Đề tài Kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ tại Công ty cổ phần may Nam Hà

Cùng với sự phát triển của các nước trên thế giới, nền kinh tế Việt Nam cũng đang từng bước phát triển với sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải có phương án sản xuất kinh doanh đạt được hiệu quả kinh tế.

Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường là một xu hướng tất yếu, nó là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, cạnh tranh buộc doanh nghiệp phải sản xuất kinh doanh có hiệu quả từ đó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp không chỉ nỗ lực tăng thêm sản lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm mà phải tăng cường công tác quản lý và điều hành, đổi mới đồng bộ hệ thống các công cụ quản lý nhất là trong hạch toán kế toán, đó là một bộ phận quan trọng, nó kiểm soát các hoạt động kinh tế tài chính, đồng thời kế toán còn là nghệ thuật quan sát ghi chép phân loại tổng hợp các hoạt động của doanh nghiệp và trình bày kết quả ghi chép được nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho việc ra quyết định về kinh tế chính trị xã hội và đánh giá hiệuquả của một tổ chức.

Xuất phát từ những nhu cầu đó của thị trường Công ty đã đào tạo và xây dựng một đội ngũ cán bộ chuyên sâu về kế toán có đủ năng lực và trình độ thực sự góp phần đưa Công ty ngày càng mở rộng lớn mạnh trên thị trường trong nước và quốc tế.

ở bất cứ một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào cũng cần phải sử dụng VL-CCDC tùy theo quy mô và yêu cầu sản xuất cụ thể của từng doanh nghiệp. NVL-CCDC là yếu tố mang tính chất quyết định chất lượng sản phẩm. NVL là nguồn khởi đầu của chất lượng sản phẩm nó được tính vào chi phí trong giá thành sản phẩm.

 

doc77 trang | Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 1233 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ tại Công ty cổ phần may Nam Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
&œ Đề tài : " Kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ tại Công ty cổ phần may Nam Hà " MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 Phần I : ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY NAM HÀ 3 I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần may Nam Hà 3 II. Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty 5 III. Đặc điểm công tác kế toán tại Công ty 9 IV. Những thuận lợi khó khăn của Công ty. 12 Phần II : CÁC NGHIỆP VỤ CHUYÊN MÔN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY NAM HÀ 14 I. Công tác tổ chức nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ 14 II. Kế toán TSCĐ và khấu hao TSCĐ 18 III. Tổ chức hạch toán tiền lương và khoản trích theo lương 23 IV. Tổ chức công tác kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán. 25 V. Tổ chức kế toán chi phí sản xuất. 32 VI. Tổ chức kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và phân phối thu nhập 36 Phần III : CHUYÊN ĐỀ ĐI SÂU – CÔNG TÁC TỔ CHỨC NVL – CCDC 39 I. Sự cần thiết nghiên cứu công tác kế toán VL – CCDC. 39 II. Tình hình tổ chức kế toán VL – CCDC 42 Phần IV : MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN VL – CCDC Ở CÔNG TY 66 KẾT LUẬN CHUNG 68 LỜI NÓI ĐẦU Cùng với sự phát triển của các nước trên thế giới, nền kinh tế Việt Nam cũng đang từng bước phát triển với sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải có phương án sản xuất kinh doanh đạt được hiệu quả kinh tế. Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường là một xu hướng tất yếu, nó là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, cạnh tranh buộc doanh nghiệp phải sản xuất kinh doanh có hiệu quả từ đó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp không chỉ nỗ lực tăng thêm sản lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm mà phải tăng cường công tác quản lý và điều hành, đổi mới đồng bộ hệ thống các công cụ quản lý nhất là trong hạch toán kế toán, đó là một bộ phận quan trọng, nó kiểm soát các hoạt động kinh tế tài chính, đồng thời kế toán còn là nghệ thuật quan sát ghi chép phân loại tổng hợp các hoạt động của doanh nghiệp và trình bày kết quả ghi chép được nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho việc ra quyết định về kinh tế chính trị xã hội và đánh giá hiệuquả của một tổ chức. Xuất phát từ những nhu cầu đó của thị trường Công ty đã đào tạo và xây dựng một đội ngũ cán bộ chuyên sâu về kế toán có đủ năng lực và trình độ thực sự góp phần đưa Công ty ngày càng mở rộng lớn mạnh trên thị trường trong nước và quốc tế. ở bất cứ một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào cũng cần phải sử dụng VL-CCDC tùy theo quy mô và yêu cầu sản xuất cụ thể của từng doanh nghiệp. NVL-CCDC là yếu tố mang tính chất quyết định chất lượng sản phẩm. NVL là nguồn khởi đầu của chất lượng sản phẩm nó được tính vào chi phí trong giá thành sản phẩm. Công ty cổ phần may Nam Hà là công ty chuyên sản xuất ra các loại quần áo trên dây truyền hiện đại được nhập từ các nước tiên tiến đưa vào sử dụng. Với ngành sản xuất này thì lượng tiêu hao nguyên vật liệu công cụ dụng cụ là rất lớn. Từ nhận thức trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần may Nam Hà em đã chọn đề tài: “Kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ”. Chuyên đề thực tập gồm 3 phần : - Phần 1 : Đặc điểm tình hình chung của Công ty cổ phần may Nam Hà. -Phần 2 : Nghiệp vụ chuyên môn. - Phần 3 : Chuyên đề đi sâu “Kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ”. Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Thành Đạt đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập và em xin cám ơn các cô chú trong Ban giám đốc, Phòng kế toán cũng như các phòng ban chức năng khác của Công ty cổ phần may Nam Hà đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong quá trình tìm hiểu và thu thập số liệu. PHẦN I ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY NAM HÀ I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CP MAY NAM HÀ 1. Quá trình hình thành. a, Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên. * Vị trí địa lý : Công ty cổ phần may Nam Hà tiền thân là Xí nghiệp may công nghệ phẩm Nam Định là đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc Sở Thương mại và Du lịch tỉnh Nam Định, có trụ sở đặt tại 510 đường Trường Chinh – thành phố Nam Định. Công ty nằm sát phường Hạ Long rất thuận tiện cho việc vận chuyển và trao đổi hàng hóa. Tổng diện tích của công ty là 11.500m2. * Điều kiện tự nhiên xã hội. Công ty cổ phần may Nam Hà nằm cạnh trục giao thông chính, là nơi đông dân cư đi lại là một trong những trung tâm văn hoá của thành phố. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho việc phát triển lớn mạnh của Công ty. Công ty đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, góp phần xây dựng thành phố Nam Định trở thành một khu vực lớn về kinh tế lẫn chính trị xã hội. b, Các giai đoạn hình thành và phát triển. Địa chỉ : 510 đường Trường Chinh – thành phố Nam Định. Tên giao dịch quốc tế : Nam Hà Garment Stock Company Trực thuộc Sở Thương mại và Du lịch tỉnh Nam Định. Được thành lập theo Quyết định số 2014/1999/QĐ-UB do UBND tỉnh Nam Định cấp ngày 10/121999. Công ty cổ phần may Nam Hà là Xí nghiệp may công nghệ phẩm Nam Định được thành lập vào ngày 6/9/1969, sau đó là Xí nghiệp may mặc Nam Hà, đến năm 1981 theo Quyết định số 12/QĐ-TC ngày 07/1/1981 UBND tỉnh Hà Nam Ninh hợp nhất trạm cắt tổng hợp, trạm gia công, trạm may mặc Nam Định, Ninh Bình và thành lập Xí nghiệp may Hà Nam Ninh. Trong quá trình hình thành và hoạt động Xí nghiệp may ngày càng phát triển lớn mạnh về cơ sở vật chất, về chuyên môn cũng như về kỹ thuật và nhiệm vụ được giao. Để phù hợp với phương hướng nhiệm vụ về đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu, Sở Thương nghiệp Hà Nam Ninh đã ra Quyết định số 31/TC-TN ngày 14/07/1987 tách Xí nghiệp may nội thương Hà Nam Ninh thanh 2 xí nghiệp là Xí nghiệp may Ninh Bình và Xí nghiệp may Nam Định, có chức năng tổ chức việc sản xuất hàng may mặc sẵn phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Ngày 22/02/1993 theo Quyết định số 155/QĐUB của UBND tỉnh Nam Hà đổi Xí nghiệp may Nam Hà thành Công ty may xuất khẩu. Trong suốt quá trình thành lập với cơ sở, nhà xưởng tạm thời, đường xá thiết bị máy móc … Đội ngũ cán bộ công nhân viên có chuyên môn, kỹ thuật đủ điều kiện sản xuất những mặt hàng trong nước và ngoài nước. Ngày 01/01/2001 Công ty may xuất khẩu đã thực hiện cổ phần hóa theo chính sách của Đảng và Nhà nước. Từ khi cổ phần hóa đến nay Công ty phát triển mạnh mẽ về cơ sở, chuyên môn kỹ thuật cũng như cơ sở vật chất cùng với khối lượng công nhân ngày càng đông đảo và lành nghề. 2. Một số chỉ tiêu kế toán tài chính trong một số năm gần đây . a, Chỉ tiêu về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Vốn kinh doanh 2.315.620.215 2.658.342.000 2.798.532.635 Tổng doanh thu 3.219.643.627 5.422.669.627 5.539.549.435 Trong đó : - Doanh thu xuất khẩu 3.219.643.627 - Lợi nhuận trước thuế 166.771.341 244.642.346 475.441.454 - Lợi nhuận sau thuế 183.481.760 775.441.454 Thu nhập bình quân 1.326.448.700 3.176.149.567 3.631.436.678 b, Chỉ tiêu về thu nhập của người lao động tại Công ty. Chỉ tiêu 2003 2004 2005 1. Tổng quỹ lương 1.308.068.880 3.135.311.967 3.563.312.078 2. Tiền thưởng + thu khác 18.379.900 40.837.600 68.124.600 3. Tổng thu nhập 1.326.448.700 3.176.149.567 3.631.436.678 II. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY. 1. Chức năng, nhiệm vụ. a, Chức năng. Công ty cổ phần may Nam Hà có chức năng sản xuất kinh doanh hàng may mặc xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, kinh doanh các dịch vụ thương mại theo số đăng ký kinh doanh số 056635 cấp ngày 5/1/2000 liên kết, liên doanh các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước để sản xuất kinh doanh hàng may mặc, bách hóa bông vải sợi thiết bị phụ tùng may công nghiệp và kinh doanh dịch vụ thương mại. b, Nhiệm vụ của công ty. Thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trên cơ sở chủ động và tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật. Quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn đồng thời tạo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh đầu tư mở rộng đổi mới trang thiết bị đảm bảo sản xuất kinh doanh có lãi và làm tròn nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước. Nghiên cứu thực hiện có hiệu quả các bộ phận nâng cao chất lượng các mặt hàng do Công ty sản xuất kinh doanh nhằm tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ. Quản lý đào tạo cán bộ công nhân viên để theo kịp sự đổi mới của đất nước. 2, Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty . Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ Giám đốc Phó Giám đốc điều hành Phó Giám đốc sản xuất Phòng tổ chức Ban cơ điện Phòng kế hoạch Phòng kế toán tài vụ Phòng kỹ thuật Phòng KCS Phân xưởng may Phân xưởng cắt Ghi chú : Quan hệ chỉ đạo trực tiếp Quan hệ chỉ đạo gián giếp Với sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty trên, mỗi bộ phận phòng ban có chức năng riêng và cùng phối hợp công tác làm việc dưới sự chỉ đạo của Hội đồng quản trị cũng như giám đốc. Giám đốc điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo pháp luật, điều lệ của Công ty và nghị quyết của Đại hội cổ đông và Hội đồng quản trị một cách có hiệu quả. - Giám đốc trực tiếp chỉ đạo Phòng kế hoạch nghiệp vụ và Phòng kế toán tài vụ . - Phó giám đốc điều hành phụ trách Phòng tổ chức hành chính và Phòng ban cơ điện : Có trách nhiệm thay mặt giám đốc điều hành công việc của Công ty khi giám đốc đi vắng. - Phó giám đốc phụ trách sản xuất – kế hoạch – xuất nhập khẩu : Sẽ quản lý, điều hành các phòng kỹ thuật, phòng KCS và các phân xưởng may, cắt, chịu trách nhiệm trước giám đốc về chất lượng hàng hóa, tiến độ sản xuất. - Phòng tổ chức hành chính. + Chức năng : Tham mưu giúp việc Ban giám đốc về công tác tài chính cán bộ, lao động tiền lương và công tác tài chính của Công ty. + Nhiệm vụ : Nghiên cứu đề xuất việc bố trí, sắp xếp cán bộ các phòng ban, phân xưởng, tổ sản xuất đào tạo tuyển dụng bố trí lao động các đơn vị. Nghiên cứu đề xuất giải quyết các quyền lợi tiền lương, tiền thưởng , các chế độ chính sách cho cán bộ công nhân viên. Nghiên cứu đề xuất công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ công nhân viên. - Phòng kỹ thuật : Chức năng : tổ chức và thực hiện công tác kỹ thuật của từng mã hàng một cách đầy đủ, chính xác, đồng bộ đảm bảo đúng kế hoạch sản xuất giúp việc tham mưu cho giám đốc về các sản phẩm, nguyên vật liệu và chỉ đạo công tác chuyên môn khu chế xuất ở các phân xưởng. Nhiệm vụ : Nhận sản phẩm mẫu gốc, tài liệu kỹ thuật, mẫu giấy sơ đồ mini để chuẩn bị và có phương án bố trí thích hợp. Nhận mẫu và váy màu các cỡ kiểm tra các sản phẩm trước khi giao cho khách hàng. Chỉ đạo khu chế xuất trong việc kiểm tra nguyên liệu bán thành phẩm thêu in (nếu có) trước khi triển khai. - Phòng Kế toán – Tài vụ. Có chức năng tham mưu giúp việc cho Ban giám đốc thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Phòng Kỹ thuật : triển khai các mẫu mã hàng nhằm phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh. + Phòng KCS : tổ chức và thực hiện công tác kiểm tra chất lượng toàn bộ sản phẩm trước khi nhập kho và giao cho khách hàng. * Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty cổ phần may Nam hà cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, Công ty cổ phần may Nam Hà đã bắt đầu áp dụng máy vi tính vào quá trình hạch toán kế toán. Tuy nhiên bộ máy kế toán của Công ty vẫn được tổ chức theo hình thức quản lý tập trung dưới sự phân công của kế toán trưởng. 3. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty. Ngành may bao gồm rất nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất. Mỗi sản phẩm có tính chất sản xuất và mối liên hệ mật thiết với nhau nên phải thực hiện một cách chính xác đồng bộ. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất Nguyên liệu Cắt May Là Đóng gói Nhập khẩu Giặt Thêu Giải thích sơ đồ : (1) Công ty nhập vật liệu về qua xử lý, kiểm tra đối chiếu nguyên phụ liệu chuyển sang cắt. (2) Công đoạn may nhận các bán thành phẩm từ khâu cắt,in theo giặt các tổ máy thứ tự thực hiện thao tác máy. (3) Công đoạn là, sau khi nhận được thành phẩm từ các tổ máy sẽ chuyển sang bộ phận hoàn thành đóng gói. (4) Sau khi sản phẩm đã hoàn thiện và được nhập kho thành phẩm. Kết thúc quy trình sản xuất. III. ĐẶC ĐIỂM CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNGTY. 1. Bộ máy kế toán ở Công ty cổ phần may Nam Hà. * Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán. - Bộ máy kế toán của Công ty gồm 5 thành viên, 1 kế toán trưởng và 4 kế toán viên. - Độ tuổi bình quằnt 25 tuổi trở lên. - Trình độ chuyên môn : Đại học và Cao đẳng. Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty Kế toán trưởng Kế toán kho nguyên liệu - Thành phẩm - BHXH, BHYT, KPCĐ. - Kế toán TT - Kế toán máy TSCĐ CCDC lao động Tiền gửi, vay Kế toán nguyên liệu, phụ liệu Nhiên liệu Bao bì Kế toán tiền mặt kho phụ liệu phân xưởng cắt Tập chung lên báo biểu - Kế toán trưởng : Phụ trách chung công tác kế toán, tính giá thành sản phẩm và xác định kết quả sản xuất trong kỳ. Định kỳ lập báo cáo quản trị, báo cáo tài chính. - Kế toán kho nguyên liệu, thành phẩm, BHXH, BHYT, KPCĐ, kế toán tiêu thụ, kế toán may. Có nhiệm vụ theo dõi quá trình xuất nhập và xác định kết quả kinh doanh của Công ty, theo dõi chấm công phiếu nghiệm thu sản phẩm để làm căn cứ tính lương, thanh toán tiền lương, tập hợp chi phí lương bảng phân bổ tiền lương để kế toán giá thành lấy số liệu tính giá . - Kế toán TSCĐ - CCDC, tiền gửi vay. Phân loại TSCĐ hiện có của Công ty và tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Cuối tháng lập bảng phân bổ khấu hao, lập nhật ký chứng từ vào sổ cái TK 211, 214… - Kế toán nguyên nhiên liệu, bao bì. Hạch toán chi tiết vật liệu theo phương pháp sổ số dư cuối tháng tổng hợp số liệu lập báo cáo vật liệu cùng với các bộ phận chức năng khác tiến hành kiểm kê lại kho vật tư, đối chiếu với sổ sách kế toán. Nếu thiếu hụt phải tìm nguyên nhân có biện pháp xử lý ghi trong biên bản kiểm kê, ghi vào bảng kê mua hàng. Sổ chi tiết công cụ, ghi vào sổ chi tiết TK152, 153. - Kế toán tiền mặt kho phụ liệu phân xưởng cắt. Giám sát việc thu, thi qua các Nhật ký chứng từ theo dõi và sử dụng vốn đúng mục đích, lập Nhật ký chứng từ ghi sổ vào TK 111, 112, 131, 331, 141. 2. Các chế độ kế toán áp dụng chung tại Công ty. Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc 31/12, kỳ kế toán của Công ty áp dụng là năm. Đơnvị tiền tệ ghi sổ kế toán của Công ty về nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác. + Đồng Việt Nam. + Theo tỷ giá từng thời điểm chuyển đổi 2.1. Phương pháp hạch toán thuế giá trị gia tăng của Công ty. Công ty áp dụng theo phương pháp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. 2.2. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho. Công ty lựa chọn phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho. 2.3. Phương pháp khấu hao TSCĐ ở Công ty Công ty cổ phần may Nam Hà hiện đang áp dụng phương pháp khấu hao theo thời gian, phương pháp này có định mức khấu hao theo thời gian nên có tác dụng thúc đẩy Công ty nâng cao năng suất lao động. Mức khấu hao TSCĐ năm = Nguyên giá TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao Mức khấu hao tháng TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ x Tỷ lệ KH 12 Tỷ lệ khấu hao năm sử dụng TSCĐ Tỷ lệ khấu hao = 1 Năm sử dụng 2.4. Các loại chứng từ sử dụng trong Công ty. Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, phiếu thu, phiếu chi, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, hóa đơn GTGT. 2.5. Hình thức ghi sổ kế toán Công ty đang áp dụng. Sơ đồ trình tự ghi sổ Nhật ký chứng từ Chứng từ gốc Sổ, thẻ chi tiết Sổ quỹ Bảng phân bổ Bảng kê Nhật ký chứng từ Sổ cái Bảng tổng hợp số liệu chi tiết Báo cáo kế toán (3) (2) (1) (1) (1) (5) (6) (4) (4) (4) (6) (7) (7) Chú thích : Ghi hàng ngày Kiểm tra đối chiếu Ghi cuối tháng 1. Hàng ngày căncứ vào các chứng từ gốc hợp lệ để ghi vào Nhật ký chứng từ có liên quan. 2. Các chứng từ cần hạch toán chi tiết nếu chưa phản ánh vào Nhật ký chứng từ hoặc bảng kê thì được ghi vào sổ kế toán chi tiết. 3. Các chứng từ liên quan tới quỹ được ghi vào sổ quỹ sau đó lập Nhật ký chứng từ có liên quan. 4. Cuối tháng căn cứ vào số liệu trong bảng phân bổ để ghi vào bảng kê NKCT liên quan sau đó từ NKCT vào sổ cái TK. 5. Căn cứ vào số liệu trên sổ, thẻ chi tiết để lập bảng tổng hợp chi tết. 6. Kiểm tra số liệu trên các sổ kế toán liên quan. 7.Tổng hợp số liệu lập báo cáo kế toán. IV. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY. 1. Những thuận lợi. Nhờ sự giúp đỡ quan tâm của UBND tỉnh Nam Định, trong năm 2001 toàn thể cán bộ CNV của Công ty cổ phần may Nam Hà đoàn kết cùng nhau nỗ lực phấn đấu thi đua trên mặt mặt lập thành tích chào mừng ngày lễ lớn và Đại hội Đảng các cấp. Công ty là đơn vị chuyên sản xuất hàng may mặc phục vụ nhân dân trong nước, Xí nghiệp may Nam hà còn sản xuất hàng xuất khẩu sang các nước như Liên Xô (cũ) , Tiệp Khắc, Ba Lan, Hungari. Do tình hình các nước Đông âu biến động, Xí nghiệp xác định vẫn kiên trì bám sát thị trường Đông âu và tích cực tìm kiếm thị trường mới. Năm 1991 – 1992 Xí nghiệp đã có thêm những khách hàng mới như Nam Triều Tiên, Thụy Điển, Đài Loan, Hồng Kông. Những mặt hàng của Công ty sản xuất ngày càng phong phú, đa dạng như quần áo bảo hộ lao động các loại (mùa hè, mùa đông) áo choàng, quần áo sơ mi, các loại hàng cao cấp như quần bò, áo váy, quần áo thể thao, quần áo quân trangcho chiến sĩ và sĩ quan như áo khoác, áo jăcket… Hiện tại Công ty đang sản xuất áo Jắcket các loại cho Hồng Kông và Công ty có chỗ đứng ổn định trên thị trường Hồng Kông. Theo dự báo của ngành may Việt Nam và khả năng chủ quan của Công ty cùng với khách hàng đang làm với Công ty thì đến năm 1999 đi vào thế ổn định cho đến nay Công ty vẫn đang ký kết các hợp đồng mới và yêu cầu của khách hàng nâng cao khối lượng sản phẩm sản xuất và khách hàng, có thể hỗ trợ thêm máy móc thiết bị bằng hình thức bán thu hồi dần. Đây là một hướng đi khá phù hợp với Công ty vì vừa đảm bảo ổn định công việc và có nguồn để phát triển mở rộng quy mô sản xuất. 2. Khó khăn. Bên cạnh những thuận lợi đó Công ty còn gặp phải những khó khăn như hiện nay thị trường hàng dệt may có xu hướng giảm, kinh tế thế giới có nhiều biến động mới. Công ty còn nợ một số dây chuyền máy may, cùng với những khoản nợ về tài sản đất đai mà Công ty đã mượn trước đây. Không những thế mà Công ty còn gặp phải những cạnh tranh quyết liệt của các Công ty trong tỉnh mà còn nhiều Công ty trong cả nước. 3. Phương hướng của Công ty. Mục tiêu của Công ty là cam kết cung cấp sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Doanh thu là một trong những chỉ tiêu hàng đầu mà Công ty quan tâm vì hàng hóa sản xuất ra nhiều mà tiêu thụ được nhiều sẽ làm