Sinh thời Bác Hồ có nói: “ Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người ”. Bác luôn quan tâm đến nền giáo dục của nước nhà, đặc biệt là những mầm non tương lai của đất nước. Bác luôn kì vọng thế hệ thiếu nhi sẽ đưa nước nhà sánh vai với các cường quốc năm châu. Để thực hiện nguyện vọng đó của Bác, Đảng và nhà nước ta hiện nay rất chú trọng đến sự nghiệp trồng người.
Nhà trường chính là nơi kết tinh trình độ văn minh của một quốc gia, là nơi giáo dục thế hệ trẻ trở thành những người có ích cho xã hội, giúp các em phát triển về mọi mặt. Trong chương trình Tiếng Việt, việc dạy đúng chính tả phải được coi trọng ngay từ buổi đầu đối với học sinh tiểu học. Phân môn chính tả có nhiệm vụ chủ yếu rèn luyện cho học sinh nắm các quy tắc và thói quen viết đúng - chuẩn chính tả tiếng Việt. Cùng với các phân môn khác, chính tả giúp cho học sinh chiếm lĩnh văn hóa Việt - làm công cụ để giao tiếp, tư duy. Vì vậy, chính tả được dạy liên tục từ lớp Một đến lớp Năm với các loại bài như: nhìn - viết, nghe - viết, nhớ - viết, bài tập so sánh, để các em được học môn chính tả một cách khoa học, cẩn thận và sử dụng công cụ này suốt những năm tháng trong thời kì học tập ở nhà trường cũng như suốt cuộc đời.
Thế nhưng, hiện tượng viết sai chính tả không chỉ xảy ra đối với học sinh trong nhà trường, tình trạng sai chính tả đã xuất hiện rất phổ biến ngoài xã hội, trên các phương tiện truyền thông, pa-nô, áp phích, internet, nhất là ở học sinh bậc Tiểu học. Cụ thể là trên địa bàn huyện Kiên Lương - nơi đây dân cư cả ba miền tập trung sinh sống rất đông trong đó có cả dân tộc Khmer, Hoa, Từ đó, việc phát âm có phần đa dạng, học sinh thường phát âm chưa chuẩn, phát âm theo tiếng địa phương, đặc biệt đối với một số học sinh là người miền Trung, việc viết sai các dấu thanh “sắc - nặng, hỏi - ngã ” chiếm tỉ lệ khá cao như: “nói” lại thành “ nọi ”, như “ ăn ” thành “ eng”, học sinh miền Bắc thường viết sai phụ âm “ l - n ” như “ lấp lánh ” thành “nấp nánh ”, ; riêng học sinh ở địa phương thì “ về ” thành “dề ” hay “lan” và “lang”, “cá rô” thành “cá gô”, “bên ngoài” thành “ bên quài ”, “ rượu ” thành “ gụ ”, .
21 trang |
Chia sẻ: maiphuongzn | Lượt xem: 6440 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn chính tả - Lớp 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Sinh thời Bác Hồ có nói: “ Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người ”. Bác luôn quan tâm đến nền giáo dục của nước nhà, đặc biệt là những mầm non tương lai của đất nước. Bác luôn kì vọng thế hệ thiếu nhi sẽ đưa nước nhà sánh vai với các cường quốc năm châu. Để thực hiện nguyện vọng đó của Bác, Đảng và nhà nước ta hiện nay rất chú trọng đến sự nghiệp trồng người.
Nhà trường chính là nơi kết tinh trình độ văn minh của một quốc gia, là nơi giáo dục thế hệ trẻ trở thành những người có ích cho xã hội, giúp các em phát triển về mọi mặt. Trong chương trình Tiếng Việt, việc dạy đúng chính tả phải được coi trọng ngay từ buổi đầu đối với học sinh tiểu học. Phân môn chính tả có nhiệm vụ chủ yếu rèn luyện cho học sinh nắm các quy tắc và thói quen viết đúng - chuẩn chính tả tiếng Việt. Cùng với các phân môn khác, chính tả giúp cho học sinh chiếm lĩnh văn hóa Việt - làm công cụ để giao tiếp, tư duy. Vì vậy, chính tả được dạy liên tục từ lớp Một đến lớp Năm với các loại bài như: nhìn - viết, nghe - viết, nhớ - viết, bài tập so sánh, … để các em được học môn chính tả một cách khoa học, cẩn thận và sử dụng công cụ này suốt những năm tháng trong thời kì học tập ở nhà trường cũng như suốt cuộc đời.
