Đề tài Lăng mộ của Cyrus Đại đế

Có bản dịch tiếng Anh chép: "Nơi đây Trẫm yên nghỉ, Cyrus, Vua của các vị

vua".

[49]

Thật ra không có gì lạvềsựkhác nhau giữa các ghi nhận vềmộchí của

vua Cyrus Đại Đế. Rõ ràng, quân Hy Lạp của vua Alexandros Đại Đếđã nhìn thấy

một dòng văn tựnào đó ởlăng tẩm này. Có thểhọchỉnhìn thấy những ghi nhận

bằng chữhình nêm của người Ba Tư, và như xu hướng thường thấy trong những

chuyến du lịch, họchua thêm lời bình của họ, hoặc lời nhắc nhở, rằng Hoàng đế

Cyrus Đại Đếđã khởilập Đếquốc Ba Tư và không một kẻnào có thểphá hủy

lăng tẩm của ông.

[50]

Cũng có giải thích cho rằng, hẳn là đoàn quânnày không hề

biết đọc chữhình nêm của người Ba Tư, đã thếhọlại còn phải phụthuộc vào sự

giải thích của những người bản xứ.

[48]

Theo học giảnổi tiếng người Đức là Josef

Wiesehöfer, rõ ràng, mộchí này là do người Hy Lạp bịa ra, và thểhiện sựngưỡng

mộcủa thếgiới Hy Lạpđối với Hoàng đếCyrus Đại Đế, và cách diễn giải của

người Hy Lạp đối với lối sống của người khác.

[51]

Ngày nay, mộchíkhông còn ởlăng tẩm nữa, dù có là bằng tiếng Ba Tư hay là

bằng tiếng Hy Lạp. Có lẽmộchí đã bịmất trải qua nhiều sóng gió của lịch sử,

nhất là sau cuộc chinh phạt Ba Tư của quân Hồi giáovào thời kỳ Trung Cổ. Hoặc

cũng có lẽdòng văn tựnày được viết ởmột cung điện gần đó chứkhông phải là ở

lăng tẩm. Trải qua những sóng gió của lịch sử, con đường vào lăng tẩm đã bịhư

hại nhiều.

[48]

Kểtừsau cuộc chinh phạt của quân Hồi giáo, Lăng mộcủa vua

Cyrus Đại Đế(Koresh) được gọi là "Lăng mộcủa mẫu hậu vua Solomon", cốđô

Pasargadae là "Nhà ngục của mẫu hậu vua Solomon" và mộtrong những cung

điện ởđây là "Ngôi báu của vua Solomon". Có lẽnhân dân Ba Tư đã tựbịa ra

những cái tên này đểtránh trường hợp quân Hồi giáo bạo ngược phá hủy các di

tích lịch sử ởPasargadae, vì người Hồi giáo vốn kính nểQuốc vương Solomon và

sợcái uy của ông.

[52]

