Nền kinh tế nước ta là một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với quy mô ngày càng phát triển và càng lớn thì kế toán với chức năng chính là cung cấp thông tin tài chính – kế toán cho những người ra quyết định, là công cụ quản lý đắc lực không thể thiếu giúp quản lý chính xác và trung thực kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Quản lý và hạch toán kế toán nguyên vật liệu là một bộ phận cấu thành quan trọng trong hệ thống quản lý kinh tế tài chính, có vai trò tích cực trong việc điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất.
Công ty Thuốc lá Thăng Long là một đơn vị sản xuất lớn, có bộ máy kế toán được tổ chức tương đối hoàn thiện với đội ngũ kế toán có trìng độ cao. Kế toán của Công ty nhìn chung được tiến hành theo đúng quy định của Bộ tài chính. Trong quá trình thực tập tại Công ty em nhận thấy vai trò và tầm quan trọng của kế toán nguyên liệu, nó quyết định đến tính sản xuất liên tục cũng như sự phát triển của Công ty.
Xuất phát từ vai trò quan trọng của kế toán nguyên liệu em đã chọn đề tài “Kế toán nguyên liệu tại Công ty Thuốc lá Thăng Long”. Đề tài gồm những nội dung chính như sau :
Phần 1: Thực trạng kế toán nguyên liệu tại Công ty Thuốc lá Thăng Long
Phần 2: Hoàn thiện kế toán nguyên liệu tại Công ty Thuốc lá Thăng Long
72 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1052 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Kế toán nguyên liệu tại Công ty Thuốc lá Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Nền kinh tế nước ta là một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với quy mô ngày càng phát triển và càng lớn thì kế toán với chức năng chính là cung cấp thông tin tài chính – kế toán cho những người ra quyết định, là công cụ quản lý đắc lực không thể thiếu giúp quản lý chính xác và trung thực kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Quản lý và hạch toán kế toán nguyên vật liệu là một bộ phận cấu thành quan trọng trong hệ thống quản lý kinh tế tài chính, có vai trò tích cực trong việc điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất.
Công ty Thuốc lá Thăng Long là một đơn vị sản xuất lớn, có bộ máy kế toán được tổ chức tương đối hoàn thiện với đội ngũ kế toán có trìng độ cao. Kế toán của Công ty nhìn chung được tiến hành theo đúng quy định của Bộ tài chính. Trong quá trình thực tập tại Công ty em nhận thấy vai trò và tầm quan trọng của kế toán nguyên liệu, nó quyết định đến tính sản xuất liên tục cũng như sự phát triển của Công ty.
Xuất phát từ vai trò quan trọng của kế toán nguyên liệu em đã chọn đề tài “Kế toán nguyên liệu tại Công ty Thuốc lá Thăng Long”. Đề tài gồm những nội dung chính như sau :
Phần 1: Thực trạng kế toán nguyên liệu tại Công ty Thuốc lá Thăng Long
Phần 2: Hoàn thiện kế toán nguyên liệu tại Công ty Thuốc lá Thăng Long
Phần 1
Thực trạng kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty Thuốc lá Thăng Long
1.1 Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Công ty Thuốc lá Thăng Long ảnh hưởng đến kế toán nguyên liệu
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Thuốc lá Thăng Long
1.1.1.1 Quá trình hình thành
Sau cuộc kháng chiến chống Pháp, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội và trở thành hậu phương lớn cho miền Nam. Đồng bào miền Bắc bước vào xây dựng khôi phục nền kinh tế với muôn vàn khó khăn và thiếu thốn. Mục tiêu của Đảng đặt ra là cần nhanh chóng khôi phục và xây dựng một số công xưởng thuộc công nghiệp nhẹ, bỏ vốn ít mà hiệu quả thu được nhanh để giải quyết những vấn đề cấp thiết cho đời sống nhân dân.
Cuộc sống của nhân dân có biết bao nhu cầu, trong đó nhu cầu thuốc lá là nhu cầu thiết yếu, thường ngày. Người Việt Nam vốn rất quen với câu cửa miệng “miếng trầu là đầu câu chuyên” Một miếng trầu, một điếu thuốc lá trong dịp giỗ chạp, cưới hỏi, hiếu hỉ đã trở thành chuyện đương nhiên. Song trên thực tế việc trồng và sản xuất thuốc lá ổ miền Bắc chủ yếu được hình thành tự phát, tồn tại trong thế khép kín, hạn hẹp không đủ cung cấp cho nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng của nhân dân. Bên cạnh đó một số nhà sản xuất thuốc tư nhân lại nắm độc quyền sản xuất, kinh doanh tự ý thao túng thị trường, gây không ít khó khăn cho đời sống của nhân dân.
