Mọi người đều có thể bắt đầu một công việc kinh doanh
từ niềm say mê và một ý tưởng tốt đẹp nào đó, nhưng
số người thành công ngay từ giai đoạn khởi đầu: biến
niềm say mê và ý tưởng đó thành hiện thực rất ít. Thậm
chí có những người thành công trong giai đoạn khởi
đầu rồi, nhưng lại thất bại trong việc phát triển và mở rộng quy mô kinh
doanh trong giai đoạn tiếp theo. Thực tế công việc thường khác xa so
với lý thuyết mà bạn đã được học. Và sai lầm thường bắt nguồn từ việc
bạn đã không xác định đúng những bước đi cần thiết cho từng giai
đoạn.
Sau đây là 11 lời khuyên giúp bạn giữ cho công việc kinh doanh mới đi
theo đúng quỹ đạo và không ngừng được mở rộng về quy mô và gia
tăng về lợi nhuận.
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1074 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Đề tài Làm gì để kinh doanh diễn ra tốt đẹp sau giai đoạn khởi đầu?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Làm gì để kinh doanh diễn ra tốt đẹp sau giai đoạn khởi đầu?
Mọi người đều có thể bắt đầu một công việc kinh doanh
từ niềm say mê và một ý tưởng tốt đẹp nào đó, nhưng
số người thành công ngay từ giai đoạn khởi đầu: biến
niềm say mê và ý tưởng đó thành hiện thực rất ít. Thậm
chí có những người thành công trong giai đoạn khởi
đầu rồi, nhưng lại thất bại trong việc phát triển và mở rộng quy mô kinh
doanh trong giai đoạn tiếp theo. Thực tế công việc thường khác xa so
với lý thuyết mà bạn đã được học. Và sai lầm thường bắt nguồn từ việc
bạn đã không xác định đúng những bước đi cần thiết cho từng giai
đoạn.
Sau đây là 11 lời khuyên giúp bạn giữ cho công việc kinh doanh mới đi
theo đúng quỹ đạo và không ngừng được mở rộng về quy mô và gia
tăng về lợi nhuận.
1. Hãy thuê những chuyên gia giỏi cho từng lĩnh vực của công việc
Trên thực tế, các công ty đều do con người lập nên, và đương nhiên nếu
công ty đó tập hợp được nhiều chuyên gia giỏi trên mọi lĩnh vực, đó sẽ
là tiền đề tạo ra những thuận lợi để công ty phát triển tốt đẹp và thịnh
vượng trong tương lai.
Những nhân viên có kinh nghiệm, chuyên môn giỏi có thể yêu cầu bạn
trả cho họ nhiều hơn từ 20-30% so với mức lương của các nhân viên
bình thường, nhưng bù lại, khối lượng công việc mà họ thực hiện được
có thể nhiều gấp đôi và chất lượng thì cao hơn hẳn những nhân viên
bình thường. Như vậy có thể thấy sự đầu tư của bạn trong trường hợp
này là sự đầu tư có lãi.
2. Đánh giá cao sự gấp rút trong mọi công việc cần làm
Nếu bạn đã lên kế hoạch cho những công việc cần làm trong ngày hôm
nay, hãy tìm mọi cách để hoàn thành chúng, đừng bao giờ để đến ngày
hôm sau mới làm.
Chẳng hạn, nếu như bạn định bắt đầu một công việc nào đó, bạn hãy
lên kế hoạch và bắt tay vào làm việc liên tục cho đến khi hoàn thành
nó.
3. Luôn tìm ra những khách hàng mới
Con đường để dẫn tới thành công trong kinh doanh nằm ở việc bạn có
thu hút được khách hàng đến với sản phẩm/dịch vụ mà bạn có ý định
cung cấp hay không. Đừng đợi cho tới khi bạn khai trương chính thức
công việc kinh doanh mới tìm kiếm khách hàng. Sẽ là quá muộn nếu
không thực hiện kế hoạch marketing ngay từ đầu. Hãy xây dựng mạng
lưới và tạo dựng các mối quan hệ với khách hàng.
Công việc kinh doanh của bạn càng phát triển, bạn càng cần tìm kiếm
thêm những khách hàng mới bổ sung vào danh sách những người mua
hàng thường xuyên. Hãy luôn đặt ra những câu hỏi như: bạn có bao
nhiêu khách hàng thường xuyên? Nếu là khách hàng, bạn sẽ mua gì?
4. Đưa ra những quyết định nhanh chóng
Những công ty mới thành lập và đi vào hoạt động thường không có đủ
thời gian và nguồn lực để chờ đến khi cơ hội chín muồi mới ra quyết
định, mà thường phải ra những quyết định nhanh chóng. Có như thể
mới sớm tận dụng được thời cơ để khẳng định chỗ đứng của mình trên
thị trường.
Khi bạn là một nhà lãnh đạo, có nghĩa bạn sẽ phải có trách nhiệm với
công việc của mình, và có quyền đưa ra những quyết định mà bạn cho
rằng chính xác. Công việc chắc chắn sẽ tiến triển nếu như bạn đưa ra
một quyết định và thực hiện nó.
