Đề tài Lịch sử châu Âu

Trong suốt thời kỳđầu giai đoạn này, chủnghĩa tư bản(thông qua Chủnghĩa

trọng thương) đã thay thếchếđộ phong kiếntrởthành hình thức tổchức kinh tế

chủchốt, ít nhất ởnửa phía tây Châu Âu. Sựmởrộng các biên giới thuộc địa dẫn

tới một cuộc Cách mạng thương mại. Giai đoạn này đáng chú ý ởsựnổi lên của

khoa họchiện đại và sựáp dụng các thành tựu khoa học vào cải tiến kỹthuật, dẫn

tới cuộc Cách mạng công nghiệp. Sựkhai thác Thếgiới mớicủa Bán đảo Iberia

(Tây Ban Nha và BồĐào Nha, bắt đầu tư chuyến đi vềphía tây của Christopher

Columbus nhằm tìm kiếm một con đường thương mại ngắn hơn tới Đông Ấnnăm

1492, nhanh chóng gặp sựcạnh tranh của người Anhvà người Pháp

[38]

. Các hình

thức thương mại và mởrộng thương mại hình thành nên các hình thức chính phủ,

luật phápvà kinh tếmới cần thiết.

Cuộc cải cách đã làm tổn hại lớn tới sựthống nhất của Châu Âu. Không chỉcác

quốc gia bịchia rẽkhỏi nhau mà cảgiữa phương hướng tôn giáo của họ, nhưng

một sốnước còn bịchia rẽtừbên trong bởi các cuộc tranh giành tôn giáo, được

ủng hộmạnh từcác kẻthù bên ngoài. Trong thếkỷ16 Phápđã trải qua tình trạng

này với một loạt những cuộc xung đột được gọi là Các cuộc chiến tranh tôn giáo

Pháp, chấm dứt với sựthắng lợi của Triều đại Bourbon. Anh Quốc tránh được

trong một giai đoạn và xửlý được dưới thời Nữhoàng Elizabethđểxoa dịu Giáo

phái Anh. Đa phần nước Đứchiện đại ngày nay được hình thành nên từnhiều

quốc gia có chủquyền nhỏdưới hình thức ĐếchếLa Mã thần thánhlýthuyết.

Vương quốc Ba Lan và Đại Công quốc Litvađáng chú ý ởthời điểm này vềsự

không quan tâm đến tôn giáovà nói chung miễn nhiễm với các cuộc tranh giành

tôn giáo ởChâu Âu.

