Năm 2003 thị trường phân bón nông nghiệp nước ta có nhiều biến động về giá thành, giá phân bón tăng do ảnh hưởng của giá phân bón trên thị trường thế giới.
Sự biến động tăng giá của phân bón có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân cơ bản là nước ta chưa có những nhà máy sản xuất phân bón lớn đủ đáp ứng nhu cầu nông nghiệp. Có những loại phân bón trong nước chưa sản xuất như Đạm, Urea, Kaliclorua, mà nước ta phải nhập 100% từ nước ngoài về để phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Khi giá phân bón trên thị trường thế giới tăng các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu phải tính toán tới vốn và số lượng nhập. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu vật tư nông nghiệp và nông sản làm điều đó. Là doanh nghiệp chuyên kinh doanh trong lĩnh vực vật tư phân bón hoá học và nông sản trực thuộc Tổng Công ty vật tư nông nghiệp.
Năm 1999 được sự cho phép của Đảng và Nhà nước, Công ty đã chuyển đổi thành Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu vật tư nông nghiệp và nông sản. Trụ sở chính xã Ngũ Hiệp - huyện Thanh Trì - Thành phố Hà Nội. Lĩnh vực kinh doanh vật tư phân bón hoá học và nông sản.
Trong thời gian thực tập tại phòng Kế toán Tài vụ Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu vật tư nông nghiệp và nông sản. Được các cán bộ công ty tận tình giúp đỡ, em thấy một số nghiệp vụ kế toán tiêu thụ và xác định kết quả hoạt động kinh doanh của công ty chưa phát huy hiệu quả đối với chế độ kế toán của Nhà nước.
Em đã thực hiện nghiên cứu đề tài : “Kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu vật tư nông nghiệp và nông sản”.
33 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1149 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu vật tư nông nghiệp và nông sản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Năm 2003 thị trường phân bón nông nghiệp nước ta có nhiều biến động về giá thành, giá phân bón tăng do ảnh hưởng của giá phân bón trên thị trường thế giới.
Sự biến động tăng giá của phân bón có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân cơ bản là nước ta chưa có những nhà máy sản xuất phân bón lớn đủ đáp ứng nhu cầu nông nghiệp. Có những loại phân bón trong nước chưa sản xuất như Đạm, Urea, Kaliclorua, mà nước ta phải nhập 100% từ nước ngoài về để phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Khi giá phân bón trên thị trường thế giới tăng các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu phải tính toán tới vốn và số lượng nhập. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu vật tư nông nghiệp và nông sản làm điều đó. Là doanh nghiệp chuyên kinh doanh trong lĩnh vực vật tư phân bón hoá học và nông sản trực thuộc Tổng Công ty vật tư nông nghiệp.
Năm 1999 được sự cho phép của Đảng và Nhà nước, Công ty đã chuyển đổi thành Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu vật tư nông nghiệp và nông sản. Trụ sở chính xã Ngũ Hiệp - huyện Thanh Trì - Thành phố Hà Nội. Lĩnh vực kinh doanh vật tư phân bón hoá học và nông sản.
Trong thời gian thực tập tại phòng Kế toán Tài vụ Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu vật tư nông nghiệp và nông sản. Được các cán bộ công ty tận tình giúp đỡ, em thấy một số nghiệp vụ kế toán tiêu thụ và xác định kết quả hoạt động kinh doanh của công ty chưa phát huy hiệu quả đối với chế độ kế toán của Nhà nước.
Em đã thực hiện nghiên cứu đề tài : “Kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu vật tư nông nghiệp và nông sản”.
chương I
Những vấn đề lý luận về công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá trong doanh nghiệp thương mại
I. Khái quát chung về tiêu thụ hàng hoá trong Doanh nghiệp thương mại:
1. Khái niệm về tiêu thụ hàng hoá:
Tiêu thụ hàng hoá là giai đoạn tiếp thao của quá trình sản xuất và là giai đoạn cuối cùng trong quá trình lưu chuyển hàng hoá của kinh doanh thương mại (hàng hoá chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái giá trị (Hàng - Tiền). Quá trình tiêu thụ sản phẩm kết thúc khi cả hai bên thực hiện những điều kiện được đảm bảo sau:
+ Bên bán chuyển giao phần lớn quyền sở hữu, quản lý hoặc kiểm soát hàng hoá cho bên mua.
