Khái niệm:Lý thuyết bộba bất khảthi (The Impossible Trinity (hay Inconsistent
Trinity hay Triangle of Impossibility)) là một chính sách kinh tếquốc tế. Lý thuyết phát
biểu rằng: một quốc gia không thể đồng thời thực hiện cùng một lúc 3 mục tiêu chính sách
vĩmô: + Ổn định tỷgiá
+ Tựdo hóa dòng vốn
+ Chính sách tiền tệ độc lập
Đây là mô hình lý thuyết rất phổbiến, gọi là mô hình Mundell- Fleming được Robert
Mundell và Marcus Fleming phát triển trong những năm 1960. Vào những năm 1980 khi
vấn đềkiểm soát vốn bịthất bại ởnhiều quốc gia cùng với mâu thuẫn giữa việc neo giữtỷ
giá và chính sách tiền tệ độc lập ngày càng rõ ràng thì Lý thuyết bộba bất khảthi đã trở
thành nền tảng cho kinh tếhọc vĩmô của nền kinh tếmở.
26 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1087 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Kiểm soát vốn của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: Kiểm soát vốn của Việt Nam Thực hiện: Nhóm 2
[
GVHD: Nguyễn Thị Liên Hoa Trang 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SÓAT VỐN
1.1. Kiểm soát vốn
1.1.1. Khái niệm: là thực hiện các biện pháp can thiệp của chính phủ dưới nhiều hình thức
khác nhau để tác động (hạn chế) lên dòng vốn nước ngoài chảy vào và ra khỏi một quốc gia
để nhằm đạt “mục tiêu nhất định” của chính phủ.
1.1.2. Mục tiêu kiểm sóat vốn: Mục tiêu của kiểm soát vốn kìm chế dòng vốn nước ngòai
chảy hoặc chảy ra một các ào ạt gây thiệt hại cho hệ thống tài chính tiền tệ của một quốc gia
và là nguyên nhân gây nên những cuộc khủng hoảng tài chính tòan cầu. Mục tiêu kiểm sóat
vốn cần phải hướng đến một “chiến lược tổng thể” nhằm mục đích hướng đến một hệ thống
tài chính - tiền tệ phát triển lành mạnh và ổn định.
1.1.3 Lý thuyết bộ ba bất khả thi
* Khái niệm: Lý thuyết bộ ba bất khả thi (The Impossible Trinity (hay Inconsistent
Trinity hay Triangle of Impossibility)) là một chính sách kinh tế quốc tế. Lý thuyết phát
biểu rằng: một quốc gia không thể đồng thời thực hiện cùng một lúc 3 mục tiêu chính sách
vĩ mô: + Ổn định tỷ giá
+ Tự do hóa dòng vốn
+ Chính sách tiền tệ độc lập
Đây là mô hình lý thuyết rất phổ biến, gọi là mô hình Mundell- Fleming được Robert
Mundell và Marcus Fleming phát triển trong những năm 1960. Vào những năm 1980 khi
vấn đề kiểm soát vốn bị thất bại ở nhiều quốc gia cùng với mâu thuẫn giữa việc neo giữ tỷ
giá và chính sách tiền tệ độc lập ngày càng rõ ràng thì Lý thuyết bộ ba bất khả thi đã trở
thành nền tảng cho kinh tế học vĩ mô của nền kinh tế mở.
Lý thuyết bộ ba bất khả thi khẳng định rằng: trong điều kiện ngày nay, một quốc gia
phải lựa chọn việc hy sinh một trong 3 mục tiêu chính sách vĩ mô trên nghĩa là phải lựa
chọn giữa việc giảm thiểu sự thay đổi tỷ giá hoặc điều hành một chính sách tiền tệ độc lập
ổn định. Nó không thể có đồng thời cả hai.
Đề tài: Kiểm soát vốn của Việt Nam Thực hiện: Nhóm 2
[
GVHD: Nguyễn Thị Liên Hoa Trang 2
1.1.4. Các hình thức kiểm sóat vốn: Về phương diện lý thuyết, có hai hình thức kiểm soát
vốn là kiểm soát vốn trực tiếp (hay còn gọi là kiểm soát mang tính hành chính) và kiểm soát
vốn gián tiếp (dựa trên cơ sở thị trường.)
