Sự phát triển của xã hội được thể hiện ở tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống. Từ lĩnh vực Kinh tế - Chính trị - Văn hoá, Khảo cổ học, . và đặc biệt là lĩnh vực Công nghệ thông tin - Một lĩnh vực mà hiện nay đang thâm nhập và có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của hầu hết các lĩnh vực khác.
Cụm từ "Công nghệ Thông tin" xuất hiện trong lịch sử cách đây không lâu nhưng nó đã nhanh chóng quen thuộc và cần thiết đối với mọi người.
Đánh giá được tầm quan trọng của lĩnh vực Công nghệ Thông tin trong công cuộc công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã đặt ra mục tiêu cho sự phát triển về chính trị là "Xây dựng một chính phủ điện tử". Trong chế độ của chính phủ điện tử, người ta có thể ngồi ở nhà mà vẫn gửi (hoặc nhận) được công văn, báo cáo, quyết định. lên cấp trên hoặc xuống cấp dưới, có thể tham gia một lớp học hoặc một cuộc họp, thậm chí có thể phát biểu, tranh luận trong cuộc họp mà mỗi đại biểu ở cách xa nhau hàng trăm, hàng ngàn cây số.
51 trang |
Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1397 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Kinh nghiệm sử dụng powerpoint và một số phần mềm hỗ trợ để thiết kế bài giảng điện tử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD&đt Thanh Oai
Trường THCS Thanh Cao
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2009 - 2010
A. Sơ yếu lý lịch
- Họ và tên: Nguyễn Thanh Tùng
- Ngày, tháng, năm sinh: 17/4/1974
- Năm vào ngành: 1995
- Chức vụ: Phó hiệu trưởng - Chủ tịch Công đoàn trường
- Đơn vị công tác : Trường THCS Thanh Cao - Thanh Oai - Hà Tây
- Trình độ chuyên môn: CĐSP Toán (chính quy); Đại học Toán - Tin (tại chức); Đại học Quản lý giáo dục (từ xa)
- Bộ môn giảng dạy: Tin học
- Trình độ ngoại ngữ: C
- Trình độ chính trị: Sơ cấp
- Khen thưởng: Nhiều năm liền là CSTĐ cơ sở.
- Các đề tài đã được công nhận:
+ Cấp tỉnh, thành phố:
"Kinh nghiệm triển khai môn Tin học trong trường THCS"; "Phương trình nghiệm nguyên";
"Kinh nghiệm xây dựng bài giảng điện tử";
+ Cấp huyện:
"ứng dụng Công nghệ thông tin trong công tác Quản lý ở trường phổ thông";
"Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh yếu, kém môn Toán";
"Các phương pháp chứng minh bất đẳng thức trong Đại số lớp 8";
"Bồi dưỡng HSG lớp 9", …
B. Nội dung đề tài
I. Tên đề tài:
"Kinh nghiệm sử dụng powerpoint và một số
phần mềm hỗ trợ để thiết kế Bài giảng điện tử"
II. Lý do chọn đề tài:
Sự phát triển của xã hội được thể hiện ở tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống. Từ lĩnh vực Kinh tế - Chính trị - Văn hoá, Khảo cổ học, ... và đặc biệt là lĩnh vực Công nghệ thông tin - Một lĩnh vực mà hiện nay đang thâm nhập và có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của hầu hết các lĩnh vực khác.
Cụm từ "Công nghệ Thông tin" xuất hiện trong lịch sử cách đây không lâu nhưng nó đã nhanh chóng quen thuộc và cần thiết đối với mọi người.
Đánh giá được tầm quan trọng của lĩnh vực Công nghệ Thông tin trong công cuộc công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã đặt ra mục tiêu cho sự phát triển về chính trị là "Xây dựng một chính phủ điện tử". Trong chế độ của chính phủ điện tử, người ta có thể ngồi ở nhà mà vẫn gửi (hoặc nhận) được công văn, báo cáo, quyết định... lên cấp trên hoặc xuống cấp dưới, có thể tham gia một lớp học hoặc một cuộc họp, thậm chí có thể phát biểu, tranh luận trong cuộc họp mà mỗi đại biểu ở cách xa nhau hàng trăm, hàng ngàn cây số.
Chỉ thị số 58-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đã chỉ rõ: "ứng dụng và phát triển CNTT là một nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, là phương tiện chủ lực để đi tắt, đón đầu, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước đi trước".
