Như trong mô tả về trường hợp của LEVI, một hiệu hàng có thể là tất cả những điều quan trọng nhất đối với nhiều sản phẩm. Hơn nữa, làm thế nào bạn có thể giải thích việc một số khách hàng muốn mua thuốc Bayer aspirin còn những người khác thì đang thích ( hoặc ít nhất cũng là đang chấp nhận) hiệu hàng Walgreen khi mà cả hai đều là nhũng sản phẩm giống nhau về mặt lí tính và hoá tính? Những sự lựa chọn của các khách hàng không những bị ảnh hưởng bởi hiệu hàng mà còn bị ảnh hưởng bởi bao bì, mẫu mã, hoặc những đặc điểm khác của sản phẩm. Do những đặc điểm này của sản phẩm là những thành tố quan trọng trong chương trình Marketing, nên mục đích của chương này là làm rõ chúng. Sau khi học xong chương này bạn có thể hiểu được:
33 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1120 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Luận văn : Hiệu hàng, bao gói và các đặc điểm khác của sản phẩm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Đề tài: Hiệu hàng, bao gói và các đặc điểm khác của sản phẩmHIỆU HÀNG
Như trong mô tả về trường hợp của LEVI, một hiệu hàng có thể là tất cả những điều quan trọng nhất đối với nhiều sản phẩm. Hơn nữa, làm thế nào bạn có thể giải thích việc một số khách hàng muốn mua thuốc Bayer aspirin còn những người khác thì đang thích ( hoặc ít nhất cũng là đang chấp nhận) hiệu hàng Walgreen khi mà cả hai đều là nhũng sản phẩm giống nhau về mặt lí tính và hoá tính? Những sự lựa chọn của các khách hàng không những bị ảnh hưởng bởi hiệu hàng mà còn bị ảnh hưởng bởi bao bì, mẫu mã, hoặc những đặc điểm khác của sản phẩm. Do những đặc điểm này của sản phẩm là những thành tố quan trọng trong chương trình Marketing, nên mục đích của chương này là làm rõ chúng. Sau khi học xong chương này bạn có thể hiểu được:
Bản chất và tầm quan trọng của hiệu hàng.
Những đặc tính của một tên hiệu hàng hiệu quả.
Tại sao và làm thế nào ngày càng có nhiều công ty đang xây dựng và sử dụng luật công lí của hiệu hàng.
Bản chất và tầm quan trọng của bao bì và dán nhãn hàng hoá.
Những chiến lược bao bì hàng hoá chủ yếu.
Những ẩn ý Marketing về các đặc điểm khác của sản phẩm-mẫu mã, màu sắc và chất lượng - mà nó có thể thoả mãn nhu cầu của khách hàng.
HIỆU HÀNG- BRANDS
Hiệu hàng là một từ mang tính tổng quát, nó hàm chứa những nghĩa khác hẹp hơn. Một hiệu hàng là một tên, và/hoặc một mác được thiết kế để nhận biết sản phẩm của một hoặc một nhóm các nhà bán hàng và để phân biệt với các sản phẩm cạnh tranh.
Một tên hiệu hàng (Brand Name) bao gồm các từ, các chữ, và/hoặc các chữ số có thể phát âm thành lời. Một mác hiệu hàng (Brand Mark) là một phần của hiệu hàng, xuất hiện dưới dạng một biểu tưọng, mẫu mã hoặc các từ, màu sắc khác biệt. Một mác hiệu hàng được nhận biết thông qua các dấu hiệu nhìn thấy chứ không thể được biểu đạt như khi phát âm một tên hiệu hàng. Crest, Coors và Gillette là những tên hiệu hàng. Mác hiệu hàng là hình quả địa cầu với những đường kẻ khác biệt của AT&T hay như hình người cưỡi ngựa và chú ngưạ cho hiệu hàng Ralph Lauren’s Polo. Green Giant (sản phẩm rau quả đóng hộp và ướp lạnh) và ARM&Hammer (soda nóng) vừa là tên hiệu hàng vừa là mác hiệu hàng.
Một thương hiệu là một hiệu hàng được một ngưòi bán chấp nhận và được bảo hộ hợp pháp. Một thương hiệu bao gồm không chỉ là mác hiệu hàng, như nhiều người vẫn nghĩ, mà còn gồm cả tên hiệu hàng. Luật Lanham năm 1946 cho phép các công ty đăng kí thương hiệu được chính quyền liên bang bảo hộ, tránh sự sử dụng và lạm dụng nó của các công ty khác. Bản sửa đổi của Luật Thương Hiệu có hiệu lực từ năm 1989 nhằm nhấn mạnh hệ thống đăng kí thương hiệu đảm bảo cho lợi ích của các công ty Hoa kỳ.