pdf68 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1739 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Lịch sử châu Âu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của Đế chế Ottoman. Cuối cùng, sự nổi lên của Đế chế Đức và Đế chế Áo-Hung bắt đầu một loạt sự kiện sẽ dẫn tới sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới lần thứ nhất năm 1914. [ ] Cách mạng công nghiệp Bài chi tiết: Cách mạng Công nghiệp Bầu trời đầy ống khói của thủ đô Luân Đôn năm 1870, của Gustave Doré Cách mạng Công nghiệp là một giai đoạn cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 khi những thay đổi lớn trong nông nghiệp, chế tạo, và vận tải đã đưa tới tác động sâu rộng trong các điều kiện kinh tế xã hội và văn hóa tại Anh Quốc và sau đó lan ra khắp Châu Âu và Bắc Mỹ và cuối cùng là cả thế giới, một quá trình tiếp tục như công nghiệp hóa. Ở cuối những năm 1700 nền kinh tế dựa trên lao động thủ công của Vương quốc Anh bắt đầu bị thay thế bởi nền kinh tế công nghiệp và chế tạo bằng máy móc. Nó khởi đầu với sự cơ khí hóa trong ngành công nghiệp dệt, sự phát triển của các kỹ thuật gia công thép và sự tăng cường sử dụng than tinh chế. Khi nó đã bắt đầu. Sự mở rộng thương nghiệp được tạo điều kiện thuận lợi nhờ các kênh đào, đường xá được nâng cấp và đường sắt. Sự ra đời của động cơ hơi nước (chủ yếu sử dụng than) và máy móc cơ khí (chủ yếu trong ngành dệt) đã tạo cơ sở cho sự gia tăng mạnh trong năng suất chế tạo.[95] Sự phát triển của các dụng cụ máy bằng sắt hoàn toàn trong hai thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 19 đã tạo điều kiện cho việc sản xuất thêm các máy móc chế tạo sử dụng trong các ngành công nghiệp khác. Các hiệu ứng của nó lan khắp Tây Âu và Bắc Mỹ trong thế kỷ 19, cuối cùng ảnh hưởng tới toàn bộ thế giới. Ảnh hưởng của nó trong việc làm thay đổi xã hội cực kỳ to lớn.[96] Xem thêm: Động cơ hơi nước, Adam Smith, Jeremy Bentham, John Stuart Mill, Karl Marx, Lịch sử tư tưởng kinh tế, và Lịch sử vận tải đường sắt [ ] Cách mạng chính trị Bài chi tiết: Cách mạng Mỹ, Cách mạng Pháp, và Các cuộc chiến tranh Napoleon Phá ngục Bastille trong Cách mạng Pháp năm 1789 Sự can thiệp của Pháp vào cuộc Chiến tranh Cách mạng Mỹ đã khiến nước này suy sụp. Sau nhiều nỗ lực cải cách tài chính bất thành, Louis XVI được thuyết phục triệu tập États Généraux, một cơ quan đại diện quốc gia gồm ba đẳng cấp: tăng lữ, quý tộc và thường dân. Các thành viên của État Généraux nhóm họp tại Cung điện Versailles tháng 5 năm 1789, nhưng cuộc tranh cãi về hệ thống bầu cử sẽ áp dụng nhanh chóng đi vào ngõ cụt. Tới tháng 6, đẳng cấp thứ ba, với sự tham gia của các thành viên từ hai đẳng cấp kia, tự tuyên bố mình là một Quốc hội và đưa ra lời tuyên thệ sẽ không giải tán cho tới khi Pháp đã có một hiến pháp và tạo lập, vào tháng 7, Quốc hội lập hiến. Cùng thời điểm ấy người dân Paris nổi dậy, nổi tiếng nhất là vụ phá ngục Bastille ngày 14 tháng 7 năm 1789. Thời điểm ấy hội đồng muốn lập ra một chế độ quân chủ lập hiến, và trong hai năm sau đó đã thông qua nhiều đạo luật gồm cả Tuyên bố quyền con người và công dân, xóa bỏ chế độ phong kiến, và một sự thay đổi nền tảng trong quan hệ giữa Pháp và Giáo hội La Mã. Đầu tiên nhà vua ủng hộ những thay đổi đó và khá được lòng dân chúng, nhưng khi tình cảm chống hoàng gia gia tăng cùng với mối đe dọa ngoại xâm, nhà vua, đã bị tước quyền lực, quyết định bỏ trốn cùng gia đình. Ông bị phát hiện và bị đưa trở lại Paris. Ngày 12 tháng 1 năm 1793, bị kết tội phản bội, ông bị xử tử. Ngày 20 tháng 9 năm 1792 Quốc ước xóa bỏ chế độ quân chủ và