Đó là một sai lầm thường gặp của
các nhà quảng cáo. Họ thường đặt
quá nhiều kỳ vọng với các ý tưởng
quảng cáo độc đáo mới nảy sinh
và trói chặt nó vào các chiến lược
và hình ảnh nhãn hiệu, không quan
tâm tới việc nó có ăn khớp với
nhau hay không.
Không thể phủ nhận một thực tế rằng sự bùng nổ của các hoạt
động tiếp thị trên các phương tiện truyền thông đang thể hiện
những kết quả theo tỷ lệ nghịch. Đây không chỉ là nhận định riêng
của Steve McKee, chủ tịchhãng quảng cáo McKee Wallwork
Cleveland Advertising chuyên về tư vấn quảng cáo cho các công ty
vừa và nhỏ có ngân quỹ quảng cáo không nhiều, mà còn là nhận
định của nhiều nhà phân tích tiếp thị khác.
Theo McKee, chi phí quảng cáo của các công ty đang ngày một
phình to, chỉ có điều đi cùng với đó là những kết quả không tương
thích. Ngân quỹ tiếp thị khổng lồ, song các CEO hay các vị chủ
tịch công ty sẽ không có gì phải bận tâm nếu tiền có thể giải quyết
tốt vấn đề.
4 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1261 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Đề tài Khi quảng cáo mâu thuẫn với nhãn hiệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khi quảng cáo mâu thuẫn với nhãn hiệu Thanh Bình dịch từ
Businessweek
Đó là một sai lầm thường gặp của
các nhà quảng cáo. Họ thường đặt
quá nhiều kỳ vọng với các ý tưởng
quảng cáo độc đáo mới nảy sinh
và trói chặt nó vào các chiến lược
và hình ảnh nhãn hiệu, không quan
tâm tới việc nó có ăn khớp với
nhau hay không.
Không thể phủ nhận một thực tế rằng sự bùng nổ của các hoạt
động tiếp thị trên các phương tiện truyền thông đang thể hiện
những kết quả theo tỷ lệ nghịch. Đây không chỉ là nhận định riêng
của Steve McKee, chủ tịch hãng quảng cáo McKee Wallwork
Cleveland Advertising chuyên về tư vấn quảng cáo cho các công ty
vừa và nhỏ có ngân quỹ quảng cáo không nhiều, mà còn là nhận
định của nhiều nhà phân tích tiếp thị khác.
Theo McKee, chi phí quảng cáo của các công ty đang ngày một
phình to, chỉ có điều đi cùng với đó là những kết quả không tương
thích. Ngân quỹ tiếp thị khổng lồ, song các CEO hay các vị chủ
tịch công ty sẽ không có gì phải bận tâm nếu tiền có thể giải quyết
tốt vấn đề.
Đáng buồn là nhiều công ty đã bỏ ra cả đống tiền cho quảng cáo
nhưng rồi kết quả thu về vẫn là con số không. Rất đơn giản là bởi
họ đã thiếu sự nghiên cứu cẩn thận và tỷ mỷ để có được sự tương
thích giữa những hành động quảng cáo nhất thời và chiến lược
nhãn hiệu lâu dài.
Vào năm 2004, Oprah Winfrey đã thực sự gây bất ngờ khi bà trao
tặng rất nhiều chiếc xe ôtô mới cho các khán giả xem chương trình
của bà. Gần 300 người đã thực sự vui sướng khi nhận được phần
quà giá trị này.
Phần thưởng này rõ ràng là một chiếc lông vũ nổi bật trên chiếc
mũ của Oprah và được xem là một nhân tố xây dựng nhãn hiệu
tuyệt vời. Song có bao nhiêu người dân Mỹ biết đến hãng ôtô nào
đứng đằng sau chiến dịch xúc tiến này?
Rất có thể là không nhiều. Nếu ai đó nói là Pontiac, đấy thực sự là
điều tốt đẹp cho General Motor (GM). Và thậm chí người dân Mỹ
không trả lời được, sự chú ý của công chúng tới những chiếc xe
được GM biện hộ cho những khoản đầu tư lớn của mình. Mặc dù
vậy, Steve McKee không cho rằng chiến dịch tiếp thị mà GM liên
kết với Oprah Winfrey sẽ xây dựng những giá trị dài hạn cho nhãn
hiệu Pontiac.
Steve McKee đang nói tới những lần mà một ý tưởng nào đó quá
hấp dẫn hay khiến bạn khát khao thực hiện ngay; những lần mà
công ty chỉ muốn quên hết mọi thứ và nhảy sang một hoạt động
mới; và những lần khi một nhân viên bán hàng đến phòng giám
đốc với một ý tưởng lớn và thuyết phục giám đốc thông qua ngay
lập tức.
Trong tất cả các trường hợp trên, sự quyến rũ phải hành động theo
đó sẽ có sức mạnh rất lớn. Nhưng nếu hành động tiếp thị này
không thể giúp bạn tạo ra sự khác biệt hay những điểm thích hợp
về nhãn hiệu của bạn, nó sẽ trở nên vô nghĩa mà thôi.