Quyết định 331/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phát triển nguồn nhân lực về CNTT đến năm 2010 đã đề ra: "Phổ cập các kiến thức và kỹ năng sử dụng máy tính và Internet đến 100% cán bộ, công chức và viên chức, 100% sinh viên đại học và cao đẳng, 100% học sinh trung học chuyên nghiệp, trung học nghề và THPT, 50% HS THCS và một bộ phận dân cư có nhu cầu".
Với tinh thần đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chọn năm học 2008 - 2009 là năm học "Đẩy mạnh ứng dụng CNTT". Ngành Giáo dục Việt Nam nói chung, ngành Giáo dục - Đào tạo Hà Nội nói riêng, đã có nhiều lớp bồi dưỡng giáo viên về xây dựng bài giảng điện tử, sử dụng các phần mềm hỗ trợ để thiết kế bài giảng điện tử. Và đặc biệt là ngành Giáo dục- Đào tạo Hà Nội đã tổ chức "Ngày hội CNTT" hết sức quy mô và hoành tráng nhằm thúc đẩy mức độ ứng dụng CNTT vào trong giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh, trong đó đặc biệt lưu ý việc tổ chức thi "Xây dựng Bài giảng điện tử và phần mềm giáo dục".
Mặc dù chủ đề của năm học 2009 - 2010 là "Đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục" nhưng Bộ giáo dục và Đào tạo vẫn hết sức chú trọng đến việc tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào trong trường học. Tháng 3/2009 Bộ đã phát động cuộc thi "Thiết kế bài giảng điện tử E-learning" và ngày 14-15 tháng 4/2010 vừa qua Cục Công nghệ Thông tin đã tổ chức tập huấn cho hơn 400 giáo viên cốt cán thuộc tất cả các quận huyện trong toàn thành phố về hai phần mềm để thiết kế bài giảng E-learning đó là: Adobe Presenter và Lecture Maker.
Được đào tạo chuyên ngành Toán - Tin ứng dụng, đã nhiều năm sử dụng Bài giảng điện tử. Năm học 2008 - 2009 tôi đã viết một sáng kiến kinh nghiệm về sử dụng PowerPoint để xây dựng bài giảng điện tử và được xếp loại ở cấp thành phố. Trong năm học 2009 - 2010, tôi vẫn tiếp tục nghiên cứu sâu thêm về đề tài đã viết đồng thời bổ sung thêm những kinh nghiệm mới về cách sử dụng hai phần mềm đã được Cục Công nghệ thông tin tập huấn là Adobe Presenter và Lecture Maker với mong muốn chia sẻ những kinh nghiệm nhỏ trong quá trình giảng dạy với những đồng nghiệp của mình, nhất là những đồng chí chưa có điều kiện thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử. Vì vậy tôi quyết định chọn đề tài:
"Kinh nghiệm sử dụng powerpoint và một số
phần mềm hỗ trợ để thiết kế Bài giảng điện tử"
III. Phạm vi, thời gian thực hiện đề tài
Trên cơ sở những kinh nghiệm đã tích luỹ được viết trong bản sáng kiến kinh nghiệm năm học 2008 - 2009, đề tài của tôi tiếp tục nghiên cứu cách sử dụng một số phần mềm có thể hỗ trợ PowerPoint trong quá trình thiết kế bài giảng đồng thời nghiên cứu cách sử dụng hai phần mềm Adobe Presenter và Lecture Maker để thấy rõ ưu, nhược điểm của hai phần mềm này và cách phối hợp chúng với PowerPoint để có hiệu quả cao trong giảng dạy.
Đề tài được thực hiện với tại trường THCS Thanh Cao - huyện Thanh Oai - TP. Hà Nội trong thời gian 1 năm học (Năm học 2009 - 2010)
C. Nội dung chính của đề tài
I. Khảo sát thực tế
Trường THCS Thanh Cao có 16 lớp với hơn 50 cán bộ giáo viên, nhân viên và đã được công nhận là trường chuẩn quốc gia từ năm học 2001-2002. Có thể nói độ tuổi trung bình của đội ngũ giáo viên vào loại trẻ so với mặt bằng chung của huyện Thanh Oai. Từ năm học 2001-2002, được sự nhất trí của Phòng GD&ĐT Thanh Oai và Sở GD&ĐT Hà Tây (cũ), trường đã đưa môn Tin học vào giảng dạy với tư cách là môn học tự chọn. Song song với việc dạy Tin học cho học sinh thì chúng tôi cũng thường xuyên tổ chức lớp học phổ cập Tin học cho đội ngũ cán bộ xã và giáo viên trong trường do chúng tôi trực tiếp giảng dạy. Tuy nhiên với cơ sở vật chất còn khiêm tốn nên cũng gặp không ít khó khăn.
