Từ chỗ phần lớp các em không thích môn học, sợ sệt mỗi khi có môn học này thì sau một năm học các em đã có thái độ trái ngược với ban đầu. Biểu hiện: Các em không còn sợ sệt khi tham gia vào các hoạt động học tập, số học sinh giơ tay phát biểu xây dựng bài tăng lên trông thấy. Thứ hai, điều quan trong nhất, đó là kết quả học tập của các em tăng lên theo từng học kỳ. Kết quả đó khác hẳn so với kết quả kiểm tra khảo sát chất lượng bộ môn đầu năm học. Cụ thể:
20 trang |
Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1416 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Đề tài Kết hợp các trò chơi trong giảng dạy môn tiếng anh lớp 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chúng cũng có thể làm cho học sinh hiểu bài hơn hoặc nhớ được lâu hơn những từ vựng, mẫu câu và các cấu trúc ngữ pháp đã được giới thiệu trước đó. Các trò chơi có thể áp dung là:
*Trò chơi Lucky numbers:( Con số may mắn): Đây là trò chơi được dùng để kiểm tra phần trả lời các câu hỏi liên quan đến một đoạn hội thoại, một đoạn văn, các câu hỏi về bản thân học sinh.......
Ví dụ: Trong phần B5 Unit 2, đẻ trả lừoi các câu hỏi về bản thân học sinh giáo viên cũng có thể tổ chức trò chơi này. Ngoài việc thực hành tốt các mẫu câu trong bài học, giáo viên có thể thêm một số câu hỏi khác nhằm ôn lại kiến thức cũ cho học sinh và cũng để cho phần chơi thêm phần hấp dẫn hơn như:
LUCKY NUMBER.
What’s your name?
How old are you?
LUCKY NUMBER.
Where do you live?.
How are you?
LUCKY NUMBER.
How do you spell your name?
1
2
3
4
5
6
7
8
*Trò chơi Snakes and ladders: ( Con rắn và cái thang) Đây là trò chơi đã có sắn trong phần B1 unit 3 trang 35( SGK)
*Trò chơi Find someone who( Tìm người mà...)Để khắc sâu các mẫu câu, cấu trúc câu hoặc một đơn vị ngữ pháp trong bài học.
Ví dụ : Để khắc sâu câu hỏi nghi vấn và câu trả lời ngắn ở dạng Yes/No, Sau phần A6 unit 5 trang 55(SGK) giáo viên có thể cho học sinh thực hiện trò chơi này. Học sinh có thể đi quanh lớp để hỏi các câu hỏi để hoàn thành câu hỏi của mình.
Find someone who.....
Name
........watch TV
.........play soccer
.........listen to music
......... read
S1: Do you what TV?
S2: Yes, I do.
S1: What’s your name?
S2: My name’s............
*Trò chơi Chain game( Trò chơi mắt xích): Chúng ta thường dùng trò chơi này để luyện tập các cấu trúc câu. Chia lớp ra thành các nhóm nhỏ khác nhau. Nhóm nào đến lươỵ mà không có câu trả lời thì sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Nhóm còn lại cuối cùng là nhóm thắng cuộc.
Ví dụ: Để thực hành phần A5 unit 6 trang 64 với cấu trúc: There is a..... chúng ta nên áp dụng trò chơi này.
S1: There is a hotel near my house
S2: There is a hotel and a school near my house.
S3: There is a hotel and a school and a lake near my house.
................................................................................................
*Trò chơi Noughts and Crosses(Hàng ngang và hàng dọc):
Đây là trò chơi thường được áp dụng trong phần luyện tập nâng cao khi học sinh đã hoàn thành các nhiệm vụ của các bài tập trong sách giáo khoa.Trò chơi này giúp học sinh luyện tập mở rộng các từ mới và các cấu trúc đã được luyện tập có kiểm soát theo nội dung định sẵn trước đó. Lớp được chia ra thành các nhóm. Nhóm nào đạt được các câu theo một hàng dọc hặc một hàng ngang thậm chí là một đường chéo trước thị nhóm đó sẽ thắng cuộc.
Ví dụ: Làm những câu văn nói về nhà của Thúy thông qua trò chơi Noughts and Crosses. eg: Near Thuy’s house, there is a lake.
a lake
a hotel
a yard
trees
a street
a park
a museum
a river
flowers
*Trò chơi “I go to the market”( Tôi đi chợ):
Đây là trò chơi ghi nhớ truyền thống. Trong trò chơi mỗi học sinh sẽ thêm một thứ cần mua vào danh sách mua sắm theo trật tự An pha bê. Ví dụ: Trong phần C1 unit 9 trang 112 SGK, học sinh được học về tên các loại rau. Đây là những từ mới khó đọc và khó nhớ. Để củng cố tên các loại rau vưa mới học có thể cho các em chơi trò chơi này.
S1: I go to the market.
S2: I go to the market and have some beans.
S2: I go to the market and have some beans, some cabbages...etc....
Trên đây là một số trò chơi ngôn ngữ mà tôi đã áp dụng trong các phần bài học trên lớp mà bản thân tôi thấy phù hợp nhất song tùy theo tình hình thực tế các trò chơi được áp dung tốt ở phần bài học này cũng có thể áp dung có hiệu quả trong phần bài học khác của một tiết dạy. Nhưng để học sinh hưng phấn hơn và nhiệt tình hơn trong quá trình kết hợp các trò chơi trong giảng dạy chúng ta phải phân nhóm, giao nhiệm vụ cụ thể, và không quên có những lời khen ngợi các nhóm, cá nhân làm tốt và đưa ra những hình phạt vui nhằm tạo ra không khí vui vẻ trong lớp học. Nếu được thì có thể thưởng những món quà nhỏ nhằm khích lệ tinh thần tham gia vào hoạt động này vào những lần sau.