Những quảng cáo khiến trẻ em phát khóc
Hầu như không một nhà tiếp thị nào thoát khỏi "chứng bệnh này".
Vào năm 2002, hãng điện thoại Vodaphone của Anh đã tài trợ cho
hai người đàn ông trần như nhộng chạy vào sân làm ngắt quãng
một trận đấu rugby tại Sydney, Australia.
Hai người đàn ông ngốc nghếch kia có lôi kéo được nhiều sự chú
ý? Chắc chắn là có, nhưng đấy là những hình ảnh không mấy đẹp
đẽ và có phần tiêu cực. Liệu điều này góp phần nâng cao hình ảnh
nhãn hiệu Vodafone ? Câu trả lời sẽ thiên về từ "Không" nhiều
hơn.
Hãng bánh sandwich Quizno đã gặp phải sự chế giễu của công
chúng trong vài năm trở lại đây kể từ sau các chương trình quảng
cáo trên TV với bài hát “ Spongmonkeys” . Quảng cáo của Quizno
đã gây được sự chú ý nhưng không phải là những sự chú ý đầy
thiện cảm mà có phần ngược lại khi quảng cáo bánh sandwichs có
sự suất hiện của một loài gặm nhấm. Đây không phải là một chiến
lược khôn ngoan.
Một tờ báo địa phương Quizno đóng trụ sở chính đã trích lời của
một chủ cửa hàng nói rằng công việc kinh doanh của bà đã 20%
tới 30% sau khi quảng cáo này được trình chiếu. Thậm chí, theo lời
kể của chủ cửa hàng thì có một phụ nữ lớn tuổi đã đến cửa hàng và
chỉ trích quảng cáo này khiến cháu của bà sở đến phát khóc.
Vậy đâu là lý do khiến Quizno hành động như như vậy? Chắc hẳn
có một sự thôi thúc nào đó mà theo giải thích của Quizno đó là từ
việc bắt chước giới nghệ sĩ Anh, những người đã sử dụng vẻ đẹp
thiên nhiên hoang dã để tạo dựng cho mình vẻ đẹp đặc biệt. Chỉ có
điều Quizno chưa quan tâm tới hình ảnh nhãn hiệu.
Kết quả đã thấy rõ. Thậm chí, một vài người trên YouTube đã tổng
kết lại thành một câu nói rất hay: "Càng yêu quảng cáo này bao
nhiêu (Nó ... thật vui nhộn), tôi càng không muốn ăn bánh Quizno
bấy nhiêu".
Các hành động tiếp thị của bạn có được xây dựng hướng tới hình
ảnh nhãn hiệu? Hình ảnh nhãn hiệu, yếu tố quyết định thành công
của công ty, dường như chưa được quan tâm một cách đầy đủ,
dường như chưa trở thành quan trọng nhất cần chú ý nghiên cứu
khi mà phần nào các quảng cáo của bạn không đánh giá đúng mức
hình ảnh nhãn hiệu.
Tiếp thị không đơn thuần là việc tạo dựng những ấn tượng và lôi
kéo sự chú ý của mọi người. Để thực sự hiệu quả, hình ảnh nhãn
hiệu của bạn tạo ra cần thực sự thích hợp với các hoàn cảnh xung
quanh nó. Sự bố trí, sắp đặt của sản phẩm này trong một hoàn cảnh
nào đó có thể thích hợp, nhưng các sản phẩm khác thì chưa chắc
như thế.
Khi bạn đối mặt với một cơ hội hành động tiếp thị mới, không
quan tâm tới sự quyến rũ của nó ở mức độ nào, các cơ hội tiếp thị
này cần được thực thi thông qua bộ lọc của chiến lược nhãn hiệu
tổng thể.
Nếu có sự nhất quán giữa hành động tiếp thị mới và chiến lược
nhãn hiệu nói chung, đây sẽ thực là cơ hội tuyệt vời để nâng cao
hình ảnh nhãn hiệu và sức hút của công chúng. Còn bằng không,
bạn nên tìm kiếm một phương hướng khác để sử dụng tốt hơn
đồng tiền của mình.
Trong tiếp thị, có được sự chú ý chỉ là một mặt của vấn đề. Có
được sự chú ý và mối quan tâm thích hợp với thực sự có ý nghĩa.
Như Hans Straberg, giám đốc điều hành của Electrolux, đã từng
nói: "Thật rất khó để lôi kéo mọi người về phía mình chỉ vì các sản
phẩm của bạn đã được biết tới", hãy đặt chiến lược lên đầu tiên, và
chắc chắn rằng mỗi chiến thuật, hành động bạn theo đuổi đều phục
vụ cho bức tranh lớn.
Bạn có thể làm thất vọng một vài nhân viên bán hàng hăng hái,
nhưng nhãn hiệu của bạn sẽ yêu bạn hơn vì điều này.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7672_khi_quang_cao_mau_thuan_v.pdf