Thế nhưng, hiện tượng viết sai chính tả không chỉ xảy ra đối với học sinh trong nhà trường, tình trạng sai chính tả đã xuất hiện rất phổ biến ngoài xã hội, trên các phương tiện truyền thông, pa-nô, áp phích, internet, … nhất là ở học sinh bậc Tiểu học. Cụ thể là trên địa bàn huyện Kiên Lương - nơi đây dân cư cả ba miền tập trung sinh sống rất đông trong đó có cả dân tộc Khmer, Hoa,…Từ đó, việc phát âm có phần đa dạng, học sinh thường phát âm chưa chuẩn, phát âm theo tiếng địa phương, đặc biệt đối với một số học sinh là người miền Trung, việc viết sai các dấu thanh “sắc - nặng, hỏi - ngã ” chiếm tỉ lệ khá cao như: “nói” lại thành “ nọi ”, như “ ăn ” thành “ eng”, … học sinh miền Bắc thường viết sai phụ âm “ l - n ” như “ lấp lánh ” thành “nấp nánh ”, … ; riêng học sinh ở địa phương thì “ về ” thành “dề ” hay “lan” và “lang”, “cá rô” thành “cá gô”, “bên ngoài” thành “ bên quài ”, “ rượu ” thành “ gụ ”, … ...
Trong thực tế, “vùng nào thì hiểu theo vùng nấy ” nên thật ra trong từng địa phương kiểu phát âm như vậy đã thành “quen tai ” , ai cũng hiểu, dễ “cho qua”, có điều sự sống chung, pha trộn cư dân trong các vùng miền của cả nước hiện nay là phổ biến, nên khó khăn trong việc “ nghe - viết ” sao cho đúng là một vấn đề lớn đối với chính tả Việt Nam.
Trước vấn nạn học sinh viết sai chính tả ngày càng nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến kết quả học tập ở môn Tiếng Việt nói chung cũng như các môn học khác. Trong quá trình giảng dạy, bản thân tôi luôn dành nhiều thời gian suy nghĩ để đi tìm câu trả lời: “ Làm thế nào để hạn chế tỉ lệ học sinh viết sai chính tả ? ” Vì Tiếng Việt là linh hồn dân tộc Việt, văn hóa Việt. Viết đúng, nói chuẩn tiếng Việt là việc cần phải làm ngay.
Với ý nghĩ trên, tôi mạnh dạn chọn phân môn chính tả để nghiên cứu và thể hiện trong việc đổi mới phương pháp dạy học chính tả ở tiểu học. Đó cũng chính là lý do tôi chọn đề tài “ Kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn chính tả - lớp Năm ”.
2. Phạm vi và đối tượng đề tài:
* Phạm vi nghiên cứu:
- Chương trình và nội dung của phân môn chính tả lớp Năm.
- Sách giáo viên môn Tiếng Việt lớp 5.
- Chuyên đề về Giáo dục tiểu học.
- Nghiên cứu các tài liệu về “Phương pháp dạy học môn chính tả ở tiểu học”
* Đối tượng nghiên cứu:
- Thực trạng viết sai chính tả.
- Biện pháp khắc phục lỗi chính tả.
- Một số bài viết chính tả của học sinh khối lớp Năm, đặc biệt là học sinh lớp 5/1 Trường Tiểu học thị trấn Kiên Lương 1.
3. Mục đích của đề tài:
Trong quá trình giảng dạy thì thực trạng trong từng lớp, từng đối tượng học sinh cũng khác nhau, nên tôi nhận thấy vấn đề đặt ra cần giải quyết là giáo viên phải tìm ra phương pháp dạy đúng, dạy hay, hiệu quả nhất để giúp học sinh khắc phục viết sai lỗi chính tả theo đúng quy ước của ngành Giáo dục và của xã hội.
B. PHẦN NỘI DUNG
I/ Cơ sở lý luận của đề tài:
Các lĩnh vực ngôn ngữ như ngôn ngữ học, ngữ pháp học, phong cách học đều có những đóng góp về mặt lý luận để các nhà khoa học giáo dục biên soạn chương trình học Tiếng Việt cho từng cấp học. Ở phân môn chính tả, các lĩnh vực của ngôn ngữ học đều có sự đóng góp để hình thành cơ sở khoa học. Chẳng hạn như ngữ pháp văn bản giúp cho việc xác định rõ nghĩa của từ trong văn bản, xác định rõ các âm tiết của từ đó mà viết đúng chính tả. Riêng lĩnh vực ngữ âm học là cơ sở lý luận gắn bó mật thiết với vấn đề chính tả.
Chữ viết của tiếng Việt là chữ viết ghi âm cho nên nguyên tắc chính tả tiếng Việt chủ yếu là nguyên tắc ngữ âm học. Ngoài ra, chính tả tiếng Việt còn được xây dựng trên một số nguyên tắc nữa như nguyên tắc truyền thống lịch sử, nguyên tắc khu biệt, … Những nguyên tắc này có lúc không đồng nhất với nguyên tắc ngữ âm học, do vậy chính tả tiếng Việt cũng còn có những trường hợp bất nhất. Cụ thể trong tiếng Việt cách phát âm ở những vùng miền có khác nhau ( phương ngữ ). Bên cạnh đó lại có trường hợp từ mang hai biến thể phát âm, khó có thể nói biến âm nào là chuẩn.
