nghiệp sau bão của một vùng, ta cần xác định tổng sản lượng hoa màu của năm có bão của vùng, kết hợp với tổng sản lượng hoa màu trung bình của các năm trước đó để suy ra lượng tổn thất hoa màu do bão của vùng.
Nhà kinh tế có thể tham gia vào bước này nhưng cần kết hợp với các nhà sinh học và các nhà dịch tễ học.
+ Bước 3: Ước lượng giá trị của các thiệt hại do bão.
Bước này là nơi nhà kinh tế thể hiện mạnh vai trò của mình bằng việc đánh giá giá trị của các mức ảnh hưởng khác nhau được xác định từ các bước trước.
Thiệt hại do bão gây ra đầu tiên phải kể đến thiệt hại sức khỏe của con người. Nền tảng của công việc đánh giá này là hàm số liều lượng - đáp ứng diễn tả mối quan hệ giữa sức khỏe con người với quá trình tiếp xúc chất ô nhiễm môi trường. Sau khi nghiên cứu mô hình liều lượng – đáp ứng, công việc chính của các nhà kinh tế là tính toán giá trị của các ảnh hưởng sức khỏe. Chúng ta làm thế nào để tính giá trị cho một cuộc sống bị rút ngắn hay tình trạng sức khỏe do phơi nhiễm các chất ô nhiễm môi trường do bão? Trong nhiều năm nghiên cứu, thiệt hại sức khỏe được tính như sau:
- Xem xét năng suất lao động của người dân giảm cùng với sức khỏe giảm và cuộc sống bị rút ngắn làm giảm vốn nhân lực.
- Chi phí chăm sóc sức khỏe tăng.
Dạng thiệt hại thứ hai là mất mát sản lượng và thiệt hại thiết bị. Bão làm cho sản lựợng các ngành sản xuất giảm và làm hư hỏng hoặc phá hủy hệ thống đê điều, thông tin liên lạc, cơ sở hạ tầng của các ngành. Bằng các phương pháp chi phí thay thế, phương pháp chuyển giao giá trị, phương pháp thay đổi năng suất,… ta sẽ ước lượng được các thiệt hại này.
Lần lượt ước lượng giá trị của tất cả các thiệt hại do bão ta sẽ đánh giá được tổng thiệt hại do bão tại một vùng lãnh thổ.
Xác định các loại chi phí/ thiệt hại do bão:
Thiệt hại do bão bao gồm thiệt hại trực tiếp, thiệt hại gián tiếp, hậu quả lâu dài do lũ lụt gây ra. Bão gây ảnh hưởng đến con người và tất cả các lĩnh vực sản xuất. Các loại thiệt hại do bão được thể hiện trong bảng dưới đây:
Bảng 1.1: Các loại chi phí/ thiệt hai do bão
STT
Tiêu chí
Thiệt hại cụ thể
ĐVT
1
Thiệt hại trước bão
Hộ đê
Đơn vị của nguyên vật liệu.
Chằng chống nhà cửa
Di dời dân cư
Thiệt hại trong và sau bão
2
Con người
Tử vong
Người
Mất tích
Bị thương
Bị bệnh do bão
3
Nhà cửa
Bị đổ trôi
Cái
Bị tốc mái
Bị ngập nước
4
Nông nghiệp
Thiệt hại về cây cối, hoa màu
Cây
Thiệt hại về gia súc, gia cầm
Con
5
Thủy lợi
Nước bị ô nhiễm
M³
Thiệt hại về đê, kè
M
Kênh đào bị ảnh hưởng
M
Hệ thống tưới tiêu bị ảnh hưởng
Cái
6
Giao thông
Thiệt hại về đường xá, cầu cống
M
7
Thủy sản
Giảm khối lượng đánh bắt thủy hải sản
Tấn
Thiệt hại về các đầm nuôi trồng thủy hải sản
Ha
Tàu thuyền bị đắm, bị hư hỏng
Cái
8
Thông tin liên lạc
Cột phát song bị đổ
Cái
Đường dây liên lạc bị đứt
M
9
Diêm nghiệp
Thiệt hại về muối và hệ thống làm muối
Tấn,cái
10
Du lịch
Giảm lợi nhuận do bão tàn phá cảnh quan.
$
11
Giáo dục
Phòng học và các phòng chức năng bị hư hỏng.
Cái
Thiệt hại về tài sản thiết bị dạy học.
Cái
12
Điện
Cột điện cao áp, hạ thế bị đổ
Cột
Đường dây điện bị đứt
m
13
Môi trường
Ô nhiễm
14
Từ thiện
Cứu trợ và từ thiện
$
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Như vậy thiệt hại do bão gây ra có tính chất rộng khắp, ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ, sinh hoạt cũng như sản xuất của con người. Việc xác định các loại thiệt hại trên giúp chúng ta đánh giá được chính xác, đầy đủ thiệt hại do bão gây ra đối với xã hội.
Các phương pháp đánh giá:
Sau khi đã xác định được chi phí/ thiệt hại do bão, ta sử dụng các phương pháp đánh giá thiệt hại kinh tế sử dụng giá thị trường để tính toán ra giá trị tiền tệ của những thiệt hại đó. Phương pháp đánh giá bao gồm hai nhóm: phương pháp không sử dụng đường cầu và phương pháp sử dụng đường cầu.
* Thứ nhất: Phương pháp không sử dụng đường cầu:
Đây là những phương pháp khi đưa vào đánh giá không cần thiết phải sử dụng mô hình hàm cầu mà người ta dựa trên những nguyên lý kinh tế để đánh giá, kết hợp các mô hình đã có, các yếu tố ràng buộc và sự biến động trong môi trường. Các phương pháp không sử dụng đường cầu để đánh giá thiệt hại do bão bao gồm: phương pháp chi phí thay thế, phương pháp chuyển giao giá trị, phương pháp thay đổi năng suất, phương pháp chi phí cơ hội, phương pháp định lượng tác động tới sức khỏe
1.4.3.1. Phương pháp chi phí thay thế:
Khái niệm:
Phương pháp chi phí thay thế( phục hồi tài sản môi trường) là phương pháp mà thay vì các yếu tố môi trường bị tổn thương( mất) buộc người ta phải bỏ ra chi phí để phục hồi hay chống đỡ thì chi phí bỏ ra đó chính là giá trị của môi trường có được.
Các bước thực hiện:
+ Bước 1: Xác địn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 111326.doc