Năm 2008 là một năm đầy biến động với kinh tế thế giới nói chung và thị trường tài chính nói riêng. Cuộc đại suy thoái lớn nhất trong lịch sử ngân hàng, bắt đầu từ sự sụp đổ của ngân hàng Lehman Brother, đã kéo theo rất nhiều ngân hàng phá sản, các ngân hàng khác cũng gặp khó khăn. Tuy nhiên, bên cạnh đó lại có những ngân hàng vượt qua được khủng hoảng và đạt được những kết quả rất ấn tượng trong năm 2008. Một trong những ngân hàng đó là ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội.
Từ những nhu cầu thực tế về nguồn vốn kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn quận Thanh Xuân, tháng 5 năm 2001, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội chính thức bước vào thị trường tài chính tiền tệ Việt Nam. Trải qua hơn 8 năm hoạt động, chi nhánh Nam Hà Nội đã từng bước khẳng định năng lực tài chính của mình, đưa tổng nguồn vốn huy động bình quân 8.000 tỷ đồng với cơ cấu nguồn vốn hợp lý, ổn định, tập trung vào mở rộng mạng lưới để tăng cường thu hút nguồn vốn từ tất cả các đối tượng khách hàng tiềm năng. Với năng lực của mình và sự tận tụy, đoàn kết, hết lòng vì chi nhánh của tập thể cán bộ nhân viên, chi nhánh đã đạt được những bước tiến rất quan trọng, những thành tựu nổi bật, trở thành ngân hàng đầu mối trong thanh toán và là địa chỉ tin cậy của các khách hàng cá nhân cũng như khách hàng doanh nghiệp.
Phương châm “Vì sự thành đạt của khách hàng và ngân hàng” đã đồng hành cùng chi nhánh Nam Hà Nội trong suốt hơn 8 năm xây dựng và trưởng thành. Phương châm ấy cũng trở thành kim chỉ nam cho hoạt động của chi nhánh trong thời gian sắp tới để chi nhánh có thể đạt được nhiều thành công mới, tăng cường nguồn vốn huy động, mở rộng mạng lưới, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, góp phần vào thành công chung của đất nước trong công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
25 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1218 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội 2007 – 2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Năm 2008 là một năm đầy biến động với kinh tế thế giới nói chung và thị trường tài chính nói riêng. Cuộc đại suy thoái lớn nhất trong lịch sử ngân hàng, bắt đầu từ sự sụp đổ của ngân hàng Lehman Brother, đã kéo theo rất nhiều ngân hàng phá sản, các ngân hàng khác cũng gặp khó khăn. Tuy nhiên, bên cạnh đó lại có những ngân hàng vượt qua được khủng hoảng và đạt được những kết quả rất ấn tượng trong năm 2008. Một trong những ngân hàng đó là ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội.
Từ những nhu cầu thực tế về nguồn vốn kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn quận Thanh Xuân, tháng 5 năm 2001, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội chính thức bước vào thị trường tài chính tiền tệ Việt Nam. Trải qua hơn 8 năm hoạt động, chi nhánh Nam Hà Nội đã từng bước khẳng định năng lực tài chính của mình, đưa tổng nguồn vốn huy động bình quân 8.000 tỷ đồng với cơ cấu nguồn vốn hợp lý, ổn định, tập trung vào mở rộng mạng lưới để tăng cường thu hút nguồn vốn từ tất cả các đối tượng khách hàng tiềm năng. Với năng lực của mình và sự tận tụy, đoàn kết, hết lòng vì chi nhánh của tập thể cán bộ nhân viên, chi nhánh đã đạt được những bước tiến rất quan trọng, những thành tựu nổi bật, trở thành ngân hàng đầu mối trong thanh toán và là địa chỉ tin cậy của các khách hàng cá nhân cũng như khách hàng doanh nghiệp.