Những cái tên gắn liền với vua Solomon này được đềcập

trong thiên sửthi "Shahnameh" của đại thi hào Firdausinước Ba Tư

pdf17 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1456 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đề tài Lăng mộ của Cyrus Đại đế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cả mọi thứ đều bị bọn phá hoại lấy đi ngoại trừ chiếc quan tài bằng vàng của vua Cyrus Đại Đế. Ngay cả chiếc quan tài của ông cũng từng bị chúng phá hoại nhưng thất bại, và chúng còn ném cả thi hài của ông. [70] Lăng mộ của Cyrus Đại Đế Và, Quốc vương Alexandros Đại Đế quyết định phục hồi lại lăng tẩm cho vị tiên đế Ba Tư; không những thế, ông lại còn quyết định trừng phạt luôn những kẻ phá mộ.[71] Ấy là vị ông tuyên bố mình là vị vua kế tục hợp pháp của Vương triều Achaemenes, nên tôn vinh các bậc tiên hiền liệt tổ của Vương triều này. Ông vốn đặc biệt quan tâm đến lăng tẩm của vị vua khai quốc Ba Tư, và sự nhạy bén về chính trị của ông đã khiến nhà vua công khai thể hiện lòng mến mộ những chiến công của Hoàng đế Cyrus Đại Đế.[17] Ông truyền lệnh cho Aristobulous xây dựng lại lăng tẩm và đưa lăng tẩm trở về tình trạng xưa cũ. Sau khi chữa lại cỗ quan tài bằng vàng, ông thu gom những gì còn lại của thi hài vua Cyrus Đại Đế và chôn cất lại vào quan tài.[72] Không những thế, ông còn đến trước cổng lăng và niêm phong lăng tẩm bằng cái ấn Hoàng gia. Có tài liệu cho hay, Quốc vương Alexandros Đại Đế cũng tra hỏi các thầy tế coi sóc lăng tẩm. Tuy nhiên, dù ông có tra tấn họ đi chăng nữa thì họ vẫn không bảo là họ tàn phá hay có kẻ khác tàn phá, vì thế ông tha cho họ. [70][71] Theo ghi nhận của Plutarch,[71] viên Sĩ quan Polymachus là một gã quý tộc ở kinh thành Pella. Khi vua Alexandros Đại Đế bận đi chinh chiến ở phương xa, ông ta tàn phá lăng tẩm của vua Cyrus Đại Đế.[73] Được biết, Vua Alexandros Đại Đế đã hành quyết Polymachus. Không những hành hình tội phạm, ông còn đọc mộ chí của Hoàng đế Cyrus Đại Đế ("Người hỡi, dù Người là ai và Người đến từ bất cứ nơi nào, Trẫm cũng biết rằng Người sẽ tới đây, Trẫm là vua Cyrus - người đã gây dựng một Đế quốc cho muôn dân Ba Tư. Do đó, đừng hòng chiếm đoạt mảnh đất này - nơi chứa đống xuơng tàn của Trẫm."), và trở nên vô cùng ấn tượng vì mộ chí này dạy cho ông bài học rằng: cuộc đời của một vĩ nhân luôn có những biến cố thất thường.[68] Sau đó, ông cho người khắc phiên bản tiếng Hy Lạp của mộ chí này ở phía dưới mộ chí. [74] Quintus Curtius có ghi nhận về một vị trung thần của vua Alexandros Đại Đế là quan Tổng đốc Orsines xứ Ba Tư. Ông bị kết tội đồng lõa trong việc phá hoại lăng tẩm của vị vua khai quốc Ba Tư, cũng như một loạt tội giết chóc và cướp bóc khác. Thực chất, ông bị sủng thần của nhà vua là Thái giám Bagoas vu cáo do có hiềm khích với ông, và ông bị treo cổ. [75] [ ] Từ sau thời cổ đại đến ngày nay Vào năm 1903, một giáo sư người Mỹ là A. V. William Jackson được nghỉ phép, và ông bỏ thời gian đi viếng thăm nước Ba Tư - vùng đất của các vị Hoàng đế, Hoàng hậu, Thần thánh và Nhà tiên tri. Ông đến miền Bắc Ba Tư vào tháng 3 năm 1903. Ông vốn là người hết mực đam mê Hoàng đế Cyrus Đại Đế và những vị Hoàng đế nổi tiếng khác trong lịch sử Ba Tư, không những thế ông còn được lôi cuốn bởi cuộc đời và những lời giảng dạy của nhà tiên tri Zoroaster.[76] Sau khi thăm viếng bi văn Behistun của vị Hoàng đế lỗi lạc Darius I, ông đến thăm lăng tẩm danh tiếng của Hoàng đế Cyrus Đại Đế tại cố đô Pasargadae - tức ngôi nhà của nhân dân Ba Tư.[77] Cổng vào lăng tẩm vừa thấp vừa rất khó vào, quả như những sử gia Hy Lạp cổ nói. [43] Khi ông vào lăng tẩm vĩ đại này, ông không thấy cỗ quan tài bằng vàng mà vị "Vua của các vị vua" đã an nghỉ 2434 năm trước. Trong lịch sử, những khu mộ cổ thường bị phá hoại, và lăng tẩm này cũng không ngoại lệ. Đồng thời, William Jackson cũng không thấy mộ chí của Hoàng đế Cyrus Đại Đế mà nhà sử học Hy Lạp nói đến nữa. Nhưng nhìn vào lăng tẩm của vị "Vua của các vị vua", ông đã cảm nghĩ về sự huy hoàng chói lọi của vị "Vua của các vị vua" hùng cường năm xưa. Ông cũng tìm thấy một số câu ghi tiếng Ba Tư bên trong lăng tẩm.