Ví dụ: Chòng chành - tròng trành ; lỡ làng - nhỡ nhàng ; …
Lăm le - nhăm nhe ; sum sê - xum xuê ; ….
Hoặc có khi một cách phát âm nhưng lại có hai cách viết.
/ i /
Ví dụ: i: trong lí luận, mĩ thuật, …
y: trong Lý Thái Tổ, thư ký, …
Bản thân hệ thống âm vị tiếng Việt còn có một số âm vị không ghi thống nhất, một âm có thể ghi bằng nhiều con chữ.
Ví dụ: c: con cuốc
/ cờ / k: cái kim
q: tổ quốc
Trước những bất minh trên, việc xác định trọng điểm chính tả cần cho dạy học sinh vùng phương ngữ, một mặt phải coi trọng hệ thống âm chuẩn toàn dân, mặt khác phải tham khảo biến thể phát âm địa phương, đồng thời phải dùng nghĩa để sử dụng dựa vào các văn cảnh.
II/ Thực trạng của vấn đề:
1. Cơ sở thực tiễn của đề tài:
Dân tộc Việt Nam trải qua bốn nghìn năm văn hiến, đã tích lũy được một kho tàng tập quán văn học và văn hóa rất đa dạng, phong phú. Chữ viết ( theo mẫu tự La tinh) của dân tộc ta tuy mới hình thành hơn một trăm năm nay, nhưng đã thành trụ cột then chốt của nền văn hóa nước nhà. Việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cả trong lời nói, lẫn chữ viết là việc làm hết sức cần thiết của tất cả mọi người dân Việt Nam.
Thế nhưng hiện tượng viết sai chính tả đang là mối quan tâm của nhiều người, của cộng đồng xã hội. Việc viết sai chính tả xuất hiện ngày càng nhiều, không chỉ là học sinh Tiểu học, học sinh Trung học, sinh viên, đôi khi có cả một số giáo viên và những người thành đạt.
Hiện nay đa số học sinh (kể cả sinh viên, người lớn) thường thích xem truyện tranh như: Đô-rê-mon, Co-nan, Thủy thủ Mặt trăng, Bảy viên ngọc rồng, … hơn là đọc sách, tạp chí văn học, … Việc không có thói quen (gọi là “văn hóa đọc” ), không có niềm đam mê đọc sách dẫn tới vốn từ ngữ nghèo nàn, ít ỏi. Người đọc sách nhiều sẽ có vốn từ càng nhiều thì ít khi viết sai chính tả.
Thông thường môn chính tả mới có yêu cầu về viết đúng, viết đẹp. Còn lại một số môn học khác, giáo viên thường bỏ qua việc soát lỗi, thậm chí chỉ yêu cầu học sinh học thuộc, tính toán đúng. Hơn nữa bài vở thì nhiều, thời gian hạn hẹp, áp lực công việc khá lớn và giáo viên chưa quan tâm đúng mức, nên việc sửa lỗi chính tả cũng chưa toàn tâm, toàn ý, chưa có hiệu quả.
Mặc khác một bộ phận không nhỏ học sinh còn ham chơi lười học, không chịu suy nghĩ, tư duy trong việc nói và viết một cách chuẩn mực tiếng Việt ( vì có bài mẫu, sách mẫu, học thêm , …)
Từ những vấn đề nêu trên để hạn chế việc học sinh viết sai chính tả, tôi đã đi sâu về bộ môn này, nghiên cứu, suy nghĩ để tìm ra giải pháp giúp các em viết đúng chính tả. “Nét chữ là nết người” viết đúng chính tả thể hiện ý thức của người học sinh trong học tập đối với chữ viết - một thứ chữ gắn liền với nền văn hóa dân tộc, đồng thời thể hiện lòng tự tôn dân tộc đối với tiếng Việt.
2. Thực tế trình độ chính tả của học sinh tiểu học:
Đầu năm học, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 5/1. Sau khi khảo sát chất lượng, để nắm bắt tình hình học tập của các em, tôi đã lập bảng thống kê về môn chính tả như sau:
Đầu năm học
2010 - 2011
TSHS:
35/19
MÔN CHÍNH TẢ
GIỎI
KHÁ
TRUNG BÌNH
YẾU
09 / 5
14 / 7
07 / 6
05 /1
Qua trao đổi, dự giờ các bạn đồng nghiệp cùng khối; thông qua việc nghiên cứu sách giáo khoa Tiếng Việt và kết quả khảo sát của học sinh, tôi nhận thấy tình trạng dạy và học chính tả hiện nay hiệu quả đạt chưa được cao, cụ thể là:
- Kết quả khảo sát học tập của học sinh, các em còn mắc nhiều lỗi chính tả, tình trạng này có cả nguyên nhân ở nội dung và phương pháp dạy học của phân môn này.