Phương châm “Vì sự thành đạt của khách hàng và ngân hàng” đã đồng hành cùng chi nhánh Nam Hà Nội trong suốt hơn 8 năm xây dựng và trưởng thành. Phương châm ấy cũng trở thành kim chỉ nam cho hoạt động của chi nhánh trong thời gian sắp tới để chi nhánh có thể đạt được nhiều thành công mới, tăng cường nguồn vốn huy động, mở rộng mạng lưới, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, góp phần vào thành công chung của đất nước trong công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
PHẦN 1: KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI
Lý do ra đời và quá trình phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NHNo&PTNT) Việt Nam được thành lập từ ngày 26 tháng 3 năm 1988 theo nghị định số 53/HDBT của Hội Đồng Bộ trưởng. Đến nay ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã phát triển lớn mạnh với tổng vốn đầu tư, mức dư nợ và mạng lưới chi nhánh rất lớn. Hệ thống ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thực sự đã góp phần đáng kể trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa của đất nước.
Quận Thanh Xuân với diện tích khoảng 914,2ha với gần 40.000 hộ nhân khẩu. Trên địa bàn quận có rất nhiều cơ sở kinh tế lớn như nhà máy cao su Sao Vàng, nhà máy thuốc lá Thăng Long, tổng công ty Sông Đà,… Mặc khác, đây cũng là khu vực có nhiều tiềm năng phát triển nên nhu cầu vốn trên địa bàn là không nhỏ. Trước những đòi hỏi về nhu cầu vốn trên địa bàn, tháng 12/2000 Ban trù bị thành lập ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội được thành lập tại phòng D13 tập thể Nam Thành Công, Ba Đình, Hà Nội. Đến ngày 08/05/2001 Chủ tịch Hội đồng quản trị ra quyết định số 48/NHNo/QĐ HĐQT thành lập chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội với trụ sở chính tại tòa nhà C3 Phương Liệt, Thanh Xuân.
Là chi nhánh ra đời đầu tiên theo chủ trương mở rộng mạng lưới hoạt động của HĐQT NHNo&PTNT Việt Nam. Để đứng vững và khẳng định vị thế của một chi nhánh ra đời hoạt động kinh doanh trên địa bàn thành phố tập trung các nhà đầu tư tài chính lớn trong nước và quốc tế như thủ đô Hà Nội là một lợi thế lớn nhưng đồng thời là những thử thách trong cạnh tranh gay gắt của chi nhánh ngay từ những ngày đầu thành lập. Với những khó khăn đó, Ban lãnh đạo chi nhánh đã nhất trí định ra những hướng đi của riêng mình với mục tiêu "tăng trưởng ổn định, bền vững, hiệu quả" và "Vững bước cùng khách hàng trong cạnh tranh và hội nhập".
Kể từ ngày thành lập đến nay, NHNo & PTNT chi nhánh Nam Hà Nội đã có những bước phát triển lớn. Ngày đầu thành lập chi nhánh chỉ có 36 cán bộ từ các Phòng, Ban trụ sở chính và từ các địa phương chuyển về, đến nay chi nhánh đã có mạng lưới 7 phòng nghiệp vụ, 11 phòng giao dịch và trên 150 cán bộ CNV, với sức trẻ năng động, sáng tạo và trí tuệ của mình chi nhánh NHNo Nam Hà Nội đã từng bước vượt qua mọi khó khăn, thử thách tự tin, đứng vững trên thương trường. Mạnh dạn đi đầu áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại vào hoạt động kinh doanh, là đơn vị đầu tiên áp dụng mô hình giao dịch một cửa và đã áp dụng thành công chương trình giao dịch IPCAS. Thực hiện đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng, Chủ động nghiên cứu, áp dụng đưa ra thị trường những sản phẩm tối ưu như: Đa dạng các hình thức huy động nguồn vốn, áp dụng thành công các loại hình nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh, thanh toán quốc tế, các sản phẩm dịch vụ kế toán ngân quỹ, chuyển tiền. đặc biệt chi nhánh đang triển khai phát hành các sản phẩm thẻ quốc tế tiện ích mang thương hiệu Agribank MasterCard, Agribank Visa ...