tuyên bố Pháp là một nhà nước cộng hoà. Vì sự khẩn trương của nguy cơ chiến tranh Hội đồng quốc gia lập ra Ủy ban an ninh toàn quốc, do Maximilien Robespierre thuộc Câu lạc bộ Jacobin đứng đầu, để hoạt động như bộ máy hành pháp của đất nước. Dưới sự điều hành của Robespierre ủy ban đã đưa ra Thời kỳ khủng bố, với 40,000 người bị hành quyết ở Paris, chủ yếu là quý tộc, và những người bị Tòa án cách mạng tuyên án, thường là với bằng chứng mơ hồ nhất. Ở những nơi khác trong nước, những cuộc nổi dậy phản cách mạng bị đàn áp dã man. Chế độ này bị lật đổ sau cuộc đảo chính 9 Thermidor (27 tháng 7 năm 1794) và Robespierre bị hành quyết. Chính quyền sau đó chấm dứt thời kỳ khủng bố và cắt giảm các chính sách cực đoan của Robespierre. Trận Waterloo, nơi Napoleon bị Quận công Wellington đánh bại năm 1815 Napoleon Bonaparte là vị tướng thành công nhất của Pháp trong những cuộc chiến tranh cách mạng, ông đã chinh phục những vùng rộng lớn của Ý và buộc người Áo phải đàm phán hòa bình. Ông ta xâm lược Ai Cập, đánh bại quân Mamluk nhưng Hải quân Anh do Đô đốc Horatio Nelson thống lĩnh đại phá Hải quân Pháp trong trận vịnh Aboukir (1799), làm thất bại cuộc xâm lược Ai Cập của Napoléon.[97] Vào năm 1799, ông quay trở về từ Ai Cập và vào ngày 18 Brumaire (9 tháng 11) lật đổ chính phủ, thay thế nó bằng chế độ Tổng tài, trong đó ông là Đệ nhất Tổng tài. Vào năm 1801, đồng minh của ông ta là Hải quân Đan Mạch bị Hải quân Anh của Nelson đập tan tác trong trận Copenhagen.[98] Ngày 2 tháng 12 năm 1804, sau một âm mưu ám sát bất thành, ông tự tuyên bố mình là Hoàng đế. Năm 1805, Napoleon dự định xâm lược Anh, nhưng một liên minh mới giữa Anh và Nga cùng Áo (Liên minh thứ ba), đã buộc ông phải hướng sự chú ý vào trong lục địa, tuy cùng lúc ấy không thể đánh lừa hạm đội hùng mạnh của Anh rời khỏi English Channel, chấm dứt trong một chiến thắng quyết định của Anh tại Trận Trafalgar ngày 21 tháng 10 đặt dấu chấm hết cho những hy vọng xâm lược Anh của Napoléon. Nelson hy sinh trong trận này, trở thành anh hùng dân tộc của nước Anh.[99] Vào ngày 2 tháng 12 năm 1805, Napoleon đánh bại liên quân Áo-Nga có số lượng đông đảo hơn tại Austerlitz, buộc Áo rút lui khỏi liên minh (xem Hiệp ước Pressburg) và giải tán Đế chế La Mã thần thánh. Năm 1806, một Liên minh thứ tư được thiết lập, ngày 14 tháng 10 Napoleon đánh bại Quân đội Phổ trong Trận Jena-Auerstedt, nhưng Quân đội Phổ giữ được pháo đài Kolberg.[100] Napoléon còn đi qua Đức và đánh bại quân Nga ngày 14 tháng 7 năm 1807 trong trận đánh tại Friedland, Hiệp ước Tilsit phân chia Châu Âu giữa Pháp và Nga và tạo ra Công quốc Warszawa. Ngày 12 tháng 6 năm 1812 Napoleon xâm lược Nga với một Grande Armée (Đại quân) gần 700,000 người. Sau khi có được những thắng lợi tại Smolensk và Borodino Napoleon chiếm Mát-xcơ-va, nhưng chỉ là một thành phố đã bị quân đội Nga rút lui đốt cháy, và phải đối mặt với bệnh dịch và đói khát. Chỉ 20,000 quân sống sót sau chiến dịch. Tới năm 1813, Nữ thần vận may đã rời bỏ Napoleon, sau khi bị đội quân bảy nước đánh bại tại Trận Leipzig tháng 10 năm 1813. Ông bị buộc thoái vị sau Chiến dịch sáu ngày và Paris bị chiếm đóng, theo Hiệp ước Fontainebleau Napoleon bị trục xuất tới đảo Elba. Ông quay về Pháp ngày 1 tháng 3 năm 1815 (xem Một trăm ngày), tái lập một quân đội, nhưng bị lực lượng Anh và Phổ đánh bại hoàn toàn tại Trận Waterloo ngày 18 tháng 6 năm 1815. [ ] Sự trỗi dậy của các quốc gia Bài chi tiết: Thống nhất nước Ý, Chiến tranh Pháp -Phổ, Chiến tranh Crimea, và Các cuộc cách mạng 1848 Mừng thắng lợi Các cuộc cách mạng 1848 tại Berlin