[78] Khi Mặt Trời lặng xuống trên thảo nguyên Murghab, Giáo sư Jackson cũng rời khỏi lăng tẩm. Ông không phải là người đầu tiên hay là người cuối cùng đến thăm lăng tẩm vĩ đại này, dù gì thì lăng mộ của Hoàng đế Cyrus Đại Đế - vị vua sáng lập ra một Đế quốc thế giới - vẫn còn tồn tại cho đến thời đó. [79] Hoàng đế Mohammad Rezā Shāh Pahlavi nước Iran. Vào năm 1979, ông bị lật đổ trong cuộc Cách mạng Hồi giáo. Nhìn chung, Lăng mộ của vua Cyrus Đại Đế vẫn trường tồn mãi mãi theo thời gian, dù lịch sử tràn đầy những cuộc chinh phạt, những cuộc nội chiến, những đế quốc nối tiếp nhau, những thay đổi chính quyền và những cuộc cách mạng. Vào thế kỷ XX, nước Ba Tư của Hoàng đế Cyrus Đại Đế và những chiến binh của ông đã trở thành một đất nước khác hoàn toàn: một quốc gia Hồi giáo.[80] Danh nhân Ba Tư cuối cùng chăm chút cho lăng tẩm này là Hoàng đế Mohammad Rezā Shāh Pahlavi - vị vua cuối cùng của nước Ba Tư. Cũng giống như vua Alexandros Đại Đế xứ Macedonia năm xưa, Hoàng đế Mohammad Rezā Shāh Pahlavi muốn trở thành vị vua kế tục hợp pháp của Hoàng đế Cyrus Đại Đế.[81] Vào năm 1971, ông làm lễ kỷ niệm 2500 năm nền quân chủ Iran, và người ta không rõ ông chọn ngày kỷ niệm vào đúng ngày sinh, ngày đăng quang hay là ngày mất của vị Hoàng đế Ba Tư năm xưa. Hoàng đế Mohammad Reza Pahlavi mời nhiều nguyên thủ quốc gia khác đến dự lễ. Tuy Tổng thống Hoa Kỳ là Richard Nixon không thể đến Iran, ông sai Phó Tổng thống Spiro Agnew đến thay. Nữ hoàng Anh Quốc là Elizabeth II cũng luyến tiếc vì không đến được, và bà cho Hoàng thân Phu quân Philip, Quận công xứ Edinburgh, và Công chúa Anne Elizabeth Alice Louise đến dự lễ thay.[82] Triều đình Iran tổ chức lễ trong vài ngày, nhưng tổ chức linh đình nhất vào ngày 16 tháng 10 năm 1971. Trong buổi lễ, vua Mohammad Reza Pahlavi phát biểu trước Lăng mộ của vua Cyrus Đại Đế: [83] “ Muôn tâu Đức Vua của các vị vua, Đức Vua của triều Achaemenes, Đức Vua của Vương quốc Iran - Cyrus, con - Đức Vua của các vị vua của Iran - và thần dân của con xin bái tạ... Người, vị anh hùng vĩnh cửu của lịch sử Iran, vị sáng tổ của nền quân chủ lâu đời nhất trên thế giới, vị vua mang lại tự do cho thế giới, đứa con kiệt xuất của nhân loại, chúng con kính yêu Người!... Thưa Đức Vua Cyrus, ngày hôm nay chúng con quây quần bên lăng tẩm của Người để thông báo với người: xin Người hãy yên nghỉ bình an vì chúng con đã thức tỉnh và chúng con sẽ mãi mãi nhận thức và phát huy di sản đáng tự hào mà Người để lại. ” —Mohammad Rezā Shāh Pahlavi Nhà vua tôn kính tiên đế Cyrus Đại Đế như vậy làm những người tin tuyệt đối vào Hồi giáo nổi giận, vì đối với họ, chỉ có nhà tiên tri Muhammad là đáng được tôn vinh như thế. Vào năm 1979, phong trào Cách mạng Hồi giáo bùng nổ, Hoàng đế Mohammad Rezā Shāh Pahlavi bị đày ải và nước Cộng hòa Iran ra đời.[84] Sau đó, Lăng mộ của Hoàng đế Cyrus Đại Đế vẫn tồn tại dù bối cảnh đất nước hỗn loạn, và, do đánh đồng tất cả những gì Triều đình Ba Tư tạo ra trong lịch sử với Vương triều Ba Tư khi đó, những phần tử cực đoan trong cuộc Cách mạng này đã kêu gọi nhân dân phá hoại lăng tẩm. Có những người lấy cớ rằng, lăng tẩm có nguy cơ bị hư hại qua việc xây cất đập và sự ngập nước, tuy nhiên, không hề có bằng chứng xác thực nào cho thấy tuyên bố này là đúng. Tuy nhiên, chính vì "nguy cơ hư hại" đó mà người ta đã thỉnh cầu Liên Hiệp Quốc bảo vệ di tích lịch sử này. Vào năm 2004, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (gọi tắt là UNESCO) công nhận cố đô Pasargadae là Di sản văn hóa thế giới. Như vậy là khu phế tích Pasargadae trở thành một phần độc đáo trong nền văn hóa và lịch sử thế giới.[85][86]

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflich_su_53__4207.pdf
Tài liệu liên quan