- Kiểm soát vốn trực tiếp là việc hạn chế những giao dịch vốn, những khoản thanh
toán liên quan đến giao dịch vốn và việc chuyển tiền bằng những qui định mang tính chất
hành chính (như đặt ra các thủ tục kê khai...). Việc Chính phủ dừng lại mở room cho các
nhà đầu tư nước ngoài chính là biện pháp kiểm soát vốn mang tính hành chính.
- Kiểm soát vốn gián tiếp hay còn gọi là kiểm sóat dựa trên cơ sở thị trường là việc
hạn chế những biến động của dòng vốn và những giao dịch khác thông qua các biện pháp thị
trường, chủ yếu là làm cho các giao dịch vốn phải tốn kém nhiều chi phí hơn, từ đó hạn chế
(không phải ngăn cấm) các giao dịch này.
Việc kiểm soát như thế có thể xảy ra dưới các hình thức khác nhau mà điển hình nhất
là đánh thuế cao trên các dòng vốn ngắn hạn, đi liền với việc miễn thuế đối với các dòng
vốn mang tính dài hạn.
Trong hai biện pháp trên, cần phải hạn chế đến mức thấp nhất biện pháp kiểm soát
mang tính hành chính. Ngoại trừ một số ngành nghề và lĩnh vực nhạy cảm, việc dừng lại
chủ trương mở room (kiểm soát trực tiếp) đồng loạt cho các lĩnh vực như trong thời gian
qua là điều mà Chính phủ cần phải xem xét lại bởi nó ảnh hưởng rất lớn đến chủ trương thu
hút vốn hiện nay.
1.1.5. Giá phải trả của kiểm soát vốn!
Có nhiều quan điểm lầm tưởng rằng nếu như áp dụng các biện pháp kiểm soát vốn
gián tiếp thì sẽ không phải trả giá. Trên thực tế, đã gọi là kiểm soát vốn thì cho dù là áp
dụng các biện pháp kiểm soát vốn như thế nào cũng phải trả một giá nhất định. Cái giá
chung nhất chính là sẽ làm chậm lại các cơ hội thu hút vốn đầu tư khi mà các quốc gia ngày
càng cạnh tranh quyết liệt để thu hút dòng vốn toàn cầu.
Các dòng vốn nước ngoài đổ vào Việt Nam bao gồm các nguồn chủ yếu sau: vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn đầu tư gián
tiếp (FII), kiều hối của người Việt Nam sinh sống và làm việc ở nước ngoài, và các
nguồn vốn khác.
1.2. Các nguồn vốn nước ngoài
1.2.1. Đầu tư trực tiếp nước ngòai (FDI - Foreign direct investment)
* Khái niệm:
- Theo quỹ tiền tệ quốc tế IMF, FDI được định nghĩa là “một khoản đầu tư với những
quan hệ lâu dài, theo đó một tổ chức trong một nền kinh tế (nhà đầu tư trực tiếp) thu được
lợi ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại một nền kinh tế khác. Mục đích của nhà đầu tư
trực tiếp là muốn có nhiều ảnh hưởng trong việc quản lý doanh nghiệp đặt tại nền kinh tế
khác đó.
Đề tài: Kiểm soát vốn của Việt Nam Thực hiện: Nhóm 2
[
GVHD: Nguyễn Thị Liên Hoa Trang 3
- Hội nghị Liên Hợp Quốc về TM và Phát triển UNCTAD cũng đưa ra một doanh
nghiệp về FDI. Theo đó, luồng vốn FDI bao gồm vốn được cung cấp (trực tiếp hoặc thông
qua các công ty liên quan khác) bởi nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài cho các doanh nghiệp
FDI, hoặc vốn mà nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài nhận được từ doanh nghiệp FDI. FDI
gồm có ba bộ phận: vốn cổ phần, thu nhập tái đầu tư và các khoản vay trong nội bộ công ty.
- Các nhà kinh tế quốc tế định nghĩa: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là người sở hữu tại
nước này mua hoặc kiểm soát một thực thể kinh tế của nước khác. Đó là một khoản tiền mà
nhà đầu tư trả cho một thực thể kinh tế của nước ngoài để có ảnh hưởng quyết định đối với
thực thể kinh tế ấy hoặc tăng thêm quyền kiểm soát trong thực thể kinh tế ấy.
- Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đưa ra khái niệm: “Đầu tư trực tiếp
nước ngoài là việc tổ chức, cá nhân nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoài
hoặc bất kỳ tài sản nào được chính phủ Việt Nam chấp thuận để hợp tác kinh doanh trên cơ
sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
theo quy định của luật này”.
- Từ những khái niệm trên có thể hiểu một cách khái quát về đầu tư trực tiếp nước
ngoài như sau: “đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tại một quốc gia là việc nhà đầu tư ở
một nươc khác đưa vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào vào quốc gia đó để có được
quyền sở hữu và quản lý hoặc quyền kiểm soát một thực thể kinh tế tại quốc gia đó, với
mục tiên tối đa hoá lợi ích của mình”.
Tài sản trong khái niệm này, theo thông lệ quốc tế, có thể là tài sản hữu hình (máy
móc, thiết bị, quy trình công nghệ, bất động sản, các loại hợp đồng và giấy phép có giá trị
…), tài sản vô hình (quyền sở hữu trí tuệ, bí quyết và kinh nghiệm quản lý…) hoặc tài sản
tài chính (cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, giấy ghi nợ…). Như vậy FDI bao giờ cũng là một
dạng quan hệ kinh tế có nhân tố nước ngoài.
* Đặc điểm của nguồn vốn FDI:
- Có sự dịch chuyển tư bản trong phạm vi quốc tế và chủ đầu tư (pháp nhân, thể
nhân) trực tiếp tham gia vào hoạt động sử dụng vốn.
- Quản lí đối tượng đầu tư.
* Các hình thức phổ biến FDI bao gồm: Doanh nghiệp liên doanh, Doanh nghiệp
100% vốn nước ngoài, hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh
doanh, đầu tư theo hợp đồng BOT, Đầu tư thông qua mô hình công ty mẹ và Công ty con
(Holding company), hình thức công ty cổ phần, hình thức chi nhánh công ty nước ngoài,
hình thức công ty hợp danh, Hình thức đầu tư mua lại và sáp nhập (M&A)
1.2.2. Hỗ trợ phát triển chính thức ODA (Vốn ODA)
Hỗ trợ phát triển chính thức 'Official Development Assistance' viết tắt là ODA bắt
đầu xuất hiện tại Việt Nam từ tháng 10/2003 sau khi Việt Nam chính thức bình thường hóa
quan hệ với hợp chủng quốc Hoa kỳ và các tổ chức tiền tệ Quốc tế như: Quỹ tiền tệ Quốc tế
(IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB)…..Việc bình
thường hóa quan hệ nói trên đã ngay lập tức giúp cho Việt nam khơi thông nguồn vốn huy
Đề tài: Kiểm soát vốn của Việt Nam Thực hiện: Nhóm 2
[
GVHD: Nguyễn Thị Liên Hoa Trang 4
động nước ngoài thông qua hình thức ODA với cộng đồng các nhà tài trợ đa phương và
song phương nhằm phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm
nghèo, tăng cường năng lực thể chế….
Khái niệm ODA đã được chính phủ Việt Nam sử dụng trong quy chế quản lý và sử
dụng nguồn vốn ODA ban hành theo nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày 4/5/2001 của
Chính Phủ là : “Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là hoạt động hợp tác phát triển giữa Nhà
nước và Chính Phủ Việt Nam với nhà tài trợ bao gồm:Chính phủ nước ngoài, các tổ chức
liên Chính phủ hoặc liên quốc gia. Hình thức cung cấp ODA bao gồm: ODA không hoàn
lại, ODA vay ưu đãi có yếu tố không hoàn lại ít nhất 25%....”
Như vậy, ODA chính là khoản vay kết hợp giữa “một phần cho vay ưu đãi” cộng với
“một phần cho không” ít nhất phải là 25% trong tổng vốn vay.
1.2.3. Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII)
* Khái niệm: Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII): là các khoản vốn huy động từ nước ngoài
được thực hiện bởi các định chế tài chính trung gian như quỹ đầu tư tham gia đầu tư vào các công
ty cổ phần đã hoặc chưa niêm yết hoặc các doanh nghiệp nhà nước đang cổ phần hóa.