Để giải quyết những vấn đề bất cập đó cũng như đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, vào cuối năm 1955, theo quyết định 2990/QĐ của Thủ tướng Chính Phủ, một số cán bộ được cử ra để khảo sát tình hình, lập hồ sơ nghiên cứu để nhanh chóng xây dựng một nhà máy thuốc lá quốc doanh. Nhóm khảo sát nhanh chóng bắt tay vào công việc, vừa tìm địa điểm sản xuất vừa nghiên cứu quy trình sản xuất thuốc lá.
Đầu tiên địa điểm được chọn để thử nghiệm là nhà máy Bia Hà Nội. Sáu đồng chí trong nhóm khảo sát tiến hành thu dọn, tu sửa cơ sở để chuẩn bị cho sản xuất. Nhưng khi chuẩn bị tiến hành sản xuất thì tháng 4 năm 1956 Bộ Công Nghiệp có quyết định xây dựng nhà máy Bia, nhóm khảo sát phải chuyển đến một địa điểm khác. Sau một thời gian tìm kiếm cơ sở, nhà máy Diêm cũ (số 139 đường Bà Triệu, nay là nhà máy Cơ Khí Trần Hưng Đạo) được chọn làm địa điểm sản xuất thử. Tại đây việc sản xuất thử thuốc lá diễn ra theo cách thủ công, chưa có máy móc hiện đại: từ việc cắt lá thuốc đến việc cuốn điếu. Tuy vậy chính trong thời gian thử nghiệm này cán bộ nhà máy đã có những hình dung cơ bản về quy trình sản xuất thuốc lá. Bằng niềm say mê, sự khéo léo và tinh thần trách nhiệm, một đội ngũ kỹ thuật viên đã được hình thành, những điếu thuốc đầu tiên đã ra đời.
Cuối năm 1956 Nhà nước quyết định chuyển bộ phận sản xuất từ nhà máy Diêm cũ về khu vực tiểu thủ công nghệ Hà Đông nhằm ổn định và phát triển sản xuất. Ngày 20 tháng 11 năm 1956 Cục Công Nghiệp nhẹ chính thức nhận và bàn giao địa điểm ở Hà Đông cho nhà máy để chuẩn bị sản xuất thuốc lá. Trước yêu cầu mới để tiếp tục nhịp độ sản xuất, ban chuẩn bị sản xuất được chia làm hai bộ phận, một bộ phận ở lại cơ sở cũ lo bảo quản nguyên vật liệu, một bộ phận đến địa bàn mới để lo việc xây dựng nhà máy.
Ngày 1 tháng 12 năm 1956 Cục Công Nghiệp nhẹ đã ra quyết định thành lập ban chỉ đạo sản xuất. Trên thực chất, ban chỉ đạo sản xuất được giao nhiệm vụ quản lý và điều hành như một ban giám đốc, chịu trách nhiệm trước Nhà nước và pháp luật về toàn bộ tình hình nhà máy. Ngày 06 tháng 01 năm 1957 bao thuốc lá đầu tiên mang nhãn hiệu thuốc lá Thăng Long ra đời trong niềm vui xúc động của cán bộ và công nhân nhà máy.
Cuối năm 1957 Bộ Công Nghiệp quyết định lấy địa điểm Thượng Đình xây dựng khu công nghiệp, trong đó nhà máy thuốc lá Thăng Long được giành một phần đất bên đường quốc lộ Hà Nội - Hà Đông để xây dựng nhà máy. Ngày 22 tháng 12 năm 1958 lễ khởi công xây dựng nhà máy đã được tổ chức một cách trọng thể. Thời gian từ 1958 - 1959 là thời gian công nhân nhà máy vừa hăng say sản xuất, vừa tiếp tục xây dựng nhà máy mới ở phường Thượng Đình. Tháng 1 năm 1960, Thăng Long chính thức đi vào hoạt động ở địa điểm mới 235 đường Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội .
Trải qua gần 50 năm xây dựng và trưởng thành đến nay nhà máy đã có một cơ sở hạ tầng khang trang với lực lượng công nhân và cán bộ hùng mạnh.
* Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của nhà máy thuốc lá Thăng Long.