Sau khi đánh bại cách mạng Pháp, các cường quốc khác tìm cách tại lập tình hình như trước năm 1789. Vào năm 1815, tại Hội nghị Viên, các cường quốc lớn của Châu Âu tìm cách thiết lập một sự cân bằng quyền lực hòa bình giữa các đế chế sau các cuộc chiến tranh Napoleon (dù có sự xảy ra của các phong trào cách mạng trong nước) theo hệ thống Metternich. Tuy nhiên, những nỗ lực của họ không thể ngăn cản sự lan tràn của các phong trào cách mạng: tầng lớp trung lưu đã bị ảnh hưởng sâu sắc từ các ý tưởng dân chủ của cuộc cách mạng Pháp, cuộc Cách mạng công nghiệp đã mang lại những thay đổi kinh tế và xã hội quan trọng, các tầng lớp thấp bắt đầu bị ảnh hưởng bởi các ý tưởng chủ nghĩa xã hội, cộng sản và vô chính phủ (đặc biệt là những ý tưởng được Karl Marx đưa ra trong Bản tuyên ngôn Cộng sản), và mong muốn của tầng lớp tư bản mới là Chủ nghĩa tự do. Sự bất ổn càng tăng thêm từ sự thành lập của nhiều phong trào quốc gia (tại Đức, Ý, Ba Lan, Hungary, v.v...), tìm cách thống nhất quốc gia và/hay giải phóng khỏi sự cai trị nước ngoài. Như một hậu quả của nó, giai đoạn từ 1815 tới 1871 chứng kiến nhiều nỗ lực cách mạng và các cuộc chiến tranh giành độc lập. Napoleon III, cháu của Napoleon I, quay trở về từ nơi bị trục xuất là Anh Quốc năm 1848 và được bầu vào nghị viện Pháp, và sau đó là "Hoàng thân Tổng thống" trong một cuộc đảo chính tự phong mình làm Hoàng đế, một hành động sau này đã được đa số cử tri Pháp phê chuẩn. Ông đã giúp đỡ cho sự thống nhất của Ý khi chiến đấu chống lại Đế chế Ao và trong cuộc Chiến tranh Crimea với Anh và Đế chế Ottoman chống lại Nga. Đế chế của ông sụp đổ sau một thất bại nặng của Pháp trước người Phổ khiến ông bị bắt giữ. Sau đó Pháp trở thành một nhà nước cộng hòa yếu ớt từ chối đàm phán và bị Phổ đánh bại sau ít tháng. Tại Versailles, Vua Wilhelm I của Phổ tuyên bố trở thành Hoàng đế Đức, và nhà nước Đức hiện đại đã ra đời. Ngay cả khi các phong trào cách mạng thường xuyên bị đánh bại, đa số các nước Châu Âu đã trở thành những quốc gia lập hiến (chứ không phải là chuyên chế) ở thời điểm năm 1871, và Đức cùng Ý đã phát triển trở thành các quốc gia. Thế kỷ 19 cũng chứng kiến sự xuất hiện của Đế chế Anh như cường quốc số một thế giới phần lớn nhờ cuộc Cách mạng Công nghiệp và thắng lợi sau những cuộc chiến tranh Napoleon. Hoàng đế Friedrich III lên thay vua cha Wilhelm I, ông là một vị vua mạnh mẽ, gắn liền với phong trào tự do Đức thời đó. Thế nhưng ông mất sớm vào năm 1888. [101] [ ] Các đế chế Bài chi tiết: Các đế chế thuộc địa Xem thêm thông tin: Lịch sử Chủ nghĩa thực dân, Đế chế Ottoman, Đế chế Habsburg, Đế chế Nga, Đế chế thuộc địa Pháp, Đế chế Anh, và Đế chế Hà Lan Cuộc Triển lãm Thế giới tại Paris năm 1884 Hòa bình chỉ kéo dài tới khi Đế chế Ottoman đã suy tàn tới mức trở thành miếng mồi cho các cường quốc khác. (Xem Lịch sử vùng Balkan.) Nó gây ra cuộc Chiến tranh Crimea năm 1854 và bắt đầu một giai đoạn của những cuộc xung đột nhỏ liên tục giữa các đế chế Châu Âu đang mở rộng ra toàn thế giới và đặt cơ sở cho Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Nó thay đổi lần thứ ba với sự chấm dứt của nhiều cuộc chiến khiến Vương quốc Sardinia và Vương quốc Phổ bị sáp nhập trở thành một phần của Ý và Đức, làm thay đổi mạnh cán cân quyền lực ở Châu Âu. Từ năm 1870, triều đình Bismarck đã đẩy Châu Âu vào một tình thế nghiêm trọng. Đức dần tái lập các quan hệ, tìm kiếm các liên minh với Nga và Anh, để điều khiển quyền lực ngày càng tăng của Đức. Theo cách này, hai phía đối lập hình thành nên ở Châu Âu, cải thiện các lực lượng quân đội và đồng minh