+ Bên mua có trách nhiệm thanh toán toàn bộ hoặc một phần giá trị hàng hoá cho bên bán.
+ Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
+ Bên bán đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng.
Sau khi tiêu thụ hàng hoá bên bán không những bù đắp được những chi phí liên quan đến mua hàng, tiêu thụ hàng hoá mà còn thu được lợi nhuận. Đây là tiền đề quan trọng mở rộng qui mô, tăng doanh thu cho doanh nghiệp và thực hiện nghĩa vụ đóng góp vào ngân sách Nhà nước.
2. ý nghĩa công tác tiêu thụ hàng hoá.
Tiêu thụ hàng hoá đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân và mang ý nghĩa sống còn đối với bản thân mỗi doanh nghiệp. Việc tiêu thụ còn ảnh hưởng đến lợi ích nhiều bên như người tiêu dùng, nhà đầu tư, doanh nghiệp… Để hiểu rõ hơn ta xem xét vai trò của tiêu thụ hàng hoá trên góc độ.
a. Đối với đời sống xã hội.
Tiêu thụ hàng hoá góp phần cân đối sản xuất và tiêu dùng, cân đối cung và cầu giữa nhà sản xuất hàng mong muốn bán được sản phẩm để thu được vốn, có lợi nhuận và nhà tiêu dùng gồm doanh nghiệp, sử dụng hàng hoá mua nhằm để sản xuất, người tiêu dùng sử dụng hàng hoá vào cuộc sống cá nhân họ. Tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ là nhu cầu cần thiết của cả hai bên: bên bán muốn bán được sản phẩm và bên mua muốn có sản phẩm để sử dụng.
b. Đối với Doanh nghiệp thương mại
Vì nhu cầu của hai bên nhưng không gặp nhau do đó thương mại xuất hiện làm cầu lối giữa sản xuất và người tiêu dụng. Hoạt động thương mại là khâu trung gian xúc tiến công việc tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ cho hai bên ban - mua. Qua đó hoạt động thương mại đã làm hàng hoá đa dạng, phong phú. Người tiêu dùng có thể lựa chọn theo yêu cầu khi sử dụng sản phẩm, hàng hoá.
Điểm mạnh của Doanh nghiệp thương mại là nắm được nhu cầu tiêu dùng của xã hội, xác định được xã hội cần có sản phẩm hàng hoá nào.
Thông qua tiêu thụ sản phẩm hàng hoá doanh nghiệp thu về số vốn của mình và lợi nhuận. Một phần thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và phần còn lại sẽ tái sản xuất, mua sản phẩm hàng hoá tiếp tục quy trình tiêu thụ.
3. Nhiệm vụ của kế toán tiêu thụ hàng hoá
Các doanh nghiệp tổ chức bộ máy kế toán với mục đích hạch toán các khoản phát sinh trong quá trình kinh doanh. Để xác định số vốn bỏ ra kinh doanh lãi lỗ. Cung cấp thông tin cho nhà quản lý biết khả năng vốn kinh doanh…
Bộ máy kế toán được cấu thành từ nhiều bộ phận nhỏ như kế toán giá vốn hàng bán, giá thành mua vào, công nợ, thanh toán, bán hàng, kế toán tiền lương, thủ quỹ…
Kế toán tiêu thụ là một công cụ quản lý thực hiện nhiệm vụ như:
* Tổ chức theo dõi phản ánh chính xác đầy đủ, kịp thời về tình hình hiện có và sự biến động của từng loại sản phẩm hàng hoá trong hiện vật cũng như giá trị với giám đốc.
* Ghi chép đầy đủ, kịp thời, chính xác các khoản doanh thu, chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp.
* Phản ánh đầy đủ, chính xác tình hình xuất bán hàng hoá, dịch vụ, tính toán chính xác từng khoản tăng, giảm trong quá trình xuất bán như giảm trừ cho khách hàng, khoản nợ của khách hàng…
*Cung cấp mọi thông tin liên quan đến tiêu thụ cho các bộ phận khác .Để phân tích tình hình tài chính chung.