Cho đến những năm học gần đây thì nhà trường hầu như đã hoàn thành việc phổ cập Tin học Văn phòng cho giáo viên, đang tiến tiếp tục triển khai tổ chức các lớp học thiết kế bài giảng điện tử và sử dụng máy chiếu cho giáo viên. Bản thân tôi và một số giáo viên trong nhóm Tin của trường đã sử dụng Bài giảng điện tử từ năm học 2004-2005. Khi đó, khái niệm Bài giảng điện tử đối với chúng tôi vẫn còn mới lạ, thường thường giáo viên chỉ biết sử dụng máy chiếu hắt để nâng cao hiệu quả giờ dạy. Chúng tôi chưa ý thức được rõ ràng và vì vậy chưa có kinh nghiệm trong việc thiết kế bài giảng điện tử, nhất là việc ứng dụng các phần mềm hỗ trợ để tạo Bài giảng điện tử. Những năm học gần đây, việc ứng dụng Công nghệ Thông tin trong dạy và học được đẩy mạnh, Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội đã tổ chức một số chuyên đề về việc sử dụng PowerPoint và các phần mềm hỗ trợ thiết kế bài giảng điện tử như Flash, Violet, GSP, … và năm học 2008-2009 đã được Bộ giáo dục chọn là năm học đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin. Chính điều đó đã thúc đẩy chúng tôi - Những người đã biết sử dụng thành thạo máy vi tính nỗ lực hơn nữa trong việc thiết kế Bài giảng điện tử.
Sau khi được tham dự ngày hội công nghệ thông tin do Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội tổ chức, chúng tôi như được mở rộng thêm tầm mắt, tôi càng thấy rõ hơn vai trò to lớn, sự cần thiết của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và đặc biệt là sự nỗ lực tự học trong quá trình giảng dạy của các đồng nghiệp mình trên toàn thành phố
Từ trước đến nay, giáo viên và học sinh đã quá quen với phương pháp giảng dạy truyền thống, tức là sử dụng bảng, phấn, đồ dùng trực quan, mô hình, vật thật, tranh vẽ, … Hơn nữa, rất nhiều giáo viên chưa có kỹ năng và kinh nghiệm trong việc thiết kế bài giảng điện tử cho nên họ khó chấp nhận ngay hình thức dạy học này như là một hình thức dạy học chủ yếu.
Một lý do nữa cũng không kém phần quan trọng là phần lớn giáo viên ở các vùng nông thôn chưa có điều kiện để mua máy vi tính, để hoà mạng Internet, thậm chí một số giáo viên còn khó khăn không có đủ điều kiện thời gian để học chương trình vi tính văn phòng một cách bài bản. Do đó giáo viên sẽ rất ngại thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử.
Qua thực tế đó, tôi mong muốn nêu lên được những kinh nghiệm thiết kế bài giảng cơ bản, dễ hiểu, dễ làm để cho mọi giáo viên đọc xong đều có khả năng độc lập làm được cho dù trình độ Tin học thực tế còn chưa đạt yêu cầu thậm chí chỉ cần gõ được Tiếng Việt. Bên cạnh đó tôi cũng nêu lên những kinh nghiệm sử dụng các phần mềm hỗ trợ khác để tăng hiệu quả bài giảng nhằm chia sẻ với những đồng nghiệp đã thành thạo trong việc sử dụng PowerPoint.
II. Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài
Vào đầu năm học 2009-2010 trường THCS Thanh Cao có khoảng 20/46 giáo viên có thể thiết kế được Bài giảng điện tử ở các môn học khác nhau và khoảng 36/46 giáo viên có thể sử dụng bài giảng điện tử trong các tiết dạy.