Trải qua gần 50 năm hoạt động nhiệm vụ kinh doanh của nhà máy cũng có sự thay đổi để phù hợp với tình hình của thị trường.Nếu trước đây nhiệm vụ của nhà máy là sản xuất đủ số lượng thuốc lá để đáp ứng nhu cầu nhân dân thì hiện nay việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sản lượng thuốc lá cao cấp, giảm sản lượng thuốc lá hạng thấp là nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà máy. Nhà máy sản xuất và kinh doanh các loại thuốc lá điếu và gia công phụ tùng, chi tiết máy sản xuất thuốc lá. Theo chỉ đạo của Tổng công ty thuốc lá Nhà máy đã triển khai trồng nguyên liệu thuốc lá ở tỉnh Lạng sơn và đã thực hiện có hiệu quả công tác đầu tư vùng nguyên liệu, chăm lo việc phát triển cây thuốc lá ở các tỉnh phía Bắc, tạo ra khu chuyên canh có thuốc lá tốt đáp ứng nhu cầu sản xuất. Mỗi năm thu mua từ 3000 – 4000 tấn. Tham gia xuất khẩu tăng ngoại tệ cho Tổng công ty. Mở rộng trồng thuốc lá ở các tỉnh miìen núi phía Bắc góp phần xoâ đối giảm nghèo ở các địa phương này.
Cùng với quá trình sản xuất nhà máy còn có nhiệm vụ nộp ngân sách đầy đủ, đảm bảo đời sống của cán bộ công nhân viên về mặt vật chất, tinh thần và sức khoẻ.
1.1.1.2 Quá trình phát triển
Giai đoạn 1: Từ khi thành lập đến 1975.
Trong điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế lúc bấy giờ, được sự giúp đỡ tận tình của Nhà nước, Bộ Công nghiệp, Nhà máy tiếp nhận một cơ sở vật chất nhỏ bé với 233 công nhân và một dây chuyền máy móc thiết bị lạc hậu của Trung Quốc. Do kỹ thuật lạc hậu, máy móc không đồng bộ, trình độ của công nhân viên thấp nên việc sản xuất của Nhà máy gặp nhiều khó khăn. Nhưng với tinh thần cần cù, nỗ lực chung của toàn bộ CBCNV nên sản phẩm Nhà máy sản xuất ra đã đạt sản lượng 8.950.000 bao thuốc ngay từ năm đầu của giai đoạn khó khăn nhất. Cuối năm 1958, Nhà máy đã sản xuất được 29.710.858 bao, đạt doanh số 7.818.671 đồng (đạt) 116,61% kế hoạch.
Nhà máy đã đưa ra thị trường nhiều chủng loại thuốc như: Đại Đồng, Hoàn Kiếm, Ba Đình, Bông Lúa, Trường Sơn... nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường và bắt đầu xâm nhập sang thị trường nước ngoài như: Trung Quốc, Liên Xô, Tiệp Khắc, Mông Cổ... Những năm tiếp sau, cùng với sự cải tiến kỹ thuật và nâng cao trình độ chuyên môn, đội ngũ CBCNV của Nhà máy đã tăng tới 2.021 người, sản phẩm của Nhà máy xuất ra nước ngoài đã đạt 31.177.000 bao đạt 22,86%. Năm 1959, Nhà máy đã tiến hành xây dựng cơ sở mới tại phường Thượng Đình, Đống Đa, Hà Nội.
Tháng 01/1960, Nhà máy chính thức đi vào hoạt động tại cơ sở mới. Trong giai đoạn này, Nhà máy đã vinh dự ba lần được Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm vào các ngày 24/2/1959, 23/5/1960, 17/6/1960.
Giai đoạn 2: Từ năm 1975 - 1986.
Là giai đoạn cả nước hàn gắn vết thương chiến tranh và xây dựng cuộc sống mới. Nhà máy thuốc lá Thăng Long là một đơn vị trực thuộc Xí nghiệp liên hiệp thuốc lá I thuộc Bộ Công nghiệp thực phẩm được thành lập ngày 18/6/1981. Nhìn chung trong giai đoạn này, Nhà máy đã có những bước nhảy vọt cả về chất lẫn lượng (đội ngũ CNV lên tới 2.300 người, sản lượng sản phẩm đạt 235.890.000 bao) trở thành một doanh nghiệp nhà nước vững mạnh thực sự, một con chim đầu đàn của ngành thuốc lá Việt Nam. Trong giai đoạn này, tất cả đầu vào, đầu ra của quá trình sản xuất đều do cấp trên cân đối.