II . Các phương thức bán hàng
Việc lựa chọn và áp dụng linh hoạt các phương thức bán hàng liên quan đến kết qủa tiêu thụ của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sản xuất, thương mại thường sử dụng các phương thức bán hàng sau:
1. Bán hàng theo phương thức trực tiếp:
Là phương thức giao hàng cho người mua trực tiếp tại kho, tại các phân xưởng sản xuất (không qua kho) của doanh nghiệp. Người mua thanh toán hay chấp nhận thanh toán số hàng mà người bán đã giao.
2. Bán hàng theo phương thức chuyển hàng theo hợp đồng:
Bên bán chuyển hàng cho bên mua theo địa điểm ghi trong hợp đồng số hàng chuyển đi này vẫn thuộc quyền sở hữu của bên bán. Khi người mua thanh toán hay chấp nhận thanh toán về số hàng chuyển giao thì số hàng này mới được coi là tiêu thụ.
3. Bán hàng theo phương thức hàng đổi hàng:
Bên bán xuất sản phẩm, hàng hoá cho bên mua và nhận về hàng hoá sản phẩm của bên mua. Giá thành của hai bên căn cứ theo giá thị trường, hàng hoá sản phẩm giao và nhận được coi là chính thức tiêu thụ.
III . đặc điểm chung kế toán xác định doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh.
1. Giá vốn hàng bán:
Là trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ. Đối với doanh nghiệp sản xuất là giá thành sản xuất (giá thành công xưởng), và doanh nghiệp thương mại là giá mua hàng cùng các khoản chi phí thu mua. Các doanh nghiệp có thể sử dụng các phương thức tính giá vốn sau đây:
* Phương pháp tính giá vốn bình quân gia quyền:
Giá vốn thực tế thành phẩm xuất kho
=
Giá thực tế thành phẩm tồn đầu kỳ
+
Giá thực tế thành phẩm nhập trong kỳ
x
Số lượng thành phẩm xuất bán trong kỳ
Số lượng thành phẩm tồn đầu kỳ
+
Số lượng thành phẩm nhập trong kỳ
* Phương pháp tính theo giá hạch toán
Trị giá vốn thực tế thành phẩm xuất bán trong ký
=
Trị giá hạch toán thành phẩm xuất bán trong kỳ
x
Hệ số giá
Trong đó:
Hệ số giá
=
Trị giá vốn thực tế thành phẩm tồn đầu kỳ
+
Trị giá vốn thực tế thành phẩm nhập trong kỳ
Giá hạch toán thành phẩm tồn đầu kỳ
+
Giá hạch toán thành phẩm nhập trong kỳ
* Phương pháp nhập trước, xuất trước (Fist in, Fist out FIFO)
Theo phương pháp này số lượng sản phẩm xuất kho sẽ tính theo đơn giá lần nhập đầu, các lần nhập sau được tính khi đã xuất hết sản phẩm của lần nhập trước đó.
* Phương thức nhập sau, xuất trước (Last in, Fist out FIFO)
Theo phương pháp này số lượng sản phẩm nhập sau sẽ được xuất trước, đơn giá vốn được tính lần nhập cuối cùng.
* Phương pháp giá trị thực tế đích danh (phương pháp trực tiếp)
Sản phẩm được xác định giá vốn theo đơn chiếc hoặc từng lô và giữ nguyên từ lúc nhập vào cho đến lúc xuất. Đánh giá sản phẩm là giá trị thực tế của sản phẩm.
Kế toán sử dụng các TK 156, TK632,TK 157 để định khoản những nghiệp vụ phát sinh.
2. Doanh thu bán hàng
Là tổng giá trị được thực hiện do việc bán hàng hoá, sản phẩm, cung cấp lao vụ, dịch vụ cho khách hàng được khách hàng thanh toán (tiền) hoặc chấp nhận thanh toán trong kỳ kế toán. Tuỳ thuộc vào phương pháp tính thuế (GTGT) có thể xác định doanh thu như sau:
* Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì doanh thu bán hàng không bao gồm thuế GTGT đầu ra phải nộp (tính theo giá bán chưa có thuế của sản phẩm, dịch vụ, lao vụ tiêu thụ…)
*Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu bán hàng bao gồm thuế GTGT đầu ra phải nộp (tính theo giá bán chưa có thuế của sản phẩm, dịch vụ, lao vụ).Kế toán sử dụng TK 511,512 để địng khoản doanh thu
3. Các khoản giảm trừ doanh thu.
Khoản giảm trừ doanh thu phát sinh khi bán hàng và thanh toán (tiền) giữa hai bên mua, bên bán, bao gồm các khoản như, chiết khấu thương mại, giảm giá bán, hàng bán bị trả lại, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt.
