6. Em có tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường ở trường học và ở địa phương nếu có điều kiện không ?
A. Thường xuyên □ B. Thỉnh thoảng □ C. Không bao giờ □
7. Em xem việc tuyên truyền bảo vệ môi trường cho người khác như thế nào?
A. Rất quan trọng □ B. Không cần thiết □ C. Không nên làm
28 trang |
Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1475 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Hướng dẫn học sinh tìm hiểu và viết báo cáo về vấn đề ô nhiễm môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hần sự phát triển hưng thịnh của đất nước trong tương lai. Hy vọng với những chủ trương, chính sách đúng đắn đó sẽ đưa đất nước ta ngày một giàu mạnh và văn minh hơn.”
Trang tiếp theo: Kết luận chung (HS trình bày ý nghĩa của việc BVMT)
Ví dụ: trích từ Nhóm 3- lớp 11A3.
“ MT có tầm quan trọng đối sự sống và phát triển của con người. BVMT không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan, ban ngành hay một tổ chức nào, mà còn là trách nhiệm của mỗi người dân. BVMT phải xuất phát từ hành động cụ thể, việc làm thiết thực.
Đối với chúng em đang ở lứa tuổi cắp sách tới trường, được tiếp thu các kiến thức khoa học và có những hiểu biết về tự nhiên và xã hội nhất định, được sống trong MT trong lành nhưng không vì thế mà không quan tâm đến MT. Có thể ở hiện tại MT không bị ÔN nhưng không có nghĩa là trong tương lai nó không bị ÔN. Vì vậy việc gìn giữ và BVMT bằng các hành động cụ thể là đang góp phần cho tương lai tốt đẹp hơn”.
Trang tiếp theo: Ý kiến của từng cá nhân trong nhóm (Các thành viên của nhóm trình bày những suy nghĩ, ý kiến của mình, mỗi ý kiến sẽ mang thông điệp nhắn gửi tới mọi người về MT).
Ví dụ: trích từ Nhóm 1- lớp 11A3.
“
Ngọc Cường: Nói vấn đề ÔNMT có thể xa xôi nhưng nó đã hiện diện ngay trước mắt của em. Nhà em đang phải sống chung với mùi hôi thối bốc lên từ xưởng chế biến tinh bột mì của nhà hàng xóm. Mỗi ngày đặc biệt là khi trời mưa, thì mùi hôi đó bốc lên càng nồng nặc, đã gây ra không ít phiền toái cho gia đình em. Thiết nghĩ nếu mỗi người dân có ý thức hơn trong vấn đề BVMT thì cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn. BVMT phải có sự chung tay của cả cộng đồng, tất cả phải thực hiện từ việc nhỏ nhất.
Qua việc tham gia cùng các bạn tìm hiểu và viết chuyên đề này đã giúp em hiểu và biết được nhiều điều về những việc mình nên làm, phải làm và không nên làm, để góp phần nhỏ vào việc BVMT, đó là sử dụng tiết kiệm, hợp lí các vật dụng phục vụ học tập như sách vở, bút…sử dụng tiết kiệm điện, nước và tích cực tham gia vào các phong trào BVMT trong gia đình, ở trường học cũng như ở địa phương.
Doãn Tân: Chúng ta đang sống trong một thế giới mà vấn đề MT đang rất được quan tâm. Nếu MT bị ÔN sẽ gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng, ảnh hưởng tới cuộc sống của mỗi chúng ta. Vì vậy việc BVMT là điều tất yếu phải làm, phải bằng các hành động cụ thể để góp phần BVMT. Em thiết nghĩ nhà trường nên tổ chức các hoạt động ngoại khóa tìm hiểu và tổ chức các hoạt động dọn vệ sinh nơi công cộng để giáo dục về MT thật hiểu quả hơn.