theo thời gian. [ ] Từ năm 1914 tới 1991 Xem thêm: Thế kỷ 20 Hầm hào trở thành một trong những biểu tượng mạnh nhất của Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. "Thế kỷ hai mươi ngắn", từ năm 1914 tới năm 1991, chứng kiến cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Chiến tranh thế giới lần thứ hai và Chiến tranh Lạnh, với sự trỗi dậy và sụp đổ của Phát xít Đức và của Liên bang Xô viết. Các sự kiện thảm họa đánh dấu sự chấm dứt của các đế chế thuộc địa và dẫn tới sự mở rộng của quá trình giải thực. Sự sụp đổ của Liên bang Xô viết năm 1989 tới 1991 khiến Hoa Kỳ trở thành siêu cường duy nhất trên thế giới và dẫn tới sự sụp đổ của Bức màn sắt, sự thống nhất nước Đức và một quá trình hội nhập Châu Âu đang diễn ra ngày càng nhanh chóng. [ ] Khải huyền Bài chi tiết: Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Cách mạng Nga (1917), Hiệp ước Versailles, Đại giảm phát, và Chiến tranh thế giới lần thứ hai Sau một sự hòa bình khá mong manh trong hầu hết thế kỷ 19, sự đối đầu giữa các cường quốc Châu Âu nổ ra năm 1914, khi Chiến tranh thế giới lần thứ nhất bắt đầu. Hơn 60 triệu binh sĩ Châu Âu được huy động trong giai đoạn 1914 – 1918.[102] Một bên là Đức, Áo-Hung, Đế chế Ottoman và Bulgaria (Liên minh trung tâm/Liên minh ba nước), phía bên kia là Serbia và Đồng minh ba nước - liên minh lỏng lẻo gồm Pháp, Anh Quốc và Nga, với Ý gia nhập năm 1915 và Hoa Kỳ năm 1917. Dù có sự rút lui của Nga năm 1917 (cuộc chiến là một trong những nguyên nhân chính của cuộc Cách mạng Nga, dãn tới sự thành lập nhà nước Liên bang Xô viết), Liên minh cuối cùng chấm dứt vào mùa hè năm 1918. Theo Hiệp ước Versailles (1919) các nước thắng trận đặt ra các điều kiện khá khắt khe với Đức và công nhận các nước mới như Ba Lan, Tiệp Khắc, Hungary, Áo, Nam Tư, Phần Lan, Estonia, Latvia, Litva) được thành lập ở Trung Âu bên ngoài các đế chế Đức, Áo-Hung, Nga không còn tồn tại nữa, được cho là căn bản của sự tự quyết dân tộc. Đa số các quốc gia này tham gia vào các cuộc chiến tranh địa phương, cuộc chiến lớn nhất là Chiến tranh Ba Lan-Xô viết (1919-1921). Trong những thập kỷ sau đó, nỗi sợ hãi Chủ nghĩa Cộng sản và Đại giảm phát giai đoạn 1929-1933 dẫn tới sự trỗi dậy của các chính phủ quốc gia cực đoan – thỉnh thoảng được liên minh lỏng lẻo dưới tên gọi chủ nghĩa phát xít – tại Ý (1922), Đức (1933), Tây Ban Nha (sau một cuộc nội chiến chấm dứt năm 1939) và các quốc gia khác như Hungary. "Hòa bình, Bánh mì và Ruộng đất" là khẩu hiệu cách mạng của đảng Bolshevik và Lenin với người dân Nga, đã kiệt lực vì chiến tranh Sau khi liên minh với nước Ý của Mussolini trong "Hiệp ước Thép" và ký một hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau với Liên bang Xô viết, và một quá trình xây dựng quân đội ở cuối những năm 1930 độc tài người Đức Adolf Hitler bắt đầu cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai ngày 1 tháng 9 năm 1939 tấn công Ba Lan. Sau những thắng lợi ban đầu (chủ yếu chinh phục phía tây Ba Lan, đa phần Scandinavia, Pháp và Balkan trước năm 1941) phe Trục bắt đầu mở rộng năm 1941. Tư tưởng thù địch của Hitler là những người Cộng sản tại Nga nhưng bởi nước Đức không thể đánh bại Anh Quốc và Ý đã thất bại ở Bắc Phi và Địa Trung Hải lực lượng phe trục bị chia rẽ giữa các đơn vị đồn trú ở Tây Âu và Scandinavia và cả lực lượng tấn công Châu Phi. Vì thế, cuộc tấn công vào Liên bang Xô viết (nước đã cùng Đức phân chia Trung Âu năm 1939-1940) không diễn ra với sức mạnh lớn nhất. Dù có những thắng lợi ban đầu, quân đội Đức đã bị chặn lại trước thủ đô Mát-xcơ-va tháng 12 năm 