Đề tài Luận điểm của Mác về cách mạng giải phóng dân tộc, bản chất cách mạng tư sản

Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nướccủa dân tộc ta, thời nào cũng có những bậc anh hùng cứu nước ngang tầm với vĩ nhân của các dân tộc trên thế giới về trí tuệ, khí phách và lòng dũng cảm. Nhưng chỉ đến đầu thế kỉ XX, với Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh, đân tộc ta mới có được một người anh hùng giải phóng dân tộc, đồng thời còn là một nhà văn hoá, một nhà tư tưởng lớn của dân tộc. Sự ra đời của Người đã đáp ứng được đòi hỏi của thời đại ngày nay, thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH, thời đại của ý thức độc lập dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội thoát khỏi cảng áp bức, bóc lột giai cấp và chia rẽ dân tộc.

Hồ Chí Minh sinh trưởng trong một gia đình trí thức nho giáo, quê ở Nghệ An là một nơi giàu truyền thống kiên cường vì sự nghiệp của nước, của dân. trước hoàn cảnh lịch sử xã hội của đất nước cùng với tinh thần yêu nước sâu sắc đã thôi thúc Người đi tìm con đường cứu nước, cứu dân, nhất định không chịu sống một cuộc đời mất nước, mất độc lập, tự do. Từ cảng Nhà Rồng Người đã lên đường bôn ba, kiên trì phấn đấu, vượt mọi gian khổ để tìm ra cho mình, cho đất nước, cho dân tộc một con đường đúng đắn để đưa Tổ quốc tới độc lập, hòa bình và toàn vẹn lãnh thổ. Trải qua một thời gian dài, với sự cố gắng miệt mài, không mệt mỏi Người đã trang bị cho mình một bản linh kiên cường trước kẻ thùv để đánh đổ chế độ áp bức bóc lột thực dân, phong kiến vươn lên xây đựng đất nước, xây dựng xã hội, xây dựng con người tự do hạnh phúc và văn minh, phù hợp với xu thế của thời đại.

Ngay từ khi gặp được tư tưởngcủa Mác-Lênin, Người đã nhận ra rằng đây là một chiếc chìa khoá để mở ra một con đường giải phóng dân tộc. Người dày công nghiên cứu và đã tìm thấy ở đây con đường giải phóng cho dân tộc, đó là con đường đi theo CNXH, và khổ công đào tạo mình trở thành người cộng sản đầu tiên của dân tộc Việt Nam. Cùng với bối cảnh lịch sử Người đã sáng tạo và làm lên tư tưởng cho mình dưa trên nền tảng của chủ nghĩa Mác-Lênin và lấy nó làm kim chỉ nam cho hành động. Để hiểu hơn về luận điểm và tư tưởng của Người chúng ta cần xem xét một số vấn đề sau.

