Trên đây chúng ta đã miêu tả những nét chính của trúc khung và siêu khung ADSL, cần
chú ý rằng trong lớp truyền tải thứnhất, cấu trúc mặc định chỉ định 96 byte cho AS0 và
AS1 trong mỗi khung ADSL. Vì có 8 bit trong 1 byte và 4000 khung ADSL được gửi
mỗi giây nên tốc độ bít trên AS0 và AS1 là 3,072 Mbit/s không kể đến kích thước khung
đầy đủ. Nhưvậy hai kênh tải tin từtổng đài tới thuê bao hoạt động ở 3,072 Mbit/s là sự
tuỳchọn thiết lập cho lớp thứ nhất. Thực tếtrong trường hợp này, đối với cấu hình mặc
định thì kích thước phần đệm cũng nên nhận giá trịmặc định là hiệu quả nhất. Chú ý rằng
các kênh LS0 cũng có tốc độ 64 kbit/s cho hai hướng.
Cấu trúc khung ADSL trong lớp truyền tải thứnhất được gửi đi từ ATU-C. Các byte
nhanh được truyền đi trước loại trừ tất cảcác byte tới từ bộ đệm chèn.
34 trang |
Chia sẻ: thienmai908 | Lượt xem: 1174 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Kỹ thuật xDSL, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ADSL ở hai đầu đường truyền có thể nhận biết cấu trúc các kênh (AS và
LS), tốc độ của các kênh, vị trí của các bít trong khung. Các chức năng khác của phần
mào đầu bao gồm: kênh nghiệp vụ nhúng (embedded operations channel-EOC), kênh điều
khiển nghiệp vụ (operations control channel-OCC) để tái cấu hình, thích ứng tốc độ từ xa
và nhận dạng lỗi qua việc kiểm tra phần dư theo chu kỳ (cyclical redundancy check-
CRC), một số bit sử dụng cho khai thác, quản lý và bảo dưỡng (OMC), số khác dùng sửa
lỗi trước (forward error correction-FEC).
Tất cả các bít mào đầu được gửi trên cả hai hướng. Trong phần lớn trường hợp, các bit
mào đầu truyền với tốc độ 32 kbit/s (nhưng cũng có ngoại lệ). Ðối với dung lượng cao,
hướng từ tổng đài tới thuê bao có tốc độ lớn nhất là 128 kbit/s và nhỏ nhất là 64 kbit/s
(giá trị mặc định là 96 kbit/s) và tốc độ lớn nhất là 64 kbit/s và nhỏ nhất là 32 kbit/s (giá
trị mặc định là 64 kbit/s) cho hướng từ thuê bao tới tổng đài.
Bit mào đầu có thể nằm trong tốc độ bit của khung ADSL và không chiếm băng tần phụ
hoặc được thêm vào tốc độ bit của khung cho hướng này hoặc hướng kia. Ví dụ, lớp
truyền tải thứ nhất hoạt động với tốc độ 6,144 Mbit/s chiều xuống cộng thêm tối đa 192
kbit/s và tối thiểu 128 kbit/s cho tốc độ bit tổng. Khi ghép với tốc độ mào đầu lớn nhất
trên kênh song công thì tốc độ lớp thứ nhất tăng từ 6,144 Mbit/s tới 6,976 Mbit/s (lớn
nhất) hoặc 6,336 Mbit/s (nhỏ nhất) với 6,912 Mbit/s sử dụng cho hầu hết các tốc độ sử
dụng tốc độ mào đầu mặc định. Các lớp khác cũng ảnh hưởng tương tự.
1.4.5 Cấu trúc siêu khung và khung ADSL.
• Cấu trúc siêu khung
Thiết bị ADSL gồm ATU-C và ATU-R truyền dữ liệu bằng cách sử dụng các mã
đường truyền, thông tường là DMT hoặc CAP.