Tôi là phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, trực tiếp giảng dạy môn Tin học ở lớp 9A3, khảo sát chất lượng (trường ra đề) môn Tin đầu năm học 2009 - 2010 ở lớp 9A3 có kết quả cụ thể như sau:
Lớp 9A3 - sĩ số: 34
Giỏi
%
Khá
%
TB
%
Yếu
%
Kém
%
Tỉ lệ trên TB
5
15%
12
35%
15
44%
2
6%
0
0%
94%
Qua việc phát phiếu thăm dò phiếu thăm dò và qua các tiết dạy thực tế trên lớp, tôi thâý có nhiều em học yếu và không mấy hứng thú với bộ môn Tin - một trong những môn khoa học tự nhiên đòi hỏi khả năng tư duy cao.
Trước thực trạng đó, tôi đã chỉ đạo cho các tổ trưởng chuyên môn triển khai rộng rãi ở cả hai tổ chuyên đề sử dụng Bài giảng điện tử, yêu cầu tất cả các giáo viên đều phải tham gia, Ngoài các giờ thao giảng (GV bắt buộc phải sử dụng bài giảng điện tử) phải thiết kế và giảng dạy ít nhất là 2 giờ bằng Bài giảng điện tử trong một tháng. Đó là một chuyên đề mới, có thể nói là hiện vẫn còn rất nhiều ý kiến chưa đồng nhất về việc sử dụng Bài giảng điện tử trong giảng dạy như thế nào là phù hợp. Bản thân tôi thường xuyên thiết kế và sử dụng Bài giảng điện tử ở lớp 9A3.
III. Các biện pháp thực hiện (Nội dung chủ yếu của Đề tài)
Tương tự như giáo án điện tử, bài giảng điện tử là bài giảng của giáo viên được đưa vào máy tính - Bài giảng được lưu trữ ở dạng điện tử.
Nếu coi giáo án như là kịch bản thì bài giảng được coi như vở kịch đã được công diễn. Như vậy, bài giảng là việc giáo viên thực hiện giáo án trên lớp cùng với học sinh, phương tiện, thiết bị dạy học. Bài giảng điện tử thường đi cùng với việc phát huy những thế mạnh, ưu điểm của công nghệ thông tin trong việc thực hiện giáo án trên lớp của giáo viên.
Bài giảng điện tử cũng có thể chia làm hai loại: Bài giảng điện tử thiết kế trên PowerPoint (phải có giáo viên trực tiếp sử dụng dạy học) và Bài giảng E-leaning (học sinh có thể học mà không cần có thầy cô trực tiếp giảng bài).
Trước hết người viết xin đề cập đến bài giảng điện tử được thiết kế bằng PowerPoint.
Với trình độ Tin học còn nhiều hạn chế và trình độ tiếng Anh cũng chưa đáp ứng được nhu cầu, đa số các giáo viên rất ngại thiết kế bài giảng điện tử vì cứ cho rằng không giỏi Tin học và ngoại ngữ thì rất khó có thể làm được. Thực tế không phải như vậy, mặc dù trình độ và tốc thiết kế bài giảng phụ thuộc hai yếu tố đó song nếu biết cách học theo kiểu "mì ăn liền" thì dẫu có những hạn chế nhất định, họ vẫn có thể độc lập làm được. Những kinh nghiệm của tôi chia sẻ ở đây mong muốn đáp ứng được điều đó.
Quy trình thiết kế một bài giảng điện tử nói chung có thể tóm tắt những bước như sau:
* Xác định mục tiêu bài học (kiến thức, kỹ năng, thái độ)
* Xác định trọng tâm và kiến thức cơ bản của bài
* Xây dựng kịch bản dạy học (chương trình hoá tiến trình dạy học)
Đây là phần quan trọng nhất, người thiết kế phải xây dựng câú trúc của kịch bản, chi tiết hoá cấu trúc đó; xác định các bước của quá trình dạy học; xác định quá trình tương tác giữa thầy, trò và các đối tượng khác(phim, ảnh, văn bản, …) hoạt động của thầy, trò và công cụ hỗ trợ; xác định câu hỏi và phán đoán các thông tin phản hồi.
* Xác định các tư liệu sẽ sử dụng cho từng hoạt động.
Trong đó, giáo viên phải tìm kiếm tư liệu, xử lý tư liệu, phân phối tư liệu cho mỗi hoạt động.
* Lựa chọn phần mềm hỗ trợ, nếu máy tính chưa các phần mềm đó thì giáo viên phải cài đặt chúng.