Hầu hết các bạn HS đều có ý thức rất tốt nhưng bên cạnh đó cũng có một số bạn HS chưa có thức tốt trong việc BVMT, vẫn còn thờ ơ với những việc mình làm như: thường xuyên vứt rác bừa bãi, không có ý thức bảo vệ cây xanh…đó là các hành động chưa tốt cần phải thay đổi để có những công dân biết quý trọng và nâng niu bà mẹ MT ”
1.2. Đối với học sinh
- Thảo luận và bầu nhóm trưởng của nhóm mình.
- Phân chia công việc cụ thể trong từng thành viên.
-Tổ chức thảo luận các nội dung trong báo cáo.
- Hoàn thành báo cáo.
- Nộp báo cáo.
2. Khả năng áp dụng
Để phù hợp với sự nhận thức và cân đối với thời gian học tập của các em HS, tôi đã chọn khối 11 thực hiện tìm hiểu và viết chuyên đề báo cáo về vấn đề ÔNMT.
Để kiểm nghiệm tính đúng đắn khoa học, tính khả thi của những biện pháp đang nghiên cứu và trình bày trong sáng kiến, tôi đã tiến hành khảo sát và lấy ý kiến của toàn khối 11 năm học 2012-2013, thực nghiệm đối với các khối lớp 11 (11A4, 11A5, 11A6) năm học 2011- 2012 và (11A2, 11A3) năm học 2012-2013 do tôi trực tiếp giảng dạy.
Việc áp dụng cho đối tượng HS phải phù hợp với điều kiện cụ thể của từng trường, phù hợp với thời gian của HS, không làm ảnh hưởng đến việc học cũng như các hoạt động trong nhà trường mà các em tham gia. Đối với sáng kiến kinh nghiệm này, theo tôi có thể áp dụng cho tất cả các khối lớp, trong đơn vị trường THPT.
3. Lợi ích về kinh tế xã hội
Trong quá trình áp dụng đối với HS ở khối 11 hai năm qua. Qua việc cho HS tìm hiểu về vấn đề ÔNMT, tôi thấy đã có sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức và hành động của các em về MT, cụ thể như sau:
Thứ nhất: HS đã có sự chuyển biến trong ý thức BVMT bắt đầu từ nhận thức, các em đã biết về vấn đề ÔNMT, các nguyên nhân trực tiếp, cũng như gián tiếp gây ÔNMT trong cuộc sống hằng ngày.
Từ việc nhận thức được nguyên nhân gây nên hiện tượng ÔNMT, đã làm thay đổi bản thân các em rõ rệt, các em đã tham gia các hoạt động góp phần vào BVMT, không xâm hại đến MT. Có những việc làm cụ thể, thể hiện sự quan tâm đến MT như tích cực tham gia các hoạt động về BVMT ở địa phương như: trồng cây, làm vệ sinh ở các khu vực công cộng một cách tự giác. Các em đã có ý thức hơn trong việc sử dụng các dụng cụ đồ dùng phục vụ học tập, không vứt rác bừa bãi, biết tiết kiệm điện năng...
Dẫn chứng qua việc khảo sát mức độ quan tâm của học sinh đối với vấn đề ÔNMT: Phụ lục 8 và phụ lục 9.
Thứ hai: Trong quá trình hướng dẫn và quan sát HS tiến hành làm báo cáo, chấm các bài viết của các em, tôi thấy tinh thần trách nhiệm đối với công việc được giao rất cao, các cá nhân đã biết phân công nhiệm vụ, chia sẻ, thảo luận và thống nhất ý kiến, tạo nên một hoạt động lôi cuốn và bổ ích. Tuy bài viết của các em chưa thật sự sâu sắc, nhưng các em cũng đã dám khẳng định được suy nghĩ, quan điểm và chính kiến về những vấn đề MT còn tồn tại trong cuộc sống hằng ngày. Đó là một sự thành công lớn trong việc giáo dục ý thức BVMT.