 

 

doc13 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1348 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đề tài Luận điểm của Mác về cách mạng giải phóng dân tộc, bản chất cách mạng tư sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nội dung phân tích bao gồm: 1. Tính chất sáng tạo luận điểm của Hồ Chí Minh. 2. Hoàn cảnh lịch sử. 3. Luận điểm của Mác về cách mạng giải phóng dân tộc, bản chất cách mạng tư sản. 4. Lênin và vai trò của cách mạng. 5. Hồ Chí Minh hoạt động cách mạng thuộc địa và cách mạng chính quốc. Tài liệu tham khảo: 1. Giáo trìnhKTQD. 2. Giáo trình học viện N. A. Quốc. Lời mở đầu Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nướccủa dân tộc ta, thời nào cũng có những bậc anh hùng cứu nước ngang tầm với vĩ nhân của các dân tộc trên thế giới về trí tuệ, khí phách và lòng dũng cảm. Nhưng chỉ đến đầu thế kỉ XX, với Nguyễn ái Quốc-Hồ Chí Minh, đân tộc ta mới có được một người anh hùng giải phóng dân tộc, đồng thời còn là một nhà văn hoá, một nhà tư tưởng lớn của dân tộc. Sự ra đời của Người đã đáp ứng được đòi hỏi của thời đại ngày nay, thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH, thời đại của ý thức độc lập dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội thoát khỏi cảng áp bức, bóc lột giai cấp và chia rẽ dân tộc. Hồ Chí Minh sinh trưởng trong một gia đình trí thức nho giáo, quê ở Nghệ An là một nơi giàu truyền thống kiên cường vì sự nghiệp của nước, của dân. trước hoàn cảnh lịch sử xã hội của đất nước cùng với tinh thần yêu nước sâu sắc đã thôi thúc Người đi tìm con đường cứu nước, cứu dân, nhất định không chịu sống một cuộc đời mất nước, mất độc lập, tự do. Từ cảng Nhà Rồng Người đã lên đường bôn ba, kiên trì phấn đấu, vượt mọi gian khổ để tìm ra cho mình, cho đất nước, cho dân tộc một con đường đúng đắn để đưa Tổ quốc tới độc lập, hòa bình và toàn vẹn lãnh thổ. Trải qua một thời gian dài, với sự cố gắng miệt mài, không mệt mỏi Người đã trang bị cho mình một bản linh kiên cường trước kẻ thùv để đánh đổ chế độ áp bức bóc lột thực dân, phong kiến vươn lên xây đựng đất nước, xây dựng xã hội, xây dựng con người tự do hạnh phúc và văn minh, phù hợp với xu thế của thời đại. Ngay từ khi gặp được tư tưởngcủa Mác-Lênin, Người đã nhận ra rằng đây là một chiếc chìa khoá để mở ra một con đường giải phóng dân tộc. Người dày công nghiên cứu và đã tìm thấy ở đây con đường giải phóng cho dân tộc, đó là con đường đi theo CNXH, và khổ công đào tạo mình trở thành người cộng sản đầu tiên của dân tộc Việt Nam. Cùng với bối cảnh lịch sử Người đã sáng tạo và làm lên tư tưởng cho mình dưa trên nền tảng của chủ nghĩa Mác-Lênin và lấy nó làm kim chỉ nam cho hành động. Để hiểu hơn về luận điểm và tư tưởng của Người chúng ta cần xem xét một số vấn đề sau. GiảI quyết vấn đề I. Hoàn cảnh xã hội lịch sử. Vào giữa thế kỷ thứ XX, nước Việt Nam ta bị thực dân Pháp xâm lược. Sau khi hoàn thành việc xâm lược và bình định vũ trang, thiết lập bộ máy thống trị trên toàn bộ đất nước ta, thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa nhằm cướp đoạt tài nguyên, bóc lột sức người. Chính sách thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam và ở cả Đông Dương là chuyên chế về chính trị, kìm hãm và nô dịch văn hoá, bóc lột nặng nề về kinh tế. Dưới chế độ đó, nền kinh tế Việt Nam bị kìm hãm nặng nề do đó tiến triển rất chậm chạp và què quặt. Đời sống của nhân dân lầm than cực khổ, tăm tối mù mịt không lối thoát do các chính sách thuế khoá hết sức vô lý mà thực dân Pháp đã áp đặt ở Việt Nam. Trước bối cảnh đó đã hình thành