tăng thu nhập và giải quyết được công ăn việc làm cho người lao động. Cùng với sự tăng trưởng sản xuất, lợi nhuận của Công ty hàng năm cũng tăng trưởng theo, năm sau cao hơn năm trước, phấn đấu đạt được chỉ tiêu doanh thu chưa đủ điều kiện để đảm bảo sự tồn tại và phát triển Công ty. PHẦN II CÁC NGHIỆP VỤ CHUYÊN MÔN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY NAM HÀ I. CÔNG TÁC TỔ CHỨC NGUYÊN VẬT LIỆU – CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY NAM HÀ. 1. Các loại vật liệu – Công cụ dụng cụ tại Công ty và nguồn nhập. 1.1. Nguồn nhập vật liệu chủ yếu. Do xí nghiệp của Công ty may Nam Hà là một đơn vị sản xuất may mặt cho nên nguồn nhập nguyên vật liệu của đơn vị chủ yếu là do mua ngoài. 1.2. Các loại nguyên vật liệu – Công cụ dụng cụ tại Công ty. a, Đối với vật liệu : Căn cứ vào nội dung kinh tế vật liệu chia ra như sau : - Vật liệu chính (TK 1521) là đối tượng tham gia vào quá trình sản xuất, cấu thành nên thực thể của sản phẩm. VD : vải, bông … - Vật liệu phụ (TK 1522) là những vật liệu chỉ có tác dụng phụ trợ trong quá trình sản xuất . VD : cúc, khóa, chỉ … - Nhiên liệu (TK 1523) là những loại vật liệu chỉ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất. VD : xăng, dầu … - Phụ tùng thay thế : là các chi tiết, phụ tùng thay thế, sửa chữa máy móc thiết bị sản xuất. VD : xăm lốp ô tô, vòng bi, vòng đệm. - Phiếu liệu : là các loại vật liệu thải ra trong quá trình sản xuất. VD : Vải vụn . b, Đối với công cụ dụng cụ. Được phân loại tùy theo từng doanh nghiệp sản xuất.Tuy nhiên công cụ dụng cụ được chia thành các loại cơ bản sau : - Dụng cụ quản lý. - Dụng cụ đồ nghề. - Dụng cụ quần áo bảo hộ lao động. - Các loại bao bì dùng để đựng hàng hóa vật liệu. 2. Phương pháp lập chứng từ ban đầu vật liệu – công cụ dụng cụ. Căn cứ vào giấy báo nhận hàng khi hàng về đến nơi, lập ban kiểm tra nhận nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ thu mua cả về số lượng và quy cách ban kiểm nghiệm căn cứ vào quyết định thực tế ghi vào biên bản kiểm nhận vật tư.Sau đó bộ phận cung ứng sẽ lập phiếu nhập kho vật tư trên cơ sở hóa đơn, giấy bao nhận hàng và biên bản giao nhận, thủ kho ghi sổ vật liệu thực nhập vào phiếu rồi chuyển lên phòng kế toán làm căn cứ ghi sổ. 3. Phương pháp đánh giá vật liệu – công cụ dụng cụ tại Công ty. Đánh giá VL – CCDC là dùng tiền đề biểu thị giá trị của vật liệu công cụ dụng cụ theo nguyên tắc nhất định. Kế toán nhập xuất, tồn kho VL – CCDC đều phải ghi sổ theo giá thực tế. - Về nguyên tắc VL – CCDC phải ghi sổ theo giá thực tế và nhập bằng giá nào thì xuất bằng giá đó. * Giá nhập – xuất kho NVL , phản ánh theo giá thực tế. Giá thực tế = Giá mua + Chi phí thu mua + Thuế nhập khẩu (nếu có) VD : Ngày 22/5/2006 Công ty mua 651m vải TasLan 486T, đơn giá 6.000đ/m, giá mua chưa có thuế 3.906.000đ. Thuế VAT 10%. Chi phí bốc dỡ vận chuyển 68.000đ trả bằng tiền mặt. a, Nợ TK 152 (1) : 3.906.000đ Nợ TK 133 : 390.600đ Có TK 331 : 4.296.600đ b, Nợ TK 152 (1) : 68.000đ Có TK 111 : 68.000đ 4. Phương pháp theo dõi quản lý VL – CCDC giữa thẻ kho và kế toán. Hàng ngày thủ kho căn cứ vào các chứng từ, nhập xuất nguyên vật liệu, tiến hành phân loại để ghi vào thẻ kho. Sau đó ghi vào phiếu giao nhận chứng từ để chuyển cho kế toán. Cuối tháng thủ kho căncứ vào số kho trên thẻ kho để ghi vào sổ số dư theo chỉ tiêu khối lượng. Ở phòng kế toán định kỳ cứ 3 à 5 ngày kế toán vật liệu xuống kho để kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ về việc kiểm tra