Đi lên từ con số không, những năm qua chi nhánh đã từng bước khẳng định năng lực tài chính của mình, đạt được nhiều thành tựu trong huy động vốn, hoạt động tín dụng cũng như các hoạt động khác, trở thành một chi nhánh chủ chốt trong hệ thống ngân hàng Nông nghiệp nói riêng và hệ thống các chi nhánh ngân hàng tại Hà Nội nói chung. Chi nhánh đã tập trung vào mở rộng màng lưới để tăng cường thu hút nguồn vốn từ tất cả các đối tượng khách hàng tiềm năng như: sinh viên các trường Đại học (Trường đại học KTQD, Đại học Ngân hàng, Đại học Thăng long, đại học Thuỷ lợi), các dự án do nước ngoài tài trợ, nguồn tiền gửi dân cư và các tổ chức kinh tế..., không ngừng đẩy mạnh công tác huy động vốn để chủ động đầu tư đáp ứng nhu cầu cấp thiết của nền kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Với phương châm "Đi vay để cho vay" trên cơ sở mục tiêu tăng trưởng dư nợ an toàn, hiệu quả và hướng tới hội nhập. Trải qua 8 năm xây dựng và trưởng thành, chi nhánh đã đưa tổng số dư nợ cho vay các thành phần kinh tế, các dự án đầu tư lên đến trên 2.500 tỷ đồng. Đồng vốn của Ngân hàng Nông nghiệp Nam Hà Nội đã có mặt trên khắp mọi miền tổ quốc. Từ nhà máy chế tạo và cung cấp thiết bị thuỷ công cho dự án Thuỷ điện Sơn la, các dự án thuỷ điện ở khu vực Miền trung, Tây nguyên do Tổng công ty Máy và Thiết bị Công nghiệp làm đại diện liên doanh các Nhà thầu thi công có giá trị hợp đồng hàng ngàn tỷ đồng. Nhà máy cán nóng thép tấm Cái lân Quảng Ninh do NHNo Nam Hà nội bảo lãnh và cho vay trên 30 triệu USD sắp được khánh thành cho ra mẻ sản phẩm đầu tiên, dự án Thuỷ điện Cửa đạt - Thanh Hoá cuối năm hoà lưới điện quốc gia và phục vụ cho gần 100 ngàn ha lúa vùng hạ lưu Sông Chu, dự án Thuỷ điện Bắc Bình đem ánh sáng đến cho đồng bào vùng cao Bình Thuận, đầu tư xây dựng những giảng đường, trường học khang trang, tiện nghi cho sinh viên trường Đại học Thăng Long, Trường tiểu học, trung học cơ sở Phương Nam và rất nhiều dự án phục vụ sản xuất, xuất khẩu, phục vụ đời sống xã hội đã được đầu tư bằng đồng vốn của AgriBank Nam Hà nội.
Thực hiện định hướng chiến lược của Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc NHNo&PTNT Việt nam lấy nông nghiệp nông thôn là đối tượng phục vụ. Trong những năm qua AgriBank Nam Hà nội đã thực hiện nghiêm túc có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, chương trình của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước. Đẩy mạnh cho vay thu mua hàng hoá xuất khẩu đối với các khách hàng: Công ty Thực phẩm miền Bắc, Công ty CP XNK và hợp tác đầu tư Vilexim, Tổng công ty Lương Thực Miền Bắc, Công ty Lương thực Hà Nội, cho vay kinh doanh phân bón phục vụ nông nghiệp đối với Công ty CP Thái Sơn.... những người bạn đồng hành tin cậy đã cùng AgriBank Nam Hà nội vượt qua những khó khăn thử thách, vượt qua những cơn sóng gió thời khủng hoảng kinh tế và suy thoái kinh tế toàn cầu. Trong những năm qua, hàng chục ngàn tỷ đồng vốn của ngân hàng Nam Hà Nội đã đến tay người nông dân vùng Tây Nguyên mỗi năm thu mua hàng trăm ngàn tấn cà phê, cao su, hạt tiêu xuất khẩu , góp phần tiêu thụ hàng triệu tấn gạo cho nông dân vùng đồng bằng Sông Cửu long đem lại nguồn ngoại tệ mạnh cho đất nước. Ngoài ra, mỗi năm chi nhánh còn đầu tư hàng trăm triệu USD cho các Doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu nguyên, nhiên liệu phục vụ sản xuất, các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu đáp ứng nhu cầu đời sống nhân dân...