- Từ thực tiễn dự giờ, tôi thấy giáo viên chuẩn bị bài giảng rất chu đáo, tận tâm giảng dạy tỉ mỉ cho học sinh cách viết từng chữ, từng câu nhưng cuối cùng vẫn có không ít học sinh viết sai, ngay cả những từ giáo viên mới vừa phân tích hướng dẫn xong.
- Nguyên nhân dẫn đến cái sai là do một số học sinh đọc chậm, đọc ngắc ngứ, cách phát âm không chuẩn. Nói - đọc như thế nào thì viết như thế đó; học sinh phân biệt chưa rõ cách đọc nhất là “ l ” và “ n ” , “ tr ” và “ ch ”, “ s ” và “ x ”, “ gi - d - r ”, thường hay lẫn lộn về sai thanh điệu do sự phát âm không phân biệt giữa thanh hỏi và thanh ngã.
- Một số học sinh ráp âm, ráp vần để tạo thành tiếng chưa thành thạo, nhất là đối với một số tiếng khó viết, ít gặp.
Ví dụ: lấp loáng, suy thoái, gọn ghẽ, khoét, ngọ nguậy, ngoằn ngoèo, ….
- Phần lớn bị ảnh hưởng bởi môi trường sống nên các em chưa thật chú tâm đến học tập, tiếp thu kiến thức chậm, khó nhớ mau quên. Những kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết còn nhiều hạn chế.
Trong quá trình giảng dạy và theo dõi chất lượng bộ môn, tôi thấy học sinh thường mắc phải hai loại chính tả như sau:
a) Sai về nguyên tắc chính tả hiện hành:
Là loại lỗi do người viết không nắm được các đặc điểm và nguyên tắc kết hợp các chữ cái, quy tắc viết hoa trong tiếng Việt.
a.1 Đặc điểm chính tả tiếng Việt :
- Tiếng Việt là ngôn ngữ phân tiết tính : các âm tiết được tách bạch rõ ràng trong khi nói, vì thế khi viết, các chữ biểu thị âm tiết được viết rời, cách biệt nhau.
Ví dụ : Ai về thăm mẹ quê ta (6 âm tiết)
Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm… ( 8 âm tiết)
- Mỗi âm tiết tiếng Việt đều mang một thanh điệu nhất định. Khi viết chữ phải đánh dấu ghi thanh điệu lên âm chính (hoặc bộ phận chính, đối với âm chính là nguyên âm đôi) của âm tiết.
* Cấu tạo âm tiết của tiếng Việt rất chặt chẽ và ổn định. Ở dạng đầy đủ, âm tiết tiếng Việt có cấu tạo như sau :
THANH ĐIỆU
Phụ âm đầu
VẦN
Âm đệm
Âm chính
Âm cuối
Trong đó, âm chính và thanh điệu là hai bộ phận không thể thiếu được
trong cấu tạo của bất kỳ âm tiết nào.
* Cách xác định ký hiệu ghi âm chính trong chữ : Muốn xác định ký hiệu ghi âm chính trong chữ, ta đặt chữ vào mô hình cấu tạo vần.
Ví dụ :
Tiếng
Phụ âm đầu
VẦN
Thanh điệu
Âm
đệm
Âm
chính
Âm cuối
Em
yêu
màu
tím
Hoa
cà
hoa
sim
m
t
h
c
h
s
o
o
e
yê
a
i
a
a
a
i
m
u
u
m
m
ngang
ngang
huyền
sắc
ngang
huyền
ngang
ngang
* Khi viết một tiếng, dấu thanh luôn được đặt ở âm chính: dấu nặng đặt bên dưới âm chính, các dấu khác được đặt ở phía trên âm chính.
Ví dụ: hình, phận, rộng, đúng, tìm, tạo, …
* Khi viết các tiếng có nguyên âm đôi mà không có âm cuối thì dấu thanh được đặt ở chữ cái đầu ghi nguyên âm.
Ví dụ: mía, nghĩa, giữa, của, múa, lửa, …
* Những tiếng có nguyên âm đôi mà có âm cuối thì dấu thanh được đặt ở chữ cái thứ hai ghi nguyên âm đôi.
Ví dụ: biển, người, quốc, nước, luận, hoàng, …
a.2 Quy tắc viết hoa hiện hành :
- Tình trạng viết hoa trong chính tả hiện hành:
a/ Đánh dấu sự bắt đầu một câu.
b/ Ghi tên riêng của người, địa danh, tên cơ quan, tổ chức ...
c/ Biểu thị sự tôn kính : Bác Hồ, Người ...