Một phương pháp để phân loại các hiệu hàng là dựa trên cơ sở của những người sở hữu chúng. Do đó chúng ta có hiệu hàng của nhà sản xuất, hiệu hàng của các nhà trung gian và sau đó là sự sở hữu của các nhà bán buôn và bán lẻ. Florsheim(giày), Prozac (thuốc làm giảm hoạt động của Elli& Company), Courtyard by Marriott ( phòng cho thuê) và Valujet (hãng hàng không giảm giá) là những hiệu hàng của nhà sản xuất, còn Lucerne (đường thoát hiểm), Craftsman (Sears) và Penncrest (J.C.Penney) là những hiệu hàng của nhà trung gian.
Thuật ngữ quốc gia và tư nhân được sử dụng để miêu tả một cách tách biệt sự sở hữu hiệu hàng của nhà sản xuất và trung gian. Tuy nhiên, những nhà chuyên môn Marketing ưa dùng thuật ngữ Nhà sản xuất-nhà trung gian hơn. Ví dụ như: một hiệu hàng đồ ăn gia cầm được bán ở 3 bang bởi các nhà sản xuất nhỏ Birmingham, Alabama được gọi là hiệu hàng quốc gia, còn những hiệu hàng của Wal-mart và Sears là hiệu hàng tư nhân. Điều này nhấn mạnh, làm rõ hơn ý nghĩa của hai thuật ngữ này.
Lí do dùng hiệu hàng:
Đối với người tiêu dùng thì hiệu hàng giúp cho việc nhận biết hàng hoá và dịch vụ một cách dễ dàng hơn. Hiệu hàng trợ giúp người mua sắm chọn lựa nhanh chóng một siêu thị, một cửa hàng bán lẻ hoặc một cửa hàng giảm giá và giúp cho việc ra các quyết định mua bán. Hiệu hàng đồng thời cũng bảo đảm cho các khách hàng rằng: họ sẽ nhận được chất lượng không đổi nếu lần sau cũng mua sản phẩm với hiệu hàng đó.
Đối với người bán hàng, hiệu hàng có thể giúp cho việc xúc tiến bán. Các hiệu hàng sẽ được nhận biết một cách dễ dàng khi chúng được trưng bày trong một cửa hàng hoặc xuất hiện trong quảng cáo. Việc sử dụng hiệu hàng sẽ giảm bớt những so sánh về mặt giá cả. Do hiệu hàng là một nhân tố khác cần xem xét khi so sánh với các sản phẩm khác nên việc sử dụng hiệu hàng sẽ giảm thiểu các khả năng ra quyết định mua bán chỉ dựa hoàn toàn vào giá cả. Danh tiếng của một hiệu hàng cũng ảnh hưởng đến lòng trung thành giữa những người mua dịch vụ cũng như ảnh hưởng đến hàng hoá tiêu thụ và kinh doanh. Cuối cùng, việc sử dụng hiệu hàng có thể tạo nên sự khác biệt giữa các hàng hoá, ví dụ: cam Sunkist, muối Morton, đường Domino…
Những hiệu hàng được đánh giá cao nhất tại Hoa Kỳ-với mục đích so sánh- và tại Anh và Achentia được chỉ ra trong biểu 10-1. Có một chút trùng lặp trong danh sách 10 hiệu hàng đứng đầu: chỉ có Kodak và Mercedes Benz là xuất hiện trong cả 3 cột. Ta cũng đồng thời lưu ý rằng: một số ít dịch vụ (Disney world, Disneyland, USP) được tán dương trong danh sách của Mỹ, chỉ có một dịch vụ(Disney world) và một nhà bán lẻ (Marks&spencer) được cân nhắc trong bảng xếp hạng của Anh và chỉ có hàng hoá là xuất hiện trong danh sách của Achentia.
Bảng 10-1 Những hiệu hàng tốt nhất- theo một số điều tra.