* Tạo các hiệu ứng tương tác
* Chạy thử, chỉnh sửa và hoàn thiện(chiếu thử, soát lỗi, chỉnh sửa, hoàn thiện, đóng gói).
Việc thiết kế Bài giảng điện tử có thể ở rất nhiều mức độ khác nhau, tuỳ thuộc vào mục tiêu bài học, đặc trưng của bộ môn và ý tưởng của kịch bản, tuỳ thuộc vào phần mềm hỗ trợ mà người thiết kế sử dụng. ở đây, người viết xin nêu kinh nghiệm thiết kế bài giảng điện tử ở mức độ đơn giản đến phức tạp với hy vọng và sẽ giúp cho những đồng nghiệp chưa có điều kiện tiếp xúc, thiết kế bài giảng điện tử với trình độ Tin học còn hạn chế cũng có thể tự thiết kế được bài giảng điện tử cho mình sau khi đọc bài viết này.
Để xây dựng được một bài giảng điện tử, nhất thiết giáo viên phải biết soạn thảo văn bản và sử dụng một số công cụ đơn giản của phần mềm Microsoft Office (phần mềm vi tính văn phòng). Trong Microsoft Office có một trình ứng dụng để thiết kế và trình chiếu bài giảng điện tử, đó là Microsoft PowerPoint. Ngoài ra, tuỳ theo đặc điểm của bộ môn giảng dạy, tùy theo ý tưởng của người thiếtg kế, tuỳ theo yêu cầu của về kỹ năng, kỹ xảo trong thiết kế giáo viên cần biết sử dụng một số phần mềm ứng dụng khác như: phần mềm soạn thảo công thức Toán - Lý - Hoá (MathTypet), phần mềm thí nghiệm ảo Vật lý, hoá học, phần mềm cắt nối File, phần mềm tách hoặc ghép âm thanh và hình ảnh,… và để nâng cao hiệu quả của bài giảng, giáo viên có thể sử dụng một số phần mềm ứng dụng hỗ trợ thiết kế bài giảng như: Flash, Violet, Geometer's Sketchpad (GSP), … ở đây người viết xin trình bày một số kỹ năng cần thiết với các thao tác cụ thể, dễ hiểu, dễ nhớ để có thể thiết kế một Bài giảng điện tử.
1) Tạo bố cục bài giảng điện tử trong PowerPoint
Bản thân người sử dụng PowerPoint, trước khi bắt đầu xây dựng một bài giảng điện tử phải xây dựng bố cục của nó, có thể coi đây như là kịch bản của một bộ phim. Trong bố cục, ta phải hình dung cụ thể là Bài giảng điện tử này gồm bao nhiêu Slides (trang trình chiếu), trên mỗi Slides bao gồm những đối tượng nào. Mỗi đối tượng ở đây có thể là một đơn vị kiến thức ở dạng văn bản, ở dạng hình vẽ, ở dạng phim, ảnh, …
Hiện nay có hai phiên bản của PowerPoint được sử dụng phổ biến là 2003 và 2007. Phiên bản 2007 được hỗ trợ đồ hoạ và âm thanh tốt hơn 2003 rất nhiều nhưng chưa được sử dụng rộng rãi nhất là với những giáo viên mới sử dụng máy tính nên ở đây tôi xin trình bày những kinh nghiệm của mình trên nền PowerPoint 2003.
Trên mỗi Slides có thể có cách bố trí các đối tượng khác nhau. Thông thường người sử dụng nên chọn một trong các bố cục Slides được thiết lập sẵn của PowerPoint để tiết kiệm thời gian. Muốn thực hiện việc đó, từ màn hình nền của PowerPoint ta nháy chuột vào nút nằm trên thanh định dạng của PowerPoint, sẽ xuất hiện một bảng chọn các Slides mẫu (Text layouts, người sử dụng chỉ việc chọn một trong các bố cục phù hợp với các đối tượng trên Slides mình định tạo (hình 1). Lưu ý rằng ta có thể áp dụng bố cục của Slides mẫu cho một Slides hiện tại hoặc cho tất cả các Slides của bài giảng đó.