Do có được hướng đi đúng từ khi thành lập đến nay hoạt động kinh doanh của chi nhánh luôn đạt kết quả khả quan, tốc độ tăng trưởng ổn định, các hoạt động phong trào đoàn thể, công đoàn, đoàn thanh niên luôn được quan tâm, đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ được nâng cao. Tổng nguồn vốn huy động thời điểm cao nhất lên tới 13 ngàn tỷ đồng. Tổng dư nợ cho vay thời điểm cao nhất lên tới hơn 5 ngàn tỷ đồng. Nợ xấu chiếm tỷ lệ thấp. Trụ sở giao dịch được xây dựng khang trang, hiện đại, hệ thống an ninh bảo vệ an toàn luôn đáp ứng yêu cầu phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.
Với sự lãnh đạo của Đảng uỷ, Chi bộ, Ban giám đốc cùng với sự cố gắng hết mình của toàn thể cán bộ công nhân viên chi nhánh trong 8 năm qua đã đem lại những thành tích đáng kể:
- Năm 2005 Chi nhánh đứng đầu toàn ngành NHNo về nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Được Thủ tướng Chính Phủ tặng bằng khen.
- Năm 2006 đứng đầu về kế hoạch kinh doanh và nguồn vốn huy động. Được UBND thành phố Hà Nội tặng cờ thi đua xuất sắc và được Chủ Tịch nước trao tặng Huân Chương lao động hạng ba.
- Năm 2007 chi nhánh được vinh dự nhận Cup Thăng Long do UBNDTP trao tặng. Là đơn vị xuất sắc nhất khu vực Hà Nội trong phong trào thi đua thực hiện đề án phát triển kinh doanh trên địa bàn đô thị loại I giai đoạn 2001-2005.
- Năm 2008, vượt qua khó khăn thử thách của khủng hoảng kinh tế, chi nhánh đã phấn đấu hoàn thành xuất sắc kế hoạch kinh doanh, được UBND Thành phố Hà Nội tặng bằng khen, là một trong những đơn vị dẫn đầu về thành tích hoạt động kinh doanh, là đơn vị xuất sắc nhất khu vực các chi nhánh loại 1 thuộc hai thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Trải qua hơn 8 năm xây dựng và phát triển, đến nay NHNo & PTNT chi nhánh Nam Hà Nội đã có nhiều thành tựu đáng kể và có chỗ đứng vững chắc trong hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam. Trong thời gian tới, chi nhánh Nam Hà Nội sẽ đẩy mạnh hơn nữa hoạt động tín dụng, huy động vốn, chất lượng và hiệu quả kinh doanh, giữ gìn chữ Tín theo phương châm “Vì sự thành đạt của khách hàng và ngân hàng”.
Mô hình tổ chức của NHNo & PTNT chi nhánh Nam Hà Nội
Sơ đồ bộ máy tổ chức
Phòng HC-TH: Phòng Hành chính – Tổng hợp
Phòng KHTH: Phòng Kế hoạch tổng hợp
Phòng DV&MKT: Phòng Dịch vụ và Marketing
Phòng KTNQ: Phòng Kế toán Ngân quỹ
Phòng TTQT: Phòng Thanh toán quốc tế
Phòng KTKS nội bộ: Phòng Kiểm tra Kiểm soát nội bộ
Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trong NHNo & PTNT chi nhánh Nam Hà Nội
*Phòng Tín dụng:
- Nghiên cứu xây dựng chiến lược tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách tín dụng ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và gắn tín dụng sản xuất, lưu thông và tiêu dùng
- Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao.
- Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền.
- Tiếp nhận các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình NHNo & PTNT cấp trên theo phân cấp ủy quyền.
- Tiếp nhận thực hiện các chương trình dự án thuộc nguồn vốn trong nước và ngoài nước. Trực tiếp làm dịch vụ ủy thác nguồn vốn thuộc Chính phủ, Bộ, ngành khác và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước.