(LS0,LS2) LS1) hay LS1
(LS0,LS2
Tất cả các giao thức ngày nay đều xây dựng trên cơ sở phân lớp. Giao thức ADSL cũng
vậy. ở mức thấp nhất của giao thức là các bit, biểu thị bởi mã đường truyền DMT và
CAP. Các bit được tổ chức thành khung và tập hợp các khung thành siêu khung theo một
trật tự. Nếu so sánh với các cấu trúc khung khác, siêu khung ADSL có nhiều điểm chung
với cấu trúc khung hoặc siêu khung của T1 hơn là cấu trúc khung của mạng Ethernet
LAN. Trong thực tế, các khung Ethernet có thể tạo nên nội dung của siêu khung ADSL.
Toàn bộ cấu trúc siêu khung được miêu tả ở hình 1.15.
Trong ADSL, một siêu khung bao gồm một dãy 68 khung ADSL liên tiếp. Trong số đó,
một vài khung có chức năng đặc biệt. Ví dụ ở khung 0 và 1, mang thông tin điều khiển
lỗi (kiểm tra phần dư chu kỳ - CRC) và các bít chỉ thị sử dụng cho quản lý đường truyền.
Ngoài ra, các bít chỉ thị khác được tải ở khung 34 và 35. Một khung đồng bộ đặc biệt
không mang tin theo sau siêu khung đảm nhận chức năng đồng bộ cho siêu khung. Một
siêu khung ADSL có chu kỳ 17 ms. Vì đường truyền ADSL chỉ truyền cho các tuyến
điểm-điểm nên không có địa chỉ khung và nhận dạng kết nối của ADSL.
Hình 1.10. Cấu trúc siêu khung ADSL
Bên trong các siêu khung là các khung ADSL. Một khung của ADSL có chu kỳ là 250 μs
(1/4000 giây) và chia thành hai phần chính. Phần đầu là phần số liệu nhanh. Phần số liệu
nhanh liên quan đến độ nhạy trễ, khả năng chấp nhận nhiễu (ví dụ audio và video). Nội
dung của phần đệm dữ liệu nhanh của thiết bị ADSL được đặt tại đây. Một byte đặc biệt
được gọi là byte nhanh được đặt trước phần này và mang chức năng CRC cộng với một
số bít chỉ thị cần thiết. Dữ liệu nhanh được bảo vệ bởi trường FEC để sửa lỗi.
Khung Khung Khung Khung 34
Khung
66
Khung
67
Ð-Bộ Khung
35
Byte nhanh
FEC Phần đệm dữ liệu nhanh Phần đệm dữ liệu xen
Siêu khung ADSL 17 mili giây
khung ADSL 250 micro giây
Phần thứ 2 của khung bao gồm những thông tin từ bộ đệm chèn. Dữ liệu xen là những gói
tin có thể bị ảnh hưởng của nhiễu do thời gian sử lý và bị trễ. Việc chèn bit làm cho bit
tín hiệu ít bị ảnh hưởng những tác động của nhiễu. Phần này của khung dùng cho các ứng
dụng số liệu thuần tuý, như là truy nhập Internet tốc độ cao. Tuy nhiên, tất cả nội dung
của khung phải được trộn ngẫu nhiên trước khi truyền để tối thiểu hoá các lỗi đồng bộ
siêu khung.
Chú ý rằng sẽ không có một kích cỡ khung tuyệt đối cho các siêu khung ADSL bởi vì tốc
độ đường truyền ADSL thay đổi và không đối xứng, hơn nữa bản thân kích cỡ khung
cũng không cố định. Tuy vậy, chúng ta vẫn ngầm hiểu rằng kích cỡ khung là cố định, có
nghĩa là mỗi khung có chu kỳ 250 μs (phần dữ liệu nhanh và chèn là 125 μs), và một siêu
khung phải có chu kỳ 17 ms. Ðương nhiên tốc độ truyền ADSL lớn nhất sẽ có kích thước
khung lớn nhất. Kích cỡ phần đệm được xác định theo cấu trúc và tốc độ kênh tải khi
thiết lập cấu hình ban đầu. Hơn thế nữa, kích cỡ phần đệm này cũng có thể thay đổi lại
trong quá trình khai thác.