Xếp hạng
Tại Hoa Kỳ
Tại Anh
Tại Achentina
1
Phim Kodak
Mercedes-Benz
Mercedes-Benz
2
Disney World
BMW
Bánh ngọt Havana
3
Mercedes-Benz
Đồ chơi Lego
Sản phẩm bơ sữa La Senenisimo
4
Disneyland
Đồ chơi Fisher Price
Bia Quilmen
5
Thiệp mừng Hallmark
Các cửa hàng Marks&Spencer
Xe máy Peugeot
6
Đồ chơi Fisher Price
Disney World
Thiết bị điện tử JVC
7
Đồ jean của Levi
Kellogg’s Corn Flaké
Phim Kodak
8
Dịch vụ chuyển hàng United Parcel
Đồ jean của Levi
Xe máy Renault
9
Soda nóng arm&Hammer
Pin Duracell
Đồ trang sức Christian Dior
10
Giấy nhôm Reynolds Wrap
Phim Kodak
Thiết bị điện tử Sony
Không phải tất cả các hiệu hàng đều được nhận biết rộng rãi và đạt được thế mạnh trên các thị trường mục tiêu của chúng.Và trong số những hiệu hàng đạt đựoc như mong muốn như vậy thì khá nhiều không thể giữ được vị trí của mình một cách vĩnh viễn. Tuy nhiên, với thành công của các hoạt động như xúc tiến tích cực và kiểm soát chặt chẽ chất lựơng, một số ít các hiệu hàng như máy ảnh Kodak, lưỡi cạo Gillette đã duy trì được vị trí dẫn đầu của mình trong một thời gian dài. Kết quả là: một lựong tiền khổng lồ được chi dùng cho việc có được các công ty với những hiệu hàng mang tính thống trị. Công ty RJR đã trả vài tỉ đô la để có được Nabisco cùng với bánh qui oreo và bánh cracker Ritz của nó. Hàng loạt các công ty khác theo đuổi Kraft (Phomat Velveeta, salad Miracle, và những hiệu hàng hàng đầu) với các cuộc đấu thầu lên tới hơn 11 tỉ USD và cuối cùng Philip Morris đã có được Kraft.
Những lí do không sử dụng hiệu hàng:
Có hai trách nhiệm mà người sở hữu hiệu hàng phải quan tâm:(1) không ngừng xúc tiến hiệu hàng và (2) duy trì chất lượng sản phẩm không đổi. Có rất nhiều công ty không sử dụng hiệu hàng cho sản phẩm của mình vì họ không không có khả năng hoặc không mong muốn thừa nhận những trách nhiệm này.
Một vài mặt hàng vẫn không sử dụng hiệu hàng do chúng không thể có sự khác biệt về mặt lí tính so với các sản phẩm của công ty khác. Cúc áo, đinh và các nguyên liệu thô (than,cotton,lúa mì) là những ví dụ về các sản phẩm mà sự khác biệt về sản phẩm, bao gồm cả hiệu hàng, hầu như không được biết đến. Những sản phẩm tươi sống tự nhiên như rau quả tươi thì không nên khuyến khích việc sử dụng hiệu hàng. Tuy nhiên những hiệu hàng nổi tiếng như chuối Chiquita, dứa Dole đã cho thấy rằng: ngay cả các sản phẩm nông nghiệp cũng có thể sử dụng hiệu hàng thành công.
Lựa chọn một tên hiệu hàng tốt:
Một vài tên hiệu hàng có ảnh hưởng rất tốt, nó góp phần vào thành công của sản phẩm. Ta hãy xem xét ví dụ của pin DielHard và nhà trọ cho các tay môtô (motel) Roach. Roach motel là nơi để tránh các kẻ quấy rầy chứ không phải là loại motel được chiết khấu. Nó xuất hiện trong bảng xếp loại hàng đầu của các hiệu hàng như ở bảng 10-1, sở hữu hầu hết các đặc tính mong muốn có ở một hiệu hàng. Tuy nhiên, hầu như không có tên nào trong số này gợi lên cách thức sử dụng hay lợi ích của sản phẩm-tính chất đầu tiên của hiệu hàng.
Nhưng, để chắc chắn thành công trên một thị trường, đòi hỏi nhiều vấn đề hơn là cái tên hay của hiệu hàng. Witness People express, một hãng hàng không giảm giá đã thất bại mặc dù có một cái tên rất thích hợp. Những tên hiệu hàng quá nghèo nàn về ý nghĩa cũng là một nhân tố gây thất bại cho sản phẩm. Đôi khi, nhiều sản phẩm vẫn đạt được thành công mặc dù có những cái tên khá nghèo nàn. Điều này được chứng thực trong trường hợp exxon, một cái tên không hề có ý nghĩa khi nó xuất hiện lần đầu trên thị trường.