- Xây dựng và thực hiện các mô hình tín dụng thí điểm, thử nghiệm trong địa bàn, đồng thời theo dõi đánh giá, sơ kết, tổng kết, đề xuất Tổng Giám đốc cho phép nhân rộng.
- Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục.
- Giúp Giám đốc chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng của các chi nhánh NHNo&PTNT trực thuộc trên địa bàn.
*Phòng Nguồn vốn - Kế hoạch tổng hợp:
- Tham mưu cho Ban điều hành trong việc xây dựng và đề ra các chính sách, giải pháp để thực hiện chiến lược kinh doanh của ngân hàng trong từng giai đoạn cụ thể.
- Tham mưu cho Ban điều hành trong việc chỉ đạo hoạt động kinh doanh hàng ngày, tối đa hoá lợi nhuận của ngân hàng. Cụ thể là các chính sách về: cấp tín dụng, huy động vốn , quản trị tài sản nợ, tài sản có và cung ứng các dịch vụ ngân hàng.
- Làm đầu mối trong việc phối kết hợp giữa các Phòng, Ban, Chi nhánh để triển khai thực hiện một chính sách kinh doanh cụ thể hoặc việc cải tiến, phát triển một sản phẩm - dịch vụ mới.
- Thực hiện các chức năng kinh doanh như trong phần nhiệm vụ cụ thể.
*Phòng Kế toán Ngân quỹ:
- Tổ chức, hướng dẫn thực hiện công tác hạch toán kế toán toàn hệ thống Ngân hàng:
Kế toán tài chính: Phục vụ cho việc lập các báo cáo tài chính (tháng,quý, năm).
Kế toán quản trị: Phục vụ cho yêu cầu quản trị, điều hành, quyết định về kinh tế, tài chính.
- Kiểm tra, giám sát các khoản chi tiêu tài chính,tham mưu cho Tổng giám đốc các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị, điều hành, các quyết định về kinh tế, tài chính.
- Thực hiện hạch toán kế toán tổng hợp.
- Thực hiện các khoản nộp ngân sách theo quy định.
- Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trong nước.
- Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định.
- Chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề.
- Lưu trữ, báo cáo, cung cấp thông tin số liệu kế toán theo quy định.
- Thực hiện các nhịệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội giao cho.
*Phòng Hành chính tổng hợp:
- Tham mưu cho Ban điều hành trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyển dụng đào tạo, bồi dưỡng và quản lý nguồn nhân lực toàn hệ thống.
- Tổ chức thực hiện các công tác hành chính quản trị phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng.
*Phòng Thanh toán quốc tế:
- Thực hiện mối quan hệ quốc tế với các Ngân hàng đại lý.
- Thực hiện các dịch vụ đối ngoại khác.
- Dịch thuật các chứng từ, tài liệu liên quan đến lãnh vực thanh toán quốc tế cho Ngân hàng và khách hàng.
*Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ:
- Kiểm tra công tác điều hành của chi nhánh NHNo&PTNT và các đơn vị trực thuộc theo theo nghị quyết của Hội đồng quản trị và chỉ đạo của Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
- Kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy trình nghiệp vụ kinh doanh theo quy đinh của pháp luật và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
- Giám sát việc chấp hành các quy đinh của Ngân hàng Nhà nước về đảm bảo an toàn trong hoạt động tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng.
- Kiểm tra độ chính xác của các báo cáo tài chính, báo cáo cân đối kế toán, việc tuân thủ các nguyên tắc chế độ về chính sách kế toán theo quy đinh của Nhà nước, ngành ngân hàng.
- Báo cáo Tổng giám đốc NHNo&PTNT, Giám đốc chi nhánh NHNo&PTNT kết quả kiểm tra và đề xuất biện pháp xử lý, khắc phục khuyết điểm tồn tại.
- Làm đầu mối trong việc kiểm toán độc lập, thanh tra, kiểm soát của ngành ngân hàng và các cơ quan pháp luật khác đến làm việc với chi nhánh NHNo&PTNT.
- Thực hiện báo cáo chuyên đề và các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh NHNo&PTNT, trưởng ban kiểm toán, kiểm tra nội bộ giao cho.
