Đề tài Hy Lạp cổ đại

Bán đảo Hy Lạp đã nằm dưới sựcai trịcủa La Mã trong năm 146 TCN,

Macedonia trởthành một tỉnh của La Mã, trong khi phía Nam Hy Lạp nằm dưới

sựgiám sát của thái thú của Macedonia. Tuy nhiên, một sốthành bang Hy Lạp đã

cốgắng đểduy trì nền độc lập một phần và tránh thuế. Những hòn đảo ởAegea đã

được thêm vào vùng lãnh thổnày trong năm 133 TCN. Athens, và các thành phố

Hy Lạp khác nổi dậy trong năm 88 TCN, và bán đảo bịđè bẹp bởi tướng La Mã

Sulla. Các cuộc nội chiến La Mã tàn phá vùng đất này hơn nữa, cho đến khi

Augustus tổchức bán đảo thành tỉnh Achaea trong năm 27 trước Công nguyên

pdf30 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1606 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Hy Lạp cổ đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ến ngày nay là quận của Hy Lạp hiện đại, mặc dù có ranh giới hơi khác nhau. Vùng đất chính của Hy Lạp ở phía bắc, ngày nay gọi là Trung Hy Lạp, bao gồm Aetolia và Acarnania ở phía tây, Locris, Doris, và Phocis ở trung tâm, trong khi ở phía đông là Boeotia, Attica, và Megaris. Thessaly nằm phía đông bắc, trong khi Epirus nằm về phía tây bắc. Epirus kéo dài từ Vịnh Ambracia ở phía Nam đến vùng núi và sông Ceraunian Aoos ở phía bắc, và bao gồm Chaonia (phía Bắc), Molossia (trung tâm), và Thesprotia (phía nam). Ở góc phía đông bắc là Macedonia, [8] ban đầu bao gồm hạ Macedonia và khu vực của nó, chẳng hạn như Elimeia, Pieria, và Orestis. Khoảng thời gian của Alexandros I của Macedonia, các vị vua triều đại Argead của Macedonia bắt đầu mở rộng tới Thượng Macedonia, vùng đất nơi sinh sống của bộ lạc Macedonia độc lập như Lyncestae và Elmiotae, về phía Tây, vượt sông Axius, là Eordaia, Bottiaea, Mygdonia, và Almopia, nơi các bộ tộc Thracian định cư [9] [ ] Thuộc địa Bài chi tiết: Thuộc địa Hy Lạp và Magna Graecia Greek cities & colonies c. 550 BC. Trong thời kì cổ xưa, dân số Hy Lạp đã tăng vượt quá khả năng canh tác của đất vốn bị giới hạn (theo một ước tính, dân số của Hy Lạp cổ đại tăng thêm hơn mười lần trong khoảng thời gian từ 800 TCN đến 400 TCN, tăng từ dân số là 800.000 đến một số lượng dân số ước tính tổng số 10-13000000). [10] Từ khoảng năm 750 TCN người Hy Lạp bắt đầu 250 năm mở rộng, xây dựng các thuộc địa theo tất cả các hướng. Về phía đông, bờ biển Aegea của Tiểu Á được chiếm làm thuộc địa đầu tiên, tiếp theo là Cyprus và các bờ biển của Thrace, vùng biển Marmara và bờ biển phía nam Biển Đen. Cuối cùng thuộc địa của Hy Lạp đã đạt đến tận phía đông bắc là Ukraine và Nga ngày nay (Taganrog). Về phía tây bờ biển Illyria, Sicily và miền Nam Italia đã có người định cư, tiếp theo là miền Nam nước Pháp, Corsica, và thậm chí cả phía đông bắc Tây Ban Nha. Thuộc địa của Hy Lạp cũng đã được thành lập tại Ai Cập và Libya. Syracuse, Napoli, Marseille và Istanbul ngày nay đã có sự khởi đầu là thuộc địa của Hy Lạp như Syracusae (Συρακούσαι), Neapolis (Νεάπολις), Massalia (Μασσαλία) và Byzantion (Βυζάντιον). Các thuộc địa đã đóng một vai trò quan trọng trong sự truyền bá ảnh hưởng của Hy Lạp khắp châu Âu, và cũng hỗ trợ trong việc thành lập mạng lưới kinh doanh khoảng cách dài giữa các thành phố Hy Lạp, quốc gia, thúc đẩy nền kinh tế của Hy Lạp cổ đại. [ ] Chính trị và xã hội [ ] Chính trị Hy Lạp cổ đại bao gồm nhiều hơn hoặc ít hơn hàng trăm thành bang độc lập (polei). Đây là một tình huống không giống như hầu hết các xã hội đương thời khác, mà hoặc một bộ tộc, hay một vương quốc cai trị một vùng lãnh thổ tương đối lớn. Chắc chắn vị trí địa lý của Hy Lạp-chia cắt và phân chia bởi những ngọn đồi, núi và con sông- góp phần vào tính rời rạc của Hy Lạp cổ đại. Một mặt, người Hy Lạp cổ đại đã không có nghi ngờ rằng họ là "một dân tộc, họ có cùng tôn giáo, văn hóa cơ bản giống nhau, và cùng một ngôn ngữ. Hơn nữa, người Hy Lạp đã rất ý thức về nguồn gốc bộ lạc của họ, Herodotus đã có thể để phân loại rộng rãi các thành bang theo bộ lạc. Tuy nhiên, mặc dù những mối quan hệ cao hơn này tồn tại, chúng dường như hiếm khi có một vai trò quan trọng trong chính trị Hy Lạp. Sự độc lập của những poleis được bảo vệ rất mãnh liệt, thống nhất đất nước là một cái gì đó hiếm khi có trong dự tính của người Hy Lạp cổ đại. Ngay cả khi, trong cuộc xâm lược Hy Lạp lần thứ hai của người Ba Tư, một nhóm các thành bang đã tự mình liên minh để bảo vệ Hy Lạp, phần lớn các polei vẫn trung lập, và sau khi đánh bại Ba Tư, các đồng minh nhanh chóng quay ra tranh giành.[11] Như vậy, đặc thù chính của hệ thống chính trị Hy Lạp cổ đại; trước hết, là tính chất rời rạc của nó, và thứ hai là sự tập trung đặc biệt vào các trung tâm thành thị trong số các quốc gia nhỏ bé khác. Các đặc thù của hệ thống Hy Lạp tiếp tục chứng minh bằng các thuộc địa mà họ thiết lập trên khắp vùng biển Địa Trung Hải, mặc dù chúng có thể coi như một Polis Hy Lạp nhất định như thành bang 'mẹ' của chúng(và vẫn có cảm tình với nó), chúng đã là một thành bang hoàn toàn độc lập. Chắc chắn những Poleis nhỏ hơn có thể bị thống trị bởi các nước láng giềng lớn hơn, nhưng cuộc chinh phục hoặc sự cai trị trực tiếp của một thành bang khác xuất hiện khá hiếm. Thay vào đó, một hóm poleis lập thành một liên minh. Sau đó trong thời kỳ cổ điển, các liên minh sẽ trở nên ít hơn và lớn hơn, được thống trị bởi một thành phố (đặc biệt là Athen, Sparta và Thebes), và thường các poleis sẽ bị ép buộc phải tham gia do bị đe dọa chiến tranh (hoặc như là một phần của một hiệp ước hòa bình). Ngay cả sau khi Philippos II của Macedonia 'chinh phục' phần trung tâm của Hy Lạp cổ đại, ông đã không cố gắng để xáp nhập vùng lãnh thổ ấy, hoặc thống nhất thành một tỉnh mới, nhưng chỉ đơn giản là bắt buộc các poleis tham gia Liên minh Corinth của riêng mình. [ ] Chính quyền và luật pháp Ban đầu nhiều thành bang Hy Lạp dường như đã là các vương quốc nhỏ, thường có một quan chức thành phố thực hiện một số chức năng, nghi lễ của vua (basileos), ví dụ như basileos Archon tại Athens [21] Tuy nhiên, vào thời kỳ cổ xưa và những sự hiểu biết lịch sử đầu tiên, hầu hết đã chuyển thành chế độ một nhóm quý tộc đầu sỏ. Vẫn chưa rõ chính xác làm thế nào sự thay đổi này xảy ra. [ ] Xã hội Những nét đặc trưng của xã hội Hy Lạp cổ đại là sự chia phân chia giữa người tự do và nô lệ, vai trò khác nhau giữa nam giới và nữ giới, sự ít phân biệt địa vị xã hôi dựa trên gốc gác ra đời, và sự quan trọng của tôn giáo. Lối sống của người Athena là phổ biến trong thế giới Hy Lạp so với chế độ đặc biệt của Sparta. [ ] Cấu trúc xã hội Chỉ có những người tự do mới có quyền làm cư dân thành phố và được bảo vệ đầy đủ bởi luật pháp trong một thành-bang. Trong hầu hết các thành bang, không giống như La Mã, sự nổi trội trong xã hội không cho phép những quyền lợi đặc biệt. Chẳng hạn, sinh ra trong một gia đình nào đó không có nghĩa là có những đặc quyền. Vài gia đình kiểm soát chức năng tôn giáo cộng đồng, nhưng nói chung điều này không có nghĩa là có quyền lực nào đó trong chính quyền. Tại Athena, dân chúng được chia thành bốn tầng lớp dựa theo sự giầu có. Người