Giai đoạn 3 : Từ năm 1986 đến nay.
Đây là giai đoạn cả nước dịch chuyển cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế thị trường. Thời kỳ này, chế độ độc quyền phân phối thuốc lá bị xóa bỏ.
Nhà máy gặp hàng loạt khó khăn: Nguyên vật liệu tồn kho chủ yếu là cấp thấp, phân tán, trang thiết bị lạc hậu, sản lượng thuốc lá giảm xuống đáng kể, số lượng lao động dư thừa ngày càng lớn so với nhu cầu sản xuất. Đó cũng là tình trạng chung cho tất cả các doanh nghiệp trong thời gian này. Tuy nhiên Nhà máy đã nhanh chóng kịp thời khắc phục các khó khăn đó bằng việc tập trung giải quyết vấn đề nhân lực, trang thiết bị công nghệ và vấn đề thị trường. Do đó tính đến năm 1992, sản lượng sản phẩm: 130.649.000 bao, đầu lọc - 47,8%. Năm 1994, nhà máy lắp đặt và đưa vào sử dụng dây chuyền chế sợi hiện đại của Trung Quốc, từ đó Nhà máy có thể đảm bảo được nguồn sợi có chất lượng cao, phục vụ cho việc đa dạng hóa sản phẩm. Nhà máy còn mở rộng hướng sản xuất kinh doanh bằng cách hợp tác với các hãng nước ngoài, coi trọng đến vấn đề tiếp thị và nghiên cứu thị trường.
Năm 1995, Nhà máy thuốc lá Thăng Long là đơn vị chịu sự quản lý của Tổng Nhà máy thuốc lá Việt Nam. Tổng Nhà máy thuốc lá Việt Nam - Bộ Công nghiệp được thành lập theo quyết định số 254/TTg ngày 28/ 4/1995 của Thủ tướng Chính phủ để giải quyết triệt để những tồn tại trong quản lý kinh doanh, tập trung mọi nguồn lực sẵn có, huy động mọi nguồn vốn trong nước và kêu gọi đầu tư nước ngoài.
Với những nỗ lực đổi mới không ngừng, hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy đã đạt được những thành tựu to lớn trong năm gần đây, vươn lên đứng thứ hai trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuốc lá.
Năm 2000 Nhà máy được Tổng Nhà máy thuốc lá Việt Nam - Bộ Công nghiệp để nghị Nhà nước xét tặng danh hiệu "Đơn vị anh hùng lao động".
Từ năm 2000, Nhà máy đã tiến hành thực hiện công tác chất lượng trong toàn Nhà máy theo hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn ISO 9001: 2000. Trong tháng 01/2003, Nhà máy đã được bên thứ 3 là Trung tâm chứng nhận Quacert thuộc Tổng Cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng đến tiến hành đánh giá chính thức.
Kết quả đánh giá: Nhà máy đã được công nhận đủ tiêu chuẩn được cấp chứng chỉ tiêu chuẩn ISO 9001: 2000.
Hiện nay, nhà máy thuốc lá Thăng Long đã đổi thành công ty thuốc lá Thăng Long theo quyết định số 318/2005/QĐ- TTg ngày 6/12/2005 của thủ tướng Chính phủ. Loại hình họat động của Công ty thuốc lá Thăng long là công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên, là đơn vị phụ thuộc vào tổng công ty mẹ, chuyên kinh doanh, phân phối, tiêu thụ thuốc lá bao.
*Kết quả kinh doanh trong một số năm gần đây
Căn cứ vào bảng trên ta thấy tổng doanh thu của năm 2005 tăng 39,33% so với năm 2004. Doanh thu năm 2004 tăng 4,2% so với năm 2003. Như vậy tổng doanh thu của công ty có xu hướng tăng qua 3 năm 2003 – 2005, tốc độ tăng của năm 2005 tăng vọt so với các năm trước điều này là do công ty đẫ xó những chính sách tiêu thụ đúng đắn và mở rộng thị trường với sản phẩm phong phú và đa dạng.
Giá vốn hàng bán năm 2005 tăng so với năm 20004 là 23,38%, năm 2004 tăng so với năm 2003 là 2.04%, tốc độ tăng của giá vốn hàng bán nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu điều này chứng tỏ công ty đã tiết kiệm được chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm tăng doanh thu trong những năm tới.