* Lợi ích của việc thu hút nguồn vốn FII
Khác với đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), những nhà đầu tư gián tiếp chỉ đóng góp
vốn vào các công ty cổ phần thông qua thị trường chứng khoán, mà không trực tiếp tham gia
quản lý điều hành các công ty đó. Các công ty được thuê để quản lý những quỹ đầu tư có thể
cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho các công ty được đầu tư này về mặt quản trị doanh nghiệp và tái
cấu trúc công ty nói chung. Việc thu hút nguồn vốn FII mang lại những lợi ích như sau:
- Các doanh nghiệp trong nước có thể tiếp cận với nguồn tiết kiệm nước ngoài, tận
dụng nguồn vốn này để đầu tư, giảm bớt áp lực vốn trong quá trình mở rộng SXKD.
- Giảm chi phí vay vốn và kết quả là đầu tư sẽ tiếp tục tăng, doanh nghiệp ngày càng
phát triển.
- Sự hỗ trợ tư vấn của các công ty quản lý quỹ trong việc điều hành doanh nghiệp,
giúp công ty củng cố mặt quản trị doanh nghiệp vốn vẫn còn rất non yếu ở Việt Nam.
- Khi một quốc gia mở cửa đối với nguồn vốn đầu tư gián tiếp này, thì đầu tư trong
nước không cần phải dựa hoàn toàn vào nguồn tiết kiệm trong nước. Thay vào đó, có thể
tăng thu nhập và tiêu dùng trong nước.
* Các hình thức đầu tư của vốn FII:
+ Đầu tư trực tiếp, do các nhà đầu tư cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài thành lập quỹ
đầu tư ở nước ngoài và dành một phần để đầu tư vào thị trường Việt Nam. Họ là những nhà
đầu tư và những người quản lý quỹ đầu tư đó, ví dụ như đầu tư của Công ty Temasek. Hiện
nay loại này chỉ chiếm khoảng trên 1% trong tổng lượng vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam.
+ Đầu tư gián tiếp thông qua các quỹ đang hoạt động tại Việt Nam, chẳng hạn các quỹ
Vietnam Enterprise Investment Fund (VEIL), Vietnam Growth Fund (VGF), Vietnam Dragon
Fund (VDF), Vietnam Opportunities Fund (VOF)… Những nhà quản lý quỹ thường giới thiệu,
tiếp thị Việt Nam với các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức nước ngoài để thu hút đầu tư.
Đề tài: Kiểm soát vốn của Việt Nam Thực hiện: Nhóm 2
[
GVHD: Nguyễn Thị Liên Hoa Trang 5
Những vốn đầu tư thông qua các tổ chức sau đây có thể được xem là vốn FII: các quỹ
đầu tư đại chúng (Mutual Funds), quỹ hưu trí (Pension Funds), quỹ đầu tư ủy thác
(Investment Trusts), công ty quản lý tài sản (Asset management company), quỹ đầu tư mạo
hiểm (Venture Fund hoặc Hedge Fund), các quỹ từ thiện, các quỹ tài trợ ở trường đại học…
Tại Việt Nam hiện nay mới có sự xuất hiện của các quỹ đầu tư đại chúng, quỹ đầu tư mạo
hiểm Venture Fund và quỹ từ thiện.
CHƯƠNG II: KIỂM SOÁT VỐN TẠI VIỆT NAM
2.1. Quan điểm kiểm soát vốn:
Kiểm soát vốn đầu tư đang là vấn đề gây nhiều tranh cải. Một số quan điểm cho rằng
kiểm soát vốn là đi ngược với tiến trình việc tự do hóa tài chính, một số lại ủng hộ quan
điểm cho rằng nên thực hiện kiểm soát vốn để hạn chế những tổn thất cho nền kinh tế. Tuy
nhiên, khi khủng hoảng tài chính vào năm 1997 tại Thái Lan xảy ra, nguyên nhân bắt nguồn
là việc rút vốn ồ ạt từ các nhà đầu tư nước ngoài và kết quả là Chính phủ Thái Lan phải thả
nổi tỷ giá, gây phản ứng dây chuyền khắp khu vực. Trước tình hình, vấn đề kiểm soát vốn
được đặt ra cho nhiều quốc gia, đặc biệt ở những thị trường nhỏ và đang phát triển. Vì vậy,
nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề nên Việt Nam đã đưa ra những chính sách về kiểm
soát vốn, cụ thể là kiểm soát đầu vào, ra của các nguồn đầu tư trực tiếp (FDI), đầu tư gián
tiếp (FII) và nguồn vốn ODA, để từ đó có thể giảm thiểu những tổn thất xảy ra cho nền kinh
tế, đặc biệt khi thị trường chứng khoán phát triển quá nóng.