những mâu thuẫn giai cấp trong xã hội Việt Nam:mâu thuẫn giữa toàn thể nhân đân ta với đế quốc thực dân Pháp, mâu thuẫn này vừa là mâu thuẫn cơ bản đồng thời vừa là mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam-một xã hội thuộc địa của Pháp. Sự áp bức bóc lột và sự chà đạp quyền độc lập dân tộc càng tăng thì sự phản kháng và đấu tranh dân tộc càng mạnh, càng quyết liệt. Thái độ, vị trí của các giai cấp ở Việt Nam bao gồm nông dân, công nhân, tiểu tư sản, tư sản, và cả một bộ phận trong giai cấp địa chủ với bọn cướp nước đều bị mâu thuẫn này chi phối. Phong trào dân tộc ở Việt Nam về cơ bản đã diễn biến trên cơ sở những điều kiện chính trị, kinh tế-xã hội đó và trong sự tác động chung của bối cảnh quốc tế trong từng thời kì lịch sử. Hàng loạt các cuộc nổi dậy, các cuộc đấu tranh trên toàn bộ đất nước theo nhiều hình thức đấu tranh vũ trang, biểu tình đã nổ ra không ngừng nhằm lật đổ chế độ áp bức bóc lột của thực dân Pháp. Tiêu biểu như phong trào Đông du (1906-1908), phong trào Đông kinh nghĩa thục (1907), phong trào Duy tân(1906-1908), Việt Nam quang phục hội (1912). Thế nhưng toàn bộ các phong trào này đều bị thự dân Pháp đàn áp và dập tắt. Trước một thực tế đầy đau thương đó, Người đã nhìn nhận và xem xét nguyên nhân đẫn đến những thất bại trên là do các cuộc đấu tranh đó chưa thực sự có một giải pháp đúng đắn, chưa phù hợp với xu thế của thời đại, cái gọi là dân chủ tư sản thực sự chỉ là một chào lưu trên sách báo chứ nó không phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn ở Việt Nam. Và Người đã quyết định ra đi để tìm cho minh, cho đất nước, cho dân tộc một con đường giải phóng đất nước, dân tộc Việt Nam. Trên con đường bôn ba khắp năm châu bốn biển Người đã để tâm xem xét tình hình nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm của các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới, Người đã tham gia lao động trong hàng ngũ giai cấp công nhân và nhân dân lao động thuộc địa các màu da. Trong những ngày đang hoạt động sôi nổi lựa chọn con đường cách mạng, thì cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 bùng nổ và dành thắng lợi, làm chấn đông địa cầu Hồ Chí Minh đã hướng đến con đường cách mạng tháng Mười, và chú tâm tìm hiểu tư tưởng đường lối của cuộc cách mạng đó. Chính ở đây Người đã tìm ra con đường cách mạng cho mình, Người chỉ ra rằng muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác là con đường cách mạnh vô sản. Như vậy là trải qua một cuộc hành trình dài đầy gian khổ, qua nhiều đại dương và địa lục, cuộc khảo sát vô cùng phong phú đã đem lại cho Hồ Chí Minh một tình cảm cách mạng sâu sắc, một vốn tri thức phong phú làm cơ sở cho Người đi đến một sự lựa chọn đúng đắn con đương cứu nước, con đường cách mạng của Lênin, với tư tưởng của Mác-Lênin. Từ đây Người đã dứt khoát đi theo con đường đó. II. Luận điểm của Mác về cách mạng giải phóng dân tộc, bản chất cách mạng tư sản. Mác (1818-1883) sinh ra ở Đức, sống và hoạt động ở những nước tư bản phát triển châu âu, trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, mâu thuẫn về xã hội và cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản và gia cấp tư sản nổi lên gay gắt . Cuộc đấu tranh ấy đòi hỏi phải có lý luận mới để chỉ đạo, thúc đẩy xã hội phát triển theo đúng quy luật khách quan của nó . Mác đã kế thừa những trào lưu tư tưởng lúc bấy giờ, chủ yếu là triết học cổ điển Đức, kinh tế chính trị Anh, chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp. Trải qua quá trình nghiên cứu đấu tranh về tư tưởng, lý luận và tham ra đấu tranh