Chỉ tiêu lợi nhhuận trước thuế của năm 2005 so với năm 2004 là -1,67%, năm 2004 tăng so với năm 2003 là 9,35%, điều này là do chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng của công ty năm 2005 tăng so với năm 2004. Do vậy để lợi nhuận trước thuế tăng công ty cần phảI tiết kiệm chi phí sản xuất và chi phí bán hàng
Phụ lục : Báo cáo kết quả kinh doanh 2003 – 2005
1.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Thuốc lá Thăng Long
Sơ đồ 1.1 : Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty Thuốc lá Thăng Long
Nhà ăn
Đội
Bảo vệ
Đội xe
Phân xưởng 4
Phân xưởng Cơ điện
Đội
Bốc xếp
Phân xưởng Bao cứng
Phân xưởng Dunhill
Phân xưởng Bao mềm
Nhà trẻ
XDCB
Trạm Y tế
Kho vật liệu
Kho cơ khí
Kho Nguyên liệu
Nhà nghỉ
Phòng Tiêu thụ
Phòng Thị trường
Phòng
Tài chính kế toán
Phòng Tổ chức LĐTL
Phòng Hành chính
Phòng
Kế hoạch vật tư
Phân xưởng Sợi
Phòng
KCS
Phòng
Nguyên liệu
Phòng
Kỹ thuật Công nghệ
Phòng Kỹ thuật Cơ điện
Phó giám đốc kd
PHó giám đốc Kt
Giám đốc
Đứng đầu Công ty là Giám đốc chiụ trách nhiệm chỉ đạo chung mọi hoạt động, là người đại diện cho quyền lợi và nghĩa vụ của nhà máy trước pháp luật và
các cơ quan chủ quản.
Giúp việc cho giám đốc là 2 phó giám đốc và các phòng ban chức năng thể hiện như sau:
- Một phó giám đốc kỹ thuật: Phụ trách khâu kỹ thuật sản xuất, chất lượng sản phẩm. Các phòng ban trực thuộc sự quản lý của phó giám đốc kỹ thuật là phòng kỹ thuật cơ điện, phòng kỹ thuật công nghệ, phòng KCS
- Một phó giám đốc kinh doanh: Phụ trách khâu thị trường và tiêu thụ của nhà máy, chụi trách nhiệm quản lý phòng thị trường, phòng tiêu thụ.
*Phòng hành chính
- Thực hiện chức năng giúp việc Giám đốc về tất cả các công việc có liên quan đến công tác hành chính trong Nhà máy.
- Có nhiệm vụ quản lý văn thư, lưu trữ tài liệu, bảo mật, đối nội, đối ngoại, quản lý công tác XDCB và hành chính quản trị, đời sống, y tế.
* Phòng Tổ chức – Bảo vệ
Thực hiện chức năng tham mưu giúp việc và chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc về công tác lao động tổ chức, An ninh- quốc phòng.
Phòng có nhiệm vụ:
- Giúp việc giám đốc lập phương án về công tác tổ chức bộ máy, cán bộ lao động, tiền lương. Quản lý về BHLĐ, ATLĐ, VSLĐ, đào tạo công nhân kỹ thuật, giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động.
- Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhà máy, PCCC, an ninh chính trị, kinh tế, trật tự trong nhà máy.
- Thực hiện các nhiệm vụ về công tác quân sự địa phương.
* Phòng tài chính kế toán
Thực hiện chức năng tham mưu giúp việc Giám đốc về mặt tài chính kế toán của Nhà máy như: Tổng hợp thu chi, công nợ, giá thành;hạch toán, dự toán, sử dụng nguồn vốn, quản lý tiền mặt, ngân phiếu thanh toán, tin học, quản lý nghiệp vụ thống kê ở các đơn vị trong nhà máy.
* Phòng kế hoạch vật tư
Thực hiện chức năng tham mưu giúp việc Giám đốc về công tác kế hoạch sản xuất, kinh doanh của nhà máy. Phòng có nhiệm vụ :
- Lập kế hoạch sản xuất dài hạn, năm, quý, tháng. Điều hành sản xuất theo kế hoạch, tham gia xây dựng kế hoạch định mức kinh tế , kỹ thuật, giá thành, thống kê và theo dõi công tác tiết kiệm.
- Lập kế hoạch về nhu cầu, vật tư, công cụ dụng cụ phục vụ cho sản xuất, kinh doanh theo năm, quý, tháng, ký hợp đồng, tìm nguồn mua sắm, bảo quản, cấp phát kịp thời cho sản xuất.
- Tổng hợp báo cáo lên cấp trên theo định kỳ tình hình sản xuất tháng, tuần.