ta có thể thay đổi tầng lớp của mình nếu có nhiều tiền hơn. Tại Sparta, tất cả các nam công dân của thành phố đều được xác định là "bình đẳng" nếu họ kết thúc việc học hành của họ. Tuy vậy, các vua người Sparta lãnh đạo tôn giáo và quân đội của thành bang thường đến từ hai gia đình khác nhau. Nô lệ không có quyền lực và địa vị. Họ có quyền có gia đình và tài sản riêng, tuy nhiên không có quyền chính trị. Năm 600 TCN chế độ chiếm hữu nô lệ đã trải rộng khắp Hy Lạp. Đến thế kỷ thứ 5 TCN, nô lệ chiếm đến một phần ba số dân ở một số thành bang. Nô lệ bên ngoài Sparta hầu như không bao giờ nổi dậy bởi vì họ thuộc nhiều quốc tịch khác nhau và tản mát khó có thể tổ chức lại với nhau. Hầu hết các gia đình đều sở hữu nô lệ làm người giúp việc nhà và lao động tay chân, ngay cả những gia đình nghèo cũng có thể có một hay hai nô lệ. Những người sở hữu không bao giờ được phép đánh đập hay giết hại nô lệ. Những người sử hữu thường hứa sẽ trả tự do cho những nô lệ trong tương lai để họ làm việc chăm chỉ hơn. Không như ở La Mã, những người nô lệ được trả tự do không thể trở thành những công dân thành phố. Thay vào đó, họ gia nhập vào thành phần các metic, bao gồm những người từ nước ngoài hay những thành bang khác được cho phép sinh sống trong thành bang này. Những thành bang cũng được pháp luật cho phép sở hữu nô lệ. Những nô lệ cộng đồng này có sự độc lập lớn hơn so với những nô lệ do các gia đình sở hữu, tự kiếm sống và làm những công việc chuyên môn. Trong Athena, những nô lệ cộng đồng được đào tạo để theo dõi việc làm ra tiền giả, trong khi những nô lệ tại các đền thờ thì làm việc như những kẻ phục dịch của vị thần trong đền. Sparta có một dạng nô lệ đặc biệt gọi là helot. Helot là những tù nhân của cuộc chiến Hy Lạp do các thành bang sở hữu và đưa vào các gia đình. Helot chuyên đi kiếm thực phẩm và làm những công việc vặt nội trợ cho các gia đình, cho phép phụ nữ có thể tập trung nuôi dạy con cái tốt hơn và nam giới có thời gian để huấn luyện thành lính hoplite. Những ông chủ của họ thường xuyên đối xử rất khắc nghiệt với họ nên rất hay có những cuộc nổi dậy. [ ] Lối sống Một nô lệ Hy Lạp. Hiện vật bảo tàng Louvre Trong suốt một thời gian dài, lối sống trong các thành-bang Hy Lạp gần như không thay đổi đáng kể. Người Hy Lạp tại các thành phố thường ở trong những khu nhà với những căn hộ thấp hoặc những ngôi nhà dành cho một gia đình, tuỳ theo thu nhập. Nhà ở, chung cư, và đền đài thường nằm quanh các agora (chợ). Công dân cũng sống trong các làng nhỏ và các nông trại nằm trong vùng nông thôn của thành bang. Tại Athena, nhiều người sống bên ngoài hơn là bên trong cổng thành. Một hộ gia đình Hy Lạp tương đối đơn giản, thường có phòng ngủ, phòng chứa đồ đạc, và bếp được bố trí ở sân nhỏ bên trong nhà. Mỗi hộ thường có cha mẹ và con cái, tuy nhiên thường không có họ hàng sống chung. Đàn ông trong nhà có trách nhiệm đi làm nuôi sống gia đình hoặc đầu tư vào đất đai và buôn bán. Đàn bà có nhiệm vụ quản lý chi tiêu trong nhà và nô lệ, lấy nước từ các vòi nước công cộng mang về nhà, nấu nướng, chăm sóc con cái. Đàn ông có phòng riêng để tiếp khách vì khách nam giới không được phép vào trong phòng phụ nữ và trẻ em. Những người đàn ông giàu có đôi khi có thể mời bạn bè đến dự symposium (tiệc uống). Người ta lấy ánh sáng từ những ngọn đèn dùng dầu olive, và sưởi bằng các lò than củi. Đồ đạc trong nhà ít và đơn sơ, thường gồm ghế, bàn, và giường bằng gỗ. Thực phẩm Hy Lạp cổ đại cũng hết sức đơn giản. Người nghèo thường ăn cháo