chính trị-xã hội, ông đã thực hiện một bước nhảy vọt về lý luận, hình thành thề giới quan duy vật biện chứng và đuy vật lịch sử trên cơ sở kế thừa có chọn lọc tư tưởng biện chứng của Hê-ghen và quan điểm duy vật của Phơ-bách chuyển từ lập trường dân chủ cách mạng sang lập trường Cộng sản, sáng lập ra học thuyết cách mạng và khoa học của giai cấp vô sản gồm ba bộ phận cấu thành là triết học, kinh tế chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học. Ông đã vạch rõ bản chất bóc lột và quy luật hoạt động, phát triển và tất yếu điệt vong của chủ nghĩa tư bản, vạch rõ vai trò sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản và con đường đấu tranh của giai cấp vô sản và quần chúng lao động chống giai cấp tư sản, con đường cách mạng vô sản để thủ tiêu xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Cùng với việc sáng tạo lý luận cách mạng và khoa học thấm đượm tinh thần nhân đạo cộng sản chủ nghĩa, ông đã viết bản tuyên ngôn của Đảng cộng sản bất hủ nêu lên khẩu hiệu nổi tiếng ;vô sản toàn thế giới liên hiệp lại, tổ chức ra đồng minh của những người cộng sản . Học thuyết Mác đã trở thành vũ khí tinh thần của cuộc đấu tranh giai cấp vô sản và nhân dân lao động đồng thời không ngừng phát triển hoàn thiện trong cuộc đấu tranh ấy . Con đường cách mạng của Mác vạch ra là giải phóng giai cấp, đi đến giải phóng nhân loại. III. Lênin và vai trò của cách mạng. Lênin(1870-1924)sinh ra và hoạt động chủ yếu ở nước Nga, chủ nghĩa tư bản phát triển trung bình . Trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản phát triển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, ngoài mâu thuẫn cơ bản giữa các giai cấp vô sản với giai cấp tư sản, trên thế giới đã xuất hiện và phát triển ngày càng gay gắt mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa va phụ thuộc với chủ nghĩa đế quốc thực dân. Lênin đã bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác . Cống hiến lớn của Lênin là nghiên cứu những đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc, phát hiện quy luật phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản và đi đến luận điểm nổi tiếng . Cách mạng có thể thắng lợi trong một số nước, thậm chí ở một nước, nơi tập trung mâu thuẫn và là chỗ yếu của dây chuyền đế quốc chủ nghĩa . Lênin đã trực tiếp lãnh đạo thành công Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại, mở ra một kỷ nguyên mới cho lịch sử loài người . Sau thắng lợi của cách mạng tháng Mười, một mặt Lênin xúc tiến sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa cộng sản ở Nga và đã có những phát triển sáng tạo trong lý luận về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội . Quyết định của Lênin chuyể từ cộng sản thời chiến sang chính sách kinh tế mới là một sáng tạo lớn trong nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội, phù hợp với thực tiễn nước Nga lúc bấy giờ. Lênin lại có những cống hiến lớn trong thúc đẩy phong trào cách mạng vô sản và phong trào dân tộc thế giới ;đã đẩy lùi ảnh hưởng của xu hướng cơ hội trong quốc tế II về vấn đề cách mạng vô sản phê phán quan điểm tư sản về vấn đề dân tộc ;đánh giá cao vai trò các dân tộc phương Đông. IV. Luận điểm, tư tưởng, tính chất sáng tạo trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Từ sau đại hội VII, tiếp đến sự triển khai nghiên cứu chương trình cấp nhà nước về tư tưởng Hồ Chí Minh, vấn đề xác định tư tưởng Hồ Chí Minh là gì và những nội dung cơ bản về tư tưởng của Người đã trở thành một vấn đề, một phạm trù xuất phát của công tác nghiên cứu tư tương Hồ Chí Minh, một