* Chiết khấu thương mại : Là khoản giảm trừ giá bán niêm yết cho khách hàng khi mua hàng với khối lượng lớn trong một đợt, chiết khấu thương mại được ghi trong các hợp đồng mua bán hoặc các cam kết về mua bán hàng.
* Giảm giá hàng bán : Là số tiền giảm trừ cho khách hàng ngoài hoá đơn hay hợp đồng cung cấp dịch vụ do các nguyên nhân như hàng kém phẩm chất, không đúng qui cách, giao hàng không đúng thời gian, địa điểm trong hợp đồng v.v… (do chủ quan của doanh nghiệp bán).
* Hàng bán bị trả lại : Là số hàng đã xác định được tiêu thụ nhưng bị người mua trả lại và từ chối thanh toán.
Kế toán sử dụng các TK 521,TK531,TK 532 để định khoản các nghiệp vụ phát sinh.
4. Doanh thu thuần
Là tổng chênh lệch được từ việc bán hàng sau khi trừ đi các khoản ghi giảm doanh thu như: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bị trả lại, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế GTGT của hàng tiêu thụ - nếu doanh nghiệp tính thuế theo phương thức trực tiếp.
5. Chi phí bán hàng và chi phí Quản lý doanh nghiệp (QLDN)
5.1Chi phí bán hàng:
Là toàn bộ các chi phí phát sinh trong kỳ kế toán liên quan đến hoạt động bán hàng như: chi phí nhân viên bán hàng, chi phí dụng cụ, đồ dùng, chi phí bảo hành, chi phí dịch vụ mua ngoài…Kế toán định khoản vào tài khoản 641trongđócócáctàikhoảncấp2,TK641.1,TK641.2,TK641.3,TK641.4,TK641.5,TK641.7,TK641.8
5.2 Chi phí quản lý doanh nghiệp
Là toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ kế toán có liên quan đến hoạt động quản lý doanh nghiệp như chi phí đồ dùng văn phòng, chi phí khấu hao TSCĐ chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác.
Về nguyên tắc chi phí bán hàng và chi phí QLDN được kết chuyển cho sản phẩm hàng hoá, dịch vụ, lao vụ trong kỳ kinh doanh để xác định kết quả kinh doanh. Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh dài trong năm không có sản phẩm tiêu thụ hoặc doanh thu không tương ứng với chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong năm được phân bổ theo công thức:
CPBH (CPQLDN) phân bổ cho hàng bán ra
=
CPBH (CPQLDN) phân bổ cho hàng tồn đầu kỳ
+
CPBH (CPQLDN) phát sinh trong kỳ cần phân bổ
x
Trị giá vốn của hàng bán ra trong kỳ
Trị giá vốn của hàng tồn đầu kỳ
+
Trị giá vốn của hàng nhập trong kỳ
6. Kết quả tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ (lãi, lỗ về tiêu thụ sản phẩm).
Là khoản lợi nhuận thuần được tính từ số chênh lệch từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính trừ giá vốn hàng bán, khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Kế toán định khoản các tài khoản về TK 911
IV. kế toán hoạt động tài chính và hoạt động khác
1.Kế toán hoạt động tài chính
1.1 Thu nhập hoạt động tài chính
Là hoạt động mà doanh nghiệp cho các tổ chức khác vay bằng tiền , hiện vật ( hàng hoá ,vật tư …) và bao gồm số tiền lãi, tiền gốc khi cho vay.Kế toán sử dụngTK 515 doanh thu từ hoạt động tài chính, để ghi các nghiệp vụ phát sinh, cuối kì kết chuyển về TK 911
1.2 Chi phí hoạt động tài chính
Là các khoản chi mà doanh nghiệp thanh toán cho những tổ chức này cho doanh nghiệp vay tiền hoặc hiện vật( hàng hoá, vật tư,nguyên liệu…). Kế toán sử dụng TK 635 chi phi hoạt động tài chính, phản ánh những nghiệp vụ phát sinh, cuối kì kết chuyển về TK 911
2. Kế toán hoạt động bất thường
2.1 Thu nhập từ hoạt động khác
Là khoản thu nhập phát sinh không thường xuyên như nợ khó đòi đã xử lý ,phạt do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá, khoản nợ do không có ai đòi… Kế toán sử dụng TK 711và kết chuyển cuối kì về TK 911
2.2 chi phí hoạt động khác
Là khoản chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động khác như bị phạt do vi phạm hợp đồng, phạt do nộp thuế chậm, nhượng bán tài sản đã hết khấu hao.kế toán phản ánh vào TK 811,cuối kì kết chuyển về TK 911.