lúa mạch bỏ thêm hành, rau và phô mai hay dầu ôliu. Chỉ có ít người được ăn thịt thường xuyên, ngoại trừ khi được phân phối miễn phí từ các buổi hiến tế động vật tại các lễ hội của thành bang. Các lò nướng bánh bán bánh mì nóng hằng ngày, còn các tiệm nhỏ hơn thì có bán đồ ăn nhanh. Rượu pha thêm nước là thức uống được ưa chuộng. Trang phục người Hy Lạp ít thay đổi theo thời gian. Cả đàn ông và phụ nữ đều mặc trang phục quấn đơn giản. Trang phục thường có các hoạ tiết nhiều màu và có thắt dây nịt. Người Hy Lạp mặc áo choàng và đội mũ khi trời lạnh, và khi trời ấm thường mang dép thay cho giầy da. Phụ nữ dùng đồ trang sức và mỹ phẩm - đặc biệt là chì bột, để tạo ra nước da sáng. Đàn ông thường để râu đến khi Alexander đại đế đưa ra mốt cạo râu. Thuốc men tại Hy Lạp cổ đại khá hạn chế. Hippocrates đã tách biệt mê tín với việc chữa trị bằng thuốc vào thế kỷ thứ 5 TCN. Các vị thảo dược được dùng để giảm đau, và thầy thuốc có thể thực hiện một số phẫu thuật đơn giản. Tuy thế họ vẫn chưa chữa được các bệnh truyền nhiễm, do đó những người khoẻ mạnh vẫn có thể tử vong bất kỳ lúc nào khi mắc bệnh. Để có sức khoẻ và sẵn sàng cho nghĩa vụ quân sự, đàn ông phải thường xuyên luyện tập. Hầu như mỗi thành-bang đều có ít nhất một gymnasium, bao gồm một khu nhà để tập luyện nhiều môn, đường chạy, bể bơi, phòng thuyết trình và khuôn viên, và chỉ mở cửa cho đàn ông vào. Các lễ hội thành bang thường có nhiều trò giải trí. Thần linh thường được cúng tế trong các cuộc đua tài trong âm nhạc, ca kịch và văn thơ. Người Athena hay ba hoa rằng thành phố của họ tổ chức lễ hội gần như mỗi ngày. Các lễ hội toàn Hy Lạp lớn được tổ chức tại Olympia, Delphi, Nemea và Isthmia. Các vận động viên và nhạc sĩ thắng trong các cuộc tranh tài này thường trở nên giàu có và nổi tiếng. Cuộc tranh tài phổ thông và cũng là tốn kém nhất là môn đua xe ngựa. [ ] Giáo dục Trong phần lớn lịch sử Hy Lạp, giáo dục là tư thục, ngoại trừ ở Sparta. Trong suốt thời kỳ Hy Lạp hoá, một số thành-bang mở các trường công. Chỉ có các gia đình khá giả mới mời được thầy về nhà. Con trai được học đọc, viết và trích giảng văn học. Họ cũng được học hát và chơi một thứ nhạc cụ cũng như được huấn luyện để trở thành vận động viên và phục vụ quân đội. Họ học không phải để có việc làm mà để trở thành một công dân hữu ích. Con gái cũng học đọc, học viết và số học để có thể quản lý được gia đình. Họ gần như không bao giờ được học tiếp sau thời niên thiếu. Một số ít nam thanh niên tiếp tục học sau thời niên thiếu. Khi còn là thiếu niên thì họ học triết học với chức năng là môn học hướng dẫn cách sống, và thuật hùng biện để có thể nói năng thuyết phục người khác khi ở trong nghị trường. Vào thời kỳ Cổ điển, việc đào tạo như thế này là cần thiết cho một thanh niên có tham vọng. Một phần quan trọng trong giáo dục một thiếu niên khá giả là quan hệ yêu đương thầy trò với một người lớn tuổi. Người thiếu niên học bằng cách quan sát thầy mình thuyết trình về chính trị ở trong chợ (agora), đồng thời giúp thầy tiến hành những nghĩa vụ cộng đồng, tập luyện thể thao (gymnasium) và tham dự tiệc tùng (symposium) với thầy. Những sinh viên có khả năng có thể tiếp tục việc học tại các trường trung học (collegium), rồi đến học đại học (universitas) ở một thành phố lớn. Những trường đại học này do các giáo sư nổi tiếng tổ chức. Một trong số những trường đại học lớn nhất của Athena là Lyceum và Akademeia.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflich_su_48__9604.pdf
Tài liệu liên quan