Lựa chọn tên cho sản phẩm nhưng đôi khi tên đó xuất hiện rất tầm thường, đôi khi không. Al Ries, một tác giả và một nhà tư vấn nổi tiếng đã nhấn mạnh điều này khi nói rằng: “Thành tố quan trọng nhất trong chương trình Marketing- và là thành tố mà các nhà quản trị Marketing có thể dùng ảnh hưởng của nó trong hầu hết các kiểm soát-là tên của một sản phẩm”.
Những thách thức:
Ngày nay, việc lựa chọn một tên hiệu hàng tốt cho một sản phẩm mới là một thách thức đầy khó khăn. Lí do? Chúng ta đang mất dần các khả năng. Một mặt, có hơn 10000 sản phẩm mới được ra đời hàng năm. mặt khác, chỉ có 50000 từ có ý nghĩa trong bộ từ điển tiêu chuẩn. Hơn nữa, rất nhiều từ đã là tên của các sản phẩm khác (như Pert Plus, cascade, Veryfine) hoặc không thích hợp với tên hiệu hàng như: Ghê tởm, Chết chóc, Kẻ đạo đức giả…
Có một giải pháp là kết hợp chữ số với các từ và/hoặc các chữ để tạo nên một tên hiệu hàng. Ví dụ như: Formula 409 (chất làm sạch đồ gia dụng), WD-40 (chất bôi trơn và bảo quản) và Lotus 1-2-3 (phần mềm). Một khả năng khác là tạo ra một tên hiệu hàng không phải là một phần của tiếng ANH. Những ví dụ của những dạng ngôn ngữ này là: Acura, Lexus và Compaq. Sở hữu một cái tên không hề rẻ, nó đáng giá 25.000 USD và hơn nữa cho bản thân mỗi một tên, sau đó còn đáng giá rất nhiều để xúc tiến cho tên hiệu hàng mới.
Những đặc tính mong muốn:
Có rất nhiều đặc tính xác định khả năng mong muốn có ở tên hiệu hàng của một hàng hoá cũng như dịch vụ. Quả là khó khăn để tìm kiếm một tên hiệu hàng được đánh giá là tốt về mọi mặt. Tuy nhiên, một tên hiệu hàng nên có càng nhiều trong 5 đặc tính dưới đây trong khả năng có thể:
Gợi lên chút gì đó về sản phẩm, đặc biệt là về công dụng và lợi ích của nó: Những cái tên hàm ý về ích lơị bao gồm: Beutyrest, Mr Goodwrench, Minute Rice và có lẽ, điển hình nhất là DieHard. Công dụng của sản phẩm được nhắc đến trong các tên như: Dustbuster, Ticketron và những chiếc ghế La-Z-Boy.
Dễ phát âm, đánh vần và dễ ghi nhớ: Những cái tên đơn giản, ngắn gọn và một âm tiết như Tide, Ban, Aim vad Surf rất hữu ích. Tuy nhiên, ngay cả một vài tên ngắn như Nynex và Aetna không hề dễ phát âm đối với một số người tiêu dùng. Những hiệu hàng khác cũng có thể không đạt được tiêu chuẩn này như Frusen-Glãdjé (kem), Au Bon Pain (bánh mỳ) và asahi( bia).
Khác biệt: Những hiệu hàng với tên như national, Star, Ideal, United, Allied hay như Standard không đạt được tiêu chuẩn này. Rất nhiều công ty dịch vụ bắt đầu bằng tên hiệu hàng là những tính từ chỉ sức mạnh và sau đó thêm vào những miêu tả về công việc kinh doanh. Tạo ra những tên hiệu hàng như vậy là Alliêd Van Lines và dịch vụ gửi hàng United Parcel Service, nhưng liệu chúng đã thực sự tạo nên sự khác biệt?
Có thể dễ dàng thích ứng khi thêm dòng sản phẩm: Những cái tên thân thuộc như Kellogg, Lipton hay Ford có thể đáp ứng được mục đích hơn là những cái tên rất khác biệt chỉ lợi ích của sản phẩm.Khi những nhà hàng ăn nhanh đưa thêm bữa sáng vào thực đơn của họ thì Mc Donald’s sẽ hợp lí hơn burger King hay Pizza Hut. Cũng tương tự như vậy, những cái tên như Alaska AIRLINES và Southwest AIRLINES có thể kiềm chế sự mở rộng địa lý hơn là những cái tên như United AIRLINES.