Như đã đề cập ở trên khung 0, 1, 34 và 34 có chức năng đặc biệt trong cấu trúc siêu
khung ADSL. Các khung này kiểm tra phần dư cho các siêu khung và các bit chỉ thị cho
các chức năng khác nhau của mào đầu. Các khung khác (2 đến 33 và 36 đến 67) mang
thông tin mào đầu cho kênh EOC và kênh điều khiển đồng bộ (SC). Tất cả các thông tin
này được tải trong byte dữ liệu nhanh của từng khung ADSL trong siêu khung .
Khung lẻ Khung chẵn
Khung
0, 1
crc7 crc6 crc5 crc4 crc3 crc2crc1crc0 ib7 ib6 ib5 ib4 Ib3 ib2 ib1 ib0
Khung
34, 45
ib15 ib14 ib13 ib12 ib11 ib10ib9 ib8 Ib23 ib22 ib21 ib20 Ib19ib18ib17 ib16
Khung 2-23, 36-73
Eoc eoc Eoc eoc eoc Eoc eoc r1 1 Eoc13eoc12eoc11eoc10 Eoc eoc eoc 1
đk
đồng
bộ
sc7 sc6 sc5 sc4 sc3 sc2 sc1 0 sc7 sc6 sc5 sc4 Sc3 sc2 sc1 0
Hình 1.11. Cấu trúc bit mào đầu ở byte dữ liệu nhanh
Các bit mào đầu dữ liệu nhanh có cấu trúc khác nhau phụ thuộc vào tính chẵn lẻ của
khung đánh số (hình 1.11). Bốn chức năng chính của mào đầu được thể hiện trong hình
vẽ 18. Các bít sử dụng để xác định lỗi và các bit chỉ thị cho chức năng OAM ở khung 0,
1, 34 và 35. Các khung khác tải bít cấu hình (EOC) và bít điều khiển đồng bộ (SC) cho
việc xác định cấu trúc kênh tải và đồng bộ.
Bit r1 dành cho tương lai và được đặt ở giá trị 1. Có bốn bit khác cũng được đặt giá trị 0
hoặc 1. Những bit này trợ giúp việc nhận dạng khung EOC hay SC. Bit 0 và 1 sẽ là bit
đầu tiên của byte nhanh.
Phần lớn nhất của mào đầu dành cho các bít chỉ thị. Chức năng của chúng được định
nghĩa ở bảng 1.8.
Bảng 1.8: Chức năng của các bit chỉ thị
Bít chỉ thị Ðịnh nghĩa
ib0 - ib7
ib8
ib9
ib10
ib11
ib12
ib13
ib14 - ib23
Dành cho tương lai
febe-i
fecc-i
febe-ni
fecc-ni
los
rdi
dành cho tương lai
Các bít chỉ thị từ bít 0 đến bít 7 và 14 đến 23 (8 bít đầu và 10 bít cuối) được dành cho
tương lai. Bít 8 đến 13 đã được định nghĩa.
Bit chỉ thị los (ib12) chỉ ra sự mất tín hiệu và được ADSL ATU sử dụng để xác định tín
hiệu hướng ngược lại bị mất hay bị suy giảm ở dưới ngưỡng cho phép. Nếu mất tín hiệu
bit los = 1 và ngược lại là 0. Bít rdi chỉ ra sai hỏng đầu xa và được ADSL ATU sử dụng
để xác định các khung bị lỗi nặng (SEF). SEF xuất hiện khi hai siêu khung phối hợp
không có nội dung như mong muốn ở khung đồng bộ theo sau khung 67. Khái niệm
khung đồng bộ với bit điều khiển đồng bộ là hoàn toàn khác biệt nhau. Giá trị rdi =1 khi
không có thông báo SEF và bằng 0 khi ngược lại.