*Phòng Dịch vụ và Marketing
- Tham mưu cho Ban Giám đốc về các chiến dịch truyền thông và quảng bá thương hiệu nhằm khuyếch trương hình ảnh ngân hàng
- Xây dựng và tổ chức các sự kiện thu hút sự chú ý của khách hàng, đối tác và cộng đồng.
- Tham mưu cho Ban điều hành trong việc phát triển mạng lưới hoạt động; nâng cao sức mạnh tài chính và năng lực cạnh tranh cũng như quảng bá hình ảnh của Ngân hàng trên Thị trường tài chính - tiền tệ.
1.2.3. Mối quan hệ giữa các phòng ban trong Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội
Mặc dù nghiệp vụ cụ thể cũng như chức năng của các phòng ban là khác nhau, nhưng trong tổng thể bộ máy của ngân hàng, các phòng ban có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, hợp tác và hỗ trợ cho nhau tạo thành các mắt xích quan trọng vận hành bộ máy ngân hàng hoạt động trôi chảy.
Xét về mặt tổng quan, hoạt động của các phòng ban trong ngân hàng đều phục vụ cho mục đích chung của ngân hàng là kiếm lợi nhuận từ đồng vốn huy động được. Phòng Nguồn vốn tìm kiếm nguồn vốn, phòng Kế toán thực hiện hạch toán và phòng Tín dụng cho vay nguồn vốn huy động được.
Về mặt nghiệp vụ cụ thể, phòng Tín dụng quản lý tất cả các khách hàng có quan uhệ vay vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội (sau đây gọi là Ngân hàng), bao gồm cả các giao dịch ở tài khoản của khách hàng bên phòng Kế toán. Đối với các khách hàng đang có dư nợ tín dụng tại Ngân hàng, thì khi Kế toán thực hiện các lệnh chuyển tiền, rút tiền từ tài khoản cho khách hàng hoặc các giao dịch liên quan khác phải có chữ ký của cán bộ tín dụng phụ trách khách hàng đó trên chứng từ. Mặt khác, khi cán bộ tín dụng giải ngân tiền vay cho khách hàng bằng chuyển khoản thì phải chuyển chứng từ sang phòng Kế toán để chuyển tiền cho khách hàng. Do vậy, giữa phòng Tín dụng và phòng Kế toán có quan hệ tương hỗ, cùng quản lý các giao dịch của khách hàng để đảm bảo thu nợ đầy đủ và đúng hạn, tránh được trường hợp khách hàng có tiền về tài khoản nhưng lại rút ra làm việc khác chứ không trả nợ đến hạn cho Ngân hàng.
Ngoài ra, các phòng ban khác khi thực hiện các giao dịch liên quan đến tiền mặt thì cũng phải thông qua bộ phận ngân quỹ của phòng Kế toán, như phòng Thanh toán quốc tế với nghiệp vụ thu ngoại tệ của khách hàng để phục vụ cho việc thanh toán quốc tế.
Phòng Kiểm tra - Kiểm toán nội bộ chịu trách nhiệm kiểm tra toàn bộ hoạt động của các phòng ban khác trong Ngân hàng, các phòng ban khác phải có trách nhiệm cung cấp chứng từ, số liệu khi có yêu cầu từ phòng Kiểm tra. Các cán bộ trong phòng Kiểm tra cũng phải nắm vững nghiệp vụ của các phòng ban khác thì mới có thể kiểm tra được một cách chính xác, phát hiện kịp thời những sai sót để sửa chữa.
Phòng Nguồn vốn là nơi tìm kiếm, huy động nguồn vốn cho toàn bộ hoạt động của Ngân hàng. Phòng Nguồn vốn kết hợp với phòng Marketing để lựa chọn được các đoạn thị trường, các phương án hiệu quả thu hút nguồn vốn cho Ngân hàng. Dựa vào kết quả làm việc của phòng Nguồn vốn, phòng Kế hoạch sẽ đưa ra các kế hoạch hoạt động hợp lý cho Chi nhánh cũng như điều tiết được khả năng cung cấp tín dụng của ngân hàng cho khách hàng. Trên cơ sở đó, phòng Tín dụng có được phương hướng hoạt động mở rộng tín dụng hay thắt chặt tín dụng cho từng thời kỳ.