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
Qua một năm tiến hành “ Kết hợp các trò chơi trong giảng dạy môn tiếng Anh lớp 6” mà đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 6C trường THCS Lý Tự Trọng bản thân tôi đã thu được những kết quả sau. Thứ nhất, tâm sinh lý của học sinh trong lớp về môn học đã thay đổi rõ rệt. Từ chỗ phần lớp các em không thích môn học, sợ sệt mỗi khi có môn học này thì sau một năm học các em đã có thái độ trái ngược với ban đầu. Biểu hiện: Các em không còn sợ sệt khi tham gia vào các hoạt động học tập, số học sinh giơ tay phát biểu xây dựng bài tăng lên trông thấy. Thứ hai, điều quan trong nhất, đó là kết quả học tập của các em tăng lên theo từng học kỳ. Kết quả đó khác hẳn so với kết quả kiểm tra khảo sát chất lượng bộ môn đầu năm học. Cụ thể:
Kết quả các giai đoạn
Số học sinh
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu , kém
SL
Tỷ lệ %
SL
Tỷ lệ %
SL
Tỷ lệ %
SL
Tỷ lệ %
Học kỳ I
38
Học kỳ II
38
Cả năm
38
C. KẾT LUẬN
Trong quá trình giảng dạy tại đơn vị công tác.Tôi nhận thấy rằng những trò chơi này đã tạo cho các em một cách học bổ ích. Có những trò chơi rất thích hợp và hiệu quả khi bắt đầu một bài học mới như trò chơi: Crossword puzzles. Đặc biệt, khi áp dụng trò chơi ngôn ngữ vào bài giảng tôi nhận thấy học sinh yêu tiết học hơn, không khí lớp sôi nổi hơn. Học sinh có cơ hội luyện tập Tiếng Anh nhiều hơn. Song cũng phải nói thêm rằng bất kì một phương pháp nào, một cách thức nào cũng đều có mặt trái của nó, không có gì thực sự hoàn chỉnh. Với những trò chơi mà tôi đã trình bày thì phải cần có sự chuẩn bị, bố trí thời gian thích hợp, linh hoạt. Với bộ môn Tiếng Anh đôi phút ồn ào trong lớp là không tránh khỏi song đó là phút ồn ào có ích(good noise). Nhưng ở đơn vị công tác của mình sự ồn ào này sẽ làm ảnh hưởng tới các lớp học khác vì đôi khi thực hiện trò chơi, tâm lý học sinh rất nhạy cảm và hiếu động đôi khi chúng không làm chủ được mình, có khi cười rất to, vỗ tay…Như vậy giáo viên phải thực sự là người chủ trò năng động, giải quyết mọi tình huống bất ngờ có thể xảy ra thì mới mong thực hiện trò chơi một cách hiệu quả được. Theo ý kiến chủ quan của mình tôi nghĩ những trò chơi ngôn ngữ nên được áp dụng và sáng tạo nhiều hơn nữa sao cho phù hợp với đối tượng học sinh mà mình giảng dạy. Những trò chơi ngôn ngữ mà tôi trình bày chắc chắn sẽ không tránh khỏi những điều chưa hợp lý và còn thiếu nhiều do khuôn khổ của một bài sáng kiến kinh nghiệm không cho phép. Rất mong sự tìm hiểu, đánh giá và góp ý của đồng nghiệp để việc học ngoại ngữ của học sinh ngày càng đi vào chất lượng.
Hòa Thành, ngày 08 tháng 01 năm 2012
Người viết
Trần Trung Trực
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Sách giáo khoa, Sách giáo viên, sách bài tập môn tiếng Anh 6
Nhà xuất bả Giáo dục
2. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn tiếng Anh chu kì 3.
Nhà xuất bả Giáo dục
3. Teach English
Tác giả : Adrian Doff
4. Luật giáo dục 2005
5. Bồi dưỡng Hiệu trưởng THCS tập 4
Nhà xuất bản Hà Nôi năm 2005
MỤC LỤC
Trang
Trang bìa………………………………………………………... .......................... 1
Trang phụ bìa………………………………………………….. ........................... 2
A. Đặt vấn đề ………………………………………………….......................... . 3
I. Lý do chọ đề tài.................................................................................................... 3
II. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 4
III. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu. ...................................................................... 4
IV. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 4
B. Giải quyết vấn đề ……………………………… …..….................................. 5
I.Cơ sở lý luận ……………………… .................................................................... 5
II.Thực trạng của vấn đề…………………………. .............................................. 6
III.Quá trình áp dụng. .............................................. ................................................ 7
1. Kết hợp các trò chơi trong phần vào bài:( Warm up) ............................................8
2. Kết hợp các trò chơi trong phần giới thiệu và luyện tập, kiểm tra mức độ
nắm băt của học sinh về ngữ liệu mới(Presentation):............................................. 12
3. Kết hợp các trò chơi trong quá trình thực hành, củng cố bài
(Practice and Further pactice)................................................................................. 13
IV.Hiệu quả của đề tài…………………………….............................................. 17
C. Kết luận………………………………………….. …...……........................... 18
Danh mục tài liệu tham khảo…………………………………… ..........................19
Mục Lục………………………………………………………. ......................... 20
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- sang_kien_kinh_nghiem_ket_hop_cac_tro_choi_trong_giangday_tieng_anh_7_5145.doc