V. sơ đồ kế toán tiêu thụ, xác định kết quả kinh doanh
Các sơ đồ hạch toán liên quan trong chương I được đặt ở phụ lục
* Sơ đồ 01: Hạch toán tiêu thu theo phương thức trực tiếp và chuyển hàng theo hợp đồng .
* Sơ đồ 02 : Hach toán tiêu thụ theo phương thức hàng đổi hàng.
* Sơ đồ 03 : Hạch toán chi phí bán hàng .
* Sơ đồ 04 : Hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp .
* Sơ đồ 05 : Hạch toán xác định kết quả hoạt độnh tài chính và hoạt động khác.
* Sơ đồ 06 : Hạch toán kết quả hoạt động kinh doanh.
CHƯƠNG 2
Tình hình hoạt động kinh doanh và công tác kế toán tiêu thụ, xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu vật tư nông nghiệp và nông sản.
I. Đặc điểm chung của công ty cổ phần xuất nhập khẩu vật tư nông nghiệp và nông sản.
1. Quá trình hình thành và phát triển.
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu vật tư nông nghiệp và nông sản là một doanh nghiệp cổ phần, trực thuộc Tổng công ty vật tư nông nghiệp Việt Nam.
* Tên gọi: Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu vật tư nông nghiệp và nông sản.
* Tên giao dịch quốc tế: Agricultura materials and Product import - Export Joint Stock Company.
* Tên viết tắt: AMPIE. JSCO
* Trụ sở chính: Xã Ngũ Hiệp - huyện Thanh Trì - Thành phố Hà Nội
* Lĩnh vực kinh doanh:
- Buôn bán phân bón hoá học + nông sản.
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu vật tư nông nghiệp và nông sản là doanh nghiệp hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, có tài khoản riêng tại ngân hàng Nông nghiệp Thanh Trì, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
Từ một trạm vật tư nông nghiệp Hà Nội năm 1986 được đổi thành xí nghiệp vật tư nông nghiệp cấp I Hà Nội. Đến năm 1993 theo quyết định 99/Bộ NN - TCCB/QĐ ngày 28/01/1993 Bộ Nông nghiệp - Công nghiệp thực phẩm đổi tên thành công ty vật tư nông nghiệp Hà Nội. Năm 1999 Đảng và Nhà nước có chủ trương chuyển đổi Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) để đáp ứng sự phát triển của nền Kinh tế thị trường. Công ty đã thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần xuất nhập khẩu vật tư nông nghiệp và nông sản theo quyết định số 156/1999/QĐ/Bộ NN - TCCB ngày 11 tháng 11 năm 1999.
2. Cơ cấu tổ chức.
Mỗi một tổ chức xã hội hay doanh nghiệp để vận hành được đòi hỏi phải có một cơ cấu tổ chức và những quy định, điều lệ, phương hướng hoạt động để tạo thành cơ chế vận hành phù hợp.
Mô hình tổ chức quản lý của công ty được thực hiện theo nguyên tắc quản lý trực tuyến. Mọi vấn đề đều thông qua giám đốc quyết định và hai phó giám đốc trợ giúp. Các phòng ban được chuyên môn hoá, các trạm đặt lại các địa phương trực tiếp nhận quyết định từ giám đốc.
Cụ thể:
- Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Giám đốc.
- Phó giám đốc phụ trách kinh doanh
- Phó giám đốc phụ trách đời sống.
- Kế toán trưởng (KTT) phụ trách phòng kế toán tài vụ.
- Phòng kế hoạch kinh doanh.
- Phòng tổ chức hành chính.
- Trạm vật tư Hải Phòng
- Trạm vật tư Thanh Hoá.
- Trạm vật tư khu vực phía nam.