1941. Năm sau đó, vận mệnh đổi chiều và người Đức bắt đầu phải chịu một loạt thất bại, ví dụ như cuộc phong toả Stalingrad và tại Kursk. Trong lúc ấy, Đế quốc Nhật Bản (đồng minh với Đức và Ý từ tháng 9 năm 1940) tấn công Anh ở Đông Nam Á và Hoa Kỳ tại Hawaii ngày 7 tháng 12 năm 1941; Sau đó Đức mở rộng toàn bộ phạm vi cuộc chiến khi tuyên chiến với Hoa Kỳ. Cuộc chiến giữa phe Trục (Đức, Ý , và Nhật Bản) cùng Đồng Minh (Đế chế Anh, Liên bang Xô viết và Hoa Kỳ). Đồng minh giành thắng lợi ở Bắc Phi, tiến công nước Ý năm 1943, và tiến vào nước Pháp bị chiếm đóng năm 1944. Mùa xuân năm 1945 chính nước Đức cũng bị tấn công từ hướng Đông bởi Liên xô và từ hướng tây bởi các lực lượng đồng minh khác; Hitler tự sát và Đức đầu hàng đầu tháng 5 chấm dứt chiến tranh ở Châu Âu. Giai đoạn này được ghi dấu bởi sự diệt chủng được công nghiệp hóa và kế hoạch hoá. Đức bắt đầu tàn sát có hệ thống hơn 11 triệu người, gồm đa số người Do Thái ở Châu Âu và người Gypsies cũng như hàng triệu người Ba Lan và người Slav Xô viết. Hệ thống lao động cưỡng bức,[cần dẫn nguồn] trục xuất và nạn đói tại Ukraine ở Liên Xô cũng gây ra mức độ thiệt hại nhân mạng tương tự.[cần dẫn nguồn] Trong và sau cuộc chiến hàng triệu thường dân đã bị ảnh hưởng bởi các cuộc di cư bắt buộc. [cần dẫn nguồn] [ ] Chiến tranh Lạnh Bài chi tiết: Chiến tranh Lạnh, NATO, Kế hoạch Marshall, và Cộng đồng Kinh tế châu Âu Công nhân xây dựng Đông Đức đang xây Bức tường Berlin, 20 tháng 11 năm 1961 Cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất và đặc biệt là Chiến tranh thế giới lần thứ hai đã chấm dứt vị trí thống trị của Tây Âu. Bản đồ Châu Âu được vẽ và phân chia lại trong Hội nghị Yalta khi nó trở thành vùng trung tâm chú ý của cuộc Chiến tranh Lạnh giữa hai khối, các quốc gia phương Tây và khối Đông Âu. Hoa Kỳ và Tây Âu (Anh Quốc, Pháp, Ý, Hà Lan, Tây Đức, v.v...) thành lập liên minh NATO như một sự phòng vệ chống lại một cuộc xâm lược có thể diễn ra từ Liên bang Xô Viết. Sau này, Liên bang Xô viết và Đông Âu (Bulgaria, Tiệp Khắc, Cộng hòa Dân chủ Đức, Hungary, Ba Lan, và Romania) thành lập Khối hiệp ước Warszawa như một sự phòng vệ chống lại một cuộc xâm lược có thể diễn ra từ Hoa Kỳ. Trong lúc ấy, Tây Âu bắt đầu một quá trình hội nhập kinh tế và chính trị chậm rãi, với mong ước thống nhất Châu Âu và ngăn chặn một cuộc chiến tranh khác. Quá trình này cuối cùng dẫn tới sự phát triển của các tổ chức như Liên minh châu Âu và Hội đồng châu Âu. Phong trào Solidarność những năm 1980 với sự suy yếu của chính quyền Xã hội chủ nghĩa tại Ba Lan. Lãnh tụ Liên Xô Mikhail Gorbachev khởi xướng perestroika và glasnost, làm suy yếu ảnh hưởng Liên bang Xô Viết ở Đông Âu. Các chính phủ được Liên Xô bảo trợ sụp đổ, và tới năm 1990 Cộng hòa Liên bang Đức đã sáp nhập Cộng hòa Dân chủ Đức. Năm 1991 tới lượt chính Liên bang Xô Viết sụp đổ, phân chia thành mười lăm nước cộng hòa, Nga giữ ghế của Liên bang Xô Viết tại Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc. Cuộc tan rã bạo lực nhất diễn ra tại Nam Tư, ở vùng Balkan. Bốn nước (Slovenia, Croatia, Bosnia và Herzegovina và Macedonia) trong sáu nước cộng hòa thuộc Nam Tư tuyên bố độc lập và hầu hết trong số họ đều phải trải qua các cuộc chiến tranh đẫm máu, ở một số nơi kéo dài tới tận năm 1995. Năm 2006 Montenegro ly khai và trở thành một quốc gia độc lập, tiếp theo đó là Kosovo, trước kia là một tỉnh tự trị của Serbia, năm 2008. Trong giai đoạn hậu Chiến tranh Lạnh, NATO và EU dần thu nạp hầu hết các quốc gia thành viên cũ của Khối hiệp ước Warszawa. [ ] Lịch sử gần đây Xem thêm thông tin: Lịch sử Liên minh Châu Âu, Hội nhập Châu Âu, và Thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh Cờ Châu Âu Năm 1992, Hiệp ước về Liên minh Châu Âu được ký kết giữa các thành viên Liên minh Châu Âu (EU). Sự kiện này đã biến 'Dự án Châu Âu' từ Cộng đồng kinh tế với một số định hướng chính trị, trở thành Liên minh ở mức độ hợp tác sâu hơn. Năm 1985 Thỏa thuận Schengen đã tạo ra các biên giới mở bỏ kiểm soát hộ chiếu giữa các quốc gia thành viên.