Bốn bít chỉ thị khác từ ib8 đến ib11. Cả 4 bit biểu thị cho trạng thái lỗi đầu xa. ib8 được
gọi là febe-i, thay thế cho lỗi khối đầu xa của dữ liệu chèn trong siêu khung ADSL. Bít
này dùng để chỉ kết quả kiểm tra CRC dữ liệu chèn ở siêu khung nhận được có khớp với
kết quả tính toán hay không. Nếu khớp bit này bằng 1 và ngược lại bằng 0. ib10 được gọi
là febe-ni, thực hiện chức năng tương tự cho phần dữ liệu nhanh với cùng giá trị. ib9
được gọi là fecc-i, dùng cho mã sửa lỗi trước (FEC) dữ liệu chèn trong siêu khung
ADSL. Bit này bằng 1 khi không có lỗi phải sửa và ngược lại bằng 0. ib11 được gọi là
fecc-ni thực hiện chức năng tương tự như ib 9 nhưng dùng cho dữ liệu nhanh với cùng
giá trị.
• Cấu trúc khung ADSL.
Phần tử tạo nên siêu khung là các khung ADSL. Việc mô tả cấu trúc khung này rất
đơn giản vì khung ADSL nằm trong siêu khung có cấu trúc cố định. Ðối với mỗi bộ đệm
dữ liệu (nhanh hoặc chèn), khung được tạo một cách đơn giản từ một số byte cho kênh tải
AS0, tiếp theo là AS1 và cứ như vậy đến AS2. Tiếp đến là các byte LS0, LS2 và cuối
cùng LS3. Nếu không có byte nào cho AS và LS thì vùng đó trống. Cuối cùng là một vài
byte mào đầu được thêm và sử dụng chung cho các kênh.
Thực tế, ADSL có nhiều tốc độ truyền dẫn khác nhau ở mỗi hướng nên cấu trúc sẽ phức
tạp. Chỉ có ở các lớp truyền tải mới có thể thêm bất cứ phần cấu tạo chung nào cho cơ
cấu không chặt chẽ này. Chú ý rằng các bit AS và LS có thể truyền trong phần đệm dữ
liệu nhanh hoặc dữ liệu chèn trong khung ADSL. Mỗi chuỗi số liệu người sử dụng được
gán cho một vùng đệm dữ liệu nhanh hoặc chèn trong suốt quá trình xử lý ban đầu. Tuy
nhiên nếu AS được gán vào phần đệm nhanh thì sẽ không có trong phần đệm chèn. Nói
cách khác, nếu khung ADSL có chứa các bit cho AS0 trong vùng đệm dữ liệu nhanh của
khung thì nhất thiết phải có một số lượng bít tương tự cho AS 0 trong vùng đệm dữ liệu
chèn của khung.
Cấu trúc cho số byte mặc định trong khung ADSL được trình bày trong bảng 1.9. Tuy
nhiên, các giá trị mặc định có thể thay đổi. Chú ý rằng nếu một phần của vùng đệm khác
không thì giá trị trong vùng đệm khác phải bằng 0.
Bảng 1.9. Vùng đệm mặc định cho các lớp truyền tải (T1)
Tín hiệu Phần đệm dữ liệu xen Phần đệm dữ liệu nhanh
Lớp1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4
AS0 96 96 48 48 0 0 0 0
AS1 96 48 48 0 0 0 0 0
AS2 0 0 0 0 0 0 0 0
AS3 0 0 0 0 0 0 0 0
LS0 2 2 2 255 0 0 0 0
LS1 0 0 0 0 5 0 0 5
LS2 0 0 0 0 12 12 12 0
Trên đây chúng ta đã miêu tả những nét chính của trúc khung và siêu khung ADSL, cần
chú ý rằng trong lớp truyền tải thứ nhất, cấu trúc mặc định chỉ định 96 byte cho AS0 và
AS1 trong mỗi khung ADSL. Vì có 8 bit trong 1 byte và 4000 khung ADSL được gửi
mỗi giây nên tốc độ bít trên AS0 và AS1 là 3,072 Mbit/s không kể đến kích thước khung
đầy đủ. Như vậy hai kênh tải tin từ tổng đài tới thuê bao hoạt động ở 3,072 Mbit/s là sự
tuỳ chọn thiết lập cho lớp thứ nhất. Thực tế trong trường hợp này, đối với cấu hình mặc
định thì kích thước phần đệm cũng nên nhận giá trị mặc định là hiệu quả nhất. Chú ý rằng
các kênh LS0 cũng có tốc độ 64 kbit/s cho hai hướng.