vấn đề mà các nhà nghiên cứu khoa học, các nhà lãnh đạo quản lý đều đề cập đến tư những cấp độ, những cách tiếp cận khác nhau. Khái niệm tư tưởng ở đây không phải dùng với ý nghĩa tinh thần- tư tưởng, ý thức tư tưởng của một cá nhân, một cộng đồng mà với nghĩa là một học thuyết một hệ thống những quan điểm, những quan niệm, luận điểm được xây dựng trên một nền tảng triết học và phương pháp nhất quán đại biểu cho ý chí . nguyện vọng của một giai cấp, một dân tộc được hình thành trên cơ sở hiện thực thực tiễn nhất định và trở lại chỉ đạo hoạt động thực tiễn, cải tạo hiện thực. Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kết hợp những giá trị tinh thần của dân tộc, kết hợp với các giá trị văn hoá của phương Đông, phương Tây, mà cốt lõi của nó là sự vận dụng và phát triển sáng tạo của chủ nghĩa Mác -Lênin ở Việt Nam. Hồ Chí Minh không phải là người Việt Nam đầu tiên ra nước ngoài tìm đường cứu nước, nhưng khác với các bậc tiền bối, Người ra nước ngoài không phải để tìm chỗ dựa về vật chất mà là để xem nước Pháp và các nước khác làm ăn thế nào để trở về giúp đồng bào mình . Bản lĩnh và thiên tài trí tuệ của Người đã sớm thấy vấn đề đặt ra cho dân tộc ta cũng như các dân tộc khác là xác định đúng con đường giải phóng dân tộc mình khỏi cảnh áp bức bóc lột và dựa trên sức mình là chính. Nói cách khác Người sớm nhìn nhận thấy vai trò quan trọng của lý luận cách mạng, của đường lối cách mạng . Nguyễn ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác-Lênin khi đã có một vốn học vấn không nhỏ về lịch sử anh hùng của dân tộc, về triết học và văn hoá phương Đông. Về tư tưởng dân chủ của thế kỷ ánh sáng trong nền văn hoá phục hưng châu  u của các cuộc cách mạng tư sản Pháp, cách mạng tư sản Mỹ và những tri thức vô cùng phong phú mà Người đã thu nhận được trong cuộc hành trình lịch sử vừa lao động kiếm sống, vừa hoạt động cách mạng . Sự tiếp xúc với tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin giữ một vai trò quan trọng đặc biệt trong sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. Nó đã giúp Người thấy được nội dung của thời đại và sự cần thiết phải gắn cách mạng Việt Nam với trào lưu cách mạng vô sản thế giới, như một giải pháp mới. Chủ tịch Hồ Chí Minhđến với chủ nghĩa Mác-Lênin, Người đã sớm nhận thấy sự thống nhất giữa tư tưởng của Lênin với tư tưởng của Mác . Và ở đây Người đã kết hợp một cách thiên tài cuộc đấu tranh giành độc lập tự do và cuộc đấu tranh vì quyền lợi của quần chúng bị bọn phong kiến và giai cấp áp bức, bóc lột. Người đã tìm ra con đường kết hợp giữa tư tưởng yêu nước của các dân tộc với sự cần thiết phải giải thoát họ khỏi sự bóc lột xã hội. Sư nghiệp giải phóng dân tộc và sự nghiệp giải phóng xã hội là hai điều then chốt trong học thuyết của Người. Bởi vậy trong tư tưởng của Người luôn đề cập đến vấn đề lý luận về con đường cách mạng Việt Nam:thực hiện cách mạng giải phóng dân tộc xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, tiến lên chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, nhằm xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, độc lập, thống nhất dân chủ và giàu mạnh góp phần vào cách mạng thế giới. Trong tư tưởng của Hồ Chí Minh là sự vận dụng sáng tạo và bước phát triển mới của chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam, tinh hoa văn hoá phương Đông và phương Tây, với chủ nghĩa Mác-Lênin được khái quát từ thực tiễn đấu tranh cách mạng Việt Nam và thế giới. Tư tưởng Hồ Chí Minh là linh hồn, ngọn cờ thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong suốt thế kỷ qua . Xuất phát tư đặc điểm của xã hội Việt Nam là một xã hội thuộc địa nửa phong kiến, mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với chủ nghĩa đế quốc thực dân và bè lũ tay sai. Người đã nêu lên luận điểm sáng tạo về con đường cách mạng Việt Nam. Đó là một cuộc cách mạng không ngừng, tư cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân tiến dần lên chủ nghĩa xã hội . Hồ Chí Minh đã giải quyết đúng đắn và sáng tạo mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp ;độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội trong quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam. Theo Người đối với Việt Nam không phải giải quyết vấn đề giai cấp rồi mới giải quyết vấn đề dân tộc như ở các nước tư bản phát triển phương Tây mà ngược lại có giải phóng dân tộc mới giải phóng được giai cấp, giải phóng dân tộc đã bao hàm một phần giải phóng giai cấp và tạo tiền đề cho giải phóng giai cấp. Động lực phát triển không phải chủ yếu là đấu tranh giai cấp giữa giai cấp bị bóc lột và bóc lột như ở các nước phong kiến hay tư bản phát triển, mà cùng với sự tồn tại của mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp trong nội bộ dân tộc, nổi lên mâu thuẫn dân tộc và đấu tranh dan tộc giữa toàn dân tộc với chủ nghĩa thực dân đế quốc và bè lũ tay sai. Do đó, theo Người chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn của đất nước và đại đoàn kết dân tộc trên nền tảng liên minh của giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và trí thức là một chiến lược cách mạng, là lực lượng lớn của cách mạng Việt Nam. Chủ nghĩa dân tộc theo Hồ Chí Minh, hoàn toàn không phải là thứ chủ nghĩa dân tộc phong kiến, tư sản hay của Quốc tế II mà là chủ nghĩa dân tộc chân chính, theo lập trường chủ nghĩa Mác-Lênin hướng tới triệt để giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người. Thấu hiểu sâu sắc nỗi đau của đất nước đã từng bị phân tranh và chia cắt trong lịch sử, Hồ Chí Minh là người đã nêu cao tư tưởng thống nhất đất nước . Không những Người có hoàI bão, lý tưởng lớn đối với vận mệnh quốc gia, dân tộc, tiền đồ nhân loài, mà Người còn có quyết tâm lớn là cùng nhân dân ta và loài người tiến bộ, biến hoài bão ấy, lý tưởng ấy thành hiện thực. Trong quá trình hoạt động cách mạng, Người đã có những luận điểm sáng tạo phù hợp với đặc điểm cụ thể của Việt Nam ta về tổ chức lực lượng cách mạng đó là:những luận điểm về Đảng cộng sản ở một nước nông nghiệp lạc hậu, tuyệt đại bộ phận dân cư là nông dân và những luận điểm về Đảng cầm quyền . Những luận điểm về chiến lược đại đoàn kết và chính sách mặt trận dân tộc thống nhất, cả trong cách mạng dân tộc đân chủ và trong cách mạng xã hội chủ nghĩa . Những luận điểm về nhà nước của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng của giai cấp công nhân. Hồ Chí Minh đã lắm vững tư tưởng bạo lực cách mạng trong sự nghiệp giải phóng và bảo vệ đất nước . Người đã có những quan điểm sáng tạo về lực lượng bạo lực cách mạng và hình thức đấu tranh cách mạng, những nội dung sáng tạo nổi bật là :động viên toàn dân, vũ trang toàn dân, khởi nghĩa và chiến tranh toàn đân, xây dựng căn cứ địa cách mạng, xây dựng nên học thuyết quân sự Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh . Hồ Chí Minh đã nêu luận điểm đặc biệt sáng tạo ;cách mạng ở các nước thuộc địa có thể nổ ra và dành thắng lợi trước cách mạng vô sản chính quốc và tác động trở lại thúc đẩy cách mạng chính quốc . Nhân dân Việt Nam hoàn toàn có thể chủ động đứng lên giải phóng dân tộc mà không cần đến cách mạng chính quốc. Và Việt Nam