Từ những chuyển biến đó, tôi cũng nhận thấy rằng cần phải giáo dục về MT cho mọi người dân, đặc biệt là các em HS, ngay từ khi còn trên ghế nhà trường, để sau này hình thành nên con người biết quý trọng MT, sống có trách nhiệm với MT.
Thứ ba: Việc các em tham gia viết báo cáo, đã giúp các em vận dụng những hiểu biết từ các môn học như sinh học, địa lí, hóa học, tin học...vào thực tế, qua đó rèn luyện kĩ năng thực hành, vận dụng các kiến thức vào cuộc sống, giúp các em thấy được các kiến thức đó có liên quan đến thực tế, giúp bổ trợ cho việc học trên lớp, trên trường và hơn hết tạo sự đam mê đối với các môn học nói riêng và tình yêu đối với khoa học nói chung.
Qua việc đọc và nhận xét về các bài viết của HS mà tôi đã nhận ra được khá nhiều điều trong quá trình giảng dạy về kiến thức, đạo đức và lối sống cho các em. Về bản thân tôi là một GV dạy Hóa học, cần phải trau dồi kiến thức, tích cực tìm hiểu thông tin về MT, để đưa ra các phương pháp dạy học Hóa học hay, dạy Hóa không chỉ có các kiến thức trong sách giáo khoa mà phải vận dụng, lồng gép các vấn đề về MT một cách linh hoạt và có thật nhiều ví dụ thực tế sinh động về MT, phải liên hệ đến các vấn đề của Hóa học đối với thực tế cuộc sống, phân tích đưa ra các định hướng trong việc hình thành nhân cách, lối sống thân thiện với MT nói riêng và các vấn đề trong xã hội nói chung.
C. KẾT LUẬN
Để có thể áp dụng được thành công sáng kiến kinh nghiệm này, cần có sự đồng tình ủng hộ của các GV giảng dạy, của lãnh đạo nhà trường và sự tạo điều kiện về mặt thời gian, về tinh thần và vật chất của các quý vị phụ huynh HS. Với HS cần có những kiến thức cơ bản về MT, cần có hiểu biết về kiến thức khoa học nhất định, có sự hiểu biết về địa bàn sinh sống và điều quan trọng là cần có sự hứng thú và sự nhiệt tình.
Với sự quan tâm và đầu tư đúng mức của GV và HS thì không những việc giáo dục về MT có kết quả tốt, mà sẽ là một trong những hạt mầm cho việc HS tham gia vào quá trình nghiên cứu khoa học như nội dung kế hoạch của Sở giáo dục đang triển khai. Để làm được điều này cần phải có sự phối hợp giữa các GV trong một nhóm, trong một tổ hoặc trong cả Hội đồng nhà trường.
Từ những định hướng trên và kết quả đạt được tôi xin có một số đề xuất kiến nghị sau:
- Đối với GV: Cần tích hợp việc giáo dục MT vào các bài dạy phù hợp, một cách thường xuyên có tính hệ thống, nên khuyến khích HS tham gia phát biểu xây dựng bài, nói lên những suy nghĩ của các em trong việc BVMT trong các bài học có liên quan nhiều hơn nữa. Bản thân GV cũng phải có các hành động thực tế, cụ thể thể hiện sự quan tâm, có trách nhiệm đối với các vấn đề về MT.
- Đối với các cấp quản lý giáo dục:
+ Với sáng kiến kinh nghiệm này nếu được sự quan tâm đúng mức của GV, của lãnh đạo nhà trường tạo điều kiện để các em tham gia tìm hiểu và trình bày các vấn đề đó thì hoạt động BVMT sẽ trở thành một hoạt động bổ ích trong nhà trường, tạo rất nhiều hứng thú đối với các em HS và trở thành một hoạt động thường xuyên có tính thực tế và tính giáo dục cao. Do vậy cần tổ chức cho các khối lớp cùng tham gia tìm hiểu, tổ chức cho các em thi về các vấn đề MT thông qua các hoạt động ngoại khóa do nhà trường tổ chức.
