Đề tài Kế nhiệm nhà lãnh đạo lớn

Tiếp quản một vị trí của người tiền nhiệm - từng là một ngôi sao

sáng trong “làng lãnh đạo” đôi khi làm nhiều nhà lãnh đạo mới

chân ướt chân ráo bước vào cuộc chiến thoái chí.

Bạn đang chuẩn bị thay thế cho một nhà lãnh đạo lớn? Khi có cơ hội

này, bạn sẽ làm gì để không mất phương hướng, tập trung vào con

đường bạn đã chọn và không bị những áp lực và sự cám dỗ làm lạc

hướng?

pdf6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1324 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đề tài Kế nhiệm nhà lãnh đạo lớn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế nhiệm nhà lãnh đạo lớn Tiếp quản một vị trí của người tiền nhiệm - từng là một ngôi sao sáng trong “làng lãnh đạo” đôi khi làm nhiều nhà lãnh đạo mới chân ướt chân ráo bước vào cuộc chiến thoái chí. Bạn đang chuẩn bị thay thế cho một nhà lãnh đạo lớn? Khi có cơ hội này, bạn sẽ làm gì để không mất phương hướng, tập trung vào con đường bạn đã chọn và không bị những áp lực và sự cám dỗ làm lạc hướng? Không chùn bước và luôn ghi nhớ gốc gác cội nguồn của mình Gần đây chúng ta đã được chứng kiến quá trình kế vị của những nhà lãnh đạo tự hủy hoại bản thân bởi vì họ đã mất khả năng tự kiểm soát chính bản ngã của họ, trong đó Cựu Thống đốc New York - Eliot Spitzer chỉ là một ví dụ điển hình nhất. Không nhận thức được gánh nặng trách nhiệm của nhà lãnh đạo, thay vào đó họ đã phát triển một ý niệm quyền lực bị thổi phồng lên, theo đó họ cho rằng họ có thể làm bất kỳ điều gì họ muốn. Những nhà lãnh đạo đích thực biết rõ họ là ai và họ đến từ đâu. Họ không đi theo cái tôi của mình hay cho rằng lãnh đạo đang nhận được cả ngàn đóa hoa. Họ nhận thức rõ công việc của mình là đoàn kết đội quân của họ quanh những giá trị chung và một tầm nhìn chung và trao quyền cho họ được tiến hành và lãnh đạo. Không chùn bước CEO của Goldman Sachs, Lloyd cũng gặp phải vấn đề tương tự khi được lựa chọn là người thay thế Henry Paulson. Trong hai năm, ông đã để lại dấu ấn khác biệt trong công ty, mở rộng dấu chân trên toàn cầu và phát triển những mối quan hệ rất chất lượng với mọi người từ những nhà lãnh đạo trong chính phủ trên toàn thế giới tới những nội gián trên Phố Wall. Blankfein, con trai của một công nhân bưu chính, luôn cố gắng bám trụ với nỗi lo canh cánh rằng thành công quá lớn của Goldman ngày hôm nay có thể dẫn tới những vấn đề lớn của ngày mai. Đó là cách ông nhận thức những dấu hiệu đầu tiên của cơn khủng hoảng, là động lực để ông có những chuyển đổi, đưa công ty ra khỏi vùng nguy hiểm trong khi các đối thủ cạnh tranh vẫn tiếp tục mở rộng mối rủi ro của họ. CEO của General Electric Jeff Immelt cũng gặp phải tình huống khó khăn không kém trong quá trình tiếp quản vị trí của “CEO của Thế kỷ” - Jack Welch. Immelt nói: “Tôi đã có một ngày bình yên trong cương vị CEO - ngày 10/9/ 2001, một ngày sau đó vụ khủng bố kinh hoàng đã xảy ra”. Vụ khủng bố tấn công ngày 11/9 đã gây ảnh hưởng tới hàng loạt các vụ kinh doanh và các công ty con của GE, tuy vậy không hề làm Immelt chùn chân. Sau này Immelt đã nói rằng lãnh đạo là một trong những cuộc hành trình tuyệt vời đi vào chính tâm hồn của bạn. Những vấn đề gai góc CEO của IBM, Sam Palmisano được bổ nhiệm thay thế nhà lãnh đạo mẫu mực Louis Gerstner, người đã cứu sống IBM trong suốt những năm 1990. Con người thực tế Palmisano không cố gắng cạnh tranh với Gerstner, mà ông quyết định chỉ là chính ông mà thôi. Ông đã chuyển đổi IBM thành một “mạng lưới toàn cầu hội nhập”, hướng những nhân tài của công ty tập trung vào giải quyết những vấn đề khách hàng khó