Có khả năng đăng kí và bảo hộ hợp pháp: Tên hiệu hàng được bảo vệ bởi Luật Lanham, bản sửa đổi năm 1989 và các Luật khác.
Bảo hộ tên hiệu hàng:
Một công ty với tên hiệu hàng thành công và có tiếng cần phải có những hoạt động để bảo vệ nó. Mặt khác, tài sản có giá trị này có thể bị huỷ hoại, thậm chí mất hoàn toàn bởi một trong 2 cách thức:
Làm giả sản phẩm: một số nhà sản xuất không chân thật tiến hành làm giả sản phẩm bằng cách thay thế một hiệu hàng nổi tiếng vào sản phẩm của họ mà không quan tâm đến những cơ sở căn bản của hiệu hàng. Tuy nhiên, thực tế đã chứng tỏ rằng họ không có quyền sở hữu tên hiệu hàng. Nếu bạn đã từng đến Manhatan ở New york, có lẽ bạn sẽ được chào mua những chiếc đồng hồ “chính hiệu” Rolex hoặc Gucci chỉ với giá 10 đến 20 USD. Rõ ràng đây là những sản phẩm làm giả. Hàng giả có thể tìm thấy trong nhiều chủng loại sản phẩm, bao gồm: đồng hồ, đồ da, giầy thể thao và những phụ tùng của xe gắn máy. Những tổn thất này làm cho nhiều công ty của Mỹ mất đi hơn 5 tỉ USD hàng năm.
Quả là không hề thực tế khi nghĩ rằng hàng giả có thể loại bỏ hoàn toàn. Tuy nhiên, các công ty không phải là không có đủ sức mạnh để đấu tranh với những “đòn đánh” như vậy . Trước tiên họ cần phải tìm những hàng giả mang hiệu hàng của họ. Việc thứ hai: khi hàng giả và sản phẩm của họ giống nhau thì các hành động pháp lý cần được tiến hành để chống lại những kẻ xâm phạm. Đặc biệt, những cách thức xử lí cần phải tuân theo Luật về Làm giả Thương hiệu, một bộ luật liên bang năm 1984. Những kẻ xâm phạm có thể bị những trừng phạt nghiêm khắc, kết án tù, tịch thu các sản phẩm giả và bị phong toả các tài sản kinh doanh và tài chính. Tất nhiên, việc đấu tranh với sản phẩm giả có thể tốn kém về thời gian và tiền của nhưng các công ty không nên phớt lờ việc làm giả sản phẩm bởi hành động đó có thể “ làm giảm giá trị của thương hiệu sản phẩm mà ta sở hữu”.
Sử dụng quá thông dụng tên hiệu hàng:
Trải qua nhiều giai đoạn, nhiều tên hiệu hàng được chấp nhận rộng rãi và chúng thường được dùng thay cho những tên thông thường của danh mục sản phẩm đặc biệt. Những ví dụ này được liệt kê dưới đây: thuốc, áo lót, giấy bóng kính, thang máy, kèn acmônica, dầu lửa, vải sơn lót nhà, nilon, các loại hạt ngũ cốc, lúa mì, phích nước,đồ chơi trẻ em yoyo, phecmơtuya.
Đôi khi những tên này là thương hiệu và chỉ được người sở hữu chúng sử dụng.
Chuyện gì sẽ xảy ra? Tất nhiên một tên hiệu hàng có thể trở thành thông dụng thông qua hai cách cơ bản:
Không có tên thông dụng đơn giản nào sẵn có cả, do vậy công chúng sử dụng tên hiệu hàng như là một tên thông dụng. Điều này xảy ra với trường hợp của lúa mì xay nhỏ, nylon, giấy bóng kính. Hiệp hội Formica bắt đầu tiến hành những trận đấu tranh liên tiếp, mà rất thành công để duy trì biểu tượng hợp pháp của hiệu hàng Formica-những tấm trang trí dát mỏng.
Mâu thuẫn như khi xuất hiện, đôi khi một công ty quá hiệu quả trong việc xúc tiến một tên hiệu hàng. Mặc dù vẫn chưa là tên thông dụng hợp pháp, nhưng những tên như Levi’s, Band-Aid, Scotch Tape và Kleenex là những tên nằm trong phần ranh giới giữa tên của hiệu hàng và tên được dùng thông dụng. Những tên hiệu hàng này được quảng cáo nhiều và rất thành công khiến cho nhiều người sử dụng chúng một cách thường xuyên. Để diến giải cho điều đó bạn hãy xem thuật ngữ nào sẽ được dùng trong hội thoại? Băng gạc dính hay là Band-Aid, giấy lau mặt hay là Kleenex? Chúng ta sẽ tìm hiểu sau trong cả hai trường hợp.