Hai chức năng a và c nhìn chung được thực hiện một cách nhất quán trong chính tả tiếng Việt. Duy có chức năng b là còn nhiều điểm chưa thống nhất trong sử dụng.
Ví dụ : Cùng một tên người, tồn tại những cách viết khác nhau :
Phạm nguyễn như An Phạm nguyễn Như An
Phạm Nguyễn Như An Phạm - nguyễn - như – An. ...
Cùng một tên đất, tồn tại những cách viết khác nhau :
Hà Nội ; Hà - nội ; Hà nội ...
Cùng một tên tổ chức, cơ quan cũng tồn tại những cách viết khác nhau :
Trường tiểu học thị trấn Kiên Lương1.
Trường Tiểu học Thị trấn Kiên Lương1.
Trường Tiểu học thị trấn Kiên Lương1.
- Quy định về cách viết hoa tên riêng : (của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & đào tạo ban hành). đang áp dụng trong nhà trường.
+ Đối với tên người và tên địa lý : viết hoa chữ cái đầu tất cả các âm tiết, không dùng gạch nối.
Ví dụ : Trần Quốc Toản, Hà Nội, Bình Trị Thiên, Vũng Tàu
+ Đối với tên người và tên địa lý nước ngoài : viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó. Các tiếng trong một bộ phận của tên riêng được ngăn cách bằng dấu gạch nối.
Ví dụ: Tên người: Ma-ri-ô, Giu-li-ét-ta, Ét-mân Hin-la-ro, …
Tên địa lí: I-ta-li-a, Hi-ma-lay-a, Niu-di-lân, Ê-vơ-rét, …
+ Đối với tên tổ chức, cơ quan, đơn vị được viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó.
Ví dụ : Trường Tiểu học thị trấn Kiên Lương 1. Nhà xuất bản Giáo dục.
Trường Trung học cơ sở Kiên Lương 1.
b) Sai cách phát âm chuẩn:
b.1 Lỗi viết sai thanh điệu:
Tiếng Việt có 6 thanh ( ngang, huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng ) thì nhiều học sinh không phân biệt được 2 thanh hỏi, ngã. Số lượng tiếng mang 2 thanh này rất nhiều và rất khó nhớ - kể cả những người có trình độ văn hoá cao.
Ví dụ: Sữa xe đạp, hướng dẩn, giử gìn, dổ dành, lẩn lộn,…
b.2 Lỗi viết sai phụ âm đầu:
Học sinh viết lẫn lộn một số chữ cái ghi các âm đầu sau đây:
+ c / k: Céo co…
+ g / gh: Con ghà , gê gớm…
+ ng/ ngh: Ngỉ ngơi, nge nhạc, nghành nghề…
+ ch / tr: Cây che, chiến chanh…
+ s / x: Cây xả , xa mạc…
+ ng / qu: ông quại (ngoại), bên quài (ngoài)
+ h / qu: quảng hốt (hoảng hốt), phá quại (phá hoại)
b.3 Lỗi viết sai âm cuối, vần:
Học sinh thường viết ăc ; lẫn lộn chữ ghi âm cuối trong các vần sau đây:
+ at / ac ; ăt / ât / âc: mác mẻ, lường gạc, gặc lúa, nổi bậc, lấc phấc…
+ an / ang ; ân / âng : cây bàn, bàng bạc, khoai lan, hụt hẫn, tần lầu...
+ âu / ôi : ông Nậu (nội), cái gấu (gối)...
+ ên / ênh : bấp bên, nhẹ tên, ghập ghền, khấp khển…
+ ư / ươi : con ngừ , hai mư...
@ Nguyên nhân chủ yếu viết sai:
* Lỗi khi viết về thanh điệu:
Thực tế qua ngôn ngữ nói, trong phương ngữ từ khu vực miền Trung và miền Nam không có thanh ngã. Trong khi số lượng từ mang hai thanh này khá
lớn. Do đó đây là lỗi rất phổ biến trong học sinh.
@ Lỗi khi viết phụ âm đầu:
Trong phương ngữ Bắc và Nam có sự lẫn lộn giữa các chữ ghi âm đầu ch/tr, d/gi, s/x . Mặt khác, trong khi một số vùng miền Bắc thường lẫn lộn các âm đầu l/n thì người Miền Nam thường lẫn lộn v/d, r/g. Ngoài ra, trong quy ước về chữ quốc ngữ, một âm ghi bằng 2 hoặc 3 dạng (ví dụ: âm “cờ ” ghi bằng 3 chữ cái c / k /qu, âm “ngờ” ghi bằng ng/ngh, âm “gờ” ghi bằng g/gh…) dù có những quy định riêng cho mỗi dạng khi ghép chữ, nhưng đối với học sinh tiểu học thì rất dễ lẫn lộn do không nhớ các quy định.