Chính sách kiểm soát vốn được thể hiện rõ nét thông qua Nghị định 160/2006/NĐ-
CP ngày 28/12/2006 (Nghị định về quản lý ngoại hối).
- Theo nghị định này, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết hay quảng cáo khác đều
phải thực hiện bằng đơn vị tiền tệ duy nhất là đồng Việt Nam. Các cá nhân, tổ chức chỉ
được sử dụng ngoại hối trong các giao dịch với ngân hàng và các tổ chức được phép cung
ứng dịch vụ ngoại hối.
- Đối với đầu tư gián tiếp: Trường hợp các nhà đầu tư nước ngoài muốn mua bán
chứng khoàn, các giấy tờ có giá khác và góp vốn, mua cổ phần tại Việt Nam, phải mở tài
khoản vốn đầu tư gián tiếp bằng đồng Việt Nam tại ngân hàng, mọi giao dịch liên quan đến
hoạt động đầu tư gián tiếp phải thực hiện thông qua tài khoản vốn đầu tư gián tiếp bằng
đồng Việt Nam. Nếu có vốn ngoại tệ phải bán lấy đồng Việt Nam để đầu tư, khi muốn
chuyển vốn ra nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài được sử dụng đồng Việt Nam trên tài
khoản để mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép và chuyển ra nước ngoài.
- Đối với đầu tư trực tiếp: Để thực hiện đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài phải mở một tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng ngoại tệ tại một
tổ chức tín dụng được phép, đồng thời phải đóng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng ngoại
tệ đã mở ở tổ chức tín dụng trước đó và chuyển toàn bộ số dư trên tài khoản này sang tài
khoản mới.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được chuyển ra nước ngoài vốn
điều lệ, vốn đầu tư trực tiếp, vốn vay, lãi và chi phí vay nước ngoài các nguồn thu hợp pháp
Đề tài: Kiểm soát vốn của Việt Nam Thực hiện: Nhóm 2
[
GVHD: Nguyễn Thị Liên Hoa Trang 6
có liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam thông qua tài khoản
vốn đầu tư trực tiếp bằng ngoại tệ, được sử dụng nguồn thu từ hoạt động đầu tư trực tiếp
bằng đồng Việt Nam mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép để chuyển ra nước ngoài
trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày mua được ngoại tệ thông qua tài khoản vốn đầu tư trực
tiếp bằng ngoại tệ
- Đồng thời các tổ chức tín dụng có trách nhiệm hướng dẫn thủ tục mở, đóng tài
khoản vốn đầu tư gián tiếp bằng đồng Việt Nam, kiểm soát các chứng từ áp dụng cho các
giao dịch thu chi trên tài khoản đó, bán ngoại tệ cho nhà đầu tư nước ngoài thu đồng Việt
Nam và giám sát việc mua và chuyển tiền của họ. Trường hợp cần thiết, Ngân hàng nhà
nước sẽ yêu cầu nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
thực hiện báo cáo tình hình cụ thể.
- Đối với nguồn vốn ODA, Việt Nam xác định thu hút vốn ODA là mục tiêu quan
trọng để đảm bảo cho tăng trưởng và phát triển bềnh vững. Vì vậy, đã thiết lập các cơ chế
phối hợp giữa tổ công tác ODA của Chính phủ và các nhà tài trợ để đẩy mạnh tiến trình hài
hòa hóa thủ tục, cải cách hành chính, mạnh tay hơn trong công tác chống tham nhũng và
hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về quản lý vốn ODA.