* Phòng nguyên liệu
Thực hiện chức năng tham mưu giúp việc Giám đốc về công tác nguyên liệu thuốc lá theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh. Nhiệm vụ của phòng:
- Về nông nghiệp, nghiên cứu thổ nhưỡng, giống thuốc lá thực nghiệm, tổ chức hợp đồng, chỉ đạo kế hoạch về gieo trồng, chăm sóc hái sấy.
- Lập kế hoạch, ký hợp đồng thu mua nguyên liệu theo vùng, cấp, chủng loại…theo chỉ thị của giám đốc.
- Quản lý số lượng tồn kho, tổ chức bảo quản nhập xuất theo qui định, quản lý cung ứng vật tư cho nông nghiệp (nếu có), quản lý kho phế liệu, phế phẩm.
* Phòng kỹ thuật cơ điện
Thực hiện chức năng tham mưu giúp việc Giám đốc về công tác kỹ thuật, quản lý máy móc thiết bị, điện, hơi, nước, lạnh của Nhà máy.Phòng có nhiệm vụ :
- Theo dõi quản lý toàn bộ trang thiết bị chuyên dùng, chuyên nghành, điện, hơi, lạnh, nước… cả về số lượng, chất lượng trong quá trình sản xuất.
- Lập kế hoạch đầu tư về chiều sâu, phụ tùng thay thế.
- Tham gia công tác ATLĐ - VSLĐ và đào tạo thợ cơ khí, kỹ thuật.
* Phòng kỹ thuật công nghệ
Thực hiện chức năng tham mưu giúp việc Giám đốc về công tác kỹ thuật của Nhà máy. Phòng có nhiệm vụ sau:
- Nhận chỉ thị trực tiếp của Giám đốc và thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng sản phẩm, chất lượng nguyên liệu, vật tư, hương liệu trong quá trình sản xuất.
- Nghiên cứu phối chế sản phẩm cả nội dung và hình thức, bao bì phù hợp với thị hiếu, thị trường của từng vùng.
- Quản lý qui trình công nghệ của Nhà máy trong quá trình sản xuất,
- Quản lý chỉ tiêu lý, hóa về nguyên liệu , sản phẩm, nước…
- Tham gia công tác môi trường và đào tạo thợ kỹ thuật, thường trực hoạt động sáng kiến Nhà máy.
* Phòng KCS
Thực hiện chức năng tham mưu giúp việc Giám đốc về việc quản lý chất lượng sản phẩm. Phòng có nhiệm vụ:
- Kiểm tra, quan sát về chất lượng nguyên liệu, vật tư, vật liệu khi hàng được đưa về nhà máy.
- Kiểm tra giám sát về chất lượng sản phẩm trên từng công đoạn, trên dây chuyền sản xuất, phát hiện sai sót báo cáo để Giám đốc chỉ thị khắc phục.
- Kiểm tra giám sát chất lượng sản phẩm khi xuất kho. Kiểm tra, kết luận nguyên nhân hàng bị trả lại hoặc hàng giả nếu có.
- Quản lý các dụng cụ đo lường được trang bị.
*Phòng tiêu thụ
Thực hiện chức năng tham mưu giúp việc Giám đốc về công tác tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy. Phòng có nhiệm vụ:
- Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm từng tháng, quý, năm cho từng vùng và từng đại lý. Theo dõi tình hình tiêu thụ từng vùng, từng miền kết hợp với phòng thị trường mở rộng diện tiêu thụ. Thực hiện ký hợp đồng tiêu thụ, bán hàng…
- Tổng hợp báo cáo kết quả tiêu thụ về sản lượng chủng loại theo quyết định của Giám đốc, đánh giá và có quyết định về phương hướng sản xuất, kinh doanh trong thời gian tới.
* Phòng thị trường
Thực hiện chức năng tham mưu giúp việc Giám đốc về công tác thị trường và chịu sự chỉ đạo trục tiếp của Giám đốc Nhà máy. Phòng có nhiệm vụ :
- Theo dõi, phân tích diễn biến thị trường qua bộ phận nghiên cứu thị trường, tiếp thị, đại lý…
- Soạn thảo và đề ra các chương trình, kế hoạch, chiến lược, tham gia công tác điều hành hoạt động Marketing tìm các hình thức quảng cáo sản phẩm, tham gia công tác thiết kế quảng cáo sản phẩm mới, tham gia triển lãm hội chợ…
1.1.3 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Thuốc lá Thăng Long
- Đặc điểm tổ chức của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy được tổ chức theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh
Tổ
Tổ
Tổ
Tổ
Tổ
Tổ
Px cơ
điện
Px
dunhil
Px 4
Px bao
Cứng
Px sợi
Px bao
Mềm
Nhà máy
Nhà máy có 6 phân xưởng là: PX sợi, PX bao mềm, PX bao cứng, PX cơ điện, PX 4. Các phân xưởng sản xuất trực tiếp chịu sự quản lý, giám sát của giám đốc nhà máy. Dưới các phân xưởng được chia thành các tổ sản xuất.