@ Lỗi khi viết âm cuối, vần:
Đối với người Miền Nam, có thể nói việc phát âm hoàn toàn không phân biệt các vần có âm cuối n/ng và t/c. Mà số từ mang các vần này không nhỏ. Mặt khác hai bán âm cuối i,u/ lại được ghi bằng 4 con chữ i/y (trong: lai/lây), u/o (trong: sau/sao), ư/ươi (trong : tư/tươi) do đó lỗi về âm cuối là lỗi khó khắc phục đối với học sinh các tỉnh phía Nam nói chung và tại địa phương Kiên Lương nói riêng.
Tóm lại: Qua tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc viết sai lỗi chính tả của học sinh, vấn đề mà cả xã hội đang quan tâm, việc tìm ra các giải pháp phù hợp là hết sức cấp bách đối với những ai làm công tác giáo dục,
III/ Biện pháp giải quyết vấn đề:
Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc dạy chính tả, tôi nhận thấy rằng nếu chỉ dùng sách giáo khoa, thì chưa đáp ứng đầy đủ với các yêu cầu dạy cho học sinh học yếu chính tả ở tiểu học. Vì vậy, để khắc phục lỗi chính tả mà học sinh mắc phải, tôi đã nghiên cứu và vận dụng một vài biện pháp để giúp các em nắm được các quy tắc chính tả, các mẹo luật chính tả phù hợp với trình độ tiếp thu của các em, hình thành kĩ năng, kĩ xảo chính tả, bỏ thói quen phát âm sai dẫn đến việc viết sai.
Sau đây là một vài biện pháp mà tôi đã áp dụng trong những năm trực tiếp giảng dạy như sau:
* Biện pháp 1: Củng cố quy tắc chính tả cho học sinh:
- Là giúp cho học sinh nắm vững các quy tắc chính tả.
- Để khắc phục được tình trạng học sinh hay mắc lỗi chính tả thì giáo viên cần tập trung vào các loại bài chính tả phân biệt. Qua loại bài chính tả phân biệt này học sinh được ôn luyện nhiều lần, nắm chắc được các quy tắc chính tả, mẹo chính tả. Cũng qua bài chính tả so sánh này, học sinh nắm vững nghĩa của từng cách viết, từ đó hạn chế được các lỗi sai.
Ví dụ : Khi dạy bài chính tả phân biệt dấu hỏi, dấu ngã.
- Chúng ta cung cấp cho học sinh quy luật bổng trầm, hệ bổng gồm các thanh : ngang, hỏi, sắc ; hệ trầm gồm các thanh : huyền, nặng, ngã.
Do vậy khi gặp một tiếng mà ta không biết là thanh hỏi hay thanh ngã, ta tạo ra một từ láy. Nếu tiếng đó láy với tiếng bổng ta có thanh hỏi, nếu tiếng đó láy với tiếng trầm ta có thanh ngã.
Ví dụ : Mở (trong mở mang) -Thanh hỏi ; Nghỉ (nghỉ ngơi) - Thanh hỏi
Mỡ (trong mỡ màng) -Thanh ngã ; Nghĩ (nghĩ ngợi) - Thanh ngã
Ngoài ra ta cho học sinh hiểu nếu tạo ra một từ ngữ có ý nghĩa sẽ nắm được nghĩa và hình thức chữ viết của từ.
Ví dụ : Deo dai, em thử điền dấu hỏi ( ) sẽ thành Dẻo dai. Dẻo dai là từ có nghĩa chỉ sự bền bỉ không giảm của sức lực, vậy ta điền dấu hỏi ( ). Nếu điền dấu ngã sẽ thành Dẽo dai, dẽo dai không có nghĩa vậy không thể điền dấu ngã.
- Đối với những từ Hán -Việt phát âm không phân biệt dấu hỏi, dấu ngã. Gặp những từ bắt đầu bằng một trong các phụ âm : m, n, nh, v, l, d, ng và ngh hãy nhớ câu: “ Mình Nên Nhớ Viết Là Dấu Ngã ” thì đánh dấu ngã.
Ví dụ : Vĩ nhân, cần mẫn, nhã nhặn, lãnh đạm, vãng lai, phụ lão, dã man, ngôn ngữ, tín ngưỡng ... Trừ "ngải" trong "ngải cứu", còn những từ bắt đầu bằng các phụ âm khác, hoặc không có phụ âm đầu thì đánh dấu hỏi.
Ví dụ : đảo điên, tưởng tượng, kiểu cách , ….