có thể bước lên vũ đài chính trị thế giới như một tính tất yếu mà không có thể chối cãi được, đồng thời góp phần tạo nên sự hình thành một hệ thống CNXH trên toàn thế giới. V. Hồ Chí Minh hoạt động cách mạng ở chính quốc và ở thuộc địa. Từ khi tìm thấy con đường cứu nước vả trở thành người chiến sĩ yêu nước cộng sản, cùng với việc thực hiện nhiệm vụ đối với phong trào công nhân và cộng sản quốc tế, Người đã tích cực vận động và tham ra nhiều hoạt động với cách mạng ở chính quốc, tuyên truyền tư tưởng của Mác-Lênin vào Việt Nam, Người vạch ra và chỉ rõ bản chất của chủ nghĩa đế quốc thực dân, từ đầu 1921đến tháng 6-1923 tại Pháp Người tham ra sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa, xuất bản báo người cùng khổ, làm trưởng ban nghiên cứu vấn đề Đông Dương trong bản nghiên cứu thuộc địa của Đảng cộng sản Pháp . viết bài đăng các báo người cùng khổ, nhân đạo, đời sống công nhân, đặc biệt Người đã viết bản án chế độ thực dân Pháp . Sau một thời gian nghiên cứu học hỏi về cuộc cách mạng tháng Mười Nga, Người trở về Quảng Châu-Trung Quốc và ở đây Người thành lập ra Việt Nam thanh niên Cách mạng đồng chí hội, tại đây Người đã trực tiếp tham ra huấn luyện, đào tạo một đội ngũ những người cộng sản cách mạng. Do phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta mà đặc biệt là phong trào công-nông theo con đường cách mạng vô sản phát triển mạnh mẽ hơn, mang tính chất thống nhất trong cả nước . Với su thế đó thì Việt Nam thanh niên Cách mạng đồng chí hội không còn phù hợp nữa, do vậy cần phải có một tổ chức mới phù hợp hơn. Nhưng tại đại hội lần thứ nhất của Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội đã xẩy ra sự bất đồng giữa các đoàn đại biểu xung quanh việc xúc tiến thành lập ra Đảng cộng sản . Và tổ chức cộng sản ở Bắc kỳ xúc tiến thành lập ra Đông Dương cộng sản Đảng, đoàn đại biểu Nam kỳ thành lập ra An Nam cộng sản đảng. Trước yêu cầu lịch sử mới, Hồ Chí Minh đảm nhận trách nhiệm thống nhất các tổ chức cộng sản để lập ra một đảng cộng sản duy nhất ở Việt Nam. Với tư cách là phái viên của Quốc tế cộng sản, Người trở về nước triệu tập đại biểu của ba tổ chức cộng sản và thống nhất ba tổ chức cộng sản lại và thành lập ra Đảng cộng sản Việt Nam vào ngày 3-2-1930. Sự ra đời của đảng cộng sản Việt Nam là một tất yếu lịch sử nó góp phần tạo nên sự thắng lợi của cách mạng Việt Nam sau này. Thay lời kết Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình Hồ Chí Minh đã nắm vững và vận dụng phương pháp luận duy vật biên chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin. Trong quá trình xem xét giải quyết những vấn đề của thực tiễn cách mạng Việt Nam, Người đã bổ xung, phát triển phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin hình thành nên phương pháp luận của Hồ Chí Minh với những nét đặc sắc riêng biệt . Luận điểm sáng tạo nêu trên của Hồ Chí Minh mang tính cách mạng và khoa học đúng đắn dựa trên nhưngc luận cứ đã được Người tham khảo, khảo sát, chứng minh. Luận điểm sáng tạo đó của Hồ Chí Minh có ý nghĩa chỉ đạo thực tiễn rất quan trọng . Đó là cơ sở để Nguyễn ái Quốc và đảng ta tin tưởng và quyết tâm tổ chức lãnh đạo nhân dân Việt Nam đứng lên làm cách mạng để tự giải phóng khỏi ách đế quốc xâm lược và khỏi nghèo nàn lạc hậu . Đó cũng chính là cơ sở của tinh thần, độc lập, tự chủ, tự lực tự cường của nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng . Nhờ tinh thần đó mà cách mạng Việt Nam giành được những thắng lợi vĩ đại. . .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100075.doc
Tài liệu liên quan