Cấu trúc khung ADSL trong lớp truyền tải thứ nhất được gửi đi từ ATU-C. Các byte
nhanh được truyền đi trước loại trừ tất cả các byte tới từ bộ đệm chèn.
Cũng tương tự như trên, các dịch vụ tốc độ dựa trên chuẩn 2,048 Mbit/s cũng có sự qui
định kích cỡ mặc định của vùng đệm cho lớp truyền tải 2M. Giá trị này biểu diễn ở bảng
1.10.
Bảng 1.10. Vùng đệm mặc định cho các lớp truyền tải (E1)
Tín hiệu Phần đệm dữ liệu xen Phần đệm dữ liệu nhanh
Lớp 2M-1
Lớp
2M-2
Lớp
2M-3
Lớp 2M-
1
Lớp 2M-
2
Lớp 2M-
3
AS0 64 64 64 0 0 0
AS1 64 64 0 0 0 0
AS2 64 0 0 0 0 0
LS0 2 2 255 0 0 0
LS1 0 0 0 5 0 5
LS2 0 0 0 12 12 0
Các kênh AS0, AS1 và AS2 gửi toàn bộ 64 byte trong mỗi khung trên lớp truyền tải 2M-
1. Như vậy sẽ có ba kênh tải tin từ tổng đài xuống thuê bao hoạt động ở tốc độ 2,048
Mbit/s. Việc thiết lập cấu hình này là tuỳ chọn. Kích thức vùng đệm mặc định chỉ hiệu
quả đối với cấu hình mặc định. Trong cấu hình này kênh LS0 hoạt động ở tốc độ 64 kbit/s
cho cả hai hướng.
1.4.6 Kỹ thuật ADSL không sử dụng bộ chia (Splitterless)
Kỹ thuật ADSL không sử dụng bộ chia là một ứng dụng đặc biệt của kỹ thuật ADSL.
Kỹ thuật này đã được nhóm Universal nghiên cứu thành tiêu chuẩn G.lite sau này được
ITU chấp nhận thành tiêu chuẩn G992.2 vào thàng 6 năm 1999. Mục đích của kỹ thuật
này cho phép đơn giản hoá việc lắp đặt thiết bị cho khách hàng đồng thời cung cấp khả
năng quản lý cao hơn cho nhà khai thác và giảm giá thành lắp đặt ban đầu.
Kỹ thuật ADSL G.Lite đơn giản hoá bằng cách bỏ bộ chia ở phía khách hàng nhưng vẫn
giữ lại bộ lọc băng thông cao ở modem ADSL. Như vậy ở phía modem ADSL chỉ nhận
được tín hiệu tần số cao dành cho ADSL còn ở phí thoại có thể nhận được cả 2 loại tín
hiệu thoại và ADSL nhưng chỉ có tín hiệu toại được chuyển sang tín hiệu âm thanh. tuy
nhiên vẫn có thể một phần tín hiệu ADSL được chuyển sang tín hiệu âm thanh có nghĩa
là chát lượng thoại cũng bị ảnh hưởng.
Với kỹ thuật này modem G.Lite và điện thoại của khách hàng hoạt động trên cùng một hệ
thống dây dẫn cho phép khách hàng có thể sử dụng dịch vụ thoại hay modem băng tần
thoại một cách bình thường. Việc này trái ngược với ADSL thông thường là phải có các
đường dây dẫn riêng cho ADSL và dịch vụ điện thoại sau khi tín hiệu qua bộ chia (thông
thường là một đoạn dây dẫn mới tới modem ADSL).