Nhưng vẫn có một số trường hợp ngoại lệ vẫn viết bằng dấu ngã
Ví dụ: kỹ (kỹ thuật, kỹ xão), bãi (bãi bỏ, bãi khóa),
hữu (bằng hữu, hữu nghị), phẫu (phẫu thuật, giải phẫu ),
tiễn (tiễn đưa, tiễn biệt), …
Khi dạy bài chính tả phân biệt k / q / c. Học sinh tự tìm ra những từ có âm đầu là k / q / c, từ các ví dụ cụ thể mà học sinh nắm lại quy tắc chính tả.
* Chữ cái c : Luôn đứng trước các vần bắt đầu các nguyên âm : a, ă, à, o, ô, u, ư ...
Ví dụ : Cần cù, còn, cặm cụi, cũng ...
* Chữ cái k: Luôn đứng trước các vần bắt đầu bằng các nguyên âm : e, ê, i ...
Ví dụ : Kính, kể, kèo ...
* Chữ cái q: Luôn kết hợp với u thành qu (đọc là quờ). Qu luôn đứng trước hầu hết các nguyên âm (trừ các nguyên âm o, u, ư ).
Ví dụ : Quan trọng, quanh quẩn.
Ngoài ra cần cung cấp cho học sinh một số mẹo luật chính tả.
Ví dụ : Khi nào viết là Da , khi nào viết là Gia?
+ Da : Chỉ lớp bao bên ngoài các loại động vật
+ Gia : Chỉ mối quan hệ dòng họ.
* Biện pháp 2: Yêu cầu học sinh tự phát hiện ra lỗi chính tả và tự sửa lỗi chính tả:
- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh tự phát hiện ra những lỗi viết sai và tự bản thân các em sửa lỗi qua các hình thức khác nhau.
- Giáo viên đọc lại bài văn hay khổ thơ mà trong đoạn bài yêu cầu học sinh viết cho học sinh soát lỗi.
- Giáo viên chỉ ra cho học sinh thấy được các lỗi sai, từ đó học sinh có ý thức được các lỗi mà mình mắc phải, bằng cách viết lại các lỗi sai đó vào một quyển vở sửa lỗi, các lần sau mà gặp phải các lỗi này học sinh sẽ thận trọng hơn trong khi viết. Qua đó hình thành cho học sinh bản năng tự kiểm tra soát lỗi và có ý thức tự sửa.
- Giáo viên cho học sinh phát hiện ra lỗi chính tả qua các dạng bài tập khác nhau. Ví dụ : Chép một đoạn bài có viết sai chính tả, yêu cầu học sinh viết lại cho đúng .
Ví dụ: Trong bài: “Kì diệu rừng xanh” lắng trưa đả rọi xuống đỉnh đầu mà rừng sâu vẫn ẫm nạnh, ánh lắng nọt qua ná trong xanh. Chúng tôi đi đến đâu, rừng rào rào chuyễn động đến đấy. những con vượn bạc má ôm con gọn ghẻ chuyền nhanh như tia chớp. …
Qua bài viết trên giáo viên cho học sinh tự sửa lỗi chính tả, cụ thể là l viết là n, ngược lại n viết là l , dấu hỏi viết dấu ngã, dấu ngã viết dấu hỏi.
Từ những cách nêu trên giúp học sinh quen dần với cách phát hiện ra lỗi và tự sửa lỗi, dần dần học sinh sẽ nhớ cách viết đúng, thấy được các từ viết sai để tránh.
* Biện pháp 3: Giáo viên cần phải phát âm chuẩn và rèn cho học sinh kỹ năng đọc:
Muốn cho học sinh viết đúng chính tả, giáo viên phải là người phát âm rõ tiếng, đúng chuẩn, đồng thời luyện phát âm cho học sinh để phân biệt các thanh, các âm đầu, âm cuối. Việc rèn phát âm bắt đầu phải được thực hiện trong tiết Tập đọc và được thực hiện thường xuyên, liên tục, lâu dài trong tất cả các tiết học như Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn…
* Biện pháp 4: Hướng dẫn học sinh sửa lỗi thông qua môn học khác :
- Thông qua phân môn luyện từ và câu, giúp cho học sinh hiểu được nghĩa của từ một cách chính xác.
Ví dụ : líu hay níu
- Líu : Chim hót líu lo
- Níu : Đừng níu áo nhau
Ví dụ : đổ hay đỗ
- Xe đổ : Xe bị lật nghiêng
- Xe đỗ : Xe dừng lại không chạy nữa
Ví dụ: vỏ hay võ .
- Vỏ : bóc vỏ, vỏ chai
- Võ : võ nghệ., võ vàng, vò võ
- Qua phân môn luyện từ và câu giúp cho các em hiểu về câu, từ đó biết chấm câu, sau dấu chấm câu biết viết hoa chữ cái đầu câu, biết viết hoa các danh từ riêng.