+ Cần tổ chức hội thảo chuyên đề bàn về giáo dục MT ở trường THPT, góp phần nâng cao chất lượng dạy học về MT .
+ Ngành giáo dục cần ưu tiên đầu tư, hỗ trợ kinh phí cho các trường THPT xây dựng phòng học bộ môn, Thư viện đạt chuẩn để đảm bảo nguồn tư liệu về MT, phương tiện và điều kiện dạy học tốt nhất cho HS và GV.
+ Cần tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, về kinh phí, về phương tiện...để GV có thể tiến hành tổ chức các hoạt động ngoại khóa về MT.
+ Cần phát động hoạt động chung tay làm sạch, BVMT nhân ngày MT thế giới hàng năm.
Tài liệu tham khảo
1.
2. ách_khoa_toàn_thư
3. Sách: Ô nhiễm không khí và xử lí khí thải – GS.TS Trần Ngọc Chấn –Đại học xây dựng.
4. Sách: Xử lí nước thải bằng phương pháp sinh học – PGS.TS Nguyễn Văn Phước- Đại học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh.
5. Sách: Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 10, 11,12 – Nhà xuất bản giáo dục.
Phụ lục
Phụ lục 1: Phiếu điều tra
Phiếu điều tra về sự quan tâm đến vấn đề môi trường.
Họ và tên: ……………………….. Lớp: ………
(Có thể để trống)
(Hãy dánh dấu chéo vào câu trả lời em chọn)
1. Em có quan tâm đến môi trường không?
A. Rất quan tâm □ B. Quan tâm hạn chế □ C. Không quan tâm □
2. Em có được giáo dục về môi trường ở trong trường THPT không?
A. Thường xuyên □ B. Thỉnh thoảng □ C. Không có □
3. Em có tìm hiểu về môi trường từ các phương tiện truyền thông không ?
A. Thường xuyên □ B. Thỉnh thoảng □ C. Không bao giờ □
4. Em biết đến các vấn đề về môi trường từ đâu?
A. Phương tiện truyền thông □ B. Trường học. □ C. Gia đình và địa phương □
5. Em có biết các biện pháp để bảo vệ môi trường không?
A. Biết rất rõ □ B. Chỉ một ít □ C. Không biết. □
6. Em có tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường ở trường học và ở địa phương nếu có điều kiện không ?
A. Thường xuyên □ B. Thỉnh thoảng □ C. Không bao giờ □
7. Em xem việc tuyên truyền bảo vệ môi trường cho người khác như thế nào?
A. Rất quan trọng □ B. Không cần thiết □ C. Không nên làm □
Phụ lục 2: Chai lọ vứt không đúng nơi quy định.
Phụ lục 3: Nước thải của xưởng gỗ.
Phụ lục 4: Nước thải từ xưởng sản xuất tinh bột mì.
Phụ lục 5: Rác trên các dòng kênh, dòng sông.
Phụ lục 6: Khói thải ra từ xưởng gỗ.
Phụ lục 7: Đốt túi nilon
Phụ lục 8: Kết quả thống kê về mức độ quan tâm của học sinh đến vấn đề MT trước khi thực hiện chuyên đề (khảo sát trong toàn khối 11- năm học 2012-2103).
Số học sinh được khảo sát
Mức độ
Rất quan tâm
Quan tâm hạn chế
Không quan tâm
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
420
151
35,95
210
50,00
59
14,06
Phụ lục 9: Kết quả thống kê về mức độ quan tâm của học sinh đến vấn đề MT sau khi thực hiện chuyên đề (khảo sát trong 2 lớp, khối 11- năm học 2012-2013 được thực hiện chuyên đề).
Số học sinh được khảo sát
Mức độ
Rất quan tâm
Quan tâm hạn chế
Không quan tâm
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
94
86
91,49
8
8,51
0
0,00
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- skien_kinh_nghiem_8368.doc