- Tổ an ninh bảo vệ Công ty.
+ Chủ tịch Hội đồng Quản trị (HĐQT) kiêm Giám đốc: là đại diện pháp nhân của Công ty chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của công ty. Giám đốc là người có quyền quyết định cao nhất Công ty.
+ Phó giám đốc là người giúp giám đốc điều hành một số lĩnh vực hoạt động của công ty như đời sống, xây dựng cơ bản của công ty hoặc tham mưu cho giám đốc về kinh doanh.
+ Phòng kế toán tài vụ, là nơi tập trung sổ sách chứng từ liên quan đến thu chi trong công ty. Còn là bộ phận tham mưu cho giám đốc về giá bán hàng hoá sao cho có lãi.
+ Phòng tổ chức hành chính: Là bộ mặt đại diện cho công ty tiếp nhận các văn bản, và khách hàng cũng như chính sách của Nhà nước.
+ Phòng Kế hoạch kinh doanh: Là bộ điều hành kinh doanh tại các cửa hàng và là nơi tham mưu cho giám đốc trong việc nhập khẩu, cung ứng, hàng hoá tại công ty hoặc tại các địa điểm công ty có.
+ Trạm vật tư tại các địa bàn: Là nơi tiếp nhận hàng hoá của công ty để bán và là nơi tập trung mua hàng hoá nông sản cho công ty.
+ Các cửa hàng là bán lẻ hàng hoá cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu.
3. Kết cấu lao động.
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Vật tư Nông nghiệp và Nông sản có đội ngũ 80 cán bộ nhân viên với 40% có trình độ đại học và trên đại học. Số cán bộ nhân viên còn lại đều có trình độ cao đẳng. Trong đó 2/3 là nam giới nên việc luân chuyển công tác ở các địa bàn rất thuận lợi đây chính là lợi thế của công ty.
Do đội ngũ cán bộ công nhân viên hợp lý và giá hàng hoá vật tư phân bón nhập khẩu được tính toán nên doanh thu tăng. Nên mức lương bình quân của cán bộ công nhân viên hàng năm tăng đều. Cụ thể.
Năm 2001 mức lương bình quân mỗi nhân viên: 1.450.000đ
Năm 2002 mức lương bình quân mỗi nhân viên: 1.600.000đ
Năm 2003 mức lương bình quân mỗi nhân viên: 2.050.000đ
Điều này đã khẳng định phần nào những cố gắng của công ty trong hoạt động kinh doanh.
II. Đặc điểm chung công tác kế toán
1. Cơ cấu phòng kế toán - tài vụ
Phòng kế toán là nơi tập chung chứng từ sổ sách, tính toán liên quan tới mọi hoạt động tài chính của công ty. Do đó công việc trong phòng cũng được phân thành các bộ phận.
- Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ chỉ đạo, giám sát mọi hoạt động của phòng kế toán - tài vụ, tham mưu cho Giám đốc điều hành và quản lý các hoạt động về tài chính trong và ngoài công ty, đồng thời là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động tài chính, kế toán của công ty.
- Kế toán tổng hợp ( kiêm kế toán TSCĐ): có nhiệm vụ tổng hợp ,cân đối số liệu và lập báo cáo về hoạt động tài chính - kế toán trong công ty, đồng thời theo dõi tình hình tăng giảm, trich khấu hao TSCĐ.
- Kế toán giá thành, kiêm kế toán kho hàng: Có nhiệm vụ tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ làm cơ sở tính giá thành hàng bán và tập hợp, cân đối lượng hàng xuất nhập kiểm kê số lượng hàng hoá trong kho.
- Kế toán tiền mặt, thanh toán. Có nhiệm vụ tình hình thu, chi tiền mặt phát sinh và giao dịch với ngân hàng về các khoản tiền gửi, tiền vay và thanh toán qua ngân hàng của công ty.
- Kế toán tiêu thụ, công nợ: theo dõi tình hình tiêu thụ sản phẩm và theo dõi các khoản phải thu, phải trả phát sinh với khách hàng trong quá trình kinh doanh của công ty.
- Kế toán tiền lương: có nhiệm vụ theo dõi, đối chiếu các bảng trích theo lương, phân bổ tiền lương.