Chúng ta có thể so sánh giữa 2 loại ADSL qua hình vẽ
Voice
& ADSL
Custormer
Premies
Splitter ADSL
G.DMT
Modem
Voice
& ADSL
Custormer
Premies
Microfilter
ADSL
G.Lite
Modem
1.4.7 Các dịch vụ có thể được kỹ thuật ADSL cung cấp
Khái niệm ADSL (Asymmetric Digital Subscriber Line) - đường thuê bao số không
đối xứng là một kỹ thuật làm thay đổi hoàn toàn năng lực của đường thuê bao thoại
truyền thống. Kỹ thuật này cho phép truyền đồng thời tín hiệu thoại và nhiều dịch vụ tốc
độ cao khác (truyền số liệu, thông tin) với chất lượng tốt trên đôi dây đồng. Ðiều này đem
lại lợi ích rất lớn cho nhà khai thác và cả khu vực thuê bao dân cư lẫn thuê bao công sở.
Sau đây chúng ta cùng xem xét những yếu tố thúc đẩy việc triển khai rộng rãi kỹ thuật
ADSL trên thế giới.
- ADSL cho phép tận dụng các đôi cáp đồng thuê bao cho truy nhập Internet từ xa với
tốc độ cao qua mạng kết hợp và dịch vụ. Về cơ bản, ADSL là giải pháp trung gian cung
cấp các dịch vụ băng rộng trên mạng viễn thông hiện nay.
- ADSL có khả năng đáp ứng cho các ứng dụng mới đòi hỏi thời gian thực, đa phương
tiện và dịch vụ video băng rộng chất lượng cao. Những ứng dụng này bao gồm: tính toán
cộng đồng, hội nghị qua truyền hình, đào tạo từ xa và dịch vụ video theo yêu cầu.
- Hiện nay, ngành công nghiệp đang nghiêng mạnh theo hướng phát triển dựa trên các
tiêu chuẩn. Ðiều này tạo ra sự liên kết hoạt động giữa các công ty và nhanh chóng hình
thành một thị trường đồng nhất. Ðây chính là môi trường đảm bảo cho sự tồn tại của
ADSL.
- ADSL mang lại cho nhà khai thác khả năng mềm dẻo trong việc cung cấp băng tần
dịch vụ (tốc độ cố định hoặc lựa chọn tốc độ thích hợp) hoặc chất lượng dịch vụ tốt nhất
như modem tương tự.
• Nhanh hơn gần 300 lần modem 24,4 kbit/s
• Nhanh hơn trên 100 lần modem 56 kbit/s
• Nhanh hơn gấp 70 lần ISDN tốc độ 128 kbi/s
- ADSL là một giải pháp mang lại lợi ích cho nhà cung cấp dịch vụ nhờ vào việc tận
dụng cơ sở hạ tầng hiện có. Nhà khai thác chỉ phải bảo dưỡng một đôi dây thuê bao của
dịch vụ điện thoại truyền thống để cung cấp dịch vụ truyền số liệu và thoại.
- ADSL cũng cho phép nhà khai thác cung cấp các kênh đảm bảo riêng giữa khách
hàng và nhà cung cấp dịch vụ:
• Khách hàng làm chủ đường truyền dữ liệu của mình, điều này khác với dịch vụ
modem thoại bị chia đường truyền cho các dịch vụ khác.
• Tốc độ đường truyền không bị ảnh hưởng bởi các người sử dụng khác do mỗi
khách hàng sở hữu một đường truyền. Với dịch vụ qua modem thông thường tốc độ
bị giảm xuống đáng kể khi có thêm người sử dụng.
- ADSL luôn ở chế độ chờ và sẵn sàng truyền tin bất cứ khi nào khách hàng cần. ADSL
luôn được kết nối sẵn như một đường thuê bao điện thoại thông thường hoạt động do đó
sẽ không phải bỏ phí thời gian cho việc quay số và đợi kết nối nhiều lần trong ngày.