Các phòng ban trong Ngân hàng có mối quan hệ mật thiết, hợp tác với nhau trong hoạt động, tạo thành một chuỗi liên kết, một vòng tròn khép kín chặt chẽ. Qua đó, hoạt động của Ngân hàng mới được liên tục và bền vững.
Qua hơn 8 năm xây dựng và phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội đã có được bộ máy tổ chức ổn định với 7 phòng ban và 10 phòng giao dịch trên khắp địa bàn thành phố. Tuy có chức năng và nhiệm vụ khác nhau, nhưng các phòng ban trong chi nhánh luôn liên hệ chặt chẽ, hợp tác với nhau trong hoạt động. Nhờ đó, chi nhánh Nam Hà Nội đã đạt được rất nhiều thành tựu đáng kể trong hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng cũng như tất cả các hoạt động kinh doanh khác.
PHẦN 2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI 2007 – 2009
Các hoạt động kinh doanh của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội
* Hoạt động huy động vốn:
- Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ của mọi cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước với lãi suất linh hoạt, hình thức đa dạng, phong phú, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
- Phát hành các loại giấy tờ có giá: chứng chỉ, trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu,…
* Hoạt động cho vay:
- Đối với khách hàng cá nhân:
Cho vay tín chấp
Cho vay có tài sản đảm bảo
Cho vay trả góp
Người lao động đi làm việc tại nước ngoài
- Đối với khách hàng doanh nghiệp:
Cho vay từng lần
Cho vay theo hạn mức tín dụng
Cho vay dự án đầu tư
Cho vay trả góp
Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng
Cho vay theo hạn mức tín dụng quỹ dự phòng
Cho vay hợp vốn
Cho vay theo hạn mức thấu chi
Cho vay lưu vụ
Cho vay khác
* Hoạt động dịch vụ của ngân hàng:
- Các dịch vụ thanh toán: thanh toán xuất nhập khẩu qua SWIFT, chuyển tiền điện tử trong nước, thanh toán biên giới.
- Chiết khấu và tái chiết khấu
- Dịch vụ thu hộ - chi hộ
- Dịch vụ thu, chi tiền mặt tại chỗ
- Đại lý chi trả kiều hối
- Kinh doanh ngoại tệ
- Các dịch vụ bảo lãnh
* Hoạt động dịch vụ đặc biệt của Ngân hàng:
- Ngân hàng đầu mối tiếp nhận và quản lý dự án nước ngoài
- Ngân hàng đầu mối thanh toán cho các đơn vị, tổ chức có mạng lưới giao dịch trên toàn quốc
- Giao dịch online với các khách hàng lớn
- Thu xếp vốn đồng tài trợ
- Internet – Banking
* Dịch vụ ATM:
- Phát hành thẻ ATM và nhận tiền nộp vào tài khoản thẻ ATM tại tất cả các điểm giao dịch
- Đại lý chấp nhận thanh toán các loại thẻ ngân hàng
Sử dụng thẻ ATM của NHNo&PTNT Nam Hà Nội, khách hàng có thể:
Rút tiền mặt 24/24 ở tất cả các máy ATM của NHNo&PTNT trên toàn quốc
Chuyển khoản và thanh toán hóa đơn tại máy ATM
Vấn tin tài khoản
Liệt kê các giao dịch gần nhất
SMS Banking, Vn-TopUp, Atransfer,…
Một số dịch vụ khác
Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội
Các kết quả đạt được
Phát huy lợi thế thương hiệu là đơn vị thành viên của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (AGRIBANK), hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội đã từng bước tăng trưởng ổn định, vững chắc, đã tự khẳng định được vị thế vững vàng trên địa bàn có tính cạnh tranh cao như khu vực Hà Nội.