Có rất nhiều cách để ngăn cản việc sử dụng thông dụng một tên hiệu hàng:
Sử dụng tên hiệu hàng kết hợp với tên công ty, ví dụ: máy ảnh Palaroid Land
Tuy nhiên tốt hơn là sử dụng tên hiệu hàng cùng với tên thông dụng của nó, ví dụ: polyester Dacron
Ghi các quyền ngay sau tên hiệu hàng: đặt biểu tượng R nếu hiệu hàng là một thương hiệu đã đăng kí hoặc TM nếu hiệu hàng chưa đăng kí.
Gợi sự chú ý và những thách thức sử dụng không đúng tên hiệu hàng của bạn. Rollerblade Inc thậm chí đã kiện các đối thủ cạnh tranh vì đã sử dụng “rollerblade” như một từ thông dụng. Do vậy những người quản trị của Rollerblade đã tỏ ý khinh thường những lời phát biểu như: “ Tôi làm gãy cái cổ của tôi bởi rollerblade-lưỡi dao trượt băng” và thích họ dùng thuật ngữ in-line-skating (bàn trượt băng) hơn.
CẤP GIẤY PHÉP THƯƠNG HIỆU:
Những sản phẩm với hiệu hàng nổi tiếng có khả năng lớn cho việc cấp giấy phép thưong hiệu, còn gọi là cấp giấy phép hiệu hàng. Ví dụ như Sunkist Growers đã cấp giấy phép hiệu hàng Sunkist nổi tiếng của mình cho hàng loạt công ty để họ sử dụng tên đó trong nhiều mặt hàng, gồm các sản phẩm về sức khoẻ và đồ uống. Theo hợp đồng này người sở hữu thương hiệu cấp giấy phép (cho phép) các công ty khác được quyền sử dụng tên hiệu hàng và mác hiệu hàng của họ trên các sản phẩm. Người được cấp giấy phép (công ty nhận được giấy phép) nói chung phải trả tiền bản quyền sử dụng từ 5 đến 10% giá bán buôn của mỗi mặt hàng dùng thương hiệu được cấp giấy phép. Tỉ lệ tiền bản quyền sủ dụng khác nhau phụ thuộc vào tổng lợi tức cổ phần không tính lãi liên quan đến hiệu hàng được cấp bởi người cấp giấy phép, là công ty sở hữu nó.
Chiến lược hiệu hàng vào đầu những năm 80 chiếm chưa tới 20 tỉ USD trong doanh thu bán lẻ nhưng tới nay đã vượt lên hơn 75 tỉ USD doanh thu hàng năm. Việc mua bán giấy cấp phép khá yên lặng trong những năm đầu thập niên 90, có lẽ bởi sức ì của nền kinh tế , nhưng lại đang phát triển trở lại. Đồ chơi trẻ em thể hiện đặc tính này khá rõ, ví dụ như Mighty Morphin Power Rangers có tới 12% tổng doanh thu là từ việc cấp giấy phép. Nhưng danh mục lớn nhất về mua bán giấy phép là đồ trang sức, chiếm 1/3 tổng doanh thu .
Các quyết định chiến lược phải được quyết định bởi cả hai phía: người cấp giấy phép và người được cấp giấy phép. Pierre Cardin (người cấp giấy phép) về cơ bản nhất phải hỏi: “Liệu chúng tôi có nên cho phép các công ty khác sử dụng nhãn thiết kế của mình?”. Một nhà sản xuẩt khung mắt kính ( Người được cấp giấy phép tiềm năng) cũng phải đặt ra câu hỏi: “ liệu ta có muốn cho ra một dòng thời trang khung mắt kính cao cấp dưới tên Pierre Cardin?”
Những ngưòi sở hữu những hiệu hàng nổi tiếng rất quan tâm đến việc cấp giấy phép cho thương hiệu của họ với nhiều lí do:
Nó có thể là một nguồn lợi nhuận lớn: người cấp giấy phép chỉ tốn một chút chi phí.Tuy nhiên, họ phải đặt ra tiêu chuẩn cho việc cấp giấy phép và giám sát hợp đồng giấy phép để bảo hộ danh tiếng thương hiệu của mình.