- Tất cả các nhà cung cấp dịch vụ lớn đều đã tiến hành thử nghiệm và đã chứng minh
được tính hấp dẫn của ADSL. Hiện nay, ADSL đã đưa vào khai thác trên toàn thế giới
với kết quả vượt ngoài mong đợi trong năm 1998 và 1999. Về khía cạnh thị trường, hầu
hết các nhà cung cấp thiết bị đang thương mại hoá thế hệ sản phẩm thứ hai và thứ ba với
độ hoàn thiện cao hơn và giá thành thấp hơn.
- ADSL sẽ trở thành kỹ thuật của những thập kỷ tới do mạng xây dựng trên nền ADSL
rất phù hợp cho việc tải lưu lượng ATM.
- ADSL là cầu nối thông tin tới thế kỷ sau mà không cần thay cơ sở hạ tầng mới, không
cần thêm các chi phí ngoài luồng và không phải tái đầu tư.
1.5 Kỹ thuật VDSL
Kỹ thuật cung cấp các đường thuê bao số với tốc độ rất cao được viết tắt là kỹ thuật
VDSL. Cũng như các kỹ thuật xDSL khác như: ADSL, HDSL, SDSL, kỹ thuật VDSL
được sử dụng để cung cấp các dịch vụ số liệu băng rộng như các kênh tivi, truy nhập dữ
liệu với tốc độ rất cao, hội nghị qua video, video động, truyền tổ hợp dữ liệu và tín hiệu
và tín hiệu video trên cùng một đường dây..v v.. cho các thuê bao dân cư và kinh doanh
trong lúc chưa lắp đặt được mạng cáp quang đến tận nhà thuê bao.
Kỹ thuật VDSL sử dụng phương thức truyền dẫn giống như kỹ thuật ADSL, nhưng kỹ
thuật VDSL có khả năng cung cấp số liệu với tốc độ cao gần gấp 10 lần tốc độ truyền dẫn
của kỹ thuật ADSL (hình 1.19). Tốc độ truyền dẫn của VDSL thường nằm trong khoảng
từ 13Mbit/s đến 60Mbit/s tuỳ thuộc vào khoảng cách truyền dẫn. Kỹ thuật VDSL có thể
sử dụng phương thức truyền dẫn dịch vụ đối xứng (phương thức truyền dẫn có tốc độ
truyền dẫn xuôi từ phía tổng đài tới thuê bao bằng với tốc độ truyền dẫn từ phía thuê bao
đến tổng đài) và không đối xứng (phương thức truyền dẫn có tốc độ truyền dẫn xuôi từ
phía tổng đài tới thuê bao cao hơn rất nhiều so với tốc độ truyền dẫn từ phía thuê bao tới
tổng đài). Ðối với dạng truyền dẫn không đối xứng kỹ thuật VDSL thường dùng tỷ lệ tốc
độ chiều đi và chiều về là 10:1, phương thức truyền dẫn này phù hợp để cung cấp dịch vụ
tốc độ cao từ phía tổng đài tới thuê bao nên rất hay được sử dụng trong kỹ thuật VDSL.
Ngoài việc có khả năng cung cấp tốc độ cao hơn nhiều so với tốc độ truyền dẫn của kỹ
thuật ADSL kỹ thuật VDSL còn yêu cầu khoảng động nhỏ hơn kỹ thuật ADSL nên kỹ
thuật truyền dẫn của VDSL không phức tạp bằng kỹ thuật truyền dẫn ADSL. Mặc dù có
nhiều ưu điểm như vậy nhưng kỹ thuật này vẫn chưa được sử dụng rộng rãi đó là vì chưa
lựa chọn được cơ chế điều chế, băng tần, phương pháp ghép kênh thích hợp. Hơn nữa,
một số chipset của modem sử dụng kỹ thuật VDSL vẫn còn đắt nên kỹ thuật này chưa
được sử dụng nhiều trên thực tế. Tuy nhiên đây là một kỹ thuật đầy hứa hẹn trong một
vài năm tiếp theo.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TaiLieuTongHop.Com---Ky thuat xDSL.pdf