Hình 1
Nếu không muốn sử dụng các Slides mẫu thì người sử dụng có thể chèn một Slides trống nhanh nhất bằng cách nhấp chuột phải vào vùng trống bên dưới Slides hiện tại, chọn New Slides. Nếu chọn nhầm Slides mẫu hoặc chèn nhầm một Slides vào sai vị trí cần chèn người sử dụng có thể xoá bỏ bằng cách chọn Slides đó rồi thực hiện lệnh Edit/Delete Slides hoặc nhấp chuột phải vào Slides đó, chọn Delete Slides.
Tiếp đó người sử dụng lần lượt tạo các đối tượng trên Slides. Các đối tượng có thể là đoạn văn bản, hình vẽ, tranh, hình ảnh, âm thanh, phim, …
2. Tạo các đối tượng trên một Slides.
Như trên đã nói, nỗi đối tượng trên một Slides có thể là một đoạn văn bản, một hình vẽ, một hình ảnh hoặc một đoạn phim, … Mục tiêu chung khi trình chiếu các đối tượng này là để truyền tải những thông tin, những đơn vị kiến thức đã được chia nhỏ đến học sinh.
a) Đối tượng là một đoạn văn bản
Khi khởi động Powerpoint, trên Slides đầu tiên xuất hiện hai khung có thể nhập văn bản:
Khung có dòng chữ Click to add Title (kích vào đây để nhập tiêu đề) có thể nhập tiêu đề của phần văn bản sẽ nhập phía dưới, chẳng hạn tên đề bài, đề mục, …
Khung có dòng chữ Click to add Subtitle (kích vào đây để nhập tiêu đề phụ) có thể nhập tiêu đề phụ hoặc nội dung đoạn văn bản.
Như vậy, trên mỗi Slides mặc định có 2 khung ở dạng Text box để có thể nhập nội dung. Tuy nhiên người sử dụng có thể tạo thêm một hoặc nhiều Text box như vật bằng cách coppy những Text box đó.
Thông thường các máy tính của giáo viên đều sử dụng bộ font chữ Vietkey và gõ ở chế độ bảng mã TCVN3 để gõ font chữ VnTime. Do đó khi ta nhấp chuột vào khung Click to add Title hoặc Click to add Subtitle để gõ đoạn văn bản thì sẽ không gõ được tiếng việt có dấu mà phải chọn lại Font chữ trên thanh định dạng.
Nếu muốn gõ tiếng Việt ngay sau khi khởi động PowerPoint thì ta phải chuyển chế độ của bộ gõ Vietkey sang chuẩn Unicode bằng cách nhấp chuột phải vào biểu tượng của Vietkey ở phía dưới, góc phải màn hình (), xuất hiện một bảng chọn, người sử dụng nhấp chuột trái vào dòng có chữ Unicode (hình 2). Máy tính mặc định font chữ Arial của chuẩn Unicode, nếu muốn sử dụng font chữ có chân giống như Vntime ta có thể chuyển sang font chữ Times New Roman. Cả bảng mã TCVN3 và chuẩn Unicode đều có thể sử dụng cách gõ Telex như nhau. Chỉ có điểm khác biệt là trong chuẩn Unicode thì muốn gõ chữ in hoa có dấu ta chỉ việc bật phím Caps Lock và gõ như gõ chữ in thường.
Người sử dụng phải lưu ý rằng, hai chuẩn nói trên đều có thể gõ được chữ tiếng Việt có dấu nhưng chỉ có chuẩn Unicode là chuẩn được quy định dùng chung và đã được Việt Nam đăng ký làm chuẩn giao dịch quốc tế. Trên thực tế thì giáo viên đã nhiều năm quen với bảng mã TCVN3, nhất là giáo viên ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Chính vì vậy mà trong đợt thi xây dựng Bài giảng điện tử năm học 2008 - 2009, ở cấp cụm và cấp phòng, rất nhiều bài giảng thiết kế khá công phu nhưng không được chấm vì không phù hợp với tiêu chuẩn quy định.
Hình 2
Vậy nếu đã lỡ soạn thảo văn bản với font Vntime trong chuẩn TCVN3 thì có cách nào để chuyển sang chuẩn Unicode hay không ? Câu hỏi này đã làm đau đầu rất nhiều giáo viên và nhân viên văn phòng trong các trường học. Xin thưa rằng có ! Chính người viết cũng đã từng chuyển rất nhiều văn bản giữa hai định dạng chuẩn nói trên. Chỉ cần sử dụng một phần mềm mã nguồn mở (miễn phí- không bản quyền) là Unikey.