[103] Một đồng tiền tệ chung cho hầu hết quốc gia Châu Âu, đồng euro, được thiết lập về mặt điện tử năm 1999, chính thức liên kết đồng tiền của mỗi quốc gia thành viên. Đồng tiền tệ mới được đưa vào lưu hành năm 2002 và các đồng tiền tệ cũ bị bãi bỏ. Chỉ ba nước trong số 15 quốc gia thành viên khi ấy quyết định không sử dụng đồng euro (Anh Quốc, Đan Mạch và Thụy Điển). Năm 2004 EU tiến hành mở rộng về phía tây, kết nạp 10 quốc gia thành viên mới (tám trong số đó là các quốc gia cộng sản trước kia). Hai nước nữa gia nhập năm 2007, biến nó thành liên minh của 27 quốc gia. Một hiệp ước thành lập một hiến pháp cho Liên minh Châu Âu được ký kết tại Rô- ma năm 2004, dự định thay thế toàn bộ hiệp ước trước đó bằng một tài liệu duy nhất. Tuy nhiên, nó chưa bao giờ hoàn thành giai đoạn phê chuẩn sau khi bị các cử tri Pháp và Hà Lan bác bỏ trong cuộc trưng cầu dân ý. Năm 2007, các quốc gia thành viên đồng ý thay thế đề xuất này bằng một Hiệp ước Cải cách mới, sẽ đổi chứ không thay thế các hiệp ước đang có. Hiệp ước này được ký ngày 13 tháng 12 năm 2007, và sẽ có hiệu lực vào tháng 1 năm 2009 nếu được phê chuẩn trước thời hạn đó. Hiệp ước này sẽ khiến Liên minh Châu Âu lần đầu tiên có một Chủ tịch và một Bộ trưởng ngoại giao thường trực. Các nước vùng Balkan là một phần của Châu Âu dường như sẽ là các quốc gia tiếp theo gia nhập Liên minh Châu Âu, với Croatia được hy vọng sẽ là thành viên trước năm 2010. [ ] Xem thêm  Lịch sử văn minh phương Tây [ ] Tài liệu tham khảo 1. ^ Norman Davies, Europe: a history, trang 131 2. ^ Norman Davies, Europe: a history, các trang 98-102. 3. ^ Norman Davies, Europe: a history, các trang 151-156. 4. ^ Norman Davies, Europe: a history, trang 192 5. ^ D. H. Lawrence, Philip Crumpton, Movements in European History, trang 24 6. ^ Norman Davies, Europe: a history, các trang 210-241. 7. ^ Norman Davies, Europe: a history, các trang 244-253. 8. ^ Norman Davies, Europe: a history, các trang 301-306. 9. ^ Norman Davies, Europe: a history, Oxford University Press, 1996, ISBN 0-19-820171-0. Trang 243. 10. ^ Norman Davies, Europe: a history, trang 408 11. ^ Norman Davies, Europe: a history, trang 568 12. ^ Norman Davies, Europe: a history, trang 485 13. ^ Euan Cameron, Early modern Europe: an Oxford history, các trang 222- 224. 14. ^ Hamish M. Scott, The emergence of the Eastern powers, 1756-1775, trang 1 15. ^ Norman Davies, Europe: a history, các trang 649-653. 16. ^ Euan Cameron, Early modern Europe: an Oxford history, các trang 313- 319. 17. ^ “Socrates”. 1911 Encyclopaedia Britannica (8 tháng 10 năm 1911). Truy cập 4 tháng 3 năm 2008. 18. ^ Rosalind Murray, The Greeks, A. & C. Black, 1931. Trang 43. 19. ^ Steven R. Ward, Georgetown University. Center for Peace and Security Studies, Immortal: a military history of Iran and its armed forces, Georgetown University Press, 2009, trang 11. ISBN 1-58901-258-5. 20. ^ a b c Steven R. Ward, Georgetown University. Center for Peace and Security Studies, Immortal: a military history of Iran and its armed forces, trang 13 21. ^ Jay Luvaas, Napoleon on the Art of War, Simon and Schuster, 2001, ISBN 0-7432-1684-9. Trang 39. 