Có lợi ích quảng cáo: Tên của ngưòi cấp giấy phép được lưu truyền vượt ra ngoài mặt hàng có thương hiệu nguyên bản. Quyết định của Coppertone cho phép tên hiệu hàng của mình thay thế hàng loạt các sản phẩm ngoài trời như giầy dép và ô và đựoc giải thích là: “ Sự xuất hiện càng nhiều của cái tên Coppertone ở bên phải những sản phẩm như vậy trong danh mục thích hợp thì nó càng nhấn mạnh vị trí của hiệu hàng trên thị trường”.
Việc cấp giấy phép cũng đồng thời đưa ra sự hứa hẹn đối với người được cấp giấy phép. Những nguyên nhân cụ thể cho việc mua bán một giáy phép thương hiệu là:
Khả năng về sự thành công của sản phẩm mới có thể được tăng lên: Sẽ là dễ dàng hơn nhiều cho một công ty không nổi tiếng được cả người tiêu dùng và các nhà trung gian chấp nhận sản phẩm của mình nếu nó sử dụng một thương hiệu nổi tiếng.
Chi phí về Marketing có thể sẽ giảm: Một người được cấp giấy phép diễn giải về việc cấp giấy phép là “một cách thức để lấy một tên hiệu hàng đã được công nhận và đưa nó vào trong việc buôn bán của bạn mà không phải xây dựng và quảng cáo hiệu hàng, là những công việc đòi hỏi chi phí rất lớn.”.Bất kỳ sự tiét kiệm nào cũng có thể bù đắp cho chi phí bản quyền để trả cho người cấp giấy phép.
NHÃN HÀNG:
Nhãn hàng, khá liên quan đến bao bì, là một đặc điểm khác của sản phẩm đòi hỏi sự chú ý trong quản lí.Một nhãn hàng là một phần của sản phẩm, chứa đựng thông tin về sản phẩm và về người bán. Một nhãn hàng có thể là một phần của bao gói hoặc có thể là một mảnh nhỏ được gắn kèm cùng sản phẩm. Rõ ràng có một mối quan hệ rất gần gũi giữa nhãn hàng, bao bì và hiệu hàng.
Các loại của nhãn hàng:
Nhãn hàng được chia làm 3 loại cơ bản:
Một nhãn hiệu hàng đơn giản là một hiệu hàng đứng riêng lẻ được chỉ ra trên sản phẩm hoặc bao gói. Ví dụ cam được dán tem Sunkist hoặc Blue Goose hay như quần áo mang nhãn hiệu hàng Sanforized.
Một nhãn hàng mô tả cho ta những thông tin mang tính chủ đích về công dụng, chỉ dẫn, lưu ý, hình thức, và/hoặc những đặc điểm khác về sản phẩm. Trong một nhãn hàng hàng mô tả cho một hộp ngô, nó sẽ chỉ ra những chỉ dẫn liên quan đến loại ngô (vàng ngọt), kiểu (kem hay là hạt rời), cỡ hộp, số ống bọc, các thành phần khác, lượng dinh dưỡng.
Một nhãn hàng phân loại nhận dạng chất lượng được đánh giá của sản phẩm với những chữ cái, số hoặc từ. Đào đóng hộp được dán nhãn phân loại A, B và C. Ngũ cốc và lúa mì được dán nhãn hàng phân loại 1 và 2.
Dán nhãn hiệu hàng là một hình thức có thể chấp nhận của dán nhãn hàng nhưng nó không cung cấp đầy đủ thông tin cho người mua. Những nhãn hàng mô tả cung cấp nhiều thông tin về sản phẩm nhưng không cần thiết cho tất cả khi nó được khách hàng cần đến và mong muốn có trong việc ra quyết định mua bán.
Những yêu cầu dán nhãn hàng theo Luật:
Việc dán nhãn đã vấp phải những chỉ trích. Ví dụ: người tiêu dùng đã buộc tội cho những nhãn hàng không cung cấp đủ thông tin hoặc đưa ra những thông tin sai lệch về sản phẩm và có sự nhầm lẫn hàng loạt về kích cỡ, hình dáng của bao gói cho một sản phẩm nhất định. Những phàn nàn của công chúng về bao bì và nhãn hàng giả hoặc dối trá đã dẫn đến hàng loạt các Luật về dán nhãn hàng của Liên bang.