Sau khi cài đặt bộ gõ Unikey, người sử dụng nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + F6 làm xuất hiện cửa sổ chuyển mã của Unikey (hình 3). Trong cửa sổ này toàn là tiếng Việt nên các đồng nghiệp cứ thoải mái lựa chọn các thông số sau đó nhấp vào mục "chuyển mã" để kết thúc. Nếu chỉ chuyển mã một đoạn văn bản trong một tệp nào đó thì trước hết người sử dụng phải bôi đen đoạn văn bản đó.
Hình 3
Người sử dụng đang quen với font chữ và cỡ chữ sử dụng trong chương trình soạn thảo văn bản Word, khi bắt đầu với PowerPoint hầu hết không hình dung được sử dụng cỡ chữ nào là vừa phải. Qua thực tế thiết kế trình chiếu rất nhiều lần tôi thấy trong các đoạn văn bản, nên sử dụng cỡ chữ từ 20-24 với kiểu chữ in thường là phù hợp, các đề mục của bài nên sử dụng kiểu chữ in hoa đậm với cỡ chữ từ 22-26, riêng đầu bài có thể sử dụng chữ in hoa cỡ lớn hoặc dùng chữ nghệ thuật (WordArt).
ở đây người viết cũng xin nêu một kinh nghiệm đã rút ra được trong quá trình dự giờ và giúp đỡ, chia sẻ với đồng nghiệp. Tình huống mà tôi rút ra kinh nghiệm này có lẽ đã rất nhiều đồng nghiệp gặp phải, đó là khi thiết kế(hoặc nhờ thiết kế) bài giảng điện tử đã kiểm tra, chạy thử đều ổn về font chữ nhưng khi cắm vào máy khác để thi hoặc dạy thử thì rất nhiều đoạn văn bản không thể hiện đúng Font chữ cho nên bản thân giáo viên, học sinh và người dự đều không thể đọc được. Vậy lỗi đó do đâu, cách khắc phục thế nào? Xin thưa! Lỗi đó là do bộ font chữ mà hai máy tính sử dụng không giống nhau. Để khắc phục tình huống này, hay nói cách khác để bài trình chiếu của mình có thể chạy ở tất cả các máy tính khác (tất nhiên là phải có phiên bản của PowerPoint không thấp hơn máy đã thiết kế bài giảng) thì ta khi kết thúc việc thiết kế bài giảng ta cần thực hiện một thao tác gọi là : "lưu font chữ". Khi soạn thảo xong, trên menu File của PowerPoint chọn Save as, tại hộp thoại Save as, chọn Tool, chọn Save option... Hộp thoại mới mở ra và phía dưới cùng có lựa chọn Embed Truetype fonts, sau khi lựa chọn ô này ta tiếp tục lựa chọn một trong hai ô phía dưới:
Embeb characters in use only : Lưu các font cần thiết để hiển thị Slide cho bạn nhưng người dùng không soạn thảo, thay đổi các chữ có sử dụng các font đặc biệt này được, lựa chọn này cho kích thước file nhỏ gọn.
Embeb All characters : Lưu các font cần thiết để hiển thị Slide cho bạn và người dùng có thể soạn thảo, thay đổi các chữ có sử dụng các font đặc biệt này, lựa chọn này làm cho kích thước file lớn lên khá nhiều.
b) Đối tượng là hình vẽ
Trong bài giảng, rất ít khi ta sử dụng một hình vẽ đơn nhất như một đoạn thẳng, một hình tròn, … mà thường là phải sử dụng một hình vẽ bao gồm nhiều hình vẽ khác. Do đó khi thiết kế ta phải tạo từng hình vẽ chi tiết.
Ngay trên màn hình giao diện của PowerPoint đã có một thanh đồ hoạ với các nút công cụ sử dụng hoàn toàn tương tự như trong Word và Excel (hình 3)
Hình 4
Muốn vẽ đối tượng nào, người sử dụng chỉ việc dùng chuột lựa chọn nút công cụ tương ứng trên thanh Draw rồi vẽ tương tự như trong Word. Có một lưu ý nhỏ là nếu muốn vẽ hình Vuông hoặc hình tròn thì ta lựa chọn công cụ vẽ hình chữ nhật hoặc hình elip rồi nhấn phím Shift trong khi vẽ.