5. Thực hiện nhiều hơn những gì bạn hứa
Nếu bạn nói với một khách hàng rằng, sản phẩm họ đặt mua trong vòng
ba ngày nữa sẽ được chuyển tới tay họ, hãy thực hiện điều đó chỉ trong
vòng hai ngày. Nếu bạn biết chắc chắn sẽ chỉ mất hai giờ để cung cấp
sản phẩm đến khách hàng, hãy nói bạn cần ba giờ để làm điều này và
làm cho họ ngạc nhiên khi sản phẩm được chuyển tới sớm hơn một giờ.
Đó là hình thức tiếp thị tốt nhất.
6. Định giá sản phẩm chính xác để có thể mang lại lợi nhuận cho công
ty
Đừng bao giờ chào hàng với giá quá rẻ, cốt là chỉ để bán được hàng.
Bởi công ty của bạn là một công ty nhỏ, giá bán phải cao hơn giá thành
để có lợi nhuận là điều rất cần thiết trong giai đoạn khởi đầu. Bạn
không nên để rơi vào tình trạng sớm bị thua lỗ. Bạn không thể và
không nên cạnh tranh với các công ty lớn sản xuất cùng loại sản phẩm
trên thị trường về giá cả. Bạn chỉ có thể cạnh tranh bằng sự độc đáo
trong phương thức bán và các dịch vụ chăm sóc khách hàng.
7. Đừng bao giờ tiêu một đô la vô ích
Điều bạn cần không phải là một chiếc bàn làm việc mới và có giá quá
đắt, bởi nó không phải là thước đo đánh giá hiệu quả công việc. Quá
nhiều ông chủ kinh doanh khi mới khởi nghiệp đi mua những đồ nội
thất văn phòng sang trọng và đắt tiền vì họ cho rằng ấn tượng là quan
trọng. Nhưng trước khi thu được lợi nhuận, đừng nên tiêu tiền vào
những việc không cần thiết như thế. Hãy tìm một chiếc bàn làm việc
bình thường và đầu tư thời gian và công sức để kinh doanh có lãi.
8. Có một tầm nhìn rộng lớn
Bạn hãy coi câu nói “Khởi đầu nhỏ, thành công lớn” như là khát vọng
trong kinh doanh của bạn.
Bạn hãy hình dung thế này, nếu bạn đang sống ở vùng Montana và
muốn tìm người huấn luyện tốt nhất cho chú chó của bạn. Người dạy
chó mà bạn cho là tốt nhất ở Montana chưa chắc đã là người tốt nhất
mà bạn cần tìm. Còn biết bao nhiêu người huấn luyện chó trên đất nước
mà bạn chưa biết. Có nghĩa là bạn nên đánh giá mọi việc một cách toàn
diện, không nên chỉ dựa vào một khía cạnh nào đó. Và hãy nhớ rằng,
việc xây dựng công việc kinh doanh là kế hoạch 10 năm, không phải kế
hoạch một năm.
9. Sự tiếp thị là toán học
Đừng bao giờ để cho những người đại lý của các hãng quảng cáo dạy
bạn bất cứ điều gì về tiếp thị. Họ sẽ nói những điều ngớ ngẩn như:
“Một nửa thành công trong kinh doanh phụ thuộc vào các hoạt động
quảng cáo của bạn và nửa còn lại thì không”. Vậy thì, bạn có biết một
nửa còn lại là gì không?
Cái mà bạn cần, đó là liệu một mẩu quảng cáo giá 100 đô la có đem lại
cho bạn 100 đô la lợi nhuận không? Đó mới là một quảng cáo tốt.
Quảng cáo ấn tượng sẽ chẳng có ý nghĩa gì khi không mang lại cho bạn
đồng lợi nhuận nào.
10. Học cách bán hàng
Không có điều gì tồi tệ hơn khi một ông chủ kinh doanh không sẵn
sàng bán hàng hoặc không sẵn sàng học cách để bán hàng.
Tiền và lợi nhuận được sinh ra từ hoạt động bán hàng, và bạn không
nên trao toàn quyền cũng như đặt hoàn toàn niềm tin và sự tin tưởng
vào người mà bạn thuê để làm công việc bán hàng. Nếu bạn muốn tăng
lợi nhuận kinh doanh, chính bạn phải là người đầu tiên học cách bán
hàng.
11. Đơn giản hoá những gì bạn nghĩ
Trước đây hầu hết mọi người khi bước vào một công việc kinh doanh
đã gặp khó khăn bởi chính họ đã làm cho hoạt động kinh doanh trở nên
phức tạp. Kinh doanh là một việc rất đơn giản: Bán để thu lợi nhuận và
duy trì hoạt động. Làm phức tạp quy trình này lên sẽ khiến bạn gặp
nhiều rắc rối. Tốt nhất bạn hãy đơn giản hóa công việc bằng mọi cách
có thể, có vậy, thì thành công mới đến với bạn dễ dàng hơn.
Hãy nhớ rằng, lời khuyên hay bí quyết để thành công chỉ mang tính
chất chỉ dẫn, còn mọi thứ đều phụ thuộc vào sự hiểu biết, nhanh nhạy
và cả một chút may mắn của chính bạn. Và trong quá trình kinh doanh,
bạn có thể mắc sai lầm nhưng hãy cố gắng biến chúng thành những lỗi
nhỏ của sự khởi đầu. Đừng bao giờ đem công việc kinh doanh của
mình ra để đánh cược.
Nguồn : bwportal
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7675_lam_gi_de_kinh_doanh_dien.pdf