ghi chép trên thẻ kho. Đồng thời các loại chứng từ nhập – xuất và ký nhận vào phiếu giao nhận chứng từ. Hiện nay Công ty cổ phần may Nam Hà đang áp dụng phương pháp ghi thẻ song song. Sơ đồ hạch toán chi tiết vật liệu theo phương pháp ghi thẻ song song Thẻ kho Phiếu nhập Phiếu xuất Sổ chi tiết vật liệu Bảng tổng hợp Nhập – Xuất – Tồn Sổ kế toán tổng hợp Ghi chú : Ghi hàng ngày Ghi đối chiếu Ghi cuối tháng 5. Kế toán VL – CCDC. 5.1. Chứng từ sử dụng . Phiếu nhập kho (mẫu 01 – VT) Phiếu xuất kho (mẫu 02 – VT) Hóa đơn kiêm phiếu xuất kho (mẫu 02-BH) Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (mẫu 03-VT) Bản kiểm kê vật tư, sản phẩm hàng hóa (mẫu 08-VT) 5.2. Tài khoản sử dụng. TK 152 : Nguyên vật liệu TK 153 : Công cụ dụng cụ. 5.3. Sổ kế toán sử dụng Sổ (thẻ) kho (mẫu 06-VT) Sổ (thẻ) kế toán chi tiết VL – CCDC. 5.4. Trình tự luân chuyển chứng từ. Phiếu nhập kho Phiếu xuất kho Bảng tổng hợp nhật ký phiếu nhập phiếu xuất Nhật ký chứng từ Sổ cái Khi xuất vải sợi, cho sản phẩm may mặc kế toán ghi Nợ TK 621, 627 Có TK 152 Khi mua vải về nhập kho kế toán ghi Nợ TK 152 Nợ TK 133 Có TK 111, 112, 331 6. Những biện pháp kiểm tra giám sát tình hình sử dụng VL – CCDC. - Thường xuyên kiểm tra giám sát, chặt chẽ số lượng VL – CCDC dùng hàng ngày một cách chính xác. - Kế toán phải ghi chép tính toán phản ánh trung thực chính xác kịp thời số lượng giá trị của VL – CCDC nhập – xuất – tồn theo giá thực tế xuất kho. Để phát huy trong việc kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng VL – CCDC kế toán phải kiểm tra các kho, các phân xưởng, phòng ban thực hiện việc ghi chép ban đầu, mở sổ sách cần thiết và hạch toán vật liệu theo đúng chế độ, đúng phương pháp. Kiểm tra việc chấp hành chế độ bảo quản, nhập – xuất vật liệu phát hiện đề xuất các biện pháp xử lý vật liệu thiếu, thừa ứ đọng kém phẩm chất. II. KẾ TOÁN TSCĐ VÀ KHẤU HAO TSCĐ. 1. Những TSCĐ chủ yếu và năng lực hiện có . Chủng loại Số lượng Nguyên giá Giá trị còn lại Máy cắt chỉ tự động CS-5100BT 20 12.084.000 12.084.000 Máy trần đè Siruba 27 148.056.000 148.056.000 Máy vắt sổ Siruba 100 45.212.800 45.212.800 Máy điều tiết chun RangCing 56 38.784.978 38.784.978 Nhận xét : Qua bảng trên ta thấy tình hình sử dụng tài sản cố định của Công ty tương đối lớn, đa dạng về chủng loại, góp phần đẩy mạnh quá trình sản xuất, đạt hiệu quả, máy móc thiết bị có thể sử dụng trong thời gian dài, ít bị hỏng hóc. 2. Phương pháp theo dõi quản lý TSCĐ. - TSCĐ là những tài sản tham gia nhiều vào chu kỳ sản xuất kinh doanh và không thay đổi nhiều về hình thái vật chất ban đầu có thời gian sử dụng trên một năm và có giá trị từ 10 triệu trở lên. Vì vậy việc theo dõi và quản lý về mặt giá trị và hiện vật của TSCĐ là hết sức quan trọng. - Kế toán phải tổ chức ghi chép đầy đủ chính xác kịp thời hiện trạng và giá trị TSCĐ hiện có của Công ty, tình hình tăng, giảm và biến động của TSCĐ. Phản tính đúng và phân bổ chính xác số khấu hao TSCĐ và chi phí sản xuất kinh doanh của các bộ phận sử dụng. 3. Phương pháp đánh giá TSCĐ tại Công ty. - Đánh giá TSCĐ là biểu hiện bằng tiền, giá trị TSCĐ theo nguyên tắc nhất định. + Đối với TSCĐ mua trong nước. Nguyên giá TSCĐ = Giá mua phải trả + Chi phí trước sử dụng + Lãi vay được vốn hóa + Đối với TSCĐ nhập khẩu. Nguyên giá TSCĐ = Giá mua phải trả + Thuế nhập khẩu + Chi phí trước bạ + Lãi vay được vốn hóa + TSCĐ mua trả chậm Nguyên giá TSCĐ được

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docke_toan_vat_lieu_0446.doc