Hình vẽ có thể gồm nhiều nhóm chi tiết mà người thiết kế muốn chúng xuất hiện từng nhóm một khi trình chiếu. Chẳng hạn, tôi muốn một tam giác xuất hiện trước, sau đó cả ba đường cao của chúng cùng xuất hiện. Trong trường hợp đó người thiết kế phải nhóm các đối tượng muốn cùng xuất hiện (trong trường hợp này là ba đường cao) với nhau bằng cách:
- Chọn (nháy chuột trong khi giữ phím Shift) các đối tượng cần nhóm.
- Chọn Draw/Group (hình 4)
Hình 5
- Khi các đối tượng đã được nhóm với nhau thì không thể hiệu chỉnh được một đối tượng nào trong nhóm. Muốn hiệu chỉnh một đối tượng nào trong nhóm, ta phải rã nhóm bằng cách chọn nhóm đó rồi thực hiện lệnh Draw/Ungroup.
Trong các phiên bản của PowerPoint hiện nay thì chỉ có phiên bản 2007 là hỗ trợ rất cao đối với đồ hoạ, giúp cho người sử dụng có thể vẽ tương đối chính xác các chi tiết nhỏ. Nhưng phiên bản này lại chưa phổ biến, khó sử dụng và yêu cầu cấu hình máy tính phải cao. Trong các phiên bản còn lại, đôi khi ta muốn vẽ các chi tiết nhỏ, ở gần nhau thì độ chính xác không cao. Chẳng hạn như vẽ các ký hiệu góc vuông trong tam giác hoặc đánh dấu các góc bằng nhau, .... Khó khăn đó có thể giải quyết một cách dễ dàng nếu giáo viên nào biết sử dụng chương trình đồ hoạ Corel Draw hoặc các phần mềm hỗ trợ vẽ hình khác như Macromedia Flash. Ta có thể vẽ các đối tượng đó rồi copy sang PowerPoint.
Nếu sử dụng Corel Draw thì có thể vẽ tam giác bằng cách chọn công cụ vẽ đường gấp khúc (Hình 4) sau đó người sử dụng chỉ cần nhấp chuột vào những điểm định đặt đỉnh của tam giác, sau khi đã chọn 3 đỉnh của tam giác rồi thì nhấp vào công cụ khép kín hình () ta sẽ có một tam giác, sử dụng ngay công cụ vẽ đường gấp khúc để vẽ góc vuông
Hình 6
Độ đậm hay mảnh của nét vẽ cũng là một điểm cần lưu ý, thường thì máy tính mặc định nét vẽ rất mảnh, chỉ 0,75pt nên khi chiếu lên học sinh nhìn sẽ không rõ. Tuỳ từng trường hợp mà giáo viên có thể chỉnh độ mảnh của nét từ 1,5 đến 2,5pt là vừa. Nếu hình vẽ được thực hiện trong Corel Draw thì người sử dụng nên hiệu chỉnh luôn nét vẽ trong môi trường này trước khi nhóm các đối tượng với nhau. Muốn nhóm các đối tượng thành một khối, sau khi chọn các đối tượng chỉ cần nhấn tổ hợp phím Ctrl + G.
Trong PowerPoint Muốn hiệu chỉnh độ đậm mảnh của nét ta nhấp chuột phải vào đối tượng sau đó chọn lệnh Format Auto Shape. và nhập độ rộng của nét vào mục Weight rồi chọn OK.
c) Đối tượng là hình ảnh.
Trong các bài giảng điện tử, nhất là các môn khoa học xã hội, thường là giáo viên muốn đưa một số hình ảnh vào để cho bài giảng thêm sinh động, thu hút sự chú ý của học sinh và và hỗ trợ tư duy trừu tượng của trẻ. Nguồn hình ảnh ở đây rất nhiều, có thể là hình ảnh trong sách giáo khoa, trong tài liệu tham khảo, trong thư viện tư liệu điện tử được bán bản quyền, trên mạng Internet hoặc có thể là ảnh giáo viên tự chụp bằng máy ảnh, … ở đây tôi chỉ nêu một số trường hợp thường gặp.
* Nếu là hình ảnh trong sách giáo khoa hoặc tài liệu tham khảo mà giáo viên muốn đưa vào bài giảng thì việc đầu tiên là phải dùng máy Scan (máy quét ảnh) để Scan các ảnh đó dưới dạng file ảnh sau đó c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Kinhnghiemsudungpowerpoint.doc