Phân xưởng sợi : Có nhiệm vụ sản xuất ra sợi thuốc lá cung cấp cho cả 3 phân xưởng, PX bao mềm, PX bao cứng, PX Dunhill. Quy trình công nghệ của phân xưởng sợi bắt đầu từ khi nguyên liệu là thuốc lá lá đến khi chế biến thành các sợi thuốc lá.
Phân xưởng bao mềm, phân xưởng bao cứng, phân xưởng Dunhill có thể được xem như là một phân xưởng cuốn điếu, đóng bao. Nhiệm vụ của các phân xưởng này là từ sợi thuốc lá cuốn thành các điếu thuốc lá có đầu lọc và không có đầu lọc. Sau đó đóng thành các bao thuốc, tút thuốc, kiện thuốc. Phân xưởng bao mềm cho ra sản phẩm là các bao thuốc lá vỏ mềm. Phân xưởng bao cứng cho ra sản phẩm là các bao thuốc lá vỏ cứng. Riêng phân xưởng Dunhill là phân xưởng liên doanh giữa nhà máy với hãng Rothman của Singapo để sản xuất thuốc Dunhill. Toàn bộ máy móc, nguyên liệu lá, do bên liên doanh Singapo góp, nhà máy chỉ đóng góp nhân công và địa bàn sản xuất. Sản phẩm Dunhill được bán lại toàn bộ cho bên liên doanh , nhà máy chỉ được hưởng lãi.
Phân xưởng cơ điện: Có nhiệm vụ cung cấp chi tiết, phụ tùng, điện, hơi cho sản xuất.
Phân xưởng 4: Có nhiệm vụ cung cấp vật tư phụ liệu.
Ngoài ra còn có các đội xe, đội bảo vệ, đội bốc xếp phục vụ sản xuất và tiêu thụ thuốc lá.
Sơ đồ 1.3: Quy trình chế biến sợi
Tách cuộng
Làm ẩm cuộng
Trữ cuộng
Thái lá
Gia liệu
Trữ
Phối trọn
Và ủ lá
Làm ẩm ngọn lá
Cắt ngọn và trộn lá
Làm ẩm lá đã cắt ngọn
Hấp chân không
Lá thuốc
Sấy sợi cuộng
Phân ly sợi cuộng
Hấp ép cuộng
Thái cuộng
Trương nở cuộng
Sấy sợi
Phối trộn sợi lá và sợi cuộng
Trữ sợi cuộng
Phun hương
Trữ sợi và phối trộn sợi
Sợi thành phẩm
Sơ đồ 1.4 : Quy trình sản xuất thuốc lá
Cuốn điếu và ghép đầu lọc
Đóng bao thuốc lá có đầu lọc
Đóng tút
Đóng thùng
Đóng thùng
Đóng tút
Đóng bao thuốc lá không đầu lọc
Cuốn điếu và không đầu lọc
Nhập kho thành phẩm
Sợi thành phẩm
Sơ đồ 1.5 : Quy trình sản xuất thuốc lá
Nguyên
liệu
Hấp chân không
Tách
cuộng
Làm ẩm ngọn lá
Thái lá
Gia liệu
Trương nở cuộng
Thái cuộng
Phân ly
sợi cuộng
Cuốn điếu
Thùng trữ sợi cuộng
Làm ẩm cuộng
Thùng trữ cuộng
Hấp ép
cuộng
Sấy sợi
Phun hương
Kho thành phẩm
Sấy sợi cuộng
Đóng bao
Đóng tút
Đóng kiện
Cắt ngọn phối trộn
Làm ẩm lá cắt ngọn
Thùng trữ, phối, ủ lá
Phối trộn sợi lá, sợi cuộng
Thùng trữ phối sợi cuộng
Qui trình sản xuất thuốc lá
Thuốc lá lá được đưa vào dây truyền hấp chân không để làm mềm nguyên liệu, tăng độ dẻo và diệt vi trùng. Sau đó được đưa vào dây cắt ngọn phối trộn .Lúc này thuốc lá lá được cắt thành hai phần: phần cuộng lá và phần ngọn lá. Phần ngọn lá chiếm khoảng 1/4 đến 1/5 phần lá được đưa vào một dây chuyền riêng. Còn phần cuống lá được làm ẩm để đảm bảo thuỷ phần và làm cho lá không bị nát khi tách cuộng. Tiếp đó phần cuộng lá được đưa vào tách phần cuộng riêng và phần lá riêng.