khăn. Để hợp nhất những nhân viên với tầm nhìn mới này, Palmisano đã đưa toàn thể 350 nghìn nhân viên cùng tạo ra những giá trị cốt lõi của IBM - cống hiến cho thành công của khách hàng, cải tiến, và niềm tin. Những nỗ lực của Palmisano đã mang lại hiệu quả qua doanh thu và lợi nhuận của IBM đang ngày càng tăng và giá chứng khoán của công ty tăng vọt. CEO mới của Target, Greg Steinhafel, cũng đang tiếp quản vị trí từ một người tiền nhiệm cực kỳ thành công. Target trở thành nhà bán lẻ đầu tiên cạnh tranh trực tiếp với chuỗi cửa hàng bán lẻ Wal-Mart với giá chiết khấu cực kỳ hợp lý và những cửa hàng của hãng có mặt ở khắp mọi nơi. Được hỏi về điểm khác biệt giữa ông với CEO tiền nhiệm, Steinhafel đã trả lời một cách khiêm tốn: “Đó không phải là vì tôi. Mà tất cả đó là vì nhãn hiệu của sản phẩm”. CEO của Xerox - Anne Mulcahy từng dấn thân vào hoàn cảnh rất khó khăn khi người tiền nhiệm của bà đã bị buộc từ chức khi công ty phải đối mặt với nguy cơ phá sản. Với tổ chức của Xerox đang trong tình trạng hỗn loạn, Mulcahy đã tập hợp đội quân của bà quanh khẩu hiệu “Khôi phục lại Xerox trở thành một công ty hùng mạnh”. Bà đã phải chịu sức ép rất nặng nề từ phía các ngân hàng, các cổ đông và Uỷ ban Chứng khoán, Cựu CEO David Kearns đã hỏi bà rằng: “Cô có tin vào những lời nói dối về cô trên các phương tiện thông tin đại chúng không?”. Bà đã trả lời một cách bình tĩnh: “Không hề, David”. Ông nói tiếp: “Tốt. Vậy thì đừng tin khi thậm chí người ta nói bà chính là vị cứu tinh của Xerox”. Cho dù Xerox đã khôi phục hoàn toàn và đang lớn mạnh, nhưng Mulcahy không bao giờ đánh mất tính khiêm nhường của bà. Bài học từ những nhà lãnh đạo đích thực Dưới đây là những bài học mà tất cả chúng ta đều có thể học từ những nhà lãnh đạo đích thực để không đánh mất con đường chân chính đã lựa chọn: 1. Luôn khiêm nhường, và không bị “sa lầy” vào những bổng lộc công ty dành cho người lãnh đạo. Một trong những điều tốt đẹp nhất mà một CEO của Medtronic từng làm đó là xóa bỏ toàn bộ những bổng lộc dành cho nhà lãnh đạo. 2. Không đánh mất “cội nguồn, gốc gác” và luôn ghi nhớ quãng thời gian khó khăn nhất trong cuộc đời mình. Chúng ta học được rất nhiều từ những thất bại chứ không phải từ những thành công. Người sáng lập Starbucks - Howard Schultz vẫn đến thăm Khu nhà dành cho những người có thu nhập thấp Bayview để chỉ cho con gái ông thấy nơi ông đã lớn lên ở Brooklyn như thế nào. 3. Xây dựng một đội trợ giúp, bắt đầu từ chính người bạn đời, đối tác hay người thầy của mình. Trong suốt cuộc đời của rất nhiều CEO thành công, người bạn đời chính là một cố vấn, một người ủng hộ tích cực và trung thành nhất, đó cũng chính là những “tài sản” vô giá của CEO. 4. Tập trung vào những động lực thuộc về bản chất bên trong - những thứ mang lại cho bạn giá trị vĩnh cửu. Tiền bạc, sự nổi tiếng và quyền lực sẽ dần không mang lại cho nhà lãnh đạo sự thỏa mãn trong việc tạo ra sự khác biệt. 5. Sống một cuộc sống hòa nhập: Vẫn luôn là một con người cho dù là ở nhà hay trong công việc và trong cộng đồng. Như người sáng lập ra JetBlue Airways - David Neeleman đã nói khi ông “lui về” vị trí CEO: “Không bao giờ quên rằng gia đình chính là thứ quan trọng nhất”. 6. Từ lâu lãnh đạo đã không có nghĩa là khiến mọi người làm theo nhà lãnh đạo. Để thành công trong vai trò nhà lãnh đạo của thế kỷ 21, điều quan trọng là phải nhận ra rằng lãnh đạo có nghĩa là phục vụ mọi người trong đội và trao quyền cho đội tự lãnh đạo. Bill George Businessweek Mai Hương (dịch)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfke_nhiem_nha_lanh_dao_lon_7948.pdf