Từ những quan điểm trên cho ta thấy chính sách kiểm soát vốn của Việt Nam hiện
nay khá thông thoáng, dòng vốn FDI, FII được khuyến khích tối đa, luồng vốn huy động của
Chính phủ theo hình thức ODA không hạn chế. Quan điểm này được thể hiện dưới các hình
thức kiểm soát cụ thể sau đây:
2. 2 Quá trình kiểm soát các dòng vốn FDI, FII, ODA:
2.2.1 Kiểm soát vốn đầu tư trực tiếp (FDI):
Thu hút FDI của Việt Nam đứng thứ 6 trên thế giới; riêng ở châu Á, Việt Nam chỉ
đứng sau Trung Quốc, Ấn Độ. Dòng chảy của nguồn vốn này vào Việt Nam không ổn định,
năm nhiều năm ít, lúc trồi lúc sụt do nhiều yếu tố, trong đó lệ thuộc vào sự quyết tâm đổi
mới và hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam là quyết định. Suốt thời gian dài từ đó đến
nay đã có khoảng 11.000 dự án được cấp giấy phép, tổng mức vốn đăng ký trên 163 tỷ USD
nhưng tổng vốn thực hiện đạt chỉ khoảng 35%, chưa kể số dự án bị rút giấy phép hoặc đề
nghị rút giấy phép.
Tỷ trọng vốn FDI trong tổng vốn ĐTXH qua các năm
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
19
95
19
96
19
97
19
98
19
99
20
00
20
01
20
02
20
03
20
04
20
05
20
06
20
07
20
08 Năm
Tỷ lệ
Vốn ngoài NN
Vốn NN
Vốn FDI
Nguồn: Tổng cục thống kê
Đề tài: Kiểm soát vốn của Việt Nam Thực hiện: Nhóm 2
[
GVHD: Nguyễn Thị Liên Hoa Trang 7
Trong thập niên 80 và đầu thập niên 90:
Trước khi nước ta tiến hành đổi mới, nguồn vốn FDI không chảy vào Việt Nam. Chỉ
sau khi có Luật đầu tư nước ngoài ban hành ngày 09/01/1988, thì nguồn vốn FDI mới bắt
đầu tìm đến.
Giai đoạn này dòng FDI vào Việt Nam còn nhỏ và không giải ngân được.
Trong khoảng thời gian 1991-1996:
Đây là giai đoạn FDI đóng một vai trò quan trọng trong việc tài trợ cho sự thiếu hụt
trong tài khoản vãng lai của Việt Nam và đã có những đóng góp cho cán cân thanh toán
quốc tế của Việt Nam. Tổng vốn FDI tăng đạt đỉnh điểm vào năm 1996 với tổng vốn đăng
ký lên đến 10.164,1 tỷ đô-la Mỹ. Sự tăng mạnh mẽ của FDI này là do nhiều nguyên nhân:
Các nhà đầu tư nước ngoài bị thu hút bởi tiềm năng của một nền kinh tế đang trong
thời kỳ chuyển đổi với một thị trường phần lớn còn chưa được khai thác.
Đặc biệt, vào tháng 7 năm 1995, nước ta đã có 3 sự kiện quan trọng cùng diễn ra. Đó
là: Việt Nam gia nhập ASEAN, ký hiệp đinh khung về hợp tác kinh tế với EU và bình
thường hóa quan hệ với Mỹ. Việc thúc đẩy mở rộng quan hệ ngoại giao đó của Việt Nam
đem đến kết quả FDI tăng vược bậc năm 1996.
Trong giai đoạn 1997-1999:
Việt Nam đã trải qua một giai đoạn tụt dốc của nguồn FDI đăng ký, cụ thể là 49% năm
1997, 16% năm 1998 và 59% năm 1999, một phần là do khủng hoảng tài chính châu Á. Từ
đó các nhà đầu tư nước ngoài nhận ra rằng các dự kiến về nhu cầu của thị trường đã bị thổi
phồng. Các bức rào cản cho việc kinh doanh cũng trở nên rõ ràng hơn.