Phần lá và phần ngọn lá được nhập vào với nhau trộn gia liệu và được ủ trong thùng phối trữ ủ lá. Sau đó được đưa vào máy thái lát khoảng 0.9mm đến 1mm ta được sợi lá.
Phần cuộng được làm ẩm và đưa qua thùng trữ cuộng. Sau đó hấp ép sơ cuộng để cố định thể tích nén ép khi đưa vào máy ép. Thái cuộng thành các sợi 0.13mm đến 0.15mm. Thái xong phải làm trương nở cuộng ngay (nếu chậm cuộng sẽ không trương nở được). Sấy sợi cuộng và phân li sợi cuộng để loại trừ sợi cuộng không đạt yêu cầu. Sợi cuộng đạt yêu cầu được đưa vào thùng trữ sợi cuộng.
Phối trộn sợi lá, sợi cuộng đều nhau, phun hương liệu và đưa vào thùng trữ phối sợi cuộng. Sợi lá, sợi cuộng được đưa vào máy cuốn điếu để tạo thành điếu thuốc. Các điếu thuốc được chuyển đến dây chuyền đóng bao để đóng thành các bao thuốc. Các bao thuốc được đóng thành các tút thuốc. Các tút thuốc được đóng thành các kiện thuốc. Thuốc lá sản xuất ra được phòng KCS kiểm tra chất lượng, sau đó đưa vào nhập kho thành phẩm.
Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Thốc lá Thăng Long
Phòng tài chính kế toán của Công ty thuốc lá Thăng Long được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung (còn gọi là tổ chức kế toán một cấp). Phòng kế toán phải thực hiện toàn bộ công tác kế toán từ thu thập, ghi sổ xử lý thông tin, lập các báo cáo kế toán của Công ty . Tại phòng kế toán có 12 cán bộ kế toán với sự phân công nhiệm vụ cụ thể như sau:
Trưởng phòng :
+ Phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước Giám đốc mọi hoạt động của phòng cũng như mọi hoạt động khác của Nhà máy có liên quan đến công tác tài chính và theo dõi các hoạt động tài chính của Nhà máy.
+ Tổ chức công tác kế toán, thống kê trong Nhà máy, phù hợp với chế độ tài chính của Nhà nước.
+ Thực hiện các chính sách chế độ và công tác tài chính kế toán .
+ Kiểm tra tính pháp lý của các hợp đồng.
+ Kế toán tổng hợp vốn kinh doanh, các quỹ xí nghiệp.
+ Tổ chức công tác kiểm kê định kỳ theo quy định.
+ Trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, giám sát phần nghiệp vụ đối với cán bộ thống kê, kế toán đối với các đơn vị trong Nhà máy.
Phó phòng :
Giúp việc cho trưởng phòng, thay mặt trưởng phòng giải quyết các công việc khi trưởng phòng đi vắng, cùng chịu trách nhiệm với trưởng phòng về các công việc được phân công.
+ Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành
+ Kế toán tiêu thụ, xác định kết quả kinh doanh, kế toán các khoản thanh toán với Ngân sách nhà nước.
+ Kế toán các khoản kinh phí trích nộp cho tổng công ty.
Kế toán thanh toán và kế toán xây dựng cơ bản :
+ Chịu trách nhiệm theo dõi số lượng, giá cả của các loại vật tư ( trừ nguyên liệu thuốc lá lá) thông qua các hợp đồng mua vật tư theo qui định.
+ Kiểm tra tính hợp pháp của các chứng từ khi thanh toán.
+ Theo dõi các khoản công nợ với người bán.
+ Kiểm tra các dự toán thanh toán quyết toán các công trình và các hạng mục công trình về XDCB đảm bảo nguyên tắc thủ tục, trình tự về XDCB theo đúng qui định của Nhà nước.
Kế toán tiêu thụ và kế toán thanh toán với người mua:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1269.doc