- Thủ quỹ: Tiến hành theo dõi thu, chi của quĩ tiền mặt tại công ty và kiểm tra tiền mặt tồn ở quĩ của công ty.
Nhân viên kế toán bán hàng: trực tại các của hàng có nhiệm vụ thu, chi các khoản phát sinh và nộp tiền về quĩ của công ty.
2. Hình thức kế toán:
Công ty áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ: Các chứng từ tập hợp ghi sổ ở công ty và ở các cửa hàng khi phát sinh. Với hình thức này hệ thống sổ của công ty gồm:
- Sổ quĩ
- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
- Sổ cái các tài khoản
- Sổ chi tiết tài khoản, bảng tổng hợp chi tiết
* Niên độ kế toán: được bắt đầu từ 01/01 -> 31/12 hàng năm
+ Kỳ hạch toán: hàng qúy, năm.
+ Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: đồng Việt Nam;USD
* Phương pháp kế toán tài sản cố định (TSCĐ)
+ Đánh giá tài sản cố định theo nguyên giá và giá trị còn lại.
+ Phương pháp khấu hao (TSCĐ) theo phương thức tuyến tính.
* Phương pháp kế toán hàng tồn kho
+ Nguyên tắc đánh giá: giá thực tế hàng nhập và xuất kho
+ phương pháp nhập trước, xuất trước
+ Phương pháp hạch toán Kê khai thường xuyên
* Nghĩa vụ nhà nước: Thuế nộp ngân sách
+ Phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ 5%
+ Thuế thu nhập doanh nghiệp là 16% thời kỳ chuyển đổi được Nhà nước ưu đãi trong 5 năm.
III. Tình hình tổ chức kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh
1. Kế toán hàng hoá vật tư nhập kho
1.1. Đặc điểm hàng hoá vật tư của công ty
Hiện nay hàng hoá vật tư nhập kho của công ty mua từ hai nguồn:
- Nhập khẩu tư nước ngoài và nhập từ các công ty sản xuất trong nước. Trong đó: nhập khẩu từ nước ngoài là 75% và trong nước 25%. Hàng hoá vật tư nhập từ nước ngoài gồm: phân bón hoá học (Đạm) các nước Liên Xô, Inđônêxia, ả Rập, Trung Quốc. Kali Clorua Trung Quốc, Inđônêxia
- Hàng hoá vật tư mua trong nước gồm: Lân NPK Lâm Thao, lân NPK Văn Điển, lân NPK Sông Gianh,lân NPK Việt Nhật, nhập đạm về từ Tổng công ty vật tư nông nghiệp.
1.2. Tính giá thành hàng hoá vật tư nhập kho
- Vật tư hàng hoá Công ty nhập theo từng thời điểm; do đó công ty sử dụng phương pháp tính giá thành thực tế tại thời điểm nhập cho từng loại vật tư hàng hoá.
Đối với vật tư phân bón nhập từ nước ngoài công ty tính giá thành theo phương pháp:
Trị giá vốn hàng hoá nhập kho
=
Trị giá mua của hàng hoá
+
Chi phí thu mua
+
Thuế nhập khẩu
Ví dụ: Ngày 05/10/2003 công ty nhập khẩu 11.000 tấn Đạm Liên Xô giá CIF Hải Phòng là 2.353.000/tấn đã có thuế nhập khẩu. thuế GTGT là 5% Cty phải nộp. Căn cứ kế toán định giá vốn hàng nhập như sau:
Trị giá vốn hàng nhập = 11.000 x 2.353.000 = 25.883.000.000đ
Thuế GTGT = .25.883.000.000x 5% = 1..294.150.000đ
nhập khẩu
BT1.Nợ TK 1561: 25.883.000.000đ BT2. Nợ TK 133 : 1.294.150.000
CóTK331:25.883.000.000đ Có TK 112: 1.294.150.000đ
Đối với vật tư phân bón nhập của doanh nghiệp trong nước công ty tính giá thành nhập kho theo công thức:
Trị giá vốn hàng nhập
=
Trị giá mua của hàng hoá
+
Chi phí thu mua
Ví dụ Ngày 21/10/ 2003 hoá đơn số 067413 công ty ký hợp đồng với công ty phân lân Thao nhập 500 tấn lân NPK với giá 882.000đ/tấn. Thuế GTGT 5% chi phí vận chuyển số hàng là 13.760.000 thuế GTGT 5% thanh toán chậm giá trị lô hàng. Kế toán tính giá thành nhập kho:
{(500 x 882.000) + (500 x 882.000 x 5%) }
+ {13.700.000 + (13.700.000 x 5%) }
= 463.500.000 + 15.070.000 = 4.64.557.000đ
BT1: Nợ TK 1561: 441.000.000đ BT2: Nợ TK 1562: 13.700.000đ
Nợ TK 133: 22.050.000đ Nợ TK 133 : 1.370.000đ
Có TK 331: 463.000.000đ Có TK 331 : 15.070.000 2. Kế toán hạch toán tiêu thụ
Là công ty thương mại trong lĩnh vực kinh doanh hàng hoá vật tư phân bón hoá học và nông sản. Nên hàng hoá nhập vào công ty tập trung theo hai nguồn chủ yếu là nhập khẩu từ nước ngoài và mua của các công ty sản xuất trong nước để bán ra thị trường. Hàng hoá bán ra được thực hiện dưới hai hình thức bán buôn và bán lẻ.