Giai đoạn 2000-2002:
Trước tình hình FDI vào Việt Nam liên tục suy giảm, nhà nước tiếp tục đổi mới cơ chế,
chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút và triển khai FDI. Chính phủ đã ban hành
một loạt các văn bản để thu hút đầu tư như: Nghị định 12/CP ngày 18/2/1997 quy định chi
tiết thi hành luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996; Nghị định 10/CP/1998 ngày
23/11/1998 về một số biện pháp khuyến khích và đảm bảo hoạt động FDI tại Việt Nam kèm
theo danh mục các lĩnh vực, địa bàn khuyến khích và đặc biệt khuyến khích đầu tư; Nghị
định 62/1998/NĐ-CP ngày 15/8/1998 về đầu tư theo hợp đồng BOT –BTO –BT áp dụng đới
với hoạt động FDI…
Kết quả là giá trị FDI đăng ký tăng trở lại vào năm 2000 với mức 25,8% và 2001 với
mức 22,6%, nhưng vẫn chưa được hai phần ba so với năm 1996.
Năm 2002, FDI đăng ký lại giảm xuống còn khoảng 1,4 tỷ đô-la Mỹ, đạt khoảng
54,5% của mức năm 2001. Có rất nhiều nguyên nhân làm FDI giảm xuống. Trong đó chủ
yếu là do sự xuống dốc của nền kinh tế toàn cầu theo sau sự tan vỡ của bong bóng công
nghệ cao tại Mỹ cùng với khủng hoảng kéo dài tại Nhật bản đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến
các nước châu Á.
Giai đoạn 2003 đến nay:
Sau khi ký hiệp định thương mại Việt Mỹ BTA cuối năm 2001 và gia nhập AFTA năm
2003, nguồn vốn FDI vào Việt Nam phục hồi và tăng trở lại, dù chậm nhưng đều; vốn thực
hiện cũng được tăng theo.
Đề tài: Kiểm soát vốn của Việt Nam Thực hiện: Nhóm 2
[
GVHD: Nguyễn Thị Liên Hoa Trang 8
Bên cạnh đó, Việt Nam đã ký kết Hiệp định thương mại với Hoa Kỳ, Hiệp định tự do,
xúc tiến và bảo hộ đầu tư Việt - Nhật. Các hiệp định này là những cam kết theo đúng thông
lệ quốc tế trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư. Mỗi hiệp định đề cao
đến một khía cạnh. Chẳng hạn, Hiệp định tự do, xúc tiến và bảo hộ đầu tư Việt - Nhật chú ý
nhiều đến việc bảo hộ tài sản của các nhà đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam. Ngay trong khái
niệm về đầu tư của Hiệp định, yếu tố bảo hộ tài sản cho nhà đầu tư Nhật Bản được thể hiện
rất rõ. Đây là một hiệp định có lợi rất nhiều cho các nhà đầu tư Nhật Bản khi các nhà đầu tư
Nhật Bản đầu tư ngày càng lớn lượng tài sản vào Việt Nam.
Ngày 12/12/2005 Chính phủ ban hành đồng thời Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp.
Hai luật này ra đời đã tạo ra nhiều cơ chế thoáng hơn cho nhà đầu tư nước ngoài. Luật Đầu
tư Việt Nam đã khẳng định Nhà nước Việt Nam bảo hộ quyền của nhà đầu tư nước ngoài và
có cơ chế khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vốn, tài sản và các khoản thu nhập
hợp pháp khác vào Việt Nam cơ sở tôn trọng chủ quyền, phù hợp với pháp luật, bình đẳng
và đôi bên cùng có lợi. Nhà đầu tư có quyền lựa chọn lớn về hình thức, địa bàn lĩnh vực quy
mô và thời hạn đầu tư (có thể lên tới 70 năm).
Theo Luật Đầu tư năm 2005, hình thức đầu tư được trên mở rộng thêm và đa dạng hơn,
một trong những hình thức đó là hình thức sáp nhập và mua lại (M&A). Ngòai ra, vấn đề
bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho nhà đầu tư nước ngoài đã được đưa vào Luật Đầu tư năm
2005; đó là yếu tố tăng cường an ninh trên lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Trong trường hợp thật
cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh, lợí ích quốc gia, Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài
sản của nhà đầu tư thì nhà đầu tư được thanh toán hoặc bồi thường theo giá thị trường tại
thời điểm công bố việc trưng mua, trưng dụng (Điều 6 Luật Đầu tư 2005)... Kết quả là năm
2006 nguồn vốn FDI tăng lên rất cao.
Và đặc biệt, sau một loạt sự kiện: Cuối năm 2006, Việt Nam tổ chức thành công hội
nghị APEC 14; Mỹ trao PNTR; và ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức gia nhập WTO.