22. ^ Jay Luvaas, Frederick the Great on the Art of War, Da Capo Press, 1999, ISBN 0-306-80908-7. Trang 211. 23. ^ Christopher Duffy, Frederick the Great: A Military Life, trang 309 24. ^ Bowersock, "The Vanishing Paradigm of the Fall of Rome" Bulletin of the American Academy of Arts and Sciences 49.8 (May 1996:29-43) p. 31. 25. ^ Hunt, Lynn; Thomas R. Martin, Barbara H. Rosenwein, R. Po-chia Hsia, Bonnie G. Smith (2001). The Making of the West, Peoples and Cultures, Volume A: To 1500. Bedford / St. Martins. 256. ISBN 0-312-18365-8. OCLC 229955165 45837131. 26. ^ history of Europe:: The Middle Ages – Britannica Online Encyclopedia 27. ^ Các sự kiện được dùng để đánh dấu sự khởi đầu giai đoạn gồm sự cướp phá thành Rô-ma của người Goths (410), sự phế truất vị Hoàng đế Tây La Mã cuối cùng (476), Trận Tolbiac (496) và cuộc Chiến tranh Gothic (535– 552). Các sự kiện đặc biệt đánh dấu sự kết thúc của nó gồm sự thành lập Đế quốc La Mã Thần thánh bởi Otto I Đại đế (962), Sự phân ly Vĩ đại (1054) và cuộc Chinh phục Norman Anh (1066). 28. ^ Fletcher, Banister, "Sir Banister Fletcher's A History of Architecture", Architectural Press; 20 edition (11 September 1996), ISBN-13: 978- 0750622677, pp 172 29. ^ The History of the Bubonic Plague 30. ^ Scientists Identify Genes Critical to Transmission of Bubonic Plague 31. ^ An Empire's Epidemic 32. ^ Justinian's Flea 33. ^ The Great Arab Conquests 34. ^ The Destruction of Kiev 35. ^ Cantor, p. 480. 36. ^ a b c d e f Norman Davies, Europe: a history, trang 560 37. ^ Conquest in the Americas 38. ^ và kém thành công hơn là người Thụy Điển và Hà Lan. 39. ^ Thirty Years' War, Encyclopædia Britannica 40. ^ Norman Davies, Europe: a history, trang 554 41. ^ Norman Davies, Europe: a history, trang 564 42. ^ Germany - The Thirty Years' War - The Peace of Westphalia 43. ^ Norman Davies, Europe: a history, trang 629 44. ^ Norman Davies, Europe: a history, trang 1284 45. ^ Christopher Duffy, The wild goose and the eagle: a life of Marshal von Browne, 1705-1757, Chatto & Windus, 1964, trang 13 46. ^ Christopher Duffy, Russia's military way to the West: origins and nature of Russian military power, 1700-1800, Routledge & Kegan Paul, 1981. Trang 53 47. ^ a b Norman Davies, Europe: a history, trang 647 48. ^ Norman Davies, Europe: a history, trang 656 49. ^ Norman Davies, Europe: a history, trang 640 50. ^ Gerhard Ritter, The Sword and the Scepter: The Prussian tradition, 1740- 1890, University of Miami Press, 1969. Trang 25. 51. ^ a b Norman Davies, Europe: a history, trang 649 52. ^ Christopher Duffy, Borodino and the War of 1812, Seeley, Service, 1972, ISBN 0-85422-077-1. 53. ^ Angus Konstam, Poltava 1709: Russia Comes of Age, Osprey Publishing, 1994. ISBN 1-85532-416-4. 54. ^ Angus Konstam, Poltava 1709: Russia Comes of Age, Bìa sau 55. ^ Gerhard Ritter, Frederick the Great : a historical profile, trang 139 56. ^ Angus Konstam, Poltava 1709: Russia Comes of Age, trang 88 57. ^ Angus Konstam, Poltava 1709: Russia Comes of Age, trang I 58. ^ William J. Duiker, Jackson J. Spielvogel, World History, Tập 1, Cengage Learning, 2009. ISBN 0-495-56902-X. 59. ^ Christopher Duffy, The military experience in the age of reason, trang 41 60. ^ Christopher Duffy, The military experience in the age of reason, Routledge, 1987. ISBN 0-7102-1024-8. 61. ^ Trevor Nevitt Dupuy, The military life of Frederick the Great of Prussia, F. Watts, 1969.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflich_su_57__6904.pdf
Tài liệu liên quan