* Biện pháp 5: Tổ chức cho học sinh học theo tổ - nhóm:
- Giáo viên cần tổ chức cho học sinh học theo tổ nhóm hoặc phân thành “đôi bạn cùng tiến” học tập để các em hướng dẫn lẫn nhau (giáo viên luôn nhắc nhở và kiểm tra các em đều phải có một quyển vở rèn chính tả).
Ví dụ : Mỗi tuần ngày thứ ba có tiết chính tả thì ngày thứ năm hoặc ngày thứ sáu các nhóm học tập hoặc đôi bạn học tập sẽ đọc trước phần viết đúng rồi đọc toàn bài viết. Qua đó học sinh đọc để hiểu được nội dung bài và nghĩa của
từ cần ghi nhớ.
- Học sinh sau khi nắm được nội dung bài và các từ cần ghi nhớ, các em lấy "Quyển vở rèn chính tả" ra viết vào, tiếp theo là đổi bài kiểm tra lẫn nhau.
- Vào ngày thứ hai trong lúc truy bài đầu giờ các em sẽ tiến hành viết và kiểm tra chéo nhau lần nữa, củng cố lại những từ còn viết sai.
Vậy trong một tiết các em đã được mắt nhìn, tay viết các chữ khó rất nhiều lần, từ đó hạn chế được các lỗi sai ở học sinh.
IV/ Kết quả đạt được:
Trong quá trình giảng dạy, với việc áp dụng các biện pháp trên tôi nhận thấy học sinh có những tiến bộ rõ rệt trong việc nắm bắt các quy luật chính tả, đặc biệt là các tiếng có phụ âm đầu l / n, gi / r / d, tr / ch, s / x và thanh hỏi, thanh ngã so với đầu năm tỉ lệ viết đúng đạt trên 90%. Ngoài ra, các em còn thể hiện sự viết đúng, viết đẹp trong bài chính tả nói riêng và các bài tập của môn học khác nói chung.
Trong tiết học chính tả, không khí lớp học trở nên hào hứng, sôi nổi, các em học sinh không còn rụt rè e ngại mà đã có sự tự tin, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.
Kết quả này được thể hiện rõ trong các đợt kiểm tra định kì của môn chính tả trong lớp tôi giảng dạy như sau:
TỔNG SỐ HỌC SINH: 35 / 19 - NĂM HỌC: 2010 - 2011
Thời gian kiểm tra
TSHS
GIỎI
KHÁ
TRUNG BÌNH
YẾU
Giữa kì I
35/19
11/9
14/7
10/3
0
Cuối kì I
35/19
18/13
10/15
07/1
0
Giữa kì II
35/19
21/15
11/4
03/0
0
Tuy việc “Giúp học sinh học tốt môn chính tả” cần một quá trình lâu dài, xuyên suốt, song với kết quả đạt được như trên tôi vẫn cảm thấy rất vui vì công việc mình làm bước đầu đã có hiệu quả.
C. PHẦN KẾT LUẬN
* Bài học kinh nghiệm
Việc phát hiện lỗi chính tả, thống kê, để đưa ra các biện pháp khắc phục rất là cần thiết, không thể thiếu trong quá trình dạy - học Tiếng Việt. Nhưng không phải chỉ đưa ra các biện pháp khắc phục là có thể thực hiện một cách có hiệu quả. Sửa chữa, khắc phục lỗi chính tả là cả một quá trình lâu dài, đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, bền bỉ. Giáo viên nên hướng dẫn các em thật tỉ mỉ về các quy tắc chính tả, quy tắc kết hợp từ, quy tắc ghi âm chữ quốc ngữ … tránh trường hợp học sinh vì thiếu hiểu biết dẫn đến sai sót.
Đặc biệt giáo viên phải chú ý đến các lỗi mà học sinh thường mắc phải, để đưa ra các dạng bài tập rèn cho các em viết đúng chính tả và củng cố các quy tắc chính tả cho các em qua các kiểu bài khác nhau.
Thực hiện tốt công tác chủ nhiệm bằng cách quan tâm đến tất cả các em học sinh, với tất cả các môn học.Tục ngữ có câu: “Ở đâu có thầy giỏi. ở đó có trò giỏi” nêu bật vai trò hướng dẫn của thầy, cô giáo trong việc học tập của học sinh. Vì vậy người giáo viên cần phải không ngừng học hỏi, tự tìm hiểu, nghiên cứu để nâng cao trình độ, tay nghề.
Có nắm chắc kiến thức, giáo viên mới có thể giúp học sinh chữa lỗi và khắc phục lỗi một cách có hiệu quả. Ngoài ra giáo viên phải luôn học hỏi kinh nghi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KKN9 Ren cho hoc sinh viet dung chinh ta.doc