Từ đó, các nhà đầu tư nước ngoài đã hướng đến Việt Nam nhiều hơn, thể hiện cụ thể qua
con số FDI tăng đột biến năm 2007 là 20,3 tỳ USD..
Đến năm 2008, tổng vốn FDI vào Việt Nam đã đạt 64 tỷ USD, vượt xa con số 20,3 tỉ
USD của cả năm 2007. Nguồn vốn FDI năm nay còn có sự chuyển biến tích cực về chất. Cụ
thể, quy mô vốn đầu tư trung bình cho một dự án đã tăng mạnh và đạt mức cao nhất từ trước
tới nay với khoảng 68 triệu USD/dự án. Đặc biệt, dòng vốn này đã chảy vào những lĩnh vực
quan trọng của nền kinh tế như công nghiệp lọc dầu, luyện kim, bất động sản, cảng biển,
khu công nghệ cao...
Qua những phân tích trên, ta có thể nhận thấy, từ khi bắt đầu mở cửa Việt Nam luôn
tích cực mở rộng cửa hội nhập kinh tế quốc tế. Song song với quá trình đó ta cũng luôn đẩy
mạnh kêu gọi thu hút FDI, thể hiện qua việc Chính phủ ban hành các văn bản pháp luật ngày
cành thông thoáng. Tuy nhiên đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn này như thế nào, nhóm
đi vào phân tích tỷ lệ vốn thực hiện so với mức vốn cam kết.
Đề tài: Kiểm soát vốn của Việt Nam Thực hiện: Nhóm 2
[
GVHD: Nguyễn Thị Liên Hoa Trang 9
* Tỷ lệ vốn FDI giải ngân so với mức vốn đăng ký:
Năm Số DA Tổng số vốn đăng ký
Tổng số vốn thực
hiện (triệu USD)
Tỷ lệ
giải ngân (%)
2006 987 12,004.0 4,100.1 34
2007 1,544 21,347.8 8,030.0 38
2008 1,171 64,000.0 11,500.0 18
Nguồn: Tổng cục thống kê
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tổng số vốn đăng ký tăng mạnh qua các năm. Nếu như
năm 2006 số vốn đăng ký là 12 tỷ USD, thì đến năm 2008 đã tăng lên 64 tỷ USD (gấp 5
lần). Tuy nhiên mức độ giải ngân nguồn vốn này còn rất thấp so với vốn đăng ký. Cụ thể tỷ
lệ giải ngân năm 2006 chỉ đạt 34%, đến năm 2008 chỉ còn 18%. Việc giải ngân vốn FDI còn
thấp có thể kể đến những nguyên nhân sau:
- Môi trường kinh tế vĩ mô Việt Nam đang có nhiều vấn đề như lạm phát cao, hơn nữa
họ nhìn thấy Việt Nam chưa khắc phục được những hạn chế cố hữu về thể chế, luật lệ, tính
dự báo của luật lệ...
- Sự yếu kém về quy hoạch, hạ tầng, đường đi thì thiếu, điện yếu, thiếu nhân lực chất
lượng cao và sự chậm chễ trong sự giải quyết công việc... Điển hình như khu vực Cái Mép -
Thị Vải có ba cảng đang thi công, nhưng không có đường vào. Đường vào không có thì dự
án không thể thực hiện việc thi công điện, nước và những công trình thành phần khác…
- Công tác quy hoạch lại có những bất hợp lý, nhất là quy hoạch ngành còn nặng về
bảo hộ sản xuất trong nước… Chỉ đến khi nào khắc phục được những hạn chế này thì lượng
FDI giải ngân mới tốt hơn được.
Bên cạnh đó, mặc dù nhận được ưu đãi lớn song các doanh nghiệp FDI thường tìm
cách "lờ" đi các điều khoản cam kết với địa phương về kinh tế, xã hội và môi trường.
Nghiên cứu của CIEM chỉ rõ, đóng góp của chủ doanh nghiệp FDI cho bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế và công đoàn không hề vượt trội hơn so với các doanh nghiệp trong nước, thậm
chí có năm còn thấp hơn. Chỉ có 10% số doanh nghiệp này dành sự đầu tư thích đáng cho
phát triển bền vững
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tt_kiem_soat_von_cua_vn.pdf