Luật dược phẩm và Thực phẩm(1906) cùng với bản sửa đổi của nó-Luật về hoá mỹ phẩm, dược phẩm và thực phẩm (1938) đã cung cấp những điều lệ rõ ràng về phương thức dán nhãn hàng dược phẩm, thực phẩm, hoá mỹ phẩm và các dụng cụ chữa bệnh. Đặc biệt tiêu biểu là Luật Hội chợ bao bì và dán nhãn hàng (năm 1966) đã cung cấp: (1) Những yêu cầu dán nhãn bắt buộc;(2) cơ hội cho các doanh nghiệp chủ động đưa ra những tiêu chuẩn về bao gói mà nó có thể giới hạn sự gia tăng của cùng một sản phẩm theo những kích thước và trọng lượng khác nhau; (3) những cơ quan quản lý, ví dụ như Cục Quản lí dược phẩm và thực phẩm và Hội đồng thương mại liên bang, có quyền được đặt ra các điều khoản về bao gói hàng hoá theo ý mình.
Ngay hiện tại, Luật Giáo dục và dán nhãn hàng dinh dưỡng (NLEA), được thông qua năm 1990 và ban hành vào năm 1994, đã tập hợp những tiêu chuẩn về dán nhãn hàng đồ dinh dưỡng cho các sản phẩm chế biến. Mục đích của luật này là đảm bảo một cách công khai và đầy đủ về hàm lượng dinh dưỡng của thực phẩm. Nhãn hàng phải chỉ ra một cách rõ ràng về tổng lượng calori, hàm lượng béo, cholesterol, natri, hydrat cacbon và protein có trong dung lượng của gói hàng. Thêm vào đó, tổng những hàm lượng này phải được chỉ ra theo phần trăm của lượng tiêu thụ 2000 calo hàng ngày. Hàm lượng vitamin và chất khoáng cũng phải được biểu hiện theo phần trăm lượng cho phép nên dùng hàng ngày.
Theo Luật NLEA, Cục quản lí dược phẩm và thực phẩm đã phát hành những định nghĩa tiêu chuẩn cho các thuật ngữ quan trọng dùng trong dán nhãn hàng như light, lean và good source .Ví dụ như để nhãn hàng hoá được gọi là light, thì bản gốc của hiệu hàng đó phải chứa ít hơn 1/2 luợng béo hoặc 1/3 lượng calo so với tiêu chuẩn của các sản phẩm trong cùng mục hàng. Luật NLEA cho phép các công ty đưa các cảnh báo về sức khoẻ vào nhãn hàng, ví dụ như giá trị của vải sợi trong việc ngăn chặn bệnh đau tim và các công ty được phép liệt kê sự xác nhận nhãn hàng của mình từ các tổ chức y tế như Hiệp hội tim mạch Hoa kỳ.
Những thay đổi trong việc dán nhãn hàng đồ dinh dưỡng theo luật NLEA đưa ra cho 200000 loại thực phẩm đóng gói, bao gồm các sản phẩm gia cầm và thịt. Rõ ràng những thay đổi này đã tiết kiệm lượng lớn chi phí về thời gian cho các nhà sản xuất thực phẩm, với ước tính từ 2 đến 6 tỉ đô la. Tuy nhiên, những nhà ủng hộ luật cũ lại tranh cãi rằng: những yêu cầu của việc dán nhãn hàng mới đẩy mạnh việc tăng chất dinh dưỡng, do đó làm giảm chi phí chăm sóc sức khoẻ. Lẽ dĩ nhiên những tiết kiệm chỉ có thể thành hiện thực nếu như Khách hàng đọc nhãn hàng và sử dụng các thông tin đó trong việc lựa chọn thực phẩm.
Cuối cùng, bản sửa đổi năm 1992 của Luật Hội chợ dán nhãn và bao gói hàng đã đưa việc dán nhãn hàng hệ mét cho những sản phẩm được chọn lọc. Có hiệu lực vào năm 1994, Luật này yêu cầu các kích thước và trọng lượng hệ mét được minh hoạ trên nhãn hàng phải đi kèm với những thước đo kích thước và trọng lượng truyền thống của Mỹ như inch, pound hay pin. Việc thay thế bằng hệ thống đo lường của Mỹ, như nhiều công ty e ngại, tốt hơn là bổ sung thêm thông tin hệ mét.
BAO BÌ
Thậm chí khi một sản phẩm được phát triển và dán hiệu hàng, các chiến lược cho những khía cạnh khác liên quan đến sản phẩm vẫn phải được đưa ra trong chương trình Marketing-mix. Một đặc điểm sản phẩm như vậy và là một nhân tố còn nhiều tranh cãi là bao bì -Packaging, bao gồm tất
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuong_hieu_219.doc