Hình thức bán buôn công ty thực hiện các phương thức bán trực tiếp, giao hàng chờ thanh toán, hàng đổi hàng.
2.1. Bán buôn phương thức trực tiếp.
Khi chuyển giao số lượng hàng hoá cho người mua, người mua đồng ý thanh toán ngay, căn cứ vào hoá đơn xuất hàng kế toán ghi sổ theo dõi chi tiết.
Ví dụ:
Căn cứ hoá đơn 0087151 ngày 06/11/2003 xuất 174 tấn đạm Liên Xô giá 3.100.000đ/tấn thuế GTGT là 5%. Công ty vật tư nông nghiệp ứng Hoà thanh toán bằng tiền mặt.
BT1: Nợ TK 632 : 539.400.000đ BT2:Nợ TK 111: 566.370.000đ
Có TK 156 : 539.400.000đ Có TK 333: 26.970.000đ
Có TK 511: 539.400.000đ
BT3: Nợ TK 511 : 539.400.000đ
Có TK 911 : 539.400.000đ
.2.2 Bán buôn theo phương thức giao hàng thanh toán chậm
Công ty bán cho khách hàng có uy tín số lượng hàng hoá theo phương thức giao hàng chờ thanh toán. Căn cứ hoá đơn và hợp đồng xuất hàng kế toán ghi sổ ghi sổ định khoản.
Ví dụ: Căn cứ hợp đồng giữa công ty với công ty phân bón Bình Điền xuất bán theo ngày 18/11/2003 hoá đơn số 0087163. Số lượng148 tấn phân lân lâm thao với giá 1.093.000đ/tấn, thuế GTGT 5%.
BT1: Nợ TK 632 : 161.764. 000đ BT2: Nợ TK 131: 169.852.200đ
CóTK157: 161.764. 000đ Có TK 33311: 8.088.200đ
Có TK 511 : 161.764.000đ
BT3: Nợ TK 511 : 161.764.000đ
Có TK 911 : 161.764.000đ
2.3. Bán buôn theo phương thức hàng đổi hàng
Trong quá trình hoạt động kinh doanh đã sử dụng phương thức hàng đổi hàng với một số đơn vị khách hàng nhằm thu những khoản nợ khó đòi, như đổi phân bón lấy ngô, sắn, chè, giá thành của hàng hoá đổi căn cứ vào giá thành trên thị trường và thoả thuận với khách hàng. Kế toán ghi sổ định khoản.
Ví dụ: Căn cứ số hoá đơn 0087154 ngày 07/11/2003 xuất 155 tấn kali clo rua Trung Quốc Với giá 1.813.000đ/tấn thuế GTGT là 5% tại kho Do Lộ cho Nông trường Cờ Đỏ Mộc Châu.
BT1: Nợ TK 632 : 281.015.000đ BT2:Nợ TK 131: 295.065.750đ Có TK 33311: 14.050.750đ
Có TK 511: 281.015.000đ
BT3: Nợ TK 511 : 374.015.000đ
Có TK 911 : 374.015.000đ
2.4 Bán lẻ
Với mục đích cạnh tranh và tồn tại Công ty Cổ phần XNK Vật tư nông nghiệp vá nông sản xây dựng hệ t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1003.Doc