a.Về huy động vốn:
Trong 3 năm 2007, 2008, 2009 NHNo&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao cả về tốc độ tăng trưởng, quy mô, cơ cấu nguồn vốn thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.1: Bảng tổng kết nguồn vốn năm 2007, 2008
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
2007
KH
2008
2008
KH
2009
2009
Thực hiện
% so
2007
% so
KH
Thực hiện
% so
2008
% so
KH
Tổng nguồn vốn
8,320
5,884
6,840
82%
116%
7,181
6,590
96%
92%
1.Nguồn vốn HĐ
tại địa phương
6,134
3,677
4,633
76%
126%
4,994
4,403
95%
88%
+ Nguồn nội tệ
5,562
3,196
4,059
73%
127%
4,400
3,821
94%
87%
+ Nguồn ngoại tệ
572
481
574
100.3%
120%
594
582
101%
98%
2.Nguồn vốn HĐ
trái phiếu TW
2,186
2,207
2,207
101%
100%
2,187
2,187
100%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2007,2008
Báo cáo giao ban tháng 12/2009 )
Tổng nguồn vốn năm 2008 là 6,840 tỷ đồng giảm so với tổng nguồn vốn năm 2007 là 18%. Nguyên nhân là do năm 2008 nền kinh tế nước ta bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, lạm phát tăng cao, lãi suất và tỷ lệ dự trữ bắt buộc biến đổi không ngừng, thêm vào đó là việc tách chi nhánh Tây Đô nên nguồn vốn huy động được giảm so với năm 2007.
Đến tháng 11/2009, tổng nguồn vốn huy động được là 7,338 tỷ đồng, nhưng đến tháng 12/2009 tổng nguồn huy động được giảm còn 6,590 tỷ đồng, giảm 4% so với T12/2008, và giảm 10% so với tháng 11/2009. Do tiền gửi của một số tổ chức lớn đến hạn thanh toán như Tổng công ty quản lý vốn và Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức tín dụng giảm do Chi nhánh không được huy động trực tiếp theo chỉ đạo của Ngân hàng Nông nghiệp Trung Ương và lãi suất liên ngân hàng tăng cao. Trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, thị trường tài chính tiền tệ có nhiều biến động, việc duy trì được hoạt động kinh doanh như vậy là một thành công của ngân hàng.
*Cơ cấu nguồn vốn phân theo thời gian huy động:
Bảng 2.2: Nguồn vốn phân theo thời gian huy động
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Thực hiện
+/- so
2007
% so
2007
Thực hiện
+/- so
2008
% so
2008
Tổng nguồn vốn
8,320
6,840
-1,480
82%
6,590
-251
96%
+ TG không kỳ hạn
1,238
1,105
-133
89%
818
-287
74%
+ TG có kỳ hạn <
12 tháng
1,591
1,495
-96
94%
1960
465
131%
+ TG có kỳ hạn >=
12 tháng
5,491
4,240
-1.251
77%
3,812
-429
90%
Tỷ trọng vốn trung
và dài hạn
85%
84%
-1%
99%
87.5%
+3.5%
104%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2007,2008
Báo cáo giao ban tháng 12/2009)
Nhìn chung, cơ cấu nguồn vốn của NHNo&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội qua 3 năm 2008, 2009 không thay đổi nhiều so với năm 2007. Nguồn vốn trung và dài hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn (hơn 80%) đảm bảo cho hoạt động cho vay của ngân hàng, đặc biệt là với nhóm khách hàng doanh nghiệp có nhu cầu vốn lớn và dài hạn.
b. Về hoạt động tín dụng
Hoạt động tín dụng của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội trong 3 năm 2007, 2008, 2009 nhìn chung rất khả quan. Tổng dư nợ đến 31/12/2009 là 3128 tỷ đồng trong đó dự nợ tại địa phương là 2650 tỷ đồng, dư nợ hộ Trung Ương là 478 tỷ đồng. Chất lượng tín dụng được đảm bảo, tỉ lệ nợ xấu chiếm tỷ trọng nhỏ (<5%) trên tổng dư nợ. Kết quả hoạt đông tín dụng của NHNo&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội được thể hiện trên bảng số liệu sau:
Bảng 2.3: Tình hình dư nợ (tính đến 31/12)
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
2007
2008
20
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 110796.doc